Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 23 avril 2019 13:01

Tự nhiên Ba X hóa Khổng Minh ?

Cư dân mạng đang kháo nhau rất sôi nổi về sức khỏe "tổng tịch" Nguyễn Phú Trọng. Người thì bảo cảm nắng qua loa, người thì bảo nặng, có người lại khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng đã "chuyển sang từ trần", không biết thế nào. Còn báo chí chính thống không một lời hé răng, chỉ biết kiên trì đợi lệnh để đăng theo một bản tin mẫu.

ba1

Dư luận gần như có sự thống nhất rằng, tai nạn của tổng Trọng ắt là do Ba X ra tay.

Tuy nhiên, bàn về nguyên nhân, dư luận gần như có sự thống nhất rằng, tai nạn của tổng Trọng ắt là do Ba X ra tay. Sự khẳng định này căn cứ vào mối thù sâu sắc giữa Ba X và ông tổng mà người nào quan tâm đến thế cuộc đều biết. Tự nhiên, Ba X được ca ngợi biết nuôi chí báo thù "quân tử trả thù 10 năm cũng không muộn", thậm chí còn so sánh Ba X với Gia Cát Lượng, một nhà chính trị quân sự lỗi lạc của Trung Hoa thời Tam Quốc.

Lẽ thường với lãnh đạo cấp cao đang mang trọng trách mà được cất đi gánh nặng lúc về hưu thì đó là một sự mong đợi. Đây chính là lúc đầu óc được thanh thản, nghỉ ngơi dưỡng già. Hàng ngày yên tâm vui thú cảnh điền viên bên gia đình, tìm đến bạn cũ để hàn huyên, làm những công việc thường nhật như Obama đi chợ mua rau chẳng hạn. Ông nào có đam mê và năng khiếu thì viết hồi ký.

*

Nhưng lãnh đạo ta không phải thế. Về hưu rồi nhưng vẫn "buông rèm chấp chính", vẫn muốn phủ bóng của mình lên những người kế nhiệm, vẫn muốn chi phối chính trường. Dĩ nhiên, ông nào chết lúc đương nhiệm thì không có chuyện này. Đây là căn bệnh ham quyền lực của lãnh đạo thường thấy ở những nước cộng sản. Vì vậy, lần đầu có lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu, phải sinh ra Hội đồng cố vấn cho các ông ấy ngồi để hiện diện, như những thái thượng hoàng, đáp ứng nhu cầu làm "lãnh tụ suốt đời". Thành lập Hội đồng cố vấn là theo mô hình của Ủy ban cố vấn bên Trung Quốc ra đời năm 1982 (Tàu sao Ta vậy). Hội đồng này ở ta sinh ra năm 1986, ban đầu gồm 3 ông : Thọ, Chinh, Đồng. Nghe kể, có ông làm cố vấn, biết Bộ Chính trị họp nhưng không mời ông, thế là ông đeo kính đen (vì đã lòa), chống batoong đến. Mấy ông Bộ Chính trị sợ xanh mắt. Cũng có ông có sĩ diện nhưng nói dỗi : Người ta có "vấn" đâu mà "cố".

Hội đồng cố vấn tồn tại được 4 khóa, đến đại hội 9, năm 2001 thì bỏ. Tại Đại hội này, Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu phế truất ông Phiêu, mặc dù Bộ Chính trị đã đồng ý để lại. Lịch sử còn ghi nhận việc Ban chấp hành trung ương chống lại quyết định của Bộ Chính trị ít nhất 1 lần nữa ở Hội nghị trung ương 6 (khóa 11) : Bộ Chính trị đòi kỷ luật ông Dũng nhưng bị Ban chấp hành trung ương bác.

Ông Phiêu bị loại, đòi bỏ Hội đồng cố vấn, tức là bỏ luôn chức cố vấn (sẽ có) của mình và của mấy ông khác, theo kiểu tôi nghỉ anh cũng nghỉ. Vậy là từ đấy, mấy ông lãnh đạo hưu là hưu, không còn chức gì nữa. Mấy chuyện này nghe cánh nhà báo nói, không rõ thực hư thế nào.

Tuy Hội đồng cố vấn giải thể nhưng việc buông rèm chấp chính vẫn có trên thực tế mà Ba X cũng không ngoại lệ. Việc thao túng chính trường sau khi nghỉ là có thật và các ông làm được đến đâu, tùy theo uy tín và thực lực của mình. Vì vậy, mấy ông đương chức không thể coi thường, sơ hở tí có thể mấy cụ cho "biết thế nào là lễ độ" ngay. Tới mức tự tin, thế lực như ông Trọng cũng vẫn phải gặp nguyên lãnh đạo cấp cao để xin ý kiến.

*

Trở lại với Ba X. Như đã nói, "sự cố" về sức khỏe của ông Trọng tại Kiên Giang vừa qua, dư luận cho là do Ba X chủ mưu. Có mấy lý do để người ta nghi ngờ việc này : Một là mối thâm thù giữa Ba X với ông Trọng, hai là tuy quê gốc ở Cà Mau nhưng Ba X công tác và thành danh từ Kiên Giang, nhà thờ họ cũng ở Kiên Giang nên nơi đây được coi là đất của Ba X, ba là con Ba X đang là người quyền lực nhất vùng đất này.

Vì vậy, dư luận cho rằng Ba X chủ mưu vụ gây nên "sự cố" về sức khỏe của Trọng có vẻ rất logic. Một kịch bản được đưa ra dựa theo các sự việc đã xảy ra để khớp lại và cho rằng đã thực hiện quá hoàn hảo :

Theo đó, người của Ba X nhử cho tổng Trọng về Kiên Giang bằng cách xin thành lập thành phố Phú Quốc để bắt ông ta vào dẹp, gọi là kế "điệu hổ ly sơn". Bố trí vào thăm xưởng đông lạnh trước rồi để ông Trọng đầu trần ra trời nắng 37 độ, không cho ai che ô, lịch làm việc lại dày đặc nên đột quỵ là điều không tránh khỏi. Đến cả những người khiêng cáng cũng được bố trí công phu, sắp xếp tỉ mỉ. Nghĩa là, một kịch bản hết sức hoàn hảo và được thực hiện chính xác đến từng chi tiết.

Ở một đất nước có quá nhiều bí mật, sức khỏe lãnh đạo cũng trở thành bí mật quốc gia thì biệc bàn tán, xì xào là điều không tránh khỏi. Nghe bàn về kịch bản cũng vui vui, thể hiện khả năng phân tích và trí tưởng tượng của mỗi người. Nhưng tôi không cho rằng, Ba X có thể làm được điều đó. Tại Hội nghị 6 (khóa 11), Sang và Trọng từng cay đắng gạt nước mắt vì không kỷ luật được Ba X nhưng đến Đại hội 12, Ba X cay đắng còn hơn thế, buộc phải rời chính trường. Tại đại hội này, ông ta phải "xếp giáo quy hàng" một cách ngoan ngoãn, về làm "người tử tế".

Ba X rời chính trường không được như những lãnh đạo khác mà bị loại như một kẻ thua cuộc. Uy tín của ông ta không còn gì, bị kết tội tàn phá đất nước, làm kiệt quệ nền kinh tế. Nạn tham nhũng dưới thời Ba X là chưa từng có. "Củi" do Ba X tạo nên cung cấp cho tổng Trọng một khối lượng nhiên liệu khổng lồ mà vài đời tổng bí thư như ông Trọng đốt cũng không hết.

Có điều, do quá chán ngán chế độ, lo đất nước rơi vào tay Trung Quốc nên người ta mong có một sự thay đổi. Không hy vọng được vào một sự thay đổi có trật tự theo hướng dân chủ, người ta trông vào một cuộc chính biến, rồi muốn ra sao thì ra, dẫu sao cũng là một sự thay đổi trong khi không khí xã hội quá ngột ngạt. Vì Ba X là đối thủ của tổng Trọng và Ba X cũng khó mà thoát việc bị cho vào lò nên người ta thường trông vào ông ta. Mỗi khi có một biến cố, như thêm những đàn em bị bắt, họ hay nhắc đến Ba X như là một sự trông chờ, khuyến khích hay cảnh báo.

Nhưng Ba X lại là người chỉ có tài phá chứ không phải là người có tài trí, bản lĩnh. Uy tín của ông ta một thời chỉ là từ sự ban ơn mưa móc, lấy của đất nước chia nhau, chứ không phải là uy tín của người vì dân vì nước. Vì vậy quân của ông ta cũng chỉ là đám xôi thịt, gió chiều nào che chiều ấy, lại hèn nhát, cứ ra tòa là khóc tu tu thì lấy đâu ra kẻ dám làm, dám hy sinh vì nghĩa.

Vì vậy, khó có thể tin rằng, Ba X lập mưu hãm hại tổng Trọng và đã thành công. Hình như, người ta đánh giá quá cao Ba X, đồng nghĩa với việc tổng Trọng quá chủ quan, mất cảnh giác.

Nếu ông Trọng có bị sao thì có lẽ đấy chỉ là sự may rủi, rủi về phía này thì may cho bên kia. Mọi người bàn tán, phân tích, tưởng tượng cũng chẳng chết ai. Có hay không một kế hoạch ám hại tổng Trọng, chẳng có cơ sở nào khẳng định hay bác bỏ.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 23/04/2019

Published in Diễn đàn

Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Chỉ một dự án đầu tư sang Venezuela đã ngốn 14,2% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia thời điểm năm 2010, phải chăng đây là cuộc chơi liều lĩnh của một nhóm người ?

sauchua1

Một dự án khai thác dầu khí của PVEP tại Peru. Ảnh : PVEP

Ngày 21/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định số 213/QĐ-TTg (QĐ213) "Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019".

Quyết định nêu rõ :

"Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài ; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp. 

Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước".

Vì sao nhà nước đã có "Luật Đầu tư công" mà Thủ tướng còn phải ban hành quyết định trong đó đặc biệt nhấn mạnh chuyện "Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm…" ?

Nhiều năm gần đây, đầu tư công luôn là mảnh đất màu mỡ cho một bộ phận không nhỏ quan chức lợi dụng đục khoét ngân sách, vơ vét chia nhau những đồng tiền thuế người dân chắt chiu đóng góp.

Có thể nêu một số dẫn chứng, chẳng hạn vụ mua bán ụ nổi 83M tại Vinalines, vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, vụ nhà máy gang thép Thái Nguyên đầu tư tới hơn 8.000 tỉ đồng nhưng nay đang dần biến thành đống sắt gỉ,... 

Một trong những vụ việc được dư luận quan tâm là việc Tổng công ty khai thác thăm dò dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện liên doanh với đối tác là Tổng công ty dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela) tại mỏ dầu Junin 2 và các dự án tại một số quốc gia khác.

Xin tóm lược một số thông tin mà báo chí đề cập về vụ việc tại mỏ dầu Junin 2.

Thứ nhất là ý kiến cho rằng các cơ quan thuộc Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền, không trình Quốc hội phê duyệt trong việc thực hiện hợp đồng, cụ thể là bài báo :

"PVN 'ném' nghìn tỉ tại Venezuela : Ép bộ trưởng ký, 'phớt lờ' báo cáo Quốc hội" đăng trên Thanhnien.vn ngày 15/3/2019.

Thứ hai là thông tin từ tháng 11/2008, "Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có cuộc họp thẩm định báo cáo việc đầu tư này với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và có tờ trình Thủ tướng xin phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 1,24 tỷ USD" [1].

Sau đó "Với tư cách cơ quan thẩm tra hồ sơ xin cấp phép đầu tư, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng và kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đặc cách với dự án để sớm cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên trả lời bằng văn bản sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã "bác" đề xuất này và "Yêu cầu Chính phủ có tờ trình chính thức gửi Ủy ban làm rõ phần vốn nhà nước góp vào dự án. Trường hợp dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên thì Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư" [1].

Vậy điều gì đã xảy ra sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ?

"Báo cáo tháng 5/2009 của Chính phủ gửi cơ quan thường trực Quốc hội dự án Junin 2, cơ cấu phần vốn góp Nhà nước tại dự án được thay đổi.

Phần vốn góp từ vốn chủ sở hữu của PVN giảm từ 956 triệu USD dự kiến ban đầu, xuống còn 547 triệu USD, tức chỉ còn 29,9% tổng chi phí góp vốn của phía Việt Nam. 

Điều này đồng nghĩa dự án đầu tư không còn nằm trong diện phải báo cáo Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư (dự án có mức góp vốn 30% trở lên)" [1].

Đến tháng 6/2010 dự án chính thức động thổ, tổng nhu cầu vốn phía Việt Nam phải đóng góp trong dự án tăng thành 1,825 tỉ USD trong đó có một khoản hết sức phi lý mà phía Việt Nam phải thực hiện, đó là "phí tham gia" (bonus) hay còn gọi là "phí hoa hồng". 

Theo đó Việt Nam phải trả cho Venezuela 584 triệu USD bằng tiền mặt chia làm ba đợt, đợt đầu 300 triệu, hai đợt còn lại mỗi đợt 142 triệu USD [1].

Đến năm 2013 sau khi đã nộp 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn, tổng cộng là 532 triệu USD, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện cam kết nộp số tiền "phí tham gia" còn lại (142 triệu USD).

Một tờ báo viết : "PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela" [2].

Cũng trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo PVN và PVEP tạm dừng việc khai thác thử tại mỏ Junin 2 để tiến hành công tác nghiên cứu đánh giá lại toàn bộ dự án, đàm phán với nước chủ nhà về các điều khoản của hợp đồng.

PVEP cho biết sẽ tiếp tục dự án khi các vấn đề liên quan được làm rõ, đặc biệt phải đảm bảo tránh được các rủi ro về tỉ giá, lạm phát của nước sở tại [3].

Với tình hình chính trị không ổn định kéo dài nhiều năm cho đến nay tại Venezuela, liệu bao giờ PVEP sẽ tiếp tục dự án và giả sử tiếp tục thì lãi thu được có đủ hoàn lại các khoản đã "mất trắng" ?

Nếu thông tin đăng tải trong bài "Dự án tỷ đô sa lầy của PVN ở Venezuela" [1] là chính xác, có thể thấy đã có vượt qua rào chắn pháp lý trong Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 (NQ66) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ban hành ngày 29/6/2006) và Nghị quyết 49/2010/QH12 (NQ49) (ban hành năm 2010).

Theo NQ66 "Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên, đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên".

Và như vậy, ý kiến cho rằng cơ quan chức năng "phớt lờ báo cáo Quốc hội" là hoàn toàn có cơ sở, và phải xem xét trách nhiệm của PVN, của PVEP hay cấp nào khác ?

Có hai lý do để dẫn tới kết luận này :

Thứ nhất, ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bị bác và Ủy ban đã yêu cầu "Chính phủ có tờ trình chính thức gửi Ủy ban".

Thứ hai, theo NQ66 "Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư" chứ không phải cấp thấp hơn là các bộ, ngành, tập đoàn hay tổng công ty nhà nước. 

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành và có hiệu lực tương đương như luật.

Vi phạm các quy định trong Nghị quyết này là hành vi vi phạm pháp luật.

Những gì báo chí phát hiện liệu có cho thấy sự bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô, sự chưa hoàn thiện cơ cấu kiểm soát quyền lực và những hạn chế của thể chế kinh tế, chính trị ?

Chính phủ là cơ quan hành pháp nghĩa là phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nói theo ngôn ngữ của ngành luật, Chính phủ chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép, còn người dân thì được phép làm những gì mà pháp luật không cấm.

Tại thời điểm năm 2010, khi PVN ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela, một đô la Mỹ tương đương 19.500 đồng. 

Số liệu mà báo Thanhnien.vn nêu trong bài báo "Điều tra vụ PVN 'mất trắng' hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela" đăng ngày 14/03/2019 cho thấy dự án mà PVN thực hiện có tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1,825 tỉ USD. 

Số tiền này tương đương khoảng 36.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,8 lần so với quy định của Quốc hội (20.000 tỷ).

Số liệu trong Thống kê tài chính quốc tế của IMF, WB và Báo cáo nợ nước ngoài số 7 - Bộ Tài chính cho thấy dự trữ ngoại hối quốc gia cuối năm 2010 khoảng 12,86 tỷ USD và nợ nước ngoài ngắn hạn là 6,95 tỷ USD [4].

Chỉ một dự án đầu tư của PVN (1,825 tỷ USD) sang Venezuela đã ngốn 14,2% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tại thời điểm năm 2010, phải chăng đây là cuộc chơi liều lĩnh của một nhóm người chứ không phải là cách thức đầu tư có tính toán của Chính phủ ?

Và phải chăng đây cũng là một cách thể hiện quyền lực vượt trên pháp luật ?

Chỉ đến khi khả năng mất trắng số tiền nghìn tỷ bị phát hiện thì vụ việc mới được các cơ quan bảo vệ pháp luật và truyền thông đề cập, vậy phải chăng đã có "tác động" thế nào đó để các cơ quan hữu quan trong đó có Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước… án binh bất động ?

Năm 2010 cả nước xuất khẩu 6,88 triệu tấn gạo thu được 3,23 tỉ đô la Mỹ.

Số tiền 532 triệu USD đã giao cho phía Venezuela (mà báo chí nói là mất trắng) gần bằng 1/6 tống số tiền bán gạo. 

Để có chừng ấy tiền bao nhiêu triệu nông dân trồng lúa phải lao động cật lực cả năm ?

******************

Ngày Pháp luật

Mọi vi phạm trong hệ thống chính trị phải xử lý được trách nhiệm của người đứng đầu, chứ không chỉ cấp dưới, và tên tuổi phải công khai...

sauchua2

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 - Ảnh minh họa (https://moha.gov.vn)

Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09 tháng 11 hàng năm là "Ngày Pháp luật".

Ngày Pháp luật trùng với ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng  chính thức công bố "Ngày Pháp luật Việt Nam". 

Baodientu.chinhphu.vn viết : 

"Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Tổ chức Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" [5].

Đọc toàn bộ bài báo, chỉ thấy nói "giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội" mà không thấy nói "giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật" cho các cơ quan hành pháp và tư pháp cũng như tổ chức chính trị xã hội, có phải đây chỉ là "lỗi soạn thảo văn bản" ?

Trước và sau khi công bố "Ngày Pháp luật" cơ quan hành pháp đã làm việc thế nào ?

Ngay từ năm 2010, "Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng lấy ví dụ từ dự án đường Hồ Chí Minh "được làm từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội không cho nối cũng không được" [6].

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 6/4/2010, "Nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn bởi đã có không ít dự án được "xé lẻ" để qua "cửa" Quốc hội". [6]

Chỉ mới đây, tháng 1/2016 MobiFone thực hiện thương vụ mua lại 95% cổ phần của AVG với tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng 8.889,8 tỉ đồng. 

Vì sao hồ sơ vụ mua bán này đóng dấu "mật" cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng dù báo chí nhiều lần nêu câu hỏi ? 

Đến tháng 7/2017, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo thanh tra toàn diện thương vụ, Tổng Bí thư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ việc.

Ngày 10/07/2018 Bộ Công an công bố quyết định khởi tố vụ án, nhiều cựu lãnh đạo liên quan bị khai trừ khỏi đảng, bị bắt tạm giam như Lê Nam TràNguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn...

Tại Hà Nội, Baovanhoa.vn – cơ quan của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch viết :

"Với vụ Sóc Sơn, cả nghìn héc ta rừng bị "xẻ thịt" để xây biệt phủ, nhà vườn một cách công khai, lại xuất phát từ việc chính quyền đã ngang nhiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng một cách trái pháp luật… 

Gần đây nhất là năm 2013, sau nhiều đợt thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn này, cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm và kiến nghị xử lý. 

Nhưng hàng chục năm trời, những kiến nghị này đã không được xử lý một cách dứt điểm, các công trình xây dựng vẫn ngang nhiên tồn tại khiến dư luận không khỏi băn khoăn về năng lực của các cơ quan hành pháp từ cấp xã, huyện đến thành phố" [7].

Năng lực của các cơ quan hành pháp tất cả các cấp bị đặt dấu hỏi chắc là không sai, tiếc rằng cho đến nay gần như không thấy đề cập đến năng lực giám sát của cơ quan lập pháp ?

Liệu có chuyện cơ quan lập pháp nhường sân chơi cho cơ quan hành pháp ?

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, là cơ quan lập pháp nhưng việc soạn thảo dự án luật nhiều lúc lại do Chính phủ và các cơ quan trực thuộc chủ trì hoặc thực hiện.

Chính vì thế, một số quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp từ năm 1946 song do Chính phủ "khất" nên Quốc hội chưa thể ban hành như các Luật Biểu tình, Luật về Hội... 

Vậy nhân dân nên đặt câu hỏi với Quốc hội, Chính phủ hay cơ quan nào khác ?

Phải đến năm 2015 nước ta mới có "Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân", vậy trước khi có luật này ngoài chuyện xây dựng và ban hành luật (hoặc các văn bản quy phạm pháp luật), phải chăng quyền giám sát của Quốc hội với các hoạt động của Chính phủ còn bị hạn chế ?

Nếu không thì tại sao Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng khi ấy lại phải đề cập chuyện "cắt khúc" đường Hồ Chí Minh để thi công rồi yêu cầu Quốc hội cho nối các đoạn này và : "Quốc hội không cho nối cũng không được" ?

Muốn đất nước có kỷ cương thì phải xây dựng nhà nước pháp quyền, phải "Thượng tôn pháp luật".

Chỉ khi nào phép nước được tuân thủ trước hết ở cơ quan hành pháp, tư pháp sau đó là toàn dân thì thế nước mới vững bền, dân tộc mới trường tồn.

Như vậy, câu khẩu hiệu toàn dân "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" không chỉ dừng lại ở toàn dân tuân thủ mà bản thân các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp phải nêu gương đi đầu.

Đặt vấn đề như thế bởi nếu cơ quan lập pháp - Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - thực hiện không đến nơi đến chốn quyền lực được nhân dân ủy nhiệm thì hiện tượng "phớt lờ báo cáo Quốc hội" vẫn có khả năng tiếp diễn và chuyện cơ quan lập pháp bị "tảng lờ" không phải là không thể xảy ra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng yêu cầu các đại biểu quốc hội phải gương mẫu.

Các bộ, ngành mời giao lưu, dự tiệc thì không đi, nhất là tại kỳ họp có việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. 

Bà Ngân "...đề nghị các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu gương, trừ khi tiếp khách, còn lại không tổ chức họp mặt trong thời gian diễn ra kỳ họp".

Chủ trương "Chống tham nhũng không có vùng cấm" cũng bao hàm ý nghĩa "Chống tham nhũng không có "người cấm".

Bằng chứng là chỉ trong vòng 3 năm gần đây, hơn 60 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị đã bị xử lý kỷ luật.

Theo tinh thần QĐ213 mà Thủ tướng đã ký, hy vọng thời gian tới mọi vụ việc vi phạm trong hệ thống chính trị sẽ tập trung vào trách nhiệm của người đứng đầu chứ không phải cấp phó, hoặc chuyên viên giúp việc.

Những ai liên quan đến các đại án tham nhũng, lãng phí gây tổn thất lớn kinh tế đất nước, ảnh hường nghiêm trọng đến hình ảnh một nhà nước pháp quyền "Của dân, do dân và vì dân" cần phải được chỉ đích danh cho nhân dân biết.

Nếu tên tuổi những người đó cũng đóng dấu "mật" như thương vụ mua bán AVG thì chắc chắn công cuộc chống nội xâm sẽ còn nhiều trắc trở.

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 19/03/2019

Tài liệu tham khảo :

[1] https://vnexpress.net/kinh-doanh/du-an-ty-do-sa-lay-cua-pvn-o-venezuela-3895316.html

[2] https://thanhnien.vn/thoi-su/pvn-nem-nghin-ti-tai-venezuela-ep-bo-truong-ky-phot-lo-bao-cao-quoc-hoi-1060807.html

[3] https://laodong.vn/kinh-te/tap-doan-dau-khi-viet-nam-tam-ngung-du-an-tai-venezuela-254326.bld

[4] https://www.sbv.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dDocName...filename..

[5] http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-cong-bo-Ngay-Phap-luat-Viet-Nam/185162.vgp

[6]http://vneconomy.vn/thoi-su/du-an-nao-can-quoc-hoi-quyet-chu-truong-dau-tu-20100506080314153.htm

[7] http://www.baovanhoa.vn/%C4%91oi-song/xa-hoi/artmid/619/articleid/12714/vu-xe-thit-dat-tung-soc-son-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai

Published in Diễn đàn

Ba năm sau khi Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam với một tiêu chí ngầm "bất kỳ ai, trừ Dũng" kết thúc vào mùa xuân năm 2016, đến tận đầu mùa Xuân năm 2019 mới có một cựu quan chức cấp cao hé lộ một bí mật chôn giấu nơi cung đình : "Chúng ta đã lâm vào hoàn cảnh hiểm nghèo và trả giá đắt…".

dung1

Nguyễn Tấn Dũng, tại thời điểm năm 2012. (Hình : Getty Images)

Quan chức tiết lộ trên là Phan Diễn, cựu thường trực Ban Bí thư, một người được xem là "phe đảng" và gần gũi với Nguyễn Phú Trọng từ thời tiền Đại hội 12 khi ông Trọng còn chưa giành được cái ghế tái đắc cử tổng bí thư và còn xa cách vời vợi cái ghế chủ tịch nước.

"… Vào thời điểm trước Đại hội 12, chúng ta đã lâm vào hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo" – ông Phan Diễn trả lời phỏng vấn của VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) vào tháng Hai, 2019 – "Bây giờ nhớ lại chúng ta không khỏi rùng mình vì đất nước lúc đó đã đứng trước tình hình như vậy. Cũng vì thế mà những chuyển biến mà Đảng ta đã làm được từ đầu khóa 12 đến giờ thật là điều may mắn đáng mừng. Mừng vì đảng đã nhìn thẳng vào sự thật để từ đó quyết tâm hành động, xoay chuyển được tình hình, cứu được những thành quả của cách mạng, cứu được chế độ. Đó là ý nghĩa rất lớn của cuộc đấu tranh này".

Nhưng vì sao "hiểm nghèo ?"

Theo Phan Diễn, "Hầu hết các vụ việc đưa ra xét xử từ sau Đại hội 12 đều đã xảy ra trong những năm 2006-2015".

Khoảng thời gian 9 năm trên không phải là "9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp", mà lại ứng vào "ngôi sao tham nhũng" Nguyễn Tấn Dũng – người đã ghi dấu ấn có lẽ độc nhất vô nhị trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam như "một thủ tướng phá chưa từng có".

dung2

Nguyễn Tấn Dũng và đàn em thân cận - Ảnh Danlambao

Tiết lộ về tính từ "hiểm nghèo" của ông Phan Diễn đã xác nhận nhiều hoặc rất nhiều tu từ của dư luận và đồn đoán trước Đại hội 12 về tâm thế "khủng hoảng" của Nguyễn Phú Trọng và những người thuộc "cánh Trọng".

"Hiểm nghèo"

Sau Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 mà không thể kỷ luật được "đồng chí X" và phải nhòa lệ kính lão trong diễn văn bế mạc hội nghị này, Nguyễn Phú Trọng và người đồng đảng đồng trục của ông ta là Trương Tấn Sang đã trở nên thất thế nghiêm trọng trước một Thủ tướng Dũng chuyên quyền và lũng đoạn chính trường ngày càng ghê gớm.

Tại Hội nghị Trung ương 7 vào giữa năm 2013, thậm chí hai nhân vật mà Nguyễn Phú Trọng định "đẩy" vào Bộ Chính trị là Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh đã bị "đá văng" ra ngoài, thay vào đó là hai quan chức được xem là trung dung không phe phái là Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân – những người "vô thưởng vô phạt" đến độ dù có thể hiện bản lĩnh hết cỡ thì "cũng chẳng chết ai".

Và thậm chí, "gà" của Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Bá Thanh đã lâm vào một trận ung thư với nguồn cơn vô cùng khó lường và khó đoán, để chỉ một năm rưỡi sau đó – mùa Xuân năm 2015, ông ta phải ngậm ngùi về với cõi âm.

Mùa xuân năm 2015 lại là Hội nghị Trung ương 10 – với một chiến thắng lịch sử của Nguyễn Tấn Dũng : theo rất nhiều thông tin dư luận không chính thức nhưng cho tới nay chưa hề bị phản bác hay bác bỏ bởi bất kỳ cơ quan nào của đảng hoặc chính phủ, không phải Tổng bí thư Trọng mà chính là Thủ tướng Dũng mới về đầu bảng trong cuộc chạy đua lấy phiếu tín nhiệm cho ứng cử viên tại Đại hội 12. Trong khi đó, nghe nói ông Trọng chỉ "lót chót thứ 8".

Nguyễn Tấn Dũng đã "vươn lên một tầm cao mới" – theo đúng cách dùng từ ưa thích và khoe mẽ của nhân vật này – khi chỉ còn chẵn một năm là đến Đại hội 12, sự kiện mà bộ tham mưu của Nguyễn Phú Trọng đã phải tất bật và xáo động đến thế nào, trong bầu không khí căng thẳng và hồi hộp bởi tính chất "được ăn cả ngã về không", còn nhiều dư luận thì cho rằng đó là một cuộc song đấu sống mái giữa phe bảo thủ và phe lợi ích.

Vào giữa năm 2015 còn nổ ra vụ "tướng chữa bệnh" Phùng Quang Thanh mà đã bị đồn đoán về một "âm mưu đảo chính" nào đó. Dù chưa biết lời đồn đoán này có xác thực hoặc có cơ sở nào hay không, chỉ biết rằng cung mệnh tướng Thanh trong nửa cuối năm 2015 đã chìm hẳn, để rồi ông ta thực sự biến mất khỏi chính trường sau Đại hội 12.

Đó cũng là bối cảnh mà không ít cận thần cách mạng lão thành của Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vừa ngấm ngầm vừa công khai trên mặt báo chí về "nguy cơ" đối với đảng, trong đó nhấn mạnh nguy cơ tham nhũng và và nguy cơ cát cứ quyền lực.

Đó cũng là khoảng thời gian mà phe Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ngông nghênh lộ liễu đến thế. Nghe đâu một buổi tiệc rất lớn đã được phe cánh này chuẩn bị trước, chỉ chờ "Anh Ba" chính thức trở thành tổng bí thư là sẽ khui rượu mừng. Trần Bắc Hà – nhân vật được xem là "lưu manh ngân hàng" và cũng là một tay hoạt đầu chính trị mà đến năm 2018 đã bị Nguyễn Phú Trọng tóm cổ hạ ngục – là một trong những kẻ lăng xăng nốc rượu như thế.

dung3

Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ngồi chắp tay niệm phật, phía sau là Trần Bắc Hà.

Và đó cũng là hoàn cảnh đã xuất hiện tiêu chí "bất cứ ai, trừ Dũng" liên quan các phương án nhân sự tứ trụ và cả nhân sự Bộ Chính trị – của Tổng bí thư Trọng, của Bộ Chính trị và của Ban Chấp hành trung ương. Tâm trạng hoảng hốt lo sợ "mất đảng mất nước" bao phủ các cơ quan khối văn phòng trung ương đảng.

Ngay cả những cận thần trung thành và lạc quan nhất của ông Trọng vào thời điểm đó cũng có vẻ kém lạc quan về chiến thắng của Trọng. Từ "hiểm nghèo" mà Phan Diễn nói ra hẳn phản ánh tâm trạng đó. Tấn bi kịch "75% ủy viên trung ương bỏ phiếu ủng hộ không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng" tại Hội nghị trung ương 6 lăm le tái diễn. Trong khi đó, giới quan lại cấp dưới và các địa phương chỉ biết hấp hé mắt trong thân phận "hàng thần lơ láo" hoặc "gió chiều nào theo chiều ấy".

Nói cách khác, phe Nguyễn Phú Trọng đã rơi vào tình cảnh "hiểm nghèo" khi Đại hội 12 không còn bao lâu nữa sẽ diễn ra.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Tô Huy Rứa – ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương và là một cận thần của Nguyễn Phú Trọng – không ranh mãnh và sâu hiểm tiến hành một chiến dịch "luân chuyển cán bộ lãnh đạo" – bao gồm nhiều bí thư, chủ tịch tỉnh thành và lãnh đạo đầu ngành, bao gồm ba giai đoạn vào năm 2015, mà bằng thủ thuật chính trị ấy đã tước đoạt ít nhất tám chục ủy viên trung ương được xem là thuộc "phe Dũng ?".

Cuối cùng, có lẽ chỉ bởi tính thiên phú quá đỗi chủ quan và kiêu ngạo đắc thắng của Nguyễn Tấn Dũng mới khiến cho ông ta "từ trên trời rơi xuống" trước cú ra đòn thầm lặng và đột biến của Ủy ban Kiểm tra trung ương về tài sản cá nhân và "vấn đề lịch sử chính trị", cùng một quy định của đảng do Tổng bí thư Trọng ký mà hẳn Thủ tướng Dũng chẳng bao giờ thèm ghé mắt : "đảng viên không được tự ra ứng cử nếu không được tổ chức đảng giới thiệu".

Rốt cuộc, Bộ Chính trị đã không giới thiệu Nguyễn Tấn Dũng ra ứng cử chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 12. Rốt cuộc, phe Trọng đã thở phào và… hú vía.

Còn cụm từ "trả giá đắt" cũng của tác giả Phan Diễn thì sao ?

Bên nào thắng thì nhân dân đều bại

Có lẽ ông ta muốn hàm ý về một cuộc "chỉnh đảng" mà đã khiến Tổng bí thư Trọng hao tâm tổn trí đến mức tại Đại hội 12, Trọng phải thốt lên "Tôi bất ngờ !" một cách rất thành thật sau khi ông ta nhận được 100% phiếu thuận cho ứng cứ viên duy nhất của chức tổng bí thư – chính là Nguyễn Phú Trọng.

Tuy thế, hãy đừng nghĩ rằng từ ngữ "hiểm nghèo" có liên quan gì đến sinh mệnh của dân tộc và nhân dân, bởi đại đa số người dân từ lâu nay đã không còn quan tâm đến một đời sống chính trị của nạn nhung nhúc tham nhũng và thói đấu đá tàn mạt lẫn nhau của giới quan chức.

Chỉ có "trả giá đắt" là đúng, ứng với đất nước và người dân – đối tượng phải nhận lãnh hậu quả theo đúng quy trình trong câu "Bên nào thắng thì nhân dân đều bại" của nhà thơ Nguyễn Duy. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 10/03/2019

Published in Diễn đàn

Số kiếp của ‘con tàu đắm’ Vinashin vẫn chưa hết thời mạt vận của nó. Lại thêm vài quan chức lãnh đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đi thẳng từ ‘nhà tù lớn’ vào ‘nhà tù nhỏ’.

vinashin0

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Dương Chí Dũng và bộ sậu Đại công ty Vinashin - Ảnh minh họa

Trương Văn Tuyến - cựu Tổng giám đốc Vinashin, và Phạm Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc SBIC (tập đoàn được đổi tên từ Vinashin), đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam vào ngày 10/12/2018 để điều tra hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank (đồng phạm với Trần Đức Chính, Kế toán trưởng Tập đoàn Vinashin).

Một lần nữa, vụ án Ngân hàng Oceanbank và Hà Văn Thắm được khơi lại, nhưng đã chuyển sang giai đoạn 2.

Có thể xem vụ bắt Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn là đợt bắt bớ thứ ba dành cho giới quan chức lãnh đạo ‘con tàu đắm’.

"Mọi nẻo đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng"

Vào tháng Giêng năm 2018, chỉ vài ngày sau khi kết thúc phiên tòa "Thăng - Thanh" và vào lúc một phiên tòa khác xử Trịnh Xuân Thanh tội "tham ô" gần chấm dứt, chiếc xe thùng cảnh sát của Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục đỗ xịch trước cửa nhà Nguyễn Ngọc Sự - cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin.

Vào thời điểm đó, vụ khởi tố và tống giam đối với cựu quan chức Nguyễn Ngọc Sự đã đặt ra một dấu hỏi lớn về nước đi mới của Nguyễn Phú Trọng trên bàn cờ ‘đốt lò’ : vì sao vụ án Vinashin đã trôi qua đến 7 năm với vụ xử "Phạm Thanh Bình và đồng bọn", nhưng đến lúc đó được "xới lại" ? Việc bắt Nguyễn Ngọc Sự chỉ đơn thuần là phạm trù cá nhân đối với ông Sự hay còn mang ẩn ý muốn nhắm đến một "cái ô" nào đã che chắn cho ông Sự ?

Thêm vào đó, mặc dù vụ án "Phạm Thanh Bình và đồng bọn" đã trôi qua từ lâu và ông Bình đã phải nhận một mức án vài chục năm tù giam, nhưng vào tháng Tám năm 2017, việc Viện Kiểm sát Phú Yên bất ngờ phê chuẩn lệnh khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Bình đã phát ra tín hiệu về vụ Vinashin chưa kết thúc mà vẫn còn cái hậu của nó.

Tháng Tám năm 2017 cũng là thời điểm mà ông Trọng - khi đó mới chỉ là tổng bí thư chứ chưa giành được chức chủ tịch nước - đã phát ra một quyết tâm để đời : ‘Lò đã nóng thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy !’.

Cái hậu nào ? Và củi nào ?

Một chi tiết đáng mổ xẻ là khi đưa tin về vụ bắt Nguyễn Ngọc Sự, bản tin của báo Bảo Vệ Pháp Luật có đoạn "Trước đó, ngày 9/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1868/QĐ-TTg, điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tại PVN, ông Sự là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính của cả tập đoàn. Tháng 8/2017, ông Sự đã nhận quyết định nghỉ hưu, thôi vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy".

Bảo Vệ Pháp Luật là tờ báo phát ngôn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - một cơ quan tư pháp mà trước đó được phụ trách bởi Trần Quốc Vượng - quan chức được xem là ‘đệ ruột’ của Tổng bí thư Trọng, và từ đó tới nay cơ quan này vẫn phát huy truyền thống ‘thân đảng’ chứ không phải ‘thân chính phủ’.

Cách đưa tin và có vẻ nhấn mạnh về "Thủ tướng Chính phủ" của báo Bảo Vệ Pháp Luật là khá đặc biệt, bởi thông thường báo chí Việt Nam khi đưa tin về quá tình của các nhân vật này kia thì chỉ viết ‘ông/bà được bổ nhiệm/trở thành…" mà không cần nêu rõ là ai bổ nhiệm.

Ở Việt Nam, nhiều người cũng biết rằng "Thủ tướng Chính phủ" vào năm 2012 là Nguyễn Tấn Dũng.

Đến khi đó và một lần nữa, "mọi nẻo đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là quan chức cao cấp bị xem là phải chịu trách nhiệm về "quả đấm thép" mà sau đó đã trở thành "con tàu đắm" Vinashin.

Nguyễn Tấn Dũng đã ‘cứu’ Vinashin như thế nào ?

Vào thời Nguyễn Tấn Dũng, số nợ của Vinashin đã lên tới khoảng 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ đôla, chiếm đến 2,5% GDP vào thời gian đó. Chẳng có cách gì trả nợ nổi, Vinashin đã trở thành một vụ án mang tầm cỡ quốc gia với thật nhiều quan chức tham nhũng và vô trách nhiệm. Nhưng phán quyết của tòa án đã chỉ dừng ở chính giới lãnh đạo Vinashin mà không có bất kỳ quan chức chính phủ nào phải trả giá.

Vào năm 2005, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo chính phủ Việt Nam tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên. Nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu tán hết, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.

Vào năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ đạo chính phủ Việt Nam phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn vay lại. Tuy thế, cũng không thấy tăm hơi nào từ số tiền "tái cơ cấu Vinashin". Doanh nghiệp được mệnh danh là "con tàu đắm" này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.

Đến năm 2014, lần thứ ba chính phủ Việt Nam phải tìm cách phát hành 1 tỷ USD trái phiếu. Tuy nhiên lần này có vẻ không còn "thành công" như hai lần trước đó. Đây cũng là thời gian mà những xung đột chính trị trong chính trường Việt Nam trở nên quyết liệt hơn hẳn trên cung đường "lập thành tích chào mừng đại hội 12 của đảng".

Cuối năm 2015, chính phủ thêm một lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch "phát hành 3 tỷ USD trái phiếu đặc biệt ra quốc tế". Nhưng đến giữa năm 2016 thì kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ.

Từ ‘quả đấm thép’ đến ‘kẻ đổ vỏ vĩ đại’

Đến cuối quý 1 năm 2017, phía chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ Tài Chính lại một lần nữa "tố" : dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng, trong khi ‘con tàu đắm’ này tiếp tục cơn ác mộng lâu năm của nó khi tiếp tục lỗ đến 5.000 tỉ -7.000 tỉ đồng mỗi năm.

Sang năm 2018, Vinashin tiếp tục kéo chìm nền ngân sách đã cạn kiệt của chế độ cầm quyền khi lỗ gần 3.000 tỷ đồng.

Nhưng tình trạng hiểm nghèo ấn tượng hơn cả là tổng công ty này vẫn đang nợ tới 81,7 tỉ đồng tiền lương và 316 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội.

Sau một con giáp, món nợ khổng lồ của Vinashin vẫn còn gần như nguyên vẹn, và trách nhiệm phải xử lý không ai khác là "tân chính phủ" của người vẫn còn bị một số dư luận xem là "tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc".

Lấy đâu ra số tiền 63 ngàn tỷ đồng để trả nợ cho Vinashin trong 10 năm tới ? Hay lại xuất ngân sách để ‘đổ vỏ’ ?

Tình thế hiện thời là vô cùng bế tắc đối với ‘quả đấm thép’ (từ ngữ mà thủ tướng trước đây là Nguyễn Tấn Dũng đã dùng để vinh danh Vinashin). Còn ‘kẻ đổ vỏ vĩ đại’ - một biệt danh mà dân gian đặt cho thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc - hẳn đang không kém bế tắc khi không biết làm cách nào để kiếm tiền trả nợ cho hậu quả để lại bởi thủ tướng Dũng.

Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng và con tàu chế độ

Tình cảnh vẫn như cũ, vẫn hoàn cám cảnh. Vẫn không một khoản nợ đáng kể nào của Vinashin được xử lý. Tất cả vẫn nguyên trạng bế tắc.

Hẳn đó là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến Nguyễn Phú Trọng không thể bỏ qua một chứng cứ rõ như ban ngày và mang tính lịch sử như Vinashin, để vào lúc này và khi cơ hội mở ra chưa từng có vào thời ‘hậu Trần Đại Quang’ nhằm mở rộng vụ Oceanbank hay bất kỳ một vụ án nào khác có liên đới trách nhiệm của thủ tướng tiền nhiệm, nhưng không phải với hy vọng quá lớn về sẽ làm cho ‘con tàu đắm’ khỏi chìm, mà muốn kiến tạo hình ảnh một con tàu sắp đắm khác - ‘con tàu’ mà vì nó ông Trọng đã phải nuốt lệ căm hận tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

Sau vụ trùm mafia tài phiệt và lưu manh Trần Bắc Hà - kẻ được xem là tay hòm chìa khóa của gia đình Nguyễn Tấn Dũng - bị bắt vào cuối tháng 11 năm 2018, cú đánh bồi vào giới cựu lãnh đạo Vinashin lại tiếp thêm một mồi lửa vào cái lò đang dần nóng lên của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng bất chấp cố gắng truy xét quá khứ lẫn truy thu tài sản tham nhũng của những người phe đảng cùng cái gật đầu của một thủ tướng mà đã quá mệt mỏi với cảnh ‘đổ vỏ’, tương lai của nền ngân sách độc đảng và của cả chế độ đính kèm sẽ là một hình ảnh khá tương đồng với "con tàu đắm" Vinashin hiện hồn cách đây hơn một con giáp.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VNTB, 15/12/2018

Published in Diễn đàn

Chấm dứt "dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng" : cuộc chiến chống tham nhũng tiến vào "Vùng tử địa"

Sáu tháng cuối năm 2018, chính trường Việt Nam chao đảo với hàng loạt sự kiện liên quan các vụ án nhắm vào giới quan chức nắm giữ các ảnh hưởng quyền lực lẫn đầu dây mối nhợ của các nhóm lợi ích hàng đầu Việt Nam. Có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là một kịch bản "hợp lý" khi ông Trần Đại Quang đột ngột từ trần đã tạo một bước ngoặt cho việc thống nhất quyền lực về tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

ntd1

Nguyễn Tấn Dũng thời còn đầy quyền lực, Lê Thanh Hải (phía sau, trái) không thể thoát khi mà chỗ dựa quyền lực lẫn dòng chảy kinh tài liên quan "gia tộc Lê Thanh Hải" đã bị đốn hạ - Ảnh AFP

Ngay sau khi kiêm chức Chủ tịch nước, 2 trong số 6 cựu tướng lĩnh cấp tổng cục và Tổng cục của Bộ công an bị bắt trước đó do liên quan vụ án tổ chức đánh bạc là Phan Văn Vĩnh và một Nguyễn Thanh Hóa ra tòa. Một động thái trước đám tang Trần Đại Quang, thái độ lừng khừng và nhiều thông tin manh nha cho thấy khả năng vụ án sẽ chuyển sang : xử lý nội bộ". Đây cũng là 2 trong số 4 tướng được ông Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp và bổ nhiệm cùng lúc trước khi rời ghế Thủ tướng không lâu. Dư luận vẫn âm ỉ đồn đoán mục tiêu cuối cùng của công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ thành công và chỉ kết thúc khi đạt đến đích là chính Nguyễn Tấn Dũng. Nhân vật quyền lực bất ngờ ngã ngựa vào phút cuối năm 2016, để lại câu nói để đời là khuyên các quan chức ở lại hãy "là người tử tế".

Trên mặt trận kinh tế, việc bắt ông trùm ngân hàng Trần Bắc Hà được xem như cú đốn hiểm và ngoạn mục nhất từ khi phát động cuộc chiến chống tham nhũng. Những người quan tâm tới hiện tình chính trị Việt Nam thì ai cũng biết tầm vóc của Trần Bắc Hà lớn đến mức nào. Có thể nói rằng : Nếu gom hết tất cả các vụ đại án kinh tế đình đám trong khoảng 10 năm trở lại đây cộng lại thì may ra cũng chỉ bằng 1/3 qui mô ảnh hường kinh tế của Trần Bắc Hà. Một nhân vật được xếp vị trí "chỉ dưới một người" là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đương chức.

Song song với đó, dư âm vụ án quan chức Bộ công an bảo kê đánh bạc vừa tạm lắng thì vụ qui hoạch Thủ Thiêm đột ngột bùng lên dẫn đến lệnh bắt, tạm giam hai cựu Phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài. Tiếp tục, ngày 14/12/2018, Bộ công an ra thông báo khởi tố vụ án và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai tướng công an là Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành. Đây chính là 2 trong số 4 tướng được nói ở trên. Như vậy : Việc khởi tố đối với Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, tuy liên quan các vụ án khác nhau nhưng chỉ rõ một sự thật là các vị trí quyền lực nhất mà ông Dũng để lại trong Bộ công an đã bị đánh bại hoàn toàn. Các ảnh hưởng còn lại của ông Dũng trong Bộ công an nếu có cũng không còn đáng kể.

Việc khởi tố đối với các cựu quan chức Thành phố Hồ Chí Minh được dư luận đồn đoán là nhằm vào cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải, hỗn danh là "Hải Japan, Hải heo"... Tuy nhiên, nếu chỉ nói đích đến là Lê Thanh Hải thì chỉ là xét đoán trên dấu hiệu bề nổi. Vì sớm hay muộn, chắc chắn Lê Thanh Hải không thể thoát khi mà chỗ dựa quyền lực lẫn dòng chảy kinh tài liên quan "gia tộc Lê Thanh Hải" đã bị đốn hạ.

Ẩn phía sau cái tên Lê Thanh Hải là câu chuyện khác hơn nhiều mà điểm bắt đầu phải kể đến là liên minh đứng sau để Lê Thanh Hải dám chống lại cả lệnh điều động của Trung ương, không chịu ra Hà Nội để bàn giao ghế Bí thư thành phố cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (sau lên Chủ tịch quốc hội) cách đây gần 20 năm. Thế lực liên minh này phải đủ mạnh để khiến ngay cả bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng lúc đương quyền cũng không đủ để Lê Thanh Hải phải quá e dè khi vẫn ung dung tự tại khiến Ngân hàng Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông Dũng chịu thất bại ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 2007-2009. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân tạo nên tên tuổi Trần Bắc Hà, từ một Giám đốc chi nhánh của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) tỉnh Bình Định, nhảy lên Chủ tịch BIDV, bất ngờ và nhanh chóng vươn tới vị trí mà dư luận còn có đánh giá khác là có thể "phớt lờ cả Ngân hàng nhà nước" (!)

Hướng tiến công của mặt trận mới đã hé lộ khi một nhân vật liên quan đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài đã bị bắt và cả các đường dây mối nhợ liên quan Vũ "nhôm" sắp đưa ra xét xử sẽ lộ rõ, bất chấp mọi suy đoán và cái thế hừng hực đang có vẻ dồn vào hai cái tên Lê Thanh Hải và Nguyễn Tấn Dũng. Rất nhiều khả năng hướng tiến công không nhằm vào 2 ngọn cờ đã trong tình thế chơ vơ không có cả chân lẫn người bảo vệ. Hướng tấn công này khó khăn và nguy hiểm hơn cả cuộc chiến vừa qua ở Bộ công an.

Năm 2018 có thể sẽ kết thúc bằng lệnh bắt 2 thứ trưởng công an vừa bị khởi tố, nhưng năm 2019 ngọn lửa dữ dội sẽ không chỉ cháy trong "lò chống tham nhũng" mà cả bên ngoài lò, nơi cuộc chiến mặt trận mới đụng tới các chân tay của nhóm quyền lực bao trùm lên nền chính trị Việt Nam qua nhiều thế hệ chứ không đơn giản ở một số cá nhân mang tính biểu tượng. Chưa phải mặt trận cuối cùng, nhưng đây mới chính là mặt trận cam go, mang tính sinh tử lớn nhất mà Đảng cộng sản Việt Nam dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng phải chiến thắng hoặc thất bại hoàn toàn.

Thiên Điểu

Người VNTB, 17/12/2018

Published in Diễn đàn

Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

doimoi0

Ông Bùi Quang Vinh (trái), nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, hiện là một thành viên Tổ tư vấn kinh tế và Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt tại London, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng nói về con đường "Đổi Mới 2".

Đầu tiên, ông kể lại giai đoạn làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2014, và đã chứng kiến các thay đổi ở Việt Nam khi đó.

Phạm Đỗ Chí : Khi về Việt Nam, ngoài vai trò chuyên gia kinh tế trưởng cho quỹ đầu tư VinaCapital trong một vài năm, và sau đó tôi cũng làm việc cho chương trình USAID với vai trò cố vấn kinh tế cho chương trình này. Và có thời gian tôi đã được mời làm vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đây là khoảng thời gian lâu dài và hào hứng nhất trong giai đoạn tôi về làm việc ở Viêt Nam. Mình có thể hăng say, muốn đóng góp và mình có cả khả năng để đóng góp. Thế nhưng những điều mình đề nghị đóng góp có được nghe hay không thì lại là chuyện khác. Đây cũng chính là thời gian tôi cảm nhận được sự chua chát bởi những đóng góp cải cách của mình đã bị bỏ ngoài tai.

BBCNhưng giai đoạn ông về làm việc tại Việt Nam là giai đoạn hậu thời kỳ Đổi Mới ?

Phạm Đỗ Chí : Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Từ năm 2001 đến 2007 là chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính.

Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

Tôi phải thành thật nói vậy. Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng.

BBCÔng có thể nói cụ thể hơn về cái gọi là tham nhũng ?

Phạm Đỗ Chí : Chuyện này tôi nghĩ là đã được báo chí giai đoạn đó hay mới đây trình bày rất đầy đủ nhưng nói một cách tóm tắt với những ví dụ cụ thể nhất mà không ai có thể phủ nhận là những vấn đề như Vinashin, Vinalines gây ra nhưng thâm thủng lớn. Mới đây với những vụ án liên quan tới các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ….

Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Những vấn đề như Thủ Thiêm thì mình chưa được nghe đầy đủ để biết được cái tầm quan trọng về tài chính nhưng mà có cả các vụ như Mobifone mua AVG chưa kể các vụ án liên quan tới các ngân hàng khác nữa.

BBCTheo ông nói thì những nhà lãnh đạo hiện nay đang khắc phục những gì được để lại từ giai đoạn đó ? Vậy đà cải cách nếu có là gì ?

Phạm Đỗ Chí : Với bao nhiêu vụ được khui ra mới đây thì đó là vấn đề lớn nhất của phát triển của Việt Nam. Theo tôi nếu không có những cải cách thể chế, hay nói theo kiểu bây giờ là lò đốt tham nhũng, một cách có thật và cụ thể thì khó mà có thể tiếp tục được việc cải cách kinh tế.

Việt Nam đã có những thành công sơ khởi cho giai đoạn khoảng 20 năm cải cách kinh tế nhưng nếu không có cải cách chính trị thì không thể tiếp tục cải cách kinh tế được. Do đó nan đề là sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo.

Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai.

Bây giờ để giải quyết tất cả những chuyện này thì cũng không thể dùng một vài biện pháp mà phải là cuộc cải cách thể chế toàn diện và đó là một quyết định chính trị mà đó liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám can đảm lĩnh hội và thực hiện hay không.

Nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì không thể giải quyết được những chuyện hiện giờ từ thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.

Nguồn : BBC tiếng Việt thực hiện

Published in Diễn đàn

Ông Trần Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) bị bắt và bị khởi tố về tội danh vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng. Có nhiều nguồn tin nói ông bị bắt tại nước ngoài, sau khi có tin từ đầu năm nay ông đi chữa bệnh ở nước ngoài và không về nước.

bat1

Báo Việt Nam đưa tìn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Ảnh chụp màn hình.

Ông Trần Bắc Hà từng bị đồn đoán nhiều lần là sẽ bị bắt, và cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người theo dõi sát sự việc này là nhà báo Phạm Chí Dũng cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về nhiều tình tiết xung quanh nhân vật Trần Bắc Hà và vụ bắt giữ này.

Kính HòaThưa ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà là ai ?

Phạm Chí Dũng : Trần Bắc Hà từng là Tổng giám đốc ngân hàng BIDV, một trong năm ngân hàng nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Trước đây 100% vốn nhà nước, sau đó cổ phần hóa một phần.

Vấn đề là BIVD nhận được một chính sách rất ưu đãi, hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong suốt thời gian làm việc của ông ta, ông ta nổi tiếng về hai việc.

Thứ nhất, ông ta là một đại gia ngân hàng, nhưng mà nhiều người cho rằng không phải Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng thời đó mà Trần Bắc Hà mới là thống đốc ngân hàng.

Người ta đồn rằng trong một buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một bộ trưởng đến xin ý kiến ông Dũng thì Trần Bắc Hà chửi là mày đến xin ý kiến anh Dũng lúc này hay sao ? Cút đi.

Đó là cái cách cho thấy rằng Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn người.

Thứ hai, Trần Bắc Hà được xem là tay hòm chìa khóa của nhà anh Ba X, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trước Đại hội 12 người ta đã nói về một cái trục là Trần Bắc Hà – Nguyễn Văn Bình, nhưng cần phải nói thêm là cái trục đó kéo dài thêm hai cái tên nữa là Nguyễn Tấn Dũng và Trầm Bê.

Tháng 8/2017 Trầm Bê bị bắt, thì xôn xao tin đồn Trần Bắc Hà cũng sẽ bị bắt. Nhưng sau đó lại không thấy gì cả. Đến tháng 5/2018, lần đầu tiên cơ quan kiểm tra trung ương đảng họp, công bố chính thức rằng sai phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng.

Khi nói rất nghiêm trọng có thể là sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng, hoặc có thể bị bắt.

bat2

Hình minh họa. Người dân đi qua một cơ sở của Ngân hàng BIDV ở Hà Nội hôm 10/5/2013 AFP

Sau đó mọi chuyện tự nhiên lại lắng hẳn đi. Trong phiên tòa xử ông Phạm Công Danh của Ngân hàng xây dựng thì không có mặt ông Trần Bắc Hà, mặc dù hội đồng xét xử có triệu tập ông ta, nhưng ông ta lấy lý do bị bệnh phải đi điều trị ở Singapore.

Nhưng lại có một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, vào thời điểm đó cho biết không thấy có sự xuất cảnh của Trần Bắc Hà. Như vậy ông ta vẫn ở Việt Nam.

Cho đến ngày hôm qua mới có một tin hoàn toàn ngoài lề, của một Facebook có nick là Phạm Việt Thắng cho biết rằng Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc của BIDV, cùng bị bắt ở Cam Pu Chia.

Vụ này gợi chúng ta nhớ vụ bắt Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, Công ty hàng hải Việt Nam, cũng ở Cam Pu Chia, vào năm 2012 khi mà Dương Chí Dũng được một "ông anh" trong ngành công an đưa trốn sang đó.

Kính HòaTội danh người ta dùng để bắt Trần Bắc Hà là gì ?

Phạm Chí Dũng : Vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật hình sự.

Theo tôi thì tội danh này chỉ là danh nghĩa thôi. Bắt giam cái đã, rồi sau đó trong quá trình điều tra sẽ mổ xẻ, phân tích, những tội danh khác.

Kính HòaÔng ấy có làm thất thoát, gây ảnh hưởng đến vốn nhà nước không ?

Phạm Chí Dũng : Chuyện thất thoát thì cơ quan điều tra của Bộ Công an chưa chứng minh được điều đó.

Có một điều khá lạ lùng là thế này. Theo tôi biết thì vụ Trần Bắc Hà đã được điều tra từ năm 2016.

Từ đó cho đến giữa năm 2018, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương của ông Trần Quốc Vượng, và sau này là ông Trần Cẩm Tú, kết luận mức độ rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra lại đưa ra quan điểm là trong vụ Ngân hàng xây dựng, ông Trần Bắc Hà không có tội, chỉ vi phạm hành chính.

Ví dụ như là vào tháng 10/2017, cơ quan điều tra Bộ Công an có kiến nghị chỉ kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà, cho rằng ông Trần Bắc Hà có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền, nhưng BIDV không có thiệt hại, nên các cá nhân ở BIDV không vi phạm qui định cho vay.

Đó là một hiện tượng khá lạ. Và dựa vào kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an lúc đó, thì không có lý do gì để bắt Trần Bắc Hà.

Vậy sao bây giờ lại bắt ? Đánh giá của cơ quan điều tra vào tháng 10/2017 là đúng hay sai ?

Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ta bị bắt thì chắc là có tội, hay nói chính xác là sau khi điều ra thì có tội. Mà con số thất thoát từ ngân hàng của Phạm Công Danh là đến 4700 tỉ chứ không ít.

Vậy cơ quan điều tra của công an lúc đó làm ăn như thế nào ? Liệu có "vấn đề" gì đó giữa một số nhân vật cơ quan điều tra với ông Trần Bắc Hà hay không ? Mà lại đưa ra một đánh giá gần như phủi tội cho Trần Bắc Hà như vậy ?

Kính HòaNhư vậy có nghĩa là ông Trần Bắc Hà đang lọt vào chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

Phạm Chí Dũng : Chúng ta nên có một đánh giá thời sự, cập nhật hơn. Tức là một nhân vật nữa bị hồi tố từ thời ông Trần Đại Quang.

Chúng ta đặt câu hỏi thế này : Tại sao Trần Bắc Hà không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết ?

Tại sao Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết ?

Tại sao vụ tra xét đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài không có ai bị bắt cả trước khi Trần Đại Quang chết ?

bat3

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được xem là đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng, và là người đỡ đầu của ông Trần Bắc Hà. AFP

Kính HòaAnh có đề cập Trần Bắc Hà có liên quan mật thiết với Nguyễn Văn Bình, vậy liệu nhân vật này sẽ bị gì không ?

Phạm Chí Dũng : Đây là điều hết sức khó hiểu. Ông Nguyễn Văn Bình từ trước đại hội 12, cuối năm 2015, đã có những thông tin rằng sẽ bị loại ra khỏi Trung ương đảng.

Điều kỳ lạ là đến đại hội 12 thì Nguyễn Văn Bình nhảy thẳng đường hoàng vào Bộ chính trị, nắm Ban kinh tế trung ương và trụ đến ngày nay khá là vững chắc. Ngay cả khi Đinh La Thăng bị đưa về đó như kiểu bị nhốt quyền lực, rồi sau đó bị bắt, mà Nguyễn Văn Bình vẫn không sao cả.

Có nhiều người đặt dấu hỏi phải chăng là Nguyễn Văn Bình đã có những thành tích đặc biệt để giúp Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng ?

Hay nói chính xác hơn là ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng "đả hổ diệt ruồi" đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng ?

Kính HòaLúc đầu anh có nói ngoài mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Văn Bình, còn mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Tấn Dũng nữa, vậy liệu việc này có làm cho chiến dịch chống tham nhũng lan tới dinh cơ ông Nguyễn Tấn Dũng không ?

Phạm Chí Dũng : Đây là vấn đề cốt tử, vì nói cho cùng Trần Bắc Hà cũng chỉ là một chướng ngại trên con đường của Nguyễn Phú Trọng dẫn tới trước của nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.

Tới giờ này chúng ta thấy có những tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng như là Đinh La Thăng, như là Trầm Bê, và bây giờ là Trần Bắc Hà bị bắt. Điều đó cho thấy vòng vây đang siết chặt dần xung quanh nhà của Nguyễn Tấn Dũng.

Tôi nghĩ là Nguyễn Phú Trọng đang đi những nước đi khôn khéo, tỉa dần tay chân, tỉa cành rồi mới tới gốc.

Việc bắt Trần Bắc Hà có thể nói là nghiêm trọng không kém vụ bắt Trầm Bê. Vì có hai nhân vật được cho là kinh tài ghê gớm của Nguyễn Tấn Dũng, chưa kể Nguyễn Thanh Phượng con gái ông ấy, đó là Trầm Bê và Trần Bắc Hà.

Nhưng Trầm Bê coi như kinh tài thuần túy chứ không làm chính trị, còn Trần Bắc Hà theo nhiều đánh giá vừa là doanh nhân vừa làm chính trị.

Trần Bắc Hà có mối quan hệ rộng khắp và có ảnh hưởng chính trị rộng lớn. Như tôi kể lúc đầu, không phải tự nhiên mà Trần Bắc Hà có thể chửi một bộ trưởng và dùng từ mày tao. Thậm chí người ta còn kể Trần Bắc Hà đi làm việc ở tỉnh, tát tai Phó chủ tịch tỉnh đó mà không ai dám làm gì. Điều đó cho thấy Trần Bắc Hà có quyền thế chính trị lớn đến mức nào.

Thành ra theo tôi việc bắt Trần Bắc Hà đưa ra một tín hiệu sống động và kinh khủng hơn việc bắt Trầm Bê.

Nó mang một thông điệp là đừng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng an toàn.

Đừng nghĩ rằng những chuyện từ đầu năm đến nay như là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, hay là Nguyễn Tấn Dũng được mời dự hội thảo này hội thảo kia, tất cả những cái đó có thể chỉ là một màn diễn thuần túy mà thôi. Trong thực chất là Nguyễn Tấn Dũng không an toàn.

Việc bắt một tay thủ hạ có thể nói là kinh tài thân tín, am hiểu thâm sâu nhất về gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, là Trần Bắc Hà, chính là một thông điệp cho thấy rằng "lò" đã tiến đến sát cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng lắm rồi.

Kính HòaNếu chúng ta bỏ qua những chuyện phe phái nội bộ đấu đá nhau của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì liệu việc bắt Trần Bắc Hà, và trước đó là nhiều nhân vật trong ngành ngân hàng, thì liệu có phải đây là nhân vật cuối cùng bị bắt để có thể chỉnh đốn lại ngành ngân hàng mà bị cho là có quá nhiều bê bối không ?

Phạm Chí Dũng : Không có nhân vật cuối cùng của ngành ngân hàng Việt Nam.

Cho tới nay chưa có ngân hàng nào phá sản, mà chỉ có những vụ bắt bớ lẻ tẻ bắt đầu từ năm 2016 mà thôi. Và anh hình hình dung là chuyện đó chỉ mới bắt đầu.

Trong những năm tới chuyện ngân hàng làm ăn lụn bại bao nhiêu thì chuyện bắt bớ sẽ dữ dội bấy nhiêu.

Đối với ngân hàng, tất cả chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Kính HòaXin cám ơn ông.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 29/11/2018

*******************

Trần Bắc Hà bị bắt trên đường trốn sang Campuchia như thế nào ? (RFA, 29/11/2018)

Đêm 28/11/2018, dư luận trên mạng xã hội xuất hiện tin cho rằng, cựu bí thư Đảng Ủy, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và ông Trần Lục Lang phó tổng giám đốc BIDV, đã bị phía Việt Nam bắt giữ khi đang ở Campuchia. Song trên thực tế thì chưa hẳn đúng như vậy.

bat4

Truyền thông Việt Nam nói Trần Bắc Hà tự nguyện về nước - Ảnh minh họa

Tin đồn này được cho là có xuất xứ từ nhà báo Mạnh Quân viết trên facebook cá nhân của mình. Tuy nhiên vào đầu giờ chiều ngày 29/11, facebooker Nhân Thế Hoàng đã đưa tin với nội dung cụ thể như sau :

Về Trần Bắc Hà

Nhiều trang mạng đưa tin là ông Hà bị bắt ở Campuchia nhưng thực chất là không phải. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì ông Hà cùng cộng sự thân tín của mình và hai chân dài bị bắt ở quán phở Lankham - Pakse - Lào. Những người tham gia bắt giữ đã theo xe của ông Hà từ tỉnh Savanakhet - Lào lên đến thành phố Pakse, hai thành phố này cách nhau 250km.

Ngay khi bị bắt, ông Hà được đưa về đại bản doanh đóng ở Lào để khám xét và lấy một số giấy tờ cần thiết. Sau đó ông được di lý về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lalay - Quảng Trị lúc nửa khuya. Sáng nay trong chuyến bay sớm từ Huế ra Hà Nội, Trần Bắc Hà đã có mặt trên chuyến bay sớm đó cùng với những người áp giải ông.

Được biết, người đi cùng với trùm tài phiệt Trần Bắc Hà khi bị bắt là ông Trần Lục Lang phó tổng giám đốc BIDV, người được xem là cánh tay phải của ông Trần Bắc Hà.

Theo nhà báo Phạm Việt Thắng cũng cho biết :

Bắc Hà ăn lòng lợn trước khi nhập kho

Lúc 5 giờ 30 phút sáng nay (29/11), nhiều người dân thấy Trần Bắc Hà xuống xe cùng một số đồng chí công vụ, vào quán lòng lợn bà Đức ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, ăn sáng. Như vậy có thể hiểu, Trần Bắc Hà được dẫn giải tử Campuchia về Lào, rồi từ Lào về Việt Nam bằng đường bộ.

Nghĩa là, xe chở Bắc Hà đã đi thâu đêm để kịp ra Hà Nội làm các thủ tục tố tụng. Và, nghĩa là, Nghệ An ta đã rất vinh dự được "mời" anh Trần Bắc Hà bữa lòng lợn trước lúc anh nhập kho.

Tuy nhiên, việc nhà báo này cho rằng, "...có thể hiểu, Trần Bắc Hà được dẫn giải tử Campuchia về Lào, rồi từ Lào về Việt Nam bằng đường bộ". không phải chưa chính xác, song cũng có thể hiểu là Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang chưa đi đến đích cần tới.

Trước đây, theo nhà báo Lê Hồng Hà cho biết, tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Nam Lào), Trần Bắc Hà và những người thân thuê đã thuê một biệt thự có diện tích 1.000 m2 để ở, làm việc mỗi khi sang Lào. Song từ tháng 5/2018 đến nay, khi cảm thấy không an toàn thì căn biệt thự này đã được đổi biển hiệu, không còn người ở. Người ta cho rằng, có lẽ Trần Bắc Hà đã nhanh chân cao chạy xa bay hoặc đi chữa bệnh như thông tin trước đây.

Sự hiện diện của trùm tài phiệt Trần Bắc Hà không chỉ ở lĩnh vực đầu tư nông nghiệp như nhiều người biết đến, mà ít ai biết rằng ông Trần Bắc Hà còn đầu tư về ngân hàng, tài chính tại Lào. Mà Ngân hàng Lao - Viet Bank. Những cái đó đã giúp ông Trần Bắc Hà có một ảnh hưởng lớn đối với các quan chức cao cấp ở Lào. Điều này cũng có nghĩa, nhà nước Lào sẽ đảm bảo vấn đề an toàn cho ông Trần Bắc Hà như cam kết.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây nhiều người thân quen với ông Trần Bắc Hà cho biết có nhiều động thái cho thấy Trần Bắc Hà đang chuẩn bị chạy sang Campuchia để trú ẩn. Vì sự ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào dù đã giảm sút đáng kể, nhưng vẫn không tệ bằng Campuchia của Thủ tướng Hunsen hiện nay. Nếu ở Campuchia thì ông Trần Bắc Hà sẽ được bao bọc an toàn hơn. Mặt khác, quan hệ giữa Hunsen và Ba Dũng vẫn giữ được không khí nồng ấm vốn có từ trước, nó khác hẳn với quan hệ của Hunsen với nhà nước Việt nam hiện nay dưới thời của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng.

Việc hai ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, bị Cảnh sát Lào (dưới sự chỉ đạo của An ninh Việt Nam) bắt tại quán Phở Việt Nam Lan Kham cùng với 2 em chân dài tại thành phố Packse, một địa điểm chỉ cách biên giới Campuchia hơn 50 km. Điều đó đã cho thấy, Trần Bắc Hà vẫn rất khỏe mạnh chứ chẳng bị ung thư gan giai đoạn cuối như đồn đoán và vẫn rất ung dung tự tại trên đường di chuyển sang Campuchia. Thông tin "giả" Trần Bắc Hà bị bắt tại Campuchia được đưa ra có thể coi là một thông điệp gửi tới "người hùng" Kiên Giang là "nhất cử nhất động đã và đang bị giám sát chặt chẽ". Có nghĩa là cuộc điện đàm giữa nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Hunsen về việc "gửi" trông nom Trần Bắc Hà đã bị nghe lén.

Sau khi bị bắt, ông Trần Bắc Hà được đưa về thành phố Savannakhet thủ phủ miền Trung Lào, là nơi ta túc cuối cùng để thực hiện việc khám xét và được đưa bằng đường bộ về Việt Nam qua cửa khẩu Lalay Quảng trị để về Huế trước khi bị di lý ra Hà Nội.

Ông Trần Bắc Hà được mệnh danh là kẻ dưới một người, trên vạn người, ông này từng được ví là phó Thủ tướng thứ nhất dưới thời Ba Dũng làm Thủ tướng. Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Đinh La Thăng thời ấy sợ Trần Bắc Hà như sợ cọp vì uy của ông Ba Dũng.

Dưới thời của Ba Dũng, Trần Bắc Hà đã có công xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một pháo đài vững chắc của gia tộc Ba Dũng tại Trung Nam bộ. Việc quý tử của Ba Dũng là Nguyễn Minh Triết về làm Bí thư tỉnh đoàn Bình định để nhăm nhe chiếc ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, hay việc Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện yêu cầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu tại Đại hội 12, với lý do già rồi là những minh chứng rõ nhất. Vì thế, động thái Tổng Bí thư cho bắt bằng được Trần Bắc Hà cũng chỉ vì mục đích xông thẳng vào Biệt thự trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính vì thế, Trần Bắc Hà là người duy nhất nắm trọn bộ mọi bí mật cao cấp nhất, có thể giúp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tù.

Anh Ba Kiên Giang lại mất ngủ nữa rồi.

Ngày 29 tháng 11 năm 2018

© Kami

*****************

Ông ‘trùm’ ngân hàng Trần Bắc Hà bị bắt (VOA, 29/11/2018)

bat5

Bộ Công an loan tin ông Trần Bắc Hà bị bắt 29/11/2018.

Chiều ngày 29/11, B Công an Vit Nam loan tin đã bt tm giam ông Trn Bc Hà, 61 tui, cu Ch tch Hi đng qun tr Ngân hàng Thương mi c phn Đu tư và phát trin Vit Nam (BIDV), v ti "Vi phm quy đnh v hot đng ngân hàng, hot đng khác liên quan đến hot đng ngân hàng".

Cổng thông tin B Công an cho biết Cơ quan Cnh sát điu tra B Công an (C03) đã thc hin lnh bt, và khám xét đi vi 4 b can có liên quan đến v án xy ra tại Ngân hàng BIDV, trong đó ông Trn Bc Hà.

Hãng tin Reuters tường thut rng din tiến này xy ra gia lúc Đng Cng sn Vit Nam đang mnh tay bài tr tham nhũng, điu tra, giam cm và b tù hàng trăm viên chc nhà nước.

Nhà báo độc lp Võ Văn To Khánh Hòa nhn đnh v v bt gi ông Trần Bc Hà :

"Việc ông Trn Bc Hà b bt là chuyn không sm thì mun vì các du hiu đã cho thy rt rõ ri. Sau khi ông Nguyn Tn Dũng không còn làm th tướng chính ph, thì nhng tiêu cc trong hai nhim kỳ ca ông bt đu được phanh phui t cp thp đến cp cao, mà giới quan sát gi là "đàn em, chiến hu, sân sau" ca ông Dũng".

Vào tối ngày 28/11, mng xã hi lan truyn tin nói ông trùm ngân hàng Trn Bc Hà, cp dưới thân cn ca ông Dũng, đã b bt nước ngoài.

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook hôm 29/11 : "Bắc Hà bị bt hôm qua Pakse, Lào, khi đang đi cùng vi hai người đp. Na đêm hôm qua, ông ta b dn đ v Vit Nam qua ca khu Lalay, Qung Tr".

Nhà báo Trương Duy Nht Đà Nng viết : "Cánh ca Bc Hà, liu có dn đến ngôi bit th 91 Nguyn Đình Chiu, Hồ thành ?"

Ngôi nhà tại 91 Nguyn Đình Chiu, Q3, Tp. H Chí Minh, được biết là tư gia ca ông Nguyn Tn Dũng.

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm :

"Việc ông Hà b bt nm trong chính sách chung mà người ta gi là "nhm lò đt ci" ca ông Tng Bí thư Nguyn Phú Trng. Mt s người t ra phn khi, hưởng ng, nhưng cũng có mt s người t ra nghi ng vì cho rng có nhiều nhân vật cao cp trong b máy nhà nước có du hiu tiêu cc rt rõ nhưng chưa b trng pht, và theo h thì đây là hành đng thanh trng ni b".

Vào cuối tháng 6/2018, ông Trn Bc Hà b k lut bng hình thc khai tr khi đng sau khi y Ban Kim Tra Trung Ương đưa ra kết lun v nhng vi phm ca ông Trn Bc Hà trong v án Ngân Hàng BIDV là "rt nghiêm trng" như "vi phạm quy trình, th tc, thm quyn, quy đnh v tín dng trong vic phê duyt ch trương, quyết đnh mt s khon vay, bo lãnh, đu tư, qun lý n…"

Ngoài ông Trần Bc Hà, Cơ quan Cnh sát điu tra B Công an đã công b chính thc vic tng đt quyết định khi t b can, khám xét đi vi các cu lãnh đo ca ngân hàng BIDV như ông Trn Lc Lang, cu Phó tng giám đc, ông Kiu Đình Hòa, cu giám đc BIDV Hà Tĩnh, bà Lê Th Vân Anh, cu Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh.

https://youtu.be/tvMT_lFIo84

*****************

Vụ Trần Bắc Hà và tham nhũng ngân hàng 'từ lâu' (BBC, 29/11/2018)

Việc ông Trần Bắc Hà bị bắt chỉ thể hiện "sự yếu kém, vấn nạn từ lâu của ngành ngân hàng với khối nợ xấu khổng lồ" ở Việt Nam, một ý kiến từ Hoa Kỳ cho BBC biệt hôm 29/11.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London, bình luận :

"Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa đạt được thế kinh tế hùng mạnh, độc lập và tự chủ chỉ vì sự yếu kém của những cải cách, thực sự chưa cải cách ra khỏi guồng máy bộ máy xã hội chủ nghĩa".

Sau năm 1986, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi nền kinh tế bao cấp ; tuy vậy, ông Chí cho rằng "sức sản xuất vẫn rất yếu ớt và chưa nắm được những mối lợi của kinh tế thị trường vì Việt Nam chưa bao giờ chính thức trở thành nền kinh tế thị trường".

Giải thích cho những yếu kém lâu nay của ngành ngân hàng, theo ông là vì "những hành động của giới lãnh đạo ngân hàng" dẫn đến chỉ trong vòng 2-3 năm nay liên tiếp nhiều nhân vật nổi cộm bị bắt.

bat6

Ông Trần Bắc Hà là cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV

Và những nhân vật nổi cộm nhất, như trường hợp mới đây nhất là ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV bị cơ quan cảnh sát điều tra Việt Nam khởi tố hôm 29/11 chỉ là "những câu chuyện rất cũ mà chúng tôi được biết từ lâu", ông Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói thêm.

"Ngay từ hồi tôi có thời gian về Việt Nam làm việc từ năm 2003 đến 2014, trong suốt thời gian dài này tôi đã chứng kiến trong ngành ngân hàng rất nhiều chuyện xấu được lấp liếm, cất lại nhờ các thế lực, nhóm lợi ích.

"Bây giờ, từ từ những vụ này bị khui ra thì đây không phải là chuyện gì mới mà là hình phạt tất phải đến".

Do đó, thời điểm này chính là lúc "Việt Nam phải dứt khoát hơn để cải tổ hệ thống ngân hàng", ông Chí nhận xét.

Trước đó trong một cuộc phỏng vấn khác với BBC, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nói về hệ lụy tiêu cực thuộc về di sản thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

"Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

"Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia. Chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng".

Tiến sỹ Chí nói về những vấn đề rất nghiêm trọng như chuyện thất thoát tài sản quốc gia hay chuyện làm ăn sai trái :

"Các chuyện ngân hàng này thật ra là bắt đầu từ mười mấy năm trước và kéo dài dai dẳng và những lợi dụng quá nhiều".

"Nếu mà ngày nào ra ánh sáng sự thật thì có lẽ còn cả chục nhân vật như ông Trần Bắc Hà sẽ bị khui ra trước ánh sáng và khối tài sản nằm về tay những nhân vật này hay một khối nhân vật đằng sau sẽ là một câu chuyện khổng lồ".

Cùng tham gia chương trình trong studio của BBC ở London hôm 29/11, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin đồng tình với những nhận định của ông Chí.

Tuy nhiên, từ góc độ vĩ mô, ông Hùng cho rằng những vụ việc như trên của ngành ngân hàng là "hậu quả tất yếu của một quá trình phát triển Việt Nam hiện nay".

"Có nghĩa là chính trị phát triển với kinh tế không đồng bộ, cải cách về chính trị không theo kịp cải cách về kinh tế, mở cửa với tốc độ quá nhanh trong khi bộ máy quản lí không theo kịp thì ắt dẫn tới", ông giải thích.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng : "Còn rất nhiều những vụ việc còn đang trong bóng tối mà tới đây nếu khám phá ra thì mới thấy hậu quả nó lớn như thế nào".

Bộ Công an Việt Nam hôm 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.

Con số các sai phạm này được báo chí Việt Nam đưa là lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Published in Diễn đàn

Lại va hin thêm mt bng chng cho gi thiết ‘biến đng quyn lc và hi t thi hu Quang’ : ngày 28/11/2018, mt facebooker có nick là Phm Vit Thng đã đưa tin hàm ý v Trn Bc Hà đã b bt ti Campuchia.

tbh1

Trần Bắc Hà (giữa, cạnh Nguyễn Tấn Dũng) Chủ tịch Ngân hàng BIDV, đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng sờ gáy

Nửa ngày sau đó, vài tờ báo nhà nước bt đu đăng bài đy ng ý như "Nhìn lạ i 35 năm t ‘ngôi sao ngân hàng’ đến bi kch cui đi ca nguyên Ch tch BIDV Trn Bc Hà" và "Ông Trầ n Lc Lang còn đương nhim nhng chc v gì ?" (Trần Lc Lang được xem là ‘đng hương’ vi Trn Bc Hà trên nhiu khía cnh, đc bit trong quan h làm ăn). Cách đăng bài na úp na m như thế làm người ta nh li ngay sau v bt đi gia ngân hàng Trm Bê vào tháng Tám năm 2018, tuy cơ quan công an ca công b thông tin nhưng báo chí nhà nước cũng đã phát tin theo kiu ‘đóng khung tang’ v Trm Bê.

Còn FB Phạm Vit Thng đã ni lên trong thi gian gn đây v quan đim ng h nhit thành công cuc ‘đt lò’ ca Nguyn Phú Trng. Thm chí gn đây FB Phạm Việt Thng còn vượt hơn c FB Trương Huy San và FB Lê Nguyn Hương Trà v… tin ni b.

Cứ xét theo cách đưa tin ca Phm Vit Thng cùng mt s t báo nhà nước, s không quá võ đoán đ cho rng Trn Bc Hà rt có th đã b bt tht.

Đến chiu mun ngày 29/11/2018, tức ch mt ngày sau khi FB Phm Vit Thng đưa tin hàm ý v v ‘bt Trn Bc Hà’ và báo chí nhà nước xôn xao bt ý tin này, ‘tin đn’ đã biến thành s tht : Cơ quan Cnh sát điu tra (B Công an) công b chính thc vic tng đt quyết đnh khi tố b can, khám xét đi vi Trn Bc Hà, Trn Lc Lang (cu phó tng giám đc), Kiu Đình Hòa (cu giám đc BIDV Hà Tĩnh), Lê Th Vân Anh (cu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).

‘Bị bt’ năm 2017

Trần Bc Hà là mt nhân vt gây sóng gió trên thương trường Vit Nam không ch bi nhng v làm và ‘ăn’ khng l, mà còn bi t my năm qua nhân vt này mang tn sut được đn đoán ‘b bt’ thuc loi cao nht, thm chí còn cao hơn c mt đng nghip ca ông Hà là cu thng đc Ngân hàng nhà nước Nguyn Văn Bình - người hin nay đang nghim nhiên nm trong B Chính tr và gi chc Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Ngày 9/8/2017, Huy Đức (Trương Huy San) "ngu hng" đăng mt status trên facebook ca ông vi ta đ vn vn "Bc Hà". Tuy chng viết gì v chuyn ông Trần Bc Hà - cu ch tch hi đng qun tr ca Ngân hàng Đu tư và Phát trin - b công an bt hoc có th b bt, Huy Đc ch mô t kèm hình nh "Trong bc nh này (Bogaya, n Đ), khi xếp bng dưới gc b đ nơi được cho là pht t tng ngi, Bc Hà (phi cùng) là người duy nht có dáng điu rúm ró khác thường. Đây là giai đon mà quc gia này, Bc Hà ch "dưới Ba Dũng" và hách dch vi phn còn li, vy nhưng khi đi din vi thn linh nhìn ông ta vô cùng s hãi". Cùng ngày, ch s chng khoán Vit Nam lao dốc đến hơn 2%.

Một s trùng hp đáng điên đo đi vi ông Trn Bc Hà là vào tháng Tám đó - thi đim có "tin đn" ông Hà b bt, li "ng" vi tháng Tám năm 2012 khi mt đi gia ngân hàng là Bu Kiên b bt tht, khiến th trường chng khoán lao dốc không phanh trong suốt my phiên.

Trước khi b bt vào năm 2012, Bu Kiên cũng vài ln b "tin đn", và cũng có quan chc đng ra thanh minh "không có chuyn bt ông Nguyn Đc Kiên".

Ngay trước khi Trm Bê b bt vào đu tháng 8/2017, cũng có tin ngoài lề cho biết "Trm Bê đã thoát".

Trần Bc Hà ‘trc’ vi ai ?

Trần Bc Hà không ch là mt đi gia mà còn là mt chính tr gia – hiu theo mt cách nào đó, và đương nhiên đã biết được không ít tin tc cung đình, đc bit nhng tin tc liên quan đến an nguy của mình. Rất có th vào na cui năm 2017 và đc bit sau khi Đinh La Thăng b bt, ông Hà đã nm được mt nguy him nào đó s xy đến vi mình.

Vào thời còn là lãnh đo cao nht ca Ngân hàng BIDV, Trn Bc Hà li rt được lòng Ngân hàng nhà nước Vit Nam của Thng đc Nguyn Văn Bình – người được xem là "cánh tay mt" ca th tướng khi đó là Nguyn Tn Dũng.

Nếu đi gia ngân hàng Trm Bê là người được xem là "tay hòm chìa khóa" ca nhóm Nguyn Tn Dũng – Nguyn Văn Bình, thì Trn Bc Hà cũng được xem là có mối quan h rt "đc bit" vi Nguyn Văn Bình thi ông Bình còn là thng đc Ngân hàng nhà nước. Nói cách khác, có th ví trc Nguyn Văn Bình – Trn Bc Hà vi trc Nguyn Tn Dũng – Trm Bê.

Sau khi Trầm Bê b bt và mt cu y viên b chính tr như Đinh La Thăng còn phi ra tòa vi hai bàn tay b tra vào còng s 8, cơ may cho Trn Bc Hà qu tht rt mong manh. Theo đó, ông Hà có th b xem xét và x lý quá trình ông đã tr thành mt mt xích trong mạng lưới làm ăn (phi pháp) ca mt s quan chc cao cp như thế nào, k c nhng vic liên quan vi gia đình th tướng thi trước là Nguyn Tn Dũng ra sao…

Đến cui tháng Năm năm 2018, y ban Kim tra Trung ương đã kết lun nhng vi phm ca ‘đng chí Trần Bc Hà’ là ‘rt nghiêm trng’.

Trong số nhng ni dung vi phm ca kết lun trên, có th cho rng ‘vi phm quy trình, th tc, thm quyn, quy đnh v tín dng trong vic phê duyt ch trương, quyết đnh mt s khon cho vay, bo lãnh, đu tư, qun lý n, trong đó có vic phê duyt ch trương cho vay 4.700 t đng đi vi 12 công ty liên quan đến v án xy ra ti Ngân hàng Xây Dng’ mi là ni dung trng yếu.

Và hẳn là mc tiêu trng yếu mà Nguyn Phú Trng - khi đó mi ch là tng bí thư mà chưa thành ‘Tổng ch’, mun nhm đến.

Vào thời gian đó, dư lun mt ln na xôn xao tin đn v "sp bt Trn Bc Hà".

Nhưng sau mt thi gian n ào, báo chí lng bt v ‘Trn Bc Hà biến mt’. Và cũng chng còn đn đoán nào v vic Trn Bc Hà ‘sp b bt’.

Bầu không khí lắng đng như thế c âm sut t gia năm 2018 đến gn đây. Thm chí trong thi gian đó có tin v vic Trn Bc Hà vn đang ung dung đâu đó trên lãnh th Vit Nam.

Thông điệp nào cho Nguyn Tn Dũng ?

Thông tin về Trn Bc Hà b bt ti Campuchia có thể khiến người ta nh li v Dương Chí Dũng - Tng giám đc Tp đoàn Vinalines - cũng b bt ti ‘nước bn’ Campuchia vào năm 2012 bi hai lc lượng công an và Tng cc 2 ca Vit Nam.

Có thể cho rng đây là v hi t th ba k t sau cái chết ca Trần Đi Quang vào tháng Chín năm 2018.

Không biết vô tình hay hu ý, ch sau s kin ‘ch tch nước Trn Đi Quang chng may qua đi dù đã được tn tình cu cha’, hàng lot v vic mà trước đó tưởng như bế tc và chìm xung như v Nguyn Hu Tín - Phó ch tch Thành phố Hồ Chí Minh, v ‘thế lc và đường dây nào bo kê cho Trnh Xuân Thanh b trn ra nước ngoài’, và mi đây nht là v Trn Bc Hà, mi được hi t. Nguyn Hu Tín chính thc b bt, người đu tiên trong ‘đường dây Trnh Xuân Thanh’ là Đường Hùng Cường cũng vừa b bt, còn bây gi là Trn Bc Hà.

Và nếu cái thc tế trên không hn là vô tình, cng vi nhng đn đoán v mi quan h được xem là ‘hu cơ’ gia Trn Đi Quang và Nguyn Tn Dũng, v ‘bt Trn Bc Hà’ đang chuyn mt thông đip ln đến trước ca nhà ‘Anh Ba X’ : cựu th tướng Nguyn Tn Dũng không an toàn.

Có nghĩa là những cnh Nguyn Tn Dũng được Bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Thin Nhân đến nhà thăm vào tết nguyên đán năm 2019, Thành y Thành phố Hồ Chí Minh mi ông Dũng d hi ngh này n, Nguyn Tn Dũng xut hiện trong nhng dp l lt trong năm 2018…, đu có th ch là ‘din’.

Nhưng bn cht ca ‘vn đ Nguyn Tn Dũng’ li là nhng git nước mt còn lâu mi chu khô ca Nguyn Phú Trng ti Hi ngh trung ương 6 vào năm 2012

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 29/11/2018

Published in Diễn đàn

Bức tượng tạc một người đang ông điển trai, miệng cười, mắt hơi nheo, vẻ độ trung niên,... nhìn rất có thần thái.

ntd1

Một góc Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8 có một bức tượng nằm khép mình bên tiểu cảnh.

Bức tượng làm gợi nhớ ngay đến nhân vật hay cười trên chính trường Việt nam, được cho là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (?). Và quả thật, bức tượng đặc tả đúng khuôn mặt và nét co khuôn mặt của vị Thủ tướng quyền lực một thời này.

Những người từng làm việc với ông Nguyễn Tấn Dũng luôn nhắc nhau về một ‘nụ cười thường trực’, nó thể hiện sự tự tin có phần kiêu ngạo, nhưng tầng sâu của nụ cười có lẽ là,… nắm chắc được quyền lực trong hệ thống chính trị nước nhà. Phải chăng vì lý do đó nên ông mới lần lượt vượt qua các đợt kỷ luật từ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn thành nốt nhiệm kỳ thứ 2 dù tình hình kinh tế - xã hội bê bết, và trở về làm người tử tế.

ntd2

Nụ cười thường trực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh VnExpress

Trang Vnexpress ngày 6/4/2016 có hẳn một bài kỹ niệm ngày ông Nguyễn Tấn Dũng rời chính trường với tiêu đề : Nụ cười thường trực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong hầu hết các bức ảnh, vị nguyên thủ tướng cười mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc ông thừa nhận với báo giới về những ‘hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện quyền hành pháp là những trăn trở, day dứt nhất’ của ông.

‘Di sản’ ông Nguyễn Tấn Dũng để lại cho người kế nhiệm (ông Nguyễn Xuân Phúc) trở thành một trong những thách thức lớn lao cần giải quyết về cả mặt Đảng lẫn mặt chính quyền, nổi bật là hai yếu tố : tăng trưởng & nợ.

ntd3

Tượng bán thân ông Nguyễn Tấn Dũng ?

Nhà báo Hoàng Tư Giang trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho biết, chính phủ Việt nam vừa trình bày những 'chỉ số kinh tế ngon', trong đó GDP tăng 7,08% và GSO cho biết thành tựu này đến từ 'tính kịp thời và hiệu quả' trong điều hành của Chính phủ. Nhưng nhiều quan điểm phản ánh một cách ngắn gọn hơn : từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời ‘ngai vàng’ là nền kinh tế khởi sắc.

Rõ ràng, một chính phủ không cần điều hành quá siêu, mà chỉ cần điều hành đủ tốt, cộng thêm sự chăm chỉ - cần cù làm ăn của người dân, với ‘tiềm lực’ có sẵn thì Việt nam sẽ ‘khá hơn bây giờ’. Nhưng đáng tiếc, 2 nhiệm kỳ của ông Dũng để lại một ‘tiềm lực’ quốc gia yếu ớt và bệnh tật.

Nhưng ngay cả khi Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giải quyết tốt khâu tăng trưởng, thì nhiều nhà nhận định khác cho hay, Chính phủ kiến tạo vẫn phải loay hoay trong vòng xoáy của ‘nợ’.

Diễn biến ‘nợ - nợ xấu – khủng hoảng’ là vòng lặp mà bất kỳ ai cũng phải rùng mình khi nghĩ tới, nhất là khi chỉ số nợ hiện tại đang khiến cho nguồn ngân sách tái đầu tư vào phát triển là nhỏ nhất trong vay nợ đáo hạn. Nghĩa là vay thêm là nhằm mục đích trả nợ là chính, đầu tư cho phát triển – hạ tầng là thứ yếu. Trong khi đó, nguồn vốn FDI đang cho thấy những mặt trái tiêu cực của nó, khi nó chỉ cố gắng đưa Việt nam trở thành một điểm để gia công (như Trung Quốc thời trở thành công xưởng thế giới hai thập niên trước), với những công việc mang tính giản đơn, chứ không hề tham gia vào chuỗi giá trị.

Vốn FDI cũng liên quan trực tiếp đến giá trị GNP (tổng sản phẩm quốc gia) mà Chính phủ kiến tạo của ông Nguyễn Xuân Phúc không hề muốn nhắc đến. Bởi nó luôn trong trạng thái thấp hơn con số GDP được công bố. Lý do, GNP được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó. Ví dụ, một nhà đầu tư Đức xây dựng một nhà máy sản xuất giày tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa thì khi đó, tất cả các thu nhập của nhà máy sau khi đã bán giày đi được tính vào chỉ số GDP của Việt Nam. Nhưng lợi nhuận mà nhà máy này thu được sau khi đã trừ đi thuế, quỹ phúc lợi và lương người lao động Đức làm việc cho nhà máy được tính vào GNP của Đức.

Có nghĩa, con đường chấn hưng lại nền kinh tế của chính phủ kiến tạo còn rất nhiều khó khăn, và gần như sẽ phụ thuộc rất nhiều về chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tái cơ cấu nợ và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đảm bảo người giàu thì giàu lên, nhưng người nghèo không được nghèo đi.

Trở lại với bức tượng bán thân của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những di sản ông để lại tiếp tục bị dân tình chửi bới và mạt sát trên mạng xã hội lẫn ngoài đời. Và giá trị của ông hay của bất kỳ quan chức cộng sản nào khác, nếu không tạo ra giá trị và tận dụng tiềm lực quốc gia để đưa con tàu kinh tế - xã hội Việt nam đi lên thì cái giá cuối cùng vẫn là bị vứt bỏ, lăn lóc, trơ trọi và chịu sự nguyền rủa của người đời ; kể cả bởi chính các đồng chí của ông.

Đó cũng là tấm gương cho chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc, người đã gặp rất nhiều khó khăn và bị phản ứng xã hội nhiều từ những chính sách tăng thu thuế và BOT.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 04/07/2018

Published in Diễn đàn

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể đang khiến nhiều người không ưa ông không ưa ông phải ngỡ ngàng bực tức : từ tết nguyên đán 2018 đến nay, tần suất xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trên mặt báo quốc doanh là dày đặc hơn hẳn so với năm 2017.

ntd1

Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại buổi lễ dâng hương, tưởng niệm các Vua Hùng tại đền tưởng niệm ở quận 9, Sài Gòn vào buổi sáng 25/4/2018, đứng bên cạnh là giới chóp bu của thành phố : Nguyễn Thiện Nhân, Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Phong… Ảnh : Dân Trí

Lần xuất hiện gần đây nhất là buổi sáng 25/4/2018 (10-3 âm lịch), tại buổi lễ dâng hương, tưởng niệm các Vua Hùng tại đền tưởng niệm ở quận 9, Sài Gòn. Người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đứng bên cạnh giới chóp bu của thành phố này là Nguyễn Thiện Nhân, Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Phong…

Nhưng còn ấn tượng hơn thế nhiều, vào cùng thời điểm trên, một số tờ báo nhà nước bất chợt giật tít "Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng xin lỗi dân về "bệnh" của ngành thuế".

Đã lâu lắm rồi, kể từ thời đại hội 12 vào dầu năm 2016, báo chí mới nhắc đến Nguyễn Tấn Dũng như một sự tri ân về "cống hiến" của ông ta, cho dù vào thời bị xem là ‘phá chưa từng có’ của Nguyễn Tấn Dũng, nạn tham nhũng và tiêu xài lãng phí trở nên kinh hoàng mà để lại hậu quả nợ chồng chất như núi cho đến ngày hôm nay.

Hiện tượng báo chí nhà nước nhắc lại "công lao của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" là hoàn toàn trái ngược với hiện tượng không một tờ báo đảng nào chịu đăng, dù chỉ là một dòng tin chia buồn nhỏ, khi thân mẫu của cự thủ tướng Dũng - bà Nguyễn Thị Hường - qua đời vào đầu tháng Mười Hai năm 2017, dầu trước đó báo chí nhà nước ra rả đăng tin mẹ của một hoa hậu bị bệnh chết.

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ ít ngày sau đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng, đảng đã cho Đinh La Thăng "xộ khám". Thăng lại là nhân vật được xem là "thân tín của anh Ba X", đặc biệt vào thời cả hai nhân vật này còn "người tung kẻ hứng" liên quan đến núi tiền ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Hẳn không ít quan chức trung cao đã "đánh hơi" được vụ bắt Đinh La Thăng để từ đó mất tăm mặt mũi trong đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng - một biểu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết "phù thịnh không phù suy".

Sau hàng loạt vụ bắt bớ dành cho Đinh La thăng và đại gia ngân hàng Trầm Bê - người cũng được xem là gần gũi với Nguyễn Tấn Dũng, ngày càng xôn xao dư luận cho rằng đường đi của Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng "dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng".

Nhưng thời gian cận tết nguyên đán 2018 đã chứng kiến một hiện tượng chính trị khá đặc biệt : ngày 9/2/2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nhân còn "tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

Từ việc Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến "chúc tết" cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến hiện tượng ông Dũng được cho ‘tái xuất’ trên mặt báo nhà nước, trong khung cảnh "lò" của ông Trọng đang rừng rực thiêu đốt, đang khiến gợn lên một dấu hỏi lớn về một ẩn ý hay thâm ý của ông Trọng.

Phải chăng ông Trọng đã "buông bỏ", quên bẵng những giọt nước mắt uất ức vì không thể kỷ luật "đồng chí X" tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012 ?

Phải chăng giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đã đạt được một ‘thỏa thuận’ nào đó - có phần giống với một ‘thỏa thuận ngầm’ giữa hai nhân vật này mà dư luận đồn đoán, để kết quả là Nguyễn Tấn Dũng chịu rút tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 ?

Và phải chăng Nguyễn Tấn Dũng đã "thoát nạn" ?

Giả thiết vẫn chỉ là giả thiết. Nhưng chỉ biết rằng ngay trước mắt là một đoàn thanh tra về quản lý đất đai đang áp sát Phú Quốc ở Kiên Giang - ‘lãnh địa’ hoặc ‘căn cứ địa’ của Bí thư Nguyễn Thanh Nghị tức con trai của Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó, cơ quan cảnh sát điều tra C46 của Bộ Công an cũng đang áp sát vụ ‘Mobifone mua AVG’ với những dấu hiệu nào đó liên quan đến người con thứ hai của Nguyễn Tấn Dũng - đại gia Nguyễn Thanh Phượng.

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang tính toán một nước cờ mới, nằm trong tổng thể bàn cờ "chống tham nhũng thời kỳ trước", với những chiêu thuật lúc quyết liệt lúc lắng dịu, vẫn gieo hy vọng cho đối thủ của mình, nhưng lại tuyệt đối chưa có gì "buông bỏ" ?

Có một cách để suy xét trắng đen : hãy nhìn vào kết quả hoạt động điều tra vụ ‘Mobifone mua AVG’ và đặc biệt là thanh tra đất Phú Quốc. Nếu sau khoảng 3 - 4 tháng nữa mà Nguyễn Thanh Nghị vẫn không bị kỷ luật hoặc bị ‘luân chuyển cán bộ’, có thể cho rằng lá số tử vi của ông Nguyễn Tấn Dũng là tạm ổn trong một vài năm tới.

Nhưng nếu cả Nguyễn Thanh Phượng lẫn Nguyễn Thanh Nghị đều bị ‘lên thớt’ trong thời gian tới, khi đó người ta sẽ hiểu rằng tất cả những hình ảnh về Nguyễn Tấn Dũng và bài viết ‘tri ân nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’ trên mặt báo nhà nước hiện nay chỉ là một thủ thuật tung hỏa mù chính trị, trong khi mục tiêu cốt yếu không hề thay đổi.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/04/2018

Published in Diễn đàn