Lê Hoàng, Thoibao.de, 14/08/2022
Đối thủ của Nguyễn Minh Triết là Bùi Quang Huy. Được biết Bùi Quang Huy sinh năm 1977 lớn hơn Nguyễn Minh Triết 11 tuổi. Hiện Bùi Quang Huy là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI.
Nguyễn Minh Triết, con trai út ông Nguyễn Tấn Dũng
Đấy là những thông tin về đối thủ của Nguyễn Minh Triết. Bùi Quang Huy có 3 lợi thế nổi và một lợi thế ngầm. Lợi thế nổi, đó là : lớn tuổi hơn nghĩa là tuổi kinh nghiệm cao hơn ; đang là ủy viên dự khuyết nên việc tiếp quản chức Bí thư thứ nhất là hợp lý nhất bởi ủy viên dự khuyết không khác gì ủy viên chính thức ; và hiện nay lại là Bí thư thường trực đang giữ quyền Bí thư thứ nhất khi bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm vị trí khác.
Và lợi thế ngầm đó là Bùi Quang Huy thuộc nhóm lợi ích Nghệ An hiện nay rất mạnh. Hiện nay Nghệ An có tổng cộng 14 Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có 3 Ủy viên Bộ Chính trị là Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng và một Ủy viên dự khuyết đó là Bùi Quang Huy.
Phải nói rằng, nhóm lợi ích chính trị Nghệ An và Hà Tĩnh rất đoàn kết. Họ nâng đỡ nhau để đưa người vào ủy viên Trung ương đảng sau đó lớp trên kéo lớp dưới hình thành nên một mạng lưới quan hệ quyền lực rất lớn. Một địa phương mà có đến 3 ủy viên Bộ Chính trị là rất nhiều, đấy là chưa nói đến sốp lượng ủy viên Trung ương Đảng chiếm áp đảo.
Bùi Quang Huy, đối thủ của Nguyễn Minh Triết
Trong nhóm lợi ích chính trị Nghệ An, Bùi Quang Huy được nhóm này xem là em út cần nâng đỡ, vì thế việc ông Vương Đình Huệ có thể ra uy quyền của ông ta trong Tứ Trụ với mối quen biết đặc biệt của ông Huệ với ông Tổng bí thư có thể là một lợi thế lớn cho Bùi Quang Huy.
Còn Nguyễn Minh Triết có gì ? Nguyễn Minh Triết dựa hoàn toàn vào người cha quyền lực. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói Phạm Minh Chính nghe, tuy nhiên yếu điểm của Nguyễn Minh Triết là ở bản thân cậu ta. Bởi Nguyễn Minh Triết chỉ mới 34 tuổi, quá trẻ cho một vị trí đứng đầu Trung ương đoàn. Đó là cái khó mà ông Nguyễn Tấn Dũng cần phải vượt qua.
Trong cuộc so gà này, Nguyễn Minh Triết đang yếu thế hơn Bùi Quang Huy là không thể phủ nhận, tuy nhiên, nỗ lực của ông Nguyễn Tấn Dũng đến đâu thì hiện chưa ai có thể lượng giá được cho nên cuộc chiến này được một số nhà đánh giá là khó đoán.
Trong cuộc đối đầu này không phải là không có may mắn. May mắn cũng có một vai trò không nhỏ như trong bóng đá vậy. Có một thực tế là, hiện nay lò ông Nguyễn Phú Trọng đang đốt rất mạnh, mới đây Ban Bí thư đang lên kế hoạch loại bỏ chức chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Võ Ngọc Thành, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch tỉnh Gia Lai. Với chức ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, Bùi Quang Huy hoàn toàn có thể được trám vào ghế Chủ tịch tỉnh hoặc ghế Bí thư tỉnh cũng ổn.
Như vậy nếu khuyết lãnh đạo tỉnh, Bùi Quang Huy được chuyển đi là một yếu tố may mắn cho Nguyễn Minh Triết, khi đó Nguyễn Minh Triết sẽ không còn ai cản đường trong cuộc chạy đua và chiếc ghế cao nhất ng Trung ương đoàn.
Giả sử như không có điều may mắn xảy ra, Bùi Quang Huy loại Nguyễn Minh Triết để đoạt lấy chiếc ghế Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thì vẫn còn chiếc ghế trống do Bùi Quang Huy để lại, đó là ghế Bí thư thường trực Trung ương Đoàn. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể tính toán giành chiếc ghế này như là phương án B nếu phương án A thất bại.
Phương án B cũng không tồi, bởi ở ghế nay, 3 năm sau Nguyễn Minh Triết đường đường chính chính vào Trung ương Đảng với ủy viên dự khuyết rồi tính tiếp con đường xa hơn. Khi vào Ủy viên dự khuyết thì gần như chắc chắn vào nhiệm kỳ sau sẽ ủy viên Trung ương Đảng. Không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đang tính phương án nào cho con trai nếu con ông thất bại trước đối thủ trên đường đua vào chiếc ghế quyền lực nhất Trung ương đoàn. Hãy chờ xem.
Lê Hoàng
Nguồn : VNTB, 14/08/2022
Như thoibao.de đã đưa tin, Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Nguyễn Anh Tuấn đã được điều động làm Bí thư tỉnh Bắc Ninh. Hiện tại chiếc ghế đứng đầu Trung ương đoàn đang trống và hiện có 2 ứng cử viên sáng giá để giành lấy chiếc ghế này. Đó là Nguyễn Minh Triết con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và Bùi Quang Huy đang là bí thư thư thường trực. Hiện Bùi Quang Huy là người có quyền lực thứ nhì Trung ương đoàn và là ủy viên dự khuyết ban chấp hành Trung ương đảng. Rất triển vọng để thay Nguyễn Anh Tuấn.
Dù không còn tại chức, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là người quyền lực nhất trong giới về hưu.
Nguyễn Minh Triết có lợi thế là con trai ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù là quan chức về hưu nhưng nhiều người đánh giá ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là người quyền lực nhất trong giới về hưu. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng vận động để đưa con trai cả về Trung ương nắm chức Bộ trưởng thì ông cũng có thừa khả năng để vận động con trai út của ông chiếm vị trí cao nhất trong Trung ương đoàn.
Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng vừa vận động hậu trường vừa sắp xếp cho con trai Út làm hình ảnh trên truyền thông để lấy điểm. Không biết kết quả thế nào, nhưng xem ra ông Nguyễn Tấn Dũng làm rất bài bản.
Nguyễn Minh Triết cũng giống như người anh của cậu là được cho ăn học bài bản từ nước ngoài để làm nên một thương hiệu nhân lực có chất lượng cho đảng dù cậu này không sử dụng gì đến chuyên môn được đào tạo từ nước ngoài.
Sáng 10/8, tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận khóa XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho Nguyễn Minh Triết đến dự để lấy hình ảnh truyền thông. Tại đây, Nguyễn Minh Triết đã làm việc với Tỉnh đoàn và có những phát biểu mà nhiều người cho là khá ấn tượng. Nguyễn Minh Triết nói: “Khởi nghiệp sáng tạo sẽ tác động sâu sắc đến đoàn viên thanh niên”.
Nguyễn Minh Triết cũng giống như người anh của cậu là được cho ăn học bài bản từ nước ngoài để làm nên một thương hiệu nhân lực có chất lượng cho đảng dù cậu này không sử dụng gì đến chuyên môn được đào tạo từ nước ngoài.
Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng đang làm mọi cách để con út vào Trung ương Đảng càng sớm càng tốt. Chỉ cần nhà có 2 ủy viên Trung ương Đảng là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể an tâm thế nhưng việc đưa Nguyễn Minh Triết nắm ghế Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn không phải là dễ, cần phải có may mắn mới được vì bản thân Nguyễn Minh Triết còn khá trẻ và mức độ thâm niên thua xa các ứng viên khác.
Giành ghế chưa bao giờ là dễ dàng, ngoài năng lực người cha thì người con cũng cần phải thể hiện được đặc điểm gì đó để người ta cất chắc, chứ nếu bất tài như Nông Quốc Tuấn con trai ông Nông Đức Mạnh thì có đưa lên cao cũng bị đạp xuống khi mà người cha không còn khả năng che chở.
Ai đã ra tay với Nguyễn Minh Triết ?
Nguyễn Minh Triết đang được ông Nguyễn Tấn Dũng định hướng tiến thân bằng con đường Đoàn chứ không phải Đảng. Đây là một con đường rất triển vọng vì trong quá khứ nhiều nhân vật đã tiến vào ủy viên trung ương và ủy viên Bộ Chính trị nhờ cón đường này.
Nguyễn Minh Triết không được bầu bổ sung vào Ban Bí Thư trung ương đoàn
Những người đã từng là bí thư trung ương đoàn rồi sau đó vào Bộ Chính trị có thể kể ra như :
Thứ nhất, ông Hồ Đức Việt cháu ông Hồ Tùng Mậu, làm bí thư trung ương đoàn giai đoạn 1987-1992. Năm 2006 vào Bộ Chính trị và nắm chức trưởng ban tổ chức trung ương.
Thứ nhì là bà Trương Thị Mai, từng là bí thư Trung ương đoàn giai đoạn 2001-2002. Bà Mai đã vào Bộ Chính trị năm 2016 với chức trưởng ban dân dân vận trung ương, và sắp tới bà sẽ nhậm chức trưởng ban tổ chức trung ương.
Thứ ba, Võ Văn Tưởng là người nắm bí thư trung ương đoàn từ năm 2006-2011 và nay đang ngồi ở ghế thường trực ban bí thư, dưới một người trên muôn người trong bộ máy đảng.
Đấy là 3 người đã từng vào Bộ Chính trị đi lên từ ban bí thư trung ương đoàn. Còn nhiều nhân vật khác đang giữ chức vụ rất cao và cơ hội vào Bộ Chính trị cũng rất lớn khi mà họ đang giữ các chức vụ đầy triển vọng như : Nguyễn Thành Phong hiện đang là chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Đào Ngọc Dung đang là Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội ; Nguyễn Đắc Vinh hiện là phó chánh văn phòng trung ương đảng.
Như vậy thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã gầy dựng sự nghiệp cho cậu con út từ cơ quan đoàn là một lựa chọn đầy tham vọng chứ không phải kém triển vọng như nhiều người nghĩ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa 2 đứa con đi hai con đường khác nhau nhằm mục đích tránh bị dính han khi thất thế. Nếu giả sử trước đây, Nguyễn Thanh Nghị là bí thư Kiên Giang kéo Nguyễn Minh Triết về Kiên Giang đưa cậu ta vào tỉnh ủy viên, rồi bố trí cho chức phó chủ tịch tỉnh này thì có thể nói, đường tiến han của Triết rất tốt. Nhưng tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng không cho Nguyễn Thanh Nghị làm thế mà để Nguyễn Minh Triết tự bơi ở Trung Ương Đoàn ? Vì đơn giản, nếu triết sát cánh anh trai mình mà lỡ anh trai bị Nguyễn Phú Trọng đánh ngã ngựa thì Nguyễn Minh Triết cũng tiêu tan sự nghiệp. Đó là lý do ông Dũng không kéo con trai út của ông về phụ tá cho anh trai. Người toan tính như ông Nguyễn Tấn Dũng thì không bao giờ bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ.
Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu nhưng phải trợ chiến ở hai mặt trận
Thực ra ông Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu 5 năm nay, nhưng việc chiến đấu với thế lực Nguyễn Phú Trọng cẫn chưa dứt. Nguyễn Phú Trọng không đẩy được Nguyễn Tấn Dũng vào tù thì ông quyết cản đường tiến han 2 đứa con ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đáng nói là, không những ông Trọng không hạ được ông Dũng mà dường như ông buộc tội hoặc cản trở công việc làm ăn con gái và ngăn cản đường quan lộ của 2 đứa con trai ông Dũng cũng không dễ dàng gì. Với Nguyễn Thanh Nghị thì năm lần bảy lượt ông Trọng quy kết sai phạm nhưng vẫn chưa làm được gì Nghị cho đến bây giờ.
Cho đến nay thì ông Nguyễn tấn Dũng đã về vườn 5 năm nhưng vẫn phải chống đỡ cho Nguyễn Thanh Nghị để cậu con trai cả của ông đứng vững trước han to gió lớn gây bởi Nguyễn Phú Trọng. Hiện nay Nguyễn Thanh Nghị được xem như "tai qua nạn khỏi" khi mà Nghị được tái trúng cử ủy viên trung ương đảng và đang có triển vọng nắm bộ trưởng bộ xây dựng.
Đấy là ông Dũng đã chiến đấu giùm Nghị. Còn Nguyễn Minh Triết, những tưởng ông Nguyễn Phú Trọng không để ý, nhưng không phải vậy. Cả việc tiến han của cậu con trai út Nguyễn Minh Triết cũng được ông Nguyễn Phú Trọng để ý. Chính vì vậy mà con đường tiến han của Nguyễn Minh Triết ở trung ương đoàn cũng trầy trật.
Sau khi du học về Triết vào Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2017. Thấy ở Sài Gòn không ổn vì Lê Thanh Hải lúc đó đã đánh trượt tư cách Thành Ủy Viên của Nguyễn Thanh Nghị nên ông Dũng hiểu ý bảo Triết rút về Trung Ương Đoàn ẩn náu để tránh "voi dẫm".
Ngày 01/3/2014, Nguyễn Minh nhận chức Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển Sinh viên Việt Nam theo Quyết định số 639-QĐ/TWĐTN-BTC.
Tuy nhiên, không biết ở Trung ương Đoàn có bị áp lực nào hay không mà Triết ngồi ở đây mới được 3 tháng thì ngày 23/6/2014 Triết tại han gói vào Bình Định tá túc ở tỉnh đoàn tỉnh này. Tại đây, Triết nhận chức Phó bí thư tỉnh đoàn nhiệm kỳ 2012 – 2017 khá thuận tiện.
Ngồi chức phó chỉ mới được 5 tháng thì ngày 22/11/2014, Triết lấy chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Và vào tháng 12/2014, Nguyễn Minh Triết tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015 để chuẩn bị cơ cấu vào ban lãnh đạo tỉnh và từ đó làm bàn đạp vào ủy viên trung ương. Được biết, ngày 16/10/2015, Nguyễn Minh Triết được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Đến đầu năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì Nguyễn Binh Triết cũng rút khỏi tỉnh đoàn Bình Định và về trung ương đoàn tá túc.
Cuối năm 2017, với nỗ lực không biết mệt mỏi, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa được Nguyễn Minh Triết vào vào Ban chấp hành Trung Ương Đoàn khóa 11 (nhiệm kỳ 2017 – 2022). Đấy là một bước ngoặt tiến han của Triết. Tuy nhiên, dường như trung ương đoàn không phải là phùng đất hứa với Nguyễn Minh Triết nên năm 2014 ngồi ở đó chỉ 3 tháng phải tháo chạy về Tỉnh Đoàn Bình Định. Giờ bất đắc dĩ trở lại trung ương Đoàn thì chẳng hứa hẹn gì nhiều cho Nguyễn Minh Triết.
Nguyễn Minh Triết bị chặn đường tiến hay bị gạt ra rìa ?
Theo báo chí nhà nước loan tin, ngày 22/3, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI. Hội nghị bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh Bí thư Trung ương Đoàn cho Ban bí thư. Trong đó 2 gương mặt được bầu, đó là Nguyễn Tường Lâm, Trưởng Ban đoàn kết tập hợp thanh niên, và anh Ngô Văn Cương, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đoàn đã trúng cử chức danh bí thư Trung ương Đoàn.
Ngô Văn Cương, sinh năm 1984, cao cấp Lý luận chính trị, là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, hiện đang nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế phát triển tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Còn Nguyễn Tường Lâm, sinh năm 1984, cao cấp Lý luận chính trị, là Tiến sĩ Xây dựng.
Như vậy là lần bầu bổ sung lần này, Nguyễn Minh Triết đã trượt. Đây là lần thứ hai Nguyễn Minh Triết bị chặn ngay trước cửa thiên đường. Năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa Nguyễn Minh Triết trở lại Trung Ương đoàn cũng vì mục đích là vào Ban Bí thư trung ương đoàn và dùng cơ quan này làm bàn đạp để Triết vào Trung ương Đảng. Như vậy thì dự tính của Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa xem như thất bại.
Để đến được ghế trung ương đoàn bổ sung thì các nhóm lợi ích ở Trung ương vận động suốt năm 2020 để đưa các hạt giống đỏ vào. Theo một số người am tường cho biết, năm 2020 ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rất nỗ lực để vận động các tỉnh đoàn khác ủng hộ Nguyễn Minh Triết. Triết cũng được giới thiệu ứng cử nhưng lần này đã không đấu lại với Ngô Văn Cương và Nguyễn Tường Lâm. Đây lại một lần nữa cho thấy, trung ương đoàn không phải là vùng đất hứa đối với Nguyễn Minh Triết.
Phát biểu sau khi đánh bại Nguyễn Minh Triết, Ngô Văn Cương vui mừng hứa sẽ tiếp tục cố gắng và không ngừng rèn luyện để tham mưu cho Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn, Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhằm xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Nói chung là phát biểu những từ ngữ quen thuộc. Điều quan trọng nhất đối với Ngô Văn Cương, Nguyễn Tường Lâm và những người khác trong ban bí thư đoàn là nhân vật nặng ký Nguyễn Minh Triết đã bị cản đường. Đấy là một thuận lợi cho các lãnh đạo cấp cao ở trung ương đoàn. Bài học Nguyễn Minh Triết về tỉnh đoàn Bình Định lượm hết những ghế ngon nhất của tỉnh đoàn tỉnh này.
Nguyễn Tường Lâm cũng vui mừng gửi lời cảm ơn Ban bí thư Trung ương Đoàn, Ban chấp hành đã tin tưởng bầu anh giữ chức bí thư Trung ương Đoàn. Tuy nhiên điều vui nhất với anh này vẫn là Nguyễn Minh Triết không vào được Ban Bí Thư trung ương đoàn. Loại một đối thủ nặng ký thì ứng viên tăng thêm cơ hội leo cao.
Ai đã ra tay đì Nguyễn Minh Triết ?
Thực ra Trung ương đòn là nơi chịu sự điều khiển của ông Nguyễn Phú Trọng. Ở Sài Gòn trước đây thì Triết bị Lê Thanh Hải đì phải chạy vào Trung ương Đoàn năm 2013. Vào Trung ương Đoàn ngồi mới 3 tháng lao chạy vào tỉnh đoàn Bình Định. Việc Nguyễn Minh Triết cuốn gói chạy khỏi Trưng Ương Đoàn năm 2014 được người ta đánh giá là do có những phe thân ông Trọng ở đó cản đường Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Minh Triết chỉ phát triển suông sẻ khi về tỉnh đoàn Bình Định thôi. Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì về tỉnh đoàn Bình Định thì khó khăn chẳng khác gì trung ương đoàn, nếu không muốn nói là khó khăn hơn.
Vào trung ban bí thư trung ương đoàn là cơ hội rất lớn để phấn đấu, điều đó được Nguyễn Tường Lâm nói như thế.
Nếu giả sử như Nguyễn Minh Triết được trúng cử vào ban bí thư Trung ương đoàn thì khả năng Triết thay thế Nguyễn Anh Tuấn rất cao. Nguyễn Anh Tuấn hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Nếu lên chức, Nguyễn Anh Tuấn có thể vào ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng hoặc được bổ về làm bí thư tỉnh của một tỉnh nào đó trước khi về trung ương vào Bộ Chính trị như Võ Văn Thưởng.
Có thể nói lần ngã ngựa này của Nguyễn Minh Triết là thất bại khá đau cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng. Lại một lần nữa, ông Nguyễn Tấn Dũng bị đối thủ chính trị của ông chơi sát ván mỗi khi có cơ hội.
Bích Ngọc (tổng hợp)
Vụ việc gần đây khiến lãnh đạo suy nghĩ nhiều về quan hệ với nhân dân
VOA, 16/01/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 16/1 nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam đang phải "suy nghĩ" về quan hệ của họ với nhân dân sau những vụ việc gần đây, trong lúc vụ việc Đồng Tâm đang khiến công chúng bất bình và hoang mang.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Tiểu ban Kinh tế Xã hội ở Trụ sở Chính phủ tại Hà Nội hôm 16/1/2020.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam không nói cụ thể đó là những vụ việc gì nhưng chỉ cách đây một tuần lực lượng an ninh của nhà nước đã tiến hành một cuộc bố ráp tại làng Đồng Tâm sau nhiều năm tranh chấp đất đai, khiến 3 công an và ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân làng này, thiệt mạng.
Ông Phúc được báo Nhân Dân trích lời nói tại phiên họp toàn thể thứ 6 của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tại Trụ sở Chính phủ ở Hà Nội hôm 16/1 rằng "Những vụ việc gần đây khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều về quan hệ với nhân dân, xử lý vấn đề trong nhân dân".
Người dân Việt Nam trong những ngày qua đã trở nên hoang mang và mất niềm tin vào chính quyền trước những thông tin trái chiều về vụ tấn công của lực lượng chính phủ vào làng Đồng Tâm khuya ngày 9/1.
Trong khi Bộ Công An nói rằng người dân Đồng Tâm tấn công lực lượng của chính phủ thì người dân làng này nói lực lượng an ninh của chính quyền dùng vũ lực để đàn áp họ.
Việc đề nghị trao tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và tổ chức lễ tang cho 3 chiến sỹ "hy sinh" trong vụ bố ráp làng Đồng Tâm theo nghi thức Công an Nhân dân tại Nhà tang lễ Quốc gia đang gây ra những cơn sóng bất mãn trong dư luận.
Trong khi đó hình ảnh cụ Kình, người bị Bộ Công an cáo buộc "cầm lựu đạn" với ý định chống đối lực lượng chính phủ, lại được một làn sóng những người dùng mạng xã hội lấy làm avatar và tôn là "anh hùng dân tộc".
Nguyên nhân của vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trong nhiều năm qua xuất phát từ việc người dân làng này không đồng tình với việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác của họ cho Viettel do quân đội quản lý. Năm 2017, vụ tranh chấp trở nên căng thẳng khi dân làng Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.
Cũng trong bài phát biểu khai mạc phiên họp ở Trụ sở Chính phủ hôm 16/1, Thủ tướng Phúc nói đi liền với việc xử lý vấn đề trong nhân dân là việc "phải giữ kỷ luật".
*******************
Có quá trễ để chính phủ và đảng được "gần dân" ?
Thanh Trúc, RFA, 15/01/2020
Ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, hôm 13/1 có phát biểu được mạng báo Dân Việt dẫn lại nguyên văn rằng "bây giờ cần nhắc bài học gần dân".
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn còn đau đáu chuyện đất nước khi ông nhắc bài học gần dân Courtesy of state media- Edited RFA
Ông Nguyễn Minh Triết còn nhấn mạnh thêm gần dân, thân thiết với dân là tốt nhưng chưa đủ. Gần dân mà có chịu hiểu dân không, gần mà không hiểu thì gần làm gì ?
Cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thừa nhận rằng :
"Lâu nay cán bộ ta vẫn có một bộ phận xa dân lắm. Bây giờ cần nhắc lại bài học "gần dân", rằng "Bây giờ về đây tôi mới thấy cái thủ tục hành chính của mình rườm rà quá . Thỉnh thoảng có vài chuyện dính dấp tới hành chính cơ sở, tình cờ thôi nhưng tôi không hiểu được. Cái chuyện nó đơn giản thế mà giải quyết sao khó thế ? Anh là cán bộ anh phải hiểu dân chứ. Dân thì đang vướng cái đó, đang gặp khó khăn cái đó, mà anh không tham gia, không giải quyết,anh làm lơ, thậm chí còn làm khó thêm nữa, kỳ thiệt".
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên sau 1975, tiếp đến là ủy viên văn hóa giáo dục Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đòi hiểu dân, gần dân mà chính bản thân mình tới giờ còn thú nhận chưa hiểu ra vấn đề thì e rằng đã quá trễ. Lại nữa, không phải một bộ phận cán bộ xa dân mà phải nói gần như toàn thể cán bộ xa dân lắm mới đúng :
"Theo tôi nói như vậy chẳng qua là mị dân thôi, bởi vì sự thật còn nó còn quá tệ hơn ông tưởng nữa. Ông chỉ là người đứng bên trên và không gần dân, tới bây giờ ông mới nói gần dân là chuyện nó đã quá muôn rồi".
Thủ tục hành chính rườm rà quá mà bây giờ về đây ông Nguyễn Minh Triết mới thấy, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm diễn giải tiếp, chính là cái thủ tục xin cho, nguyên nhân cốt lõi của tình trạng xa dân lâu nay :
"Ông nói phải gần dân hơn có nghĩa là trước đây đã xa dân rồi. Bây giờ kêu gần dân nói thật đã trể lắm, dân người ta phàn nàn cũng dữ lắm. Cái chuyện thủ tục hành chánh như vậy vì người ta quen làm khó người khác. Từ đơn từ xin phép, từ thủ tục này kia phải lót chân hết, phải bôi trơn hết thì mới qua được. Nói vậy để thấy rằng sau khi ông Triết về hưu ông thấy được thì quá trễ rồi và bây giờ cái hệ thống hành chính nó quá tệ. Nói thay đổi chứ người ta thường có cái từ "hành là chính", hành chính để hành hạ người ta là chính chứ không phải đối với dân nhẹ nhàng, dịu dàng, cố gắng giải quyết những gì người dân muốn".
"Cũng có ít người gần dân nhưng mà nhiều người vẫn nằm trong cái dạng làm khó người khác. Dân người ta rất sợ đến chính quyền bởi vì một là sợ bị khó dễ kéo dài thời gian, không được việc. Hai nữa, có những vấn đề cần thiết thì lại kéo dài làm người ta không chịu nỗi. Người ta bực lắm chứ, tức lắm chứ, nhưng người ta không nói ra vì để được việc thì thôi nhẫn nhục vậy. Nói thật gần dân gì được, xa dân chứ sao gần được".
Đồng quan điểm phần nào với ông Huỳnh Tấn Mẫm là ông Hồ Hiếu, nguyên Chánh Văn phòng quận ủy Quận Nhất, Chánh Văn Phòng Ban Dân vận Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh :
"Cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết về hưu lâu rồi, về một cơ ngơi ở Bình Dương. Câu phát biểu nhớ đời của cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết là bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát. Tất nhiên Nguyễn Minh Triết rất ý thức cái chuyên chính vô sản cần thiết với chế độ cộng sản như thế nào"
"Cựu chủ tịch chính là cái mẫu hình xa dân. Đất nước biết bao chuyện xảy ra, Nguyễn Minh Triết không có ý kiến gì cả mà tự xưng là bài học gần dân. Gần dân gì đâu mà làm cái cơ ngơi giàu có ở Bình Dương ?"
"Từ lúc làm chủ tịch nước đã không gần dân, bây giờ về hưu cũng không có một ý kiến gì về đất nước, Bãi Tư Chính, Hoàng Sa Trường Sa rồi Trung Quốc rồi Formosa rồi Đồng Tâm… có nghe ý kiến gì của Sáu Phong tức chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không ?"
"Anh là một sinh viên chế độ cũ, có học hành chút đỉnh mà lên mặt dạy bài học gần dân. Muốn gần dân có nghĩa là dân đang khổ về môi trường, khổ về Luật Đất đai, khổ về nạn lấn áp ở Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Tư Chính, nguyên chủ tịch Nguyễn Minh Triết tư cách gì mà lên mặt với dân nữa"
Được hỏi phải chăng như ông Nguyễn Minh Triết nói rằng thủ tục hành chính rườm rà, cán bộ làm khó không giải quyết vướng mắc cho dân thì được gọi là không gần dân, không hiểu dân, ông Hồ Hiếu giải thích bổ sung :
"Hành chánh không phải thời bây giờ mà đời Ngô Đình Diệm, đời Thiệu, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Đệ Nhị Cộng Hòa, ở bên Pháp cũng vậy, người ta cũng chê cái bộ máy hành chính "bureaucratic"quan liêu hết. Chế độ hành chính quan liêu nào cũng xa dân hết, nói thẳng là nơi nào cũng có"
" Nhưng quan trọng nhất là bộ máy hành chính cộng sản mới toát lên cái xa dân, cái chống lại dân, cái mê hồn trận của hành chính quan liêu, độc tài về mọi phương diện. Dân người ta không ngu si, người ta nhìn ra chế độ quan liêu không có tính chất chính đáng".
Như vậy làm sao kéo cán bộ lại gần dân, làm sao khiến cán bộ sống với và hiểu dân cho được là điều khó xảy ra khi mà :
"Từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Văn Linh cho đến Nguyễn Phú Trọng bây giờ đều nói"khổ thì khổ trước dân, sướng là sướng sau dân" , hồi trước đi tham gia cách mạng tôi cũng tưởng thật nhưng bây giờ thấy không phải như vậy. Có giàu sang, có đất thì đảng có trước, xe hơi cũng phải cán bộ có trước, Cấp Ủy, Trung Ương phải có trước chứ làm sao dân có trước. Một hệ thống xa dân từ trên xuống dưới, đó là khổ tâm của những người từng tham gia kháng chiến".
Bài học gần dân chỉ là ý kiến đơn lẻ của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nhưng dầu sao cũng khiến người ta suy gẫm về một chế độ mình đang sống với hy vọng về một thay đổi tích cực hơn, là góp ý của anh Nguyễn Trọng Thắng, một doanh nhân trẻ ở Hà Nội :
"Mỗi một người làm lãnh đạo trước nay, khi ở đỉnh cao quyền lực, thường chỉ thấy người chung quanh xun xoe, và thường người xung quanh làm gì thì tất cả cũng vì người lãnh đạo đấy. Khi bác Triết về hưu rồi thì bác mới thấy là hóa ra những chuyện bên dưới này không như bác ấy nghĩ, bộ máy hành chính hoặc cơ cấu hành chính nơi khu vực bác ở không giống những điều bác từng nghĩ.
Với những bác khác như Vũ Mão hay Nguyễn Văn An thì sau khi về hưu các bác từng phê phán, so sánh như là thời đại bây giờ không bằng các bác ngày xưa, thành ra các bác nhận xét dưới góc độ kẻ cả. Còn với bác Triết thì đấy là cảm nhận của cá nhân đối với tập thể hoặc một bộ máy, một hệ thống. Nếu so với ông Trọng thì bác Triết có thể không uy tín bằng, nhưng cái tâm của bác Triết thì thực sự là có".
Điều gì được nói ra mà tốt hơn im lặng thì nên nói, vì thế bài học gần dân của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có tác động thay đổi hoặc chí ít cải thiện cung cách quản lý, cư xử của bộ máy hành chính Việt Nam trong tương lai. Doanh nhân Nguyễn Trọng Thắng :
"Bây giờ suy nghĩ như thế là có điều thay đổi, đấy là điều tôi muốn nhấn mạnh. Bây giờ các cơ sở hành chính ở các huyện thị khác thì tôi không biết, nhưng như Hà Nội hiện nay là người ta đang cố gắng làm tốt. So với ngày xưa thì bây giờ Hà Nội có khác. Hà Nội có hệ thống đánh giá công chức riêng, giờ họ làm việc cũng tận tình và cũng nhã nhặn chứ không tồi lắm đâu, so với ngày trước là hơn nhiều, so với ngày trước là có tiến bộ".
Mức độ tiến bộ để có thể thuyết phục được người dân phải trải qua quá trình không phải ngày một ngày hai ; trong khi đó hành xử của cơ quan công quyền, lực lượng chức năng như ở Đồng Tâm tại Hà Nội, Lộc Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong phút chốc phá tan mọi niềm tin của người dân với cán bộ, chính quyền.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 15/01/2020