Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhận diện giới ‘tư bản đỏ’ tại Việt Nam (Người Việt, 30/10/2017)

Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tại một quán cà-phê "cóc" gần hội sở của một tờ tuần báo Văn Nghệ tại Sài Gòn. Bữa đó, tình cờ có sự hiện diện của mấy gương mặt "lớn" một thời sáng giá của thành phố này.

tbdo1

Thương xá Eden (cũ) bị tư bản đỏ phá đi xây lại theo lối Đông Âu để kinh doanh. (Hình : Văn Lang/Người Việt)

Nhân bàn luận thời cuộc, chính trị (tình hình lúc đó đang sau "đổi mới" của cộng sản). Một ai đó đưa ý kiến, rằng hiện nay thì công an chỉ biết bảo vệ đảng, nhưng sau này kinh tế thị trường phát triển, thì công an sẽ "chuyển sang" bảo vệ các ông chủ doanh nghiệp, theo nguyên tắc : "Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có… quyền !" Nhà văn S.N đã "gạt" đi, cho rằng ai đó vừa phát biểu là kẻ "nói bậy, nói bạ".

Thực tế, sau mấy chục năm "đổi mới" – Theo đuổi kinh tế thị trường, định hướng cái đuôi "xã ngãi" của CSVN đã cho thấy nhận định của người bạn trẻ năm xưa nay đã là… hiện thực.

Dẫn chứng gần đây nhất cho thấy, khi có sự "bất đồng ý kiến" về việc đóng học phí của VinSchool (thuộc tập đoàn VCgroup), với phụ huynh theo học tại trường. Nhiều vị phụ huynh đã dùng Facebook lên mạng đã "complain" về cách tăng học phí không đúng như đã cam kết, khi năm học mới chỉ vừa bắt đầu được một tháng. Lập tức, tập đoàn VCgroup yêu cầu công an điều tra "ngay lập tức" những người dám lên mạng xã hội nói xấu lãnh đạo của tập đoàn (tư nhân) VCgroup.

Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) của công an Hà Nội lập tức cho triệu tập một số người có ý kiến "bất mãn" với VCgroup tới "làm việc". Điều này rõ ràng trái với những quy định về giao dịch dân sự, và cũng không phải việc của PC 50, vì Facebook trên mạng là công khai danh tánh, chứ chả phải loại "tội phạm công nghệ" gì.

Một người dân sinh sống tại một thành phố du lịch biển, có lần còn kể cho chúng tôi nghe. Là ở xứ của anh, lần đó một vị đại gia giàu nhất nhì trong xứ, với hàng loạt nhà hàng, khách sạn, resort… đi xe hơi, tình cờ có sự va chạm với xe chở nước mắm của người dân. Khi đôi bên xuống xe, cùng đang phân bua chuyện phải quấy. Tình cờ, có một viên sĩ quan công an đi ngang, nhìn thấy vị đại gia kia đang phải cự cãi với dân. Y ta liền gọi điện về sở, lập tức một chiếc xe Jeep chở đầy công an được điều tới để bảo vệ vị đại gia. Dù sau đó mọi việc được giải quyết êm xuôi. Vì đại gia kia cũng là người biết chuyện. Nhưng người dân kể chuyện cho chúng tôi, đã lắc đầu ngao ngán : "Bây giờ giới nhà giàu được bảo vệ chẳng khác gì… vua".

tbdo2

Công viên Chi Lăng (đường Tự Do cũ), bị tư bản đỏ xâm lăng "xẻ thịt" xây thành trung tâm thương mại để kinh doanh. (Hình : Văn Lang/Người Việt)

Ở Cần Thơ, một công ty tư nhân dựa hơi quyền thế, đã ăn quỵt tiền lương của mấy bà cháu nghèo còn vu khống họ. Mấy năm sau, công ty của đại gia thủy sản này làm đám cưới cho con, rước dâu bằng dàn xe hơi xịn, mỗi chiếc cả chục tỷ. Nhưng không trả tiền mua cá cho rất nhiều hộ nông dân nghèo, bị dân treo băng-rôn đòi nợ, thì gia đình đại gia này điện kêu công an tới dẹp…

Buôn vua bán chúa không bằng mua chính sách

Khi Liên Xô và chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, một nhóm không nhỏ người Việt trở về từ các nước này. Ngoài của cải tích lũy được trong quá trình làm ăn ở xứ cộng sản "trời Âu", hành trang họ mang về xứ còn có một thứ Việt Nam chưa từng có, đó là kinh nghiệm mua chính sách. Nói nôm na là kinh nghiệm làm sao cho của cải công (do nhà nước quản lý), chảy vào túi tư nhân (là các công ty do nhóm trở về này lập ra). Muốn được vậy, thì họ phải toa rập với các quan chức cấp cao của chế độ để "mua đứt" chính sách do họ thao túng. Trong bối cảnh xã hội cộng sản Việt Nam đang phân rã, từ công hữu sang tư hữu, từ vô sản sang… hữu sản mà vẫn "ỡm ờ" chuyện định hướng "xã ngãi", làm mảnh đất màu mỡ cho tư bản đỏ, tư bản thân hữu, tư bản rừng rú"… phát triển.

Không phải chỉ khi nhóm "sói Nga" trở về, công cuộc làm ăn của giới tư bản thân hữu mới bắt đầu. Mà trước đó, dù quy mô có nhỏ hơn, nhưng "máu tham đã thấy hơi đồng", khi kinh tế thị trường mở ra, thì các công ty sân sau của "con anh Sáu, cháu anh Năm" cũng đã mọc ra như nấm sau cơn mưa.

Nhưng hùng mạnh như các tập đoàn của đám sói Nga thì sau này mới có. Để đo lường sức mạnh thực sự của họ chỉ cần nhìn vào một thực tế để chứng minh. Đó là, khi Thủ Tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc vừa nhậm chức, trong một buổi làm việc có đặt vấn đề :"Ai cho phép xây dựng tòa nhà 50 tầng tại Giảng Võ, Hà Nội ?" Các báo trong nước đồng loạt "giật tít" trên tranh nhất để lấy lòng tân thủ tướng. Nhưng qua ngày hôm sau, các báo đồng loạt hạ bài xuống, hoặc "tảng lờ" qua những tít bài "huề trớt", kiểu ai cũng hiểu chỉ người đọc là… không hiểu. Còn mấy tay Facebooker thì tỉ mẩn viết ra những tính toán, đất Giảng Võ lúc trước có giá là 25 triệu đồng/1 mét vuông. Từ khi có dự án xây tòa nhà "chọc trời" kia, thì giá đất đã "vọt" lên tới 300 triệu đồng/1 mét vuông, đem nhân với mấy chục héc-ta thì sẽ ra số tiền là bao nhiêu ? Mà đây cũng chỉ là một phi vụ "nhỏ như con thỏ" trong việc mua đứt chính sách để trở thành phú gia địch quốc.

Giới phân tích chính trị phương Tây cho rằng, với kinh tế thị trường sẽ hình thành ra giai cấp trung lưu, và chính giới trung lưu sẽ quyết định chính sách làm thay đổi chế độ cộng sản. Trên thực tế, chúng tôi thấy quyết định chính sách tại Việt Nam (và có lẽ cả Trung Cộng) là giới tư bản đỏ, tư bản thân hữu chứ không phải giới trung lưu (về căn bản chỉ là những người làm công ăn lương).

Sở dĩ giới phân tích chính trị phương Tây phạm sai lầm, là vì họ đánh giá dựa trên giá trị căn bản của xã hội phương Tây. Là xã hội bầu cử tự do. Do vậy, giai cấp trung lưu chiếm số đông (nhất) trong xã hội, nên giai cấp trung lưu quyết định chính sách và thể chế của xã hội thông qua lá phiếu (dù lý luận này vẫn là khiên cưỡng).

Trong chế độ độc tài, không có bầu cử tự do thì giai cấp trung lưu là giai cấp… thụ động nhất. Họ rất sợ mất địa vị "vô cùng mong manh" của mình, vì chỉ cần bị mất việc một cái là họ đã phải trở về với giai cấp… vô sản lưu manh.

Còn giới tư bản đỏ, tư bản thân hữu… chống lưng phía sau là những nhóm lợi ích có địa vị chính trị. Lúc này họ phải toa rập với nhau để cùng hưởng lợi, cùng bóc lột tài nguyên, tài sản quốc gia, bóc lột dân chúng… Nhưng đồng thời họ cũng "dè chừng" chờ "lật" nhau. Vì chính trị cộng sản không thể chung sống với tư bản (dù là tư bản đỏ, tư bản thân hữu). Nhưng chính cộng sản cũng không có đường lui, vì lợi ích của các nhóm chính trị cũng xâu xé lẫn nhau theo lối "đèn cù". Do vậy, cần có sự thỏa hiệp với nhau, mà thỏa hiệp có tính cách bền vững, lâu dài nhất là thỏa hiệp về chinh sách. Sao cho các phe nhóm, các thành phần kinh tế đều có thể chung sống hòa bình với nhau. Cái đó sẽ dần hình thành một xã hội dân chủ, chỉ có thể được bảo đảm bằng thể chế tam quyền phân lập. Đảm bảo cho mỗi cá nhân quyền tư do (dù là tự do kinh doanh hay tự do ngôn luận, tư tưởng…" Dù "giấc mơ"có thể còn xa, nhưng kinh tế bao giờ cũng quyết định thể chế chính trị, chứ không thể ngược lại. 

Văn Lang

********************

Gian lận thương mại tại Việt Nam và hậu quả (RFA, 31/10/2017)

Vụ việc doanh nhân Hoàng Khải bị cho là lừa gạt khách hàng vì nhập khăn lụa Trung Quốc về gắn mác thương hiệu "Khaisilk-Made in Vietnam" và bán với giá cao làm dấy lên làn sóng trong dư luận về vai trò quản lý nhà nước, biện pháp xử lý hậu quả vụ việc cũng như ảnh hưởng xấu mà môi trường kinh doanh của Việt Nam phải chịu bởi nạn gian lận trong thương mại như thế ?

daigia1

Một cửa hàng Khaisilk tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort đóng cửa sau khi bị khách hàng tố cáo bán khăn lụa "Made in China". Hình chụp ngày 31/10/2017. Courtesy : Facebook Huỳnh Bá Phương

Lừa dối khánh hàng

Không chỉ những ai mua phải khăn lụa thương hiệu Khaisilk mà dư luận đồng loạt bày tỏ sự phẫn nộ trước việc làm lừa dối khách hàng của doanh nhân Hoàng Khải, mặc dù vị doanh nhân có tiếng này đã cúi đầu xin lỗi.

Vụ việc doanh nhân Hoàng Khải, trong hạ tuần tháng 10, bị tố đã bán những chiếc khăn lụa Khaisilk mà ông đã kỳ công tạo dựng thương hiệu suốt gần 3 thập niên qua, chính là khăn nhập từ Trung Quốc do cái mác "Made in China" còn sót lại trên khăn, khiến người tiêu dùng thắc mắc có phải ông Hoàng Khải, một doanh nhân thành đạt, đã lừa gạt khách hàng trong ngần ấy năm và còn bao nhiêu doanh nghiệp kinh doanh "hàng Việt Nam chất lượng cao" gian dối trong thương mại mà chưa bị phát hiện ?

Doanh nhân Hoàng Khải lên tiếng thừa nhận 50% khăn lụa thương hiệu Khaisilk có xuất xứ từ Trung Quốc và sẵn sàng bồi hoàn lại cho những khách hàng đã mua sản phẩm khăn "Made in China" của công ty một cách nghiêm túc. Ông chủ của thương hiệu được cho là tiên phong trong nghề dệt lụa Việt Nam cũng thừa nhận tập đoàn đang đối mặt với khủng hoảng và sẽ rất khó khăn để lấy lại uy tín cho thương hiệu Khaisilk.

Đài RFA trao đổi với một số doanh nghiệp kinh doanh "hàng Việt Nam chất lượng cao" và được cho biết vụ việc doanh nhân Hoàng Khải bị tố cáo làm ăn gian dối "lập lờ đánh lận con đen" làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như uy tín của các doanh nghiệp khác trên thị trường Việt Nam.

Giám đốc Công ty Yellow Chair Specialty Coffee, tại Sài Gòn nói với RFA rằng một khi doanh nghiệp đã khởi nghiệp với tiêu chí theo đuổi kinh doanh hàng hóa chất lượng cao thì hai yêu tố quan trọng nhất mà họ tâm niệm là uy tín và đạo đức kinh doanh. Nữ giám đốc của thương hiệu cà phê này khẳng định dĩ nhiên giới doanh nhân kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng giá cả không phải là mục tiêu cuối cùng mà chính giá trị của thương hiệu mang lại cho khách hàng. Dù tự hào doanh nghiệp của mình trung thành với ý tưởng kinh doanh như thế ; tuy nhiên, Giám đốc Công ty Yellow Chair Specialty Coffee chia sẻ hiện không ít doanh nghiệp lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực qua vụ bán hàng giả của thương hiệu Khaisilk bị phanh phui. Bà Giám đốc cho biết :

"Rất ảnh hưởng và tôi rất lo lắng. Ví dụ, trước đây những người có tiền suy nghĩ rằng sản phẩm giá cao thì chắc chắn chất lượng tốt nên họ không e dè khi mua. Nhưng qua vụ bán hàng gian lận của ông Khải Silk thì tất cả những người đang bán giá cao giống ông ấy đều bị ảnh hưởng ghê gớm. Những người tiêu dùng có thể cho rằng các doanh nghiệp bán hàng giá cao có thể có vấn đề giống như ông Khải Silk là mình có thể thấy bị gặp khó khăn. Do đó, bây giờ khách hàng đến mua hàng thì chúng tôi phải giải thích cho thật là kỹ".

Thương hiệu Khaisilk : trường hợp cá biệt ?

daigia2

Rau Trung Quốc nhìn tươi ngon hơn rau Việt Nam. Photo : RFA

Vấn đề gian lận thương mại tại Việt Nam một lần nữa được dư luận mang ra mổ xẻ nhân vụ việc liên quan chiếc khăn lụa hàng cao cấp của Việt Nam nhưng lại nhập khẩu từ Trung Quốc. Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một số doanh nhân gốc Việt ở nước ngoài làm ăn với các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều rắc rối vì môi trường kinh doanh Việt Nam không cạnh tranh lành mạnh và rủi ro rất cao. Ông Hưng Nguyễn, ở bang Lousiana, Hoa Kỳ cho biết công ty của ông từng nhập khẩu mặt hàng đồ biển đông lạnh và ông đã rơi vào hoàn cảnh mất trắng vì cách thức làm ăn gian dối, không uy tín của những người ở Việt Nam. Ông Hưng Nguyễn kể lại :

"Tại Việt Nam nhiều khi mình không nói được chủ hàng mà mình bị tráo hàng trong những giai đoạn khác. Trước đây khi tôi nhập hàng thì tôi cũng kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nhà máy ra đến cảng. Dù kiểm tra chặt chẽ nhưng bị tráo hàng trong khâu vận chuyển. Từ nhà máy đến cảng thì họ tráo hàng trong giai đoạn này. Khi phát hiện bị thất lạc nhiều quá thì tôi kiểm tra và phát hiện hàng bị tráo trước khi xe tải vào trong cảng".

Không những vậy, một vài công ty khác tại Mỹ có chủ là người gốc Việt cho RFA biết họ phải bỏ của chạy lấy người sau thời gian dài kinh doanh tại Việt Nam vì họ cho rằng gian lận thương mại khắp nơi ở trong nước, do người Việt Nam hám cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến uy tín hay đạo đức kinh doanh dài lâu.

Ông Duy Lê, một chuyên gia về quản trị thừa nhận những phản ánh về cách thức làm ăn gian dối như vừa nêu là đúng sự thật :

"Tại Việt Nam, một cách nào đó mình làm việc thì nhận thấy sự gian dối đi sâu vào từng ngỏ ngách công việc của nhiều người, từ thấp đến cao ai cũng có điều không trung thực và mọi nơi đều như thế. Thực tế có các doanh nghiệp uy tín, nhưng số đó tôi tin là không nhiều lắm. Gian lận là bởi môi trường. Điều đó không có nghĩa là mọi người Việt Nam đều như thế. Nhưng hiện nay xã hội Việt Nam là như thế".

Yếu tố "gian lận bởi môi trường" mà Chuyên gia Duy Lê đề cập được đa số doanh nhân mà Đài RFA tiếp xúc lý giải rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa tạo được điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách công bằng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thương hiệu chất lượng cao vì chi phí để sản xuất ra thành phẩm đội giá rất nhiều nên không thể nào bán hàng chất lượng tốt với giá rẻ. Điển hình là một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức kết hợp với nông dân trồng sản phẩm rau sạch hữu cơ, trong thời buổi thị trường đầy dẫy thực phẩm bẩn, chia sẻ với RFA gặp nhiều khó khăn vì thị phần đầu ra rất hạn chế nên khó cạnh tranh, dù tiêu chí hoạt động vừa giúp nông dân vừa mang lại sức khỏe cho cộng đồng.

Trong khi rất nhiều người tiêu dùng đang theo dõi vụ việc lừa dối khách hàng của thương hiệu Khaisilk sẽ bị khởi tố hình sự hay không và nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hy vọng các cơ quan chức năng làm công tác quản lý cũng như xúc tiến thương mại sẽ có những hoạt động để trấn an tâm lý người tiêu dùng và cổ súy vực dậy sự tin cậy để "người Việt Nam dùng hàng Việt" thì giới chuyên gia cho rằng sự gian lận thương mại tại Việt Nam sẽ khó mà thay đổi được trong một tương lai gần, như nhận định của Chuyên gia Duy Lê "Tôi đang làm việc trong lãnh vực đào tạo phát triển năng lực cho con người trong tổ chức của công ty. Tôi cảm thấy buồn vì những người nước ngoài làm việc với người Việt Nam, một cách nào đó họ xem thường người Việt Nam. Đó là một nỗi đau".

Hòa Ái, phóng viên RFA

*****************

‘Đụng’ đại gia Đà Nẵng, một nhà báo bị cấm xuất cảnh (VOA, 31/10/2017)

Hội Nhà báo Vit Nam va lên tiếng trên báo chí cho biết hi này đang làm vic vi cơ quan chc năng đ làm rõ v Công an Đà Nng cm nhà báo Dương Hng Nga xut cnh vì đơn t cáo ca "đi gia" Phan Văn Anh Vũ, còn gi là "Vũ nhôm", người mà gn đây c tri Đà Nẵng đt câu hi vì sao li có bit danh "mafia ca Đà Nng".

daigia3

Bản phi cnh ca Khu đô th Đa Phước Đà Nng, d án mà nhà báo Dương Hng Nga cho rng đã khiến bà b "gây khó d".

Trao đổi vi báo chí hôm 31/10, Trưởng ban Kim tra ca Hi Nhà báo Vit Nam, ông Phan Hu Minh, cho biết Công an Đà Nng đã có công văn xác nhn vic cm xut cnh 3 tháng đi vi nhà báo Dương Hng Nga (tên tht là Dương Th Hng Nga), Trưởng văn phòng đi din khu vc min Trung và Tây Nguyên ca Tp chí Giao thông Vn ti.

Đại din Hi Nhà báo Vit Nam cho biết Hi nhn được đơn khiếu ni ca bà Nga vào ngày 13/9, theo Tui Tr.

Trong đơn, bà Nga cho biết khi làm th tc xut cnh ti sân bay Tân Sơn Nht đ đi Myanmar, bà b công an ca khu lp biên bn không cho xut cnh vi lý do bà thuc din "chưa được xut cnh" theo đ ngh ca Công an thành ph Đà Nng.

"Gây khó dễ"

Bà Nga còn cho biết bà thường xuyên b cơ quan công an triu tp, thm chí đưa người vào giường bnh xét hi trong thi gian bà đang chăm sóc b chng đi m bnh vin hi tháng 6.

Nữ nhà báo cho rng bà b cơ quan công an điu tra "gây khó d" là do yêu cu ca ông Phan Văn Anh Vũ, biệt hiu "Vũ nhôm", Ch tch Hi đng Qun tr Công ty Xây dng 79, vì 8 bài báo bà viết trước đó vi ni dung chng tiêu cc ti d án Khu đô th Đa Phước, Đà Nng, mà tp đoàn ca ông Vũ đu tư.

Tại cuc hp giao ban báo chí ngày 26/10 UBND thành ph Đà Nng, mt đi din ca Công an Đà Nng, Đi tá Nguyn Đc Dũng, cho biết công an Đà Nng nhn được đơn t giác ti phm đi vi công dân Dương Th Hng Nga t đu năm 2017 nên cơ quan này đã thc hin các bước theo đúng quy trình.

"Việc cấm xut cnh là đúng, không có gì sai phm", Vietnamnet trích li Đi tá Dũng.

Đại din Hi Nhà báo Vit Nam cho hay trong văn bn tr li cho Hi, Công an Đà Nng vin dn vì lý do đm bo bí mt cho công tác điu tra đi vi đơn t giác ca ông Vũ, (cho rằng bà Nga đã viết mt s bài báo có ni dung xúc phm li ích hp pháp ca công ty, xúc phm danh d cá nhân ông), nên cơ quan an ninh điu tra không thông báo cho đương s biết v đ ngh cm xut cnh.

Vẫn theo văn bn trên, Công an Đà Nng khng đnh "điều tra viên không t tin vào bnh vin mà được bà Nga gi đin mi. Điu tra viên cũng ch thăm hi đng viên người m ch không phi xét hi như phn ánh ca bà Nga", theo trích dn ca báo Tui Tr.

Trong đơn khiếu ni gi Hi Nhà báo Vit Nam và các cơ quan chc năng, bà Nga nói Công an Đà Nng đã "hình s hóa" v vic dân s, làm nh hưởng đến quyn công dân và tác nghip báo chí ca bà.

Một đi din ca tp chí Giao Thông Vn Ti, Thư ký Đ Hoàng Thch, t chi đưa ra nhn đnh vi VOA v vic Trưởng đi din ca báo này b cm xut cnh.

Trong khi đó, Phó Chủ tch Hi Nhà báo thành ph Đà Nng, ông Nguyn Văn Lưỡng, nói vi VOA rng t chc này s ch kết lun ca cơ quan điu tra trước khi đưa ra quan đim bênh vc cho nhà báo Dương Hng Nga.

Ông Lưỡng nói : "Quan điểm ca Hi Nhà báo Đà Nng chúng tôi là mi vic xy ra, khi các cơ quan chc năng đã vào cuc, thì đi vi nhà báo, chúng tôi s bo v nhưng, trên cơ s quan đim ca Hi Nhà báo Đà Nng, là bo v phi theo pháp lut".

Vũ "nhôm" là ai ?

Dù là Chủ tch HĐQT ca mt tp đoàn nm trong tay hàng chc d án ln các khu "đt vàng" Đà Nng, nhưng ông Phan Văn Anh Vũ khá kín tiếng trước truyn thông. Cái tên "Vũ nhôm" ch mi được nhc đến gn đây trên báo chí sau v "doanh nghip tng xe bt thường" cho thành ph Đà Nng b phanh phui, khiến Th tướng Nguyn Xuân Phúc phi "vào cuc".

Sau vụ này, "Vũ nhôm" li liên tiếp b nhc đến trong hàng lot v lùm xùm khác Đà Nng như Bit th bán đo Sơn Trà, doanh nghip xé rng…, nhưng ni bt nhất là v hai lãnh đo Đà Nng, Nguyn Xuân Anh và Huỳnh Đc Thơ, b k lut.

Tháng trước, trong lúc Đoàn đi biu Quc hi thành ph Đà Nng tiếp xúc vi c tri qun Cm L đ chun b cho Kỳ hp 4 Quc hi Khóa XIV, mt s c tri đa phương đã đt câu hỏi "Vũ nhôm là ai mà người ta đt cho bit danh mafia ca Đà Nng ?", theo Dân Trí.

Trả li câu hi ca VOA rng "Liu có hay không ‘vùng cm’ đi vi nhà báo khi đ cp đến Vũ nhôm ?", đi din Hi Nhà báo Đà Nng nói :

"Nhà báo chúng tôi hoạt đng theo nhim v và theo lut pháp. Nếu trường hp ông Vũ sai thì đã có lut pháp, người ta s điu tra và có ý kiến. Nếu ông Vũ sai, ông Vũ phi chu hình pht ca pháp lut Vit Nam".

Khu đô thị Đa Phước là mt d án ln bin Đà Nng, do công ty TNHH Daewon ca Hàn Quốc làm ch đu tư, vi tng vn đu tư lên đến 250 triu đôla.

Dự án được khi công ty năm 2008, vi nhiu công trình ln, bao gm resort, sân golf 18 l theo chun quc tế, chung cư cao tng vi 8.500 căn h, trường hc quc tế, bến du thuyn… Tuy nhiên, sau khi hoàn thành lấn bin giai đon 1, công ty Daewon đã "không th tiếp tc d án" vì "gp nhiu tr ngi", theo Người Lao Đng.

Dự án đã được chuyn nhượng toàn b cho Công ty TNHH Sunrise Bay, mà ông Phan Văn Anh Vũ là người đi din pháp lut.

Khánh An

Published in Việt Nam

Nhân chuyện ông Hoàng Khải, một doanh nhân lẫy lừng với thương hiệu Khaisilk phải lên tiếng xin lỗi khách hàng vì bán lụa Tàu suốt gần 30 năm qua, nhớ lại miền Nam trước năm 1975 từng có hàng loạt doanh nhân làm ăn tử tế với những thương hiệu Việt lừng lẫy một thời như xà bông Cô Ba, dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, dầu cù là Mac Phsu, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột ngọt Vị Hương Tố, bia la-de Con Cọp, kem đánh răng Hynos, xe hơi La Dalat v.v…

khaisilk1

Cửa hàng Khaisilk bán hàng 'made in China' chiều 26/10

Cái làm nên tên tuổi, thương hiệu thời đó là từ đạo đức kinh doanh của các doanh nhân. Họ làm ăn đàng hoàng, tôn trọng khách hàng, trân trọng sản phẩm của chính mình và hết sức giữ chữ tín. Nhưng sâu xa hơn, sở dĩ họ làm được như vậy là vì họ có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, họ muốn tạo ra những sản phẩm Việt Nam chứ không muốn người Việt phải dùng hàng ngoại.

Còn bây giờ, đốt đuốc tìm không ra một doanh nghiêp chân chính, mà toàn là những cung cách làm ăn chụp giựt, thất nhân tâm, không cần biết chữ tín nhan nhản khắp nơi. Tại sao vậy ? Vì bây giờ thiên hạ chỉ muốn làm giàu, làm giàu thật nhanh, vơ vét cho nhiều. Cái thương hiệu lắm khi chỉ là cái bình phong để họ làm chuyện khác, ví dụ như Khaisilk, mảng lụa tơ tằm đâu phải là nguồn thu nhập chính của đại gia này, khi bên cạnh đó ông Hoàng Khải còn kinh doanh bất động sản, nhà hàng, resort, văn phòng cho thuê… Ông Hoàng Khải không sống chết vì lụa.

Nguyên nhân sâu xa hơn là xã hội bây giờ sự dối trá, lừa lọc quá nhiều, con người ta đã quen với chuyện đó và chuyện sống tử tế, làm ăn đàng hoàng trở nên vô cùng hiếm hoi. Thứ hai, người ta không còn yêu nước nữa. Nếu thực sự yêu nước, có lòng tự hào dân tộc, cỡ ông Hoàng Khải thừa sức xây dựng cả một làng sản xuất lụa tơ tằm Việt Nam, vừ a tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hàng ngàn con người, vừa bảo tồn ngành lụa tơ tằm Việt Nam và đưa lụa Việt ra với thế giới…Nhưng làm thế cực công lắm, làm nhà hàng, resort, buôn bán bất động sản mau giàu hơn nhiều… Chả phải riêng gì một cá nhân ông Hoàng Khải.

Cho nên, trong một xã hội đàng hoàng, ngay như ở MN trước năm 1975, một doanh nhân giàu lên sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn hàng triệu con người, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị, làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất khẩu và đem ngoại tệ về cho đất nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu lên là bao nhiêu dân oan mất đất, bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai thác, vơ vét, bao nhiêu đất nông nghiệp bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất kinh doanh…

Ở nước ta bây giờ, đạo đức trong môi trường chính trị đã không có, đạo đức trong môi trường kinh doanh, thậm chí trong văn hóa nghệ thuật cũng không.

Song Chi

Nguồn : RFA, 26/10/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn