Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

30 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Đài Loan chỉ ra một lối thoát khác cho Trung Quốc

Lịch sử của Đài Loan không cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng nó cho chúng ta lý do để hy vọng rằng các chính sách - bao gồm cách ghi nhớ và thảo luận ngày 4 tháng 6 - cuối cùng có thể thay đổi.

tienanmen1

Tankman - Hình ảnh khó quên cuộc thảm sát Thiên An Môn tháng 5/1989

Ba mươi năm trước, phong trào quần chúng quan trọng nhất của Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua đã bắt đầu khi các sinh viên Bắc Kinh tụ tập để tưởng niệm Hu Yaobang, một lãnh tụ của cải cách. Không lâu sau, đám đông rất lớn kêu gọi thay đổi chính trị đã hội tụ trên các trung tâm thương mại của hàng chục thành phố Trung Quốc. Vào ngày 20 tháng 5, chính quyền Trung Quốc áp đặt thiết quân luật ở Bắc Kinh. Hai tuần sau, vào ngày 4 tháng 6, phong trào biểu tình bất bạo động kết thúc sau khi quân đội "nhân dân" bắn vào dân thường bất bạo động trên Quảng trường Thiên An Môn và trên đường phố Bắc Kinh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ cho phép một cuộc điều tra chính thức về vụ giết người ở Thiên An Môn. Số người chết trong vụ thảm sát vẫn chưa được biết, nhưng ít nhất vài nghìn dân thường và có lẽ mười lần hơn số ước lượng nầy đã bị giết.

Một phần nhờ vào bức ảnh mang tính biểu tượng của "Người xe tăng" đứng trước sức mạnh vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 4 tháng 6 nổi tiếng khắp thế giới, nhưng thảo luận về những gì xảy ra vào ngày 4 tháng 6 vẫn bị kiểm duyệt nặng nề và chính quyền Trung Quốc cấm các lễ tưởng niệm các nạn nhân bị giết.

Nỗ lực phối hợp của chính quyền Trung Quốc để xóa mờ ký ức về biến cố Thiên An Môn trong 30 năm qua không phải là chưa từng có. Các nỗ lực nầy có nhiều điểm tương đồng trong việc xử lý một vụ thảm sát trước đó ở Đài Loan. Vụ thảm sát nầy thường được gọi là ngày 28 tháng 2, diễn ra vào năm 1947 tại Đài Bắc, thành phố lớn nhất và là thủ đô của Đài Loan.

Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945 trong Thế chiến II, các lực lượng vũ trang của Đảng Quốc gia đã chiếm Đài Loan. Những nỗ lực nặng nề để khuất phục dân trên hòn đảo ở Đài Loan của Đảng Quốc gia đã gặp phải sự kháng cự. Căng thẳng bùng lên vào ngày 27 tháng 2 năm 1947, khi cảnh sát đánh một góa phụ đang bán thuốc lá bất hợp pháp. Các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra để phản đối việc nầy. Ngày hôm sau quân đội nổ súng vào đám đông. Chính phủ của Đảng Quốc Gia phủ nhận rằng một vụ thảm sát đã xảy ra. Chính phủ khăng khăng trong việc phủ nhận nầy trong một thời gian dài.

Trong nhiều thập kỷ, Đảng Quốc gia có binh sĩ thực hiện vụ thảm sát ngày 28 tháng 2 đã ngăn cản cuộc điều tra chính thức về vụ thảm sát nầy. Do đó, quy mô của số người chết vẫn chưa chắc chắn, mặc dù ước lượng là từ vài nghìn đến 25.000. Năm 1977, 30 năm sau ngày 28 tháng 2, Đảng Quốc gia tiếp tục cấm tất cả các cuộc thảo luận về biến cố này. Vào năm 1977, Đài Loan vẫn như Trung Quốc ngày nay, dưới sự cai trị độc tài độc đảng.

Tuy nhiên, ngày nay, Đài Loan là một nền dân chủ và ngày 28 tháng 2 được đánh dấu trên toàn quốc là Ngày Tưởng niệm Hòa bình. Chúng ta có thể học được những gì từ những điểm tương đồng giữa hai vụ thảm sát ?

Lịch sử của các hệ thống độc tài thường có những bước ngoặt bất ngờ

Hy vọng cho việc giảm sút của sự đàn áp ở Trung Quốc đã không xảy ra. Đảng Cộng sản đã kiên cường đáng kể trong việc đàn áp. Nhưng trường hợp của Đài Loan nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những độc tài độc đảng với lịch sử kiên cường trong đàn áp cũng có thể bị vỡ.

Đài Loan đã theo quân luật trong nhiều thập kỷ. Cuối năm 1979, Đảng Quốc gia đã sử dụng vũ lực để đè bẹp những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại thành phố lớn thứ hai ở Đài Loan. Tuy nhiên, vào những năm 1980, các nhà hoạt động dân chủ đã khẳng định ý chí đấu tranh cho dân chủ với một sức kiên nhẫn khiến nhiều nhà quan sát không ngờ nỗi. Năm 1986, Đảng Quốc gia đã đảo ngược di sản độc tài và quân phiệt của họ và ban hành đạo luật công nhận đa đảng. Thiết quân luật cuối cùng đã kết thúc vào năm 1987.

Nhiều lực lượng có thể thúc đẩy sự thay đổi

Các nhà hoạt động chính trị, các quan chức kỳ cựu và các nhà hoạt động xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa của Đài Loan. Sự đàn áp hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc không đảm bảo rằng chính thể độc tài hiện nay sẽ tồn tại mãi mãi. Ngay cả khi một lãnh đạo độc tài có khuynh hướng kiểm soát chặt chẻ đang hoành hành, vẫn đáng để ý đến các năng lực tiềm ẩn về vận hành và thay đổi đang sục sôi trong nhân dân.

Thay đổi là một quá trình dài

Điều đáng nhớ là Đài Loan đã không có cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên cho đến năm 1996. Và Tổng thống đầu tiên không thuộc Đảng Quốc gia đã không được bầu cho đến năm 2000.

Lịch sử của Đài Loan không cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng nó cho chúng ta lý do để hy vọng rằng các chính sách - bao gồm cách ghi nhớ và thảo luận ngày 4 tháng 6 - cuối cùng có thể thay đổi.

Margaret Lewis và Jeffrey Wasserstrom

Nguyên tác : 30 years after Tiananmen massacre, Taiwan shows another way for China, CNN, 15/04/2019

Kiều Phong dịch

Nguồn : VNTB, 25/04/2019

https://www.cnn.com/2019/04/15/opinions/tiananmen-30-china-taiwan-intl/index.html

Margaret K. Lewis là giáo sư luật tại Đại học Seton Hall và gàn đay là giảng viên Fulbright cao cấp tại Đại học Quốc gia Đài Loan.

Jeffrey Wasserstrom là Giáo sư Lịch sử tại UC Irvine và là đồng tác giả "Trung Quốc trong Thế kỷ 21 : Điều mọi người cần biết", cập nhật và tái bản lần thứ ba (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2018).

Published in Diễn đàn