Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi quan hệ Trung-Việt ngày càng xấu đi, quan hệ Mỹ-Việt trở nên gần gũi hơn

Giới thiệu Sách trắng quốc phòng sau mười năm, Việt Nam đã báo hiệu rằng họ có thể từ bỏ chiến lược chính sách đối ngoại dài hạn giữa các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ.

myviet1

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội bảo vệ danh dự tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (ảnh AP của Hậu Đình).

Các tài liệu này thường chứa đầy biệt ngữ khó hiểu, nhưng tài liệu được ban hành cuối năm ngoái trở nên dễ hiểu hơn khi cảnh báo Trung Quốc về hậu quả của sự gia tăng bành trướng ở Biển Đông.

Mặc dù có ý nghĩa chính sách tiềm năng, chính sách quốc phòng đã bị lu mờ bởi chính trị trong nước của Việt Nam. Giới tinh hoa cộng sản cầm quyền đã bắt đầu đi vào chuỗi bầu các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng trước Đại hội tiếp theo, diễn ra vào tháng 1 năm 2021. 

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cũng là tổng bí thư đảng, sức khỏe kém và sắp nghỉ hưu. Không có nhà lãnh đạo rõ ràng để thay thế ông. Kết quả bầu bán chính trị có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định Hà Nội sẵn sàng điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình đến mức nào.

Các tài liệu quốc phòng nói lên tư duy chiến lược hiện tại và tương lai của các nhà lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổ chức quân sự, khả năng phòng thủ và tầm nhìn rộng hơn về quan hệ với các cường quốc khu vực và toàn cầu.

Việt Nam trong ba phiên bản đầu tiên (1998, 2004 và 2009) đã cảnh giác các cuộc đối đầu với các mối quan hệ chính trị và kinh tế lâu dài với Trung Quốc. Bản năm 2009 đánh giá tích cực về Bắc Kinh, trong khi thể hiện phù hợp cách tiếp cận thận trọng của Hà Nội đối với chính sách đối ngoại. Cách tiếp cận này được gọi là "ba không" : không liên minh quân sự chính thức, không có căn cứ quân sự nước ngoài nào được thành lập,…

Sách trắng quốc phòng mới không hoàn toàn phá vỡ nguyên tắc này, nhưng thực hiện một số đánh giá thẳng thắn về căng thẳng ở Đông Nam Á. Theo quan điểm trong một bài viết của Nguyễn Thế Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Quốc gia Việt Nam, nhận định khu vực Biển Đông là điểm nóng của "các quốc gia lớn tranh giành ảnh hưởng".

Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề. Ví dụ, bài viết cho rằng, "các hành động đơn phương, ép buộc dựa trên quyền lực, vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hóa, thay đổi hiện trạng và vi phạm chủ quyền của Việt Nam… đã làm suy yếu lợi ích quốc gia".

Khi Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông, sự thất vọng của Hà Nội gia tăng. Mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần Bãi Tư Chính khiến hai quốc gia đối đầu nhau trong nhiều tháng. 

Khi Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa rộng rãi các căn cứ gần đó, bao gồm triển khai các cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo, khả năng đe dọa Việt Nam và các nước lân cận khác của Trung Quốc sẽ càng tăng lên. 

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gặp khó khăn hơn để giảm bớt căng thẳng song phương thông qua các kênh ngoại giao thông thường, trong khi Trung Quốc từ chối đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam. Tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam cũng tăng lên trong những năm gần đây khi các cuộc biểu tình nổ ra trước thực trạng Trung Quốc duy trì bành trướng ở Biển Đông.

Các tài liệu quốc phòng và các bài phát biểu, bài viết khác của các chiến lược gia Việt Nam đã nói rõ rằng ngay cả khi Trung Quốc không sẵn sàng loại bỏ hoàn toàn nguyên tắc này, thì sự khiêu khích của Trung Quốc đang dần đẩy Hà Nội ra khỏi "chính sách ba không". Tuy nhiên, Hà Nội có thể đang phát triển chiến lược về phía" bốn không". Theo đó, Việt Nam "sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế trừ khi bị tấn công". Nhưng quan trọng hơn, điều đó cũng cho thấy, mặc dù Hà Nội chưa sẵn sàng cho một liên minh chính thức, "Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết và phù hợp với các nước khác, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể". Tuyên bố này cho thấy, Hà Nội cuối cùng có thể từ bỏ chính sách đối ngoại phòng ngừa trước đây và nghiêng về phía Mỹ rõ ràng hơn.

Washington sẽ hoan nghênh động thái này. Việt-Mỹ đã thiết lập mối quan hệ chiến lược chặt chẽ và các quan chức Lầu Năm Góc coi Hà Nội là một trong những đối tác quân sự mới nổi quan trọng nhất của Mỹ. Như Prashanth Parameswaran, một nhà ngoại giao, chỉ ra, Việt Nam là "một trong những quân đội có khả năng nhất ở Đông Nam Á". Trong khi, chính quyền Trump đã tăng cường cái gọi là Tuần tra Hàng hải Tự do ở Biển Đông để thách thức các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung Quốc, và đã đưa các tàu sân bay đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả những lời chỉ trích của Trump về Việt Nam về các vấn đề thương mại cũng không làm suy yếu đi các mối quan hệ chiến lược.

Khi các quốc gia khác trong khu vực đến gần Trung Quốc hơn, quan hệ với Việt Nam trở nên quan trọng hơn đối với Washington. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, một đồng minh Phillipines của Hoa Kỳ đã tiếp tục tiến về phía Bắc Kinh. Trong tháng này, bất chấp những lo ngại về an ninh quốc gia, Duterte đã tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc hậu thuẫn, bao gồm các sân bay mới gần các cơ sở quân sự nhạy cảm và một công ty nhà nước Trung Quốc tham gia vào ngành viễn thông Philippines.

Các nhà hoạch định quốc phòng ở Washington tin rằng Hà Nội đóng vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Châu Á, hay chính quyền Trump đã gọi là "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương". Vai trò này có thể bao gồm nhiều mời gọi từ Mỹ đến Việt Nam, các chương trình hỗ trợ quốc phòng lớn hơn và thậm chí cả Việt Nam tham gia "bộ tứ đàm phán an ninh", một liên minh an ninh được duy trì bởi Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ. Tài liệu quốc phòng mới của Việt Nam tuyên bố rằng các tàu hải quân nước ngoài được chào đón đến thăm các cảng của Việt Nam, một tín hiệu cho Mỹ và các cường quốc hải quân khác như Ấn Độ.

Nhưng Hà Nội cũng phải xem xét ý nghĩa ngoại giao và kinh tế khi liên minh chặt chẽ hơn với Washington. 

Việt Nam duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Hà Nội và nhiều quan chức Việt Nam cảnh giác với các nhà đầu tư Trung Quốc. Một số chiến lược gia Việt Nam cũng nghi ngờ rằng nếu một cuộc xung đột lớn nổ ra ở Biển Đông, Mỹ liệu sẽ bảo vệ đất nước của họ (?).

Việc chính phủ Việt Nam có hành động theo ngôn ngữ cứng rắn của chiến lược gia quốc phòng hay không cũng tùy thuộc vào nhà lãnh đạo đảng vào năm tới. Ông Nguyễn Phú Trọng được cho là ủng hộ Trần Quốc Vượng, nhưng ông Vượng được cho là chưa bao giờ giữ chức vụ chính phủ cao nhất và có ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, vì vậy ông ta có thể lành hơn trước sự xâm lược của Trung Quốc. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, có thể hoài nghi hơn về Trung Quốc và ủng hộ quan hệ nồng ấm với Washington.

Một quyết định quan trọng mà Đảng cộng sản Việt Nam phải đối mặt ở Quốc hội vào năm tới là liệu có hợp nhất vĩnh viễn hai vai trò (Chủ tịch nước và Tổng bí thư) hay có thể lại tách ra. Kết hợp chúng có nghĩa là thoát khỏi các thỏa thuận chia sẻ quyền lực lâu nay giữa "tứ trụ " là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Dù đảng quyết định thông qua, nhà lãnh đạo mới của họ sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn về cách tiếp cận Trung Quốc. Đồng thời, một số người ở Ba Đình có thể nghĩ rằng việc thoát Trung là điều cần làm, trước khi làm rõ tình hình chính trị trong nước. Nhưng nếu Bắc Kinh quyết định lại gây rắc rối ở Biển Đông, họ có thể không cần chờ đến năm 2021.

Joshua Kurlantzick

Nguyên tác : Vietnam, Under Increasing Pressure From China, Mulls a Shift Into America’s Orbit, WorldPolitics Review, 30/01/2020

Ngân Bình phỏng dịch

Nguồn : VNTB, 11/02/2020

Additional Info

  • Author Joshua Kurlantzick
Published in Diễn đàn

Việc chính quyền Hoa Kỳ không quan tâm đến các nguyên tắc dân chủ lâu dài của chính sách ngoại giao, nếu không muốn nói là xem thường, là một cú sốc lớn đối với những người ủng hộ dân chủ. 

trump0

Một người đang sử dụng điện thoại tinh khôn dưới pa nô dán hình Donald Trump và Rodrigo Duterte với dòng chữ "Vượt qua" ngày 14/11/2017 (Ảnh Aaron Favila - Ap)

Hơn một năm dưới chính quyền Trump, rõ ràng rằng Nhà Trắng ít có hứng thú trong việc sử dụng các biện pháp kinh tế để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới. Với vài trường hợp ngoại lệ như Venezuela, Iran, Campuchia và Cuba, thì chính quyền Trump hiếm khi đề cập đến những vi phạm nhân quyền ở các nước khác (như Việt Nam, Trung Quốc, Nga). Là Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump đã tổ chức các cuộc họp mặt với các nhà lãnh đạo độc tài mà chính quyền Obama từ chối mời vào Nhà Trắng, như nhà lãnh đạo Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah El-Sisi. Trump cũng đã ca ngợi những vi phạm pháp luật và lạm quyền của một số nhà lãnh đạo, nổi tiếng nhất là chiến dịch trừng phạt ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Hơn nữa, ngân sách mà Nhà Trắng đệ trình cho năm 2019 thì nguồn tài chính cho tổ chức Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (NED-National Endowment for Democracy) và các chương trình đẩy mạnh dân chủ khác giảm mạnh. Ngân sách sẽ cắt giảm tổng tài trợ cho dân chủ và nhân quyền ở mức 40% và dường như có sự cố gắng làm giảm quyền lực của Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) và Viện iện Cộng hòa Quốc tế. Tuy nhiên, Quốc hội dường như không chấp nhận sự cắt giảm mạnh mẽ này.

Nhà Trắng vẫn chưa bổ nhiệm một phụ tá cho Bộ trưởng ngoại giao về dân chủ, nhân quyền và lao động. Và Rex Tillerson, cựu Bộ trưởng ngoại giao mới đây, đã tránh trình bày báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao về nhân quyền, một truyền thống mà các Bộ trưởng tiền nhiệm luôn ủng hộ.

Việc chính quyền Hoa Kỳ không quan tâm đến các nguyên tắc dân chủ lâu dài của chính sách ngoại giao, nếu không muốn nói là xem thường, là một cú sốc lớn đối với những người ủng hộ dân chủ. Biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ sẽ bỏ qua, hoặc thậm chí khen ngợi, những vi phạm trắng trợn của họ chắc chắn sẽ tăng cùng với cảm giác không bị trừng phạt, và tạo ra sự phấn khích đối với những lãnh đạo độc tài như Tổng thống Phillipines -Duterte, Tổng thống Ai Cập - Abdel Fatah El-Sisi và Tổng thống Turkey -Recep Tayyip Erdogan. Và thậm chí trong những trường hợp chính quyền Trump đã bày tỏ mối quan tâm về nhân quyền, hoặc thực hiện một số hành động khiêm tốn - ví dụ như ở Campuchia và Myanmar - phần lớn là do áp lực từ Quốc hội để hành động, và do áp lực từ phía quan chức cấp thấp nhất và trung bình của chính phủ Hoa Kỳ.

Quốc hội Hoa Kỳ có thể và nên tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong việc vận động cho dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là ở các khu vực như Đông Nam Á, nơi mà Quốc hội đã luôn đi đầu trong những vấn đề này. Nhưng khoảng trống quyền lực của Trump, với chủ nghĩa biệt lập ngày càng gia tăng trong công chúng Mỹ, có thể được lấp đầy bởi các nhà lãnh đạo thế giới khác, lànhững người nhận ra rằng những ngày Mỹ như một nhà khuyến khích vàthúc đẩy dân chủ toàn cầu đã qua. Dĩ nhiên, không một quốc gia nào có thể bù đắp cho sự thay đổi mạnh mẽ này trong chính sách Hoa Kỳ. Nhưng các nền dân chủ thịnh vượng và các nền dân chủ đang phát triển và có tầm ảnh hưởng khác, có thể thay thế vị trí của Hoa Kỳ. Họ có thể không bao giờ đạt được những biện pháp trừng phạt kinh tế giống như tổng thống Hoa Kỳ, nhưng cùng nhau, họ có thể chứng minh được một tiếng nói mạnh mẽ chống lại sự suy thoái của nền dân chủ toàn cầu hiện nay.

Một số nhà lãnh đạo đã cố gắng. Ví dụ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã sử dụng các chuyến công du nước ngoài của mình để phản đối các vi phạm nhân quyền, như một số cựu tổng thống Hoa Kỳ đã từng làm. Tại Philippine tháng 11 năm ngoái, tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Justin Trudeau đã công khai bày tỏ sự quan tâm về chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu mà Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte đang tiến hành, và sau đó nhắc lại những gì ông đã nói với Duterte với các phóng viên. Sau đó, Trudeau yêu cầu xem xét lại thỏa thuận bán trực thăng cho Philippines.

Các nền dân chủ phát triển khác, bao gồm Đức, Pháp, Thụy Sỹ và các quốc gia Scandinavia, cung cấp nguồn tài chính đáng kể để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ - như là viện trợ của chính phủ hoặc thông qua chính phủ và các tổ chức đảng phái. Mặc dù chương trình viện trợ lớn, nhiều quốc gia Tây Âu giàu có vẫn còn khá kín tiếng, e nghại sử dụng các biện pháp trừng phạt để tố cáo những vi phạm nhân quyền. Ngoại lệ duy nhất là ở Trung và Đông Âu, nơi mà Hungary và Ba Lan đã có những vi phạm về dân chủ vàluật pháp.

Tuy nhiên, bằng cách liên kết với nhau để tố các các vi phạm nhân quyền và hợp tác đề ra những biện pháp trừng phạt, các quốc gia dân chủ này có thể tạo ra ảnh hưởng toàn cầu ngay cả trong thời kỳ Washington đã từ bỏ vai trò trước đây. Sự ủng hộ quan trọng của các nhà lãnh đạo từ Thụy Sĩ, Thụy Điển và Anh, giữa các quốc gia khác, đã giúp ngăn chặn Bangladesh và Myanmar bắt buộc những người di dân Rohingya ở trong các trại tị nạn của Bangladesh trở về Myanmar, nơi mà họ phải đối mặt với cuộc bức hại đang diễn ra.

Tại các quốc gia khác ở Châu Á, ví dụ như Hàn Quốc, một nền dân chủ năng động với sức mạnh dẻo dai, cũng có thể đứng vững chắc hơn. Với Tổng thống là Moon Jae-in, một cựu luật sư nhân quyền, chính phủ Hàn Quốc đã ưu tiên tăng cường thượng tôn pháp luật, bao gồm đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng sau cuộc bê bối tham nhũng của cựu Tổng thống Park Geun-hye. Hàn Quốc có thể đưa những cải cách này vào các nước như Philippines, Thái Lan, Myanmar và Malaysia, nơi mà Hàn Quốc là một nhà kinh tế lớn tiềm năng. 

Và với chính phủ của Jacob Zuma, Nam Phi có thể trở lại mô hình dân chủ, vào thời điểm mà nhiều nước láng giềng Châu Phi đang vướng vào cuộc suy thoái dân chủ toàn cầu. Tổng thống mới của Nam Phi, Cyril Ramaphosa, đã thề hứa sẽ quét sạch nạn tham nhũng và củng cố luật pháp sau nhiều tham nhũng và hối lộ của cựu Tổng thống Zuma và các cộng sự của ông ta.Ramaphosa, người lên nắm quyền với tư cách là nhà lãnh đạo Nam Phi được kính trọng nhất trên thế giới kể từ thời Nelson Mandela, có thể tiếp tục con đường mà Mandela còn dang dở, bằng cách lấy cuộc vận động nhân quyền làm trọng tâm của chính sách ngoại giao. Ramaphosa có thể đẩy mạnh sự cởi mở hơn ở các quốc gia như Zambia, Tanzania và Kenya, là những quốc gia đều bị ảnh hưởng sự suy thoái dân chủ trong những năm gần đây. Nam Phi có ảnh hưởng ở cả ba nước, đặc biệt là ở Zambia, vốn phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa nhập khẩu của Nam Phi.

Cuối cùng, không một quốc gia nào trong số những quốc gia dân chủ kể trên, có thể tạo ra được nhiều ảnh hưởng như Tổng thống Hoa Kỳ có thể mang lại. Nhưng kết hợp cùng nhau, họ và các nước khác có thể là hy vọng tốt nhất cho việc thúc đẩy nhân quyền, dân chủ và nền pháp trị, cũng như chống lại sự trỗi dậy của độc quyền chuyên chế toàn cầu kể từ khi Mỹ từ bỏ vai trò đó.

Joshua Kurlantzick

Nguyên tác : "Trump Has Abandoned Democracy Promotion. Which Countries Could Fill the Void ?", World Politics Review, March 19, 2018.

Mai V. Phạm biên dịch

Nguồn : http://thongluan2016.blogspot.fr

Published in Diễn đàn