Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguyễn Phú Trọng sắp "chầu trời" – Nguyễn Tấn Dũng liền "xuất hiện"

Hoàng Trung, Thoibao.de, 24/09/2020

Giữa lúc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng ít xuất hiện trước công chúng và không thể đi đâu ngoài Hà Nội, thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bất ngờ xuất hiện trở lại trên truyền hình khi trả lời phỏng vấn VTV, trong đó ông ca ngợi sự đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương, mà ông nói là "cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng", đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

ntd1

Ảnh : Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Theo một số chuyên gia và nhà quan sát chính trị trong nước, sự xuất hiện của ông Dũng, từng là trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ban là "bình thường" nhưng cũng có thể là "tín hiệu gì đó về thế cân bằng" quyền lực trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 sắp được tổ chức trong vài tháng tới.

Ông Dũng, người từng giữ chức thủ tướng Việt Nam từ năm 2006 đến 2016, sau khi "thất thế" tại Đại hội Đảng lần thứ 12, đã xuất hiện trên Đài Truyền hình Việt Nam hôm 18/9 khi trả lời phỏng vấn về những đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong tiến trình hội nhập quốc tế.

"Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đồng bộ, chúng ta đã thực thi nhất quán Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển", ông Dũng nói trong bài phỏng vấn VTV nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương, được đăng toàn văn trên trang web của Báo điện tử Chính phủ.

"Là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế-xã hội, Ban Kinh tế Trung ương đã đóng góp quan trọng trong việc hoạch định và thực thi đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta về phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của đất nước", ông Dũng nói trong lần xuất hiện phát biểu đầu tiên trên truyền hình kể từ khi ông xin "kết thúc nhiệm vụ" vào năm 2016. Lần cuối cùng ông phát biểu được truyền thông ghi nhận là tại phiên họp cuối cùng trên cương vị thủ tướng Việt Nam hồi tháng 3/2016, trong đó ông đưa ra lời khuyên đối với các thành viên chính phủ về hưu, trong đó có bản thân ông, "ráng làm người tử tế, sống tử tế".

Nhật định về sự xuất hiện bất ngờ trở lại của ông Dũng, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng người từng dẫn dắt ban Kinh tế Trung ương (nhiệm kỳ 1996-1997) lên truyền hình nói về "cơ quan tham mưu quan trọng của Đảng" nhân dịp kỷ niệm ban này là "bình thường".

"Việc cựu thủ tướng và nguyên ủy viên bộ Chính trị có ý kiến theo tôi là việc bình thường", Tiến sĩ Doanh, từng là một thành viên trong tổ tư vấn kinh tế cho thủ tướng Chính phủ, nói. "Bởi vì ở Việt Nam những vị ấy vẫn có một vị trí chính trị cao và ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều nỗ lực kinh tế cho nên ông ý phát biểu như thế là tương đối bình thường trong xã hội Việt Nam.

Cùng quan điểm với ông Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng là một chuyên gia kinh tế trong nước, cho rằng việc một cựu trưởng ban kinh tế trung ương "xuất hiện ở một dịp kỷ niệm của ban đó thì không có gì là lạ cả".

Tiến sĩ Quang A nói thêm : "Nhưng có lẽ nó lạ là vì trước Đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam và thực sự là một điều ai cũng biết là ông (Dũng), ông Trọng và phe này phe kia đã có những vấn đề gay cấn trong quá khứ. Và trong bối cảnh như thế ông (Dũng) ít khi xuất hiện, và chỉ tham dự những buổi tang lễ hay kỷ niệm gì đấy nhưng không phát biểu. Nhưng lần này ông ấy phát biểu tôi nghĩ có thể nó là một tín hiệu gì đấy về thế cân bằng của các nhóm (quyền lực) khác nhau trong Đảng cộng sản Việt Nam".

ntd2

Ảnh : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội

Tại kỳ Đại hội Đảng 12 năm 2016, ông Dũng đã "xin rút" để "về nghỉ chính sách" sau khi có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam với ông Nguyễn Phú Trọng.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương hiện nay là ông Nguyễn Văn Bình, từng là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ ông Dũng làm thủ tướng.

Chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước gọi là "đốt lò" của ông Trọng – người thâu tóm đuợc nhiều quyền lực trong tay hơn khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, trong vài năm qua được giới quan sát cho là nhắm vào ông Dũng thông qua một loạt các "đại án" liên quan tới nhiều quan chức chính phủ, lãnh đạo các ngân hàng, và cả ngành công an, dẫn tới việc cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án tù.

Cuối tháng 8 vừa qua, con trai ông Dũng, Nguyễn Thanh Nghị – bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm do sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017.

Theo nhận định của một số nhà quan sát chính trị, sự việc này là một động thái thanh trừng trong nội bộ Đảng trước khi Đại hội Đảng 13 diễn ra vào tháng 1/2021.

Sau hai nhiệm kỳ lãnh đạo, theo nhận định của truyền thông trong nước, ông Dũng đã để lại những "dấu ấn", như mở cửa thị trường và đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, và cả những hậu quả kinh tế "nghiêm trọng" như nhiều chuyên gia đánh giá vì sự thất bại trong mô hình kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên những cải cách của kinh tế của ông Dũng, trong đó ông thúc đẩy để Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo nhận định của Deutsche Welle, bị nhiều thành viên bảo thủ của Đảng cộng sản, do ông Trọng đứng đầu, chỉ trích là quá sớm và quá sâu rộng, vì lo ngại Việt Nam có thể sớm chệch khỏi con đường xã hội chủ nghĩa.

Ông Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến nhiều vụ đại án gây thất thoát nhiều ngàn tỷ cho ngân sách quốc gia

Cùng với những dấu ấn về chính sách mở cửa thị trường và nền kinh tế thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị xem là đã thả cửa cho tham nhũng ở mức độ đỉnh cao, phá nát nền kinh tế Việt nam và để lại những hậu quả to lớn cho đến tận bây giờ.

Đặc biệt nhất là vụ án Vinashin với tổng số nợ lên tới 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ đôla, chiếm đến 2,5% GDP vào thời gian đó. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là quan chức cao cấp bị xem là phải chịu trách nhiệm về "quả đấm thép" mà sau đó đã trở thành "con tàu đắm" Vinashin, theo bình luận của nhà báo Phạm Chí Dũng trên VOA.

Vào năm 2005, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo chính phủ Việt Nam tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên. Nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu tán hết, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.

Vào năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ đạo chính phủ Việt Nam phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn vay lại. Tuy thế, cũng không thấy tăm hơi nào từ số tiền "tái cơ cấu Vinashin". Doanh nghiệp được mệnh danh là "con tàu đắm" này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.

Cuối năm 2015, chính phủ thêm một lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch "phát hành 3 tỷ USD trái phiếu đặc biệt ra quốc tế". Nhưng đến giữa năm 2016 thì kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ". Nhà báo Phạm Chí Dũng nêu nhận định.

Cũng chính vì vụ án Vinashin mà ông Dũng bị Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức Thủ tướng chính phủ trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

ntd3

Ảnh : Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Theo báo chí trong nước thì ngoài vụ án Vinashin, ông Nguyễn Tấn Dũng còn liên quan đến những vụ án gây thất thoát công quỹ vô cùng lớn như vụ PVN và ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Thăng bị cáo buộc là cố ý làm trái những nguyên tắc quản lý nhà nước vào thời kỳ ông đứng đầu Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng. Trước tòa ông Thăng khai là "Chỉ sau khi thủ tướng đồng ý thì tập đoàn mới ra quyết định đầu tư". Tuy nhiên trong vụ đó ông Nguyễn Tấn Dũng lại thoát nạn.

Mới đây trong vụ án Mobiphone mua AVG với nguy cơ thiệt hại cho Nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, thì Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng khai rằng ông ta làm theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tòa đã không xem xét lời khai này.

ntd4

Ảnh : Ông Trần Bắc Hà và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Một vụ khác là trùm mafia tài phiệt và lưu manh Trần Bắc Hà – kẻ được xem là tay hòm chìa khóa của gia đình Nguyễn Tấn Dũng – bị bắt vào cuối tháng 11 năm 2018. Sau đó ông Trần Bắc Hà đã chết trong tù hôm 18-7-2019 trước khi được đưa đến bệnh viện.

Con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kỷ luật : khả năng đụng đến đồng chí X ?

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm do những sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra tỉnh Kiên Giang dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ cho báo giới Nhà nước Việt Nam biết nội dung báo cáo ngày 26/8.

Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2017 về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

ntd5

Ảnh : ông Nguyễn Thanh Nghị – bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước cho rằng trước việc kỷ luật kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ lúc còn đương nhiệm.

Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn khẳng định đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam là một truyền thống của những người trong đảng từ xưa đến nay, đặc biệt càng nổi cộm và càng bộc lộ rất rõ vào những lúc chuẩn bị đại hội đảng. Vì vậy, khi Đại hội đảng sắp tới chỉ còn mấy tháng nữa thì công tác thanh trừng càng được han cường.

Tuy nhiên, Blogger Nguyễn Ngọc Già đưa ra quan điểm cho rằng ‘đồng chí X’ sẽ vẫn an toàn trong trường hợp này. Ông nói :

"Kết luận thanh tra đó chỉ để xoa dịu giới người Bắc có lý luận, nên ông Nguyễn Thanh Nghị không bị hề hấn gì, như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn không bị gì. Đó là điều tôi rất tin tưởng".

Giải thích rõ hơn vì sao ông cho rằng ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không ảnh hưởng gì trong việc bị kỷ luật kiểm điểm lần này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lập luận :

"Trong kết luận thanh tra quan trọng nhất là khi có nội dung là chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Kết luận thanh tra như vậy mới có giá trị, còn ở đây tôi thấy kết luận thanh tra không có nội dung đó. Do đó tôi cho rằng việc kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị và những người cộng sản cấp cao của tỉnh Kiên Giang chỉ mang tính chất xoa dịu trong giới người bắc có lý luận".

Từ những thông tin nêu trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng nêu ra một dẫn chứng cụ thể để củng cố lập luận của ông về chuyện ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không bị ảnh hưởng sau những sai phạm trong nhiệm kỳ 2011-2017 :

"Chuyện lớn và kéo dài rất nhiều năm là tập đoàn của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang rõ han dư luận hiện nay rất phẫn uất, đặc biệt là những người dân Thủ Thiêm nhưng không làm gì được Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang. Bây giờ chuyện Nguyễn Thanh Nghị tôi đọc qua nội dung kiểm điểm đó thì nó chỉ là một phần rất nhỏ bé của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang".

Những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị cùng han chục cán bộ tỉnh Kiên Giang được đánh giá gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó han trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra còn khiến tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc diễn ra hết sức phức tạp, gây khó han trong công tác quản lý đất đai.

Vậy từ Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng lần này có còn đủ sức, để duy trì quyền lực của mình và tiếp tục kéo cái lò chống tham nhũng vào Miền Nam đốt tiếp hay ?, điều này sẽ được thể hiện qua các màn diệt trừ lẫn nhau trước Đại hội 13 của ĐCS Việt Nam vào đầu năm tới.

Hoàng Trung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 24/09/2020

***********************

Ông Nguyn Tn Dũng bt ng 'tái xut', ca ngi ‘cơ quan tham mưu chiến lược ca Đng’

VOA, 21/09/2020

Nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng va bt ng xut hin tr li trên truyn hình khi tr li phng vn VTV, trong đó ông ca ngi s đóng góp ca Ban Kinh tế Trung ương, mà ông nói là "cơ quan tham mưu chiến lược ca Đng", đi vi s phát trin kinh tế xã hi ca Vit Nam.

ntd6

Nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng, trong bc nh ti Đi hi 12 ca Đảng cộng sản Vit Nam Hà Ni ngày 26/1/2016, va xut hin tr li trên truyn hình trong cuc phng vn nhân ngày truyn thng ca Ban Kinh tế Trung ương.

Theo mt s chuyên gia và nhà quan sát chính tr trong nước, s xut hin ca ông Dũng, tng là trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhân k nim 70 năm thành lp ban là "bình thường" nhưng cũng có th là "tín hiu gì đó v thế cân bng" quyn lc trước thm Đi hi Đảng cộng sản Vit Nam khóa 13 sp được t chc trong vài tháng ti.

Ông Dũng, người tng gi chc th tướng Vit Nam t năm 2006 đến 2016, sau khi "tht thế" ti Đi hi Đng ln th 12, đã xut hin trên Đài Truyn hình Vit Nam hôm 18/9 khi tr li phng vn v nhng đóng góp ca Ban Kinh tế Trung ương (Kinh tế Trung ương) trong tiến trình hi nhp quc tế.

"Dưới s lãnh đo ca Đng, thc hin công cuc đi mi toàn din đng b, chúng ta đã thc thi nht quán Đường li đi ngoi đc lp, t ch, hòa bình, hu ngh, hp tác và phát trin", ông Dũng nói trong bài phng vn VTV nhân k nim Ngày truyn thng Ban Kinh tế Trung ương, được đăng toàn văn trên trang web ca Báo đin t Chính ph.

"Là cơ quan tham mưu chiến lược ca Đng v kinh tế-xã hi, Ban Kinh tế Trung ương đã đóng góp quan trng trong vic hoch đnh và thc thi đúng đn, sáng to các ch trương, chính sách ln ca Đng ta v phát trin kinh tế-xã hi nhanh và bn vng ca đt nước", ông Dũng nói trong ln xut hin phát biu đu tiên trên truyn hình k t khi ông xin "kết thúc nhim v" vào năm 2016. Ln cui cùng ông phát biu được truyn thông ghi nhn là ti phiên hp cui cùng trên cương v th tướng Vit Nam hi tháng 3/2016, trong đó ông đưa ra li khuyên đi vi các thành viên chính ph v hưu, trong đó có bn thân ông, "ráng làm người t tế, sng t tế".

Nht đnh v s xut hin bt ng tr li ca ông Dũng, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rng người tng dn dt ban Kinh tế Trung ương (nhim k 1996-1997) lên truyn hình nói v "cơ quan tham mưu quan trng ca Đng" nhân dp k nim ban này là "bình thường".

"Vic cu th tướng và nguyên ủy viên b Chính tr có ý kiến theo tôi là vic bình thường", Tiến sĩ Doanh, tng là mt thành viên trong t tư vn kinh tế cho th tướng Chính ph, nói. "Bi vì Vit Nam nhng v y vn có mt v trí chính tr cao và ông Nguyn Tn Dũng đã có nhiu n lc kinh tế cho nên ông ý phát biu như thế là tương đi bình thường trong xã hi Vit Nam.

Cùng quan đim vi ông Doanh, Tiến sĩ Nguyn Quang A, cũng là mt chuyên gia kinh tế trong nước, cho rng vic mt cu trưởng ban Kinh tế Trung ương "xut hin mt dp k nim ca ban đó thì không có gì là l c".

Tiến sĩ Quang A nói thêm : "Nhưng có l nó l là vì trước Đi hi th 13 ca Đảng cộng sản Vit Nam và thc s là mt điu ai cũng biết là ông (Dũng), ông Trng và phe này phe kia đã có nhng vn đ gay cn trong quá kh. Và trong bi cnh như thế ông (Dũng) ít khi xut hin, và ch tham d nhng bui tang l hay k nim gì đy nhưng không phát biu. Nhưng ln này ông y phát biu tôi nghĩ có th nó là mt tín hiu gì đy v thế cân bng ca các nhóm (quyn lc) khác nhau trong Đảng cộng sản Vit Nam".

Ti k Đi hi Đng 12 năm 2016, ông Dũng đã "xin rút" đ "v ngh chính sách" sau khi có nhiu đn đoán rng ông s chy đua vào chc Tng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam vi ông Nguyn Phú Trng.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương hin nay là ông Nguyn Văn Bình, tng là thng đc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam trong thi k ông Dũng làm th tướng.

Chiến dch chng tham nhũng, được truyn thông trong nước gi là t lò" ca ông Trng người thâu tóm đuc nhiu quyn lc trong tay hơn khi kiêm nhim chc Ch tch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trn Đi Quang qua đi, trong vài năm qua được gii quan sát cho là nhm vào ông Dũng thông qua mt lot các i án" liên quan ti nhiu quan chc chính ph, lãnh đo các ngân hàng, và c ngành công an, dn ti vic cu B trưởng Giao thông Vn ti Đinh La Thăng, và cu quan chc ngành du khí Trnh Xuân Thanh b kết án tù.

Cui tháng 8 va qua, con trai ông Dũng, Nguyn Thanh Ngh - bí thư Tnh ủy Kiên Giang, cùng hàng chc cán b tnh này b k lut kim đim rút kinh nghim do sai phm đt đai giai đon 2011-2017. Theo nhn đnh ca mt s nhà quan sát chính tr, s vic này là mt đng thái thanh trng trong ni b Đng trước khi Đi hi Đng 13 din ra vào tháng 1/2021.

Sau hai nhim k lãnh đo, theo nhn đnh ca truyn thông trong nước, ông Dũng đã đ li nhng "du n", như m ca th trường và đưa Vit Nam hi nhp sâu hơn vào kinh tế thế gii, và c nhng hu qu kinh tế "nghiêm trng" như nhiu chuyên gia đánh giá vì s tht bi trong mô hình kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên nhng ci cách ca kinh tế ca ông Dũng, trong đó ông thúc đy đ Vit Nam tr thành thành viên ca Hip đnh Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo nhn đnh ca Deutsche Welle, b nhiu thành viên bo th ca Đảng cộng sản, do ông Trng đng đu, ch trích là quá sm và quá sâu rng, vì lo ngi Vit Nam có th sm chch khi con đường xã hi ch nghĩa.

Nguồn : VOA, 21/09/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 19 février 2020 20:30

Chuẩn bị đưa đồng chí X vào lò ?

Lời giới thiệu : Bài này của ông Trương Tấn Sang có nhiều câu "rất lạ", chẳng hạn như : "Nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, tại Hội nghị Trung ương 4công tác phòng chống tham nhũng được khơi dậy với quyết tâm lớn nhưng kết quả lại chưa đạt yêu cầu.Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân bị thách thức nghiêm trọng khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI). Đây cũng là lần rất hiếm hoi mà một quyết định của Bộ Chính trị đã không được trung ương thông qua". Chuẩn bị đưa đồng chí X vào lò ?

Viet-studies

******************

Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII

Trong lời chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ nhân dịp năm mới Canh Tý 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh năm 2019 vừa qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý...

tts1

Ông Trương Tấn Sang phát biểu - Ảnh minh họa : Q. ĐỊNH

Nếu đánh giá giai đoạn 10 năm của hai nhiệm kỳ vừa qua bằng các số liệu và sự kiện, có thể nhận thấy sự tương phản rõ ràng của những gam màu sáng - tối, qua đó cũng thấy sáng rõ những bài học kinh nghiệm quý báu...

Những thành tựu nổi bật

Năm 2019 vừa qua là một năm có ý nghĩa quan trọng ; nói một cách hình ảnh đó là "bậc thềm" mà chúng ta phải đi qua để bước vào năm 2020 - năm tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Chúng ta đứng trên "bậc thềm" cao thì thành công của Đại hội Đảng toàn quốc sẽ càng cao.

Bằng nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, 2019 là một năm ghi dấu thành tích vượt bậc kể từ đầu nhiệm kỳ cả về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, thể dục thể thao... Về kinh tế, số liệu của Tổng cục Thống kê và của các tổ chức nước ngoài cho thấy chúng ta đều vượt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. 

Đặc biệt là các chỉ tiêu về mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,02%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt 2,79%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ đôla Mỹ, nợ công, nợ nước ngoài đều nằm dưới ngưỡng an toàn và ngưỡng cho phép của Quốc hội…

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV này, Chính phủ luôn khẳng định rõ mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô song song với đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế", khác với sự dè dặt trước đây "mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý".

Không chỉ có các con số mà chất lượng và chiều sâu của tăng trưởng giai đoạn hiện nay có chuyển biến rất rõ nét. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP, thể hiện sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế) giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. 

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) cải thiện dần, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,14 so với 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Năm 2019, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc trong báo cáo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI)...

Trong lời chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ nhân dịp năm mới Canh Tý 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh năm 2019 vừa qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý.

Nhớ lại giai đoạn 5 năm trước, để đạt con số tăng trưởng, chúng ta phải bơm vào nền kinh tế một lượng lớn vốn đầu tư công và vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Những gì nhận được là con số tăng trưởng cao không như mong muốn, trong khi lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng ở mức nhiều doanh nghiệp không chịu nổi, nợ xấu của ngân hàng trầm trọng, sản xuất đình đốn, nợ công, nợ nước ngoài tăng cao, khả năng trả nợ yếu kém, chỉ số tín nhiệm quốc gia ở mức thấp…

Riêng nạn tham nhũng, lãng phí gia tăng ở mức nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây đổ vỡ cho nền kinh tế. Trầm trọng hơn, có những nhóm người vẽ ra các kịch bản vơ vét tiền Nhà nước (cũng là của nhân dân) hết sức tinh vi, kín kẽ đến mức tưởng chừng không thể bóc gỡ, vì được ẩn mình dưới sự cấu kết mang tính "lợi ích nhóm" giữa những quyền lực chính trị và kinh tế, mà thiếu sự kiểm soát và giám sát có hiệu quả một thời gian dài trong nền kinh tế thị trường.

Muốn phòng chống tham nhũng phải có cán bộ không tham nhũng

Nhìn lại gần 10 năm từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay đã gần cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII, rõ ràng nhiệm kỳ này phải gánh vác một nhiệm vụ rất nặng nề là dọn dẹp những chướng ngại vật, những nhân tố cản trở con đường phát triển của quốc gia, cản trở sự lãnh đạo xuyên suốt, toàn diện của Đảng.

Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, cần hành động quyết liệt trong việc sắp xếp đúng các vị trí công tác, những "mắt xích" nào yếu phải bị thay thế bằng những nhân tố tích cực hơn trong việc đương đầu và đấu tranh với tham nhũng. Những ai không muốn làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Thái độ lừng chừng, viện lý do này khác phải được khắc phục triệt để.

Điều này có thể thấy rõ qua hoạt động của các cơ quan Đảng và chính quyền như Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban), Ban Nội chính trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Thanh tra, Kiểm toán, Công an, Kiểm sát, Tòa án...

Đó vẫn luôn là bài học về xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua công tác cán bộ, như Bác Hồ kính yêu từng viết trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc : "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Đây là bài học thuộc lòng, nhưng đã có những lúc chúng ta làm chưa đúng ; phải thành thật nhận thấy đây là khuyết điểm lớn, trong đó có cả của cá nhân tôi.

Chống tham nhũng không phải đến hôm nay mới xuất hiện trong các văn kiện của Đảng. Nhìn lại các kỳ đại hội từ giai đoạn Đổi mới, Đảng ta đã thường xuyên cảnh báo, nêu quyết tâm về việc phòng, chống nguy cơ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực. 

Ngay từ giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII, lúc xã hội mới nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình chuyển đổi cơ chế, Đảng đã chính thức xác định 4 nguy cơ trước mắt là : tụt hậu xa hơn về kinh tế ; chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; tham nhũng và các tệ nạn xã hội ; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Đến trung ương khóa VIII, nhiệm vụ chống tham nhũng được ghi dấu bằng nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (lần 2). Nhiệm kỳ các Đại hội khóa IX, khóa X đều có sơ kết, tổng kết nhưng hành động còn thiếu kiên quyết, tạo cơ hội cho tiêu cực, tham nhũng phát triển và lây lan.

Nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, tại Hội nghị Trung ương 4, công tác phòng chống tham nhũng được khơi dậy với quyết tâm lớn nhưng kết quả lại chưa đạt yêu cầu. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân bị thách thức nghiêm trọng khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI). Đây cũng là lần rất hiếm hoi mà một quyết định của Bộ Chính trị đã không được trung ương thông qua.

Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đã khiến cho nhiều cán bộ cấp cao trong Đảng, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân sụt giảm niềm tin vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng.

Không để ai đứng trên tổ chức Đảng

Đến hôm nay, có thể nhận thấy công tác phòng chống tham nhũng ở nhiệm kỳ Đại hội khóa XII đã có những chuyển biến quan trọng, đem lại nguồn động viên to lớn cho toàn xã hội. Lịch sử của Đảng ta là "một pho lịch sử bằng vàng", không ai được phép làm dơ bẩn danh dự của Đảng ! Không đảng viên nào được đứng lên trên tổ chức Đảng !

Cũng nhìn vào những gì đang diễn ra hôm nay mới thấy trách nhiệm, khuyết điểm của nhiệm kỳ Đại hội khóa XI là không hề nhẹ, nhất là trên hai mặt chỉ đạo phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Những tổn thất về uy tín chính trị, sự đổ vỡ niềm tin là khó có thể đong đếm được. 

Tôi thấy cần thiết phải nhắc lại lời dạy của Bác Hồ : "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" (tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân).

Vì vậy, đối với những cán bộ có khuyết điểm mà không biết "tự sửa mình", không có đủ lòng tự trọng để lắng nghe phê bình, tự nguyện rời bỏ vị trí thì tổ chức Đảng phải kiên quyết loại bỏ.

Hồ Chủ tịch từng nói : "Làm việc nước bây giờ là hi sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu" (phát biểu tại buổi lễ ra mắt ứng cử viên đại biểu Quốc hội năm 1946 tổ chức tại Việt Nam học xá). 

Để đại hội thành công như mong muốn của mỗi chúng ta thì phải có đoàn kết nội bộ. Một trong những điều quan trọng để giữ gìn sự đoàn kết đó là công minh trong đánh giá cán bộ, công bằng trong kỷ luật Đảng. 

Nếu nhìn sâu vào một số vụ việc cụ thể thì vẫn còn thấy những câu hỏi về sự công bằng trong xử lý cán bộ. Điều đó rất nguy hiểm, là nguyên nhân tiềm ẩn xung đột ngay trong nội bộ, khiến sự đoàn kết không bền vững. Chúng ta đều biết công tác cán bộ làm không tốt thì tự ta lật đổ ta.

Chúng ta đã bước vào năm thứ 90 kể từ khi có Đảng. Đại hội Đảng lần thứ XIII đang đến gần, là đại hội của chuyển giao thế hệ. Không có đại biểu tốt thì không có đại hội tốt mà muốn có đại biểu tốt thì phải từ cấp cơ sở. Chúng ta phải lựa chọn được những cá nhân có bản lĩnh, liêm chính, được nhân dân thừa nhận và như vậy phải có cơ chế lắng nghe ý kiến của nhân dân. Những người làm công tác cán bộ phải "càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng" (Hồ Chí Minh, tác phẩm Sửa đổi lối làm việc), như kinh nghiệm ở những nhiệm kỳ vừa qua.

Được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ có một đại hội thành công, lãnh đạo đưa đất nước tiếp tục tiến lên trên con đường giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Trương Tấn Sang

(nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch nước)

Nguồn : Tuổi Trẻ, 17/02/2020

Published in Diễn đàn
samedi, 04 janvier 2020 22:14

Chỉ có án khi… ‘ngã ngựa’ ?

‘Ngã ngựa’ ở đây không phải là ‘thượng mã phong’ nơi phòng the, mà hiểu nôm na là ai đó tự dưng buộc phải rời chốn quan trường ; và trong vài trường hợp còn bị đe dọa dính tới vòng lao lý. Gần đây ở Việt Nam có hình dung từ ‘củi – lò’ cho chuyện liên quan bắt bớ ấy kể từ lúc ông Nguyễn Tấn Dũng ‘cáo lão hồi quan’ để về ‘làm người tử tế’ – tức ông Ba X ‘ngã ngựa’.

ntd1

Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay trước tết nguyên đán 2018 chỉ là một động tác vỗ về an ủi, không để ông Dũng "manh động". Ảnh: SGGP

Dẫn chứng cho phần nhận định ở trên : Vụ đất đai, nhà cửa của người dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã bị nhóm chính quyền cướp trắng trợn theo đúng nghĩa đen, với đầy đủ chứng cứ pháp lý từ văn bản đến hình ảnh video… Gần một năm đi qua, mặc dù các vị luật sư thiện nguyện đã đồng hành cùng người dân Lộc Hưng đến tất cả các cơ quan công quyền liên quan để khiếu nại…, nhưng tất cả đều rơi vào im lặng như một trêu người của câu nói thách thức quen thuộc : ‘luật là tao – tao là luật’. Sếp của ‘tao’ ở đây chưa ‘ngã ngựa’, nên ‘tao’ vẫn là ‘luật’ (!?)

Chuyện chính quyền sai trái về đất đai kiểu đầy thách thức như trên không hiếm.

"Bắt nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa và 2 nguyên phó chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh" là nội dung được rất nhiều tờ báo ở Việt Nam đăng vào chiều tối ngày 3/1/2020. Các vị này được cáo buộc là liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương – nghĩa là liên quan mật thiết đến đất đai của người dân, và cả lẫn công sản.

"Thầy" của các vị vừa xộ khám đó là ông Nguyễn Thành Tài, người từng có thời gian làm việc ở Sở Văn hóa, Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh trước khi được ông Lê Thanh Hải ‘rước’ về ủy ban nhân dân thành phố để làm cấp phó cho mình.

Ông Nguyễn Thành Tài, hay còn gọi bằng tên thân mật "Tư Huy", thuộc vây cánh đắc lực của nhóm quyền lực chính trị bậc nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian rất dài, với người đứng đầu là Lê Thanh Hải, còn gọi thân tình "anh Hai", tức "Hai Nhựt" – tác giả kiêm đạo diễn kịch bản cướp đất xuyên suốt hai thế kỷ 20 – 21 có tên là "Khu đô thị mới Thủ Thiêm".

Khi ông Nguyễn Tấn Dũng – người dân hay gọi là ông Ba X, rời ghế thủ tướng khi chưa dứt nhiệm kỳ, thì trước đó các đàn em của ông tại nhiều địa phương cũng bắt đầu ‘lọt’ vào tầm ngắm nghía của ‘tiều phu’ Nguyễn Phú Trọng. Vây cánh thuộc dạng ‘kinh tài’ cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong bảng phong thần đó. Do vậy nên mới có chuyện Trầm Bê vào tù, ông Đặng Văn Thành phe cánh của ngài Nguyễn Xuân Phúc được dịp quay trở về Sacombank, nơi ông là sáng lập viên và bị Trầm Bê hất cẳng… Người giữ hầu bao cho ông Ba X là Trần Bắc Hà cũng vào tù và mất luôn ở đó.

Đến nay thì cả ông Ba X lẫn ông Hai Nhựt vẫn bình chân như vại, mặc dù đàn em thân tín đang bị ‘tỉa’ dần để làm ‘củi’.

Sẽ còn có ai là những con chốt thí qua sông để dằn mặt nhau giữa các ngài đại tướng quân trên bàn cờ quyền lực, ngay trong chính nội bộ đảng cầm quyền ở nhiệm kỳ mới cận kề ?

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 04/01/2019

Published in Diễn đàn

Ngày 20/12/2019, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án phạt đối với các bị cáo trong vụ Mobifone mua lại 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Trong đó, Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án cao nhất là ‘tử hình’.

ntd1

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp cùng lãnh đạo các nước ASEAN ở Sunnylands, Mỹ hôm 15/2/2016 – AFP - Hình minh họa.

Tuy nhiên, trước đó tại tòa ông Nguyễn Bắc Son khai trong vụ này ông thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng, qua Công văn 2678 ngày 14/12/2015 của Văn Phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của thủ tướng.

Nhân vật này từng được lãnh đạo đảng đề cập đến là ‘đồng chí X’. Công luận và giới quan sát lâu nay quan tâm liệu trong công cuộc đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng nhân vật X này có thể bị phán xét hay không ?

Có hay không khả năng Nguyễn Tấn Dũng phải "hầu tòa" ?

Một chi tiết thu hút sự chú ý dư luận trong phiên sơ thẩm vụ án này chính là lời khai của bị cáo, cựu Bộ trưởng Thông tin vàTruyền thông (Thông tin và truyền thông) Nguyễn Bắc Son vào chiều ngày 18/12 rằng đã thực hiện phi vụ này theo "tinh thần chỉ đạo của thủ tướng" lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Theo học giả Đỗ Thông Minh, cụm từ "làm theo tinh thần chỉ đạo" mà ông Nguyễn Bắc Son đã khai trong phiên xử rất mơ hồ :

"Đây là một tình tiết rất mới. Trước đây ví dụ như bị Cù Huy Hà Vũ tố hoặc (Nguyễn Tấn Dũng - PV) bị người này người kia tố, thế nhưng lần này nó dính trực tiếp đến một siêu vụ án mà một trong những thủ phạm chính có thể bị tử hình.

Ông ấy làm theo "tinh thần chỉ đạo" của Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng. Chữ "tinh thần chỉ đạo" như thế nào thì mình không rõ, nó là một công văn rõ ràng hay là chỉ cảm thấy như thế".

Dù vậy, học giả cũng không loại trừ khả năng cựu Thủ tướng Việt Nam có thể phải ra tòa :

"Tình trạng này là 50/50. Nhưng mà tôi thấy khi đã đưa ra hai ông bộ trưởng của thời Nguyễn Tấn Dũng cộng với chuyện đưa Hoàng Trung Hải (Bí thư Hà Nội) ra nữa thì có thể nói là đã sờ tới gáy của Nguyễn Tấn Dũng rồi. Thành ra có lẽ cũng không xa lắm có thể Nguyễn Tấn Dũng sắp bị nhập khám, nhập kho.

Nguyễn Tấn Dũng bị gạt ra với một hình thức là cho "hạ cánh an toàn" nhưng mà phải im miệng. Còn nếu trong trường hợp mà Nguyễn Tấn Dũng phản ứng lại thì có thể sẽ lại bị khui ra, khép thêm vào các tội khác là chống lại Đảng".

ntd2

Các bị can trong vụ MobiFone mua AVG : Lê Nam Trà (ngoài cùng bên trái), Phạm Nhật Vũ (giữa), Nguyễn Bắc Son Courtesy of VnMedia -RFA edited

Theo blogger Nguyễn Lân Thắng, chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng có phải "hầu tòa" hay không đã được đồn đoán trong dư luận từ cách đây rất lâu rồi. Có rất nhiều nhà báo cũng như những nhà phân tích bình luận chính trị xã hội đề cập đến vai trò của cựu Thủ tướng trong cương vị là người đứng đầu Chính phủ trong giai đoạn đó.

Nhưng theo ông Nguyễn Lân Thắng, chuyện này là khó có khả năng xảy ra, vì :

"Tôi nghĩ điều này cũng rất khó bởi vì thực ra ông Dũng cũng đã về hưu rồi. Hơn nữa ông ấy vẫn còn nắm trong tay một số những bằng chứng cũng như những việc rất động trời, cho nên những phe khác mà muốn tấn công ông Dũng thì cũng phải dè chừng. Bởi vì một khi ông ấy đã bị dồn đến đường cùng rồi thì rất có thể sẽ còn những chuyện động trời khác tung ra và chỉ sẽ gây bất lợi cho những phe tấn công ông Dũng.

Luật pháp ở Việt Nam không nghiêm minh và nhiều khi các ý kiến chỉ đạo của những người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu Nhà nước được thực thi nhưng lại không có những văn bản giấy tờ minh chứng cho chuyện đó, nên cũng rất khó để xét trách nhiệm của những người này".

Đồng quan điểm rằng sẽ không có chuyện cựu Thủ tướng bị khởi tố, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, nhà quan sát chính trị, nhận định rằng hiện giờ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng mà thôi :

"Ông Trọng làm để nhục mạ và trả thù ông Dũng, nhưng truyền thống của đảng Cộng sản là họ không đem những ông "Tứ trụ" ra để xử, để bắt nhốt, và để loại những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng còn lại trong hệ thống đang lăm le trong Đại hội 13 sắp tới.

Họ sẽ không truy tố Nguyễn Tấn Dũng về trách nhiệm hình sự, không bắt ông Dũng phải ra tòa hay ngồi tù bởi vì họ muốn bảo vệ hệ thống đảng cộng sản của họ. Nếu họ thực sự làm chuyện đó thì Đảng cộng sản rất dễ bị tan vỡ".

Bất đồng về các mức án đề nghị !

Những mức án cho các bị cáo còn lại trong cùng vụ gồm ông Trương Minh Tuấn từ 14-16 năm tù, Lê Nam Trà 23-25 năm, Cao Duy Hải từ 14-16 năm. Bốn người này cùng bị cuộc tội "Vi phạm quy định về quản lí và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "nhận hối lộ".

Riêng Phạm Nhật Vũ bị đề nghị từ 3-4 năm tù vì tội "đưa hối lộ".

Học giả, nhà nghiên cứu Đỗ Thông Minh từ Nhật, nhận định với RFA rằng đây là bản án xứng đáng dành cho các bị cáo trong vụ đại án này :

"Nếu nhìn một cách tổng quát thì bản án khá tương xứng với tội họ làm. Chúng ta cũng thấy đó là những chuyện động trời. Tôi gọi đó là siêu án của nhà cầm quyền. Các quan chức cấu kết với nhau, lấy tiền nhà nước để mua những cơ sở không đáng ra gì hết rồi lấy tiền mà chia nhau".

ntd3

Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đang đi đằng sau ghế của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội đảng ở Hà Nội hôm 26/1/2016 AFP

Trong khi đó nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cho biết ông không có niềm tin vào công lý về hệ thống tòa án ở Việt Nam, và mức án dành cho các bị cáo là không tương xứng. Bởi vì, theo đánh giá của ông Thắng, Phạm Nhật Vũ là người chủ mưu móc nối đưa hối lộ nhưng chỉ chịu hình phạt 3-4 năm tù giam là phi lý :

"Hơn nữa, trong quá trình xét xử, đề nghị các thủ tục đặc biệt về mặt pháp lý đối với ông Phạm Nhật Vũ như vậy thì nó không công bằng giữa các công dân với nhau. Đó là điểm mà tôi cho rằng toàn bộ phiên tòa này chỉ là một trò hề.

Chẳng qua chúng ta chỉ đang nhìn thấy một sự tấn công giữa các phe phái với nhau, chứ không phải là một quá trình thực thi công lý trên đất nước Việt Nam".

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên cho rằng những bản án này là một phần trong chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mà các bị cáo trong vụ án này như là những "con dê tế thần".

Dù vậy, theo ông Lê Minh Nguyên thì dù có các mức án nặng cũng không giải quyết được vấn nạn tham nhũng :

"Trong chế độ cộng sản họ nhận thấy rằng vấn đề tham nhũng có thể làm sụp đổ chế độ, thành ra ông Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò trị tham nhũng để cho dân chúng thấy rằng chế độ làm việc một cách nghiêm chỉnh, minh bạch. Đảng có nhu cầu là phải có "con dê tế thần" để cương quyết trị tham nhũng, thành ra đề nghị Nguyễn Bắc Son án tử hình.

Nhưng mà theo cái nhìn của tôi thì Nguyễn Bắc Son chưa chắc bị án tử hình, dù có bị án tử đi nữa thì cũng được Chủ tịch nước tha, vì nghề của họ là giơ cao đánh khẽ.

Chính căn bản hệ thống độc tài cần phải thay đổi nếu không thì sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề tham nhũng trong hệ thống chính quyền".

Bộ Công an đã khởi tố vụ án về thương vụ Mobifone mua lại 95% cổ phần công ty AVG vào 7/2018.

Ông cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc là chủ mưu khi đã bút phê chỉ đạo bán AVG cho Mobifone với giá 8.900 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản của AVG chỉ có tổng giá trị là 1.970 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành thương vụ, ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu đô la Mỹ còn Trương Minh Tuấn nhận 200.000 đô la Mỹ tiền "cảm ơn" từ Phạm Nhật Vũ.

Theo thông tin từ báo chí nhà nước, phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra liên tục từ ngày 17/12/2019 cho đến hết tháng 12 năm nay.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 23/12/2019

Published in Diễn đàn

Liên quan vụ x Mobifone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cu AVG gây thit hi 6.500 t vn nhà nước và các quan chc nhn hi l hơn 140 t đng, cu Th tướng Nguyn Tn Dũng, hay "anh Ba", li được kéo vào màn tranh tng ti toà.

avg1

Khó có thể kéo ông Nguyn Tn Dũng vào v làm thit hi hàng ngàn t đng, mà trên thực tế đã được cu lãnh đo AVG, ông Phm Nht Vũ, hoàn toàn khc phc hu qu.

Báo Thanh Niên giật tít "Cựu B trưởng Nguyn Bc Son khai làm theo ‘tinh thn ch đo ca Th tướng’".

Nhưng "tinh thn ch đo" và "ch đo" hn là khác nhau. Báo Pháp Luật thành ph H Chí Minh trích cáo trng nêu Văn phòng Chính ph có công văn s 2678 ra ngày 14/12/2015 mà theo đó ông Dũng "chp thun ch trương cho Tng Công ty Vin thông MobiFone mua c phn ca Công ty c phn Nghe nhìn Toàn Cu để phát trin dch v truyn hình và giao B Thông tin và truyền thông thc hin d án mua c phn nêu trên theo đúng quy đnh ca pháp lut".

Cáo trạng cũng nói "đây không phi là quyết đnh ch trương đu tư" mà ch là thông báo. Hơn na thông báo cũng nói việc mua c phn phi làm "theo đúng quy đnh ca pháp lut". Nếu Mobifone mua AVG theo đúng giá tr trên s sách và th trường thì đã không có v án này.

Như vy hin ti khó có th kéo ông Nguyn Tn Dũng vào v làm thit hi hàng ngàn t đng, mà trên thực tế đã được cu lãnh đo AVG, ông Phm Nht Vũ, em trai người giàu nht Vit Nam Phm Nht Vượng, hoàn toàn khc phc hu qu. Cho ti gi phút này nhà nước không còn thit hi t nào na mà "thit hi" c ngàn t đng gi dn v gia đình ông Vũ, theo lời v ông.

Những li khai ca ông Son v ông Nguyn Tn Dũng t nay v sau v lý thuyết cũng kém thuyết phc vì tính bt nht trong nhng li khai trong my ngày đu x án. Lúc ông bác bỏ chuyện nhn ba triu đô tin hi l t ông Phm Nht Vũ, lúc lại tha nhn đã nhận tin. Ông Son lúc đu cũng khai ông đưa ba triu đô cho con gái, sau li nói không phi đưa con gái mà "chi tiêu cá nhân". Còn tiêu ba triu đô vào nhng vic gì thì ông li "không nh".

Điều có l ít gây tranh cãi hơn là ch mt ngày sau khi nhn được "tinh thn ch đo" ca ông Dũng, ông Son đã lnh cho cp dưới phi thc hin ngay vic mua AVG vi giá 8.900 t đng trong năm tài chính 2015 đ ri 10 ngày sau vic mua bán đã được thc hin xong vào đúng ngày Giáng Sinh.

Phi vụ mua AVG vi giá trên trời đ các quan chc được li qu hơn 140 t đng, con s có th nói là khá khiêm tn so vi giá tr hp đng, din ra chưa đy mt tháng trước Đi hi 12 ca Đng Cng sn Vit Nam mà ti đó ông Nguyn Tn Dũng đã không th tr thành tng bí thư như mong muốn. Cú ngã trên chính trường ca ông Dũng kéo theo mt lot các h lu trong đó có v AVG hin nay, v du khí khiến u viên B Chính tr Đinh La Thăng đang ngi tù và v gang thép mà u viên B Chính tr Hoàng Trung Hi b cáo buc có vi phm ti mc "phải xem xét k lut".

Các bị cáo trong phiên x vi phm v quy đnh đu tư công gây hu qu nghiêm trng, đưa hi l nhận hi l đu nói h làm theo lnh cp trên. Điu này khiến công chúng không th không đt câu hi h là con nít hay nhng quan chc có suy nghĩ đc lp. Bài hc cho các quan chc chưa b l khác và các quan chc nói chung cn nhn ra là s không có ai bảo v h nếu h "ăn ct gà sáp" khi b xui khiến. Bài hc khác là đã có gan ăn hi l ti c triu đô thì cũng nên có gan nhn đã tiêu gì và khc phc hu qu đ đ khi b tiêm thuc đc. Gi hn các b cáo s tiếc không ng h vic ci cách h thng tư pháp bị đng ch đo vn coi trng nhng li khai hơn nhng bng chng c th. Có l cu b trưởng tên Son cũng hi tiếc không kêu gi chính quyn hu b án t hình khi còn có chút chc quyn ngay c khi li kêu gi đó có rơi vào quên lãng.

Ngoài ra, nếu nn tư pháp ca Vit Nam thc s đc lp, kh năng ông Nguyn Tn Dũng s phi xut hin ti các phiên toà tham nhũng ti đây, ngay c trong vai trò làm chng, là hoàn toàn có th xy ra. Nhưng k c khi nn tư pháp không đc lp, chuyn ông có th b kéo vào các vụ án khác cũng không th loi tr. Khi các u viên b chính tr hin thi cm thy h có th và cn phi làm như vy đ phc v mc tiêu chính tr trước Đi hi 13 trong hơn mt năm na, h s không ngn ngi gì mà không cố.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 21/10/2019

Published in Diễn đàn

Những người có thẩm quyền nếu còn tinh thần dân tộc và có tinh thần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc cần phải rà soát lại tất cả phòng làm việc của các quan chức từ trung ương trở xuống. Nếu phát hiện kẻ nào treo bản đồ đường "lưỡi bò" phải điều tra xem chúng có làm việc cho Trung Quốc không. Tùy thuộc vào kết quả điều tra mà xử lý hình sự, xử lý hành chính, cách chức. Không thể để chúng thách thức người yêu nước Việt Nam và bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc một cách ngang nhiên như thế được.

quan1

Phòng họp của Nguyễn Tấn Dũng treo bản đồ đường "lưỡi bò". Ảnh VGP, Vietnamnet

Đường "lưỡi bò" là vấn đề nhạy cảm đối với người Việt Nam. Vì vậy, mọi hiện diện của nó trên đất nước này đều bị phản đối mạnh mẽ.

Mới đây nhất, do áp lực của mạng xã hội, diễn viên Thanh Long phải hủy chuyến đi thăm VN theo lời mời của Operation Smile vì hắn đã ủng hộ đường "lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc. 

Song song với việc tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng việc đưa ra bản đồ hình lưỡi bò, Trung Quốc luôn luôn tìm cách quảng bá đường "lưỡi bò" dưới mọi hình thức. Chúng in bản đồ "lưỡi bò" lên áo du khách, lên các sản phẩm, lên hộ chiếu hay dán lên chỗ nào có thể dán được. Thủ đoạn quen thuộc của quân xâm lược là biến không thành có, biến chủ quyền đương nhiên của Việt Nam thành vùng tranh chấp, từ điều vô lý, chúng nói đi nói lại hòng biến thành có lý.

"Lưỡi bò" ở "hạ tầng cơ sở"

Tôi tạm dùng cụm từ "hạ tầng cơ sở" và "thượng tầng kiến trúc" trong bài viết cho dễ biểu đạt, dù biết đó là những khái niệm triết học nên sử dụng có phần khiên cưỡng.

Trước việc Trung Quốc tìm đủ mọi cách để quảng bá đường "lưỡi bò" vào Việt Nam, nhà chức trách phải xử lý một số vụ việc được dư luận đồng tình như không chấp nhận hộ chiếu có in bản đồ lưỡi bò, xử lý những hoạt động quảng bá cho đường lưỡi bò, tịch thu những sản phẩm có hình "lưỡi bò". Xin nêu vài ví dụ (không mang tính thống kê) :

Ngày 3/11/2014, hai vợ chồng người Trung Quốc đem bản đồ hình lưỡi bò vào Việt Nam bị cảnh cáo và trục xuất về nước.

Công ty lữ hành ở Nha Trang bị xử phạt 42 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 9 tháng vì đã để du khách Trung Quốc mặc áo in đường lưỡi bò nhập cảnh vào sân bay Cam Ranh đêm 13/5/2018.

Tại các cửa khẩu, hải quan không đóng dấu lên hộ chiếu in đường lưỡi bò, thay vào đó là cấp thị thực rời.

Tháng 10/2019, bộ phim hoạt hình Everest - người tuyết bé nhỏ bị phát hiện có nội dung lồng ghép bản đồ đường "lưỡi bò". Bộ phim đã bị rút và dừng chiếu.

Đầu tháng 11/2019, vụ để lọt đường lưỡi bò trong giáo trình giảng dạy của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị phát hiện gây ra cơn bão mạng, buộc phải thu hồi tiêu hủy.

Theo Vietnamnet, ngày 8/11/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã phát hiện thị trường miền Nam xuất hiện loại thiết bị biến đổi điện mặt trời, ứng dụng phần mềm để theo dõi vận hành hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, có chứa hình ảnh bản đồ có đường "lưỡi bò" và yêu cầu không sử dụng những sản phẩm này.

Cũng ngày 8/11, Zing đưa tin Công ty trách nhiệm hữu hạn Ôtô Hoa Mai Hải Phòng nhập 12 xe, bị hải quan phát hiện 7 xe có đường "lưỡi bò" trên định vị. Cơ quan hải quan yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tang vật. Trước đó, ngày 23/10, có 2 xe Volkswagen Touareg CR745J do Công ty trách nhiệm hữu hạn Ôtô Thế giới nhập về bị phát hiện có đường "lưỡi bò" trên định vị đang chờ xử lý.

Trước tình hình hình ảnh "đường lưỡi bò" cài cắm ngày càng tinh vi, tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm tra 100% điện thoại nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về phía nhân dân cũng có những phản ứng đối với việc quảng bá cho đường "lưỡi bò". Nhiều khách sạn không cho người Trung Quốc thuê vì hộ chiếu có in hình "lưỡi bò". Nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ từ chối phục vụ người Trung Quốc, bất chấp việc ảnh hưởng đến doanh thu của họ.

Những phản ứng ấy của người dân rất đáng hoan nghênh. Đó là những người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc, có tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ Quốc. 

Còn "thượng tầng kiến trúc" thì sao ?

Thế nhưng, khi thái độ và phản ứng ở ngoài xã hội như thế thì cờ 6 sao lại được dùng để đón khách Trung Quốc, bản đồ đường "lưỡi bò" lại xuất hiện trên 1 số chương trình truyền hình hay ngạo nghễ ngự trong phòng làm việc của lãnh đạo. 

Tháng 12/2011, khi đón tướng cướp Tập Cận Bình, phía Việt Nam dùng cờ 6 sao. Dư luận phản ứng cho rằng, đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam sẽ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc trong tương lai. Tuy nhiên, những người chủ trương việc này nhanh nhảu đổ cho "lỗi kỹ thuật".

"Lỗi kỹ thuật" không chỉ dừng ở đó. Ngày 13/9/2019, kênh VTV1 xuất hiện hình ảnh đường lưỡi bò trong bản tin dự báo thời tiết. VTV cũng từng dùng cờ 6 sao trong chương trình thời sự, sử dụng hình ảnh quân đội Trung Quốc để minh họa cho hình ảnh của quân đội Việt Nam. Đài này còn tận dụng nhiều cơ hội để quảng bá, tuyên truyền cho tham vọng của Trung Quốc mà trong phạm vi một bài viết không thể kể ra hết. Có một điều lạ là đài này chưa bị xử lý bao giờ về những lỗi ấy.

Hẳn nhiều người còn nhớ hồi Tháng 3/2014, trong tin "Thủ tướng lệnh sớm dập tắt dịch sởi", nhiều trang báo đã đăng hình ảnh phòng họp của Nguyễn Tấn Dũng treo 2 tấm bản đồ cỡ lớn có in hình "lưỡi bò". Nhiều người sửng sốt khi nhìn thấy hình ảnh này và không thể không đặt ra câu hỏi : Nguyễn Tấn Dũng làm việc cho ai ? Một số trang báo mạng khi ấy đã bày tỏ phẫn nộ về sự việc này nhưng cũng chỉ là viên đá ném xuống ao bèo. 

Chuyện treo bản đồ "lưỡi bò" trong phòng làm việc không chỉ có thế. Hôm 8/11 vừa rồi, facebooker Phạm Minh Vũ cho biết, anh có bạn đang làm trong Đài truyền hình Hưng Yên kể, có lần được vào văn phòng bí thư tỉnh ngồi dùng trà. Trong phòng, nổi bật nhất là tấm bản đồ lớn có đường "lưỡi bò". Khi hỏi thì bí thư tỉnh Hưng Yên khoe "mới đi Trung Quốc tháng trước, được bí thư Côn Minh tặng".

Cũng người bạn này kể, tại phòng Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Nam Định cũng có tấm bản đồ có đường "lưỡi bò" và cũng do đi TQ công tác được tặng.

Về mấy sự việc này, facebboker Phạm Minh Vũ cho rằng "treo bản đồ có đường lưỡi bò là điểm cộng, để đánh giá, xét duyệt hạnh kiểm đạo đức của quan chức, như là phép thử để cân nhắc có cho lên chức cao hơn hay không".

Như vậy có thể thấy, "hạ tầng cơ sở" rà soát, bắt giữ tiêu hủy các sản phẩm có đường lưỡi bò rất ráo riết còn "thượng tầng kiến trúc" thì nó lại xuất hiện rất ngang nhiên. Đây là một câu hỏi buộc người dân phải nghi ngờ về tâm địa của những người lãnh đạo đối với chủ quyền và vận mệnh của Tổ Quốc. Phải chăng, họ đã thừa nhận đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra ? Thật tội nghiệp cho người dân và những công chức cấp thấp, trong khi họ bằng mọi nỗ lực ngăn chặn đường "lưỡi bò" thì lãnh đạo cấp trên lại quảng bá cho nó một cách ngang nhiên như vậy.

Một điều thấy rõ là bản đồ "lưỡi bò" treo ở phòng làm việc của bí thư tỉnh, của giám đốc Sở hay của thủ tướng không phải chỉ mình ông ta biết. Dân gần như không được ra vào nơi đây, và nếu được thì run quá rồi, tâm trí nào mà tọc mạch xem bản đồ có đường "lưỡi bò" không và nếu thấy cũng không dám nói. Còn thuộc cấp và cấp trên thì thường xuyên đến làm việc, tất nhiên ai cũng biết và ai cũng ngậm miệng. Phải chăng, đây là một sự thừa nhận ngầm trong giới lãnh đạo và quan chức với nhau.

Những người có thẩm quyền nếu còn tinh thần dân tộc và có tinh thần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc cần phải rà soát lại tất cả phòng làm việc của các quan chức từ trung ương trở xuống. Nếu phát hiện kẻ nào treo bản đồ đường "lưỡi bò" phải điều tra xem chúng có làm việc cho Trung Quốc không. Tùy thuộc vào kết quả điều tra mà xử lý hình sự, xử lý hành chính, cách chức. Không thể để chúng thách thức người yêu nước Việt Nam và bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc một cách ngang nhiên như thế được.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 11/11/2019

Published in Diễn đàn

Cả nhà ông Nguyễn Tấn Dũng rút hết vốn ở chứng khoán Bản Việt

Tư Ngộ, Người Việt, 08/10/2019

Cả nhà ông Nguyễn Tấn Dũng bỏ tiền vào Công ty chứng khoán Bản Việt, do con gái ông làm chủ xị, không biết từ lúc nào nhưng lại có tin đều rút hết tiền ra.

banviet1

Bà Nguyễn Thanh Phượng. (Hình : VCSC/Zing)

Đây là cái tin khá lạ thấy trên báo Sputnik của Nga phiên bản Việt Ngữ. Từ nhiều năm qua, người ta chỉ biết bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch Hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

"Đầu tháng 10, chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, không còn người thân nào của bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia nắm giữ cổ phần của VCSC", Sputnik Việt ngữ viết.

Vì thị trường chứng khoán Việt Nam tuột dốc mạnh những tháng gần đây do ảnh hưởng của cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu còn giữ, tiền đổ vào đầu tư có thể còn bị mất thêm nên phải rút hết ra ?

Trong mấy người con của ông Dũng, bà Phượng là người duy nhất đi vào con đường kinh doánh. Nguyễn Thanh Nghị đi dạy học một thời gian rồi cũng đi theo cha và em trai là Nguyễn Minh Triết lao vào chính trị có sự đỡ đầu của cha nên thiên hạ gọi là "thái tử đảng". Còn ông Nguyễn Tấn Dũng suốt nhiều chục năm qua, người ta cũng chỉ thấy ông leo lên từ từ trong nấc thang quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam từ thấp lên tới ghế thủ tướng.

Người ta không hề được biết trước đây, ông Nguyễn Tấn Dũng và cả vợ ông hoạt động đầu tư tài chính bao giờ, nhất là đầu tư chứng khoán.

Nhưng trong một bản "báo cáo quản trị" của công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (mã số VCSC) mà trang mạng Sputnik trưng ra, người ta thấy đứng đầu danh sách cổ đông là bà Nguyễn Thanh Phượng. Kế đến là ông Nguyễn Tấn Dũng, vợ ông là Trần Thanh Kiệm, con rể là Nguyễn Hoáng Bảo (hay Nguyễn Bảo Hoáng hoặc Henry Nguyễn, chồng bà Phượng), hai con trai là Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, cháu ngoại là Nguyễn Bảo Hoáng Mi và Nguyễn Bảo Hoáng Mai (con bà Phượng).

Trừ bà Nguyễn Thanh Phượng còn giữ 6.750.000 cổ phần, tất cả những người còn lại trong đại gia đình ông Dũng đều rút hết tiền ra khỏi công ty chứng khoán Bản Việt. Đồng thời, các công ty khác của bà Phượng cũng đổ tiền vào làm cổ đông của chứng khoán Bản Việt cũng đều rút hết tiền ra là Công ty cổ phần quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Bản Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, và Công ty cổ phần Bất Động Sản Bản Việt.

banviet2

Cả gia đình Nguyễn Tấn Dũng rút hết vốn khỏi công ty môi giới chứng khoán Bản Việt. (Hình : Báo cáo quản trị của VCSC/Sputnik)

Lương cán bộ công chức từ trung cấp như các con đến cấp cao như ông Nguyễn Tấn Dũng đều chẳng nhiều gì thì họ lấy tiền ở đâu ra để mua cổ phần của một công ty đầu tư tài chính ? Người ta không biết ông cựu thủ tướng đổ tiền vào chứng khoán Bản Việt khi nào, bao nhiêu. Các con ông cũng vậy. Tất cả số cổ phần họ bán ra quy thành tiền là bao nhiêu, không ai biết.

Không hề thấy trước đây có bản "báo cáo tài chính" nào của chứng khoán Bản Việt và các công ty kia của bà Nguyễn Thanh Phượng công bố danh sách cổ đông và số cổ phiếu của họ nắm giữ để người ta biết cha mẹ và anh em của bà có bao nhiêu phần trăm cổ phần trong đó.

Bà Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp cao học quản trị ở Thụy Sĩ rồi về nước đi vào đường kinh doánh. Bà thành lập công ty chứng khoán Bản Việt vào tháng 11/2007, khi mới 27 tuổi, hơn một năm sau khi cha bà leo lên ghế thủ tướng.

Nhờ tên tuổi mọi người biết là con gái ông thủ tướng nên công ty của bà Phượng lên vù vù, từng có thời kỳ là một trong ba công ty môi giới chứng khoán nổi nhất tại Việt Nam. Tháng Tám năm ngoái, thấy có tin của VietnamNet nói chứng khoán Bản Việt được "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận cho công ty thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 100%".

Năm 2016, ông Dũng tranh cái ghế tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng qua nhiều màn đấu đá rất căng thẳng phơi bày trên Internet nhưng thất bại. Bây giờ, cả nhà ông cựu thủ tướng đánh hơi thấy một cái gì đó nguy hiểm vẩn vơ trong không khí nên thu gom tiền bạc, giắt vào lưng để… ?

Và cũng nhờ sự bật mí trên Sputnik mà người ta cũng mới biết có những nhà đầu tư tài chính như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Thanh Kiệm, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết. 

Tư Ngộ

Nguồn : Người Việt, 08/10/2019

**************

Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm cổ phần trong doánh nghiệp của con gái. Trong khi người thân rút lui toán bộ, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng bị đánh bật khỏi top 3 đơn vị dẫn đầu thị trường môi giới.

banviet3

Nguyễn Thanh Phượng và ông Nguyễn Hoáng Bảo (hay Nguyễn Bảo Hoáng hoặc Henry Nguyễn, chồng bà Phượng) © Ảnh : Việt Nam Thời Báo

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Thanh Phượng liên tiếp nhận tín hiệu xấu

Đầu tháng 10, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, không còn người thân nào của bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia nắm giữ cổ phần của VCSC.

Theo đó, vào thời điểm lúc 7g29 ngày 7/10/2019, cố phiếu của Chứng khoán Bản Việt hiện đang giao dịch ở mức 34.100đ (giảm 500đ, tương đương mức giảm 1,45%). Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần qua trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã giảm thêm 900 đồng (tương đương 2,54%) còn 34.600 đ/cổ phiếu. Mã VCI này tiếp tục đánh mất 1,39% đồng thời không còn duy trì được nỗ lực như trong hai phiên đầu tháng 10.

Theo thông tin, cổ phiếu VCI chịu tác động từ bối cảnh thị trường chung và đặc biệt, là những tín hiệu không mấy lạc quan từ kết quả xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo (CW) quý III năm 2019 trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HSX).

Đáng chú ý, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới Quý III năm 2019 của 10 công ty chứng khoán hàng đầu. Trong lần này, VCSC bị tụt hạng đáng buồn về thị phần, rớt từ top ba đầu bảng (vị trí thứ ba) xuống vị trí thứ 4 với 7,04% thị phần môi giới. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Chứng khoán Bản Việt là Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS) lại vượt lên vị trí thứ ba với 7,16% thị phần. Hai doánh nghiệp dẫn đầu về thị phần môi giới trên HSX quý III này chính là Công ty chứng khoán SSI (16,6%) của ông Nguyễn Duy Hưng và Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC (10,59%).

Ngoài ra, VCSC còn tiếp tục đánh mất lợi thế trong bảng xếp hạng môi giới quý III trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX). Theo đó, Chứng khoán Bản Việt hoán toán không còn trong top 10 công ty môi giới hàng đầu tại HNX.

Theo báo cáo của VCSC, trong quý II, thị phần môi giới sụt giảm cũng khiến doánh thu của doánh nghiệp trong mảng này giảm tới % so với cùng kỳ còn 120,85 tỷ đồng.

Thêm vào đó, thị trường kém thuận lợi khiến nguồn thu từ môi giới, cho vay của Chứng khoán Bản Việt giảm sút. Lãi từ các khoán vay và phải thu giảm 19% xuống còn 77,4 tỷ đồng trong quý II.

Tình hình kinh doánh của Chứng khoán Bản Việt đang giảm sút ?

Doánh thu hoạt động trong quý II của VCSC đạt 406 tỷ đồng, giảm 11% và lãi sau thuế giảm 30% đạt 140 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Chứng khoán Bản Việt lãi sau thuế 342 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 11/2007, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC từ cuối năm 2017. Ngày 07/07/2017, là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 48.000 đ/CP.

Nhân sự trong Hội đồng quản trị của VCSC hiện đang gây sự chú ý. Ông Tô Hải (cổ đông lớn nhất của doánh nghiệp này với cổ phần 31.519.883 tương đương 19,34% hiện đang là Tổng giám đốc của VCSC). Ngoài ra, các cổ đông lớn của Chứng khoán Bản Việt còn có những cái tên nổi bật như Trương Ngọc Phượng, Nguyễn Quang Bảo, ông Nguyễn Hoáng Bảo, ông Trần Quyết Thắng, ông Huỳnh Richard Lê Minh…

banviet4

Ông Tô Hải và bà Nguyễn Thanh Phượng

Theo báo cáo quản trị công ty vừa được Chứng khoán Bản Việt Công bố, vào thời điểm cuối quý II, bà Nguyễn Thanh Phượng đang sở hữu 6,75 triệu cổ phiếu (tương đương 4,14% vốn điều lệ), không phải cổ đông lớn.

Ông Nguyễn Tấn Dũng (cha), bà Trần Thanh Kiệm (mẹ) và ông Nguyễn Hoáng Bảo (chồng) cùng những người thân khác trong gia đình bà Phượng hiện đã không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Chứng khoán Bản Việt.

Sở hữu của bà Nguyễn Thanh Phượng và người có liên quan tại VCSC

Thêm vào đó, các doánh nghiệp có liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng như Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, Công ty cổ phần Bất động sản Bản Việt cũng không còn sở hữu cổ phần tại VCSC.

Trong một diễn biến khác, theo báo Dân Trí thông tin, bà Nguyễn Thiên Kim, vợ ông Tô Hải đã mua vào cổ phiếu của VCI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 8,78 triệu cổ phiếu tương đương với 5,39% vốn điều lệ và vượt qua chính bà Nguyễn Thanh Phượng trở thành cổ đông lớn của VCSC.

Vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng tại VCSC

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doánh Đại học Quốc tế tại Geneva - Thụy Sĩ.

Hiện tại ở VCSC bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Sáng lập viên Bản Việt (Viet Capital). Nữ doánh nhân này cũng là thành viên sáng lập của Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC) và Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM). Bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC và VCAM kể từ thời điểm thành lập năm 2007. Bà Phượng cũng là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Trong vai trò Chủ tịch, bà Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ Ban điều hành với mục tiêu đưa Viet Capital trở thành những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường.

Bà từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty liên doanh Holcim Việt Nam (*) - thuộc Tập đoán đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bà cũng từng giữ vai trò Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management.

Nguồn : Sputnik, 07/10/2019

(*) Holcim Việt Nam đã chính thức đổi tên thành INSEE sau khi được tập đoán Siam City Cement (SCCC) mua lại năm 2016.

Published in Diễn đàn

Cựu Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng, b đơn trong v đòi bi thường 2,5 t đôla do cu đi biu Quc hi Đng Th Hoàng Yến khi kin ra tòa trng tài quc tế, s b tng đt thông báo trng tài vào hôm nay, 10/09/2019. T thành ph H Chí Minh, lut sư Nguyn Thanh Tuân có bài nhn đnh dưới đây, được VOA đăng ti nguyên văn.

tantao1

Sáng 10/07/2010, Tập đoàn Tân Tạo đã ký với Công ty Royal Haskoning Việt Nam hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho dự án cảng biển nước sâu Nam Du, thuộc quần đảo Nam Du (Kiên Giang). Ảnh minh họa.

***

Theo thông tin qua báo chí chính thức ca Vit Nam, D án đu tư Trung tâm nhit đin Kiên Lương và Cng nước sâu Nam Du ca Tp đoàn Tân To được chính ph (thi Th tướng Nguyn Tn Dũng) cp phép đu năm 2008. Như vy, vic làm th tc, xin cp phép và cấp giy phép đu tư cũng như vic thc hin mt phn d án đã được điu chnh bi Lut Đu tư 2005.

Theo Luật đu tư 2005, nhà đu tư s ký vi nhà nước (đi din bi chính ph) mt trong các loi Hp đng như hp đng BOT (Built-Operate-Transfer : Xây dng-Kinh doanh-Chuyển giao) ; BT (Built-Transfer : Xây dng - chuyn giao) và BTO (Built - Transfer Operate : Xây dng - Chuyn giao – Kinh doanh). Các khon Khon 17, 18 và 19 ca Điu 3 Luật Đu tư 2005, có định nghĩa cho các loi hp đng nói trên.

Trong phần ni dung ch yếu ca các hp đng đu tư gia nhà đu tư và chính ph luôn có điu khon v gii quyết tranh chp (Điu 12 Lut Đu tư 2005), trong đó cho phép áp dụng Cơ chế gii quyết tranh chp ti Tòa án Vit Nam, bng Trng tài Vit Nam, Trng tài nước ngoài hay Trng tài quc tế.

Tuy nhiên, ngoài việc phi chn Tòa án Vit Nam hay trng tài Vit Nam, Lut Đu tư 2005 chỉ cho phép chọn trng tài nước ngoài hay trng tài quc tế trong mt s trường hp nht đnh. C th là : ch được chn trng tài nước ngoài, trng tài quc tế khi "tranh chấp mà mt bên là nhà đu tư nước ngoài hoc doanh nghip có vn đu tư nước ngoài hoc tranh chp gia các nhà đầu tư nước ngoài vi nhau" (khoản 3 Điu 12) ; hoc (theo khon 4 Điu 12) : "…tranh chấp gia nhà đu tư nước ngoài vi cơ quan qun lý nhà nước Vit Nam liên quan đến hot đng đu tư trên lãnh th Vit Nam… mà trong hợp đng đu tưđã có thỏa thuận chọn trng tài nước ngoài, trng tài quc tế, hoc phi theo quy đnh ca điu ước quc tế tương ng mà Vit Nam là thành viên.

Theo quy định ti khon 2 Đu 76 (Hiu lc thi hành) ca Lut Đu tư 2015, k t ngày 01/7/2015, Lut đu tư 2005 hết hiu lc thi hành. Tuy nhiên, quy đnh v Gii quyết tranh chp (Điu 14 Lut đu tư 2015) v cơ bn không thay đi nhiu sơ vi Điu 12 ca Lut 2005.

Như vy, vic nhà đu tư Tân To Group kin chính ph Vit Nam khi tranh chp liên quan đến Hp đng đu tư đã ký trước đây gia hai bên, và nếu tranh chp được đưa ra mt Tòa án Trng tài hay Trung tâm Trng tài quc tế (như ICC hay PCA)... và gii quyết theo quy tc t tng trng tài UNCITRAL như thông tin đã đưa, thì cá nhân tôi cho là cũng có vài điu cn phi xem xét :

Thứ nht là, Tân To là mt doanh nghip Vit Nam, được cp giy phép đu tư và đã đu tư vào các d án theo Lut Đu tư 2005 vi tư cách nhà đu tư trong nước, thuc khon 2 Điu 12 Lut 2005 và Khon 2 Điu 14 Lut 2015 (Tranh chp gia nhà đu trong nước vi cơ quan có thm quyn ca Vit Nam ch s dng Tòa án hoc Trng tài Vit Nam). Vy, vic Tp đoàn Tân To kin nước ngoài theo cơ chế trng tài nước ngoài và áp dng quy tc trng tài quc tế trên cơ s nào ?

Thứ hai, chúng tôi hiu rng bà Đng Th Hoàng Yến bây gi có th đã có quc tch nước ngoài (M, chng hn). Tuy nhiên, vic bà tr thành công dân M liu có to cho bà đy đ các quyn ca nhà đu tư M vào Vit Nam theo Hip đnh v đu tư song phương gia M và Vit Nam, có hiu lc (hi t - retroactive) ngay c đi vi tài sn đu tư ca bà trong các d án đu tư được cp phép khi bà còn chưa phi là công dân M, hay không ? Nói cách khác, Lut đu tư 2005 và 2015 ca Vit Nam hay Hip đnh bo h đu tư Vit – M s được áp dng trong vic gii quyết tranh chp này ?

Thứ Ba, cũng còn có mt đim thu hút s quan tâm ca gii lut sư Vit Nam, là vn đ tư cách b đơn ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng. Trên thc tế, ông Dũng có th được tm gi (mt cách không chính xác lm), là "Người cp phép đu tư", nhưng ông y đã v ngh trước khi Nguyên đơn b thu hi giy phép. Ngoài ra, ông Dũng không cp phép đu tư vi tư cách cá nhân mà là vi tư cách người đoc giao thm quyn cp phép đu tư, tc là ông y, hay người được ông y y quyền cp phép, đã tha y quyn cùa nhà nước đ thc hin hành vi công v khi cp phép. Như vy, vic ông Dũng đã ngh hưu mà còn tr thành b đơn trong v kin nghe có v l lm…

Hãy chờ xem nhiu điu còn phía trước.

Luật sư Nguyễn Thanh Tuân

N.T.Tuan Lawyer & Associates

105D (1st Fl) Ngo Quyen Str., D. 5

Ho Chi Minh City - Vietnam

Published in Diễn đàn

‘Đại gia mất tích’ Đặng Thị Hoàng Yến đổi tên Mỹ, kiện Nguyễn Tấn Dũng ra tòa quốc tế

Cát Linh, Người Việt, 09/09/2019

Cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là bị đơn duy nhất trong một vụ kiện mang tính quốc tế, trong đó nguyên đơn là "đại gia", cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

daigia1

Cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

Đòi bồi thường 2,5 tỷ USD

Văn bản do văn phòng Luật sư Charles H. Camp, P.C ở Houston, tiểu bang Texas đưa ra, thay thế cho thông cáo báo chí, ghi rõ đây là vụ kiện giữa nguyên đơn là Dr. Maya Dangelas, tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài (arbitration) khởi kiện chống lại (against) cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Điều thú vị, trong văn bản của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, Dr. Maya Dangelas cũng chính là bà Đặng Thị Hoàng Yến, nguyên Đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam khóa 13, người được truyền thông tại Việt Nam mô tả là "đại gia mất tích".

Cũng theo thông báo này, bà Yến, chủ tịch Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo, khởi kiện chống lại ông Nguyễn Tấn Dũng, vì khiến công ty của bà bà thiệt hại 2,5 tỷ USD về lợi nhuận và đầu tư trong thời gian ông Dũng còn tại vị.

"Công ty của tôi lẽ ra thu hàng tỷ Mỹ kim từ dự án nhiệt điện Kiên Lương. Số tiền này là cơ hội của việc làm và giáo dục cho người nghèo ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Đối với tôi, thủ tục tố tụng trọng tài này không chỉ là một câu chuyện pháp lý, mà nó là ý nghĩa của cuộc đời tôi". Theo lời bà Yến được văn phòng Luật sư Charles H. Camp trích dẫn trong bản thông báo.

Khơi lại chuyện xưa

Theo Thông báo của Trọng tài (Notice of Arbitration), khi còn làm thủ tướng, vào ngày 15/07/2007, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thực hiện một dự án đầu tư cho khu công nghiệp, nhà máy điện và cảng biển nước sâu ở Quận Kiên Lương với Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA).

Chín năm sau khi hợp đồng trên được thực hiện, ông Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định dỡ bỏ dự án. Hành động này vi phạm trực tiếp đến quyền hạn và các thỏa thuận giữa ITA và chính phủ Việt Nam.

Sự kiện này, truyền thông trong nước từng loan tin.

Năm 2016, trang báo mạng "Bất Động Sản" tại Việt Nam ghi nhận : "Nhiệt điện Kiên Lương là một trong những dự án quy mô lớn nhất của ITA thuộc Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Dự án có quy mô 4.400-5.200 MW, vốn đầu tư gần 7 tỷ USD".

"Được chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2008, dự án Nhiệt điện Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009 và đến 2013 đi vào hoạt động.

Đến năm 2018, trên tờ Sputnik Việt Nam đăng một bài viết tên : "Bế tắc dự án nhiệt điện tỷ đô : Do quyết định của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?"

Trong đó, ghi rõ : "Ngay sau khi ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án, trong lúc Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo đang tích cực triển khai dự án thì ngày 29/12/2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ quyết định rà soát loại bỏ dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 khỏi quy hoạch điện VII".

Cũng theo Sputnik Việt Nam, "khi ngừng dự án Kiên Lương 1, tập đoàn Tân Tạo đã chịu rất nhiều sức ép từ đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài".

Theo TEC, chính quyết định loại bỏ dự án Kiên Lương 1 ra khỏi quy hoạch điện VII điều chỉnh là nguyên nhân chính dẫn đến việc dự án không thể triển khai được.

Văn phòng Luật sư Tony Buzbee, một trong 4 đại diện pháp lý của bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết : "Hồ sơ khởi kiện này nhằm yêu cầu cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm về hành động của mình ở phương diện bộ máy chính quyền (cũ) và cả cá nhân của ông ta, gây ra việc thân chủ của tôi mất các khoản tiền đầu tư và lợi nhuận".

Trong thông báo của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, theo quy định của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) thì phương thức trọng tài sẽ được áp dụng cho tranh chấp này. Nơi trọng tài giải quyết được đề nghị là Paris, bởi vì nơi đây được thế giới nhìn nhận là một địa điểm hàng đầu về trọng tài quốc tế.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện ở Paris ?

Điều đó cũng chính là câu trả lời mà bà Amanda Orr, phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến cho nhật báo Người Việt biết.

"Paris đã được đề xuất là nơi diễn ra tòa trọng tài vì nó được công nhận trên toàn thế giới với vai trò nổi bật và hàng đầu về trọng tài quốc tế. Nó cũng được công nhận là một cơ quan tài phán thân thiện với trọng tài, nơi các tòa án hỗ trợ trọng tài trong suốt quá trình tố tụng và cả khi phán quyết được đưa ra. Tòa Trọng Tài Paris là nơi trung lập cho các bên, giữa nguyên đơn mang quốc tịch Hoa Kỳ và bị đơn mang quốc tịch Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp hiện tại".

Vụ kiện này, vô hình trung làm cho mọi người nhớ đến vụ án vua "chả giò" Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ‘thế kỷ’ đòi bồi thường 1,25 tỷ USD vào tháng Tư vừa qua.

Nơi diễn ra vụ kiện cũng chính là Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris, Pháp.

Thế nhưng, bị đơn trong vụ kiện của "vua chả giò" là chính phủ Việt Nam và phiên tòa có đại diện hợp pháp của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Lần này, bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà theo nhiều nguồn tin "biết chuyện" cho biết là đang bị "giam lỏng tại gia".

Như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ hiện diện tại phiên tòa bằng cách nào ?

Phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến trả lời nhật báo Người Việt : "Ông ta (Nguyễn Tấn Dũng) có thể lựa chọn xuất hiện hoặc không tại phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, vụ kiện vẫn diễn ra".

Một vấn đề pháp lý khác của vụ này cũng đáng được lưu ý. Đó là, năm 2017, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là người đã chỉ đạo : "Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thu hồi chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 của Tân Tạo".

Lý do được đưa ra là "Dự án để quá lâu mà không làm thì thu hồi, bất cứ nhà đầu tư nào cũng vậy".

Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài mà bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện chống lại cá nhân cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, liệu có đúng luật tố tụng ?

Điều này được bà Amanda Orr cho biết : "Tùy thuộc vào việc ông Nguyễn Tấn Dũng có quyết định cho luật sư bào chữa của ông triệu tập đương kim thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc] hoặc hệ thống chính quyền hiện tại của đương kim thủ tướng, hay không".

Một sự kiện như "đại gia mất tích" Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không thể không gây bàn tán trong dư luận.

Cộng đồng mạng cũng không bỏ lỡ dịp để "khơi" lên những tình tiết "nóng bỏng". Chẳng hạn như mối liên hệ "đặc biệt" giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Một luật sư giấu tên, cư ngụ ở Houston, Texas cho biết theo ông, đây là trò "con kiến kiện củ khoai".

"Bởi lẽ ở chế độ cộng sản Việt Nam, cương vị thủ tướng có thể nói là bất khả xâm phạm. Thêm vào đó, ai cũng biết bà Yến là phe Trương Tấn Sang. Trong nước, Nguyễn Tấn Dũng đang thất thế, cho đó Trương Tấn Sang chỉ có thể liên minh với Nguyễn Phú Trọng để phụ hồi lại điều gì đó".

Cát Linh

*******************

Bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa trọng tài quốc tế

VOA, 10/09/2019

Cựu Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng, b đơn trong v đòi bi thường 2,5 t đôla do cu Đi biu quc hi Đng Th Hoàng Yến khi kin ra tòa trng tài quc tế, s b tng đt thông báo trng tài vào hôm nay, 10/09/2019, theo thông tin t văn phòng lut ca nguyên đơn.

daigia2

Cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Vào tối ngày 09/09, Văn phòng Công ty Lut Buzbee ca Lut sư Anthony Buzbee Texas, mt trong 5 lut sư ca bà Maya Dangelas, tên mi ca bà Yến sau khi nhp quc tch M, email cho VOA : "Cu Th tướng Vit Nam s b tng đt Thông báo Trọng tài (Notice of Arbitration) vào ngày mai và như vy th tc t tng trng tài s chính thc bt đu".

Trước đó, hôm 06/09, trang PR News Wire trích thông cáo ca Văn phòng Luật sư Charles H. Camp th đô Washington, mt lut sư trong t hp các lut sư đi din bà Dangelas, cho biết đây là v kin gia nguyên đơn là tiến sĩ Maya Dangelas, tiến hành th tc t tng trng tài khi kin cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng vì đã làm cho công ty ca bà thit hi 2,5 t đôla v li nhun và đu tư trong d án Nhit đin Kiên Lương tnh Kiên Giang trong thi gian ông Dũng còn tại v.

Văn phòng Công ty Luật Buzbee cho VOA biết thêm : "Vic ông Nguyn Tn Dũng hy b d án này là hết sc vô lý và da trên nhng lý do mang tính cá nhân ch không liên quan gì đến nhim v ca ông khi ông đm nhn cương v Th tướng Vit Nam".

"Tiến sĩ Dangelas và các công ty ca bà đã đu tư hơn 250 triu đôla vào vic phát trin D án Nhit đin Kiên Lương và bà đang phi chu nhng thit hi đáng k, không ch v chi phí đu tư và phí pháp lý, mà còn mt mt khong li nhun khng l", công ty Luật Buzbee cho biết thêm.

daigia3

Trang SE Texas Record đăng tin bà Maya Dangelas kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Photo SE Texas Record

Bà Dangelas khởi kin ông Dũng thông qua y ban Lut Thương mi Quc tế ca Liên Hip Quc (UNCITRAL) và nơi trng tài gii quyết được đ ngh là ti th đô Paris ca Pháp, theo trang PR News Wire.

Trang PR News Wire trích lời bà Dangelas nói : "Công ty ca tôi lẽ ra thu v hàng t đôla t d án nhit đin Kiên Lương. S tin này là cơ hi đ gii quyết công ăn vic làm và giáo dc cho người nghèo Vit Nam và Hoa Kỳ. Đi vi tôi, th tc t tng trng tài này không ch là mt câu chuyn pháp lý, mà nó có ý nghĩa đối vi cuc đi tôi".

Cũng theo thông báo trọng tài, vào năm 2007 ông Nguyn Tn Dũng đng ý cho Công ty cổ phần Đu Tư Công Nghip Tân To (ITA) thuc Tp đoàn Tân To tiến hành d án đu tư khu công nghip, nhà máy nhit đin, và cng nước sâu huyn Kiên Lương nhưng 9 năm sau khi thc hin hp đng thì ông Dũng hy b d án này.

VOA chưa liên lc được vi cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng, Văn phòng Chính ph, và B Ngoi giao Vit Nam đ tìm hiu v phn ng ca h trước v kin này.

Trang Vietnam Finance dẫn li B Công Thương cho biết nguyên nhân tm dng d án Nhit đin Kiên Lương là vào ngày 18/3/2016, Th tướng Nguyn Tn Dũng đã ký quyết đnh 428/QĐ-TTg phê duyt điu chnh Quy hoch phát trin đin lc quc gia giai đon 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, trong đó không có d án Nhit đin Kiên Lương.

Chưa đy mt tháng sau, vào ngày 6/4/2016, Th tướng Nguyễn Tấn Dũng ri chính trường Vit Nam, do không đ phiếu bu Quc hi đ ti v.

Văn phòng Luật sư Charles H. Camp còn cho biết rng Tiến sĩ giáo dc Maya Dangelas chính là bà Đng Th Hoàng Yến, Ch tch Tp đoàn Tân to.

Truyền thông Vit Nam cho biết bà Đng Th Hoàng Yến tng là Đại biểu quốc hội Vit Nam khóa 13 t năm 2011 nhưng tháng 5/2012 thì bà viết đơn t nhim và sau đó b Quc hi bãi nhim vi lý do "đã khai không trung thc, làm cho c tri và t chc hiu không đúng v tiu s và quá trình hot đng ca bn thân".

Bà Amanda Orr, phát ngôn cho công ty Luật The Buzbee nói vi nht báo Người Vit ti California rng : "Paris đã được đ ngh làm nơi phân x trng tài vì nó được công nhn trên toàn thế gii vi vai trò ni bt và hàng đu v trng tài quc tế…Tòa Trng Tài Paris là nơi trung lp cho các bên, gia nguyên đơn mang quc tch Hoa Kỳ và b đơn mang quc tch Vit Nam nhm gii quyết tranh chp hin ti".

"Ông ta (Nguyễn Tn Dũng) có th la chn xut hin hoc không ti phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, v kiện vn din ra".

Khi được hi liu Chính ph Vit Nam hay th tướng đương nhim là ông Nguyn Xuân Phúc có là mt phn trong b đơn, bà Orr nói : "Tùy thuc vào vic ông Nguyn Tn Dũng có quyết đnh cho lut sư bào cha ca ông triu tp đương kim th tướng [Nguyn Xuân Phúc] hoặc h thng chính quyn hin ti ca đương kim th tướng, hay không".

daigia4

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hà Nội, ngày 15/02/2016.

Trong một v kin khác Houston, trang SE Texas Record cho biết bà Dangelas ri Vit Nam năm 2012 và nhp quc tch M năm 2015.

Bà Yến là người sáng lp công ty ITA t năm 1993 và gi chc Ch tch HĐQT ITA k t năm 1996 ti nay dù vng mt ti Vit Nam.

Bà hiện vn là ch tch HĐQT Trường Đi hc Tân To, tng là Ch tch ca Din đàn Doanh nghip Vit Nam - Hoa Kỳ, Thành viên ca Hi đng tư vn kinh doanh y ban Kinh tế Xã hi khu vc Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), thành viên Hi đng tư vn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), thành viên của Chương trình ngh s toàn cu Khu vc Đông Nam Á ca Din đàn kinh tế thế gii. Bà cũng là ch ca ông Đng Thành Tâm, mt nhà kinh doanh bt đng sn và cu Đại biểu quốc hội Vit Nam.

Luận văn tiến sĩ vào tháng 4/2019 ti trường University of New England của bà Đng Th Hoàng Yến có ta đ : "S cn thiết phi ci cách Giáo dc đi hc Vit Nam đ phù hp vi nhu cu nhà tuyn dng".

Các dữ liu quyên góp bu tng thng M năm 2016 cho biết bà Dangelas sng ti thành ph Houston, Texas và có đóng góp cho cuộc vn đng bu c ca Tng thng Donald Trump.

Từ khi b bãi nhim, truyn thông trong và ngoài nước gi bà Yến là "Đi biu quc hi mt tích".

VOA tiếng Việt

Published in Diễn đàn

Không biết vô tình hay hữu ý, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa làm tờ trình cho Ủy ban Thường vụ quốc hội về ‘tăng quyền cho thủ tướng’ trùng với thời gian xảy ra cú đổ bệnh thình lình như bị trời giáng của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’.

tang1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc tại hành lang Quốc hội (04/04/2016). Ảnh Đấu Thấu

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, tờ trình dự án luật của Chính phủ đề nghị bổ sung thêm một số quyền cho Thủ tướng là : Thủ tướng có quyền quyết định tổng biên chế công vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính từ T.Ư đến địa phương ; Thủ tướng cũng sẽ có quyền thực hiện phân cấp và ủy quyền về quản lý công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đối với những nội dung thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, dự thảo đề nghị bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng trong việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Cạnh đó, Thủ tướng cũng sẽ có thêm quyền quyết định thực hiện thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện.

Như vậy, nội dung ‘tăng quyền cho thủ tướng’ vào lần này do Thủ tướng Phúc đề nghị là khiêm tốn hơn hẳn những nội dung của Nguyễn Tấn Dũng cũng về ‘tăng quyền cho thủ tướng’ - được đưa ra Quốc hội vào cuối năm 2014, đầu năm 2015.

Đến đầu năm 2015, một tuần sau khi Hội Nghị Trung Ương 10 kết thúc với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có vẻ rất thuận lợi cho Thủ tướng Dũng, ông ta lại vấp phải một thách thức không nhỏ trên cung đường cần "thanh toán" nốt những gì còn ngáng trở trước khi Đại Hội 12 của đảng diễn ra vào đầu năm 2016.

Phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội trong tháng Giêng năm 2015 đã tiếp biến kết quả "Đề nghị cân nhắc 4 quyền hạn của thủ tướng chính phủ" - theo cách rút tít nhẹ nhàng nhất mà một số tờ báo trong nước đưa tin, hoặc có báo mô tả bộc trực hơn "không thêm quyền cho thủ tướng".

Người chủ trì đề nghị "cân nhắc" trên lại là ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội, một nhân vật được cho là "cánh tay phải" của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và đã có ít nhất mối "duyên nợ" với Thủ Tướng Dũng từ phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội lần trước.

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ (sửa đổi) khi đó, ông Lý cho biết Ủy Ban Pháp Luật tán thành nhiều nội dung, nhưng "cần cân nhắc 4 quyền hạn của thủ tướng cho phù hợp quy định của Hiến Pháp" :

"Một là, trong thời gian Quốc Hội không họp, trình chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tại khoản 3 Điều 24.

Hai là, giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc Hội phê chuẩn và chủ tịch nước bổ nhiệm tại khoản 5 Điều 24.

Ba là, tạm thời giao quyền chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Khoản 6 Điều 24.

Bốn là, quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân tại Khoản 6 Điều 24. Bởi vì, trường hợp các biện pháp này hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 14 Hiến Pháp mà không thể quy định chung thẩm quyền này cho thủ tướng chính phủ như quy định của dự thảo luật".

Mặt khác, thủ tướng cũng không được quyền "nắm" hoặc chỉ đạo trực tiếp Bộ Quốc Phòng liên quan đến những nhiệm vụ đặc biệt của quốc gia, đặc biệt là "tình trạng khẩn cấp".

Trước đó, ông Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh của Quốc Hội dẫn ra Ðiều 17 trong dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ (sửa đổi) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ trong quản lý về quốc phòng và cho rằng phải thận trọng với quy định này, vì hiến pháp không nói chính phủ xây dựng quân đội nhân dân.

"Tôi cho là phải xác định rõ vai trò của chính phủ trong vấn đề quốc phòng an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang theo đúng hiến pháp. Hiến pháp quy định nhà nước củng cố xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân. Hiến pháp quy định nhà nước xây dựng quân đội nhân dân, từng bước chính quy, hiện đại. Ghi thế này là chính phủ xây dựng quân đội nhân dân thì không phải".

Nội dung "tranh tụng" trên là rất đáng lưu tâm. Theo hiến pháp, "Thống lĩnh quân đội" vẫn là quyền của chủ tịch nước khi đó - tức ông Trương Tấn Sang. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu cả ông Sang và thủ tướng đương nhiệm cùng có quyền hành chỉ đạo quân đội ? Khi đó, quyền lực sẽ theo thế "song kiếm hợp bích" hay thực chất rơi vào tay ai ?

Bốn năm sau, kịch tính xuất hiện khi Nguyễn Phú Trọng bất thần phải ‘nằm xuống’. Khoảng trống quyền lực mà Trọng để lại là quá lớn, không chỉ hai ghế tổng bí thư và chủ tịch nước mà còn cả quyền lực của khối hành pháp mà Trọng chưa kịp với tay tới.

Nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu. Phúc, cũng bởi thế, sẽ tràn đầy cơ hội ‘tăng quyền cho thủ tướng’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/04/2019

Published in Diễn đàn