Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật Magnitsky từ Mỹ (BBC, 01/07/2017)

Sự kiện bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự Việt Nam, bị Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử phạt mười năm trong phiên sơ thẩm hôm 29/6/2017 tù vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' được cho là đáng chú ý nhất không chỉ trong tháng Sáu mà còn là của cả năm tính từ đầu năm tới nay, theo các khách mời của Bàn tròn thứ Năm.

magnit1

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị xử 10 năm tù tại phiên tòa sơ thẩm hôm 29/6/2017 tại Tòa án Khánh Hòa.

Chia sẻ cùng Tọa đàm của BBC Việt ngữ với chủ đề điểm các sự kiện đáng lưu ý nhất trong tháng Sáu và từ đầu năm 2017 tới nay, nhà báo Mặc Lâm, nguyên Tổng Biên tập RFA Việt ngữ nói :

"Theo tôi sự chờ đợi của người dân Việt, đặc biệt là những người tâm tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam thì sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam xử Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án mười năm là sự kiện đáng chú ý nhất.

"Vì nó nói lên được quan điểm chính trị của Việt Nam, cũng như nói lên được sự bất cập mà Việt Nam đã và đang áp dụng cho những người có những cuộc đấu tranh ôn hòa, những tư tưởng của họ cũng như chính kiến của họ không hề làm giảm giá trị của Việt Nam, mà nếu người dân Việt Nam đưa ra những quyền đó.

magnit2

Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên tòa sơ thẩm hôm 29/6/2017 tại Tòa án Khánh Hòa32

"Nhưng chính quyền Việt Nam đã không chấp nhận và bản án mười năm là sự kiện đáng chú ý nhất mặc dù xung quanh đó còn có những sự kiện khác", nhà báo Mặc Lâm nói với Bàn tròn thứ Năm từ Chicago, Hoa Kỳ.

'Nên đối thoại hơn là đàn áp'

Từ Warsaw, Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng, Tổng biên tập Đàn Chim Việt online cho rằng bản án mà Tòa án tuyên với Mẹ Nấm là 'rất nặng nề' và 'không ngờ', bà nói :

"Tôi cho rằng đấy là một bản ấn rất nặng nề, mà nó không chỉ là sự kiện đáng chú ý nhất của tháng Sáu... mà có thể là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay.

"Tôi cũng vừa có bình luận rất bức xúc trên Facebook, bởi vì cá nhân tôi không mấy lạc quan về chính quyền Cộng sản, nhưng tôi cũng không ngờ là nhà cầm quyền vừa tuyên một bản án mà nó quá nặng nề như vậy".

Từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, nhà báo Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo mạng nguoiviet.de nói với Bàn tròn ông tin rằng bản án này có thể 'gây phẫn uất' trong công luận nhiều hơn là làm được việc răn đe, ông nói :

"Cá nhân tôi thấy rằng bản án này cũng nặng đối với một người đấu tranh vì nhân quyền mà bất bạo động, tôi thấy rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục dùng những bản án quá nặng như thế này đối với những người đấu tranh dân chủ thì tác dụng răn đe có ít mà làm cho người ta phẫn uất lại nhiều hơn.

"Tôi cho rằng đó không phải là con đường tốt nhất, mà như một cuộc nói chuyện lần trước mà tôi cũng được tham gia với các đồng nghiệp khác mà BBC chủ trì, tôi đã nói rằng thời điểm này xu hướng đối thoại nên được ưu tiên để phát triển, chứ không phải bằng đàn áp và trấn áp. Tôi rất là buồn với một bản án quá nặng mà chúng ta vừa mới chứng kiến".

Cuộc gặp Trump - Phúc và nhân quyền

Kết nối các sự kiện từ cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong quan hệ Mỹ - Việt gần đây với thực thi đạo luật về nhân quyền Magnitsky toàn cầu của nước Mỹ liên quan tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhà báo Mặc Lâm bình luận với BBC :

"Về chuyến đi của Thủ tướng Phúc qua Mỹ, tôi nghĩ có một sự trao đổi giữa hai chính phủ và đặc biệt chúng ta thấy chính phủ của Tổng thống Donald Trump không quan tâm mấy đến vấn đề nhân quyền. Đó là sự thật.

"Và chúng ta cũng thấy rằng sau khi ông Phúc về thì mọi chuyện xảy ra khác hẳn trước đây và người ta đã xâu chuỗi các sự kiện đó và cho rằng Hoa Kỳ đã bằng cách nào đó cho Việt Nam thấy rằng vấn đề nhân quyền không còn nặng như những đời tổng thống trước nữa.

"Và những vấn đề khác được đặt ra, vấn đề kinh tế, vấn đề thương mại nặng hơn và nó có vẻ quan trọng hơn đối với Tổng thống mới của Hoa Kỳ là ông Donald Trump... Có nhiều vấn đề khác xảy ra làm cho chúng ta không xác định được đâu là quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ vì chính phủ Hoa Kỳ... là người đã phát một bằng khen (giải thưởng) cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trư khi vụ án xảy ra.

"Và tôi không nghĩ đó là một điều làm cho có lệ mà đó là Tổng thống Trump vẫn theo đuổi vấn đề nhân quyền của toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam, tùy rằng nó yếu thế một chút xíu so với những đời tổng thống trước, nhưng không hẳn Hoa Kỳ đã bỏ vấn đề nhân quyền ra một bên. Và vì vậy khi chúng ta nói là Tổng thống Trump đã đạt được một thỏa thuận nào đó với ông Phúc, thì có vẻ chưa có bằng chứng xác thực nào..".

Xử Mẹ Nấm và luật Magnitsky

magnit3

Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm

Đề cập một khía cạnh khác về nhân quyền mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nhà báo Mặc Lâm nói thêm :

"Hoa Kỳ trong thời của Tổng thống Obama đã ký một đạo luật rất quan trọng, đó là đạo Luật Chịu trách nhiệm về nhân quyền Magnitsky toàn cầu, đạo luật này áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng gì Việt Nam, đối với chính phủ, tập thể hay là bất cứ một người nào chà đạp nhân quyền ở quốc gia của mình, hay là có những hành động làm phương hại đến người khác qua quyền lực riêng của mình thì sẽ bị cấm tài khoản vào Hoa Kỳ, những tài khoản mà họ có tại nước Mỹ sẽ bị cô lập và sẽ bị đóng băng.

"Đó là những hình thức mà Hoa Kỳ đã áp dụng cho Nga mà cái tên Magnitsky đã nói rõ vấn đề này vì ông Magnitsky là một nạn nhân khi tố cáo chính quyền Nga đã có những vụ án tham nhũng, thì ông là một luật sư đã bị bắt giam một năm và sau đó bị chết trong tù. Đạo luật này đã bị Nga phản đối rất mạnh, nhưng Hoa Kỳ vẫn đem 18 người có liên quan đạo luật này để áp dụng một cách triệt để".

Liên hệ với vụ án blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà báo Mặc Lâm nói tiếp : "Sau khi vụ án Như Quỳnh xảy ra, có rất nhiều người mong mỏi đạo luật này áp dụng cho Việt Nam, nhưng tôi nghĩ rằng đó là một điều có thể rất khó hoặc là nói đúng hơn là bất khả thi".

Và ông đưa ra giải thích :

"Vì những người đã kết án Như Quỳnh, họ là những người cấp rất nhỏ, không đáng gì mà để mà chính phủ Hoa Kỳ phải làm một cuộc triệt hạ họ bằng cách như vậy, thứ hai họ sẽ không có cơ hội để vào Hoa Kỳ, hay là vào ngay trên vấn đề du lịch chăng nữa. Họ cũng không thiết tha gì lắm.

"Thứ ba, tài sản của họ không có tại Hoa Kỳ thì làm sao mà đóng băng, cũng như trừng phạt họ, cho nên đạo luật tuy rằng rất động viên tinh thần của những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam, nhưng mà xem ra áp dụng cho từng trường hợp một rất yếu ớt, không có đủ sức mạnh để tiêu diệt ý chí (của những ai) đem sức mạnh của mình ra đàn áp người khác, triệt hạ người khác", nhà báo Mặc Lâm nói với BBC.

'Trump không quan tâm nhân quyền ?'

Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân đưa ra bình luận với Bàn tròn về quan hệ Mỹ - Việt và nhân quyền nhân vụ xử Mẹ Nấm, ông nói :

"Có một điều tra viên cũng đã từng nói với mẹ Nấm rằng bây giờ ông Trump lên làm Tổng thống, ông không quan tâm những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nói thế để mà từ bỏ.

"Nhưng mà chính Mẹ Nấm trước lời cuối cùng tại Tòa mà theo như Luật sư Lê Luân nói là Mẹ Nấm đã khẳng định lại lần nữa tức là 'nếu được làm lại từ đầu thì tôi vẫn sẽ cứ làm lại như thế' chứ không phải 'phụ thuộc vào chuyện can thiệp của nước ngoài, hay là chuyện này mạnh hay yếu mà mình mạnh thì tiến lên, yếu thì từ bỏ.

"Hay ngay cả chuyện Giáo sư Phạm Minh Hoàng buộc phải ra đi, để qua đó ta thấy rằng câu chuyện tại Việt Nam phải do chính con người Việt Nam và bằng con người Việt Nam ngay tại đây phải làm việc này.

"Như chúng ta thấy rất rõ và ngay chính bây giờ cũng có những bản án được tuyên bố như thế và có những điều rất khốc liệt, đàn áp rồi đe dọa, như cá nhân tôi đây và nhiều người khác cũng bị, nhưng chắc chắn rồi lòng yêu nước vẫn thúc giục họ và những bức xúc trong thực tại luôn luôn kích thích, luôn thức tỉnh con người ta, rồi dựa vào truyền thông nữa.

"Tôi nghĩ nó rất là phát triển, ngay thời điểm chúng ta đang nói chuyện ở đây thì hàng ngàn người vẫn đang tiếp tục ở Formosa, đang đứng lên và đặc biệt rất nhiều trẻ em, người ta nói về chuyện Formosa phải đóng cửa và biển phải sống.

"Thì đó là một đòi hỏi rất lâu dài, đòi hỏi mạnh mẽ và đòi hỏi ngay tại lớp trẻ ý thức được như vậy, tôi chỉ muốn khẳng định lại là dù Magnitsky hay là dù ông Trump hay là ai đó nữa có áp dụng hay là ở hải ngoại, thì tính (chất) đó vẫn là thứ yếu, còn câu chuyện giải quyết bài toán Việt Nam là phải do người Việt Nam và thực sự đang trở nên mạnh mẽ vì người dân càng ngày càng ý thức được quyền lợi của họ.

"Càng ngày người dân càng được nhiều thông tin và càng ngày những bức xúc của xã hội càng đẩy cho người dân phải đi đến chuyện buộc phải thức tỉnh chứ không thể để chấp nhận mãi một điều kiện xã hội như thế này được", Luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC từ Hà Nội.

Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam chia sẻ góc nhìn của 'người trong nước' về nhân quyền dưới thời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đạo luật Magnitsky, ông nói :

"Ông Trump trong cách nhìn của ông về luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, có thể nói là ông ít khi nhắc tới luật này, nhưng đặc biệt chưa bao giờ tôi thấy ông phản bác luật này, khác với dự luật về ý tế của Obama hay là các luật khác của Obama thì Trump bác thẳng.

"Còn riêng Magnitsky toàn cầu thì Tổng thống Trump chưa bao giờ phản bác và tôi nghe thông tin là ông để cho Bộ Tư pháp lẫn Quốc hội Mỹ hành sự, đó là một vấn đề mà tôi quan sát và tôi rút ra tạm thời kết luận sơ bộ như vậy.

"Và tôi cho dù sao đó cũng là một thuận lợi và nó sẽ thúc đẩy tiếp tiến trình của Magnitsky, chứ không phải là ngưng lại. Vấn đề thứ hai đối với quốc tế, ông Mặc Lâm có cho rằng luật Magnitsky đối với Việt Nam chỉ ảnh hưởng đến những quan chức thấp và do đó không đáng... Hay là những quan chức đó họ không có tài sản, không có nhu cầu đi Mỹ.

"Theo tôi thì không hẳn, vì chúng ta nhìn lại, kinh nghiệm Magnitsky chế tài đối với quan chức của Nga, cho tới nay đã chế tài con số theo tôi nhớ là hơn hai chục người rồi, hơn 20 người mà là quan chức cấp cao, quan chức cấp Bộ trưởng hay Phó Văn phòng Chính phủ, Phó Văn phòng Tổng thống, như vậy là cấp Bộ trưởng, chứ không phải là cấp nhỏ là cấp trưởng phòng, phó phòng".

"Như vậy thì tại sao Magnitsky có thể chế tài được quan chức Nga ? Tại vì họ có bằng chứng, mà làm sao để cho ra bằng chứng ? Thì có một số cách để có bằng chứng, tôi nói cái cách mà Ủy ban Cứu trợ người vượt biển của ông Nguyễn Đình Thắng đang làm, tôi cho đó là một trong những cách hay...

"Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất nhiên chỉ Tòa Nha Trang và Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa Khánh Hòa lài ai ? Tòa án Nhân dân tối cao. Ví dụ như là có những đơn thư của gia đình đặt vấn đề khiếu nại với Tòa án Nhân dân Tối cao mà Tòa án Nhân dân Tối cao không trả lời, thì lúc đó chính là người phụ trách Tòa này sẽ phải chịu trách nhiêm, và sẽ có thể còn cao hơn nữa

"Thì tôi cho rằng đó là một số kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được từ việc chế tài đối với một số quan chức cao cấp của Nga", Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm riêng với Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 29/6.

Được biết, vào cuối tháng 12/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhà Trắng cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).

Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản. Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

************************

Pháp quan ngại về vụ xử blogger "Mẹ Nấm" (RFI, 01/07/2017)

Bộ Ngoại giao Pháp ngày 30/06/2017 ra tuyên bố Paris "quan ngại" về việc cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, vừa bị kết án 10 năm tù. Nhân dịp này, Pháp một lần nữa kêu gọi Hà Nội "tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và chính kiến, kể cả trên mạng Internet, được ghi trong các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam có tham gia".

magnit4

Blogger " Mẹ Nấm" tại phiên xử ngày 29/06/2017 ở Nha Trang. STR / Vietnam News Agency / AFP

Hôm 29/06/2017, blogger " Mẹ Nấm" đã bị tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước", chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình sự Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ trích mạnh mẽ bản án nặng nề này.

Ngay trong ngày 29/06, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã ra tuyên bố bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về việc kết án tù blogger Mẹ Nấm, kêu gọi trả tự do cho blogger này cũng như cho toàn bộ các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi Hà Nội cho người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ chính kiến và tự do tập hợp mà không sợ bị trừng phạt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp cho đối tác Việt - Mỹ "đạt được tiềm năng tối đa".

Xin nhắc lại là vào tháng 03/2017, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được giải Phụ nữ quốc tế can đảm do Đệ Nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Melania Trump trao tặng cùng với 12 người phụ nữ khác đến từ nhiều quốc gia. Hà Nội đã phản đối việc trao giải cho một người "vi phạm pháp luật Việt Nam", cho rằng điều này "không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".

Thanh Phương

*******************

Bản án 10 năm cho blogger Mẹ Nấm là bất công (RFA, 29/06/2017)

Bản án 10 năm tù mà Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên quyết đối với blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chiều 29 tháng 6 bị nhiều cư dân mạng và những người quan tâm trong cũng như ngoài nước cho là một phán quyết phi lý và vô cảm trước những nguyện vọng chính đáng của người dân.

magnit5

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017. AFP photo

Không ngạc nhiên và không mong đợi điều gì tốt đẹp từ phiên xử Mẹ Nấm là cảm tưởng của chị Đặng Bích Phượng, một cư dân Hà Nội người từng tự ra ứng cử vào quốc hội năm ngoái :

Mẹ Nấm chỉ là một trong những người dám lên tiếng bày tỏ và thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thôi, mình thấy sao thì mình nói vậy. Những gì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh làm thì rất nhiều người làm. Ta hãy nhìn xem những điều Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói và làm thì có bao nhiêu người làm như vậy, có bao nhiêu người nói như vậy, tại sao lại chỉ kết án một mình Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ý tôi muốn nói cái này nó là cả một quá trình, nếu kết án Như Quỳnh với những tội danh như vậy thì phải kết án rất nhiều người, hàng triệu người Việt Nam chứ không phải chỉ một mình Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Từ Cộng Hòa Czech, nhà hoạt động dân chủ Hoàng Hùng, bảo anh không biết nói gì ngoài sự ngán ngẩm :

Rất là sốc ! Chế độ này như một con thú bị dồn đến chân tường rồi và nó đang lồng lộn đang cắn tất cả mọi thứ, cảm tưởng của tôi là như thế. Thật sự bây giờ không biết dùng từ gì để mà nói nữa, một phụ nữ tranh đấu ôn hòa như thế mà bị 10 năm tù.

Từ California, Hoa Kỳ, nhạc sĩ kiêm blogger Bùi Thanh Tuấn cho biết :

Mười năm tù với tôi là bản án bất công, nó chà đạp hoàn toàn lên luật pháp của một xã hội mà bao nhiêu người dân mong muốn tiến bộ. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đấu tranh cực kỳ ôn hòa, cô ấy chỉ muốn điều tốt đẹp cho nước Việt, chỉ muốn giữ biển đảo và biển sạch, cá sạch... Mười năm tù đối với một đời người là lấy mất tương lai của họ, hơn nữa là 2 đứa con bơ vơ, nhà không có đàn ông. Đó là sự tàn nhẫn, vô nhân đạo và man rợ.

menam5

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017. AFP photo

Theo nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành, nói với đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn :

Thật sự là tôi đã sốc khi buổi sáng nghe Viện Kiểm Sát đề nghị mức án 8 tới 10 năm tù, đến chiều nghe tuyên án 10 năm thì không còn biết dùng từ nào để diễn tả sự phi nhân của bản án này. Rõ ràng một người bình thường khi đọc bản cáo trạng thì thấy nội dung họ đưa ra hoàn toàn thiếu cơ sở, vô lý hết mức khi căn cứ vào những hoạt động rất ôn hòa của chị Quỳnh để kết một bản án rất nặng.

Họ thông qua bản án của chị Quỳnh để nhằm cảnh cáo những người đang lên tiếng. Cá nhân tôi nghĩ bản án này gây bức xúc nhưng chính cái bất xúc đó làm tăng động lực cho mình và cho anh em bất chấp sự đàn áp để mà tham gia đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Tiếp lời nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành, bạn trẻ Huỳnh Thành Phát khẳng định :

Mười năm tù đối với chị Quỳnh phải gọi là một bản án khốn nạn vì chị Quỳnh chỉ đấu tranh bảo vệ môi trường. Nếu đặt vấn đề mình phải chịu bản án giống chị tôi sẽ không chùn bước bởi vì một ngày nào đó tôi và con cháu tôi sẽ được tự do.

Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho quyền con người tại Việt Nam, cũng là một trong những người thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam, vì thế bị trù dập, bắt bớ, tù đày là chuyện không thể tránh khỏi, là phát biểu của chị Kim Thu, dân oan nhiều lần vào tù ra khám ở trong nước và nay đang định cư tại miền Tây nước Mỹ :

Quá nặng nề cay nghiệt với những nhà tranh đấu chỉ đòi hỏi công lý và sự thật đang diễn ra hàng ngày trong nước. Nhà cầm quyền Việt Nam đã dựa vào luật rừng và luật riêng của họ, dù áp lực thế nào đi chăng nữa mà việc họ thích thì họ cứ tuyên, để cho thế giới thấy được bộ mặt thật của đảng cộng sản chứ không có gì hết.

Nhà văn Đoàn bảo Châu cũng có ý kiến :

Không phải riêng tôi mà rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ bởi bản án quá khắc nghiệt, quá dã man. Những gì cô ấy làm đều đề cao giá trị phổ quát của nhân loại. Họ cần bảo vệ chế độ nhưng cách bảo vệ chế độ của họ quá là cực đoan. Tâm trạng của tôi là sốc, phẫn nộ, ghê tởm trước một bản án dã man đối với một phụ nữ đơn thân, nuôi 2 con, có mẹ già.

Đó suy nghĩ của những người được hỏi ý kiến về bản án 10 năm mà Tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chiều ngày 29 tháng 6.

Đường dây viễn liên của đài ACTD được nối về tỉnh Khánh Hòa, xin gặp viên chức chánh văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh để hỏi ý kiến về vụ xử công dân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong ngày 29 tháng 6 nhưng rất tiếc vị này không bắt máy.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Nhân quyền Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

Điều gì phi đến đã đến. Quá nhiu li cnh báo v kh năng chế tài nhân quyn đi vi chế độ chính tr Vit Nam đã được gii lp pháp Hoa Kỳ liên tc phát ra sut t năm 2014 đến nay, nhưng hu như chng ăn thua gì vi đi tượng mà có người phi ví vi mt đa tr hư ch h ra là ăn v. Cui cùng thì Lut Nhân quyn Magnitsky Toàn cu đã được Quốc hi M b phiếu thông qua và Tng thng Barack Obama ký ban hành.

Luật Nhân quyn Magnitsky Toàn cu

Sau một thi gian dài do d vì điu được cho là thái đ mm mng hơi thái quá ca chính quyn Obama đi vi vn đ nhân quyn quc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hi M đã chính thc thông qua mt d lut nhân quyn - Lut Nhân quyn Magnitsky Toàn cu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) - nhm vào nhng cá nhân vi phm nhân quyn và nhng gii chc tham nhũng trên toàn cu. D lut này - do hai Thượng ngh sĩ John McCain và Ben Cardin gii thiu ti Thượng vin - được thông qua chưa ti mt tun sau khi mt d lut tương t do hai Dân biu Chris Smith và Jim McGovern đ trình ti H vin được chun thun vi t l áp đo đến 2/3.

Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai d lut trng tr các cá nhân vi phm nhân quyn trên thế gii đã được Tng thng Obama đt bút ký ban hành.

Theo Luật Nhân quyn Magnitsky Toàn cu, nhng quan chc vi phm nhân quyn s b chế tài theo hai cách. Th nht, cm nhập cnh Hoa Kỳ k c đi công v. Nếu mun được min tr lnh cm này thì Tng thng phi có s min tr đc bit và phi gii thích vi Quc hi. Th hai, chính ph M đóng băng tt c các tài sn ca nhng cá nhân vi phm nhân quyn, cho dù h che giu bằng bt kỳ hình thc nào hay gi gm ai đng tên.

Tại rt nhiu các nước đc tài, k vi phm nhân quyn cũng chính là nhng tay tham nhũng ln, giu ca ci các nước phương Tây. Quan trng hơn, lut áp dng vi tt c các loi nhân quyn được quc tế công nhận. Theo lut này, nhng người cưỡng đot tài sn ca nhân dân cũng b xem là nhng k vi phm nhân quyn nghiêm trng. Tình trng dân oan b mt đt Vit Nam li rt ph biến. Nhng gii chc tham nhũng mà trng tr nhng người t cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phm nhân quyn nghiêm trng.

Vậy quan h Vit-M có th b tác đng thế nào khi Lut Nhân quyn Magnitsky Toàn cu ra đi ?

Theo phân tích của gii chuyên gia v nhân quyn, quan h Vit-M chc chn s b nh hưởng bi lut này. Ngay c khi hành pháp Mỹ mun che chn bt cho chính ph Vit Nam vì nhng li ích khác ngoài nhân quyn thì cũng s khó hơn. Khi Quc hi M có h sơ rõ ràng rng nhng gii chc liên h đã vi phm nhân quyn nghiêm trng theo đúng đnh nghĩa ca lut thì rt khó để bên hành pháp có th b qua.

Vietnam Caucus ‘nổi dy’

Lẽ ra, gii lãnh đo Vit Nam đã phi rút ra mt bài hc nào đy t năm 2014, khi có đến 2/3 gii lp pháp c Thượng vin ln H vin Hoa Kỳ quyết đnh cài đt điu kin t do tôn giáo vào Quyn đàm phán nhanh (TPA) - một cơ chế cho phép Tng thng M được quyết đnh các ni dung đàm phán v Hip đnh TPP vi các quc gia mà không cn thông qua Quc hi.

Nhưng đã chng có bt kỳ s thay đi nào t phía Vit Nam. Thm chí sau ba năm có v "ít bt", đến năm 2016, công an Vit Nam còn bt người bt đng chính kiến nhiu hơn hn giai đon 2013 - 2015.

Đến năm 2015, mt Thượng ngh sĩ M là Ed Royce đã phi đ trình ra Quc hi d lut v chế tài nhân quyn Vit Nam. Theo d lut này, vn đ chính yếu không chỉ là hn chế nhng khon tín dng và vin tr có tính cách ưu đãi t phương Tây, mà c thc hin nhng bin pháp chế tài đi vi nhng trường hp quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn nghiêm trng.

Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ M đã đòi Hoa Kỳ phi đưa Vit Nam tr li Danh sách Chính phủC (Danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit v t do tôn giáo). Nếu Vit Nam đã được M nhc khi Danh sách này vào năm 2006, thì nay li đang khá gn vi trin vng "tái hòa nhp" Chính phủC. Nếu b đưa vào Chính phủC mt ln na, có nhiu kh năng Vit Nam s b áp dng cơ chế cm vn tng phn v kinh tế và c quc phòng. Khi đó, nn kinh tế Vit Nam vn đã chênh vênh bên b vc thm, s càng d sa chân sp đ.

Với gii đu tranh dân ch và nhân quyền ở Vit Nam, Lut Nhân quyn Magnitsky Toàn cu là tin vui nht trong năm 2016 và có l trong vài ba năm gn đây, thm chí còn vui hơn c vic Tng thng Obama đến Vit Nam nhưng có đến 6/15 khách mi ca Tng thng đã b công an Vit Nam thng tay chn không cho đến gp ông.

Đã đến thi mà nhng t cáo v vic quan chc vi phm nhân quyn s không b rơi vào quên lãng. Vi các t chc xã hi dân s đc lp Vit Nam, h có th dùng nhng thông tin v các t chc tôn giáo, xã hi dân s và người dân b chính quyền đàn áp đ đ ngh chế tài nhng gii chc can d hay ch th đàn áp người dân. Đây chính là bin pháp đ bo v trc tiếp cho người dân bng s răn đe rng người vi phm s b chế tài. Nhng thông tin này s được chuyn cho các t chc nhân quyn quốc tế, B Ngoi giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Theo luật mi, B Ngoi giao Hoa Kỳ, mà c th là Văn phòng Dân ch, Nhân quyn, và Lao đng (DRL), s chu trách nhim xây dng mt bn danh sách bao gm tên các quan chc vi phm nhân quyn, trong đó có Việt Nam. Nếu b đưa vào danh sách này, hàng lot quan chc Vit Nam s b cm nhp cnh vào Hoa Kỳ và tài sn c đnh, tài khon ngân hàng nước ngoài ca h, k c ca thân nhân ca h, s b phong ta vô điu kin.

Nhóm Vietnam Caucus đã "nổi dy", dù trước đó vn không ng vùi.

Vietnam Caucus, còn gọi là "Nhóm làm vic v Vit Nam" ca H vin Hoa Kỳ, bao gm nhng ngh sĩ có tên tui và quen thuc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chc ngh sĩ khác ca c hai đng trong Quốc hi M, là mt nhóm quan tâm đc bit đến ch đ đi ngoi và nhân quyn Vit Nam trong nhiu năm qua như t do tôn giáo, t do báo chí, xã hi dân s, th tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngi hơn c đi vi gii lãnh đo Vit Nam có l là nhng d luật liên quan đến nhân quyn mà các nhà lp pháp ca Vietnam Caucus đã son tho và vn tiếp tc thúc đy Quc hi M thông qua, đó là các D lut nhân quyn Vit Nam, D lut chế tài nhân quyn Vit Nam, và gn đây nht là mt văn bn yêu cu đưa Vit Nam trở li Danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit v t do tôn giáo.

Tình hình đang chuyển biến thun li hơn hn cho Vietnam Caucus. Cuc bu c năm 2016 Hoa Kỳ không ch mang v chiến thng cho người ca đng Cng hòa mà còn to ra thế chiếm lĩnh lưỡng vin ca đng này. Nh thế vai trò ca Nhóm Vietnam Caucus - vn thường gn vi đng Cng hòa - có th s ni bt.

Khi đó, những d lut va k s có nhiu kh năng được thông qua. Đc bit, nếu D lut chế tài nhân quyn Vit Nam được thông qua, s tương t tình trng chế tài nhân quyn đi vi Nga và Syria khi hàng lot nhân vt cao cp và k c trung cp ca gii lãnh đo Vit Nam b đưa tên vào "s đen nhân quyn" ca M và Liên minh châu Âu, đ t đó nhng người này s không được nhp cnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sn ca h, k c ca người thân ca h, s b M và Liên minh châu Âu phong ta ti bt kỳ ngân hàng hoc đa đim quc tế nào mà nước M có th vi tay ti.

Sự tht là chưa cn Tân Tng thng Trump chp nhim chính thc vào ngày 20/1/2017, Nhóm Vietnam Caucus đã cất lên tiếng nói vào nhng ngày cui cùng ca nhim kỳ Obama. Có l đây là mt tín hiu đc bit, báo trước cho gii lãnh đo Vit Nam v giai đon "làm mình làm my" đã qua hn, nhường ch cho mt thi kỳ mà tù nhân lương tâm ở Vit Nam không th b xem là món hàng đ mc c cho nhng li ích kinh tế và quc phòng ca chế đ.

Sau Luật Nhân quyn Magnitsky Toàn cu, mt kh năng có th din ra là nhiu nhân vt trong gii lãnh đo Vit Nam s phi ngm li xem h đang khúc ngoặt lch s nào. Công an Vit Nam cũng bi thế s không còn d dàng nhn được "ch đo t trên" cho vic bt người bt đng chính kiến hay hành h nhng người hot đng cho nhân quyn bng đm đá và mm tôm.

Phm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 01/01/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn