Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Để Việt Nam có thể tham gia hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hà Nội đã đồng ý từ bỏ độc quyền về công đoàn, chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Điều khoản này đã được đưa vào Luật Lao động sửa đổi được thông qua tháng 11/2019 và đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Nhưng để cho người lao động thật sự có quyền thành lập các tổ chức độc lập với các công đoàn do nhà nước kiểm soát, Việt Nam còn phải sửa đổi Luật Công đoàn.

congdoan1

 Công nhân tại một nhà máy sản xuất áo thun ở ngoại ô Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 09/01/2007. AP - Tran van Minh

Nhưng có vẻ như Việt Nam không mấy vội vả trong việc sửa đổi luật này. Trong kỳ họp Quốc Hội Việt Nam hiện đang diễn ra, các đại biểu vừa thông qua quyết định là phải đến kỳ họp tháng 5/2024 mới xem xét Luật Công đoàn sửa đổi và đến kỳ họp tiếp vào tháng 10/2024 mới đưa luật này ra biểu quyết. 

Công đoàn duy nhất

Hiện giờ, ở Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức công đoàn duy nhất, nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch hiện nay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Nguyễn Đình Khang, cũng là một ủy viên Trung ương Đảng.

Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012 quy định "hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước, đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam".

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 20/02/2023, luật sư Hoàng Cao Sang, Công ty luật Hoàng Việt Luật, Sài Gòn, ghi nhận :

" Ở Việt Nam hiện có một công đoàn duy nhất và theo hệ thống ngành dọc. Trên cao nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau đó là các công đoàn cơ sở, một hệ thống công đoàn duy nhất để quản lý, hỗ trợ cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, công đoàn không hỗ trợ được gì nhiều cho người lao động, mà chủ yếu mang tính hình thức và mang tính hành chính.

Theo Luật Công đoàn thì công đoàn đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hướng dẫn cho người lao động ký kết hợp đồng, bảo vệ người lao động khi xảy ra các tranh chấp với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, như tôi đã nói, những quy định đó chỉ mang tính hình thức, còn trên thực tế cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Bản chất của vấn đề ở đây, đó là công đoàn là do nhà nước lập ra, chứ không phải là do người dân lập ra, không phải là do ý chí của người dân, của người lao động, cho nên hoạt động không hiệu quả. Tôi cho rằng, sắp tới đây, với xu thế hội nhập, cũng như là để đảm bảo quyền lợi của người lao động một cách chính đáng nhất, cần phải sửa đổi những quy định của Luật Công đoàn hiện nay .

Việt Nam đã sửa đổi Luật Lao động vào năm 2019 để hội nhập với thế giới theo tinh thần của Tổ chức Lao động quốc tế, nhưng Luật Công đoàn vẫn chưa được sửa đổi. Cho nên, so với tinh thần của Luật Lao động thì Luật Công đoàn vẫn còn chưa phù hợp, hay cách khác là còn lạc hậu so với những sửa đổi của Luật Lao động. Cụ thể là Luật Lao động đã cho người lao động, ngoài công đoàn của nhà nước, có quyền thành lập và có quyền tham gia các tổ chức để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cho nên Luật Công đoàn còn bất cập với quy định về thành lập công đoàn, hay nói rộng hơn là bất cập với quy định về tự do thành lập các tổ chức, các hội của người lao động, cũng như của người dân nói chung".

Chưa phê chuẩn Công ước 87

Cũng theo luật sư Hoàng Cao Sang, công ước cuối cùng của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam hứa phê chuẩn là Công ước 87, liên quan đến tự do lập hội, thành lập công đoàn độc lập, vẫn chưa được Việt Nam ký kết :

"Trong năm 2023 này, theo lộ trình thì Việt Nam sẽ ký Công ước 87. Khi Việt Nam ký công ước đó thì đồng thời cũng phải sửa Luật Công đoàn sao cho phù hợp với tinh thần của hội nhập. Việt Nam phải sửa đổi, chứ không thể nào để pháp luật trì trệ khi mình muốn hội nhập để bảo đảm quyền lợi của mình trong cuộc chơi với các nước khác.

Tôi nghĩ rằng khi mà trong cuộc đua đã có hai đội trở lên, thì hai đội đều phải có tinh thần thay đổi. Nếu luật cho người lao động quyền thành lập một tổ chức mới, người lao động có quyền tham gia và điều hành các tổ chức đó để bảo vệ quyền lợi của họ, thì bản thân công đoàn của nhà nước cũng phải thay đổi theo tinh thần bảo vệ quyền lợi người lao động và tổ chức các hoạt động hiệu quả hơn. Nếu không hoạt động hiệu quả thì họ sẽ bị đào thải theo quy luật.

Đoạn 3 của điều 170 Luật Lao động có quy định là các tổ chức đại diện người lao động bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Với quy định đó, các công đoàn của nhà nước cũng như tổ chức do người lao động tự thành lập sẽ hoạt động tốt hơn so với bây giờ".

Hiện giờ Việt Nam chỉ mới trong giai đoạn "góp ý, hoàn thiện dự án luật Công đoàn sửa đổi", trong khi theo lẽ Luật Công đoàn sửa đổi phải được thông qua ngay từ năm nay. Trước mắt, theo kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trước ngày 01/03/2023, cơ quan này đã gởi hồ sơ đề nghị xây dựng luật đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Vì sao có sự chậm trễ như vậy, luật sư Hoàng Cao Sang giải thích :

" Luật Công đoàn là một vấn đề nhạy cảm, vì thường ở đây có nhiều người nói rằng thành lập công đoàn độc lập có nghĩa là có nhiều tổ chức dân sự gần giống như là tự phát, như vậy thì nhà nước khó quản lý như trước đây và dẫn đến "bất ổn chính trị" cho Việt Nam. 

Nhưng theo tôi, nhận định đó là không phù hợp, bởi lẽ vấn đề liên quan đến pháp luật thì phải đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu, quyền lợi của người lao động phải được đảm bảo, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, sân chơi chung, thì phải có sự thống nhất.

Tôi nghĩ rằng quan điểm của một số người cũng dẫn đến việc sửa đổi bổ sung Luật Công đoàn bị chậm trễ. Tôi cho rằng không thể để chậm trễ hơn nữa, chúng ta càng đi chậm thì chúng ta sẽ càng bị tụt hậu so với hội nhập quốc tế".

Tác động của Mỹ

Chính là do sự thúc ép của Hoa Kỳ khi thương lượng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mà Việt Nam đã cam kết chấp nhận sự ra đời của các công đoàn độc lập. Nhưng chính quyền Donald Trump sau đó đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận trước khi nó có hiệu lực. Hiệp định TPP nay đã đổi thành CPTPP, tức Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, mà vẫn chưa có sự tham gia của Mỹ. 

Tuy vậy, theo trang mạng Nikkei Asia ngày 30/01/2023, chính phủ Hoa Kỳ đang hối thúc Việt Nam thông qua Luật Công đoàn mới. Ông Chad Salitan, tùy viên lao động tại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, nói với Nikkei Asia : "Chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề này không phải với tư cách kẻ cả, mà là với tư cách bạn bè, đối tác. Tất cả chúng tôi đều đang cố gắng làm ngày càng tốt hơn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế".

Ông cho biết các quan chức Hoa Kỳ đang đóng góp ý kiến ​​cho các nhà hoch định chính sách Vit Nam để bo đảm lut v công đoàn không chỉ "có trên giấy tờ" và người lao động thực sự có thể tham gia lập một tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho họ. 

Nikkei Asia nhắc lại vào năm 2022, Salitan đã là quan chức đầu tiên của Bộ Lao Động Hoa Kỳ được cử đến làm việc ở Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn mới trong các cuộc đàm phán song phương về lao động trong bối cảnh chính quyền Biden đưa ra chính sách thương mại "lấy người lao động làm trung tâm".

Salitan cho biết ê kíp của ông và các đối tác Việt Nam đang thảo luận về thương lượng tập thể và quyền tự do hiệp hội để "người lao động có tiếng nói tại nơi làm việc". Theo ông, "các tổ chức đại diện của người lao động sẽ cho phép người lao động có tiếng nói tại nơi làm việc của họ độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam".

Nhưng Nikkei Asia trích lời ông Joe Buckley, một chuyên gia về chính sách lao động ở Việt Nam, cảnh báo rằng các tổ chức này sẽ không phải là công đoàn thực sự, và luật vẫn sẽ hạn chế khả năng mở rộng hoạt động công đoàn ra bên ngoài công ty của họ hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận về chính sách.

Hơn nữa, ông Joe Buckley lưu ý, Hoa Kỳ không có một cơ chế chính thức nào để buộc Hà Nội phải tuân thủ cam kết của mình. Tuy vậy, các hiệp định CPTPP và EVFTA ( Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên Âu ) cho phép các thành viên khiếu nại về việc thực thi. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có đang hợp tác với các thành viên của những khối đó hay không, Salitan nói rằng thông thường Mỹ "hợp tác với các đồng minh có cùng chí hướng của chúng tôi".

Trên trang mạng Fulcrum, chuyên phân tích tình hình các nước Đông Nam Á, ông Joe Buckley tuy vậy cho rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và trước mắt đã đạt được một số "thành tựu khiêm tốn" trong bối cảnh suy thoái hiện nay ở Việt Nam, khiến đời sống công nhân thêm khó khăn.

Nhưng ông Joe Buckley ghi nhận Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn bị hạn chế lớn nhất, vì đây là một tổ chức do nhà nước lãnh đạo, nằm gọn trong cơ cấu cầm quyền và trực thuộc Đảng cộng sản, nên khó có thể là đại diện độc lập của người lao động đối với nhà nước và người sử dụng lao động.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 12/06/2023

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Mãi đến tháng By năm 2019, rt cuc mt trong nhng mơ ước và cũng là mc tiêu đu tranh gian kh trong rt nhiu năm qua ca người lao đng cùng xã hi dân s đã tm đơm hoa kết trái : chính th đc tài và chưa bao gi chu ‘nh’ quyn lc can thip ln thao túng vào tổ chc công đoàn ca công nhân đã phi chp nhn sa Lut Công đoàn.

congdoan1

Người lao động Việt Nam tại Đài Loan biểu tình đòi Hà Nội giải tán các tổ chức môi giới trung gian bóc lột - Hình minh họa.

Vẫn câm nín ‘phí ăn cướp 3%’ !

Nhưng s kin mang tính quá đi hiếm mun trên đã ch được công b chính thc sau khi Liên minh Châu Âu (EU), trong tư thế đành tm hài lòng với một chút ‘ci thin nhân quyn’ cho có và hết sc trí trá ca chính th Vit Nam, đã đành phi ‘nh’ cho chính th này bng vic t chc ký kết hai hip đnh EVFTA (Hiệp đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) và EVIPA (Hiệp đnh Bo h đu tư vi Liên Minh Châu Âu) vào ngày 30/6/2019 tại Hà Ni.

Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam - mt trong s 6 ‘cánh tay ni dài ca đng’ đã d kiến phm vi Lut Công đoàn sa đi s tp trung điu chnh vi 6 nhóm quy đnh ch yếu : Vai trò, quyn và trách nhim ca t chức công đoàn ; Nguyên tc t chc và ch đo hot đng công đoàn ; Quyn gia nhp công đoàn ca người lao đng là người nước ngoài làm vic ti Vit Nam ; Quyn gia nhp h thng công đoàn Vit Nam ca t chc đi din người lao đng ; Các hành vi phân bit đi x và can thip, thao túng chng công đoàn ; Tài chính công đoàn.

Theo kế hoch, D án Lut sa đi, b sung mt s điu ca Lut Công đoàn d kiến trình Quc hi khóa XIV cho ý kiến ti kỳ hp th 8 (tháng 10/2019) và thông qua ti kỳ hp th 9 (tháng 5/2020).

Thế nhưng cáo chết không cha nết. Mt trong nhng ni dung ct lõi trong Lut Công đoàn cn phi xóa b là ‘phí ăn cướp 3%’ vn không được Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam nêu ra, trong khi trước đó chính ch th này đã là tác nhân mun giu biến Luật Công đoàn đ khi phi sa đi.

Âm mưu !

Cho đến nay, không phi thông tin t các cơ quan chính quyn mà là t gii xã hi dân s đã cho người lao đng biết mt yêu sách bt buc : Lut Công đoàn năm 2012 có khá nhiu mi liên h hu cơ qua li vi B lut Lao đng, và mt cách đương nhiên theo đòi hỏi ca Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Vit Nam đã tham gia, và c hai hip đnh EVFTA và EVIPA mà Vit Nam có th s được tham gia, khi sa lut này thì đng thi phi sa lut kia và ngược li.

Nhưng cái cách sửa luật song trùng như thế rt có th vn s mãi là kỳ vng mà không th biến thành mt th thc tế nào dù ch là thc tế tht khiêm tn, bi trong thc tế vào năm 2018 và cho đến tn gn đây đã tn ti âm mưu ‘không sa Lut Công đoàn’.

Bằng chng ca âm mưu trên, tr trêu thay, li b l ra bi… B trưởng ngoi giao Phm Bình Minh. Ti kỳ hp quc hi tháng 10 - 11 năm 2018, mc dù đã phi tha nhn s cnh tranh vi công đoàn đc lp được lp ra bi công nhân trong tương lai, Phm Bình Minh vn thn nhiên nói trước quc hi : ‘cho đến hin nay thì Chính ph không đ xut sa Lut Công đoàn’.

Đó chính là nguồn cơn sâu xa và b rc đ Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam trong sut mt thi gian dài đã không h trình mt d tho nào v sa Lut Công đoàn.

Nhưng vì sao Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam li tha thiết vi Lut Công đoàn cũ đến thế ?

"Không ăn cướp thì là cái gì !"

Cùng với Mt trn T quc Vit Nam, Hi Nông dân Vit Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản H Chí Minh, Hi Liên Hip Ph N Vit Nam, Tng Liên đoàn Lao động Vit Nam nm trong s 6 ‘cánh tay ni dài ca đng’ b xem là bám cht đi sng ký sinh, mi năm tiêu xài đến 14.000 t đng tin ngân sách - tc tin mà người dân phi è c đóng thuế.

Nhưng ngoài tin cp t ngân sách, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn mt ngun thu rt màu m khác.

Trong rất nhiu năm qua, bng mt quy đnh tài chính t đt ra, Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam - t chc được xem là ‘cánh tay ni dài ca đng’ - đã nghim nhiên phè phn hưởng th ít nht 3% trên tng qu lương doanh nghiệp (gm 2% do doanh nghip phi ‘đóng góp’ và 1% t thu nhp ca người lao đng).

Một quy đnh mà rt nhiu doanh nghip và công nhân đã phn n : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’.

Nhưng cho ti nay, Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam vn chưa h minh bạch tài chính, hay nói thng là chưa h công b con s thu hàng năm t ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu, chi cho nhng mc gì và s tin mà cơ quan này li dng đ ‘ăn chơi nhy múa’ thâm lm đến mc nào.

Cho đến năm 2019 và khi chính th Vit Nam đã ph phục sát thm CPTPP và EVFTA, thái đ ca ‘k cướp’ vn chng có gì đáng gi là phc thin. Mi quan h gia Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam vi nhng đơn v do cơ quan này làm ‘ch qun’ thm chí còn ti t đến mc vào tháng 6 năm 2019, Đi hc Tôn Đc Thắng Sài Gòn đã tr thành đa ch đu tiên t cáo cơ quan ch qun ca đi hc này là Tng liên đoàn lao đng Vit Nam v chế đ ‘np tô’ đến 30% kết qu tài chính sau khi đã np thuế (có th hiu là phi np đến 30% ca phn li nhun ròng sau khi đã nộp thuế).

Trả thù đê tin !

Đáng chú ý, thư t cáo trên mà được gi đến các cơ quan ca đng và chính quyn, nhưng không phi ‘lưu hành ni b’ mà được Đi hc Tôn Đc Thng công b cho báo chí nhà nước - như mt thông đip sn sàng đi mt vi cơ chế đy bất công và tham lam của Tng liên đoàn lao đng Vit Nam.

Có thể cho rng đây là ln đu tiên Tng liên đoàn Lao đng Vit Nam b mt v đau điếng t thư t cáo ca mt đơn v do cơ quan này làm ch qun. Và cũng là ln đu tiên mt đơn v cp dưới như Đi học Tôn Đc Thng thm thía v thói hư tt xu và nn thù vt bn thu đê tin ca gii quan chc ch qun luôn tng nim ‘đnh hướng xã hi ch nghĩa’ và ‘luôn chăm lo và bo v quyn li người lao đng’ là đến mc nào.

Nhưng ch đến lúc này, các đơn v b ‘ch qun’ mi nhn chân ra được vic cp trên ca h sn sàng tr thù đê tin ra sao. Ngay sau phn ng công khai trên ca Đi hc Tôn Đc Thng, Tng liên đoàn Lao đng Vit Nam đã tr đũa bng cách đ ngh B Giáo dc và đào to xem xét tính hp pháp việc phong giáo sư ca ông Lê Vinh Danh - hiu trưởng Trường Đại học Tôn Đc Thng - và t phong giáo sư cho ging viên ca trường đi hc này, mà có th hiu là mun cách chc ông Danh.

Trùng với thi gian đòi Đi hc Tôn Đc Thng phi ‘np tô’, Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam ln đu tiên phi đi mt vi nguy cơ ‘đa công đoàn’, hoc tương lai hình thành công đoàn đc lp do người lao đng t thành lp mà không còn nm trong gung máy chi phi ca Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam, và s cnh tranh sòng phng với Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam khi chính th đc tài Vit Nam trin khai Hip đnh thương mi quc tế CPTPP và có th được ‘ăn’ Hip đnh thương mi EVFTA vi Châu Âu. Điu đó cũng có nghĩa rng mc thu ‘3% ăn cướp’ nhiu kh năng không còn na.

Hẳn nguy cơ ht thu trên đã khiến Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam, vn quen ‘tham ăn’, không còn cách nào khác là tróc nã các đơn v thuc quyn ch qun ca mình như Đi hc Tôn Đc Thng, vi mc thu như th giết người.

Phải xóa b !

Thực ra, s chng cn ngạc nhiên v thói quen ‘ăn tp’ ca Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam, nếu biết tường tn v mt thc tế không th chi cãi : cơ quan này chưa bao gi đng thun, càng không h lãnh đo, t chc bt kỳ v đình công nào vi bt kỳ yêu cu biu th chính đáng nào của công nhân trong gn 1.000 cuc đình công t phát hàng năm.

Nhiều ngun tin t gii công nhân đã khng đnh rng nhiu lãnh đo công đoàn nhà nước đã được tr lương cao đ phc v cho gii ch đu tư và bo v li ích ca đng cm quyn, thay vì bo vệ người lao đng. Ngay c mt s nhà nghiên cu thuc chính quyn cũng không che giu rng không phi là điu bt thường khi các nhà qun lý tr thành lãnh đo công đoàn và s dng công c này đ thao túng các cuc bu c công đoàn. Rt nhiu ví d trong thực tế đã cho thy gii lãnh đo công đoàn nhiu đa phương đã tha hip và toa rp vi gii ch và công an đa phương đ theo dõi công nhân, ch đim nhng người đng đu phong trào đình công đ công an truy xét, sách nhiu và bt b h.

Còn giờ đây, cái thời chuyên quyn đc đoán và ‘ăn cướp’ ca Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam đã đến hi kết.

Đã tới lúc s thu ‘3% ăn cướp’ trong nhiu năm qua mà ‘th phm’ là Tổng Liên đoàn Lao động Vit Nam phi được kim toán hoc thanh tra cp chính ph, đng thời phải b xóa b hoàn toàn trong Lut Công đoàn sa đi.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 14/07/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 09 juillet 2019 19:37

Có xóa bỏ ‘phí ăn cướp 3%’ ?

Sau nhiều năm đằng đẵng không chịu từ bỏ cơ chế độc quyến về ‘quản lý công đoàn’, cuối cùng chính thể độc tài Việt Nam đã phải chấp nhận sửa Luật Công đoàn sau khi hai hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu) được chính thức ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.

congdoan0

Hội thảo về một số đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn - Ảnh minh họa

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - một trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ đã dự kiến phạm viLuật Công đoàn sửa đổi sẽ tập trung điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu : Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn ; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động công đoàn ; Quyền gia nhậpcông đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ; Quyền gia nhập hệ thốngcông đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động ; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn ; Tài chính công đoàn.

Theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

Thế nhưng một trong những nội dung cốt lõi trong Luật Công đoàn cần phải xóa bỏ là ‘phí ăn cướp 3%’ vẫn không được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nêu ra, trong khi trước đó chính chủ thể này đã là tác nhân muốn giấu biến Luật Công đoàn để khỏi phải sửa đổi.

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động).

Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’.

Nhưng cho tới nay, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn chưa hề minh bạch tài chính, hay nói thẳng là chưa hề công bố con số thu hàng năm từ ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu, chi cho những mục gì và số tiền mà cơ quan này lợi dụng để ‘ăn chơi nhảy múa’ thâm lạm đến mức nào.

Trong thâm niên ‘ăn tạp’ của mình, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.

Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân.

Mối quan hệ giữa Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam với những đơn vị do cơ quan này làm ‘chủ quản’ thậm chí còn tồi tệ đến mức vào tháng 6 năm 2019, Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn đã trở thành địa chỉ đầu tiên tố cáo cơ quan chủ quản của đại học này là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về chế độ ‘nộp tô’ đến 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế (có thể hiểu là phải nộp đến 30% của phần lợi nhuận ròng sau khi đã nộp thuế).

Đáng chú ý, thư tố cáo trên mà được gửi đến các cơ quan của đảng và chính quyền, nhưng không phải ‘lưu hành nội bộ’ mà được Đại học Tôn Đức Thắng công bố cho báo chí nhà nước - như một thông điệp sẵn sàng đối mặt với cơ chế đầy bất công và tham lam của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bị một vố đau điếng từ thư tố cáo của một đơn vị do cơ quan này làm chủ quản. Và cũng là lần đầu tiên một đơn vị cấp dưới như Đại học Tôn Đức Thắng thấm thía về thói hư tật xấu và nạn thù vặt bẩn thỉu đê tiện của giới quan chức chủ quản luôn tụng niệm ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và ‘luôn chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động’ là đến mức nào.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/07/2019

Published in Diễn đàn

Đúng theo dự kiến, ngày 14/06/2019, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

conguoc1

Công nhân một xưởng may ở Sài Đồng, Hà Nội, 01/07/2015. Quan hệ giữa người lao động với chủ công ty sẽ có nhiều thay đổi với Công ước 98. Reuters/Kham/Files

Yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do

Để được gia nhập các hiệp định thương mại tự do "thế hệ mới" như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), mà theo dự kiến sẽ được ký kết năm 2019, Việt Nam phải phê chuẩn tổng cộng 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trước kỳ họp của Quốc hội vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn 5 trong số 8 văn bản này : Công ước 29 (năm 1930) về lao động cưỡng bức ; Công ước 100 (năm 1951) về trả công bình đẳng ; Công ước 111 (năm 1958) về chống phân biệt đối xử ; Công ước 138 (năm 1973) về tuổi lao động tối thiểu, Công ước 182 (năm 1999) về chống bóc lột lao động trẻ em.

Sau Công ước 98, từ đây đến năm 2023, Việt Nam sẽ còn phải phê chuẩn hai công ước khác của Tổ chức Lao động Quốc tế : Công ước số 87 "về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức" và Công ước số 105 "về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc".

Thật ra, không chỉ có Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã chính thức gia nhập vào năm 2018 cũng yêu cầu Hà Nội phải phê chuẩn ba công ước nói trên.

Trước mắt, Hà Nội buộc phải phê chuẩn Công ước 98 nhằm chứng tỏ thiện chí, để Hội Đồng Châu Âu chấp nhận ký kết Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA và đưa hiệp định này ra trước Nghị Viện Châu Âu để phê chuẩn trong năm 2019.

Công ước 98, tên đầy đủ là Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể 1949, bao gồm có 3 nội dung cơ bản : Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử, chống công đoàn của người sử dụng lao động ; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động ; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.

Theo nội dung tờ trình của chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98, xét về mặt kinh tế - xã hội, tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản về áp dụng quyền tổ chức và thương lượng tập thể quy định trong Công ước số 98 "thể hiện giá trị tiến bộ của nhân loại về lao động". Cũng theo tờ tình này, việc gia nhập và thực hiện Công ước số 98 sẽ góp phần "giúp cho thương lượng tập thể được thực chất, hiệu quả hơn trên thực tế".

Việt Nam đang đi ngược ?

Nhưng trước mắt, việc phê chuẩn Công ước 98 sẽ chưa có những tác động nào theo hướng cải thiện điều kiện của người lao động tại Việt Nam, theo nhận định của luật sư Hoàng Cao Sang, Văn phòng Luật sư Hoàng Việt, Sài Gòn :

"Tôi cho rằng việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 98 cũng không có tác dụng gì nhiều đối với quyền của người lao động, cũng như đối với những tổ chức bảo vệ người lao động, bởi vì trên thực tế, Công ước 98 và Công ước 87 là một cặp song sinh, đi liền với nhau. Khi có Công ước 87 thì Công ước 98 mới có hiệu lực.

Công ước 87 là công ước về quyền của người lao động được lập hội, tức là công đoàn độc lập, còn Công ước 98 là công ước quy định các nguyên tắc về các quyền của tổ chức được thương lượng tập thể. Bây giờ Công ước 98 có mà Công ước 87 không có thì cũng không có hiệu quả gì hết và như vậy là giống như mình đang đi ngược. Vì vậy, tôi nghĩ đây chỉ là bước đệm của Nhà nước Việt Nam cho các các công ước tiếp theo : Công ước 105 và Công ước 87.

Công ước 98 hiện chưa có giá trị gì, bởi vì bản thân công ước này cũng mâu thuẫn với Luật Lao động và Luật Công đoàn, và có vẻ như Việt Nam chưa có sự chuẩn bị cho việc áp dụng công ước này".

Những mâu thuẫn với luật hiện hành

Cụ thể có những mâu thuẫn gì giữa Công ước 98 với Luật Công đoàn của Việt Nam hiện nay ? Luật Công đoàn hiện hành quy định người sử dụng lao động, tức là chủ công ty, phải nộp 2% trên tổng quỹ tiền lương cho quỹ công đoàn.

Trong kỳ họp của Quốc hội vừa qua, đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã đề nghị chính phủ làm rõ là quy định nói trên có bị coi là hành vi can thiệp vào tổ chức công đoàn, theo quy định tại điều 2, Công ước 98, hay không.

Điều 2 của Công ước 98 ghi rõ : "Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vi của những phái viên hay thành viên của mỗi bên để can thiệp vào việc tổ chức điều hành và quản lý nội bộ của phía bên kia".

Mặt khác, cũng theo đại biểu Hồ Sỹ Lợi, Luật Công đoàn hiện hành quy định là cả người sử dụng lao động và người lao động đều được coi là đoàn viên công đoàn, điều này cũng có thể bị xem là hành vi chi phối của người sử dụng lao động, và như vậy là vi phạm Công ước 98 hay không ?

Không chỉ có Luật Công đoàn, mà cả bộ Luật Lao động của Việt Nam cũng cần phải được sửa đổi cho tương hợp với Công ước 98 về thương lượng tập thể.

Công ước 87 : Trì hoãn đến giờ chót ?

Trong số hai công ước mà Việt Nam sẽ phải phê chuẩn từ nay đến năm 2023, quan trọng hơn hết là công ước 87, tức là công ước cho phép tự do thành lập công đoàn, một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với chính quyền Hà Nội, cho nên rất có thể họ sẽ trì hoãn cho đến phút chót mới phê chuẩn công ước này, theo nhận định của luật sư Hoàng Cao Sang :

"Việt Nam là một quốc gia nhỏ và việc chuẩn bị cho hội nhập quốc tế cần có một thời gian nhất định. Tôi thấy Nhà nước Việt Nam ký kết trước những công ước nào có ít ảnh hưởng nhất và đơn giản nhất. Cụ thể là ở đây công ước 98 chỉ mang tính bước đệm, hoặc như một số người nói, chỉ mang tính đối phó, đối phó với Hội Đồng Châu Âu do họ buộc Việt Nam phải thông qua 3 công ước còn lại thì mới cho ký kết hiệp định thương mại tự do Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam.

Việt Nam đang trì hoãn việc ký công ước khó nhất là Công ước 87, vì tinh thần của công ước này là quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, phải đi liền với thương mại. Theo lộ trình, Việt Nam phải ký Công ước 87 vào năm 2023.

Nhưng tôi thấy Việt Nam dù đã ký kết các văn bản, nhưng thực hiện và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với những văn bản đó,và thực hiện pháp luật đó thường là chậm trễ so với những lộ trình dự kiến và những gì đã cam kết với quốc tế, như là trong hiệp định thương mại với Liên Hiệp Châu Âu, hay hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Việt Nam cũng luôn có nhiều cách để chứng tỏ mình có thiện chí. Tuy nhiên, thiện chí đó luôn được kéo dài. Việt Nam luôn có những động thái từng bước, từng bước, để cho người ta thấy mình có thiện chí, chứ không làm một cách hoàn toàn triệt để".

Cho tới nay ở Việt Nam chỉ có một công đoàn duy nhất là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, được định nghĩa là một tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Nhưng một khi Công ước 87 được phê chuẩn, công đoàn của Nhà nước sẽ không còn nắm độc quyền nữa, mà người lao động sẽ có thể tự mình lập công đoàn hoặc gia nhập bất cứ công đoàn nào họ muốn.

Khi gia nhập CPTPP vào năm 2018, Việt Nam sẽ có tối đa 5 năm chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho phép thành lập các tổ chức đại diện người lao động khác ở cấp cơ sở và 7 năm để cho phép các tổ chức này có thể liên kết với nhau để thành lập tổ chức ở cấp cao hơn. Nếu sau 5 năm Việt Nam chưa cho phép thành lập công đoàn tự do thì Việt Nam có thể sẽ bị các nước thành viên CPTPP trừng phạt thương mại.

Tóm lại, chính áp lực từ những hiệp định thương mại tự do đang buộc Việt Nam phải thay đổi hệ thống luật pháp.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 24/06/2019

Published in Diễn đàn

Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân.

luat1

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động). Ảnh minh họa

Chính vào lúc này, khi EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) bắt đầu có triển vọng sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng 6 năm 2019 với điều kiện chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải cam kết với Liên Hiệp Châu Âu (EU) về một gói cải thiện nhân quyền ngay lập tức, việc nền hành pháp Việt Nam vẫn còn nguyên trạng chây ì và ‘trên bảo dưới không nghe’ về Bộ luật Lao động đang làm cho Nguyễn Thị Kim Ngân mất mặt khi bà ta đã hứa hẹn nhiều với EU về việc sẽ sửa bộ luật này để lần đầu tiên đề cập một cách chính thức đến vai trò của công đoàn độc lập và quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của người lao động.

Nhưng không chỉ sửa Bộ luật Lao động, chính quyền Việt Nam còn phải sửa cả Luật Công đoàn năm 2012 - một văn bản luật có khá nhiều mối liên hệ hữu cơ qua lại với Bộ luật Lao động, và một cách đương nhiên theo đòi hỏi của EVFTA và CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, thay thế cho TPP mà không có vai trò của Mỹ) thì Việt Nam khi sửa luật này cũng đồng thời phải sửa luật kia và ngược lại.

Thế nhưng cho tới nay vẫn đang tồn tại âm mưu ‘không sửa Luật Công đoàn’. Cho tới nay và sau khi Hiệp định EVFTA bị Hội đồng Châu Âu thẳng tay thông báo đình hoãn vào tháng 2 năm 2019 mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền trầm trọng không hề dịu bớt của chính thể độc đảng ở Việt Nam, chuyến trở về nhà của Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Xuân Phúc sau khi đi Châu Âu vận động EVFTA mới chỉ ló ra chỉ đạo sửa đổi Bộ luật Lao động mà không hề nhắc tới Luật Công đoàn.

Luật Công đoàn có ‘ý nghĩa’ thiết yếu và thiết thân đến thế nào mà được giấu biến để khỏi phải sửa?

Kẻ nào được hưởng lợi lớn nhất trong Luật Công đoàn?

Cùng với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nằm trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ bị xem là bám chặt đời sống ký sinh, mỗi năm tiêu xài đến 14.000 tỷ đồng tiền ngân sách - tức tiền mà người dân phải è cổ đóng thuế.

Nhưng ngoài tiền cấp từ ngân sách, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam còn một nguồn thu rất màu mỡ khác.

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động).

"Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở" - Điều 4, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP do ‘Anh Ba X’ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành đã quy định như thế.

Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ : ‘Không ăn cướp thì là cái gì ?’.

Thu tiền và xài tiền phủ phê đến thế, nhưng có một thực tế không thể chối cãi là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.

Rốt cuộc, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn cướp’ 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.

Chỉ hứa không làm

Một khi người công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập theo quy định đương nhiên của hai hiệp- định CPTPP và EVFTA, họ sẽ tự bảo vệ quyền lợi của mình, phản đối các chính sách bất công của chính quyền và giới chủ và cũng đương nhiên phản ứng với não trạng, thái độ và cách hành xử bảo thủ, quan liêu và ngập ngụa tư chất lợi ích nhóm của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.

Khi đó, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam sẽ phải chịu nguy cơ lớn, hoặc rất lớn về mất mát quyền lực, hoặc chắc chắn sẽ mất hẳn vai trò "tổ chức chính trị - xã hội’ của nó, không những không còn ngân sách đảng phóng tay cấp tiền ăn xài mà còn sẽ mất hẳn 3% ‘ăn cướp’ được từ giới doanh nghiệp và công nhân.

Đó chính là nguồn cơn sâu xa mà đã khiến giới quan chức của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trở nên biến báo, ngụy biện và quy chụp chính trị bất cần liêm sỉ về ‘công đoàn vàng’ và "một loại tổ chức đại diện người lao động nhưng tham gia để thực hiện hoạt động chính trị và chống phá, gây phức tạp", khi đề cập đến công đoàn độc lập - ‘kẻ thù’ của họ và cũng là của chế độ một đảng.

Trong thời gian tới, nếu tình trạng chây ì sửa đổi Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn vẫn tiếp diễn, chẳng có gì bảo đảm là Việt Nam sẽ được sớm tham gia vào EVFTA, còn nếu có tham gia cũng sẽ mất nhiều cơ hội vì bị chậm trễ trong việc triển khai hiệp định này, với lý do chủ quan thuộc về phía các cơ quan ‘chỉ biết ăn không biết làm’ của phía Việt Nam.

Cần nhắc lại, ngay sau khi kết thúc chuyến đi Châu Pháp và Bỉ vào cuối tháng 3 năm 2019 để vận động cho EVFTA, Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì một phiên họp quốc hội. Được báo Sài Gòn Giải Phóng tường thuật, bà Ngân đã "Tỏ ra rất sốt ruột về việc chưa nhận được hồ sơ trình dự án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, trong khi chương trình xây dựng pháp luật năm 2019 đã có dự án này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rõ : "Chúng ta đã cam kết với Nghị viện Châu Âu về thời hạn xem xét sửa đổi Bộ luật Lao động. Đó chính là cơ sở quan trọng để Nghị viện Châu Âu xem xét thông qua Hiệp định EVFTA, vậy mà bây giờ các bước cần thiết vẫn chưa được tiến hành. Thay vì trình hồ sơ dự án thì cơ quan trình lại chỉ báo cáo, xin ý kiến của UBTVQH về một số vấn đề, như thế có phải là làm ngược quy trình hay không ?".

Cho tới lúc đó, thói che giấu lâu năm đã lộ hẳn: suốt từ cuối năm 2018 - thời điểm tái khởi động quy trình ‘chuẩn bị ký kết và phê chuẩn EVFTA’ cho đến khi bà Ngân phải nổi nóng bởi bị bẽ mặt trước quốc tế về chuyện hứa mà không làm, các bộ ngành đã gần như không làm gì cả đối với việc sửa đổi nội dung của Bộ luật Lao động để đáp ứng đòi hỏi của Hiệp định EVFTA.

Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 17/05/2019

Published in Diễn đàn

Dù Luật Công đoàn năm 2012 có khá nhiều mi liên h hu cơ qua li vi B lut Lao đng, và mt cách đương nhiên theo đòi hi ca Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Vit Nam tham gia - khi sa lut này thì đng thi phi sa lut kia và ngược lại, vẫn đang tn ti âm mưu ‘không sa Lut Công đoàn’.

congdoan1

Các đại din thành viên thuc TPP chp hình tại Santiago, Chile, ngày 8 tháng Ba.

Kẻ nào là th phm ca âm mưu trên ?

Và nếu âm mưu trên được thi hành, k nào s được hưởng li ln nht ?

Tổng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam và 3% ‘ăn cướp’ !

Cùng với Mt Trn T Quc Vit Nam, Hi Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cng Sn H Chí Minh, Hi Liên Hip Ph N Vit Nam, Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam nm trong s 6 ‘cánh tay ni dài ca đng’ b xem là bám cht đi sng ký sinh, mi năm tiêu xài đến 14.000 t đng tin ngân sách - tc tin mà người dân phi è c đóng thuế.

Nhưng ngoài tin cp t ngân sách, Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam còn mt ngun thu rt màu m khác.

Trong rất nhiu năm qua, bng mt quy đnh tài chính t đt ra, Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam - t chc được xem là ‘cánh tay nối dài ca đng’ - đã nghim nhiên phè phn hưởng th ít nht 3% trên tng qu lương doanh nghip (gm 2% do doanh nghip phi ‘đóng góp’ và 1% t thu nhp ca người lao đng).

"Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy đnh ti Khon 2 Điu 26 Luật công đoàn là cơ quan, t chc, doanh nghip mà không phân bit cơ quan, t chc, doanh nghip đó đã có hay chưa có t chc công đoàn cơ s" - Điều 4, Ngh đnh s 191/2013/NĐ-CP do ‘Anh Ba X’ - Th tướng Nguyn Tn Dũng ký ban hành đã quy đnh như thế.

Một quy đnh mà rt nhiu doanh nghip và công nhân đã phn n : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’.

Thu tiền và xài tin ph phê đến thế, nhưng có một thc tế không th chi cãi là Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam li chưa bao gi đng thun, càng không h lãnh đo, t chc bt kỳ v đình công nào vi bt kỳ yêu cu biu th chính đáng nào ca công nhân trong gn 1.000 cuc đình công t phát hàng năm.

Nhiều ngun tin t gii công nhân còn khng đnh rng nhiu lãnh đo công đoàn nhà nước đã được tr lương cao đ phc v cho gii ch đu tư và bo v li ích ca đng cm quyn, thay vì bo v người lao đng. Ngay c mt s nhà nghiên cu thuc chính quyền cũng không che giu rng không phi là điu bt thường khi các nhà qun lý tr thành lãnh đo công đoàn và s dng công c này đ thao túng các cuc bu c công đoàn. Rt nhiu ví d trong thc tế đã cho thy gii lãnh đo công đoàn nhiu đa phương đã thỏa hip và toa rp vi gii ch và công an đa phương đ theo dõi công nhân, ch đim nhng người đng đu phong trào đình công đ công an truy xét, sách nhiu và bt b h.

Rốt cuc, Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam đã ch hin hình như mt cơ chế trung gian ‘ăn cướp’ 3% và quá vô tích s, nếu không nói là đã ‘phn đng’ đến mc đi ngược li quyn li ca hàng chc triu công nhân.

Vì sao ‘hoạt đng chính tr và chng phá, gây phc tp’ ?

Chỉ đến tháng Mười Mt năm 2018, trùng vi thi đim đích thân ‘Tng Ch’ Nguyn Phú Trng ‘ch đo’ Quc hi thông qua Hip đnh CPTPP, mt quan chc ca Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam là Phó Ch tch Ng Duy Hiu mi nêu ra, như mt cách lên án, đi với ‘công đoàn vàng’

"Nếu không cn thn, s hình thành mt loi t chc công đoàn gi là 'công đoàn vàng', hoc mt loi t chc đi din người lao đng nhưng tham gia đ thc hin hot đng chính tr và chng phá, gây phc tp" - Quan chc Ng Duy Hiu ‘lo ngại’.

Trong lý luận v lao đng quan h lao đng ca chính quyn Vit Nam, ‘công đoàn vàng’ là mt khái nim nhm ám ch công đoàn ca gii ch, lp ra bi gii ch và phc v cho quyn li ca gii ch, trong khi đi lp vi quyn li ca người lao đng.

Nhưng vì sao đến lúc này gii quan chc công đoàn quc doanh li lo s "hot đng chính tr và chng phá, gây phc tp" ? Vi thâm ý gì ?

Quyền được t thành lp mt t chc công đoàn đc lp ca công nhân đã tr nên quá bc bách trong bi cnh nn kinh tế Việt Nam đã b các nhóm li ích tham tàn đt nước này đy vào tình thế suy thoái và khng hong trong sut hàng chc qua. Không nhng không được ci thin, mc thu nhp bình quân ca công nhân còn b gim tương đi 25-30% trong khi mt bng giá c tăng vọt t 2-3 ln t ít nht năm 2011 đến nay. Điu kin sng eo hp đã dn đến tình cnh quá khó khăn ca công nhân rt nhiu doanh nghip có vn đu tư nước ngoài và doanh nghip nhà nước. Ngược li, nhng điu kin s dng lao đng li ngày càng hà khc, không chỉ biu t cho mt "nn kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa" mà còn thêu dt cho bc tranh thi kỳ đu ca "ch nghĩa tư bn dã man" ti quc gia đang quá sc nhp nhong và như th đang chen ln lao xung đa ngc trong cơn khng hong về ý thc h này…

Sự tht trn tri là mt khi người công nhân được t do thành lp nghip đoàn đc lp, h s t bo v quyn li ca mình, phn đi các chính sách bt công ca chính quyn và gii ch và cũng đương nhiên phn ng vi não trng, thái đ cách hành xử bo th, quan liêu và ngp nga tư cht li ích nhóm ca Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam.

Khi đó, Tổng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam s phi chu nguy cơ ln, hoc rt ln v mt mát quyn lc, hoc chc chn s mt hn vai trò "t chc chính trị - xã hi’ ca nó, không nhng không còn ngân sách đng phóng tay cp tin ăn xài mà còn s mt hn 3% ‘ăn cướp’ được t gii doanh nghip và công nhân.

Đó chính là nguồn cơn sâu xa mà đã khiến gii quan chc ca Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam tr nên biến báo, ngy bin và quy chp chính tr bt cn liêm s v ‘công đoàn vàng’ và "mt loi t chc đi din người lao đng nhưng tham gia đ thc hin hot đng chính tr và chng phá, gây phc tp", khi đ cp đến công đoàn đc lp - ‘k thù’ ca h và cũng là của chế đ mt đng.

Một bng chng t Phm Bình Minh

Nguy cơ mt ăn 3% cũng chính là ngun cơn sâu xa khiến ti kỳ hp quc hi tháng 10 - 11 năm 2018, mc dù đã phi tha nhn s cnh tranh vi công đoàn đc lp được lp ra bi công nhân trong tương lai, nhưng gii quan chc nhà nước vn âm mưu đi phó vi CPTPP hin thi và c EVFTA sau này bng cách ‘ch sa Lut Lao đng nhưng không cn thiết phi sa Lut Công đoàn’. Mt trong nhng bng chng rõ nht âm mưu này chính là thông tin mà quan chc Phó thủ tướng Phm Bình Minh nói trước quc hi : ‘cho đến hin nay thì Chính ph không đ xut sa Lut Công đoàn’.

Đó là chính phủ ca Th tướng Phúc. Liu chính ph này có toa rp vi Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam đ trong sut mt thi gian dài, cơ quan công đoàn quốc doanh này đã không h trình mt d tho nào v sa Lut Công đoàn ?

Lý do thật ‘đơn gin’ : nếu sa Lut Công đoàn thì rt có th s phi b quy đnh ‘ăn cướp 3%’ ca Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam đi vi thu nhp ca các doanh nghip và của người lao đng - mt quy đnh ăn trên ngi trc, b xem là ‘ăn trên xương máu người lao đng’ mà đã gây phn n ln trong nhiu năm qua trong c gii công nhân ln gii ch.

Và nếu phi sa Lut Công đoàn, chng có gì chc chn là Tng Liên Đoàn Lao Động Vit Nam s gi được vai trò ‘qun lý lao đng’ như Lut Công đoàn cũ. Hoc nếu được sa, rt có kh năng Lut Công đoàn (sa đi) s vn bao hàm mt ni dung - dù được th hin kín đáo hơn ch không dám l liu như trước - v vic Tng Liên Đoàn Lao Động Vit Nam s ‘qun lý’ c các công đoàn đc lp, mt quy đnh hoàn toàn trái khoáy vi các công ước quc tế v lao đng mà Vit Nam s phi ký kết bi trong các công ước quc tế này, bi trong CPTPP vai trò và tư cách ca Tng Liên Đoàn Lao Đng Vit Nam và các tổ chc công đoàn đc lp là bình đng, không ai được ‘qun lý’ ai

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 04/12/2018

Published in Diễn đàn