Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam, đã có dấu hiệu bình phục sau đợt nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao hôm thứ Tư 26/2/2020.

ly1

Hình minh họa. Hình chụp qua màn hình Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa ở Huế hôm 30/7/2007, AP

Từ tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, cháu ruột cha Lý là linh mục Nguyễn Vũ Việt, cho biết :

"Tôi nhận được tin cha Lý bị nhồi máu cơ tim với huyết áp lên tới trên 180. Ngài bị nhức ngực 3 tiếng liên tiếp nên phải đi bệnh viện. Tình hình mới nhất được gia đình cho biết ngài đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được".

Hiện linh mục Nguyễn Văn Lý còn ở nhà thương để được tiếp tục theo dõi, nơi ông đang được chữa trị là Bệnh Viện Quốc Tế, thành phố Huế :

"Cha Lý vẫn ở Nhà Chung tại Tòa Giám Mục Huế. Nhà Chung là khu nhà cho các cha hưu dưỡng ở. Từ lúc đi tù đợt cuối cùng về thì cha Lý ở chỗ đó thôi và hầu như không được khỏe lắm".

Vẫn theo lời linh mục Nguyễn Vũ Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Quốc và kêu gọi mọi người tham gia :

"Ngài nói với tôi đây là trách nhiệm và lương tâm chú phải làm, có thể nhiều người không đồng ý nhưng chú nghĩ chú làm để cứu đất nước khỏi cộng sản và vô thần nên chú phải lên tiếng đến hơi thở cuối cùng".

"Chính quyền cũng có thay mặt nhau vô thăm ngài, họ vô thì ngài thường khuyến dụ họ đừng đi theo đảng cộng sản nữa, nên bỏ đảng mà theo dân, nên cho dân biểu tình đòi lại độc lập cho đất nước hơn là bắt bớ dân. Ai vô ngài cũng khuyên vậy rồi còn dạy Giáo lý cho họ nữa, từ từ họ cũng ngán nên họ không vào thăm nữa"

Năm nay 72 tuổi, 4 lần bị tống giam nhiều năm, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế, linh mục Nguyễn Văn Lý được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa viên tịch hôm 22/2/2020 vừa qua.

ly2

Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý đọc quyết định trả tự do ở nhà tù Nam Hà hôm 1/2/2005 Reuters

Cha Nguyễn Văn Lý chịu chức linh mục ngày 30 tháng Tư năm 1974. Tháng 9/1977, ông bị chính quyền mới bắt giam vào lao xá Thừa Phủ, Huế, bị kêu án 20 năm tù vì đã phổ biến 2 bài tham luận của bề trên là Đức Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền, lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo một cách tinh vi của đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên mấy tháng sau đó ông được cho về theo như giải thích của linh mục Nguyễn Vũ Việt :

"Khi ấy cộng sản Việt Nam đang nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nên xoa dịu để đánh lừa. Ngày 24/12/1977 Việt Nam trả tự do cho linh mục Hồ Văn Quí và linh mục Nguyễn Văn Lý. Linh mục Lý bị đưa về quản thúc tại 37 Phan Đình Phùng, tức Nhà Chung ở Huế.

Tháng 1/1983, linh mục Lý bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Giáo xứ Bắc Sơ, Huế. Tháng 12/1983, chính quyền cộng sản mở phiên tòa, kết án linh mục Lý 10 năm tù cộng 4 năm quản chế vì tội phát tán thông tin tài liệu gây phương hại lợi ích Nhà Nước.

Tháng 7/1992 linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích về lại Nhà Chung ở Huế. Không lâu sau đó ông thảo tuyên ngôn về thực trạng Công giáo tại giáo phận Huế.

Đến năm 2001, linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục đứng lên đòi "Tự do tôn giáo hay chết", phương châm tranh đấu đã tạo tiếng vang trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, chính quyền áp lực bề trên Giáo phận Huế lúc bấy giờ là Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đưa linh lục Lý về Giáo xứ Nguyệt Biều như một hình thức quản thúc.

Năm 2007 ông lại bị bắt và bị giam lỏng tại nhà thờ Bến Củi. Ngày 30/3/2007, linh mục Lý bị đưa ra tòa xét xử với phán quyết 8 năm tù 5 năm quản chế vì tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà Nước’.

Tại phiên tòa năm 2007, hình ảnh cha Lý bị viên công an tháp tùng dùng tay bịt miệng ông lại, nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành biểu tượng của chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.

Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch Giám sát Nhân quyền ở Hoa Kỳ, Reporteurs Sans Frontières Phóng Viên Không Biên Giới ở Pháp, Amnesty International Ân Xá Quốc Tế ở Anh.

ly3

Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế hôm 15/3/2010. Reuters

Trong thời gian thụ án tù lần thứ tư, linh mục Lý từng được phép rời nhà tù ra ngoài đầu tháng 9/2009 để chạy chữa do sức khỏe suy kém sau đôi ba lần đột quị. Theo linh mục Nguyễn Vũ Việt, chính quyền Việt Nam trong giai đoạn này đã có đề nghị linh mục Lý ra nước ngoài trị bệnh nhưng ông không chấp nhận. Tháng 3/2010 ông bị đưa vào tù trở lại, bất chấp sự can thiệp từ nhiều giới.

Đây cũng là thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý được hai vị chính khách Mỹ, thượng nghị sĩ Sam Brownback và dân biểu Chris Smith đến thăm trong tù. Nắm rất rõ chuyện này là giám đốc điều hành BPSOS ở Washington DC, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :

"Tháng 1/2004 thượng nghị sĩ Sam Brownback, Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại thượng viện Hoa Kỳ, có việc đi Hà Nội trong chuyến công du Á Châu. Chúng tôi đã cùng bên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam vận động Thượng nghị sĩ Sam Brownback là nên gặp linh mục Lý trong nhà tù. Thượng nghị sĩ Brownback đã đặt điều kiện với chính phủ Việt Nam là nếu không được gặp linh mục Lý trong nhà tù thì ông sẽ hủy chuyến đi. Lúc ấy Việt Nam đang rất cầu cạnh Hoa Kỳ về mậu dịch và viện trợ vân vân…thành ra họ phải chấp nhận để thượng nghị sĩ Sam Brownback vào gặp linh mục Lý"

"Còn dân biểu Smith, người đã đứng ra bảo trợ cho linh mục Lý trong chương trình "Bảo Trợ Tù Nhân Lương Tâm" thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ mà ông đang là đồng chủ tịch. Dân biểu Chris Smith cũng chính là người nhiều lần đề cử cho linh mục Nguyễn Văn Lý vào giải Nobel Hòa Bình cùng với cố đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ".

Đây là 2 khuôn mặt lãnh đạo kiên trì cho tự do tôn giáo và quyền được ăn được nói mà người dân trong nước bị tước đoạt bao lâu nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng khẳng định.

Và dù như một người đã khuất núi, ông Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, người còn lại là linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn xứng đáng được vinh danh, được nhắc nhở, đặc biệt trong giới ngoại giao, lập pháp Mỹ cũng như các đoàn thể, tổ chức quốc tế vì tự do đức tin và tự do ngôn luận trên thế giới.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/03/2020

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Chủ nhật ngày 5/3/2017 với nhiều người Việt Nam tại hải ngoại là một ngày đặc biệt. Từ nhiều cộng đồng người Việt tại Mỹ đến cộng đồng hải ngoại ở Canada, Australia, Czech... đã tổ chức những buổi thắp nến và biểu tình với mục đích hỗ trợ tinh thần cho bà con trong nước trước lời "kêu gọi" tổng biểu tình vào ngày 5/3/2017.

bieutinh0

Lời kêu gọi tổng biểu tình từ ngày 5/3/2017 được Linh mục Nguyễn Văn Lý gửi đi từ khoảng cuối năm 2016

1. Tính chính danh của Lời kêu gọi biểu tình

- Lời kêu gọi tổng biểu tình từ ngày 5/3/2017 được Linh mục Nguyễn Văn Lý gửi đi từ khoảng cuối năm 2016. Tuy nhiên, trong một video phỏng vấn vào đầu tháng 3, Linh mục Nguyễn Văn Lý cho biết ông chỉ thay mặt tổ chức có tên gọi là Quốc Dân Việt kêu gọi tổng biểu tình vào mỗi ngày chủ nhật bắt đầu từ ngày 5/3/2017.

- Trong một thông cáo đăng vào ngày 4/3/2017, Linh mục Phan Văn Lợi đã thay mặt Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam thông báo như sau :

"Hoàn toàn ủng hộ các cao trào trong nước và hải ngoại nói trên, nhiệt liệt hỗ trợ các cuộc tổng biểu tình ngày 5/3/2017 và những ngày kế tiếp".

"Kêu gọi đồng bào hải ngoại nhiệt tình ủng hộ và yểm trợ phong trào Quốc Dân Việt, nỗ lực vận động công luận quốc tế, chính giới các nước dân chủ tự do và Liên Hiệp Quốc yểm trợ cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của đồng bào trong nước".

- Như thế, rõ ràng lời kêu gọi cuộc tổng biểu tình ngày 5/3/2017 có sự đồng ý tham gia của nhiều cá nhân đại diện cho nhiều tổ chức khác nhau. Do đó, bất kì đoàn thể, cá nhân nào cho rằng cuộc kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 5/3/2017 là từ phe của ông Đào Minh Quân, hoặc Trịnh Xuân Thanh là "qui chụp" sai trái. Có chăng, những người đó chỉ "ăn theo" lời kêu gọi (1).

2. Không đồng ý với Lời kêu gọi biểu tình 5/3/2017 thì có nên hô hào "tẩy chay" ?

- Trước ngày 5/3, có nhiều anh/chị đã đấu tranh lâu năm trong nước lên tiếng bày tỏ sự phản đối và "tẩy chay" cuộc tổng biểu tình vì họ cho rằng lời kêu gọi không phải từ Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhưng là của ông Đào Minh Quân, được cho là một phe nhóm kích động biểu tình. Tuy nhiên, nếu theo dõi kĩ và như phân tích ở trên, lời kêu gọi tổng biểu tình là có nguồn gốc từ tổ chức Quốc Dân Việt mà Linh mục Nguyễn Văn Lý đã thay mặt và Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam có ủng hộ.

- Như thế, rõ ràng đã có một âm mưu cố tình thay đổi tính chính danh của lời kêu gọi, nhằm bài xích cuộc biểu tình và chia rẽ quần chúng trước lời kêu gọi.

- Đã có những người nói những người tham gia cuộc biểu tình bị dụ dỗ và lôi kéo. Thậm chí, còn có vài người cho rằng những người ở nước ngoài không nên kêu gọi biểu tình. Bản thân tôi không thể nào hiểu nỗi tại sao lại có những suy nghĩ như thế, bởi biểu tình là sự bày tỏ quan điểm và chính kiến mà mỗi người Việt Nam nên dần tập làm quen. Ai đi biểu tình ở Việt Nam chắc chắn phải lường trước chuyện bắt bớ và đàn áp. Chính vì thế :

Nếu bạn không muốn hoặc không dám tham gia biểu tình, thì hãy góp ý cho tốt hơn, hoặc im lặng để người khác tham gia, cớ sao lại bài xích, hô hào tẩy chay ?

Bạn nghĩ rằng khi bạn hoặc tổ chức của bạn kêu gọi biểu tình sẽ không có đàn áp chăng ? Xin nhớ, không có cuộc biểu tình ôn hòa nào ở Việt Nam mà không có đàn áp và bắt bớ.

Tại sao bạn không mừng cho ý thức và tư tưởng của người dân trong nước đã và đang thay đổi? Đã có những người không còn sợ hãi bắt bớ và đàn áp, thì bạn nên vui mừng cho con đường Dân Chủ của Việt Nam đang rộng mở, cớ sao lại kêu gọi tẩy chay, gây chia rẽ?!

Tại sao bạn lại tập trung nhìn vào những thành phần không đáng bàn đến như Đào Minh Quân hay Trịnh Xuân Thanh rồi bài xích, mà không nhìn tổng thể bức tranh của lời kêu gọi của cuộc tổng biểu tình?

3. Hãy nhìn những ngôi sao sáng thay vì bóng đêm

- Trong lúc một số cá nhân lên tiếng tranh cãi sự đúng/sai của cuộc biểu tình vào ngày 5/3/2017, thì tại trung tâm Sài Gòn, dưới chân tượng đài Đức Mẹ, đã những khuôn mặt rất mới, chưa xuất hiện ở những lần xuống đường trước đây, không hề sợ hãi, hô vang :

"Tự Do Muôn Năm" "Formosa Get Out" và cùng nhau hát vang : "Trả lại đây cho nhân dân tôi, Quyền tự do, quyền con người, Quyền được nhìn, được nghe, được nói, Quyền được chọn chân lý tự do, Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn...".

- Hãy hỏi những người xuống đường ngày hôm đó : liệu họ có bị dụ dỗ hay tự nguyện xuống đường trong tinh thần bất bạo động, với mong muốn một Việt Nam thanh bình và tươi đẹp hơn ?

Nhìn thẳng vào những đôi mắt đầy kiên quyết, nhưng có pha chút sợ hãi của nhóm người biểu tình vì sự đàn áp khốn nạn của nhà cầm quyền, lòng tôi quặn đau... Chỉ ước ao được có mặt tại Việt Nam để cùng góp một tiếng nói bảy tỏ chính kiến... còn chuyện bầm dập thân thể có ra sao thì kệ. Con người ai không phải chết !

Không có một vinh quang nào mà không phải trải qua khổ đau. Không một quốc gia cộng sản nào dành được Dân Chủ mà không trải qua đau thương, đàn áp, và chết chóc ! "Freedom is not free !".

Hãy xem những cuộc biểu tình này là những sự kiện và bài học phải có của dòng chảy Dân Chủ tại Việt Nam. Do đó, không muốn tham gia thì cũng đừng bài xích, cay nghiệt chê bai những người biểu tình và những ai ủng hộ cuộc biểu tình, bởi những cuộc biểu tình đó cũng thể hiện tinh thần hiệp thông với người dân miền Trung trước thảm họa Formosa. Biết đâu được, từ những lời hô vang và thông điệp mạnh mẽ của những người xuống đường ngày hôm đó thức tỉnh một vài người, nhóm người... góp một vài ngọn nến duy trì con đường Dân Chủ - Tự Do cho Việt Nam.

Đâu đó, vẫn có những tổ chức luôn âm thầm đấu tranh cho Dân Chủ - Tự Do tại Việt Nam, nhưng họ không bao giờ lên tiếng. Con đường đấu tranh cho một Việt Nam không độc tài cộng sản thì rất cam go và khó khăn, nhưng lại là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi một người dân Việt Nam, chứ không của riêng bất kì ai. Hy vọng qua những cuộc biểu tình sẽ có nhiều người nhận ra rằng con đường đấu tranh cho Dân Chủ hiệu quả nhất tại Việt Nam là đấu tranh có tổ chức.

Trước cuộc biểu tình ngày 5/3, tôi đã không đồng tình với cách tổ chức của Quốc Dân Việt cũng như lời kêu gọi còn thiếu sự đồng thuận và tính thuyết phục. Tuy nhiên, tôi đã chọn cách im lặng thay vì chê bai, bè giễu. Bạn hãy thắp và duy trì ngọn nến của mình, chứ đừng nhẫn tâm thổi tắt ngọn nến của người khác, rồi nguyền rủa bóng đêm. Hãy nhìn những ngôi sao sáng thay vì soi mói và chỉ trích bóng đêm !

Mai V. Phạm

(6/3/2017)

(1) Nguồn : https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10208867712114890&id=1377103589

********************

Nhìn lại cuộc biểu tình ở Hà Tĩnh hôm 5/3 (RFA, 11/03/2017)

Cuộc biểu tình của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh và lời hiệu triệu biểu tình trên toàn quốc nhằm thúc đẩy nhà cầm quyền có biện pháp dứt khoát, yêu cầu công ty Formosa đền bù thỏa đáng và công ty này phải rời Việt Nam, trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam được hồi sinh.

bieutinh2

Một bé trai đang buộc băng rôn mang khẩu hiệu biểu tình trước cổng Formosa ngày 5 tháng 3. RFA photo

Cuộc biểu tình ngày 5 tháng 3 năm 2017 đã được Sài Gòn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Nha Trang và Hà Nội hưởng ứng mạnh mẽ. Cuộc biểu tình này có những nét đặc biệt mà những cuộc biểu tình trước chưa từng có. Đó là tinh thần vượt thoát sợ hãi, quyết tâm đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam và trên hết là thái độ đồng thuận từ phía an ninh Việt Nam trong suốt cuộc biểu tình.

Quyết tâm đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam

Một người tham gia biểu tình không muốn nêu tên, chia sẻ :

"Toàn thể bà con cũng kết hợp với bà con toàn thể thế giới, nhân ngày môi trường, chúng tôi, những người đang sống trong đau khổ vì thảm họa môi trường, chúng tôi biểu tình nhằm nêu thông điệp yêu cầu đuổi Formosa ra khỏi đất nước Việt Nam. Vùng biển chúng tôi đã thừa kế của cha ông để lại. Chúng tôi là một làng nghề đánh bắt đã nổi tiếng trên thế giới vì uy tín cá ngon, cá sạch của chúng tôi. Làng cá Kỳ Lội, Kỳ Anh chúng tôi vốn nổi tiếng cá ngon, cá sạch nhưng Formosa đã làm vấy bẩn uy tín chúng tôi, làm hại môi trường biển của chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu Formosa phải cút khỏi Việt Nam và đặc biệt là cút khỏi Hà Tĩnh, trả lại môi trường biển xanh và sạch cho chúng tôi !".

Một người tham gia biểu tình tên Hương, chia sẻ : "Thông điệp của chúng tôi là làm sao cho Formosa cút khỏi Việt nam, chúng tôi không cần Formosa, chúng tôi chọn biển sạch, chọn môi trường sạch sẽ và tương lai con cháu chúng tôi được sạch sẽ…"

Theo bà Hương, thông điệp chính của cuộc biểu tình lần này mà bà muốn gửi đến toàn thế giới để cùng chia sẻ là Formosa phải rút khỏi Việt nam, hãy trả lại môi trường biển sạch, cá sạch và trả lại sự sống cho biển Việt Nam, người dân Việt Nam chọn biển sạch, chọn một nền kinh tế lành mạnh chứ không chọn thép và tuyệt đối không chọn một nền kinh tế dơ bẩn về cả nội dung và hình thức.

bieutinh3

Trẻ em trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 3 tại Hà Tĩnh. RFA photo

Bà Hương nói rằng mặc dù bà là người từng bị an ninh đánh trong các cuộc biểu tình trước, những chấn thương của bà vẫn chưa lành hẳn nhưng bà vẫn quyết tâm biểu tình để nói lên tiếng nói quyền dân của mình. Bởi quyền dân đã bị khuất lấp quá lâu trong những đống đổ nát của các thứ văn bản chồng chéo và trí trá. Chính vì cần phải nói lên tiếng nói của một người dân để tương lai con cháu bà không thiệt thòi.

Bởi với bà Hương, ngoài ý nghĩa nói lên tiếng nói bảo vệ tương lai của con cháu mình, bà cũng nói lên tiếng nói thay thế cho những người mẹ, người bà khác đang quá bận bịu vì công việc cơm áo gạo tiền, ngày Chủ Nhật của họ với bộn bề lo toan và họ không có điều kiện để đi biểu tình, để nói lên tiếng nói đích thực của quyền làm người.

Và bà Hương chia sẻ thêm nếu như lần này, bà tiếp tục bị an ninh hành hạ thì điều đó càng làm cho bà quyết tâm hơn nữa bởi không có gì ngăn cản được tiếng nói của sự thật, mặc dù không có tấc sắt trên tay nhưng bà có sự thật và lương tâm con người. Bà Hương khẳng định rằng không có thứ vũ khí nào mạnh hơn sự thật và lương tâm của con người, một khi chọn tiếng nói của sự thật và lương tâm, bà không sợ bất cứ điều gì. Bởi với bà, sự sợ hãi và lấp liếm để chịu đựng cho quá ngày đoạn tháng đã quá đủ, bà không thể tiếp tục chịu đớn hèn.

Bà Hương cũng nói thêm là trong lần biểu tình này, bà hết sức ngạc nhiên về sự đồng cảm của nhiều nhân viên an ninh, họ không những không đàn áp, bắt bớ người biểu tình mà còn tỏ ra thông cảm và chia sẻ với nỗi bất bình của người dân.

An ninh đồng cảm với người biểu tình ?

Khác với an ninh Sài Gòn ra sức bắt bớ người biểu tình, khác với Biên Hòa công an tìm cách bắt nóng người biểu tình và cố tránh né ống kính của thế giới dân chủ bằng cách không mặc đồng phục công an và bắt người biểu tình một cách vô cớ, không có lệnh bắt, cũng không có bằng chứng nào cho thấy người biểu tình gây rối trật tự công cộng… Cuộc biểu tình ở Hà Tĩnh, ngay trước cổng Formosa lần này diễn ra khá thuận lợi, an ninh chỉ dùng rào chắn thép gai và hàng rào 113 dàn hàng ngang để bảo vệ cho Formosa Hà Tĩnh chứ không ra tay đàn áp người biểu tình như trước đây.

Như lời của một người tham gia biểu tình tại cổng Formosa Hà Tĩnh, không muốn nêu tên, chia sẻ :

"Từ khi chúng tôi đứng dậy biểu tình cho đến nay. Thì những cuộc biểu tình trước chúng tôi bị công an đàn áp. Còn cuộc biểu tình lần này thì họ có vẻ đồng cảm với người biểu tình bởi họ cũng nói rằng chúng tôi đang biểu tình cho cả họ".

Một người biểu tình tên Minh, chia sẻ :

"Lần này chúng tôi khá ngạc nhiên vì công an họ tỏ ra rất ôn hòa chứ không phải đàn áp, bắt bớ như trước đây. Họ vận đồng phục và đứng nhìn chúng tôi biểu tình một cách bình thường. Mặc dù chúng tôi hô Formosa phải cút khỏi Việt Nam và chúng tôi hô cả khẩu hiệu yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản trả lại tự do, dân chủ, quyền làm người cho nhân dân mà họ vẫn không có động tịnh gì, họ chỉ mặc áo vàng, áo xanh đứng nhìn chúng tôi biểu tình thôi !".

bieutinh4

Hàng rào kẽm gai được dựng lên trước cổng Formosa Hà Tĩnh hôm ngày 5 tháng 3. RFA photo

Ông Minh tỏ ra hoài nghi vì có hai vấn đề xảy ra tại cuộc biểu tình ngày 5 tháng 3 năm 2017 này, đó là nhiều nhân viên an ninh đã tiếp xúc với người biểu tình trong giờ cơm trưa và bày tỏ thái độ đồng cảm của họ đối với người biểu tình, họ nói rằng biểu tình cho tương lai Việt Nam mai sau còn biển sạch cũng là biểu tình cho tương lai, con cháu của họ. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều nhân viên an ninh giả người biểu tình vào phá rối đoàn biểu tình bằng cách hò hét, hô hào và giật cờ đỏ sao vàng xuống giày xéo. Hành vi này sẽ tạo cái cớ để an ninh đàn áp người biểu tình ôn hòa.

Chính vì hai thái độ trái nghịch nhau trong hệ thống an ninh mà ông Minh tỏ ra hết sức phân vân và quan ngại, ông đặt ra câu hỏi liệu có phải thực sự đã đến lúc một số nhân viên an ninh suy nghĩ chín chắn hơn về vấn đề tương lai dân tộc, quyền làm người hay đó chỉ là chiêu bài vừa đánh vừa xoa mà họ sử dụng để đối phó với người biểu tình lần này.

Và nếu thực sự đây là chiêu vừa đấm vừa xoa của an ninh thì mọi việc khó bề mà dừng lại. Bởi mục đích lớn nhất của người biểu tình là bằng mọi giá phải bắt Formoasa đền bù thỏa đáng cho ngư dân miền Trung và công ty này phải trả lại môi trường biển sạch, để biển miền Trung có cơ hồi sinh, đây là vấn đề sống còn của quốc gia, dân tộc. Một khi an ninh và chính quyền thấu hiểu và đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân thì họ sẽ không có động thái đàn áp hoặc dùng chiêu trò với người biểu tình.

Ông Minh cũng cho biết thêm là hầu hết những người tham gia biểu tình từ trước đến nay đều xác quyết một vấn đề cốt lõi rằng phải theo tới cùng và phải bằng mọi giá đấu tranh cho lẽ phải, lương tri và dân tộc. Có lẽ chính vì vậy mà cuộc biểu tình qui mô nhỏ hơn vừa bị đàn áp đến độ thương tích thì liền sau đó là cuộc biểu tình với qui mô lớn hơn, mạnh hơn và quyết tâm hơn.

Bởi theo như giải thích của ông Minh, một khi công năng của sức mạnh sự thật và lòng thao thức với dân tộc, với tương lai con cháu đủ mạnh, điều này cũng giống như một bánh xe đã đầy hơi, càng cố đấm vào nó thì càng đau tay.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam


**********************

Vận động Minh bạch Formosa (VOA, 10/03/2017)

bieutinh5

Một cuc tun hành kêu gi người dân kin Formosa Hà Tĩnh do gây ra nhim môi trường bin.

Tuần này mt nhóm các nhà vn đng vì môi trường Vit Nam đã phát đng chiến dch ký tên đòi minh bch v ô nhim môi trường do Formosa gây ra.

Đại din cho nhóm Bin Xanh, nhóm khi xướng cuc vn đng, nhà vn đng vì môi trường và blogger Nguyn An Dân cho VOA biết mc đích ca đt vn đng này :

"Cuộc vn đng này đ minh bch các thông tin liên quan đến Formosa. Th nht là minh bch v tha thun đn bù gia chính ph và Formosa đã ký kết vi nhau. Hai ông ký vi nhau cái gì thì phi công b cái đó. Cơ sở pháp lý là ti vì chính ph đi din cho nhân dân, là bên b hi, đã đng ra thương lượng và ký kết. Th hai, như B Tài Nguyên và Môi trường nói rng Formosa đã khc phc 48/53 sai phm trong quá trình x lý x thi, nhưng đến tháng 2/2017 va qua như báo Thanh Niên có đưa tin là có hin tượng cht phenol trên vùng bin Hà Tĩnh. Chúng tôi đi minh bch qui trình khc phc, máy móc, tin đu tư, nhân s…ch không th khc phc bng ming được".

Theo nhóm Biển xanh, thm ha môi trường Formosa Hà Tĩnh (FHS) là một thm ha ln nh hưởng đến c nước v kinh tế-chính tr và an ninh xã hi. T khi thm ha xy ra đến nay, đã có nhiu hi đoàn, cá nhân, t chc lên tiếng, khiếu kin, biu tình phn đi, nhưng người dân b thit hi vn chưa đt được điu họ mong muốn.

Theo báo chí trong nước, trong tuyên b ca th tướng chính ph Nguyn Xuân Phúc có li ch đo xây dng chính ph kiến to và minh bch, cũng như xut phát t nhu cu minh bch các thông tin liên quan đến FHS là cn thiết đ nhng ai quan tâm và có liên quan nhìn ra được bi cnh đ ng x phù hp.

Thảm ha này, theo nhóm Bin Xanh, xét v mc đ phát trin là vùng ven bin min Bc Trung b nhưng ý thc v thm ha, v môi trường sng và thit hi là trên phm vi c nước. Vic hình thành các tổ chc xã hi dân s nhm bo v quyn li trước hết ca người dân 4 tnh min Trung, tiếp đến là đu tranh đi đến vic đóng ca FHS hoc chí ít phi buc nó tuân th các quy đnh v x thi và bo v môi trường trước và trong khi hot đng v sau là việc phù hợp đo lý và pháp lut.

Vì vậy, nhóm Bin Xanh thy cn thiết đ thúc đy mt phong trào đòi "minh bch FHS" mang tính chuyên nghip, có h thng hơn và lâu dài, đúng mc đích.

Mục đích ca nhóm Bin Xanh là vn đng đ đòi hi vic minh bch trong thảm ha FHS nói riêng, và góp phn bo v môi trường đt nước nói chung v sau.

Anh An Dân giải thích v hình thc đt vn đng đòi "Minh bch Formosa" :

"Chúng tôi sẽ thc hin khong 10.000 ch ký, đi tượng là c nước. Thông đip này chúng tôi s lưu truyền rng rãi và nhng ai tham gia ký tên s biết ngun đ h đăng ký. Chúng tôi vn đng thông qua các nhóm xã hi dân s s cng tác vi chúng tôi trong vic ly ý kiến nhân dân v Formosa. Mt nhóm đi tượng na là bà con ngư dân 4 tnh b thit hi. Bây giờ h b bí, h kin thì chính ph nhn đơn ri tr. Tòa nhn đơn nhưng bác đơn, lý do là h được bi thường ri. Kỳ này h ký vào đây đ yêu cu chính ph minh bch ra thì đã tha thun nhng cái gì. Đó là nhng đi tượng va b thit hi trc tiếp và thiệt hi gián tiếp".

Trong ngắn hn, sp ti nhóm Bin Xanh s thúc đy chiến dch vn đng người dân ký tên thc tế trên giy đ kiến ngh chính ph và FHS phi minh bch 2 vn đ : Minh bch tha thun đn bù đã ký kết gia chính ph và FHS và minh bch quá trình khắc phc x lý x thi (rn, lng, khí) ca FHS sau thm ha.

Ngoài ra, nhóm Biển Xanh cũng cho biết rng cho đến hôm nay "đã có đ căn c đ đóng ca FHS vì 3 lý do như sau mà nhóm đã ghi nhn, tng hp thông tin t các cơ quan truyn thông trong nước :

Công bố chi tiết kết qu điu tra ca chính ph vi thm ha môi trường Formosa Hà Tĩnh nói rng "Đoàn kiểm tra chia làm 6 t, kết qu đã phát hin Formosa vi phm nhiu quy đnh hành chính v bo v môi trường và cui cùng xác đnh ch ngun thải ca Formosa mi có phenol và xyanua" (Tui Tr, 28/07/2016)

Công bố kim tra vt nước đ ti bin Vũng Áng - Sơn Dương cho biết hàm lượng phenol cao gp 10 ln ch tiêu cho phép (Báo Thanh Niên ngày 1/3/2017)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc có ha sẽ đóng ca Formosa Hà Tĩnh nếu tái phm (VietNamnet, 03/08/2016).

Với 3 lý do trên nhóm Bin Xanh nhn đnh rng "đã có đ căn c đ đóng ca FHS".

Và nhóm Biển Xanh đt câu hi : "Th tướng Nguyn Xuân Phúc chưa biết vic này hay ông đã quên li ha ca mình ?".

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm