Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người Thượng bản địa là đích ngắm của cuộc đàn áp tôn giáo và chính trị, là nội dung của Thông cáo báo chí của Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn ở Việt Nam (Campaign to Abolish Torture in Vietnam(CAT-VN)

thuong1

Người Thượng theo các hội thánh Tin lành độc lập phải đối mặt với việc bị đánh đập, ép phải từ bỏ đạo, bắt giữ và cầm tù ?

Nhà chức trách Việt Nam tiếp tục đàn áp một cách khốc liệt nhắm vào người dân tộc thiểu số, còn được biết đến với tên người Thượng (Montagnards) theo đạo Thiên Chúa giáo, theo báo cáo dài 25 trang công bố ngày 03/5 bởi Tổ chức Nhân quyền cho người Thượng (Montagnard Human Rights Organization- MHRO) và Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn ở Việt Nam (Campaign to Abolish Torture in Vietnam (CAT-VN).

"Người Thượng chúng tôi bị đối xử như kẻ thù ngay trên mảnh đất của chúng tôi", theo Nay Rong, giám đốc điều hành của MHRO. "Nếu chúng tôi muốn thực hành tôn giáo một cách độc lập hay phản đối lại việc thu hồi đất của chúng tôi thì chúng tôi sẽ bị cáo buộc 'làm gián điệp' hoặc 'muốn lật đổ chính phủ'". 

Báo cáo nói về việc đàn áp những người Thượng theo những hội thánh độc lập chứ không nói về những cá nhân theo những tổ chức tôn giáo được công nhận bởi nhà nước. Bản báo cáo ghi lại việc quan chức chính phủ liên tục buộc các Kitô hữu người Thượng phải từ bỏ tôn giáo của mình, và những người tiếp tục theo đức tin ở các hội thánh độc lập phải đối mặt với việc bị đánh đập, bắt bớ và cầm tù.

Vào tháng Ba, báo chí nhà nước Việt Nam đã nói rằng lực lượng cảnh sát ở tỉnh Gia Lai đã bắt giữ 25 Kitô hữu người Thượng. Họ đã bị buộc tội cải đạo theo một tôn giáo không được nhà nước công nhận với tên gọi Tin lành Dega dưới sự chỉ đạo của người Thượng ở nước ngoài, và sử dụng internet để "phổ biến thông tin sai về đất đai, tôn giáo và nhân quyền để vu khống chính phủ Việt Nam".Nơi giam giữ hiện tại của những người bị bắt giữ là không được công bố.

Những người Thượng chống lại việc tịch thu vùng đất, nơi mà tổ tiên họ đã sống,bị đánh đập và bắt giữ bởi cảnh sát. Ví dụ, vào tháng 7 năm 2016, cảnh sát đã giải tán một cách khốc liệt một cuộc biểu tình của 400 người Thượng ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm phản đối việc bán 100 ha đất của cộng đồng người Thượng thiểu số ở đây cho một công ty tư nhân. Hai mươi người biểu tình đã bị thương và bảy người bị bắt và bị biệt giam.

Bộ Công an giám sát chặt chẽ việc sử dụng Internet của người Thượng từ năm 2014 để ngăn người Thượng tiếp cận hoặc chia sẻ tài liệu "chống chính phủ" trên internet. Bản báo cáo ghi lại việc bắt giữ một số người Thượng sử dụng internet để giao tiếp với các nhà hoạt động người Thượng ở nước ngoài, với ít nhất một người bị kết án tù và nhiều người khác buộc phải thú nhận những hành vi sai trái của họ trên truyền hình nhà nước.

Ít nhất 60 người Thượng hiện đang bị án tù với mức án cao nhất là 17 năm vì thực hiện các quyền về bất đồng ôn hòa và tự do tôn giáo. Trong khi người Thượng chỉ chiếm dưới 2% dân số Việt Nam, số tù nhân lương tâm người Thượng chiếm tới 50% tổng số tù nhân lương tâm ở Việt Nam (1).

"Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ, tra tấn và bỏ tù nhiều Kitô hữu người Thượng vì lý do tôn giáo và chính trị", Nay Rong nói. "Có ít nhất 25 người Thượng đã chết trong tù vì bị tra tấn và ngược đãi".

thuong2

Siu Blo, một người Thượng theo đạo Thiên chúa 25 tuổi, bị bắt giữ ở huyện Chu Puh, Gia Lai trong tháng 3 năm 2018 và bị buộc phải từ bỏ đạo trên truyền hình nhà nước.

Kết quả của cuộc bức hại tàn bạo của Chính phủ Việt Nam đối với những người theo đạo Thiên Chúa là tạo ra dòng người Thượng bỏ trốn sang tỵ nạn ở Campuchia và Thái Lan. "Trừ phi Việt Nam chấm dứt sự đàn áp có hệ thống, người Thượng vẫn sẽ cố gắng chạy trốn sang các nước láng giềng để xin tị nạn", Nay Rong nói.

Bản báo cáo cũng nói về việc Việt Nam trừng phạt những người Thượng tị nạn trở về Việt Nam, và các hình thức trừng phạt bao gồm giam giữ, thẩm vấn, lạm dụng thể xác, và buộc phải thú tội trên truyền hình nhà nước.

"Việc đàn áp không ngừng đối với người Thượng theo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, như báo cáo này đề cập, sẽ khiến Campuchia và Thái Lan ngừng việc buộc những người Thượng tìm kiếm tị nạn phải quay trở về Việt Nam, nơi họ phải đối mặt với nguy cơ bị bắt và tra tấn", theo ông Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Boat People SOS (BPSOS) vàlà người đồng sáng lập của CAT-VN.

Công ước Tỵ nạn năm 1951 và Công ước Chống Khủng bố của Liên Hiệp Quốc ngăn ngừa việc trả lại người về những quốc gia nơi họ có nguy cơ bị tra tấn hoặc đối mặt với rủi ro cho cuộc sống và tự do của họ.

MHRO và CAT-VN kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có mối quan tâm đặc biệt (CPC) vì các vi phạm có hệ thống, nghiêm trọng và liên tục về tự do tôn giáo. Hai tổ chức này cũng kêu gọi Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân vi phạm nhân quyền theo luật Magnitsky của các nước đó.

1) NOW!Campaign đã công bố danh sách 165 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó 72, hay 44%, là người Thượng. Danh sách tù nhân lương tâm ở Việt Nam gần đây nhất của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) bao gồm 59 người Thượng, hoặc 56%, trong tổng số 105 tù nhân. Xem chi tiết báo cáo của NOW!Campaign! với tựa đề "Analysis of Findings" tại đây : https://www.vietnampocs.com/analysis

Và báo cáo tựa đề "Vietnam : Release All Political Prisoners – Over 100 Behind Bars",công bố bởi Human Rights Watchvào ngày 03/11/2017 tại đây : https://www.hrw.org/news/2017/11/03/vietnam-release-all-political-prisoners

Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin :

Nay Rong, email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. ; điện thoại : (+1) 919-592-4298

Nguyễn Đình Thắng, email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. , điện thoại : (+1) 703-538-2190

Tổ chức Nhân quyền cho người Thượng (MHRO) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1998 để cải thiện nhân quyền và cuộc sống cho người Thượng ở Tây Nguyên của Việt Nam và ủng hộ sự tự trị của người Thượng. Sứ mệnh của MHRO bao gồm bảo vệ người tị nạn, đoàn kết gia đình, vận động, và các dịch vụ nhập cư toàn diện cho tất cả người tỵ nạn. Website của tổ chức : http://www.mhro.org/

Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn tại Việt Nam (CAT-VN) được thành lập vào năm 2014 để cổ suý việc loại bỏ tất cả các hình thức tra tấn tại Việt Nam. CAT-VN giám sát và báo cáo các trường hợp tra tấn và ngược đãi các tù nhân và tù nhân ở Việt Nam, và đề xuất các khuyến nghị cụ thể cho chính phủ Việt Nam và các bên liên quan quốc tế về các phương pháp thực tiễn ngăn chặn và bãi bỏ vấn nạn tra tấn mang tính hệ thống tại Việt Nam. Websitecủa tổ chức : http://www.stoptorture-vn.org/

MHRO & CAT-VN

Nguyên tác : Stoptorture-vn.org

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 06/05/2018

Published in Diễn đàn