Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam vẫn còn dùng dằng về nhà nước kiến tạo hay khởi tạo ?

Phạm Lê Đoan, VNTB, 12/04/2021

Muốn đưa ra tầm nhìn chiến lược và các chính sách cụ thể phải giải phóng ra khỏi những tư tưởng, lý luận có tính giáo điều, xa rời thực tiễn.

kientao1

Tọa đàm : Từ Chính phủ kiến tạo đến Nhà nước khỏi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nề kinh tế 4.0 – Nguồn : Fulbright School of Public Policy and Management, 16/03/2021

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

Ý kiến đa chiều thảo luận về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp ở cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nêu quan điểm mô hình "Nhà nước Kiến tạo Phát triển" có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam.

Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình : nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa, và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, lưu ý rằng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CPTPP, EVFTA, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương, nên Việt Nam không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước.

"Vấn đề của Việt Nam là khi nhà nước có vai trò thì lại thường đẩy vai trò đó lên quá mức. Ví dụ như nhà nước có thể có vai trò tài trợ cho các dự án nghiên cứu, nhưng nhà nước có nên trở thành người thực hiện các nghiên cứu này hay không lại là một dấu hỏi lớn về tính hiệu quả" – theo ông Vũ Thành Tự Anh.

"Giống như một đàn ngựa trên thảo nguyên, phải để cho tất cả đều chạy, con ngựa nào mạnh nhất thì chiến thắng, thay vì cách làm lâu nay của Việt Nam là lựa chọn sẵn con thắng cuộc.

Do đó, phải kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế cạnh tranh thị trường để sàng lọc khắc nghiệt thì mới có dự án, công trình thực sự hiệu quả. Nếu không sợ rằng với đội ngũ làm chính sách, công chức không đủ hiểu biết, không thực sự liêm chính, chịu thao túng của lợi ích tư nhân thì một khoản tiền ngân sách khổng lồ có thể đổ sông đổ biển" – ông Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cho rằng Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo, hỗ trợ, thúc đẩy bằng nhiều chính sách đặt trong cái tâm của nhà lãnh đạo phục vụ nhân dân.

"Tôi đặt niềm tin Việt Nam sẽ có ngày càng nhiều những doanh nhân công, những nhà lãnh đạo xuất sắc có tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết tâm hành động, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tinh thần : Trách nhiệm – Danh dự – Lương tâm" – ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nói.

Ông Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản, trong một tham luận bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đặt vấn đề của mâu thuẫn về lý luận và thực tiễn giữa hai khái niệm kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội.

"Tôi thấy có hai nhóm ý kiến hoặc hai nhóm chuyên gia : Một là của các vị làm công tác quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ máy nhà nước, thường xuyên phải tiếp cận với các vấn đề thực tiễn, phải tìm cách giải thích đường lối, nguyên tắc của Đảng cộng sản Việt Nam sao cho hợp với thực tiễn.

Nhóm thứ hai là những vị có vai trò lãnh đạo trong các cơ quan lý luận, tư tưởng của Đảng như Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các bài viết của các vị lãnh đạo lý luận, tư tưởng ấy rất tiếc chỉ khẳng định lại những chủ trương đã cũ, xa rời với thực tiễn, đặc biệt là chỉ tham khảo, trích dẫn Văn kiện Đại hội Đảng và sách kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, chứ không đọc những nghiên cứu mới, không xét đến những thay đổi trên thế giới và tại Việt Nam.

 Tuy nhiên qua các bài viết này, ta đọc được lý do tại sao Đảng kiên trì muốn duy trì chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là lý do có sự khó hiểu trong khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng dù không có sức thuyết phục, những khẳng định của các vị trong nhóm thứ hai này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong nhiều năm tới của Việt Nam nếu vẫn kiên trì với lý luận và tư tưởng này.

Nếu như vậy thì con đường phát triển của Việt Nam trong tương lai rất đáng lo" – ông Trần Văn Thọ, nhận xét.

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 12/04/2021

*********************

Nhà nước kiến tạo phát triển hay Nhà nước khởi tạo – lựa chọn nào cho Việt Nam ?

Fulbright School of Public Policy and Management, 11/04/2021

Các bằng chứng kinh tế gần đây chỉ ra rằng khi chính phủ của quốc gia nào chủ động hành động táo bạo giống như các doanh nhân khởi nghiệp, không phung phí chi tiêu công cho các nhu cầu ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư công thích đáng cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, quốc gia đó sẽ đạt được tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

kientao2

Quang cảnh buổi tọa đàm về Chính phủ kiến tạo hay Nhà nước khởi tạo ngày 16/03/2021

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, nêu quan điểm mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hìn h: nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

Theo ông, nhìn vào lịch sử phát triển của tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển hoặc các nền kinh tế có văn hóa Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển đều đã phát triển thành công "hóa rồng" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và mới đây là Trung Quốc đang trên đường "hóa rồng".

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa lựa chọn rõ ràng dứt khoát đi theo mô hình này, mặc dù những đổi mới bước đầu theo hướng mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển thực chất đã manh nha. Một trong những cơ sở của quan điểm này đó là Việt Nam có nền văn hóa dù đứt gãy nhưng tương đồng với các "con rồng, con hổ" châu Á.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Chia sẻ với quan điểm trên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là "embedded autonomy", nghĩa là một mặt nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn; nhưng mặt khác nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới mong manh khi định hình về vai trò của Nhà nước.

"Các nước Đông Á theo mô hình này thành công bởi Nhà nước hiểu biết thị trường nhưng vẫn giữ được độc lập, liêm chính và trọng dụng nhân tài, nhờ đó kiến tạo được những chính sách khai phóng, tạo ra năng lượng cho đất nước phát triển" – Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói thêm.

Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp là trọng tâm thảo luận trong cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức. Tọa đàm bàn luận mở rộng từ cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới chuyên gia, báo chí và dư luận quan tâm.

Nguồn : facebook, FSPPM, 11/4/2021

**********************

Nhà nước kiến tạo phát triển hay nhà nước khởi tạo – Lựa chọn nào cho Việt Nam ?

Việt Lâm, Fulbright, 23/03/2021

Các bằng chứng kinh tế gần đây chỉ ra rằng khi chính phủ của quốc gia nào chủ động hành động táo bạo giống như các doanh nhân khởi nghiệp, không phung phí chi tiêu công cho các nhu cầu ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư công thích đáng cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, quốc gia đó sẽ đạt được tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

kientao3

Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp là trọng tâm thảo luận trong cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright  (FSPPM) tổ chức. Tọa đàm bàn luận mở rộng từ cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới chuyên gia, báo chí và dư luận quan tâm.

Nhà nước nhúng mình vào thị trường nhưng phải giữ được sự độc lập

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, nêu quan điểm mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình: nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

Theo ông, nhìn vào lịch sử phát triển của tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển hoặc các nền kinh tế có văn hóa Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển đều đã phát triển thành công "hóa rồng" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và mới đây là Trung Quốc đang trên đường "hóa rồng".

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa lựa chọn rõ ràng dứt khoát đi theo mô hình này, mặc dù những đổi mới bước đầu theo hướng mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển thực chất đã manh nha. Một trong những cơ sở của quan điểm này đó là Việt Nam có nền văn hóa dù đứt gãy nhưng tương đồng với các "con rồng, con hổ" châu Á.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Chia sẻ với quan điểm trên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh , Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là "embedded autonomy", nghĩa là một mặt nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn; nhưng mặt khác nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới mong manh khi định hình về vai trò của Nhà nước.

"Các nước Đông Á theo mô hình này thành công bởi Nhà nước hiểu biết thị trường nhưng vẫn giữ được độc lập, liêm chính và trọng dụng nhân tài, nhờ đó kiến tạo được những chính sách khai phóng, tạo ra năng lượng cho đất nước phát triển" – Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói thêm.

Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các chiến lược và chương trình công nghiệp hóa của Việt Nam trước đây, từ xi măng lò đứng đến thép lò cao, từ một triệu tấn mía đường đến Vinashin nhìn chung đều thất bại. "Nhà nước và cả hệ thống chính trị chỉ duy trì sự gần gũi với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chứ không hiểu biết thực sự về thị trường và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng không giữ được sự độc lập với doanh nghiệp", Tiến sĩ Tự Anh giải thích.

Mặc dù mô hình nhà nước kiến tạo phát triển được xem như một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng lưu ý rằng bối cảnh của những năm 1960 đến 1980 của thế kỉ trước cho phép các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore có thể công khai bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa một cách dễ dàng. Nhưng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CP-TPP, EVFTA, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương nên chúng ta không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước.

"Bối cảnh nền công nghiệp mới này thay đổi rất nhanh và linh hoạt, nếu chính phủ không có tầm nhìn xa thì luôn ở phía sau. Do đó, Nhà nước phải có tầm nhìn và sự linh hoạt, không được phép duy ý chí trong việc sử dụng sức mạnh và nguồn lực của mình trong chiến lược công nghiệp", Tiến sĩ Tự Anh khuyến cáo.

Iphone và vai trò khởi tạo của Chính phủ Mỹ

Trong bối cảnh nền công nghiệp mới này, Việt Nam có thể tham khảo mô hình Nhà nước khởi tạo (Entreprneurial State). Theo Mazzucato, Nhà nước Khởi tạo là Nhà nước chủ động đi đầu không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới mà còn tạo ra thị trường mới, từ đó dẫn dắt khu vực tư nhân đi theo. Chọn Mỹ, quốc gia được xem là nước tư bản chủ nghĩa điển hình trong đó vai trò chủ đạo là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế thị trường, và nhà nước chỉ đóng vai trò ổn định vĩ mô và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường thất bại, Giáo sư Mazzucato đã chứng minh rằng nhà nước Mỹ đã có một vai trò khởi nghiệp, sáng tạo, cách tân, chịu đựng rủi ro, nghĩa là có đủ các thuộc tính như một doanh nghiệp.

"Trong hàng thập kỷ qua, Chính phủ Mỹ đã và đang triển khai các dự án đầu tư công lớn vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, là tiền đề cho thành công kinh tế của Mỹ trong quá khứ và hiện tại. Từ Internet, công nghệ sinh học và khí đá phiến, chính phủ Mỹ đều đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo – họ thường đầu tư vào giai đoạn sơ khai nhất của quá trình đổi mới sáng tạo, cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa hơi để tiếp tục phát triển"., Mazzucato nhấn mạnh.

Nếu không có vai trò khởi tạo này của nhà nước thì Mỹ không có Thung lũng Silicon, không có iPhone và huyền thoại mang tên Apple. Sự thiên tài và "dại khờ" của Steve Jobs đã tạo ra những lợi nhuận và thành công khổng lồ, phần lớn là do Apple đã tận dụng tốt làn sóng đầu tư lớn của Nhà nước vào các công nghệ "cách mạng" làm nền tảng cho iPhone và iPad : Internet, GPS, màn hình cảm ứng và các công nghệ truyền thông. Nếu không có những công nghệ được tài trợ bởi Nhà nước này, sẽ không có làn sóng nào để mà Apple lướt một cách "dại khờ".

Chọn người thắng cuộc hay để thị trường tự quyết định ?

Nối gót chính phủ Mỹ, các nước Trung Quốc, Nhật, Đức,... ra sức đẩy mạnh đầu tư công vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ nguồn, công nghệ cơ bản mang tính cách mạng. Chẳng hạn, Trung Quốc là nước đi sau trong lĩnh vực công nghệ điện gió nhưng đến 2010 Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua Mỹ trở quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn nhất thế giới, chỉ 5 năm sau khi nước này triển khai mạnh mẽ chương trình tài trợ cho các hoạt động R&D và các dự án bằng các khoản trợ cấp hoặc các điều khoản cho vay thuận lợi. Tương tự, chính phủ Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la khuyến khích phát triển tấm quang năng trong nước và từ đó vươn lên vị trí dẫn đầu.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng trong bối cảnh Việt Nam đang dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, vai trò khởi tạo của nhà nước như Mỹ, Trung Quốc... là những gợi ý chính sách đáng tham khảo. Theo đó, nhà nước có thể chủ động đứng ra đầu tư vào những nghiên cứu cơ bản đòi hỏi thời gian lâu, rủi ro lớn, cường độ vốn cao. Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu mang tính ứng dụng, tức là có yếu tố thương mại thì tự doanh nghiệp có động lực làm và làm tốt hơn nhà nước.

"Vấn đề của Việt Nam là khi nhà nước có vai trò thì lại thường đẩy vai trò đó lên quá mức. Ví dụ như nhà nước có thể có vai trò tài trợ cho các dự án nghiên cứu, nhưng nhà nước có nên trở thành người thực hiện các nghiên cứu này hay không lại là một dấu hỏi lớn về tính hiệu quả", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm.

Chuyên gia tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ ra một thực trạng ở Việt Nam, nhà nước thường ôm hết từ A đến Z. Lấy dẫn chứng câu chuyện của Vinashin được tập trung đầu tư và ưu đãi "khủng" của nhà nước với tham vọng xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam, nhưng cuối cùng thất bại vì "cái gì nhà nước cũng ôm hết, kể từ khâu làm que hàn".

"Nhưng kết cục là đến que hàn chúng ta cũng phải nhập, chứ chưa nói đến những thiết bị cơ bản của một con tàu như động cơ, vỏ tàu hay hệ thống định hướng... gần như nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu mở ra, giao bớt cho tư nhân làm thì có thể Việt Nam đã có cơ hội", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh tiếc nuối.

Bởi vậy, theo Tiến sĩ Tự Anh, Chính phủ có thể thực hiện vai trò tài trợ nhưng nhất thiết phải thông qua cơ chế cạnh tranh. Ví dụ, các công ty, các nhà khoa học và các phòng thí nghiệm cùng cạnh tranh để giành được khoản tài trợ từ nhà nước. Khoản tài trợ đó phải được thông qua bình duyệt độc lập bởi đội ngũ chuyên môn rất am hiểu.

"Giống như một đàn ngựa trên thảo nguyên, phải để cho tất cả đều chạy, con ngựa nào mạnh nhất thì chiến thắng, thay vì cách làm lâu nay của Việt Nam là lựa chọn sẵn con thắng cuộc. Do đó, phải kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế cạnh tranh thị trường để sàng lọc khắc nghiệt thì mới có dự án, công trình thực sự hiệu quả. Nếu không sợ rằng với đội ngũ làm chính sách, công chức không đủ hiểu biết, không thực sự liêm chính, chịu thao túng của lợi ích tư nhân thì một khoản tiền ngân sách khổng lồ có thể đổ sông đổ biển", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Những cảnh báo của Tiến sĩ Tự Anh không hề xa lạ khi mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra danh sách 7 doanh nghiệp nhà nước lớn có tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ như VNPT, Viettel, VCB, PVN...được tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, phát huy vai trò dẫn dắt mở đường. Theo Tiến sĩ Tự Anh, đây là điển hình của cách nghĩ và lối làm cũ "chọn sẵn người thắng cuộc" trong khi chiến lược công nghiệp hóa dựa vào các tập đoàn nhà nước, "những cú đấm thép" đã thất bại trong thập niên trước.

Bắt đầu từ khung thử nghiệm thể chế

Là đồng sáng lập nhiều startup công nghệ đình đám ở Thung lũng Silicon (Mỹ) như Katango, OhmniLabs, Tiến sĩ Vũ Duy Thức (tốt nghiệp Đại học Stanford) cho rằng, vai trò khởi tạo của nhà nước trong đổi mới sáng tạo không nhất thiết phải là "nhà nước bỏ tiền ra đầu tư" mà có thể từ việc tạo ra các "policy sandbox" – khung thử nghiệm thể chế, cho phép một số công ty có thể thử nghiệm những công nghệ mới trong giới hạn cho phép trước khi triển khai ứng dụng rộng rãi.

Tiến sĩ Thức lấy ví dụ Toyota được Chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một thành phố mới trên diện tích 70 ha với khái niệm phòng thí nghiệm sống để đưa tất cả ứng dụng công nghệ mới vào, trong đó có xe tự lái. Toyota bỏ tiền ra triển khai thí nghiệm này với điều kiện khi thành công chính phủ sẽ có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho Toyota triển khai những công nghệ này trên toàn quốc. Singapore cũng đang áp dụng mô hình tương tự với công nghệ xe tự lái hay blockchain.

"Với các "sandbox" này, chính phủ cũng có cơ hội để thử và sai, để thất bại nhanh và học nhanh", Tiến sĩ Vũ Duy Thức bình luận.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng, nếu chính phủ đủ cởi mở thì có thể tạo ra những cơ chế mang tính thử nghiệm cho doanh nghiệp hay một địa phương, một vùng nào đó và nếu thành công có thể nhân rộng. Những thử nghiệm trước Đổi Mới 1986 như khoán hộ, phi hợp tác xã...xét về mặt nào đó chính là những "policy sandbox".

"Nhưng dù là thử nghiệm thì các sandbox này vẫn đặt trong tổng thể chung của hệ thống thể chế quốc gia. Bởi vậy, nhiều khả năng người được giao thực hiện sandbox phải chịu rủi ro lớn xuất phát từ độ vênh giữa hệ thống tổng thể và thể chế thử nghiệm. Do đó, phải có một cơ chế nào đó bảo vệ để họ dám làm", Tiến sĩ Tự Anh cảnh báo.

Việt Lâm

Nguồn : Fulbright, 23/03/2021

***************************

Vai trò nhà nước khởi tạo trong nền kinh tế

Fulbright, 12/03/2021

Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã gây ra sự bất ngờ - như mô tả của Giáo sư Trần Văn Thọ - khi bàn về chủ đề tuy "cũ" nhưng gây tranh cãi bất tận là quan hệ giữa nhà nước (state) và thị trường (market) bằng việc chỉ ra nhiều "hiểu lầm" về mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

kientao04

Trong cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo : Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của mình, Giáo sư Mariana Mazzucato cho thấy điều ngược lại: khu vực tư nhân chỉ có được sự can đảm để đầu tư sau khi nhà nước khởi tạo đã thực hiện nhiều khoản đầu tư rủi ro cao trước đó. Những nghiên cứu từ các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano của bà trong công trình này dẫn dắt cho luận điểm rằng trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhà nước không chỉ sửa chữa những thất bại của thị trường, mà còn tích cực định hình và tạo ra thị trường. Điều này khác với quan điểm phổ biến cho rằng nhà nước nên từ bỏ, hoặc ít nhất cũng cần tiết chế sự can thiệp đối với nền kinh tế và để thị trường tự do hoạt động.

Những biến động kinh tế đương đại ngày nay cho thấy sự kết hợp hài hòa các mô hình và chính sách kinh tế để đạt được mục tiêu chung, theo đó vai trò của nhà nước và tư nhân được xem xét một cách khách quan hơn. Một xã hội văn minh không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một chính phủ hiệu quả. Một xã hội cũng không thể có nền kinh tế mạnh nếu thiếu đi sự tham gia tích cực của các nhà kinh doanh.

Giáo sư Trần Văn Thọ trong lời giới thiệu cuốn sách nhấn mạnh thuật ngữ "Entrepreneurial State". Entrepreneurial hay entrepreneurship là thuộc tính của doanh nghiệp, chỉ tinh thần mạo hiểm, khám phá và áp dụng cái mới để làm ra sản phẩm mới hay phương pháp sản xuất mới, tìm kiếm thị trường mới, nguyên liệu mới... Ông cho rằng, thuộc tính này được gắn cho nhà nước (State) để chủ trương vai trò khởi tạo của nhà nước là một sáng tạo. Nếu có một chính sách kinh tế khéo léo, một con đường có tính sáng tạo, phù hợp với thời cuộc để bên cạnh việc xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, vai trò của nhà nước trở nên hợp lý.

Bàn chủ đề này trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, hay xem xét giá trị về khía cạnh lý luận tư tưởng kinh tế, những luận điểm của Giáo sư Mariana Mazzucato trong cuốn sách khơi gợi những ý tưởng bàn luận thú vị.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 26/7/2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước, đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân". Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, Chính phủ Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng một "chính phủ kiến tạo" có thể là chưa đủ. Để có thể phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo và đưa nó thành một nhân tố nền tảng cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ cần thiết kế chính sách theo tinh thần "khởi tạo" (entrepreneurial spirit).

Tọa đàm giới thiệu cuốn sách "Nhà nước khởi tạo" với chủ đề: "Từ Chính phủ Kiến tạo đến nhà nước khởi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức sẽ bàn luận sâu về chủ đề này. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright và Tiến sĩ Vũ Duy Thức – Nhà sáng lập, CEO Kambria & OhmniLabs sẽ tham gia thảo luận chủ đề dưới các góc nhìn chuyên môn của mình.

Thời gian : Từ 13:30 đến 16:00 giờ ngày 16 tháng 03 năm 2021.

Địa điểm : Tầng trệt, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Published in Diễn đàn