Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Án lệ" tổng thầu PVC trong vụ án Đinh La Thăng (VNTB, 13/01/2018)

Trên trang báo điện tử Vietnamnet hôm 11/1 có bài viết khẳng định rằng "Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện".

ntd1

Ông Đinh La Thăng và nguyên Thủ tướng Chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng

Bài báo nói trên không sai, nhưng chưa nói hết sự thật trong bộ máy điều hành của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ông Đinh La Thăng : tôi làm theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ !

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai : "Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn ; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.."..

ntd2

Ông Đinh La Thăng là 'mắt xích' trong nhiều vụ án ?

Phía công tố cho rằng Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện. Nội dung văn bản này chỉ là định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Còn trong Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ có đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện chỉ định thầu, với điều kiện phải đúng "các quy định pháp luật về chỉ định thầu".

Từ góc nhìn ‘câu – từ’ như nói trên, phía công tố cho rằng người đứng đầu Bộ Chính trị và ông Thủ tướng khi ấy không liên quan gì đến vụ án này.

Tuy nhiên, nếu tường tận văn bản Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009, thì có rất nhiều nội dung cho thấy người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí khi ấy đã làm theo đúng các quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo gì ?

Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 được ông Văn Trọng Lý ký phát hành trên cương vị phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

"Ngày 12 tháng 02 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ : Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Ngoại giao, Xây dựng, Khoa học và Công Nghệ : lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Tập đoàn : Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Điện lực Việt Nam.

ntd3

Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng thăm công trường xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp polyester Đình Vũ khi còn đương nhiệm

Sau khi nghe Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau : (…)" (Trích Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009)

Trong văn bản này có những nội dung rất mập mờ như sau : "Đối với các kiến nghị cụ thể của Tập đoàn tại công văn số 9460/TTr-DKVN ngày 18 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo riêng" – trích phần nội dung có tên "b) Về cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng, đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng".

"d) Đối với những kiến nghị liên quan đến Dự án mỏ Đại Hùng, Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo riêng" (…) "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ định nhà tổng thầu thực hiện các dự án : Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chỉ định thầu và đặc biệt lưu ý năng lực của các Nhà thầu được chỉ định". (Trích Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009)

Quy định về chỉ định thầu như thế nào ?

Luật Đấu thầu năm 2005, hiệu lực đến 30/6/2014, ở Điều 20. Chỉ định thầu, có nội dung như sau (trích phần liên quan đến nội dung Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 : "1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây : (…) c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia ; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết ; (…) 2. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định" (hết trích)

Thông tin công khai trên trang web của PVC cho biết dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã chính thức khởi công vào tháng 3/2011. Ngay sau khi Hợp đồng EPC được ký kết, PVC đã đàm phán, lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị chính, thu xếp vốn cho Dự án và đã lựa chọn Liên danh nhà thầu Sojitz - Daelim (SDC) làm đối tác cung cấp thiết bị chính cho dự án.

Về lý lịch, thì nhà thầu Sojitz (Nhật Bản), đã tham gia cung cấp tua bin, máy phát và thiết bị phụ trợ cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (2009-2013) và tham gia cung cấp thiết bị, thu xếp vốn cho nhiều dự án trên thế giới. Nhà thầu Daelim (Hàn Quốc), đã tham gia nhiều dự án nhiệt điện than, khí, điện hạt nhân tại Hàn Quốc và các nước khác trên thế giới theo hình thức EPC. Daelim có chức năng thiết kế, cung cấp, xây lắp cho các dự án xây dựng nhà máy điện.

Liên danh SDC đã có phương án triển khai rõ ràng, đồng thời có các cam kết về thu xếp vốn từ các tổ chức tài chính JBIC (Nhật Bản) và K-EXIM (Hàn Quốc) thông qua các ngân hàng thương mại BTMU, MIZUHO, HSBC.

Như vậy, phần thủ tục là đúng quy định của pháp luật về chỉ định thầu.

Nếu có… "án lệ" tổng thầu PVC

Trở lại với phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí đang diễn ra tại tòa án Hà Nội. Nếu việc chỉ định tổng thầu PVC ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xem là sai phạm của ông Đinh La Thăng, thì liệu để ngăn chặn những trường hợp tương tự, bằng thẩm quyền theo luật định, các thẩm phán sẽ đưa ra yêu cầu rà soát lại dự án đường sắt Cát Linh – thậm chí có thể xem xét trách nhiệm hình sự. Lý do : dự án này chậm trễ do Tổng thầu EPC - Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc kém năng lực tài chính, gây thiệt hại cho phía chủ đầu tư Việt Nam.

Số liệu tính đến ngày 8/1/2018, chỉ riêng tiền lãi vay, mỗi ngày dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải trả 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên nhà thầu Trung Quốc tiếp tục xin lùi tiếp tiến độ 11 tháng nữa, khiến phía chủ nhà Việt Nam mất thêm 396 tỉ đồng. Như vậy, gần 10 năm qua, dự án này đã 6 lần lùi tiến độ, đội vốn thêm 334 triệu USD.

Nay nếu quy kết tội trạng cho ông Đinh La Thăng về chọn tổng thầu, thì ở dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ phải quy kết trách nhiệm cho quan chức tiền nhiệm và đương nhiệm nào đây ?

Trần Thành

********************

Báo đảng : Nguyễn Tấn Dũng mới là người ‘chỉ định thầu’ ! (CaliToday, 12/01/2018)

"Bộ Chính trị", hay chính xác hơn là báo đảng, đã có phản ứng đầu tiên sau lời khai "việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là do chủ trương của Bộ Chính trị" của bị cáo Đinh La Thăng – cựu ủy viên bộ chính trị tại phiên tòa "xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỉ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN".

ntd4

Nguyễn Tấn Dũng (phải) sẽ gặp lại "nhân chứng" Đinh La Thăng trong một vụ án "giai đoạn 2" ?Ảnh : Thông Luận

Lời khai trên xảy đến vào ngày 9/1/2018, trước câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém.

Báo điện tử VietNamNet – một trong những tờ báo của Bộ Thông tin và Truyền thông và được xem là "thân đảng", vào ngày 11/1/2018 đã dẫn Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, theo đó "không có nội dung chỉ đạo xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 ; và càng không có chỉ đạo chỉ định thầu đối với công trình này".

Nội dung Kết luận số 41-KL/TW là "Định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Kết luận nêu những khó khăn thuận lợi và chỉ ra định hướng phát triển cho toàn ngành ngành dầu khí được thể hiện thông qua những tư tưởng chỉ đạo cụ thể". Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm : tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế…

Không biết vô tình hay hữu ý mà trong bản tin ngày 11/1/2018, trong khi "thanh minh" cho Bộ Chính trị, báo điện tử VietNamNet lại "Chúng tôi cũng đã tìm hiểu văn bản số 49TB- VPCP ngày 17/2/2009 Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Văn bản có nêu : "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ đạo các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các qui định của pháp luật về chỉ định thầu"".

Có thể hình dung rằng "Bộ Chính trị" vào thời kỳ 2006 – 2009 được đứng đầu bởi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – nhân vật được dân gian đặt cho biệt danh là "Ông Răng Chắc" và chuyên sở trường "trồng cây gì, nuôi con gì", ngay sau khi nghỉ hưu đã làm đám cưới với một nữ đại biểu quốc hội kiêm giám đốc một doanh nghiệp gây nhiều nợ nần và tai tiếng là bà Đỗ Thị Huyền Tâm.

Còn Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng từ năm 2008.

Với những văn bản mà VietNamNet dẫn chứng và "đối chứng" trong bản tin ngày 11/1/2018, hàn toàn rõ là Bộ Chính trị "vô can" trong vụ chỉ định thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính là "bị can".

Ở Việt Nam. Chỉ định thầu từ lâu đã trở thành con đường gắn nhất dẫn đến tiêu cực khủng khiếp và làm đầy túi quan tham.

Bản tin ngày 11/1 của VietNamNet có thể mang những ẩn ý chính trị sâu sắc và sâu đậm : trong bối cảnh Đinh La Thăng đang phải đối diện với mức án 14 – 15 năm do "cố ý làm trái…" và Đinh La Thăng lại được xem là "người thân" của "Anh Ba Dũng", bất kỳ một động thái khai báo nào của Đinh La Thăng trước tòa cũng đều có thể dẫn thẳng đến cửa nhà ông Nguyễn Tấn Dũng và biến ông ta thành "người có liên quan" trong vụ án này hoặc cũng vụ án này nhưng chuyển sang "giai đoạn 2".

Bản tin ngày 11/1 của VietNamNet còn có ý nghĩa như "vẽ đường cho hươu chạy" hay "mở đường cho người ta tiến" – theo một cách nói thông dụng của Tổng bí thư Trọng. Cứ căn cứ vào những dẫn chứng của bản tin này như một cách "báo nêu", Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Trần Quốc Vượng hoàn toàn có thể mở thêm một cuộc điều tra quan trọng đối với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ chỉ định thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Việc "Thăng khai báo Dũng" trước tòa vào ngày 9/1 và bản tin ngày 11/1 của VietNamNet có thể dẫn đến triển vọng lần đầu tiên trách nhiệm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị lôi ra trước tòa án và trước Hội đồng xét xử.

Kịch bản có thể đã xảy đến là để giữ được mạng sống cho mình, Đinh La Thăng đã "khai hết", "khai sạch", khai từ khi bị điều tra cho đến trước tòa và khai tới tận địa chỉ nhà của Nguyễn Tấn Dũng.

Hiện thời, tình thế của ông Nguyễn Tấn Dũng bị xem là "cá nằm trên thớt". Những mũi tấn công vào ông Dũng đang là vụ PVN cùng với "nhân chứng" Đinh La Thăng, vụ Trầm Bê mà có thể được tách thành một án riêng, vụ hàng loạt dự án đầu tư ngàn tỷ và trùm mền thời cựu bộ trưởng công hương Vũ Huy Hoàng, vụ con trai ông Dũng là bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị…

Có khả năng ông Nguyễn Phú Trọng muốn kết thúc sớm các vụ án xử Đinh La Thăng, Trầm Bê trước tết nguyên đán 2018 để sau tết "còn làm chuyện khác".

Quá nhiều để "chết".

Thiền Lâm

********************

Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện (VietnamNet, 11/01/2018)

Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện.

ntd5

Lãnh đạo Trung ương Đoàn, PVN, Ban Quản lý dự án chứng kiến ký kết giao ước thi đua  xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh PVC.vn

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí ngày 9/1, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai : "Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn ; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…". 

Vậy có đúng là Bộ Chính trị cho chủ trương chỉ định thầu Nhiệt điện Thái Bình 2 ?

Theo tìm hiểu của Báo VietNamNet, Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện. Nội dung văn bản này chính là Định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Kết luận nêu những khó khăn thuận lợi và chỉ ra định hướng phát triển cho toàn ngành ngành dầu khí được thể hiện thông qua những tư tưởng chỉ đạo cụ thể.

Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm : tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.

Kết luận cũng đưa ra định hướng các giải pháp về tìm kiếm thăm dò dầu khí ; khai thác dầu khí : phát triển công nghiệp khí ; công nghiệp chế biến dầu khí ; phát triển dịch vụ dầu khí. 

Chúng tôi cũng đã tìm hiểu văn bản số 49TB- VPCP ngày 17/2/2009 Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Văn bản có nêu : "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ đạo các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các qui định của pháp luật về chỉ định thầu".

Có thể thấy rõ, văn bản Kết luận số 41 của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không có nội dung chỉ đạo xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 ; và càng không có chỉ đạo chỉ định thầu đối với công trình này.

Với Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ có đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện chỉ định thầu, với điều kiện phải đúng "các quy định pháp luật về chỉ định thầu".

Một trong những tiêu chuẩn để chọn là đơn vị được chỉ định thầu, đơn vị đó phải hội đủ năng lực, trong đó có năng lực tài chính.

Nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, Bộ Chính trị có chủ trương làm nhiệt điện, thủy điện và đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện thế nào để đạt hiệu quả và không để xảy ra sai phạm, lại là trách nhiệm của đơn vị tổ chức thực hiện. Anh chỉ định nhà thầu không đủ trình độ, không đủ năng lực tài chính là sự chủ quan của anh. Quá trình thực hiện, để thất thoát tiền của Nhà nước, của nhân dân, người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Ở đây Bộ Chính trị không chỉ đạo làm nhanh, làm cấp tốc, làm với bất kỳ giá nào, bất chấp nguyên tắc, luật lệ hiện hành.

Đăng Tấn - Hiền Anh

Published in Diễn đàn
vendredi, 12 janvier 2018 18:34

Chúng nó…

Khi lòng thương thành tội ác

Vâng, chân thành cảm ơn nhiều bạn đọc đã nhắc nhở, chỉ bày khi tôi lỡ văng đôi lời tục tĩu trước đám tung hô về "lòng tử tế" và nghĩa "quân tử" của Đinh La Thăng cùng bè lũ X ăn tàn phá hoại đất nước.

chungno1

Ông Đinh La Thăng bị còng tay đi vào phòng xử

Nhưng quả thật, trước nhiều sự thể, không ngòi bút, câu chữ nào có thể diễn tả hơn một câu chửi, cho dù có tục tằn.

Hình ảnh Đinh La Thăng bị còng tay lôi ra tòa, có thể khiến nhiều vị chạnh lòng.

Vâng. Tôi cũng thế, ở nghĩa con người, thoạt đầu tôi cũng chạnh lòng, cũng thoảng chút… thương cảm chứ. Nhưng trên tư thế một nhà báo, tôi không cho phép mình tỏ lòng thương cảm, mà phải biết… căm thù !

Thương xót bọn ăn tàn vét tận, phá hoại nền kinh tế, ăn trên xương máu đồng bào thì "lòng thương" đó cũng đã thành tội ác. 

Chúng nó cười

Tại sao, trước vạn ngàn lời phỉ nhổ thế, chúng nó vẫn có thể cười ? Tại sao, sau khi vơ tàn vét tận tài sản quốc gia và phá nát tan cả nền kinh tế, chúng vẫn có thể thanh thản… vô chùa, làm "người tử tế" ?

chungno2

Ghét nhau ghét cả… nụ cười. Có thể thế chăng ? Tôi không che giấu điều này, bởi luôn xem chúng là kẻ thù, không chỉ kẻ thù của tôi mà kẻ thù của quốc gia, dân tộc.

Thà chúng biết khóc, như thằng Nguyễn Minh Hùng Việt Nam Pharma. Nhục thì rõ là nhục đấy, nhưng lại thấy còn chút động lòng cảm thương hơn, vì còn nhìn thấy ở đấy ít nhiều tính thiện.

Hay, chút thiện nhân ít ỏi trong chúng cũng không còn ?

Người tử tế hay kẻ khốn nạn ?

Không nín được, chắc phải tục một tí thôi, xin lỗi không thể khác : Tôi… ị vào mồm những đứa nào đang choàng áo "quân tử" cho Đinh La Thăng làm "người tử tế".

Vì sao, cái danh "tử tế" xưa nay vốn tử tế vậy, lại trở nên như một sự mai mỉa khinh miệt đến tột cùng, khi áp vào trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, và giờ với Đinh La Thăng ?

chungno3

Đã cố kìm mãi mấy ngày qua, khi nghe quá nhiều những bài báo ngợi ca một thằng khốn nạn, ăn tàn phá hoại đất nước là "người tử tế", "đấng quân tử". Nhưng rồi không thể văng một câu, cho dù biết là rất tục.

Có vẻ như, nhiều, quá nhiều những cây bút đang dính mùi... c !

Chúng nó, chúng tôi

Thấy nhiều người lên tiếng đòi tháo còng cho Đinh La Thăng.

nuocmat2

Chúng tôi - Ảnh : internet

Tại sao trước đấy, không nghe ai lên tiếng đòi tháo còng cho chúng tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, Cấn Thị Thêu, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… và mới đây là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa… ?

Thậm chí như phiên xử tôi, còn bị còng giật cánh khuỷu (bẻ quặt hai tay phía sau như… súc vật vậy). Phiên phúc thẩm, chúng còn còng xích cả hai chân tôi.

Nhưng tất cả chúng tôi, vẫn đạp trên mọi xiềng xích để ngẩng đầu trước toà. Còn họ, không, tôi phải gọi họ là chúng nó, tại sao chúng nó lại rúm ró cúi đầu trốn tránh ống kính phóng viên ?

Ai mới là "đối tượng nguy hiểm", chúng tôi hay chúng nó mới là kẻ đáng bị còng ? Nhân danh đạo đức và cái lẽ công bằng chi chi đó đòi tháo còng cho chúng nó. Còn chúng tôi thì sao ?

Hỡi những nhà đạo đức đang khóc ướt bàn phím cảm thương cho những Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh… Các vị có biết, trong tù chúng nó sống thế nào không ? Mùa đông chúng nó có chăn bông, vạt giường, mùa hè chúng nó có máy lạnh, thức ăn chúng nó thừa vứt cho chuột, chó.

Còn chúng tôi bị ngược đãi thế nào ? Giữa những ngày tê cóng này, trong khi chúng nó có chăn bông, vạt gỗ, thì những bạn tù của tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài… đang co ro trên sàn xi măng lạnh cóng.

Không ai bị coi là có tội, khi chưa có một bản án kết tội hiệu lực của toà. Vâng. Nhưng có phiên xử nào của chúng tôi, bị cáo và luật sư được tranh tụng thoải mái như các phiên xử chúng nó ? Các vị đòi hỏi lẽ công bằng trong giam giữ, dẫn giải, xét xử, tranh tụng. Nhưng tại sao, những công bằng đó lại chỉ dành cho chúng nó, còn chúng tôi thì không ?

Thưa thật, nếu các phiên tòa xử chúng tôi, cho tranh tụng một cách công minh, sòng phẳng thì chúng tôi xử tòa chứ làm sao tòa xử được chúng tôi.

Cùng là tù nhân, nhưng chúng tôi là tù khác. Còn chúng nó là loại tù nhục tù ô. Trả lời RFA về việc Đinh La Thăng bị còng tay lôi ra toà, tôi gọi đó là hình ảnh ô nhục. Nó khác, rất khác với những hình ảnh trước tòa của chúng tôi. "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang". Câu ấy, tôi nói trước toà, và được khắc ngay trên bức tường buồng giam B14. Nơi luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều bạn tù bất khuất của tôi đang bị giam giữ.

Ừ thì nhân đức. Nhưng lòng nhân ấy, nếu còn, tôi dành cho những bạn tù bất khuất của tôi, để góp chút hơi ấm đến những Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Cấn Thị Thêu… chứ không phải chúng nó, những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cả một lũ X khốn kiếp kia !

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 12/01/2018 (truongduynhat's blog)

Published in Diễn đàn

Đã đành, tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài nhưng có những vụ tham nhũng mà những người chủ trò vô tình hay hữu ý "gài thế" để kẻ đi sau muốn giải quyết nhằm "gỡ gạc" chút lợi cho dân, uy tín cho đảng,củng cố quyền lực, bảo vệ chế độ cũng không thể nào gỡ nổi.

Quả "gài" ở sân bay

Năm 2007 khi có thông tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nghe theo yêu cầu của ngành hàng không, nhượng bộ quân đội không dám dùng 30 ha đất nhàn rỗi bên quân sự triển khai 30 chỗ đỗ máy bay (lúc đầu đã đồng ý) ở sân bay Tân Sơn Nhất (đang thiếu chỗ đỗ, nhiều chuyến bay phải bay vòng chờ hàng giờ trên không) nhưng lại âm thầm cho đại gia quân đội làm sân gollf, nhà hàng,khách sạn ở đây nhiều cán bộ nhân viên ngành hàng không phẫn nộ với hành vi này. Thế nhưng với những người am hiểu chút chính trị và hầu hết lãnh đạo ngành này thì hiểu và đến nay thì chắc mọi người đã hiểu. Đó là một trong những quả "gài" chí mạng với "hậu thế" nhất là những sếp như ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, v.v...

thamnhung1

Thế lực quân đội bao giờ cũng quan trọng nhất không chỉ là lực lượng vũ trang mạnh nhất mà còn có nhiều ủy viên Trung ương ở đó

Năm 2007 là nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng nên ông cần nhiều sự ủng hộ trong đó thế lực trong quân đội bao giờ cũng quan trọng nhất không chỉ là lực lượng vũ trang mạnh nhất mà còn có nhiều ủy viên Trung ương ở đó. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng cần sự ủng hộ mạnh mẽ lúc này bảo đảm thế lực của ông vững trãi ngay từ buổi đầu và nguồn "sinh lực" ấy còn theo mãi ông cho đến sát Đại hội 12. Món quà lớn tặng cho các đại gia quân đội cộng với những nguồn lợi kếch xù từ việc cướp đất của dân, khai thác khoáng sản, phá rừng lấy gỗ bừa bãi, các dự án công nghiệp, thủy điện,… béo bở mang lại cho hầu hết những cán bộ cỡ ủy viên trung ương giàu sụ đã đưa thủ tướng đến địa vị "bất khả xâm phạm".

Đã "5 lần, 7 lượt", Bộ chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thể vì những lá phiếu giàu sụ cần sự "đồng lòng", che chở của thủ tướng. Nếu tại Đại hội 12, Bộ chính trị và ông Nguyễn Phú Trọng không "xé rào" nguyên tắc, điều lệ của Đảng thì có thể đến nay ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn tồn ở cái ghế thực quyền cao nhất và đất nước vẫn "khởi sắc", theo hướng : GDP vẫn cao, nợ xấu vẫn "dưới ngưỡng".

Việc cho quân đội làm các công trình thương mại trong sân bay Tân Sơn Nhất, Gia Lâm,… thuộc những khu đất vàng mang lại sức mạnh cho Thủ tướng nhưng để lại sự khốn cùng tắc nghẽn của sân bay Tân Sơn Nhất, cái khúc xương gà không thể nuốt của ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Quốc hội, lẫn lãnh đạo các cấp của đảng cộng sản hiện nay. Bởi vì, nếu ông nào không ủng hộ hoặc quyết tâm "giaỉ giáp" các sân golf, công trình thương mại, lợi ích "trời cho" của đại gia quân đội thì sẽ mất đi sự ủng hộ của họ, tức cái ghế của các anh, chị sẽ cực kỳ "trông chênh".

Quả nhiên, trước tình hình "nước sôi,lửa bỏng" về sự thiếu sân đỗ, tắc nghẽn cực kỳ nghiêm trọng ở sân bay Tân Sơn Nhất, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng không hề có ý kiến đả động gì trước công luận ; trong khi đó - ông Đinh La Thăng "xông xáo, mạnh bạo" có trách nhiệm trực tiếp, cao nhất với các sân bay thì không hề hé răng.

Sự im lặng ấy kéo dãi mãi, cho đến khi Đại biểu quốc hội chất vấn tại sao có sân golf trong sân bay.

Phải chăng chỉ vì phải lấy lòng Vietel, quân đội mà những ngày qua chính quyền Hà Nội có hành vi cường quyền tàn nhẫn, dối trá với dân trong việc tranh đất ở Đồng Tâm đang ẩn chứa nguy cơ nghiêm trọng về chính trị nhưng các cơ quan Trung ương, lãnh đạo đảng cộng sản chỉ cách 40 km mà coi như không biết gì ?

Nếu ông Tổng bí thư và các vị lãnh đạo thuộc Chính phủ, Quốc hội không giải quyết được vụ vi phạm pháp luật trắng trợn gây hậu quả nghiêm trọng ở sân bay Tân Sơn Nhất, Gia Lâm, Đồng Tâm,... thì các vị sẽ ăn nói với dân như thế nào ? Nếu các tướng soái, đại gia quân đội thực sự yêu đảng, ủng hộ chế độ, ủng hộ Tổng bí thư, Bộ chính trị "vì nhân dân quên mình"thì họ phải ủng hộ, tự giác thôi làm kinh tế, triệt thoái những công trình "hại dân" chứ ! Ngược lại, ai tin sự "quang minh chính đại" chống tham nhũng của đảng cộng sản, ai sẽ còn tin quân đội yêu dân, yêu nước ?

Thế nhưng, thời gian trôi qua, nhiều phát biểu của tướng tá vẫn không hàm ý "yêu đảng, vì nhân dân…". Họ vẫn ngang nhiên khẳng định quân đội làm kinh tế là tốt, và đặt ra điều kiện tiên quyết khi Nhà nước giải thể sân golf, nhà hàng, khách sạn chung cư... trên đất vàng Tân Sơn Nhất để mở thêm cửa khẩu đường không quan trọng nhất của quốc gia là : phải trả cho bên quân đội 3.000 tỷ VND.

Quả "gài" BOT

Không thể nói ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ "sậu" như Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Thể - Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính không hiểu BOT là công trình cạnh tranh với mạng đường cũ, doanh nghiệp phải dùng tiền nhàn rỗi của mình mà đầu tư. Vì đồng tiền các ông tước đoạt quyền đi lại từ do của dân trên các con đường họ đóng thuế, phí tạo nên từ bao năm qua và móc túi (hoặc trấn lột - theo lời Cựu Phó văn phòng quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng) tiền của dân bằng cách "tráng men" đoạn đường cũ độc đạo hoặc làm thêm đoạn đường mới rồi đặt các trạm thu phí, hoặc chặn cả hai đường (như quốc lộ 5 và 5B) để "trấn lột". Sự quá vô lý này cuối cùng khiến người dân phản ứng, và sẽ nhanh chóng đưa đến hai hệ quả :

- Nếu Nhà nước hiện tại đứng về lẽ phải, phía dân chuyển trạm thu phí đến đúng vị trí thì doanh nghiệp khó trong việc trả vốn, lãi ngân hàng. Nếu nhà nước bỏ tiền ra để mua lại đoạn BOT thì gánh nặng ngân sách càng nặng và những chi phí của doanh nghiệp vào BOT khó mà tin.

- Nếu nhà nước dùng vũ lực bảo vệ việc làm sai của đại gia, doanh nghiệp thì sẽ gây bất ổn XH, bị mất hết uy tín. Trong khi, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là doanh nghiệp vận tải sẽ chết do phí quá cao trong bối cảnh cạnh tranh chi phí và thị trường nội địa ngày càng khốc liệt.

Vụ "gài" phong tướng, tá

Thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, số lượng tướng tá được phong ồ ạt đến mức trở thành như những món quà mà nhiều anh không được phong thì "tâm tư".

Viên Đại tá Đỗ Hữu Ca có thành tích "chiến đấu" chiếm đầm tôm của nông dân Đoàn Văn Vươn một cách sai trái sau này cũng được ngành Công an phong tướng.

Việc phong tướng tá quá nhiều không chỉ giảm uy tín, sức mạnh quân đội, công an mà còn để lại cho hậu thế gánh nặng chi ngân sách thường xuyên.

Và hệ quả nêu trên đã tạo nên đòn "chí mạng" do tiền nhiệm "gài" lại, tiếp tục nhắm vào nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo hiện nay.

Ngoài những vụ tham nhũng kiểu "gài" như trên còn biết bao vụ khác như các dự án nghìn tỷ "đắp chiếu", tàn phá môi trường gây họa lâu dài làm hàng triệu dân điêu đứng, những vụ cướp đất, chia chác gây bao thù oán với dân đe dọa nghiêm trọng tính chính danh và uy tín vốn đã quá thấp của nhà cầm quyền.

Tham nhũng đã tai hại những tham nhũng kiểu "gài" còn thâm hiểm, tai hại hơn nhiều.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 12/01/2018

Published in Diễn đàn

Trong phiên tòa ngày 9 tháng Giêng, năm 2018, ông Đinh La Thăng, nói rằng quyết định chỉ định thầu của ông là chủ trương của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, và quyết định của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

bct1

Đừng trông chờ Bộ chính trị và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhân chứng tại tòa

Ông Thăng nguyên là Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, đang bị truy tố về tội cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý nhà nước.

Liệu tòa án sẽ triệu tập các thành viên Bộ chính trị và cựu Thủ tướng Dũng làm nhân chứng hay không ?

Luật sư Lê Công Định : Câu trả lời của ông Thăng là một thực tế chính trị kinh tế ở Việt Nam. Tuy rằng Bộ chính trị không có một tư cách pháp lý, một địa vị pháp lý chính thức nào, nhưng Bộ chính trị của Đảng Cộng sản luôn can thiệp vào mọi quyết định, kể cả những quyết định thuần túy về kinh tế của chính phủ.

Tôi từng đọc rất là nhiều hồ sơ của những dự án đấu thầu, chẳng hạn như sân bay Nội Bài, xây dựng sân Mỹ Đình,… tất cả những dự án đó tuy thuộc về chính phủ, nhưng bao giờ chính phủ cũng phải báo cáo lên Bộ chính trị để xin ý kiến, luôn chờ Bộ chính trị quyết định cho một cái chủ trương chọn nhà thầu này hay nhà thầu kia, hay là phê duyệt cái giá của gói dự án đó như thế nào, thì tất cả đều phải thông qua Bộ chính trị cả. Cho nên lời khai của ông Đinh La Thăng trước tòa ngày hôm qua là phản ảnh một thực tế hoàn toàn chính xác.

Kính Hòa : Theo những phiên tòa ở Việt Nam, người ta hay nói đến những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phải có mặt tại tòa, vậy Bộ chính trị và ông Nguyễn Tấn Dũng phải có mặt tại tòa ?

Lê Công Định : Điều đáng tiếc là pháp luật không bao giờ với tới Bộ chính trị được. Cho nên tuy ông Đinh La Thăng nói về một thực tế như vậy, xét về phương diện tố tụng hình sự thì hoặc là Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án phải yêu cầu triệu tập những bên có liên quan đến lời khai của đương sự, đến tòa để xem xét. Đó là qui định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên chúng ta biết rằng những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam thì thường luật pháp cũng không với tới, đặc biệt trước những vụ án hình sự như thế này. Huống chi Bộ chính trị là một tổ chức mà chẳng bao giờ chúng ta thấy qui định về nó như thế nào trong hiến pháp. Chúng ta đừng trông mong là trong một vụ án như thế này Bộ chính trị sẽ bị triệu tập, hoặc ít nhất tòa án có thể đình chỉ phiên xét xử để cơ quan điều tra xem về sự dính líu của lời khai của ông Đinh La Thăng, với vai trò của Bộ chính trị trong việc đưa ra chủ trương chỉ định thầu mà ông khai hay không.

Không bao giờ có chuyện đó, và chúng ta thấy những báo chính thức nào đưa tin ông Thăng khai có chủ trương của Bộ chính trị, đều gỡ xuống những thông tin đó. Điều đó muốn nói rằng chúng ta đừng nghĩ rằng Bộ chính trị có liên can vì một lời khai trước tòa của một bị cáo như ông Đinh La Thăng cả.

Kính Hòa : Trong những bàn luận về thể chế, về sự điều hành của Đảng, của Chính phủ, chúng ta cũng hay nghe nói rằng lấy quyết định trong nền chính trị Việt Nam, trong nền quản trị đất nước Việt Nam hiện nay là những quyết định tập thể, nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Nếu chúng ta cố gắng hiểu họ theo một hướng tích cực, thì họ muốn nói gì ?

Lê Công Định : Qui chế điều hành bên trong đảng cầm quyền ở Việt Nam là bct, tức là quyết định tập thể dựa trên những ý kiến dân chủ của những cá nhân. Họ bao giờ cũng đưa ra một quyết định có tính cách tổng quát, do nhiều người chịu trách nhiệm, chứ không riêng một cá nhân cụ thể nào.

Và thường thì họ phải xử lý nội bộ trong trường hợp những quyết định tập thể đó có một vấn đề nào đó về phương diện pháp lý. Chẳng hạn như một quyết định gây tổn hại về kinh tế như vụ án ông Đinh La Thăng.

Khi cần phải qui trách nhiệm thì họ có hai giải pháp : một là xử lý nội bộ những cán bộ nào chịu trách nhiệm cá nhân nhưng không bao giờ đưa người đó ra trước pháp luật, bởi vì sẽ có một tập thể bảo bọc cá nhân đó.

Gần đây chúng ta thấy giải pháp thứ hai là họ bắt những cá nhân chịu trách nhiệm và đưa những cá nhân đó ra tòa luôn, chẳng hạn vụ án chúng ta đang theo dõi.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy thì cái phạm vi thế nào để xử lý nội bộ, tập thể bảo vệ cá nhân, khi nào một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý chứ không xử lý nội bộ. Chúng ta hoàn toàn không biết có một ranh giới nào như vậy.

Và như thế người ta hiểu rằng trên thực tế, việc đưa những cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý có tính chất cá nhân trước pháp luật, thì đó là trong trường hợp phe nhóm này đấu đá phe nhóm kia bằng cách lôi người của phe kia ra tòa để trừng trị. Trong vụ án của ông Đinh La Thăng chúng ta thấy rõ điều đó.

Kính Hòa : Trong kinh nghiệm về luật pháp trên thế giới, có khi nào đảng cầm quyền phải ra tòa không ?

Lê Công Định : Rất thường xuyên. Những cá nhân của đảng cầm quyền vi phạm pháp luật thì chắc chắn họ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đảng cầm quyền của họ không phải là một đảng độc tôn, nó phải bị chi phối của luật pháp. Điều đó rất là bình thường. Chỉ có bất thường ở Việt Nam thôi.

Kính Hòa : Trong những diễn biến chính trị tại Việt Nam trong một năm qua có nhiều vụ tham nhũng được đem ra xử lý. Có những ý kiến cho rằng ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam cũng có những ý tưởng cải cách. Để tiến tới điều mà người ta gọi là có trách nhiệm giải trình, tiến tới cai trị bằng một nhà nước pháp quyền, thì trước tiên là chống tham nhũng cái đã. Ông quan sát thấy đúng không ?

Lê Công Định : Nếu cuộc chiến chống tham nhũng dọn đường cho một nền pháp trị trong tương lai, như những lời đồn anh vừa nói, thì cuộc chiến chống tham nhũng này thực sự rất đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên bản chất một chế độ cộng sản thì không bao giờ chấp nhận một nhà nước pháp quyền thực sự, trong đó họ chấp nhận tam quyền phân lập.

Không bao giờ.

Chúng ta thấy hồi năm 2013 đã có một cuộc tranh luận lớn về hiến pháp mới, ông Tổng bí thư của đảng cầm quyền đã tuyên bố là nhà nước và hệ thống chính trị ở Việt Nam không bao giờ chấp nhận thể chế tam quyền phân lập cả. Và như vậy chúng ta hiểu rằng nhà nước pháp quyền là vẫn theo cách hiểu của đảng cầm quyền, tức là phục vụ cho một đảng độc tôn cai trị đất nước này. Cho nên cuộc chiến chống tham nhũng ngày hôm nay, tuy chúng ta cũng ủng hộ, nhưng chúng ta chờ xem nó đến đâu ? Nó dẫn đến một cuộc thanh trừng nội bộ, đấu đá nội bộ, hay dẫn đến một nhà nước pháp quyền. Riêng cá nhân tôi thì tôi không bao giờ tin là sẽ dọn đường cho một cuộc cải cách chính trị nào cả.

Kính Hòa : Xin cảm ơn ông.

Nguồn : RFA, 10/01/2018

Published in Diễn đàn

Hiện nay, ở trong và ngoài nước đang có một cuộc chiến khá sôi nổi giữa nhóm Nguyễn Phú Trọng và nhóm Nguyễn Tấn Dũng. Nhìn vào trận tuyến, chúng ta thấy có ba nhóm đang tham chiến : Nhóm thứ nhất thuộc phe Nguyễn Phú Trọng gồm các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước. Nhóm thứ hai gồm các tay chân bộ hạ của Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm này có hai website ở hải ngoại từ thời Nguyễn Tấn Dũng còn tại chức, nay dùng nó làm công cụ chính đối kháng với Nguyễn Phú Trọng. Nhóm thứ ba gồm các cơ quan truyền thông chuyên làm công tác "chiến tranh tâm lý" : Thọc gậy bách xe, tạo ra nhiều giả thuyết hay nghi vấn để gây hoang mang dư luận, đổ thêm dầu vào lữa cho đám cháy cứ lan dần ra…

cuocchien1

Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng : Hai đối thủ trước khi lên võ đài

Dĩ nhiên, phe Nguyễn Phú Trọng đánh có chiến lược với những chiến thuật khá tinh vi để hạ đối thủ, vì nhóm này do nhiều chuyên gia của đảng và nhà nước phụ trách.

Hai nhóm còn lại thường sử dụng chiến thuật tung hỏa mù để tạo ra những phản ứng bất lợi từ quần chúng. Những người ít hiểu biết hay theo dõi tình hình thường bị rơi vào nhũng mê hồn trận này, không phân biệt được đâu là "địch" và đâu là "ta". Rốt cuộc, đi theo phe nào, những kẻ thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính đều bị biến thành công cụ.

Một trái hỏa mù đáng sợ

Trên trang nhà Đàn Chim Việt, Thạch Đạt Lang cho biết : Một người bạn hỏi tôi : Nghe nói ở Việt Nam bây giờ, trong đảng cộng sản có 2 khuynh hướng, một là thân Tàu hai là thân Mỹ, bạn có tin không ?… Đồng thời dư luận cũng nói tới chuyện – Theo Mỹ thì còn nước, mất đảng, theo Tàu thì còn đảng, mất nước !

Rõ ràng là hiện nay đang có một tin đồn trong dư luận rằng Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc, còn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ và cấp tiến. Một trang nhà thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng còn thổi thêm : Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm đảo chánh, hủy bỏ chế độ cộng sản và lập tổng thống chế… Những trái hỏa mù này đã tạo ra được phong trào ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng và chống Nguyễn Phú Trọng ở hải ngoại, coi Nguyễn Phú Trọng là "địch" còn Nguyễn Tấn Dũng là "ta" !

Chúng tôi xin nói lại một lần nữa : Đảng cộng sản Việt Nam theo chế độ "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" nên không thể xảy ra chuyện đó được. Điều 9 của bản Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định : "Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành trung ương".

Đường lối và chính sách của Đảng do Ban Chấp Hàng trung ương Đảng ấn định, tất cả phải tuân theo, ai làm khác là bị "chém" ngay. Có hai trường hợp bị "chém" vì không đi theo đường lối của tập thể, được nhiều người biết đến :

Trường hợp thứ nhất là Tướng Võ Nguyên Giáp : Nghị quyết Hội nghị trung ương 9 ra quyết định giải phóng Miền Nam, nhưng sau đó Võ Nguyên Giáp cho rằng nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô. Nhóm Lê Duẫn cho rằng Võ Nguyên Giáp đã phản Đảng, "theo chủ nghĩa xét lại", vi phạm Nghị quyết 9, nên đã đuỗi Giáp ra khỏi Bộ chính trị, cất chức Tổng tư lệnh quân đội và Bộ trưởng Bộ quốc phòng, hạ nhục bằng cách cho làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Có 42 người thuộc phe Võ Nguyên Giáp bị bắt vì tội "theo chủ nghĩa xét lại" và "thân Liên Xô".

Trường hợp thứ hai là Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ chính trị, bị Hội nghị trung ương VIII cất chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương và Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng "vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu" do "đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng".

Hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam đang chủ trương "bắt cá ba tay", vừa Trung Quốc, vừa Nga và vừa Mỹ để trục lợi. Chuyện Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc còn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ là chuyện chuyện hoàn toàn bịa đặt do nhóm Nguyễn Tấn Dũng tung ra để đánh lừa dân chúng, nhất là người Việt đấu tranh ở hải ngoại.

Nếu không tôn trọng nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã sụp đổ từ lâu. Với nguyên tắc này, dù ai lãnh đạo, đường lối và chính sách của Đảng đều như nhau. Vì thế, người Pháp đã bảo : "Un communiste vaut l’autre". Tên cộng sản nào cũng đều giống nhau.

Gạt ra một bên mặt trận "chiến tranh tâm lý" nhắm đánh lạc hướng hay đánh lừa dư luận, chúng ta thử tìm hiểu mục tiêu của nhóm Nguyễn Phủ Trọng, chiến thuật mà nhóm này đang áp dụng để loại trừ nhóm Nguyễn Tấn Dũng và dự đoán xem nó sẽ đi tới đâu.

Hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng

Từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đến nay, chưa có đảng viên cao cấp nào có thể thành lập một cơ chế tham nhũng rộng lớn và có hệ thống như Nguyễn Tấn Dũng. Trong thời gian cầm quyền, Dũng vừa cho áp dụng chế độ gia đình trị vừa biến hệ thống Ủy viên trung ương Đảng thành một cơ chế tham nhũng.

Em của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Tiến Thắng và ba đứa con của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Minh Triết đều nằm trong hệ thống tham nhũng. Đặc biệt, Nguyễn Thanh Phượng mới 26 tuổi đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu USD. Năm 2011, Phượng 31 tuổi là một tỷ phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Bản Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bất động sản Bản Việt và là thành viên của Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt với số vốn là 3000 tỷ VND. Với những "thành tích" nầy, Phượng được mô tả là "nhà doanh thương trẻ tuổi kỳ tài nhất của thế giới" !

Về chính quyền, Dũng đặt khoảng 20 công ty quốc doanh lớn nhất nước dưới quyền của Thủ tướng để thao túng như Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Lương thực miền Nam (VinaFood), v.v. Dưới mỗi công ty này có hàng chục công ty con dính theo, tha hồ mà "phân phát" chức vụ. Sau đó, Dũng cho một số lớn các ủy viên trung ương Đảng tham gia để kiếm ăn. Có ủy viên đã trực tiếp đứng ra kinh doanh, trong đó có cả Ủy viên Bộ chính trị, những ủy viên khác cho các "thái tử đảng" tham gia. Các thái tử này thường rất trẻ, nhiều khi chưa có chút kinh nghiệm gì.

Hình thức tham nhũng thiên hình vạn trạng và có khi rất trắng trợn. Trịnh Xuân Thanh đưa ra một thí dụ cụ thể : cứ bán 100.000 tấn dầu thì tàu mua chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách. Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm. Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 = 36 tỷ đô.

Lối ăn phổ biến nhất là ăn trên giá thực hiện công tác. Dưới thới Pháp hay Việt Nam Cộng Hòa, người ký giấy phép cho thực hiện công tác thường được biếu 15% trên trị giá công tác, người thực hiện tính tiền lời là 15% nữa, còn 70% để thực hiện công tác. Thời Nguyễn Tấn Dũng chơi cha hơn : người ký giấy phép cho thực hiện công tác thường được biếu 35% trị giá công tác, người thực hiện tính tiền lời là 15%, chỉ còn 50% để thực hiện công tác nên làm cái gì rồi cũng hư hỏng.

Vào thời Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI (2011 – 2015) ủy viên trung ương Đảng chính thức có 175 ghế. Với lối "hợp tác kinh doanh" nói trên, phe Dũng chiếm đến 70%, còn 30% thuộc về các phe khác, nên Dũng làm mưa làm gió. Vì thế, Dũng tin rằng khi ra tranh cử Tổng bí thư trong Đại Hội XII, chắc chắn Dũng sẽ thắng. Nhưng nhóm Nguyễn Phú Trọng đã lật ngược được thế cờ.

Chiến thuật của Nguyễn Phú Trọng

Ngày 3/12/2015, Ủy ban Kiểm soát trung ương đã gửi đến các ủy viên trung ương một Báo cáo mang số 9387, trong đó có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ". Đó là một bản liệt kê bằng chứng tội ác của Nguyễn Tấn Dũng với thông điệp : "Phải liệu hồn đi !". Bị điểm trúng huyệt, ngày 10/12/2015 Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một bản giải trình với kết luận "Tôi xin không tái cử".

Tập Cận Bình sau khi nắm chính quyền, cũng phải thanh thoán nhóm Giang Trạch Dân với các tay chân bộ hạ cũng đã được kết hợp lại bằng tham nhũng như nhóm Nguyễn Tấn Dũng. Tập Cận Bình đã thực hiện kế hoạch "bẻ đũa bẻ cả nắm" để hạ các đối thủ một cách mạnh mẽ, vì Tập Cận Bình ở vào thế mạnh. Trái lại, nhóm Nguyễn Phú Trọng không thể áp dụng các biện pháp như Tập Cận Bình được vì Trọng ở thế yếu.

Tập Cận Bình gọi chiến dịch đánh tham nhũng của ông ta là chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" và "săn cáo" (bắt giữ các quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài). Tập Cận Bình phá vỡ mọi "vùng cấm" khi thanh toán các quan chức "dính chàm", cho dù ở bất cứ cấp hay lĩnh vực nào. Tài liệu tổng kết sơ khởi cho thấy chỉ trong vòng 3 năm (2014-2016) đã có gần 36.000 đảng viên cấp cao bị khai trừ khỏi đảng và bị truy tố, trong đó có 22 cựu quan chức từ cấp Bộ trở lên cho đến ủy viên Bộ chính trị. Số quan chức cấp thấp bị trừng trị vì tham nhũng lên đến 1,34 triệu người. Có 3.339 nghi phạm lẩn trốn tại hơn 90 quốc gia và khu vực trên thế giới đã bị bắt, trong đó có 628 cựu quan chức. Khoảng 1,41 tỷ USD được thu hồi.

Nguyên tắc sống của người đảng viên cộng sản là "phù thịnh bất phù suy", vì phù suy là đi đời nhà ma. Do đó chẳng ai muốn tiếp tục theo Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng có nhiều viên chức theo Dũng đã "dính chàm" quá nặng, không có đường trở về nên tìm cách bỏ trốn hay liên kết với nhau để kháng cự lại. Do đó, nếu Trọng làm mạnh như Bình, sẽ đưa đến rối loạn. Nhóm Nguyễn Phú Trọng phải nghĩ đến biện pháp "bẻ đũa bẻ từng chiếc". Chính Trọng đã từng nói : "Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta".

Trước tiên Trọng cho mở các cuộc điều tra và lập hồ sơ tư pháp. Sau đó ban chỉ đạo nghiên cứu, phân loại và xem vụ nào nên xử phạt về kỷ luật rồi bỏ qua, vụ nào có thể thanh toán trước mà không bị phản ứng mạnh, vụ nào để lại thanh toán sau… Chúng tôi thấy có những vụ tham nhũng rất quan trọng, nhưng các cấp vi phạm không thuộc thành phần quan trọng nên đã bị đưa ra "làm thịt" trước như các vụ Agribank, Vinawaco, Vinashinlines, Trustbank, Vietinbank, Oceanbank, v.v. Tiếp đến là những vụ có dính líu đến các nhân vật quan trọng hơn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xây lắp dầu khí, v.v. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh nằm trong loại này.

Hiện nay, có một nhân vật được báo chí nói đến nhiều, đó là Hoàng Trung Hải, người gốc Hoa, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đại biểu quốc hội nhiều khóa, đã được Nguyễn Tấn Dũng đưa ra làm Phó Thủ tướng và giao cho nhiều nhiệm vụ và công tác quan trọng, có liên quan tới nhiều vụ sai phạm, nhưng vẫn chưa được Nguyễn Phú Trọng sờ tới.

Kế hoạch thanh toán của Trọng sẽ vẫn được tiếp tục, bất chấp các đánh phá từ bên ngoài. Nhiều người vẫn tin rằng nếu Tập Cận Bình phải thanh toán Giang Trạch Dân thì Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ phải thanh toán Nguyễn Tấn Dũng.

Rồi sẽ đi về đâu ?

Từ ngày thành lập cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã có tất cả 11 đời Tổng bí thư. Cở như Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống), Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh mà cũng làm Tổng bí thư được thì ai cũng có thề làm được. Tại sao ?

Như chúng tôi đã nói ở trên, Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt và tồn tại được là nhờ thi hành triệt để nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Với nguyên tắc này, dù "Trọng lú thân Trung Quốc" hay "Dũng cấp tiến thân Mỹ" lên cầm quyền, cũng chẳng có thay đổi gì quan trọng về đường lối và chính sách.

Sở dĩ Đảng cộng sản Việt Nam tồn tại đến ngày nay là nhờ Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc cướp được chính quyền tại Trung Quốc năm 1949 và cầm quyền ở Trung Quốc cho đến ngày nay. Khi nào Đảng cộng sản Trung Quốc sụp đổ thì Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đi theo.

Ngày 4/1/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Từ Quảng Nam đến Kiên Giang, hai tuyến chiến thuật của Tổng bí thư Trọng

Rốt cuc, Qung Nam đã không th "nơi đây bình minh chim hót" theo cái cách mà người con đt Qung là Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã tng dùng thơ đ ví von v vn hi mi ca vùng đt này.

tbt1

Còn đâu cảnh "đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của chính phủ" vào năm 2011 ? Ảnh : Quốc hội

Hai tuyến chiến thut

Chỉ mt tun sau v cu y viên b chính trị Đinh La Thăng bt ng b Tng bí thư Trng ch đo B Công an khi t và tng giam, cùng lúc xut hin trên mng xã hi mt s đn đoán v mi quan h có v đang nht đi gia Nguyn Phú Trng và Nguyn Xuân Phúc, hàng lot lãnh đo cao cp ca tnh Quảng Nam b y ban Kim tra trung ương thông báo k lut : ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tnh y, Bí thư Ban cán s Đng, Ch tch UBND tnh ; ông Huỳnh Khánh Toàn, y viên Ban Thường v Tnh y, Phó Bí thư Ban cán s Đng, Phó Ch tch Thường trc UBND tnh, và có lẽ đc bit nht là trường hp hai cha con ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tnh y nhim kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán s Đng, Ch tch UBND tnh Qung Nam nhim kỳ 2011-2016 và ông Lê Phước Hoài Bo, Tnh y viên, Giám đc S Kế hoch và đu tư.

Sau Quảng Nam và Hậu Giang, sẽ rất có thể là Kiên Giang - "căn cứ địa cách mạng" của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Không biết vô tình hay hu ý, vào cùng thi gian trên li hin ra nhng tin ngoài l v kh năng ông Huỳnh Đc Thơ - Ch tch thành ph Đà Nng - không còn được "che ch" và s phi "ngh non", thm chí là ngh ngay sau Tết nguyên đán 2018.

Từ trước v xung đt quyn lc và có th c li ích nhóm gia cánh ca ông Huỳnh Đc Thơ vi Bí thư thành y Đà Nng Nguyn Xuân Anh, nhiu người đã cho rng ông Thơ thc ra là "người thân" ca Th tướng Phúc. Nhn đnh này dường như đã được chng minh bng kết qu ca Hi ngh trung ương 6 vào đu tháng 10/2017 : trong khi Nguyn Xuân Anh "mt sch" thì Huỳnh Đc Thơ vn ung dung ti v, bt chp nhiu điu tiếng v nhng công trình tai tiếng Đà Nng liên quan đến nhân vt này.

Có một b phn quan chc trung cao - nhng người s chiến dch "chng tham nhũng" ca Tng bí thư Trng và chng ưa ông Trng đến mc có l ch cu mong ông này b đt qu - đã tng kỳ vng rng vụ Đà Nẵng là đim kết thúc đ phn cui năm 2017 s không có thêm v nào khác. Ri đến khi n ra v bt Đinh La Thăng, mt s quan chc li hy vng rng đó s là v cui cùng ca năm 2017.

Nhưng s đi li c như khiêu khích ước mun an lành ca con người. Sau Đà Nẵng, đến Qung Nam. Sau Qung Nam đến Hu Giang…

Có thể nhìn rõ là Tng bí thư Trng đã và đang vn đng song hành hai tuyến chiến thut : va dùng y ban Kim tra trung ương đ thi hành k lut quan chc, va có v thng tay dp nn "thái t đng".

Sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017 - thi đim có th được xem là mc m màn cho "chng tham nhũng giai đon 2" ca ông Trng mà khi đu bng v bt cu y viên b chính tr Đinh La Thăng, không ch hàng lot quan chc ca Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVN) và quan chức ngân hàng b bt, mt s quan chc lãnh đo các đa phương Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Qung Nam b k lut, mà nhng "thái t đng" cũng b "lên tht" : Nguyn Phước Hoài Bo - con trai cu bí thư Qung Nam Nguyn Phước Thanh, Huỳnh Minh Phong - cậu ấm ca cu bí thư Hu Giang Huỳnh Minh Chc.

Ông Trọng li chng có gì phi "lăn tăn" vì ông ta không b dính chuyn con cái mình "hót hay nhy gii". Bi thế ông Trng chng ngn ngi "chém" nhng mái đu tr trâu nhưng li thích làm người ln.

Tuy nhiên những du hi ln bt ra là chiến dch "Dit thái t đng" ca Tng bí thư Trng ch thun túy là mt đng tác hãm bt "tham vng cá nhân" như tinh thn ngh quyết ca ông, hay còn mang mt n ý và nhm đến mt mc tiêu nào khác ?

Sau Quảng Nam và Hu Giang, ông Trọng còn mun tiến đến đâu na ?

Đảo ngc Phú Quc

Vài blogger "thân đảng" va quy hoch đim đến ca chiến dch trên. Nhng li khuyến cáo ln hàm ý đe da được tung ra nhm ti Nguyn Thanh Ngh và Nguyn Minh Triết - hai con trai ca cu th tướng Nguyn Tn Dũng, đòi hai người "tui tr tài cao" này phi tr li chc, nếu không "s có chuyn".

Nhiều t báo nhà nước cũng đang n ào h tr cho chiến dch "Dit thái t đng" ca Tng bí thư Trng. Không khí cũng khá ging vi cnh "đu t" v xe Lexus của Phó ch tch Hu Giang Trnh Xuân Thanh vào gia năm 2016 : không đánh trc tiếp ngay tâm, mà "làm" dn t vòng ngoài hướng vào tâm.

Có thể hình dung ngay rng trong không bao lâu na, vòng vây s khép kín hai người con ca cu th tướng Nguyn Tấn Dũng : Nguyễn Thanh Ngh - Bí thư Kiên Giang, và Nguyn Minh Triết đang Trung ương Đoàn.

Từ gia năm 2017, báo chí nhà nước đã bt ng lôi v khách sn Hương Bin xây sai quy hoch đo ngc Phú Quc ra "mn". Có t báo còn bo gan đ cp đến trách nhim ca Bí thư Nguyn Thanh Ngh.

Phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt "hổ lớn" khác ?

Nhiều kh năng ông Ngh s b "luân chuyn cán b" - mt hình thc được xem là ưu đãi - trong thi gian ti. Còn nếu không chu đi, Nguyn Thanh Ngh s có th phi đi mt vi đ th chuyn chng hay ho gì.

Nhưng con cái ch là mt vế. Nếu chiến dch "Diệt thái tử đng" đánh t ngoài vào nhm hướng đến hai người con ca Nguyn Tn Dũng, thì sau hai người con đó, Nguyn Tn Dũng s là cái đích cui cùng, mc tiêu ln nht.

Cô độc ngay ti "căn c đa cách mng"

Trong cuộc đi "vì đng vì dân" ca Nguyn Tn Dũng và ngay c khi ông quyết đnh tr li "người t tế", chưa bao gi Nguyn Tn Dũng li rơi vào tình thế cô đơn như lúc này.

Vào đầu tháng 12/2017, s kin đám tang m ca ông Dũng mt đã làm l ra mt s tht quá đen đúa : quá hiếm quan chc đương nhiệm và c hưu trí dám đến d đám tang này. Dường như c đám người tng mt thi anh em xôi tht như mt đàn nhng quanh Nguyn Tn Dũng đã ngi thy mùi t khí phng pht quanh ông ta nên dt xa càng nhanh càng tt.

Hiện tượng báo đng nói riêng và và báo chí nhà nước nói chung im bt trước đám tang ca m cu th tướng Nguyn Tn Dũng có th được xem là mt ch du đc bit, không ch v thói vô cm chính tr trong chính trường Vit thi nay, mà còn như mt biu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sc bc bẽo ca gii quan chc mang não trng ch biết "phù thnh không phù suy".

Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng - bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng.

Một facebooker bình lun : "Là người có khí cht Nam B giao lưu rng rãi, ông cũng ít nhiu cũng có b h hay đng liêu thân tín trong đng. Thế mà gi này không mt ai ti hay gi lng hoa viếng làm tôi tht s bt ng. Đúng là trước có người so sánh đng ca ông vi đng bn cướp tôi không tin. Nhưng gi nhìn li thy đng cướp nó vn nghĩa tình vi nhau hơn".

Tình cảnh "đèn nhà ai ny rng, thân ai người đó lo, hn ai người đó gi" đang ph biến đến mc ghê gm trong ni b Đảng cộng sản Việt Nam. Không ch vi trường hp Nguyn Tn Dũng, mà có lẽ tuyt đi đa s gii quan chc t trung cp đến cao cp ca đng s phi chu thân phn "hết quyn hết bc hết ông tôi" ngay sau khi h "ngh" - cho thy không ch hin tượng phân hóa sâu sc mà đang din ra giai đon phân rã ngày càng nhanh trong đng.

Vào năm 2016 sau khi Nguyễn Tn Dũng đã b ht khi B Chính tr sau đi hi 12 ca đng cm quyn, người ta vn nhìn thy có đến vài ba trăm quan chc cùng lng hoa chúc mng cho bui sinh nht ca ông Dũng.

Nhưng k t quý 4 năm 2016 khi chiến dch "đánh" Đinh La Thăng – người được xem là mt th h tin cn ca Nguyn Tn Dũng – khi đng, dường như Nguyn Tn Dũng cô đc hn.

tbt2

Sau 'hổ' Đinh La Thăng liu s ti ai ?

Cho đến năm 2017 và đc bit cùng vi các v vic Đinh La thăng b loi khi B Chính tr, v đi gia ngân hàng là Trm Bê – người được dư lun cho là "tay hòm chìa khóa" ca gia đình Nguyn Tn Dũng – bị bt và b đưa ra truy t, ri đến v Nguyn Thanh Ngh – con trai Nguyn Tn Dũng, đang là bí thư tnh Kiên Giang – có th b phe đng ca Tng bí thư Trng cho "lên tht" vi lý c đu tiên là v khách sn Hương Bin sai quy hoch ngc đo Phú Quốc, nghe nói c mt người thân ca Nguyn Tn Dũng là Lê Thanh Hi – cu bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh – còn không còn dám đi chơi golf vi ông Dũng na.

Sau hàng loạt v vic trên, ngày càng nhiu dư lun cho rng đường đi ca Nguyn Phú Trng trước sau cũng dẫn đến ca nhà Nguyn Tn Dũng.

Đường đi ca Nguyn Tn Dũng li b cho là đy tì vết tham nhũng. Nguyn Tn Dũng là đi th tướng b cho là "phá chưa tng có" trong lch s Đảng cộng sản Việt Nam, mt th tướng mà nếu cánh đng mun và dám làm, gn như bt c lĩnh vc hay công trình cộm cán v tin bc nào cũng đu ít nhiu mang bóng dáng ca cu th tướng Dũng.

Sau Quảng Nam và Hu Giang, s rt có th là Kiên Giang - "căn c đa cách mng" ca ông Nguyn Tn Dũng.

Vì sao phải truy t gp Đinh La Thăng ?

Trong bầu không khí không hề ăn ngon ng yên ca chính gii Vit Nam, vào ngày 20/12/2017, Cơ quan cnh sát điu tra B Công an đt ngt thông báo v bn kết lun điu tra và đ ngh truy t ông Đinh La Thăng cùng các đng phm.

Trong một din biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trnh Xuân Thanh s được đưa ra xét x vào tháng Giêng năm 2018. Bà Schlagenhauf - lut sư Đc ca Trnh Xuân Thanh - còn cho biết phiên tòa xét x Trnh Xuân Thanh có l s din ra vào ngày 10/01/2018.

Trịnh Xuân Thanh li được dư lun xem là đầu mi dn đến các nhân vt Vũ Huy Hoàng - b trưởng công thương và là cơ quan ch qun ca PVN, Đinh La Thăng, k c… Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Vụ truy t có v rt gp gáp đi vi Đinh La Thăng - vi bn kết lun điu tra được hoàn thành ch 11 ngày sau khi ông Thăng bị bt - đang khiến ny sinh nhng du hi mi : phi chăng cho truy t Thăng càng sm càng tt bi ông Trng đang phi chu áp lc v thi gian cho mt chiến dch bt "h ln" khác ?

Và, phi chăng Tng bí thư Trng mun ch đng đánh ph đu cánh quan chc dám phn ng ông qua v bt Thăng và trn áp luôn mt "âm mưu lt đ" nào đó còn trong trng nước ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 22/812/2017

Published in Diễn đàn

"Trâu bò húc nhau rồi ! Bọn mình chỉ là ruồi muỗi, thời này mà còn lao theo anh Hai anh Ba làm sân sau cho họ thì không chết lúc này cũng chết lúc khác" - một doanh nhân người Quảng Nam nói như thì thào, dù ngữ cảnh đang là một bàn nhậu ê hề tôm cá, bia bọt cùng không khí cụng ly sôi động.

anhba1

Ông Thăng là đệ tử ruột của anh Ba Dũng, mà đã thân với anh Ba thì làm sao được cụ Tổng ưa

Ngồi bên cạnh doanh nhân trên là một quan chức ngành dầu khí. Từ đầu bữa nhậu đến giờ, quan chức này lặng tăm, chỉ nghe, gật gù và uống. Thảng hoặc có người đưa ly chào mời, anh ta mới ậm ừ cho qua chuyện. Chỉ đến khi bị mọi người trong bàn hỏi vặn về nguyên do tại sao Đinh La Thăng bất ngờ bị bắt, quan chức này chợt tái mặt, nói thật chậm và thật nhỏ : "Đừng cha nào ghi âm tui nghe. Tui nghe nói ông Thăng là đệ tử ruột của anh Ba Dũng (Nguyễn Tấn Dũng), mà đã thân với anh Ba thì làm sao được cụ Tổng (Nguyễn Phú Trọng) ưa. Lúc trước bọn tui cũng đã tính là ông Thăng khó thoát, một lúc nào đó sẽ bị dựng dậy nửa đêm thôi. Y chang như vậy. Cái buổi tối ngày 8 tháng hai khi nghe tin Đinh La Thăng bị mấy tay bên Bộ Công an túm, nguyên dàn lãnh đạo dầu khí tê tái, co rúm như bị điện giật, còn không dám gọi điện thoại báo tin cho nhau biết. Sáng ra văn phòng mấy công ty dầu khí như đưa đám, chỗ nào chỗ ấy lặng ngắt, nhân viên lãnh đạo lấm lét nhìn nhau, giống như ai cũng sợ người khác là đặc tình công an. Cụ Tổng tuyên chiến thật rồi ! Bây giờ tui đố thằng nào còn dám gọi cụ Tổng là Lú. Khôn róc đời thì có ! Ổng đang đánh lớn, dầu khí bọn tui chỉ là một phần trong đó thôi. Nghe nói còn hàng trăm tay dầu khí nữa trong danh sách công an chưa bắt… Mà đâu chỉ có dầu khí, nhiều ngành khác cũng đang lên tăng xông. Càng cao càng dễ bị hốt. Tay nào mà không nhúng chàm. Cụ Tổng nói thì dễ lắm "trót nhúng chàm thì phải tự gột rửa", nhưng có ông nào dám đưa đầu ra gột rửa ? Có khi lại lạy ông tôi ở bụi này, làm mồi cho bên công an túm gáy. Mấy năm trước chạy được thì không chạy mà cứ lo ăn chơi, còn giờ này mới tính chuyện chạy thì quá muộn rồi. Hôm bữa vô tình tui mở mấy trang mạng lề trái ra đọc, giờ nhớ lại mới thấy cám cảnh : cái đám tù nhân lương tâm và dân chủ nhân quyền coi họ đang sống trong nhà tù lớn. Thì bọn tui cũng đâu có khác, lúc nào cũng hồi hộp không biết công an sờ gáy mình khi nào. Nằm nhà mà nghe tiếng còi xe hơi ngoài cửa là lại giật mình. Đinh La Thăng mà còn phải vào nhà đá thì thứ tôm tép bọn tui ăn thua gì".

Chưa bao giờ giới quan chức tham nhũng và nhóm thân hữu trục lợi chính sách lại bị phủ trùm tâm lý lo sợ bị "xộ khám" như ít tháng gần đây. Mối nguy hiểm "xộ khám" còn có thể tăng gấp đôi bởi bản chất cuộc chiến "chống tham nhũng" không chỉ thuần túy được hiểu theo ý nghĩa đẹp đẽ của từ này, mà còn mang tính xung đột quyền lực phe phái ngày càng nặng nề, ngày càng tiến đến điểm tới hạn "có ta không có mi".

Chỉ nửa năm sau đại hội 12 và sau khi Nguyễn Tấn Dũng "không còn nữa", đã bắt đầu lộ ra cuộc chiến mới của những nhóm quyền lực – lợi ích mới với những nhóm quyền lực – lợi ích cũ nhằm tranh giành và thôn tính "lãnh địa làm ăn". Vào thời gian đó, "sân sau" đã lần đầu tiên được phổ cập trên mặt báo chí nhà nước như một từ ngữ lột tả cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của từ điển tham nhũng phong phú đến kinh ngạc của Việt Nam. Giới đại gia và quan chức ngân hàng đã trở thành tiêu điểm của chiến dịch bắt bớ. Chưa bao giờ ngân hàng rung chuyển trong hết cơn động đất này đến cơn động đất khác như những năm gần đây.

Từ giữa năm 2016, cùng với chủ trương "chống tham nhũng" cùng chủ thuyết "việc cần làm ngay" của Tổng bí thư Trọng, cuộc tháo chạy tán loạn của giới quan chức kim tiền dần bắt đầu, để sang năm 2017 đã có những dấu hiệu chạy loạn cao độ, mà cao điểm là hình thức "ra đi tìm đường cứu nước" của những quan chức ngành dầu khí như Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy…

Nhiều quan chức khác thuộc "cánh Nguyễn Tấn Dũng" và cả ông Dũng cũng bị cho rằng sẽ không thể "hạ cánh an toàn".

Một khi Đinh La Thăng cũng không thoát, bất cứ ủy viên bộ chính trị nào cũng có thể bị "xộ khám" trong tương lai. Chính Tổng bí thư Trọng đã tạo ra tiền lệ ấy.

Ba ngày sau vụ bắt Thăng, đến lượt 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn cao su Việt Nam bị khởi tố…

Nếu vào thời gian trước đại hội 12, phần đông giới quan chức còn bàn tán rôm rả xem anh Ba hay Cụ Tổng làm tổng bí thư, anh Phúc hay anh Quang làm chủ tịch nước và không ít kẻ lăm le đón gió điếu đóm cho những lãnh đạo tương lai, thì bầu không khí hiện thời lắng bặt hệt như vào tháng Tám năm 2016 khi nổ ra vụ "cả ba bị bắn" ở đất dữ Yên Bái.

Cuối cùng thì "Cụ Tổng" đã thoát hẳn lốt lú. Ngày 8 tháng Hai năm 2017 rất có thể đã trở thành thời điểm khởi động "chống tham nhũng giai đoạn 2" của Nguyễn Phú Trọng. Quan chức là giới cảm nhận rõ nhất về một cơn cuồng phong đang gầm rú kéo đến. Đang hội tụ khá nhiều luồng khí cho cơn cuồng phong đó. Rất có thể "Cụ Tổng" đang muốn trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam với chiến dịch vừa chống tham nhũng vừa tự tôn quyền lực. Ở Trung Quốc, Tập đã khiến hơn tám chục quan chức tham nhũng phải nhảy lầu, thắt cổ, uống thuốc độc…

Những ngày tháng tới ở Việt Nam sẽ trĩu nặng và ghê rợn biết chừng nào !

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 18/12/2017

Published in Diễn đàn

Vụ bắt Đinh La Thăng vào ngày 8/12/2017 đã khiến cho cơ hội để Nguyễn Phú Trọng mở toang cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng là lớn hơn bao giờ hết, kể từ sau đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng lại được xem là mối quan hệ "môi răng". Nhưng trước đây, không nhiều người biết về câu chuyện thâm cung bí sử này.

Chỉ tới tháng Tư năm 2017 khi bất ngờ tung tóe vụ Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị kỷ luật đảng, người ta mới biết rằng Đinh La Thăng là "người của anh Ba Dũng", và việc ông Thăng được đưa vào "trấn" tại Thành phố Hồ Chí Minh rất có thể dựa theo một thỏa thuận ngầm giữa ông Nguyễn Tấn Dũng với ông Nguyễn Phú Trọng ngay trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Mà cuộc đối đầu lịch sử giữa Nguyễn Tấn Dũng với Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 vào năm 2012 thì không ai quên. Mãi cho đến ngày nay…

Một nỗi ám ảnh khôn nguôi đã đặc cách dành cho Tổng bí thư Trọng từ sau đại hội 12, cho dù ông đã lau được nước mắt trước đối thủ chính trị số một là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nỗi ám ảnh ấy còn đeo đẳng ghê gớm, đã trở nên cao trào mất ngủ bằng vụ biến mất cực kỳ thách thức của Trịnh Xuân Thanh, kể cả khi "Thanh đã về". Cho dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết trở thành "người tử tế", vẫn còn không thiếu kẻ luôn chực chờ gây hậu họa cho ông Trọng.

Cuộc chiến "chống tham nhũng" của tổng bí thư cũng bởi thế đã dần hóa thân vào ân oán quyền lực và thể diện.

Quyết định bắt Đinh La Thăng được Bộ Công an thi hành có thể được xem là một thắng lợi lớn của Tổng bí thư Trọng trong Đảng ủy công an trung ương và khiến nâng cấp quyền lực cho ông.

Không phải đại hội 12. Giờ đây, ván cờ quyết định sinh – tử mới bắt đầu.

Khỏi phải nói, cũng có thể hình dung ông Nguyễn Tấn Dũng và "dây" của ông đang ở vào thế nguy biến đến thế nào.

bat1

Còn đâu cảnh "đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của chính phủ" vào năm 2011 ? Ảnh : Quốc hội

Vào năm 2016 khi Nguyễn Tấn Dũng đã bị hất khỏi Bộ Chính trị sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, người ta vẫn nhìn thấy có đến vài ba trăm quan chức cùng lẵng hoa chúc mừng cho buổi sinh nhật của ông Dũng.

Nhưng khi bà Nguyễn Thị Hường – mẹ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – qua đời vào ngày 1/12/2017, đã không một tờ báo lề đảng nào nói tới, dầu trước đó báo chí nhà nước ra rả đăng tin mẹ của một hoa hậu qua đời. Cũng chẳng nghe nói về sự hiện diện tại đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng của nhiều quan chức Nam Bộ khác, về hưu hay đương nhiệm.

Hiện tượng báo đảng nói riêng và và báo chí nhà nước nói chung im bặt trước đám tang của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là một chỉ dấu đặc biệt, không chỉ về thói vô cảm chính trị trong chính trường Việt thời nay, mà còn như một biểu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết "phù thịnh không phù suy".

Kể từ quý 4 năm 2016 khi chiến dịch "đánh" Đinh La Thăng – người được xem là một thủ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng – khởi động, dường như Nguyễn Tấn Dũng cô độc hẳn.

Cho đến năm 2017 và đặc biệt cùng với các vụ việc, vụ đại gia ngân hàng là Trầm Bê – người được dư luận cho là "tay hòm chìa khóa" của gia đình Nguyễn Tấn Dũng – bị bắt và bị đưa ra truy tố, rồi đến vụ Nguyễn Thanh Nghị – con trai Nguyễn Tấn Dũng, đang là bí thư tỉnh Kiên Giang – có thể bị phe đảng của Tổng bí thư Trọng cho "lên thớt" với lý cớ đầu tiên là vụ khách sạn Hương Biển sai quy hoạch ở ngọc đảo Phú Quốc, và mới đây Đinh La thăng bị bắt, nghe nói cả một người thân của Nguyễn Tấn Dũng là Lê Thanh Hải – cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – còn không còn dám đi chơi golf với ông Dũng nữa.

Có thể phần lớn, nếu không nói là tất cả, đám quan chức – trước đây như một đám ruồi vẫn bu quanh Nguyễn Tấn Dũng – giờ đây đang "đánh hơi" được mùi sát khí bao phủ ông Dũng. Phần lớn, nếu không nói là tất cả, đang tìm cách tránh đi, chạy đi, bay đi càng nhanh càng xa càng tốt.

Bắt Đinh La Thăng – chiến thắng thứ hai của Tổng bí thư Trọng sau chiến thắng đầu tiên tại đại hội 12, dù khá muộn màng, vẫn mở toang cánh cửa để ông Trọng có dịp "hội kiến" với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc chiến đã hóa thân vào ân oán và thể diện. Ông Trọng lại không phải người dễ bỏ qua cho kẻ đã xúc phạm ghê gớm mình trong quá khứ. Đó hẳn là lý do vì sao chỉ cần có đủ điều kiện thời và thế, Tổng Trọng sẽ lập tức tạo điều kiện để Nguyễn Tấn Dũng chứng minh ông Dũng là "người tử tế" đến thế nào.

Theo logic đó, phiên tòa xử vụ PVN và Đinh La Thăng – dự kiến vào vào tháng 2/2018 – sẽ chưa phải cao trào của bản giao hưởng. Điều gì sẽ xảy ra nếu Thăng – để tự cứu mình – không những "khai sạch" mà còn tự nguyện trở thành nhân chứng để ông Trọng mở một phiên tòa lịch sử cho ông Dũng ?

Thiền Lâm

Nguồn : Calitoday, 10/12/2017

Published in Diễn đàn

Đấu đá, tranh giành quyn lc là mt trong nhng đặc trưng ca các chế đ cng sn, k t khi hình thái chính tr phi nhân này ra đi trên thế gii cách nay đúng mt thế k. Trên đu trường khc lit đó, các đu s vn là nhng bc thy v mưu mô, th đon thường dành cho đi th ca mình nhng cú đòn triệt h như th h là k thù không đi tri chung, ngay c khi k chiến bi đã b loi ra khi cuc chơi.

x1

Cựu Th Tướng Nguyn Tn Dũng.

Dậu đ bìm leo

Vit Nam, dù chưa tng nm gi ngôi v lãnh đo ti cao, nhưng nh đng đu b máy hành pháp và li được phn ln Ban Chp hành trung ương ng h, nên Nguyn Tn Dũng cùng b su đã tng "làm mưa làm gió" trong sut quãng thi gian 10 năm ngi trên ghế th tướng. Mt thi gian dài ông ta thm chí còn được coi là chính tr gia quyn lc nht Vit Nam. Dĩ nhiên, trong bi cnh đó, vic ông ta "mua thù chuốc oán" vi vô sng chí" ca mình là điu d hiu.

Chính vì thế, sau khi "đng chí X" b loi khi chính trường mt cách tc tưởi ti Đi hi XII Đng cộng sản Việt Nam, người ta vn ngóng ch nhng cuc "thanh toán" mà đi th ca ông ta nhm vào "nhóm lợi ích Nguyn Tn Dũng".

Và sau khi những đ t thân tín ca ông ta như cu B trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng b x lý và đc bit là sau khi ông trùm ngân hàng Trm Bê (người tng được coi là "tay hòm chìa khóa" ca "đng chí X") b bt, không ít người tin chc vic ông ta b s gáy ch còn là vn đ thi gian.

Số phn ca Nguyn Tn Dũng s thế nào ?

Đây là câu hỏi mà không ai có th đưa ra câu tr li chính xác, ít nht là vì hai lý do sau.

Thứ nht, trong chế đ cng sn, chuyn gì cũng có thể xy ra. Điu này xut phát t mt thc tế đơn gin : B Chính tr – cơ quan quyn lc ti cao quyết đnh mi vn đ ca đt nước – không chu s điu chnh ca bt kỳ b lut nào. Thc th quyn lc này có th nhóm hp bt c lúc nào, ra bt c quyết định gì, về bt c vn đ h trng nào… mà không cn phi thông báo cho ai biết.

Thứ hai, cng sn là mt chế đ di trá, và bn cht đó không h thay đi k t khi hình thái chính tr này ra đi cho đến nay. Càng leo lên nhng nc thang quyn lc trong h thống, các chính tr gia cng sn càng cho thy h là nhng chuyên gia "nói mt đàng, làm mt no". Vy nên, ch nhng ai quá ngây thơ thì mi d dàng tin vào nhng câu phát ngôn do nhng k "ăn ca dân không t mt th gì" phát ra.

Vì thế, đây chúng ta chỉ có th đưa ra nhng lý do khiến Nguyn Tn Dũng b tng vào "lò" cũng như nhng lý do giúp ông ta tiếp tc "làm người t tế".

Ba lý do giúp Nguyễn Tn Dũng không b x

(i) Nguyễn Phú Trng và Nguyn Tn Dũng là "đng minh chiến lược"

Trong bối cnh chiếc ghế Tổng bí thư ca Nông Đc Mnh b lung lay d di do dính vào v bê bi PMU 18 trước thm Đi hi X Đng cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006), b ba Nông Đc Mnh - Nguyn Tn Dũng - Hoàng Trung Hi đã bt tay nhau và hình thành nên mt liên minh hùng mnh để ngăn chn Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Minh Triết tr thành Tổng bí thư, bo v "ngai vàng" cho Nông Đc Mnh và bo đm chiếc ghế Th tướng cho Nguyn Tn Dũng. Theo kế hoch ca b ba này, ti Đi hi XI năm 2011, Nguyn Tn Dũng s thâu tóm chiếc ghế "2 trong 1" Tổng bí thư kiêm Ch tch nước, còn Hoàng Trung Hi s tr thành th tướng. Kế hoch này v sau đ b.

Ngay sau Đại hi X, Nguyn Tn Dũng đã tr thành "qu đm thép", nhưng không phi là ca lc lượng cp tiến trong đng nhm vào cung vng ca Bc Kinh như nhng k ngây thơ lm tưởng, mà là ca Nông Đc Mnh nhm vào nhng người tích cc nht trong vic phanh phui v PMU 18.

Trước Đi hi XI (tháng 1/2011), đ chng li mt Thường trc Ban bí thư Trương Tn Sang đang tràn đy cơ hi tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư ca Nông Đc Mnh hoc ít nht là thay thế v trí th tướng ca Nguyn Tn Dũng, Ch tch quc hi Nguyn Phú Trng đã gia nhp liên minh Hoàng Trung Hi - Nguyn Tn Dũng - Nông Đc Mnh. Sau mt nhim kỳ Th tướng đy ê ch, điu hành nn kinh tế một cách kém ci, khiến lm phát gn như luôn thường trc mc hai con s, nhưng trong bài phát biu bế mc kỳ hp cui cùng Quc hi khóa XII, Nguyn Tn Dũng vn được tân Tổng bí thư Nguyn Phú Trng hết lca ngợi : "Thủ tướng đã điu hành, qun lý đt nước năng đng và quyết lit."

(ii) "Ý chỉ" ca các ông ch Trung Nam Hi

Trước Hi ngh trung ương 6 khóa XI, Nguyn Tn Dũng tưởng như sp b k luật đến nơi (do Trương Tn Sang và Trn Đi Quang thúc ép Nguyn Phú Trng ra tay). Tuy nhiên, sau cuc gp Tp Cn Bình ti Nam Ninh ngày 20/9/2012, tình thế ca ông ta đã xoay chuyn, khiến Nguyn Phú Trng phi mếu máo đc din văn bế mc Hi ngh vào chiều ngày 15/10/2012.

Lần này, s phn ca "đng chí X" có th cũng s như vy. Đi ngũ dư lun viên ca Hà Ni cùng hai t Nhân Dân nht báoHoàn Cu thi báo ca Bc Kinh đã dày công nhào nn nên mt hình tượng Nguyn Tn Dũng – nhân vt chng Tàu số 1 Việt Nam. Chng nào "hình tượng" đó vn còn hu ích cho các ông ch Trung Nam Hi, chng đó ông ta vn còn được tiếp tc "làm người t tế".

(iii) "Thần thiêng nh b h"

Do mới ri khi chính trường nên Nguyn Tn Dũng vn còn mi liên h vi không ít tay chân trong bộ máy : Bí thư Hà Ni Hoàng Trung Hi, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyn Văn Bình (hai nhân vt được ông ta đưa vào B Chính tr), B trưởng công an Tô Lâm, Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Thin Nhân, Trưởng ban T chc trung ương Phm Minh Chính, v.v.

Ba lý do khiến Nguyn Tn Dũng s b x

1. Những người cng sn vn không có tình đng chí, bi đng chí là danh t cao đp dành cho nhng người cùng hướng đến mt mc đích cao c nào đó, trong khi ch nghĩa xã hội t lâu đã cho thy là mt quái thai ca lch s. Si dây kết ni gia các đng viên cng sn ch là mi quan h đng đng. Vì thế, vic Nguyn Phú Trng dm đp lên "xác chết chính tr" ca Nguyn Tn Dũng hu đánh bóng tên tui, to "thế và lc" cho cá nhân và phe nhóm là điu hoàn toàn d hiu.

2. Giống như trường hp cu B trưởng công thương Vũ Huy Hoàng (nhân vt tng được coi là "tận trung vi Tàu"), với các ông ch Trung Nam Hi, Nguyn Tn Dũng gi đây cũng chng khác gì qu chanh đã b vt kit. Do vy, vic ông ta phi ni gót Vũ Huy Hoàng đ giúp Nguyn Phú Trng "ghi đim" trong mt công chúng và Ban Chp hành trung ương là mt kh năng thc tế.

3. Nếu không tng được mt "con h" nào đó vào "lò" thì chiến dch "đt lò" ca Nguyn Phú Trng khó mà thuyết phc được dư lun, nht là khi ông ta đang mun ti v đến hết nhim kỳ, thay vì na nhim kỳ như d kiến ban đầu. "Con h" Trn Đi Quang thì e là khó nhằn, bởi ít nhiu nó vn còn nanh vut khó lường ; xem ra ch còn "con h" Nguyn Tn Dũng là kh dĩ hơn c.

Tóm lại, chỉ thi gian mi tr li được câu hi liên quan đến s phn "đng chí X". Tuy nhiên, cho dù có b các "đng chí" ca mình tng vào "lò" ln này hay không thì Nguyn Tn Dũng vn s được s sách "lưu danh" như là người lp được nhiu "chiến công" nht cho Trung Quc trong lịch s Vit Nam hin đi.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 26/09/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 22 septembre 2017 21:41

Mượn Dũng diệt Quang

Khi các thành phần lãnh đạo cao cấp nhiệm kỳ 12 đã được quốc hội phê chuẩn xong vị trí tứ trụ, cuộc tấn công để tranh giành địa bàn, kiểm soát lãnh vực của đảng cộng sản giữa các ủy viên bộ chính trị xảy ra ngay lập tức.

dung1

Quốc hội phê chuẩn xong vị trí tứ trụ, cuộc tấn công để tranh giành giữa các ủy viên bộ chính trị xảy ra ngay lập tức.

Đầu tiên Nguyễn Phú Trọng cùng các đàn em của mình như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và cánh đồng minh Trương Tấn Sang, Trương Hòa Bình mở cuộc tấn công vào cánh PVN và bộ công thương cũ. Cùng với những đợt tấn công này là dư luận đi theo hò hét cổ vũ nhắm tới cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hầu hết dư luận đều nghĩ rằng cuộc tấn công vào Đinh La Thăng là nhằm tới Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí những người thân cùng cánh với Đinh La Thăng cũng nghĩ vậy.

Ngày 23 tháng 7 đoàn công tác của văn phòng chính phủ do Lê Mạnh Hà con trai của chủ tịch nước Lê Đức Anh vào tận nơi Nguyễn Tấn Dũng ở để thăm hỏi và chúc sức khỏe người thương binh 2/4 đã 4 lần bị thương này. Trong chuyến thăm Lê Mạnh Hà đã gửi lời kính chúc đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1).

Trước đó 1 tháng, vào ngày 20 tháng 6 năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao huy hiệu 50 năm tuổi đảng cho Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên ông Dũng trở lại Hà Nội chính thức lên mặt báo từ khi về hưu. Việc ông Dũng ra Hà Nội nhận huy chương theo đề nghị của đích thân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu tại buổi nhận huân chương, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

- …là sự đánh giá nghiêm túc của Đảng đối với lòng trung thành đối với Tổ quốc, nhân dân, nỗ lực hoàn thành các trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đây là vinh dự trong cuộc đời hoạt động theo Đảng, hoạt động cách mạng, hết lòng hết sức phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc trao huy chương 50 năm tuổi đảng và thăm hỏi ngày 23 tháng 7 có thể được hiểu rằng ông Dũng không phải là đối tượng tấn công trong vụ Đinh La Thăng, hoặc có thể là trong vụ này chưa đến lượt ông Dũng là đối tương (2).

Cuộc tấn công vào Đinh La Thăng thứ nhất để triệt hạ Thăng, một đồng minh của Trần Đại Quang. Thứ hai phe Nguyễn Phú Trọng cần tập trung vào những vị trí đang là lãnh đạo bây giờ, có khả năng tranh giành quyền lực với họ chứ không phải là những vị đã về hưu. Bởi thế dù rầm rộ mấy thì Vũ Huy Hoàng cũng chỉ bị cách những chức đã từng giữ trước kia.

Người ta tưởng rằng cứ đà đánh Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng sẽ đến Nguyễn Tấn Dũng. Quả là ngây thơ. Phe Nguyễn Phú Tọng đã mượn Dũng ra làm con mồi để lợi dụng dư luận, một con mồi to đã về hưu thường kích thích được đám dân chúng và nhân sĩ hèn hạ và có thù hằn trước kia với Dũng. Tâm lý đánh kẻ một thời quyền lực nay đã hết là tâm lý, cái tâm lý của những kẻ hèn nhát nay nhìn thấy con cọp sắp bị bắt hả hê để thoả mãn sự hèn mọn của mình bấy lâu. Phe Trọng đã tận dụng tâm lý này để nhận được sự cổ vũ của một đám đông như vậy.

Nhưng khi được lòng đám đông cổ vũ việc đánh lợi ích nhóm, đánh Đinh La Thăng hướng tới Nguyễn Tấn Dũng,thì Trọng quay ngoắt sang diệt Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang, hai người có khả năng thay thế Trọng trong nhiệm kỳ này. Đây mới thực sự là âm mưu của việc Trọng làm.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh là chỗ thân cận của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Khi mà dư luận đang cổ vũ Nguyễn Phú Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, trông chờ vào việc xử lý Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng sẽ lần đến Nguyễn Tấn Dũng thì bất ngờ phe Trọng, Phúc, Sang lôi Nguyễn Xuân Anh ra xử lý. Dư luận hẫng một nhịp, nhưng trên đà cổ vũ tấn công quan chức thì cứ quan chức nào bị hạ, dân chúng cũng vỗ tay, thế là theo đà ấy vỗ tay theo ủng hộ xử lý Nguyễn Xuân Anh.

Đến đây phải nói bọn Trọng thuộc hàng cao thủ bậc thầy trong việc dẫn dắt dư luận, chúng đã khích dư luận dâng cao và mượn đường dư luận để thực hiện những âm mưu soán đạt quyền lực của chúng. Những cây bút thuộc chính trị hàng lề trái nổi tiếng một thời, cũng sa đà theo dẫn dắt của bọn Trọng, một cây bút của Đà Nẵng từng bị bắt tù cũng bị cuốn theo cái đà hướng tới mục tiêu Nguyễn Tấn Dũng mà không chú ý đến việc Đà Nẵng là mục tiêu của Trong. Osin Huy Đức một dư luận viên của Trọng đã làm công tác tư tưởng cho những cây bút phản biện trong và ngoài nước rằng mục tiêu của Trọng là nhằm tới Dũng, việc này có tác động làm cho những cây bút đó nghĩ rằng nếu tham gia đánh Dũng từ trước, khi Dũng bị sao có được chút oai phong, công trạng với dư luận nên hăng hái lao theo. Không còn để ý đến âm mưu thực chất của Nguyễn Phú Trọng là nhằm vào Trần Đại Quang. Vì thế khi biết tin Quang ốm, Huy Đức đã không cần phải che đậy mưu mô nữa, công khai đòi hỏi Trần Đại Quang phải từ chức.

Trọng, Phúc, Sang chỉ âm mưu diêt Quang. Bởi thế những vụ việc nơi khác như Yên Bái, Thanh Hoá, Hải Dương. Hà Tĩnh rầm rộ và công khai gây bức xúc dư luận đến mấy cũng bị gạt ra một bên. Nhưng Đà Nẵng nơi ảnh hưởng của Quang thì được khoét sâu cho nội bộ Đà Nẵng tố cáo nhau kịch liệt thành tâm điểm để ra tay hay vụ Nguyễn Phong Quang ở Tây Nam Bộ bổ nhiệm con trai của Hùng Ken cũng thành chuyện lớn. Nguyên nhân Hùng Ken có qua lại với Đại Quang. Những đại gia nào có quan hệ với Đại Quang lần lượt vào tầm đạn của Trọng, Phúc. Một cánh tước bỏ tiềm lực của Trần Đại Quang.

Các tờ báo hăng hái tham gia tấn công Nguyễn Xuân Anh đều có những thế lực đứng đằng sau. Tờ Tuổi Trẻ được Huỳnh Bích Ngọc vợ đại gia Đặng Văn Thành, chỗ thân tình nhà Nguyễn Xuân Phúc nuôi dưỡng. Tờ Dân Trí do Trần Tuấn Anh nuôi dưỡng, cổ vũ Trọng diệt những thành phần phần cũ trong Bộ Công Thương giúp Tuấn Anh củng cố quyền lực cũng tham gia. Tờ Thanh Niên do Nguyễn Công Khế đệ tử Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ cơ hội tham chiến dành phần.

Ngoài ra những trang mạng hay tờ báo nhỏ và một số phóng viên do thứ trưởng công an Bùi Văn Nam chỉ đạo cũng ráo riết đưa bài tấn công Nguyễn Xuân Anh cùng với thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt là người của Tư Sang cũng trực tiếp nhằm vào Đà Nẵng.

Âm mưu triệt hạ Trần Đại Quang đã được dự định từ hơn một năm trước, khi vừa kết thúc đại hội đảng 12. Nhưng tất cả đều bị phe Trọng lừa cuộc tấn công đó nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng. Một kiểu mượn đường diệt Quắc của Tàu Cộng tưởng như cũ rích những vẫn hữu hiệu đến bây giờ.

Phe của Dũng nghĩ rằng cuộc tấn công của Trọng không nhằm đến mình. Phe của Quang cũng nghĩ vậy. Trong lòng họ còn mong cho phe kia bị Trọng tiêu diệt cũng như câu chuyện mượn Đường diệt Quắc. Trọng đã thành công khi lợi dụng được tâm lý này, sự mâu thuẫn giữa Quang và Tô Lâm là một ví dụ đã được Trọng khai thác tối đa. Nếu Tô Lâm để mặc cho Trần Đại Quang bị hạ bệ, thoát khỏi ảnh hưởng của Quang ở Bộ Công An, liệu Tô Lâm có được quyền hơn hay sẽ là một ủy viên Bộ Chính Trị tiếp theo bị Trọng xử lý ?

Trọng đang mặc cả với Tô Lâm, nếu Tô Lâm không bảo vệ Trần Đại Quang thì Trọng sẽ xếp yên vụ ầm ĩ về Trịnh Xuân Thanh. Còn nếu Tô Lâm có ý gì, Trọng sẽ đổ hết tội vào đầu Tô Lâm vụ việc này. Liệu Trọng có giữ lời với Tô Lâm hay không chắc phải thời gian nữa mới rõ.

Lẽ ra phải liên minh với nhau để chống lại Trọng, tạo thế cân bằng trong chính trường Việt Nam cũng như tạo cân bằng trong quan điểm đối ngoại giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Thì những ủy viên Bộ Chính Trị như Quang, Lâm, Thăng, Huynh, Bình... lại ai cũng chỉ lo thân mình, trở thành những cây đũa lẻ để Trọng bẻ dần.

Bây giờ thì đừng nói chuyện Nguyễn Phú Trọng về giữa nhiệm kỳ này, thậm chí có thể là cả nhiệm kỳ sau. Bởi tất cả những ai có khả năng đưa ra đề nghị ấy đều bị Trọng làm thịt cả.

Củi tươi đốt lò Trọng nói, chính là các ủy viên trung ương, bộ chính trị đương chức.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot.fr, 22/09/2017

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/doan-cong-tac-vpcp-tham-nguyen-lanh-dao-chinh-phu-nhan-ngay-27-7-385736.html

(2) http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-trao-huy-hieu-50-nam-tuoi-dang-cho-nguoi-tien-nhiem-nguyen-tan-dung-20170620214428112.htm

Published in Diễn đàn