‘Cách mạng do nhân dân’ nhưng vẫn phải ‘giữ vững ổn định chính trị’ ?
Trân Văn, VOA, 19/11/2020
Lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930) - sau này trở thànhNgày Truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng quà cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2019” của liên 3 Khu dân cư số 10, 11 và 12 thuộc phường Trần Hưng Đạo. Ảnh : TTXVN - Hình minh họa.
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp phảiphát huy dân chủ, tinh thần thân ái, trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích dân tộc(*).
Diễn văn của ông Trọng ởLễ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930) - sau này trở thànhNgày Truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rồi được khoác thêm tấm áoNgày hội Đoàn kết toàn dân - giống như bản tóm tắt các mâu thuẫn căn bản nhất tại Việt Nam và ông Trọng nói riêng, Đảng cộng sản Việt Nam nói chung, không những không chấp nhận mà luôn sẵn sàng nghiền nát tất cả khác biệt.
Làm sao có thểphát huy dân chủ, tinh thần thân ái, trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhaukhi ông Trọng tiếp tục thay mặt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam khăng khăng đồng hóalợi ích dân tộc với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ?
Thậm chí trong diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm vừa kể, ông Trọng không quên lặp lại điều mà ông thường xuyên nhấn mạnh là… nguy cơ gây mất ổn định do tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Khi ông Trọng và đảng của ông vẫn xem những đảng viên đề nghị xem lại vai trò, vị trí của đảng cả trong sinh hoạt chính trị lẫn quản trị - điều hành xã hội là các phần tử nguy hiểm phải trừng phạt thích đáng để làm gương thì yêu cầu hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải trở thành trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng trong xã hộirõ ràng là… nói lấy được ! Mặt trận Tổ quốc chỉ có thể thực hiện được yêu cầu đó, theo hướng đó khi 100 triệu người Việt trở thành… cừu !
Chỉ đạophát huy dân chủ, tinh thần thân ái, trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhaunhưng vẫn khẳng định những cá nhân nghĩ khác, muốn khác là các thế lực thù địnhvà thường xuyên nhấn nhá các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá đảng, Nhà nước và đất nước ta là những thách thức rất lớn trong thời gian tới thì đó là loại dân chủ gì, thân ái ra sao ? Chẳng lẽ ông Trọng không ngượng khi dùng những mỹ từbàn bạc, bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau, xóa bỏ định kiến, chấp nhận những điểm khác nhau ?
Đã tổ chức săn đuổi, loại trừ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", khẳng địnhlợi ích dân tộc là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn dám tuyên bốcách mạng là sự nghiệp của nhân dân,rõ ràng ông Trọng có chỗ… hơn người ! Chỉ không biết thẹn mới có thể vừa bảocách mạng do nhân dân, vì nhân dân,vừa chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phải giúp đảngbảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ vững ổn định chính trị !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/11/2020
Chú thích
***********************
Mặt trận Tổ quốc có mị dân ? Có vô cảm ?
Viết từ Sài Gòn, RFA, 18/11/2020
"Ông Trọng : ‘Mặt trận Tổ quốc phải làm tốt công tác tuyên truyền, không mị dân !’. Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có phát biểu như vừa nêu hôm 18/11/2020 trong buổi kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ‘Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng ; chính sách, pháp luật của Nhà nước ; không mị dân’, ông Trọng nhấn mạnh. Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn phát ngôn của lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam hiện nay đặc biệt lưu ý với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Mặt trận các cấp phải trọng dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân và "không mị dân", bởi "chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn của lịch sử". Ông Trọng cũng mong muốn Mặt trận luôn là nơi tập hợp sức mạnh đại đoàn kết, nơi mọi người có thể xóa bỏ những hiềm khích trong lịch sử, chấp nhận những khác biệt về quan điểm miễn là không trái với lợi ích của dân tộc, cống hiến cho sự phát triển của đất nước". (Trích nguồn RFA)
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân là do Mặt Trận tổ quốc Việt Nam đứng ra tổ chức vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường niên
Đến nay, việc đặt câu hỏi "ngày đại đoàn kết toàn dân" có vô cảm, mị dân không ? Cũng có nghĩa là đang hỏi đến đến một vấn đề gốc rễ : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mị dân và vô cảm không ? Vì ngày hội đại đoàn kết toàn dân là do Mặt Trận tổ quốc Việt Nam đứng ra tổ chức vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường niên, điều này như một đặc trưng của tổ chức này. Và, khi đặt câu hỏi này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn, thiên tai, đói kém… lại cho ra câu trả lời : Đây là một kiểu mị dân và vô cảm. Nó hoàn toàn đi ngược với cái điều gọi là Đoàn Kết. Vì sao ?
Chỉ riêng chuyện kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi năm đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng, riêng năm 2020, mỗi thôn được cấp từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, mỗi xã được cấp từ 20 triệu đồng tới 25 triệu đồng để tổ chức ngày đại đoàn kết. Mà Việt Nam có bao nhiêu xã, bao nhiêu huyện, bao nhiêu tỉnh, cấp huyện và tỉnh được cấp bao nhiêu ? Đây chỉ mới là kinh phí tổ chức hoạt động cho ngày này, chưa kể tới kinh phí cho cán bộ duy trì hoạt động, gọi là tiền phù đạo, rồi các khoản chi bất thường, chi khi thiên tai, các khoản kêu gọi, vận động từ người dân. Cộng tất cả những con số này lại, số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận Tổ quốcVN) gần như rất mờ nhạt, đến hẹn lại lên. Đối với người dân, dường như họ chỉ xuất hiện ở ngày gọi là đại đoàn kết toàn dân. Họ xuất hiện ra sao ?
Để đón cái ngày ấy, cán bộ đi phát thư hoặc bắc loa mời người dân đến nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa khối phố để "dự gặp mặt", chương trình dự gặp mặt gồm ngồi nghe các báo cáo mà đảm bảo không có người nào hiểu được đang nghe cái gì và cũng chẳng mấy người biết được, tin được độ thật giả của các báo cáo này, hầu hết chỉ mong nói cho nhanh, vào chương trình chính (ca hát, ăn nhậu, cụng ly, say lại về). Nói chính xác hơn là cái ngày "đại đoàn kết toàn dân" chẳng có chi khác ngoài việc bà con xóm làng cùng ngồi lại, nghe những người của Mặt trận Tổ quốc nói năm điều bảy chuyện, sau đó tiêu thụ một lượng bia, rượu, thịt và hát karaoke với nhau, chơi những trò chơi theo kiểu bày trò của những quản trò đám cưới, xong lại đi về, ngủ một giấc. Cái chính ở đây là được ăn uống, nhậu miễn phí. Chẳng có gì khác !
Vì mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc không có gì hơn ngoài khuấy động phong trào, mà phong trào gì cũng không rõ rệt cho mấy nên chủ yếu là khuấy động phong trào rượu bia, ca hát để tiêu thụ cho hết kinh phí trung ương rót về. Về phía người dân, hằng ngày cũng có ăn nhậu, nhưng bây giờ đi nhậu miễn phí, nhậu chính qui, có nhà nước mời, miếng của làng bằng sàng thịt chợ là vậy ! Cả đời sống riêng biệt, lép vế, chẳng dám ăn dám nói, bây giờ trong cái ngày này, cũng bá vai, quàng cổ cán bộ, cụng ly, mời mọc, được cán bộ đến thăm hỏi… Dù sao thì cũng được an ủi chút đỉnh, bù cho những ngày lủi thủi kiếp dân đen !
Và, trong lúc này, sau gần một năm dài dịch họa, thiên tai, nhân họa liên tục giáng xuống người dân cả ba miền, đặc biệt dân miền Trung vừa trải qua thiên tai, nhân họa chết người, mọi thứ tan hoang như vậy, một bữa ăn nhậu gọi là đại đoàn kết toàn dân nghe có vẻ như một cú xả xui, một bữa ngồi lại với nhau để cùng hô hào vượt khó… Nhưng trên thực tế, một bữa ăn uống, rượu thịt như vậy liệu có xóa được nỗi mất mát ? Đặc biệt, ăn uống, cụng ly, ca hát giữa lúc đồng loại đang đói khổ, mất nhà cửa, tang tóc, lầm than như vậy có phải là đoàn kết ? Có phải là "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" ?
Không, hoàn toàn không phải như vậy, dường như thiên tai chồng thiên tai, bão chồng bão, lũ chồng lũ và vô cảm chồng vô cảm. Người ta có thể nguyền rủa, sỉ vả hoặc lên án những kẻ, những nhóm, những đám đông ăn chơi, nhảy múa, hưởng lạc trong lúc đồng bào, đồng loại đang đau khổ, nhưng người ta đâu có dám nói gì về cái bữa ăn nhậu, múa hát nhân danh một ngày lễ, nhân danh một điều gì đó có tính nhân văn, cao cả như là "đại đoàn kết" được ! Hoặc là người ta không dám nói, bởi đây là bữa ăn nhậu chính qui, có cấp phép, cấp kinh phí. Kỳ thực, đây cũng là đỉnh điểm của vô cảm, hay nói khác đi là một sự khốn nạn có giấy phép, có sự đồng thuận và chống lưng của đảng lãnh đạo.
Và đâu đó, khi đã được nhậu chính qui thì người ta cũng vui vẻ tìm cách bày ra những bữa nhậu không chính qui, cũng ăn uống, hát hò nhân cái gọi là đại đoàn kết này, các cụm, các xóm, các nhóm… tha hồ tổ chức, khuấy động phong trào "đại đoàn kết", người ta nhanh chóng quên đi khó khăn, quên đi nỗi đau, quên đi những gì mình phải trả giá cho các nhóm lợi ích, các tư bản đỏ. Ai sống chết thây kệ, ta cứ nhậu, cứ ăn uống, hát hò, để thêm đoàn kết !
Cái sự đoàn kết quái gở này xuất hiện đầy rẫy trên dải đất hình chữ S này, và càng đau khổ người ta càng đoàn kết, càng đoàn kết thì lượng rượu bia càng được tiêu thụ nhanh chóng, càng đau khổ, đoàn kết thì càng nhanh lâm vào nợ nần quán xá, càng nhanh đổ vỡ gia đình do ăn nhậu mà ra… Cuối cùng, dường như Mặt trận Tổ quốc chỉ làm đúng một việc đến hẹn lại lên, lại kêu gọi, hô hào đại đoàn kết. Trong những ngày thiên tai, bão lũ, cũng kêu gọi nhân dân đóng góp để mua thịt heo, mua mì tôm đi cứu trợ. Nhưng hiện tại, các hủ thịt muối để cứu trợ đang bày bán đầy rẫy trên thị trường, mì tôm thì chất đầy cơ quan, tiền của dân đã thu xong, giờ các cán bộ đang từ từ, rỉ rả tới các quầy kí gởi để lấy tiền bán thịt muối… Mọi thứ đều có tính phong trào và cũng chẳng có mấy ai vì dân, vì lòng nhân ái. Hay nói khác đi, đây là một sự xảo trá, mị dân, đẩy con người đến chỗ mụ mị, vô cảm.
Đó là chưa muốn nói tới hiệu ứng lây lan của cái đại đoàn kết này trong những ngày tới, các nhóm phụ huynh, các trường cũng hè nhau tổ chức ăn nhậu, vừa có cái gọi là tri ân nhà giáo, lại vừa thêm đại đoàn kết ! Mọi thứ lại đâu vào đó, nhậu, tiêu thụ rượu bia, ăn uống, hò hát… múa lửa lắc vòng… !
Có lẽ, sau một trận bệnh dài, cái điều mà ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ngộ ra được, đó là lâu nay, cánh tay nối dài của đảng đã không những không làm gì được ngoài việc gây tốn kém ngân sách mà còn làm trái pháp luật nhiều thứ và mị dân. Lời nhắc của ông cũng là một kinh nghiệm xương máu của người hết lòng cống hiến cho đảng, cho lý tưởng Cộng sản và cho tham vọng quyền lực. Để rồi, những thứ ông nhận được là đi không vững, phải diễn bộ khỏe mạnh, phải cố gắng cầm cự với quyền lực để rồi phải thấy rằng công cuộc lâu nay của mình cùng đám đàn em, tính chân thực thì ít mà tính mị dân thì nhiều !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 18/11/2020 (VietTuSaiGon's blog)
"Cần tiếp tục vận động, kêu gọi các ca sĩ, cầu thủ bóng đá, người có uy tín được xã hội mến mộ… làm từ thiện, ủng hộ người nghèo".
Đồng bào thiểu nghèo nhận hàng từ thiện ăn Tết. RFA
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra kêu gọi vừa nêu, tại cuộc họp hôm 22 tháng 9 năm 2020, để chuẩn bị cho Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2020.
Theo ông Mẫn nói đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên cần tạo sức lan tỏa trên toàn quốc.
Một cán bộ về hưu, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, khi trao đổi Đài Á Châu Tự Do hôm 23 tháng 9 năm 2020, giải thích về hoạt động này :
"Nhiều nhà hảo tâm, cũng như các nghệ sĩ VIP, đã thực hiện cuộc vận động giúp người nghèo có kết quả rất tốt. Cho nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi các đối tượng ở các địa phương khác, cùng hưởng ứng thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên đối với những nghệ sĩ có uy tín, thì có thể thu hút người ủng hộ, những khán giả ngưỡng mộ, thì sẽ tăng thêm nguồn thu cho qủy xóa đói giảm nghèo hay giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn... ngoài những vấn đề làm thường xuyên mà lâu nay doanh nghiệp đã ủng hộ".
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đề nghị cần phải nhấn mạnh những tấm gương điển hình trong lĩnh vực này, để tôn vinh, lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp đó trong xã hội.
Trao đổi Đài Á Châu Tự Do hôm 23 tháng 9 năm 2020 liên quan vấn đề này, Nhạc sĩ Lê Thiệu hiện sinh sống ở Sài Gòn, nhận định :
"Một xã hội cần các nhóm từ thiện giúp đỡ là một xã hội rất nghèo. Nếu một xã hội phồn vinh, chính phủ lo toàn bộ thì chẳng cần các nhóm từ thiện làm gì nữa. Còn việc kêu gọi ca sĩ, nghệ sĩ và những người có tên tuổi để làm từ thiện nó chỉ là chiêu bài của Mặt trận Tổ quốc, thì đó chỉ là một hình thức cho thấy đảng có quan tâm người nghèo khổ, có kêu gọi giúp dân nghèo. Đó chỉ là hình thức, chứ nội dung thì không có gì, có những nghệ sĩ có tâm thật, nhưng giúp thì cũng như muối bỏ biển, vì người nghèo quá nhiều…".
Theo Nhạc sĩ Lê Thiệu, muốn giúp dân nghèo thật sự, chính phủ phải làm điều gì đó để có một hình thái kinh tế xã hội mới mẻ,, để mọi người đều có việc làm, không ai thất nghiệp, những người già, mồ côi, tàn tật đều có quỹ phúc lợi chăm sóc... chứ kêu gọi giúp đỡ như thế này thì chỉ giống như muối bỏ biển thôi.
Tại sao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại nhấn mạnh kêu gọi ca sĩ, cầu thủ, người nổi tiếng làm từ thiện, giúp người nghèo ?
Một cầu thủ bóng đá thuộc Trung tâm bóng đá ACF ở Hà Nội không muốn nêu tên, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 23 tháng 9 năm 2020, cho biết ý kiến của mình :
"Mình nghĩ chuyện người có... giúp người không có... thì cũng là bình thường, chứ không có gì là đặc biệt quá cả. Cái này thì mình cũng không rõ lắm... Theo quan điểm cá nhân của mình thì cũng công bằng như nhau thôi, chứ không phải chỉ kêu gọi mỗi cầu thủ bóng đá và ca sĩ (làm từ thiện)".
Tuy nhiên, Nhạc sĩ, Ca sĩ Thu Vân khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 23 tháng 9 năm 2020 cho biết, giới hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam thường phải làm theo định hướng của Bộ Chính trị, các chương trình từ thiện đưa ra có hai loại. Ngoài tự nguyện còn có thể có việc bị chính quyền ép buộc :
"Có nghệ sĩ, ca sĩ tự nguyện làm để lấy tiếng, nhưng cũng có người làm từ thiện do bị ép buộc. Ví dụ như họ biết người nghệ sĩ đó có fault (lỗi lầm) gì đó, hay có fault mà họ thấy không vừa lòng, thì hắn sẽ ra một điều kiện... các anh chị em phải làm từ thiện cái này cái kia. Tức là ho ra một cái việc để cho mình làm giống như là đoái công chuộc tội. Còn một số người tự làm để lấy tiếng và được hưởng lợi lộc từ chính quyền, thí dụ có chương trình gì lớn lao, có tiếng trong Việt Nam thì họ sẽ được mời đến hát. Với hình thức này thì bên nào cũng có lợi, dựa vào nhau như vậy".
Việc làm từ thiện, là làm điều tốt, giúp đỡ người khác, thông qua việc quyên góp, hiến tặng vật phẩm, hay giúp đỡ về nhiều mặt khác đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù chẳng có công thức bắt buộc nào cho việc làm từ thiện, nhưng tại sao cứ phải là doanh nghiệp, ngôi sao, nghệ sỹ thì phải làm từ thiện... Trong khi cũng có thể có người là đại gia giàu có trong bộ máy chính quyền... Sao không kêu gọi họ làm từ thiện ?
Dưới góc nhìn cá nhân, Nhạc sĩ, Ca sĩ Thu Vân đưa ra nhận định :
"Kêu gọi đảng viên cộng sản thì nói thật, họ không đóng đâu, kêu cũng vô ích à. Vì bọn họ cùng trong chăn ra, nên họ biết con rệp nó ra làm sao rồi. Bây giờ, cán bộ tham nhũng xong họ đâu có để tài sản họ đứng tên, họ đưa cho dòng họ, bà con đứng tên. Không đứng tên thì khi bộ sậu ở trên xuống kêu đóng tiền từ thiện, thì họ nói tôi nghèo đâu có tiền mà đóng, tài sản đó của con cháu tui, của người A, người B... họ sẽ không đóng. Cho nên đừng mơ mà kêu đảng viên cộng sản đóng tiền từ thiện".
Cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và gia đình, trong những ngày qua tham gia phát khẩu trang miễn phí tại Hải Phòng bị chính quyền gây khó khăn đòi tịch thu số khẩu trang dù được mua từ doanh nghiệp có đăng ký. Courtesy FB Nguyễn Xuân Nghĩa
Còn Nhạc sĩ Lê Thiệu, người đã sống trong lòng chế độ cộng sản, xã hội chủ nghĩa 45 năm cho biết, anh rất hiểu lý do vì sao các cán bộ đảng viên giàu có nhưng không bào giờ dám công khai làm từ thiện :
"Tất cả đảng viên cộng sản họ giàu ngút trời, họ giàu bạt ngàn luôn, nhưng không bao giờ dám bỏ tiền ra giúp. Vì sao ? Vì nếu họ giúp thì đồng chí của họ sẽ lấy cớ đó đạp họ, đấu đá họ, đạp họ để giành ghế. Ví dụ như ‘tiền đâu đồng chí giúp’... lương tháng đồng chí 15 - 20 triệu thì tiền đâu đồng chí bỏ ra hàng trăm triệu để giúp ? Chính vì vậy, hầu như 45 năm qua, không một lãnh đạo nào bỏ tiền túi ra công khai giúp dân, chính vì họ sợ. Dù họ có thể âm thầm cúng chùa hàng trăm triệu để hối lộ thần thánh, mua chuộc thánh thần, đó là chuyện bình thường ở Việt Nam, nhưng không bao giờ họ dám giúp công khai".
Tuy nhiên theo nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông, nhà nước có quy định việc làm từ thiện của cán bộ công chức, tùy vào khả năng, tùy địa phương sinh sống :
"Những đối tượng có thu nhập cao thì mức độ quy định cũng cao hơn, còn đối với cán bộ công chức, viên chức thì góp một ngày lương trở lên. Còn những người bình thường thì ở nông thôn mức độ khác, thành thị khác... Tùy thu nhập, khả năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi mọi tổ chức cá nhân trên toàn quôc tham gia, kể cả người nước ngoài ở Việt Nam nếu có điều kiện tham gia thì rất tốt".
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn kêu gọi mọi người dân, không kể là thành phần xã hội nào, chung tay đóng góp làm từ thiện giúp người nghèo, dù giúp đỡ bằng bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên có những người từng lên tiếng cho bất công xã hội, mà trái quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam, đến khi làm việc thiện thì lại bị công an sách nhiễu gây khó dễ như trường hợp Anh Bùi Tuấn Lâm hay còn được biết đến là Facebooker Peter Lam Bui, một thành viên của ‘Con đường Việt Nam’, hiện sống ở Đà Nẵng, khi phát những phần quà cho người gặp khó trong dịch Covid-19 thì bị mời lên công an phường.
Không chỉ trường hợp anh Bùi Tuấn Lâm, cũng trong thời gian đó, cựu tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và gia đình, khi tham gia phát khẩu trang miễn phí tại Hải Phòng thì bị chính quyền gây khó khăn đòi tịch thu số khẩu trang dù được mua từ doanh nghiệp có đăng ký.
Hay trường hợp các thành viên nhà xuất bản tự do khi làm từ thiện đều nhận được ánh mắt cảnh giác và câu hỏi "auto" từ công an, dân phòng, chính quyền địa phương như : Anh/chị ở tổ chức nào ? Anh/chị có động cơ, mục đích gì ? Tại sao anh/chị không mang đồ sang bên Mặt trận Tổ quốc hay Ủy ban Nhân dân phường, tập kết ở đấy, tập trung vào đấy, lại tự đi phát ?
Cơ quan chức năng khiến cho, ngay cả những người nhận hàng cứu trợ cũng hoang mang và buộc phải… cảnh giác theo. Với cách làm việc máy móc, đặc biệt đối với người bất đồng chính kiến, chính quyền Việt Nam đã khiến cho nhiều người nghèo mất cơ hội nhận quà cứu trợ.
Nguồn : RFA, 23/09/2020
Mặt trận Tổ quốc phải có tiếng nói bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông (RFA, 20/09/2019)
Nhiều ý kiến thẳng thắn của các đại biểu được nêu ra trong phiên họp ngày thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra vào chiều ngày 18/9 tại Hà Nội, về báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII. Trong đó, phần đông cho rằng, Mặt trận Tổ quốc chưa bày tỏ thái độ chính kiến trước một số vấn đề cấp bách mà xã hội quan tâm thời gian gần đây, đặc biệt là tình hình căng thẳng Biển Đông.
Chuẩn Đô đốc ông Lê Kế Lâm phát biểu tại phiên họp. RFA Edited
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay không yên ổn và đang khá sôi sục nhưng trong báo cáo kiểm điểm của Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc không đề cập đến và ông đề nghị Mặt trận Tổ quốc cần quan tâm đến biển đảo, đưa vấn đề biển đảo vào báo cáo kiểm điểm.
Đài Á Châu Tự Do hôm 19/9 đã liên lạc với Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm và có cuộc trò chuyện nhanh liên quan đến chất vấn của ông và được ông trả lời :
"Phát biểu của tôi căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân và tình hình thực tế diễn biến trên Biển Đông trong những ngày gần đây phức tạp. Tôi thấy trong báo cáo có nêu nhưng ít quá, chưa đủ mức độ của nó nên tôi có chất vấn. Tôi có đề nghị cần làm rõ vấn đề này, sau đó nhiều người ủng hộ tôi nói rằng là anh nói lên như vậy là sự thật lịch sử, sự thật trên Biển Đông và rõ ràng toàn dân quan tâm".
RFA : Thưa Chuẩn Đô đốc, vậy ông nghĩ vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong vấn đề này như thế nào ?
Lê Kế Lâm : Mặt trận cũng như đoàn thể quần chúng xung quanh Mặt trận thì đều một lòng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tất cả quyền lợi của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, trên không, trên đất liền cũng như trên biển. Do đó, mặt trận là họ quan tâm toàn diện, quan tâm đến đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân vào sự phát triển của đất nước, thì tất nhiên trong vấn đề biển đảo cũng có nêu đến chứ không phải là không nêu.
RFA : Cũng liên quan Biển Đông, Mặt trận tổ quốc phải đóng vai trò người trong cuộc chứ không phải là một quan sát viên ? (theo ý kiến của đại biểu Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch nêu trong Hội nghị Đoàn chủ tịch lần thứ 17 diễn ra trong tháng 7 vừa qua ), ông nghĩ sao về ý kiến này ?. Tại sao sau kiến nghị của ông Kim, trong báo cáo lần này của Mặt trận Tổ quốc vẫn không nhắc đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc về Biển Đông ?
Lê Kế Lâm : Quyền đó là của đoàn chủ tịch và của lãnh đạo Mặt trận, còn nhân dân thì có quyền nói lên bức xúc của nhân dân. Tất nhiên, mặt trận là đại diện cho toàn dân nên mặt trận cần phải có tiếng nói thỏa đáng trong mọi vấn đề của đất nước của dân tộc. Tôi nghĩ trước sau gì thì Mặt trận cũng thể hiện quyết tâm của mình mà đó cũng là quyết tâm của toàn dân.
RFA : Đối với kiến nghị lần này của ông sẽ thế nào, thưa ông ?
Lê Kế Lâm : Chiều nay có chia tổ để thảo luận thì cũng có nhiều đại biểu bức xúc nói về vấn đề này. Tôi hoàn toàn đồng tình và có kiến nghị rằng, trong lời kêu gọi của nhân dân cũng như trong nghị quyết là phải có vấn đề về Biển Đông, đặc biệt là trong tình hình hiện nay thì nên nói cho đúng mức độ và thỏa đáng với nguyện vọng và mong ước của nhân dân.
RFA : Thưa ông, trong tình huống xấu nhất, kiến nghị của ông vẫn không được lắng nghe, ông có thể chia sẻ việc tiếp tục lên tiếng ra sao với tư cách là một người sĩ quan Hải quân trước tình thế ở Biển Đông hiện nay ?
Tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc ngoài Biển Đông. AFP
Lê Kế Lâm : Nói thật rằng tôi tin là sẽ không có vấn đề gì đâu, có thể lúc này chưa nói được thì sẽ nói vào lúc khác nhưng có một cái nhất quán là mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thì sẽ là chỗ dựa của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhân dân Việt Nam trên Biển Đông theo luật quốc tế năm 1982. Việc này sớm muộn gì người ta cũng biểu thị tùy theo tình hình phát triển xấu hay không xấu trên biển và sẽ có thái độ đúng mực mà thôi.
RFA : Ông có gặp gỡ những vị khác để cùng bàn bạc về tình thế hiện nay và nhận được những ý kiến gì không, thưa ông ?
Lê Kế Lâm : Có chứ, ngoài giờ trong lúc giải lao tôi có gặp và trao đổi nhiều. Tôi cũng nói với cả những người có trách nhiệm trong đoàn chủ tịch, cũng như trong thường trực của mặt trận. Tôi phản ảnh lên nguyện vọng của nhân dân và đề nghị nên có lời tuyên bố có mức độ để người dân tin tưởng cũng như kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân trong nhiệm vụ đấu tranh để bảo vệ mọi quyền lợi của nhân dân trên không, trên đất liền cũng như trên biển và phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam.
RFA : Đảng cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Cương lĩnh, Hiến pháp và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong khi đó Mặt trận Tổ quốc là đại diện cho dân nên phải thể hiện được những yêu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ vững chắc lãnh thổ của tổ quốc. Theo ông Mặt trận Tổ quốc cần phải làm gì hiện nay để thể hiện rõ trách nhiệm của tổ chức ?
Lê Kế Lâm : Họ đương làm đó thôi, đang lãnh đạo toàn dân tập hợp, kết nối, bắc cầu giữa lãnh đạo với nhân dân và mọi thành phần trong nhân dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị và làm sao cho Việt Nam theo lời di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh là phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
RFA : Vậy theo Chuẩn Đô đốc, Mặt trận Tổ quốc cần phải cải tổ ra sao để có thể phát huy được sức mạnh của toàn dân như yêu cầu đề ra, đặc biệt trong tình hình hiện nay ?
Lê Kế Lâm : Cái này báo chí trên đài sẽ công bố về phương hướng hoạt động của Mặt trận trong nhiệm kỳ IX, có nói rõ vấn đề cần làm như thế nào, chương trình hành động ra sao, giải pháp thế nào. Theo dõi trên đài báo Việt Nam cũng như sẽ có website của Mặt trận dịch ra tiếng nước ngoài.
RFA : Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay.
RFA tiếng Việt, 19/09/2019
******************
Ông Trần Thanh Mẫn tái cử Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (RFA, 20/09/2019)
Ông Trần Thanh Mẫn, 57 tuổi, vừa tái cử chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024, theo thông tin từ truyền thông trong nước ngày 20 tháng 9.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn - Courtesy of mattran.org.vn
Ông Mẫn (cùng với ông Trần Cẩm Tú) là hai thành viên mới được Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, bầu vào Ban bí thư Trung ương hồi tháng 5/2018.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân tại Việt Nam. Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc cũng dảm nhiệm vai trò giám sát các cuộc bầu cử quốc hội.
Cùng với việc tái cử, ông Mẫn nhận chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : "Mặt trận Tổ quốc cần phát huy dân chủ, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc. Mặt trận Tổ quốc cần tiếp tục xứng đáng với vai trò là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là tổ chức nòng cốt trong hệ thống chính trị ở Việt Nam".
Theo báo Zing hôm 20/9, ông Mẫn là tiến sĩ kinh tế, có bằng cử nhân chính trị. Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa X ; XI ; XII, đại biểu Quốc hội khóa XIII ; XIV.
Hồi năm 2017, ông Mẫn được cử làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân, người được Bộ Chính trị phân công làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm đó sau khi ông Đinh La Thăng "ngã ngựa".
Cá nhân ông Trần Thanh Mẫn đến nay được ghi nhận không có nhiều dấu ấn về phát ngôn hay hành động trên chính trường Việt Nam.
Website của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 17/9 dẫn phát ngôn chỉ đạo khá chung chung của ông Mẫn : "Cần phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm, nhất là việc xác định, lựa chọn nội dung, phạm vi, hình thức giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương…"
Tuy vậy, ông Mẫn đang được xem là một trong những ứng viên tương lai cho chức ủy viên Bộ chính trị. Theo phân tích của nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp đang làm việc tại Singapore, Ban bí thư trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam giống như một bước đệm để các đảng viên cao cấp bước vào Bộ Chính trị.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh căng thẳng tại Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, báo cáo của Mặt trận Tổ quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc không nhắc đến vai trò của Mặt trận trong việc lên tiếng về Biển Đông.
Trả lời RFA hôm 19/9, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc nói : "Nhân dân thì có quyền nói lên bức xúc của nhân dân. Tất nhiên, mặt trận là đại diện cho toàn dân nên mặt trận cần phải có tiếng nói thỏa đáng trong mọi vấn đề của đất nước của dân tộc. Tôi nghĩ trước sau gì thì Mặt trận cũng thể hiện quyết tâm của mình mà đó cũng là quyết tâm của toàn dân".
*******************
Phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc (Mặt trận Tổ quốc), vào sáng ngày 19 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Mặt trận Tổ quốc cần làm tốt vai trò trong chủ trì hiệp thương, phân công, phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội, phải chủ động góp ý kiến với việc hoạch định chính sách, làm người phản biện sắc sảo, chân tình giúp Đảng và chính quyền tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc sáng ngày 19/09/19. Courtesy : chinhphu.vn
Thủ tướng Việt Nam còn lưu ý Mặt trận Tổ quốc nên lựa chọn các nội dung, vấn đề phản biện liên quan tới quyền, lợi ích chính đáng của người dân và những vấn đề bất cập mà dân chúng quan tâm trong bối cảnh một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng cũng như đang có những diễn biến mới, phức tạp trong khu vực và thế giới trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ…có thể dẫn đến nguy cơ gây mất ổn định và tác động đến niềm tin của nhân dân.
Từ Sài Gòn, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA rằng yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có gì là mới mẻ :
"Thông thường mà nói thì những ý kiến phát biểu như thế đã diễn ra nhiều lần rồi, chứ không phải là lần đầu tiên hay gần đây thôi. Tại vì Mặt trận Tổ quốc có danh nghĩa là phải góp ý với Nhà nước, cho nên ông Phúc phải nói theo công thức đó, theo nội dung đó tức là kêu gọi Mặt trận Tổ quốc phải nên lấy ý kiến của mọi người phản ánh với Đảng và Chính phủ…Thật ra ông Phúc phải nói như thế, chứ còn không có cách nào khác".
Còn Blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội không những khẳng định lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam không có tác dụng phản biện mà thậm chí còn nêu lên thực trạng về những tiếng nói phản biện ở Việt Nam không được Đảng và Nhà nước lưu tâm :
"Theo tôi, việc ông Phúc kêu gọi những lời phản biện xã hội từ một cơ quan là Mặt trận Tổ quốc, một nơi hoạt động nhờ vào ngân sách của Nhà nước, thì tôi cho rằng không có tác dụng gì phản biện nhiều. Sự phản biện phải đến từ các cá nhân, cũng như các tổ chức hoàn toàn độc lập về mặt ngân sách cũng như về mặt đảng và hành chính thì mới có tác dụng. Thế còn tất cả những ý kiến phản biện của những chuyên gia, của các cá nhân độc lập hoặc những tổ chức xã hội dân sự từ trước đến nay đều bị bỏ ngoài tai và thập chí rằng người ta còn coi đây là những ý kiến trái chiều, thậm chí là ý kiến của ‘thế lực phản động’".
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, trong nhiều năm qua, không ít lần giới nhân sĩ trí thức cũng như các cựu lãnh đạo, cán bộ lão thành đóng góp ý kiến và đã tham gia ký tên vào nhiều kiến nghị với Chính phủ về các vấn đề của Việt Nam ; tuy nhiên hầu như Chính phủ Việt Nam không hề lưu tâm hay có những phản hồi liên quan các ý kiến đóng góp đó.
Không những vậy, một tình trạng mà những chính phủ trên thế giới và các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền vì sử dụng Luật An ninh mạng để đàn áp và bắt bớ, giam cầm những tiếng nói phản biện độc lập của người dân Việt Nam, với bằng chứng hàng loạt người bị bắt giữ và tuyên án tù trong thời gian gần đây.
Mới nhất trong tháng 9 năm nay, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đánh giá Việt Nam là một trong 10 quốc gia kiểm duyệt tự do ngôn luận tệ hại nhất trên thế giới.
Trước lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam về phản biện xã hội, phải chủ động góp ý kiến cho Đảng và chính quyền để lãnh đạo quản trị và điều hành đất nước được tốt hơn, ông Nguyễn Khắc Mai-nguyên Trưởng Ban nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương khẳng định rằng Chính phủ cần thiết phải tổ chức các cuộc đối thoại với giới phản biện độc lập ở trong nước. Ông Nguyễn Khắc Mai nói :
"Bây giờ quan trọng nhất là tổ chức đối thoại rất nghiêm chỉnh rất khoa học giữa những người đau đáu với tình hình đất nước, là những người có trí tuệ, có bản lĩnh, có lập trường, có kinh nghiệm thì người ta sẽ bàn tính những phương cách đến nơi đến chốn với nhóm lãnh đạo của Đảng. Như thế thì may ra mới có cơ hội".
Theo ông Lê Công Giàu thì để tỏ rõ ý nguyện mong muốn của Chính phủ là muốn lắng nghe phản biện xã hội, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên bắt đầu lưu ý đến những kiến nghị của giới nhân sĩ trí thức và của người dân liên quan vấn đề dự án cao tốc Bắc Nam hay vấn đề căng thẳng với Trung Quốc tại bãi Tư Chính ngày càng leo thang.
"Gần đây, chúng tôi đã có ký tên để kêu gọi Đảng và Chính phủ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, chúng tôi đề nghị là phải kiện Trung Quốc ra tòa và thứ hai là phải liên minh với những nước ủng hộ Việt Nam và ủng hộ tự do ở Biển Đông. Nếu mà Thủ tướng muốn làm như lời ông đã nói thì hãy xem xét và thực hiện hai điều mà chúng tôi vừa kiến nghị đi".
Còn Tiến sĩ Nguyễn Quang A-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, lên tiếng qua trang Facebook cá nhân, kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hãy hủy Quyết định số 97/2009/QĐ-Ttg như một việc làm nhỏ đúng thẩm quyền để chứng minh cho mong muốn của chính ông và nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm được như thế thì sẽ có vô số người phản biện sắc sảo cho đất nước Việt Nam.
Quyết định số 97/2009/QĐ-Ttg do cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành về danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có nội dung quy định "Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ".
*********************
Báo Tiền Phong Online đăng tải thông tin trong 3 năm qua, kể từ đợt bầu cử Đại biểu quốc hội Khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đến thời điểm tháng 9 năm 2019 đã có 7 Đại biểu quốc hội (Đại biểu quốc hội) bị miễn nhiệm, cho thôi làm Đại biểu quốc hội, trong đó nhiều người bị kỷ luật hoặc vướng vòng lao lý.
Ông Đinh La Thăng (giữa) và ông Trịnh Xuân Thanh (đeo kính) trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8/1/18. AFP
Bảy vị Đại biểu quốc hội được nêu danh bao gồm ông Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam), ông Đinh La Thăng (nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN), bà Phan Thị Mỹ Thanh (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai), Thiếu tướng Lê Đình Nhường (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh), ông Hồ Văn Năm (Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai), ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch Hậu Giang) và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hương (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam).
Đài RFA nêu câu hỏi với vài người từng tham gia ứng cử trong đợt bầu cử Đại biểu quốc hội (Đại biểu quốc hội) Khóa XIV hồi năm 2016 rằng họ đón nhận thông tin vừa nêu như thế nào và được cô Nguyễn Trang Nhung cho biết :
"Với thông tin đó thì tôi cũng không có gì bất ngờ. Nói chung, tôi tiếp nhận thông tin đó khá là bình thường. Tôi nghĩ có thể một phần họ không thực sự là do dân bầu lên cho nên không thật sự có trách nhiệm với người dân. Thêm nữa là họ cũng không đủ các phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm các vị trí đại diện cho người dân, cho nên họ đã thể hiện ra những mặt xấu và do đó đã phạm phải những sai lầm như vậy".
Qua trao đổi với một số những người tự ra ứng cử Đại biểu quốc hội và giới quan sát tình hình Việt Nam thì hầu hết đều cho rằng trong số gần 500 Đại biểu quốc hội Khóa XIV không chỉ có 7 "con sâu" mà thôi, ("con sâu" ở đây được diễn giải theo như cách nói của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng "bầy sâu" thời ông tại vị đã sinh sôi không kiểm soát nỗi).
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhắc lại người dân Việt Nam thường nói câu cửa miệng rằng "các đồng chí chưa bị lộ mà thôi". Tuy nhiên, trước thông tin liên quan Báo Tiền Phong Online bêu danh 7 vị Đại biểu quốc hội, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định qua đó có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động dù sao cũng có dấu chỉ của sự tiến bộ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lý giải về nhận định này của ông :
"Nguyên nhân lớn nhất là xuất phát từ chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng. Và, trong chiến dịch đốt lò này thì một trong những quan điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra là công khai thông tin về những trường hợp sai phạm nhưng tất nhiên trong thực tế không phải là công khai tất cả mà chỉ công khai một số trường hợp chọn lọc thôi. Vì thế, giới đại biểu quốc hội bị sai phạm cũng nằm trong chiến dịch công khai thông tin đó. Cho nên đó là lý do không thể bưng bít thông tin được như trước đây. Còn trước chiến dịch ‘đốt lò’ thì vẫn bưng bít thông tin. Thành ra nói gì thì nói cũng phải ghi nhận rằng đó là một cái nét dù sao cũng hơi hơi tiến bộ của chiến dịch ‘đốt lò’, chiến dịch được coi là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng".
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhấn mạnh rằng ngày càng nhiều thông tin liên quan đến giới chức lãnh đạo, cán bộ trong bộ máy Nhà nước và Đại biểu quốc hội sai phạm, tham nhũng…được các cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi trong công luận còn bởi yếu tố đấu đá nội bộ, vạch mặt và thanh trừng lẫn nhau.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong nhiều năm, không ít tiếng nói của dân chúng và giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam kêu gọi Chính phủ Hà Nội cho trưng cầu dân ý tự do. Một điểm son được quốc tế đánh giá có sự thay đổi qua đợt bầu cử tại Việt Nam hồi năm 2016 là có nhiều người dân chủ động tự ra ứng cử, dù biết rằng sự tham gia ứng cử của họ không đạt được kết quả nào.
Cô Nguyễn Trang Nhung, người từng bị loại ngay từ vòng đầu tiên chia sẻ rằng với tình hình ngày càng có nhiều những "con sâu" là Đại biểu quốc hội bị phanh phui và phơi bày thì cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng sẽ không có gì thay đổi trong thời gian sắp tới :
"Tôi không đặt niềm tin nhiều vào sự thay đổi của thể chế nói chung cũng như sự thay đổi của cơ quan lập pháp trong tương lai gần. Tuy nhiên tôi có hy vọng với mong muốn trong tương lai sẽ có sự thay đổi đáng kể, nhưng điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người dân bình thường rằng là chúng ta có sẵn sàng thay thế những người đang ở trong cơ quan lập pháp mà không xứng đáng hay không và chúng ta có sẵn sàng là những người ra ứng cử và trở thành đại biểu quốc hội trong tương lai đại diện cho người dân hay không ?"
Trong khi đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại cho rằng sẽ có một sự thay đổi ở Quốc hội Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lập luận :
"Không chỉ là hy vọng mà là quy luật và tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa, không tới 5 năm nữa đâu. Tại vì quy luật biến chuyển của chế độ từ toàn trị sang bán dân chủ và sau đó sang dân chủ thì sẽ bắt nguồn cơ bản từ cơ quan nghị viện, tức là cơ quan quốc hội, rồi sau đó mới lan dần sang bộ máy chính quyền, tức là bộ máy hành pháp và cuối cùng là bộ máy của đảng và bộ máy công an. Thế thì ở Việt Nam, theo tôi thì rất nhiều khả năng sẽ xảy ra những chuyển biến vận động thay đổi một cách mềm mại trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, phải tự biến chuyển, tự nó sẽ có một cuộc cách mạng trong một số năm nữa và cái nơi đầu tiên để xảy ra cuộc cách mạng đó là cơ quan quốc hội. Nếu như trước đây người dân, xã hội dân sự và giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền tự ứng cử vào Quốc hội nhưng bị Nhà nước và Đảng cầm quyền gạt đi thì về sau này Đảng cầm quyền sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội".
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một số nhà quan sát tình hình Việt Nam khẳng định với RFA rằng họ có niềm tin một khi Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội thì đó sẽ là tiền đề cho khởi sự đầu tiên của cơ chế dân chủ, át dần cơ chế toàn trị và sẽ dẫn tới một tương lai chắc chắn tốt đẹp hơn cho đất nước và người dân Việt Nam.
Ngày 4/1, tại Thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ sáu (khóa VIII). Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Hội nghị lần này diễn ra trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị
Cũng theo ông Nhân, trong năm qua, đất nước ta phải đối mặt và chịu hậu quả thiên tai chưa từng có trong hàng chục năm qua, song với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát biểu tại hội nghị,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các thành tích mà ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đạt được trong năm 2016. Theo Tổng Bí thư, năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Mặt trận, góp phần mở rộng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Mặt trận đã đoàn kết, tập hợp lực lượng không chỉ bằng công tác tuyên truyền, phát triển tổ chức mà còn thực hiện nhiều cuộc vận động thiết thực, có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, hướng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.
Mặt trận đã tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ trực tiếp trong các công việc ở địa phương, đồng thời góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…
Đặc biệt, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã tích cực tuyên truyền, vận động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, đã lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề quan trọng về phát huy dân chủ, phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân,... góp phần quan trọng, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Khẳng định những đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm qua và năm 2016 là rất to lớn và quan trọng, Tổng Bí thư cũng cho rằng, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thẳng thắn thừa nhận, công tác mặt trận còn những hạn chế, bất cập. Phương thức vận động, tập hợp xây dựng khối đoàn kết toàn dân vẫn chưa theo kịp yêu cầu mới; các cuộc vận động, phong trào thi đua có nơi còn hình thức, chưa hiệu quả; vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận còn hạn chế. Năng lực cán bộ và điều kiện hoạt động của Mặt trận các cấp còn bất cập; đổi mới cơ chế hoạt động còn gặp nhiều khó khăn; chưa khắc phục được tình trạng hành chính hóa.
"Hội nghị cần trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc, chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại và điều quan trọng hơn là bàn các giải pháp để khắc phục có hiệu quả"- Tổng Bí thư đề nghị.
Tổng Bí thư đề nghị, năm 2017 và những năm tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động, phấn đấu thực hiện có kết quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng tới mục tiêu chung là giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
"Bất cứ công việc gì, dù lớn hay nhỏ, muốn thực hiện thành công, nhất thiết phải có sự đoàn kết, có sự đồng tâm hiệp lực, nội bộ nhất trí, xã hội đồng thuận; cách mạng muốn tiến lên càng phải xây dựng được khối đại đoàn kết vững chắc"- Tổng Bí thư nói.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tổng Bí thư cũng hoan nghênh việc tại Hội nghị này có nội dung thảo luận Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
"Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên phải có hành động cụ thể, thực tế trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, chống suy thoái, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phải phát huy vai trò giám sát của mình, của nhân dân, báo chí và công luận; xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ảnh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"", Tổng Bí thư yêu cầu.
Phạm Tâm
******************
Chống tự chuyển hóa không thể tham gia ở... vòng ngoài’ (VietnamNet, 03/01/2017)
Ngày 3/1, tại Thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, đã chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam lần thứ VIII.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong năm 2016, đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã diễn ra thành công tốt đẹp, trong đó có vai trò đóng góp quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
"Sự thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cùng với sự đổi mới bộ máy tổ chức các cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước và chính quyền các cấp đã góp phần tạo xung lực mới cho sự phát triển đi lên của đất nước", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Vẫn theo lời của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, trong năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế diễn biến nhiều phức tạp nhưng đất nước đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. "Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai, thời tiết bất lợi nhưng những kết quả trên là hết sức đáng trân trọng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Để Mặt trận tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của mình trong năm 2017, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu tại hội nghị Đoàn Chủ tịch tập trung thảo luận dự thảo Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2016 và Chương trình phối hợp, thống nhất hành động của UBtrung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam năm 2017 ; dự thảo Chương trình hành động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"...
Ông Lù Văn Que
Tại hội nghị, rất nhiều đại biểu quan tâm đến chương trình hành động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".
Ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn chủ tịch nêu : vấn đề chống thoái hóa cần phải chỉ rõ ra nhất là việc Mặt trận tham gia giải quyết chống thoái hóa như thế nào, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa ra sao ?
Giáo sư Đỗ Quang Hưng
"Nghị quyết Trung ương 4 đã nói rất rõ, có 27 biểu hiện, tự chuyển biến, tự chuyển hóa. Trong chúng ta ai cũng có biểu hiện này, chỉ có điều là có ít hay nhiều mà thôi, kể cả người đương chức và người về hưu. Vấn đề đặt ra ở đây là anh sửa như thế nào", ông Lù Văn Que thẳng thắn nhận định.
Đồng quan điểm, Giáo sư Đỗ Quang Hưng cho rằng, Mặt trận cần phải mạnh dạn nghiên cứu tất cả các mặt trong vấn đề "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
"Chúng ta phải xác định được vấn đề tự chuyển hóa, tự chuyển biến có ở Mặt trận không và mức độ của nó như thế nào. Việc này là tư tưởng, là trình độ, là chiều sâu chứ nếu chỉ tham gia ở vòng ngoài thì không thể giải quyết được vấn đề ", Giáo sư Đỗ Quang Hưng nói.
Quang cảnh hội nghị
Còn Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng Quân đội cho rằng, dư luận gần đây đang nói về chủ nghĩa "3 xa" đó là xa lợi ích dân tộc, xa mục tiêu thời đại và xa dân trong khi đó việc xử lý một số vi phạm thể hiện sự chưa triệt để. Chính vì vậy, việc đánh giá về tự chuyển biến, tự chuyển hóa, nếu không xuất phát từ thực tế của cuộc sống, của thời đại thì chúng ta sẽ triệt tiêu đi động lực phát triển và đó là một nguy hại cho đất nước.
Hoài Thanh