Có thể nói, 5 năm nhiệm kỳ của ông Nguyễn Xuân Phúc là 5 năm diễn hài. Ông diễn rất nhiều vở, từ trong nước ra nước ngoài. Nguyên nhân là một con người thiếu năng lực, nói nhiều làm ít. Nói trước quên sau, nói câu đau mâu thuẫn câu đầu. Từ đó ông Nguyễn Xuân Phúc đã tự biến mình thành một anh hề trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Phát biểu tại Áo ngày 15/10/2018 : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam là một quốc gia dân chủ, tôn trọng nhân quyền và lên án chế độ độc tài…
Làm một thủ tướng là nắm nền kinh tế đất nước, nếu con người có năng lực, thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ biết địa phương nào là đầu tàu kinh tế. Thực ra hỏi một học sinh phổ thông cơ sở ở Việt Nam thì cũng có thể có câu trả lời chính xác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đóng ngóp gần 30% GDP cả nước và là nơi đóng tới 82% ngân sách thành phố cho trung ương để trung ương nuôi những tỉnh nghèo ăn hại. Tuy nhiên, khi đến các địa phương ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vung gươm mua kiếm bất kể ông tự biết mình không có võ, nên từ đó ông thành anh hề trên sân khấu chính trị.
Cũng tương tự như việc đến địa phương nào ông Phúc cũng nói là "đầu tàu kinh tế cả nước" thì khi họp bàn về quản lí ngành của các bộ, ông Phúc cũng bảo ngành nào cũng mũi nhọn. Một thủ tướng mà không định hình được ngành nào là ngành mũi nhọn thì điều đó cho thấy, ông Nguyễn Xuân Phúc không có khả năng quản lí đất nước mà chỉ có khả năng khoác lác trước nhân dân mà thôi.
Rồi 5 năm nhiệm kỳ của Nguyễn Xuân Phúc cũng qua đi, ông ta không giúp gì cho nền kinh tế đất nước bứt phá. Ông hơn ông Nguyễn Tấn Dũng ở chỗ ông không phá nát nền kinh tế Việt Nam như ông Nguyễn Tấn Dũng thì cũng là may mắn lắm rồi.
Cuối cùng thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng rời ghế thủ tướng và người thay thế là ông Phạm Minh Chính. Một danh hiệu anh hề được nhân dân gán cho Nguyễn Xuân Phúc là một danh hiệu không đẹp đẽ gì, người dân cũng thấy xấu hổ vì một đất nước 100 triệu dân mà để một con người kém cỏi như thế làm lãnh đạo. Đó có thể nói là nỗi nhục quốc thể, tuy nhiên cũng phải đành chấp nhận, vì Việt Nam là đất nước độc đảng, người dân không có quyền bầu cử nên đành bất lực.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Nói đến tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là nói đến tránh cái xấu này nhưng không thoát cái xấu khác. Việt Nam đã có một ông thủ tướng thành anh hề bất đắc dĩ là ông Nguyễn Xuân Phúc, người ta hy vọng kỳ này ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng thì ông ta sẽ thay làm khá hơn những gì ông Nguyễn Xuân Phúc đã làm.
Đây là lời phát biểu của ông Phạm Minh Chính vào ngày 4/7 tại một hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch Covid
Từ khi còn là thứ trưởng Bộ Công an, ông Phạm Minh Chính đã viết sách về kinh tế. Người ta vin vào việc viết sách này cho rằng ông Phạm Minh Chính sẽ khá hơn ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ông Chính có khá hơn không thì chỉ có thực tế mới chứng minh được.
Ngày 4/7 ông Phạm Minh Chính có phát biểu tại hội nghị trực tuyến về công tác cống dịch như sau "Ngoài các phương châm phòng chống dịch đã có, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, bổ sung phương châm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa truyền thống và hiện đại, giữa phân tán và tập trung. Thủ tướng lấy một số ví dụ như kết hợp tây y và đông y trong điều trị bệnh ; kế thừa truyền thống của cha ông ta trong đánh giặc là vừa kết hợp chiến tranh hiện đại với bộ đội chủ lực và chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân. Tinh thần là kết hợp sức mạnh tổng lực để kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh".
Không biết một ông thủ tướng từng viết sách về kinh tế mà tư duy logic lại rất tệ như vậy thì ông điều hành đất nước kiểu gì ? Kết hợp giữa phân tán và tập trung là kết hợp thế nào ? Giữa truyền thống và hiện đại thì kết hơph trong tình huống nào và cụ thể ra sao ? Chẳng hạng như truyền thống mê tín thì phải vứt đi chứ chông dịch bằng tệ nạn mê tín là chống thế nào ?
Vậy nên, chỉ mới có 4 tháng nắm chiếc ghế thủ tướng nhưng người dân thấy ông Phạm Minh Chính không khác ông Nguyễn Xuân Phúc là mấy, nghĩa là người dân tránh vỏ dưa Nguyễn Xuân Phúc thì gặp vỏ dừa Phạm Minh Chính.
Hiện nay tình hình dịch bệnh rất phức tạp, qua công tác chống dịch người ta thấy rõ ràng ông Phạm Minh Chính chỉ đạo rất lúng túng. Thực hiện bắt cách li tập trung phi lí, Bộ Y tế cho ra nhiều quy định bất hợp lý làm cản trở hoạt động kinh doanh mặt hàng thiết yếu. Tình hình ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
Đất nước cần một người lãnh đạo có năng lực ắt phải thất vọng vì gặp phải một ông thủ tướng nói sai, nói bậy nhiều hơn làm đúng.
Phạm Minh Chính lại diễn hề
Qua 4 tháng ít ỏi làm thủ tướng, nhưng người dân vẫn thấy trong ông Phạm Minh Chính có tố chất của một anh hề như Nguyễn Xuân Phúc. Mới có 4 tháng ông Phạm Minh Chính đã diễn hề đến 2 lần, ngoài phát biểu thiếu logic như trên, có lần ông Phạm Minh Chính dẫn vấn đề đánh Pháp với đánh Mỹ ra để tự sướng về khả năng sản xuất vaccine của Việt Nam. Khả năng nghiên cứu và phát triển vaccine của Việt Nam hiện nay như thế nào chắc mọi người đã biết. Cho đến bây giờ vẫn là con số không tròn trĩnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức (Ảnh : Trần Hải).
Ngày 26/7, ông Phạm Minh Chính lại diễn vở kịch bầu bán tại quốc hội cộng sản Việt Nam. Đây là lần diễn thật một vở kịch mà ai cũng đã xem qua. Tuy nhiên, lần này diễn viên Phạm Minh Chính phối hợp với diễn viên Nguyễn Xuân Phúc diễn vở kịch giới thiệu và bầu. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được giới thiệu thủ tướng để quốc hội bù nhìn bầu thủ tướng mới.
Theo báo chí cộng sản cho biết, cuối giờ phiên làm việc ngày 26/7, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, ông Nguyễn Xuân Phúc với vai trò Chủ tịch nước giới thiệu ông Phạm Minh Chính – Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 (từ tháng 4/2021), đại biểu Quốc hội khóa XV, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Kết quả kiểm phiếu được công bố ngay sau đó, nếu không cần công bố thì ai cũng biết. Ông Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới là ông Phạm Minh Chính chứ không ai khác, và ông Chính sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.
Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958. Quê quán : Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII ; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII ; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Ông Phạm Minh Chính từng kinh qua các chức vụ : Thủ tướng Chính phủ (từ tháng 4/2021), Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an…
Anh hề Nguyễn Xuân Phúc và anh hề Phạm Minh Chính song kiếm hợp bích
Các đây 4 tháng, cả Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh chính cũng thề thốt kh nhậm chức. Tuy nhiên lần này lại cũng phải lặp lại lời thề nhàm chán đó. Không biết cả ông Phúc và ông Chính có cảm thấy xấu hổ vì việc làm vô nghĩa đó hay không ?
Phúc Chính : cặp song kiếm hợp bích ?
Thề hốt mất thời gian, mà cũng chẳng ai quan tâm trong thời kỳ dịch bùng phát như thế này.
Ba ngày trước, ông Nguyễn Đức Kiên, tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của thủ tướng, ca ngợi ông Phạm Minh Chính hết lời : "Chính phủ đã chủ động, lường trước các tình huống, từ kinh tế tới phòng chống dịch bệnh đồng thời phân cấp, phân quyền rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ 100 ngày qua là chính phủ chủ động và hành động vì dân."
Tuy nhiên, thực tế ông Phạm Minh Chính chống dịch có ra hồn gì không thì người dân đã có câu trả lời. Trong lúc dịch đang bùng phát mà Quốc hội tụ tập làm gương xấu cho toàn xã hội làm người ta ngao ngán cái chính quyền này lắm rồi. Toàn là diễn những trò vô bổ mà không chú tâm vào công tác chống dịch sao cho hiệu quả.
Trong một thời gian dài, Việt Nam không được công nhận là quốc gia có dịch vì số ca mắc và tử vong quá thấp. Nguyên nhân là do Đảng cộng sản chống dịch bằng tuyên giáo, họ không chịu đưa những con số thật mà là thông báo những con số thấp nhất có thể để ca tụng thành tích chống dịch. Chính vì vậy, việc tiếp nhận vaccine theo cơ chế Covax gặp khó khăn. Các nhà cung ứng cũng không ưu tiên vaccine cho Việt Nam mà dồn lực cho các nước giàu đang bị dịch tàn phá. Đấy, kết quả chống dịch của các anh hề là như thế, lợi bất cập hại.
Nguyễn Duy (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 28/07/2021