Có lẽ vì mối quan hệ ấm cúng của Viettel với đảng cộng sản cầm quyền, vốn luôn kiểm soát chặt chẽ công dân lẫn truyền thông cũng như Trung Quốc, mà Viettel đã trở nên e ngại về "cửa hậu" – backdoors và các vấn đề bảo mật khác của các mạng 5G mới nếu nghi Huawei có liên kết với chính quyền Trung Quốc.
Gian hàng Viettel trong một cuộc triển lãm - Ảnh minh họa
Viettel, nhà khai thác di động lớn nhất tại Việt Nam, đã vạch ra tham vọng 5G táo bạo, đi xa hơn nhiều so với việc triển khai mạng và dịch vụ tốc độ cao cho thuê bao của mình.
Nhà mạng này đang phát triển công nghệ 5G riêng, với mục tiêu phát triển 80% công nghệ tại Việt Nam vào năm 2020. Truyền thông địa phương cho biết Viettel đã đầu tư hàng triệu đô la để phát triển vi mạch và thiết bị 5G.
Trong khi công ty quân đội với 40% thị phần thuê bao, đã đi trước với các đối thủ cạnh tranh 5G nội địa một bước, chắc chắn Viettel thiếu chuyên môn và quy mô để chuyển thành công về dịch vụ di động sang sản xuất linh kiện hoặc thiết bị.
Ngoài Việt Nam, Viettel hiện đang điều hành mạng di động ở Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Haiti, Peru, Burundi, Cameroon, Mozambique và Tanzania.
Tập đoàn Viettel cũng có một đơn vị giải pháp kinh doanh, được thành lập vào tháng 10 năm 2018 để triển khai các dự án CNTT cho khu vực công và tư nhân, và thành lập một công ty con về an ninh mạng vào đầu năm nay.
Đầu tư lớn
Marc Einstein, giám đốc phân tích thuộc công ty nghiên cứu ITR có trụ sở tại Nhật Bản, nói với Mobile World Live rằng, thực tế sẽ phải mất hàng tỷ đô la để tự làm ra được được vi mạch.
Ông nói rằng Tập đoàn Viettel không có khả năng R & D ( Nghiên cứu và Phát triển) để làm mọi thứ từ đầu đến cuối, vì vậy nỗ lực như vậy sẽ cần phải liên quan đến một số loại liên doanh hoặc mua lại tại một lúc nào đó.
"Tôi không biết việc họ nộp bằng sáng chế, hay những gì tương tự như vậy. Họ có thể nhìn thấy cơ hội tại các thị trường mới nổi còn đang do dự về nhà cung cấp Trung Quốc, như Ấn Độ và các nước khác, vì họ muốn có thiết bị giá rẻ cho các cơ sở ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin. Nhưng không có xương sống R & D ( Nghiên cứu và Phát triển) đó, tôi không chắc điều này sẽ khả thi ra sao". Marc Einstein lý giải.
Tuy nhiên, Einstein nhớ lại khi Viettel lần đầu tiên xuất hiện Việt Nam, họ đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp internet số một và sau đó được vươn ra khắp thế giới : "họ nổi tiếng là hung hăng và có một chút ma mãnh, vì vậy sẽ rất thú vị để quan sát".
Bắt đầu thử nghiệm
Cùng với Ericsson, nhà mạng Viettel gần đây đã trình thử nghiệm nối 5G đầu tiên tại Việt Nam. Họ đã nhận được giấy phép dùng thử vào tháng 1 để sử dụng các băng tần 3,8GHz và 28GHz thử nghiệm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel có kế hoạch cài đặt 70 trạm phát sóng 5G vào cuối tháng 6 tại hai thành phố này và đã đầu tư khoảng 40 triệu đô la vào 5G.
Đối thr MobiFone, cũng đã có giấy phép thử nghiệm mạng 5G, và chọn Samsung làm nhà cung cấp thiết bị của mình, trong khi Vinaphone, vẫn chưa nhận được giấy phép thử nghiệm được cho là đã hợp tác với Nokia.
Không có hãng nào sử dụng các nhà cung cấp thiết bị 5G Trung Quốc mặc dù họ đã phát triển chân toàn cầu ngày càng nhiều và với giá cả hấp dẫn.
Einstein cho rằng thật thú vị khi Viettel trước đây là khách hàng lớn của Huawei
Có lẽ vì mối quan hệ ấm cúng của Viettel với đảng cộng sản cầm quyền, vốn luôn kiểm soát chặt chẽ công dân lẫn truyền thông cũng như Trung Quốc, mà Viettel đã trở nên e ngại về "cửa hậu" – backdoors và các vấn đề bảo mật khác của các mạng 5G mới nếu nghi Huawei có liên kết với chính quyền Trung Quốc.
Joseph Waring
Nguyên tác : Can Viettel develop its own 5G tech ?, Mobileworldlive, 27/05/2019
****************
Thủ tướng Việt Nam coi Huawei là ‘hình mẫu’ để Viettel noi theo (Người Việt, 01/06/2019)
Mặc dù Huawei đang "thấm đòn" vì các hãng công nghệ lớn của Mỹ ngừng hợp tác, nhưng thủ tướng Việt Nam vẫn coi Huawei là một "hình mẫu".
Viettel ra đời tại Việt Nam sau Vinaphone, MobiFone nhưng được chính phủ kỳ vọng vì là công ty thuộc quân đội. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Hôm 1/6/2019, tại buổi lễ trao Huân chương Độc lập hạng nhất cho Tập đoàn Viettel, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Viettel cần vươn lên sánh vai với các tập đoàn Huawei, Ericsson, Google và Facebook, thậm chí cả Samsung".
Huân chương Độc lập là danh hiệu do nhà nước cộng sản Việt Nam trao tặng cho cá nhân hoặc tập thể "có thành tích đặc biệt xuất sắc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác".
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc tại sự kiện nêu trên : "Viettel cần nhanh chóng triển khai công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ sở phát triển công nghiệp cách mạng lần thứ 4, tích cực tham gia sáng tạo, thiết kế tại Việt Nam. Hướng tới Việt Nam làm chủ công nghệ. Viettel phải là tổ chức kiểu mẫu, nguồn cảm hứng cho cuộc cách mạng về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước".
Phát ngôn của ông Phúc được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn Huawei của Trung Quốc đang xất bất xang bang vì lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ cũng như việc bị các hãng công nghệ Microsoft, Google quyết định ngừng hợp tác. Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ cộng sản Việt Nam vẫn tự hào một Huawei của Trung Quốc như một "hình mẫu" để Viettel noi theo.
Nhà báo Nguyễn Đức của báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh bình luận trên một diễn đàn : "Thủ tướng có lộn không ? Tập đoàn có logo hình nải chuối Huawei sắp tan thành bọt rồi thưa thủ tướng".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự một buổi lễ của Viettel. (Hình : Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Hôm 25 tháng Năm, Viettel công bố rằng họ đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng mạng 5G tại Hà Nội với tốc độ 600 đến 700Mbps (megabites/giây) "ngang ngửa tốc độ mạng 5G của Verizon ở Hoa Kỳ".
Đáng lưu ý, trong lúc công luận chưa thôi nghi ngờ thì tập đoàn Huawei được Bộ Thông tin và truyền thông dọn đường thầu mạng 5G ở Việt Nam, Viettel tuyên bố là họ "sẽ tự phát triển các công nghệ cốt lõi cho mạng 5G, trong đó bao gồm cả chip và thiết bị".
Hồi đầu tháng Năm, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp viết trên trang Nghiên Cứu Quốc Tế : "Việt Nam đang nỗ lực phát triển quan hệ an ninh và quốc phòng với Hoa Kỳ, việc quan tâm tới các cảnh báo của Mỹ về rủi ro bảo mật phát sinh từ công nghệ 5G của Huawei sẽ gửi một thông điệp tích cực tới Washington về sự gần gũi lợi ích an ninh giữa hai nước, qua đó củng cố niềm tin lẫn nhau. Sự tin tưởng ngày càng tăng như vậy sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh trong tương lai với Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo".
"Tuy nhiên, về lâu dài, nếu các công ty Việt Nam không thực hiện được kế hoạch của mình, chi phí triển khai mạng 5G cao hơn do phụ thuộc vào thiết bị đắt tiền từ các nhà cung cấp không phải của Trung Quốc có thể khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình, có lẽ bằng cách cho phép Huawei được cung cấp các thiết bị không thuộc phần lõi", ông Hiệp đưa ra dự báo. (T.K.)