Sau khi phiên họp kết thúc. Xuất hiện trong vòng vây của người dân Thượng Hải, Tập tuyên bố, "dân chủ nhân dân [Trung Quốc] là dân chủ toàn quá trình".
Biểu quyết trong một phiên họp toàn thể thứ tư của Ủy ban Trung ương 19, được tổ chức vào tuần trước tại Bắc Kinh. (Tân Hoa Xã / Kyodo)
4 lần nhắc về "dân chủ" của Tập
Sau khi phiên họp kết thúc. Xuất hiện trong vòng vây của người dân Thượng Hải, Tập tuyên bố, "dân chủ nhân dân [Trung Quốc] là dân chủ toàn quá trình".
Đây là lần đầu tiên Tập đưa ra tuyên bố như vậy. Và trong lần họp liên quan đến soạn thảo pháp lý, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề cập 4 lần "dân chủ" trong bài phát biểu ngắn của mình.
Giới truyền thông Trung Quốc nhanh chóng đề cập đến "dân chủ toàn quá trình", và gây ra sự suy đoán về ý nghĩa của chúng.
Không chỉ tại Trung Quốc, tranh luận liên quan đến cụm từu trên còn lan sang ở cả nước ngoài.
Không cần phải nói, "dân chủ" của Tập là một cái gì đó khác với các nền dân chủ phương Tây, nơi các đảng cầm quyền nắm quyền thông qua bầu cử, và được thành lập Chính phủ để tiến hành thực thi chính sách. Nếu cử tri không hài lòng, họ có thể "lật đổ Chính phủ" bằng lá phiếu của mình trong lần bầu cử kế tiếp.
Nhưng một hệ thống như vậy không tồn tại ở Trung Quốc, người dân không có quyền chính trị như vậy để thực hiện thông qua bầu cử dân chủ.
"Dân chủ toàn quá trình" nghĩa là gì ?
Theo giải thích riêng của ông Tập, toàn bộ quyết sách lập pháp quan trọng sẽ được đưa ra sau khi "thực hiện theo trình tự, trải qua quá trình dân chủ, sản sinh qua quyết sách khoa học và quyết sách dân chủ".
Điều này có nghĩa là mặc dù thiếu các cuộc bầu cử công bằng, các quyết sách của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ được đưa ra thông qua một hệ thống dân chủ đặc sắc Trung Quốc.
Nó phù hợp với Học thuyết niềm tin mà Tập chủ trương vài năm trước liên quan đến sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc : "Tự tin vào con đường đã chọn, tự tin vào hệ thống chính trị và tự tin vào các thuyết chỉ đạo của chúng tôi".
30 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Trung Quốc, một trong số rất ít quốc gia xã hội chủ nghĩa còn tồn tại trên thế giới, đang khẳng định tính ưu việt đặc sắc của hệ thống nước này.
Trung Quốc thời Tập đề cập về sự kiểm soát đối với giới đảng viên, họ được chỉ thị "không thảo luận về các vấn đề của Trung ương Đảng mà không có lý do chính đáng", và "noi gương Ủy ban Trung ương".
"Dân chủ" không còn chỗ đứng ở Trung Quốc, ngay cả khi nó giới hạn trong đảng. Tất cả đảm bảo cho tăng cường quyết định từ trên xuống. Cùng với chiến dịch chống tham nhũng của mình, Tập đã đánh bại các kẻ thù chính trị, và tạo nên thế đứng chính trị cực kỳ vững chắc cho mình.
Tập Cận Bình dường như đang uyển chuyển đổi giọng, bởi theo một học giả Trung Quốc nói, Tập Cận Bình đang cố gắng thay đổi hình ảnh độc đoán và độc tài của chế độ của mình.
Nếu vậy, điều đó có thể có nghĩa là Tập Cận Bình đang tính đến, mặc dù thoáng qua, tiếng nói bên lề của đảng đang chỉ trích tình trạng chính trị hiện nay, nơi Tập Cận Bình luôn có lời "kết luận sau cùng".
Thời điểm tuyên bố của Tập diễn ra ngay sau 20 tháng, kể từ khi phiên họp toàn thể đầu tiên của Đảng cộng sản Trung Quốc – mang lại một ý nghĩa chính trị.
"Mặc dù ông ta đã biên đạo bài phát biểu của mình như thể nó được gửi đến người dân Thượng Hải, nhưng có vẻ đó cũng là một thông điệp tập trung vào quan hệ của Hoa Kỳ, vào thời điểm các cuộc đàm phán thương mại đang ở giai đoạn quan trọng".
Có bằng chứng gián tiếp về điều này.
Sự tương tác của Tập Cận Bình đối với người dân Thượng Hải diễn ra ở quận Trường Ninh, cách sân bay quốc tế Hồng Kiều (Thượng Hải) không xa. Nhiều doanh nhân từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác đang ở đó.
Phản ánh về chuyến thăm của ông Tập tới Trường Ninh, tờ Đại Công báo – trang báo Hồng Kông và thân Trung Quốc, lưu ý rằng khu vực này là nơi ngụ cư của "cư dân từ hơn 50 quốc gia". Như vậy, có yếu tố quốc tế trong chuyến thăm của Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình đã có mặt tại Thượng Hải để tham dự hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc. Triển lãm đầu tiên được tổ chức vào tháng Mười một, 2018, với mục đích giảm ma sát thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ý tưởng được hướng tới là khai thác sức mua khổng lồ của Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ, và do đó kích thích một nền kinh tế ngày càng trì trệ.
Thế nhưng, chính phủ Hoa Kỳ đã không cử một quan chức cấp cao nào đến dự đã gây thất vọng cho phía Trung Quốc.
Là tham vọng xuất khẩu dân chủ hay thông điệp ngầm tới Mỹ ?
Việc nhắc lại nhiều lần của Tập Cận Bình về "dân chủ" trong chuyến thăm Thượng Hải là một thông điệp ngầm gửi đến các quốc gia nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Đằng sau những chỉ trích ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, là sửa đổi hiến pháp Trung Quốc vào tháng Ba năm 2018, mở đường cho Tập Cận Bình làm "Chủ tịch trọn đời", dập tắt mọi hy vọng của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có thể dân chủ hóa.
Nhưng theo lời giải thích mới của Tập, ngay cả quyết định này cũng ra đời từ hệ thống dân chủ toàn quá trình.
Đáp lại, trong một phát biểu vào cuối tháng Mười năm 2019, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên tiếng đả kích, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc "là đảng Marxist-Leninist tập trung vào một cuộc vật lộn và thống trị quốc tế".
Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng báo hiệu sự cảnh giác, nói rằng Trung Quốc muốn "thống trị quốc tế" và đã bắt tay vào một "chiến dịch toàn cầu" để hút các nước về phía mình.
Vào ngày 5 tháng Mười một năm 2019, phát biểu tại lễ khai mạc Thượng Hải, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang mở cửa với phần còn lại của thế giới.
Có phải thuật ngữ "dân chủ toàn quá trình" của Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đưa các cuộc đàm phán thương mại đến một bến đổ nhẹ nhàng và cải thiện quan hệ song phương ? Hay nó phản ánh tham vọng của Tập nhằm xuất khẩu "mô hình Trung Quốc" sang phần còn lại của thế giới bằng cách nhấn mạnh lợi ích của hệ thống "dân chủ kiểu Trung Quốc" ?
Katsuji Nakazawa
Nguyên tác : Chinese democracy : Xi says 'whole process' of decision-making is sound, Asia Nikkei Review, 07/11/2019
Anh Khoa dịch
Nguồn : VNTB, 25/12/2019
Dường như, những gì Trung Quốc đang gặp hiện tại đều được tái hiện một cách đầy đủ ở Việt Nam (từ vấn đề bất động sản, số liệu tăng trưởng không đáng tin cậy...).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về những rủi ro có thể so sánh với thiên nga đen và tê giác xám trong bài phát biểu hồi tháng 1. (Đoạn phim Nikkei / Hình ảnh Getty / Reuters)
Xuất phát từ phương châm 16 chữ vàng của quan hệ Việt - Trung, do lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra - 'Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan' (nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh), người viết lược dịch một bài viết của Nikkei (xuất bản ngày 31/01) với chủ đề khá hay cho năm Kỷ Hợi – ‘Trung Quốc : bạo loạn, chiến tranh, đàn áp’, để từ đó bạn đọc có cái nhìn đối chiếu về Việt Nam. Bởi dường như, những gì Trung Quốc đang gặp hiện tại đều được tái hiện một cách đầy đủ ở Việt Nam (từ vấn đề bất động sản, số liệu tăng trưởng không đáng tin cậy,..). Và sự ‘biến động’, kể cả về mặt kinh tế lẫn chính trị đều tác động rộng rãi đến bản thân Việt Nam, nhất là về mặt kinh tế - khi mà EVFTA đang bị hoãn, thì nhiều quan điểm có xu hướng ‘cậy nhờ’ vào quan hệ hai chiều Việt – Trung trong giữ tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Trung Quốc 2019 : bạo loạn, chiến tranh, đàn áp
Nikkei [1], trong một bài bình luận thú vị ngày 31/01/2019, đã nhận định, Tập Cận Bình chuẩn bị cho một năm đầy biến động.
Trong thế giới mê tín của Trung Quốc, con số 4 (tử) là con số không may mắn, nhưng con số 8 (bát) lại là con số tốt lành.
Và dân mạng (Trung Quốc ? – người dịch) tiếp tục đồn đoán về con số 9 (cửu).
Con số 9, lại là con số mang tính ‘vĩnh cửu’, nhưng nó gắn với các sự kiện lịch sử đầy tính chất ‘bạo loạn, chiến tranh, đàn áp’ của Trung Quốc, kể thời điểm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Cụ thể, tháng 10 năm 1949 - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ; tháng 3 năm 1959 - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 bị buộc phải lưu vong ở Ấn Độ ; tháng 3 năm 1969 -một cuộc đụng độ quân sự quy mô lớn xảy ra giữa Trung Quốc và Liên Xô trên đảo Zhenbao ; tháng 2 năm 1979 - Chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam ; tháng 3 năm 1989 - Thiết quân luật được áp đặt tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, trong bối cảnh đụng độ dữ dội ; tháng 5 năm 1989 - Thiết quân luật được áp đặt tại Bắc Kinh khi các cuộc biểu tình của sinh viên lan rộng. Quân đội đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều người đã thiệt mạng ; tháng 4 năm 1999 - Những người theo phong trào tâm linh Pháp Luân Công bao quanh khu vực lãnh đạo Trung Nam Hải ở Bắc Kinh ; tháng 7 năm 2009 - Bạo loạn nổ ra ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, khiến nhiều người thiệt mạng ; tháng 2 năm 2019 - Các công tố viên Hoa Kỳ truy tố Huawei Technologies, các công ty liên quan.
Và không ít cư dân mạng chỉ ra rằng hầu hết những sự cố đáng tiếc này đã xảy ra trong nửa đầu của năm có số 9.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập hợp lãnh đạo trung ương cũng như các quan chức cấp cao cả nước vào ngày 21/1, ông ta đã có một bài phát biểu bất thường, nhấn mạnh đến những rủi ro đối với quốc gia, mọi người tự hỏi liệu nó có liên quan đến số chin hay không ?. Bởi trong bài phát biểu của mình, Tập đã đề cập đến hai con vật tượng trưng cho những rủi ro mà Trung Quốc phải chuẩn bị : thiên nga đen và tê giác xám.
Trong thuật ngữ thị trường tài chính, một con thiên nga đen đề cập đến một sự cố nghiêm trọng, không lường trước được, bất chấp sự khôn ngoan thông thường. Thuật ngữ ‘thiên nga đen’ được đặt ra vào cuối thế kỷ 17 khi những con thiên nga đen được phát hiện ở Úc, gây sốc cho người phương Tây, những người từ lâu đã tin rằng chúng không tồn tại.
Một con tê giác xám đề cập đến một nguy cơ tiềm tàng rất rõ ràng nhưng bị bỏ qua. Một con tê giác có màu xám là điều khá tự nhiên. Hẳn đó là một con tê giác hiền lành, không có lý do gì để quan tâm. Nhưng một khi nó nổi giận, không ai có thể kiểm soát được.
Tập nhấn mạnh thông điệp rằng các cán bộ đảng phải ‘đấu tranh’ để tránh những rủi ro đe dọa sự ổn định xã hội, báo hiệu rằng đây là những rủi ro đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản, nhưng ông không nói rõ những rủi ro đó thực sự là gì.
Những người nghe bài phát biểu đang nghĩ về hai khả năng.
Đầu tiên là cuộc chiến kinh tế, thương mại và công nghệ Trung-Mỹ đang diễn ra. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm 28/1 đã công bố hơn 20 cáo buộc chống lại Huawei, từ các giao dịch bất hợp pháp với Iran đến ăn cắp bí mật về cánh tay robot của T-Mobile. Bản cáo trạng được đưa ra vào đêm trước của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, che giấu triển vọng cho các cuộc đàm phán.
Rủi ro thứ hai là sự chậm lại nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, được kích hoạt bởi nợ quá mức và các công ty tư nhân đang gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Các nhà cải cách kinh tế của Trung Quốc cũng đã bắt đầu nói về những rủi ro tương tự, cảnh báo người dân về những nguy cơ.
Ví dụ, có sự hoài nghi về mức độ tăng trưởng kinh tế thực sự của Trung Quốc. Vốn được chính thức công bố vào ngày 21/1 - cùng ngày với bài phát biểu của Tập - rằng nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 6,6% theo giá trị thực trong năm 2018.
Nhưng Hứa Tùng Tộ, Giáo sư tại Đại học Nhân Dân Bắc Kinh, cho biết trong một bài giảng vào tháng 12 năm ngoái rằng nghiên cứu nội bộ ước tính tăng trưởng trong năm 2018 có thể thấp tới 1,67%.
Nếu đó là sự thật, tất cả các giả định đều bị phá vỡ. Trên thực tế, nhiều ước tính mới cho thấy tăng trưởng kinh tế thấp đã xuất hiện kể từ đầu năm.
Giáo sư Tộ là một người tham dự thường xuyên tại các hội nghị tài chính quốc tế. Sự thẳng thắn của ông ấy đã gây ra nhiều tranh cãi, nhưng ông ấy đã không lùi bước và vẫn tự tin về số liệu của mình.
Tại một diễn đàn kinh tế ở Thượng Hải vào ngày 20/1, Giáo sư Tộ đã chỉ trích một số nhân vật học thuật và truyền thông đã gây hoang mang và làm mất tinh thần các công ty tư nhân bằng cách đột ngột tuyên bố bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân vào năm 2018 hoặc đánh giá sai hoàn toàn tác động nghiêm trọng của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Những tuyên bố của Giáo sư Tộ có vẻ nhận được sự hỗ trợ nhất định giữa các nhà cải cách và giới trưởng lão trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Để đối phó với suy thoái kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế truyền thống, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng bổ sung. Có khả năng nếu kích thích khổng lồ trả hết và tiêu dùng phục hồi, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đón đầu vào nửa cuối năm 2019, khi một buổi lễ sẽ được tổ chức để kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhưng lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Trung Quốc là không thể đoán trước được. Và có một rủi ro lớn khác cho nền kinh tế Trung Quốc : thị trường bất động sản.
Trong bài giảng ngày 20/1, một ngày trước bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, Giáo sư Tộ đã nói về một con tê giác xám. Không giống như ông Tập Cận Bình, Giáo sư Tộ đề cập cụ thể hơn. Theo Giáo sư Tộ, một con tê giác xám dự kiến vào năm 2019 là nguy cơ thị trường bất động sản Trung Quốc bùng nổ. Giáo sư Tộ ước tính rằng 80% tài sản hiện đang thuộc sở hữu của người Trung Quốc là ở bất động sản. Tổng giá trị của tài sản này bằng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Mặc dù mọi người đều biết về trò chơi kiếm tiền phi thường này, nhưng không có biện pháp đối phó hiệu quả nào được thực hiện. Một ngày nào đó, mọi người sẽ nhận ra rằng khối tài sản khổng lồ của họ không hơn một ảo ảnh và tài sản tài sản của họ sẽ giảm giá trị, Giáo sư Tộ đã cảnh báo.
Điều này sẽ tương tự như cách mà nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản bùng nổ vào những năm 1990. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tuyên bố đã học được bài học từ những thất bại của Nhật Bản, nhưng tiếng chuông báo động vẫn đang tiếp tục vang lên ở Trung Quốc.
Về phía Chính phủ Tập Cận Bình, với sự không chắc chắn xuất hiện trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Tập Cận Bình đã không thể ấn định ngày họp và quyết định kế hoạch tăng trưởng kinh tế cho những năm tới.
Việt Nam thì sao ?
So với Trung Quốc, thì con số 9 của Việt Nam lại gắn liền với yếu tố tấn công và tự vệ, thiên tai hơn. Cụ thể, năm 1959 là sự phát động tấn công vũ trang ở miền Nam của Xứ uỷ Nam Bộ ; 1969 là năm tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Nam Việt Nam ; 1979 là cuộc tự vệ trước cuộc chiến Biên giới do Trung Quốc phát động ; đại hồng thủy năm 1999 và 2009. Tuy nhiên, số 9 lại cũng gắn liền với cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm xảy ra tại Việt Nam những năm 1979, 1989, 1999 và 2009.
Đầu tiên, như đã đề cập, những biến động từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam. Những sự kiện như 10/1949 (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập) trở thành động lực cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành mở rộng chiến tranh trong nước ; 2/1979 là cuộc chiến Biên giới tác động đến mối quan hệ Việt Trung hai thập niên sau đó ; 5/1989 - Thiết quân luật được áp đặt tại Bắc Kinh khi các cuộc biểu tình của sinh viên lan rộng là thời điểm mà Việt Nam lắng nghe tình hình và ban hành các chính sách siết chặt tự do – dân chủ, đặc biệt là các cuộc biểu tình hoặc có xu hướng biểu tình.
Năm 2019, khi Trung Quốc đang bắt đầu đối diện với những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cùng với sự khởi động tấn công vào ‘nhân quyền kiểu Trung Quốc’ của nhà tỷ phú, nhà từ thiện Mỹ George Soros tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos thì Việt Nam cũng đón nhận tin tức không tốt lành liên quan đến EVFTA bị ‘hoãn ký’ do vấn đề nhân quyền. Điều này, có thể khiến cho mối quan hệ kinh tế Việt – Trung gắn kết với nhau, nhưng nó cũng khiến cho nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh, bởi EVFTA được nhiều chuyên gia như bà Phạm Chi Lan, ông Nguyễn Quang A nhấn mạnh là 'cực kỳ quan trọng' trong đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế [1].
Sự lệ thuộc này là vô cùng nguy hiểm, bởi con số tăng trưởng và sự bền vững của nền kinh tế Trung Quốc đã không thực như cách mà Bắc Kinh bày tỏ ra ngoài - với sự chỉ trích của GS Hứa Tùng Tộ. Blogger Hoàng Tư Giang, một nhà báo chính thống cũng tỏ ra tiếc nuối trước sự kiện EVFTA tạm hoãn ký kết, mà theo ông, Lẽ ra có Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về hội nhập, thì tất cả phải đi theo tinh thần của nó. Và ông cho rằng, lời nhắc nhở của hai Nghị viên EU về việc dời lại Hiệp định ('Việc dời lại Hiệp định mở ra một cánh cửa cơ hội') là câu nhắn nhủ thấm thía (không hội nhập là mất cơ hội, mất cơ hội là đi đôi với nghèo hèn).
Cùng với các sự kiện bị bao vây kinh tế từ Mỹ, ngôi vị chính trị của Tập Cận Bình (người truyền cảm hứng thiết lập quyền lực chính trị cho ông Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng) cũng đang bị lung lay với sự kiện chỉ trích của Giáo sư Hứa Tùng Tộ (người được đánh giá là tiếng nói gián tiếp của các nguyên lão trong Đảng Cộng sản Trung Quốc) về mặt kinh tế. Cùng với nguy cơ bất động sản trong nước, và sự rối loạn liên quan đến chiến dịch 'đả hổ diệt ruồi', điều này có thể khiến Tập Cận Bình có thể hướng sự bất ổn ra ngoài bằng sự phát động một cuộc chiến tranh bên ngoài Trung Quốc, như cách mà Tập Cận Bình lên tiếng cảnh báo về 'chiến tranh' trong thông điệp đầu năm. Và ngoài Đài Loan, thì Biển Đông được các chuyên gia đánh giá là nơi dễ xảy ra xung đột quân sự nhất với quan điểm 'xuất khẩu bất ổn' thời Tập Cận Bình. Và điều này có thể khiến ông Nguyễn Phú Trọng gợi nhớ về quan điểm của mình vào năm 2015, khi ông trao đổi với giới cử tri của mình rằng : 'Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?...'. Bởi nếu Tập Cận Bình gặp sự đe dọa về địa vị chính trị qua sự thoái lui liên tục của kinh tế Trung Quốc trong vấn đề thương mại Mỹ - Trung thì đồng thời, Biển Đông là nước cờ để Tập Cận Bình dựa vào đó duy trì quyền lực của mình.
Bên cạnh đó, sự không ổn định của địa vị chính trị Tập Cận Bình cũng có thể gián tiếp gây ra những khó khăn cho bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, bởi dù chưa có sự minh chứng xác thực về 'số phận tương thân' của hai người đứng đầu Đảng cộng sản của cả 2 nước, nhưng sự 'sao chép' từ hợp nhất hai chức vị đến cuộc chiến 'đốt lò' đã cho thấy tương quan trong hành vi của hai nhà lãnh đạo, và Việt Nam luôn được cho là sử dụng Trung Quốc như một 'tấm gương' phản chiếu trong thực hành hành vi chính trị trong nước.
Nếu Tập Cận Bình bị tổn hại trong nước, thì đồng thời, có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gián tiếp bị tổn hại - đến từ cuộc chiến đốt lò. Bởi hơn ai hết, cuộc chiến 'đốt lò' đã chạm đến mối dây lợi ích nhóm cực kỳ lớn trong nhóm nhỏ những người làm chính yếu ở Việt Nam lẫn Trung Quốc. Nhưng trên hết, có lẽ ông Tổng bí thư-chính trị nước Nguyễn Phú Trọng phải 'chịu trách nhiệm chính' trong việc bỏ lỡ EVFTA lần này (nếu như EVFTA chính thức bị lùi đến cuộc bầu cử năm sau), vì cách ứng xử nhân quyền của ông cũng như quan điểm mang tính ngắn hạn về kinh tế trước đó - 'Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế'. Nó đồng thời sẽ lặp lại một chu kỳ không còn khả năng tăng trưởng, mà chỉ thuần túy là hô hào như giai đoạn trước đó (2006 - 2016).
Đó là lý do vì sao, người viết đã sử dụng tiêu đề : 2019 : năm đáng nguyền rủa của Trung Quốc và Việt Nam ? Và thực sự là đáng nguyền rủa đối với bản thân Việt Nam nếu như Hà Nội không có chuyển biến mang tính hội nhập đầy đủ về trách nhiệm với tất cả các mặt, về cả nhân quyền và kiểm soát quyền lực.
Một viễn cảnh có thể đặt ra với Việt Nam, tương tự như Trung Quốc : Thủ tướng Việt Nam không thể ra quyết định kế hoạch tăng trưởng kinh tế cho những năm tới, vì các cơ sở đều bị đổ nát (hoặc bị phá hoại một cách chủ quan, vô ý) từ bên trong.
Katsuji Nakazawa
Nguyên tác : The cursed year : Xi and China brace for a wild 2019, Nikkei Asian Review, 31/01/2019
Hoa Nghi lược dịch và nhận định
Nguồn : VNTB, 03/02/2019
Cuộc cờ của ngài chủ tịch Trung Quốc có thể dừng trong sự cải tổ hay một cuộc đảo chính ?
Biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper về Chủ Tịch Tập Cận Bình sau khi quốc hội Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ với chức Chủ tịch nước
Đối với người thích chuyện tâm linh ở Trung Quốc, đã có rất nhiều dấu hiệu để nói về mùa đông năm nay.
Một câu châm ngôn quen thuộc của Trung Quốc vẫn nói rằng tuyết rơi dầy cho thấy những vụ mùa bội thu. Nhưng mùa đông năm nay Bắc Kinh lại nhiều ngày không có tuyết, mặc dù trãi qua nhiều ngày có nhiệt độ dưới 0 độ.
Các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc rất hứng thú với chuyện tuyết rơi vào ngày thứ Bảy, trùng vào ngày Tập Cận Bình và cánh tay mặt Vương Kỳ Sơn được bầu làm chủ tịch và phó chủ tịch, nhưng đó không phải là một hành động của Thượng đế. Chỉ có máy tạo tuyết đã được huy động để gây ẩm, và làm tuyết.
Một cơn động đất bất thường ở thủ đô không lâu trước Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Lễ hội mùa xuân, cũng là một điềm chỉ.
Với những người thích tán chuyện ở Bắc Kinh, thì quả là nhiều điềm đáng lo ngại rồi.
Lịch hoàng đạo Trung Quốc mà phần còn lại của thế giới là quen thuộc chạy trên một chu kỳ 12 năm. Nhưng cũng có một chu kỳ 60 năm. Đây không chỉ là Năm của Chó mà là năm của Vô Tích, con Chó đất (Wuxu). Lịch sử vẫn kể rằng năm của Chó đất thường mang theo một chấn động.
Năm 1898, triều đại nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, đã gần kết thúc. Có lẽ Hoàng đế Quang Tự, một người tiến bộ và trẻ, cảm thấy điều này. Một vài năm trước, ông đã bị sốc bởi sự thất bại lớn của Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật đầu tiên (1894-1895).
Vì vậy, ông đã khởi xướng trào lưu Cải cách Wuxu, chọn lựa các quan chức trẻ tuổi, hướng về một phong trào tương lai mà ông đã lấy mẫu từ việc đổi mới và cải cách thời Minh Trị (Meiji) năm 1868 của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Cải cách Wuxu chỉ kéo dài khoảng 100 ngày. Tù Hi Thái Hậu, đã hủy bỏ trong cái gọi là Cuộc đảo chính Wuxu. Theo một nghiên cứu gần đây, Hoàng hậu Hoàng hậu Tây là người chủ mưu đứng sau vụ ngộ độc của cháu trai cô.
Nỗ lực đày tính lịch sử để thay đổi Trung Quốc đã bị phá vỡ. Nhiều nhà cải cách đã bị bỏ tù. Những người tài trẻ tuổi đã bị giết và những người khác chạy trốn ở nước ngoài. Đó là những gì được bắt đầu nhằm để đưa đất nước lên một con đường mới thay vì biến thành một cuộc chiến chính trị.
Lịch sử quay vòng theo những cách kỳ lạ. Lời nguyền của wuxu quay trở lại 60 năm sau đó, năm 1958, khi Mao Trạch Đông đã đưa ra chương trình Đại nhảy vọt, một nỗ lực liều lĩnh nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc. Kết quả là nạn đói kéo dài và ước tính khoảng 20-30 triệu người chết.
Khoảng thời gian này, vô số trí thức đã bị trục xuất đến những vùng xa xôi trong phong trào chống tư tưởng hữu vi. Cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến cũng khiến lấy đi vô số sinh mạng.
Bây giờ Trung Quốc đã thực hiện một vòng 60 năm nữa ; năm mới nhất của điềm Vô Tích đã xảy ra vào tháng trước. Và đúng với truyền thống của đại chấn wuxu, cả Trung Quốc đã bị sốc bởi một thông báo tiếng Anh ngắn trong Tân Hoa Xã : Trung Quốc sắp sửa bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của vị chủ tịch, và rõ là, cho phép Tập Cận Bình được quyền cai trị đời sống.
Người dân Trung Quốc không thể diễn đạt tự do trên internet do chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo. Các bài đăng trên các mạng xã hội như Weibo và WeChat có ý phản đối lưu nhiệm vô hạn của ngài chủ tịch đều bị xóa, và các chủ tài khoản đều nhận được thông báo về hoạt động không được phép của họ.
Trong số các thuật ngữ được kiểm duyệt trên mạng của Trung Quốc, là chữ Xidi, nghĩa đen là 'Hoàng đế Tập'. Thuật ngữ thông dụng được sử dụng bởi nhiều cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích Tập và cách tập trung quyền lực của ông ta.
Nhưng người dân Bắc Kinh thì thích nói chuyện chính trị, do đó, họ vẫn xì xầm với nhau. Rồi họ đang bàn tán về lý do tại sao ông chủ tịch của họ phải có một biện pháp cực đoan như vậy.
Tập cũng là Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân Đội Giải phóng Nhân dân, và là tổng thư ký của Đảng cộng sản Trung Quốc, nơi cầm nắm quyền lực thực sự trong nước.
Lời giải thích chính thức của Tập để đòi hỏi được cầm quyền lâu dài, theo ông ta là sự cần thiết phải hài hòa với vị trí của tổng thư ký đảng và người đứng đầu ủy ban quân sự, nên không hạn chế về mặt niên hạn.
Những người của Tập đã đi xa đến mức dùng Ý nghĩa Công giáo và Chúa ba ngôi để giải thích cho bước đi mới này. Trong Kitô giáo, Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là ba ngôi vị nhưng vẫn chỉ là một.
Điều này quả là không thuyết phục, và người dân Bắc Kinh không nuốt nổi. Họ vẫn nghi ngờ rằng có một lý do khác, và đó là Tập không thể chịu nổi chuyện rời chức.
Một Nhà quan sát thời sự nói rằng : "Tập có lẽ sợ những gì có thể xảy ra trong vòng ba đến bốn năm tới. Nếu giới hạn nhiệm kỳ của chức chủ tịch vẫn giữ nguyên, ông có thể đã trở thành một con vịt què trước kỳ đại hội đảng kết tiếp vào năm 2022".
Nói cách khác, là "Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm đáng kể, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân bình thường, thì Tập rồi cũng sẽ trở thành con vịt què".
Kể từ khi lên nắm quyền, Xi đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng của mình để chế ngự các phe phái đối nghịch. Nhiều nhân vật có ảnh hưởng đã trở thành nạn nhân của cuộc thập tự chinh. Trên con đường đó, Tập đã tạo nên nhiều thù hận. Dĩ nhiên Tập sẽ phải đối mặt với sự trả đũa khắc nghiệt của những kẻ thù chính trị nếu ông ta mất quyền lực.
Năm năm qua là một ví dụ điển hình cho những gì xảy ra với những nhà lãnh đạo hàng đầu hạ cánh thiếu tính toán. Người trợ lý gần nhất của Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch đang ở tù chung thân. Lý Nguyên Triều, từng là ngôi sao đang lên của Đoàn Thanh niên Cộng sản, một phe do Hồ Cẩm Đào lãnh đạo, đã không được tái nhiệm làm Ủy viên Trung ương và bị buộc phải từ chức chức phó chủ tịch.
Trong một hiệu sách nhà nước ở Vương Phủ Tỉnh (Wangfujing), một khu mua sắm bận rộn ở trung tâm Bắc Kinh, các cuốn tiểu sử về họ Tập, với hình bìa là bức ảnh đen trắng cũ của chàng trai Tập trẻ tuổi, chiếm các kệ trên. Còn cuốn sách về Chủ tịch Mao thì ngồi trên giá thấp hơn.
Cạnh tranh với một kệ thấp hơn là một cuốn sách về Đặng Tiểu Bình, người đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao sau cái chết của Mao và là người đã bắt đầu chính sách 'cải cách và mở cửa' của Trung Quốc vào những năm 1970.
Không có cuốn sách nào về Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào, những người tiền nhiệm của tập, có thể được tìm thấy, ít nhất là không có trong không gian chính của cửa hàng. Các thời đại của Giang và Hồ đang bị chìm xuống quên lãng, ít nhất theo dòng sách nói về lịch sử Trung Quốc.
Nhưng người mua sách ở Bắc Kinh có vẻ không chia sẻ sự phấn khích mà cận thần của Tập muốn thể hiện. Tiêu đề sách về Mao vẫn đang bán chạy hơn cuốn sách nằm trên.
Vào đêm trước cuộc bỏ phiếu thay đổi hiến pháp, chính quyền Bắc Kinh nhấp nhổm, thận trọng với những phản đối về việc hủy bỏ hạn định là chủ tịch.
Ngày 11 tháng 3, Quốc hội bãi bỏ điều khoản này, với 2.958 đại biểu bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết và hai cuộc bỏ phiếu chống lại nó. Ba đại biểu bỏ phiếu trắng.
Tập xuất hiện với vẻ nhẹ nhõm. Ngài chủ tịch đã chốt một số lượng cảnh sát chưa từng có trong suốt ngày hôm đó, nhằm đối phó bất kỳ trường hợp phản ứng nào, và phải dập tắt ngay.
Những người đi đến Vương Phủ Tỉnh bằng tàu điện ngầm, hoặc đi bộ phải bước qua những quan sát an ninh nặng nề khác thường bao gồm cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc biệt, cảnh sát và quân lính ; họ cũng phải được soi chiếu trước khi vào khu mua sắm.
Tại Quốc hội, cuộc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức kín, nhưng các đại biểu phải bỏ phiếu cho chính bản thân họ. Việc bị chống lại sự thay đổi hiến pháp sẽ là nguy cơ cho sự nghiệp chính trị của họ.
Một quan chức phụ trách phiên họp nghị viện hiện tại đã phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 11 tháng 3, ngay sau cuộc bỏ phiếu lớn. Viên chức giải thích rằng không có sự phản đối nào trong việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ngài chủ tịch và bác bỏ những mối quan ngại rằng một cái gì đó giống như Cách mạng Văn hóa có thể xảy ra lần nữa.
Đây đúng là tình trạng đó phải không ? Chúng ta sẽ chỉ biết trong 5 năm, 10 năm, hoặc có thể là 20 năm với những gì sẽ diễn ra trên đường phố.
Katsuji Nakazawwa
Nguyên tác : Xi Jinping and the 60-year curse, Nikkei Asian Review, 19/03/2018
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 26/03/2018 (tuankhanh's blog)