Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kính thưa quý vị !

Sau một thời gian chuẩn bị, cũng như trao đổi bàn bạc, một số anh em chúng tôi xin được thông tin tới quý vị, hôm nay chúng tôi ra mắt Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm học thuật, chúng tôi tập hợp nhau trên tinh thần học thuật và tập trung nghiên cứu về thể chế dân chủ. Hiện nay nhóm mới chỉ có 4-5 người, trong tương lai sẽ mở rộng, thu nạp thêm các thành viên, trên cơ sở đồng thuận về học thuật. Chúng tôi trân trọng đưa ra Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ để trình bày với giới khoa học, các tổ chức chính trị và toàn thể đồng bào, mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo và phản biện từ quý vị.

nghien1

Các thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế :  Hà Huy Toàn, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Vũ Bình, Lê Anh Hùng

Thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế :

1. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, đại diện Nhóm

Số điện thoại : 0987572844 ; Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Hà Huy Toàn, nhà nghiên cứu Triết học Chính trị

3. Lê Anh Hùng, nhà báo, dịch giả

Số điện thoại : 01292091829 ; Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

4. Bùi Văn Thuận, giáo viên, thư ký Nhóm

Liên hệ Nhóm : Nguyễn Vũ Bình, dđ : 0987572844

Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của quý vị trong các hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật của Nhóm.

Nhóm chúng tôi có một trang web để hoạt động, xin được giới thiệu http://nghiencuutheche.com/

Xin chân thành cảm ơn quý vị !

Trân trọng,

Hà Nội, ngày 09/6/2107

Thay mặt cho Nhóm Nghiên cứu Thể chế

Nguyễn Vũ Bình

*******************

Thông tin của Nhóm Nghiên cứu Thể chế

nghien0

Logo của Nhóm Nghiên cứu Thể chế

Trong trang web của Nhóm, đã có dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ, những sách báo, tài liệu liên quan tới dự án, cũng như lời giải thích về lý do việc đề xuất Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ Việt Nam :

- Qua tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam một thời gian khá dài, chúng tôi nhận thấy, Việt Nam sắp có sự thay đổi chế độ xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu có những dự phóng, đề án, dự án về xây dựng thể chế dân chủ là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Chúng tôi tập hợp nhau lại và xây dựng nên dự án này, ngõ hầu đáp ứng yêu cầu trên.

- Trải qua các nghiên cứu về phương thức tổ chức xã hội (xây dựng thể chế dân chủ), chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều khiếm khuyết và lỗ hổng của bản thân các thể chế dân chủ hiện hành, và cách thức xây dựng thể chế hiện nay trên thế giới. Chúng tôi đã nghiên cứu và tìm ra một phương thức tổ chức và cách thức xây dựng thể chế dân chủ có thể khắc phục được những khiếm khuyết và thiếu sót đó. Chúng tôi mạnh dạn đưa dự án của nhóm để trình bày với giới khoa học, các tổ chức chính trị, đảng phái và toàn thể đồng bào, mong được sự góp ý, chỉ bảo và phản biện của quý độc giả trong và ngoài nước.

Mục tiêu của Nhóm Nghiên cứu Thể chế :

a/ Mục tiêu cao nhất của nhóm Nghiên cứu Thể chế là đưa dự án này ra công luận để nhận được sự phản biện, góp ý và hoàn thiện dự án. Sau đó, nếu may mắn, dự án nhận được sự đồng thuận, được chấp nhận áp dụng vào việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam chính là giấc mơ biến thành hiện thực của toàn thể nhóm chúng tôi.

b/ Nếu không hoặc chưa được áp dụng, chúng tôi cũng đã trình bày được một cách tiếp cận khác, một phương thức tổ chức xã hội có khác biệt với phương thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên toàn thế giới. Và mục tiêu phổ biến dự án của chúng tôi không chỉ bó hẹp trong trong phạm vi xây dựng thể chế dân chủ chỉ của Việt Nam mà là phương thức xây dựng thể chế dân chủ chung cho tất cả các quốc gia muốn có tự do, dân chủ. Đây là mục tiêu thiết thực nhất của chúng tôi.

c/ Mục tiêu cuối cùng, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc tìm hiểu cách thức xây dựng thể chế dân chủ, các định chế dân chủ và sự vận hành của các thành phần, lực lượng trong một thể chế dân chủ.

Cách tiếp cận và sự khác biệt của Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ

Dân chủ : là phương thức tổ chức xã hội bảo đảm cao nhất các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Thể chế dân chủ : Là hệ thống các định chế, các giá trị, các chuẩn mực về tự do, dân chủ hợp thành những nguyên tắc tổ chức và vận hành của chế độ dân chủ bảo đảm cao nhất các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Căn cứ vào các khái niệm và sự quan sát trong thực tế, chúng ta thấy rằng, việc xây dựng thể chế dân chủ là vấn đề lớn và vô cùng phức tạp. Quá trình này cần bảo đảm hai yêu cầu quan trọng : Một là, bảo đảm việc vận hành của các định chế, đại diện là hệ thống bộ máy nhà nước được nhịp nhàng, trôi chảy không bị khuyết hãm, ách tắc và thiên lệch. Hai là, phải bảo đảm các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Trên thực tế, như chúng ta biết, hiện nay trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ, nhưng chỉ có chưa tới 30 quốc gia người dân được tự do, hay còn gọi là các quốc gia có thể chế dân chủ tự do. Số còn lại, hơn 120 quốc gia chỉ có dân chủ trong tuyển cử. Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên.

Thứ nhất, việc xây dựng thể chế dân chủ chưa gắn kết được mục tiêu tối thượng bảo đảm các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân. Nói cách khác, những lý thuyết về dân chủ cũng như việc xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới chưa xác định và chỉ ra được định chế nào trực tiếp bảo đảm các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân ? Chỉ có xác định được định chế trực tiếp và cốt lõi này, và xây dựng thể chế dân chủ tập trung và xoay quanh định chế cốt lõi đó mới bảo đảm được tự do cho cá nhân con người.

Thứ hai, cách thức xây dựng thể chế dân chủ, các bước tiến hành và thời gian chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ chưa đúng đắn, chuẩn xác để bảo đảm xây dựng hành công một chế độ dân chủ.

Như vậy, phần lớn các quốc gia mới chỉ bảo đảm được một yêu cầu về xây dựng thể chế dân chủ, đó là sự vận hành của hệ thống các định chế, hay bộ máy nhà nước. Một số quốc gia đã thực hiện thêm được một phần yêu cầu quan trọng thứ hai, đó là bảo đảm các quyền con người. Tuy nhiên, ngoại trừ Hoa Kỳ (và cả Hoa Kỳ cũng chưa có định chế cụ thể, trực tiếp), chưa có quốc gia nào thực hiện được phần quan trọng nhất trong yêu cầu thứ hai : khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ này, được trình bày và phổ biến nhằm khắc phục khiếm khuyết trong nội dung nhận thức về dân chủ, và xây dựng thể chế dân chủ cũng như cách thức tiến hành xây dựng thể chế dân chủ.

Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định được, cần có một định chế để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, đó là định chế về tòa án nhân quyền. Với định chế này, người dân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình khi bị xâm phạm. Trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ và vận hành bộ máy nhà nước, xu thế vi phạm các quyền con người là không thể tránh khỏi. Chỉ có tòa án nhân quyền, với đầy đủ sự độc lập và quyền lực tuyệt đối, với sự chủ động của chính người dân bị vi phạm, mới bảo vệ được quyền con người của họ. Để định chế tòa án nhân quyền có thể hoạt động được thực chất và hiệu quả, chúng ta cần có thêm một số định chế khác hỗ trợ. Đó là các định chế trang bị kiến thức về nhân quyền, tự do, dân chủ cho người dân ; định chế về cơ quan thông tin - nhân quyền và hỗ trợ pháp lý cho người dân ; cuối cùng là định chế quan trọng, miễn phí cho người dân khi tham gia tự bảo vệ các quyền con người của mình. Định chế này rất quan trọng, vì những người dân nghèo vẫn có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình.

Tựu trung lại, trên cơ sở cách thức xây dựng thể chế dân chủ của thế giới hiện nay, chúng ta cần bổ sung thêm một số định chế, trong đó có định chế cốt lõi tòa án nhân quyền để bảo đảm được mục tiêu tối thượng của một nền dân chủ, đó là bảo đảm và bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Hà Nội, ngày 12/6/2017

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 12/06/2017

Published in Diễn đàn

Thông tin của Nhóm Nghiên cứu Thể chế

Kính thưa quý vị !

Sau một thời gian chuẩn bị, cũng như trao đổi bàn bạc, một số anh em chúng tôi xin được thông tin tới quý vị, hôm nay chúng tôi ra mắt Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm học thuật, chúng tôi tập hợp nhau trên tinh thần học thuật và tập trung nghiên cứu về thể chế dân chủ. Hiện nay nhóm mới chỉ có 4-5 người, trong tương lai sẽ mở rộng, thu nạp thêm các thành viên, trên cơ sở đồng thuận về học thuật. Chúng tôi trân trọng đưa ra Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ để trình bày với giới khoa học, các tổ chức chính trị và toàn thể đồng bào, mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo và phản biện từ quý vị.

nghien1

Các thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế :  Hà Huy Toàn, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Vũ Bình, Lê Anh Hùng

Thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế :

1. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, đại diện Nhóm

Số điện thoại : 0987572844 ; Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Hà Huy Toàn, nhà nghiên cứu Triết học Chính trị

3. Lê Anh Hùng, nhà báo, dịch giả

Số điện thoại : 01292091829 ; Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

4. Bùi Văn Thuận, giáo viên, thư ký Nhóm

Liên hệ Nhóm : Nguyễn Vũ Bình, dđ : 0987572844

Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của quý vị trong các hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật của Nhóm.

Nhóm chúng tôi có một trang web để hoạt động, xin được giới thiệu http://nghiencuutheche.com/

Xin chân thành cảm ơn quý vị !

Trân trọng,

Hà Nội, ngày 09/6/2107

Thay mặt cho Nhóm Nghiên cứu Thể chế

Nguyễn Vũ Bình

*********************

nghien0

Logo của Nhóm Nghiên cứu Thể chế

Về các cuộc biểu tình và báo cáo biểu tình của Tập hợp Quốc dân Việt

Kính thưa quý Tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Chúng tôi có nhận được 5 báo cáo tổng kết biểu tình của Tập hợp Quốc dân Việt, liệt kê hàng ngàn cuộc biểu tình tại Việt Nam từ 24 tháng 4 đến 4 tháng 06 năm 2017, với những chi tiết về ngày giờ, địa điểm và con số biểu tình viên (có khi ghi số lẻ rất chính xác).

Các cuộc biểu tình đó gồm có những cuộc xuống đường của các Giáo xứ Giáo phận Vinh, những cuộc đình công của công nhân khắp nơi và những cuộc biểu tình được cho là của Tập hợp Quốc dân Việt (mà nay tự giới thiệu là được hình thành từ 6 tổ chức – không rõ tên tuổi, với 300.000 thành viên, trong đó có 600 nhà trí thức – cũng không có danh tánh).

Các cuộc xuống đường của các Giáo xứ Giáo phận Vinh, các cuộc đình công của công nhân khắp nơi thông thường đều có bản tin tường thuật, hình ảnh và video clip hầu như ngay lập tức hoặc trong ngày. Nhưng các cuộc biểu tình của Tập hợp Quốc dân Việt thì chúng tôi không thấy có như thế.

Ngay trong 5 bản báo cáo dưới đấy cũng chẳng kèm theo hình ảnh hoặc đường dẫn tới video clip trên YouTube, mặc dầu có những cuộc biểu tình rất đông đảo, chẳng hạn :

Ngày 26 và 27/04/2017 :

- Hải Phòng có 3 nơi, mỗi nơi khoảng 700 người.

- Đồng Nai liên tiếp tổ chức 2 ngày, mỗi ngày 1 cuộc biểu tình 500 người.

Ngày 30/04/2017 :

- Đà Nẵng có 1 cuộc biểu tình do 70 hướng dẫn viên du lịch tổ chức.

- Bình Dương có 3 cuộc biểu tình tổng cộng 1.500 người.

- Đồng Nai có 2 cuộc biểu tình đặc biệt có cuộc biểu tình bằng xe đạp và xe gắn máy lên tới 300 xe !

Ngày 03/05/2017 :

- Hải Phòng có 3 nơi, tổng cộng cả 3 nơi khoảng 400 người trong đó có 6 thầy Phật giáo.

Ngày 14/05/2017 :

- Cần Thơ 2 nơi : một nơi khoảng 200 và nơi kia khoảng gần 300.

- Hậu Giang có 6 nơi tổng cộng khoảng 700.

- Đồng Nai và Nhơn Trạch cả hai nơi khoảng 600.

- Quảng Nam, Huyện Điện Bàn 500 người.

- …

Vậy quý thành viên các tổ chức xã hội dân sự (mà có lẽ đang ở rải rác khắp nước) và thành viên Tập hợp Quốc dân Việt (với con số 300.000) xin vui lòng cung cấp thêm các hình ảnh và âm thanh liên quan tới các cuộc biểu tình của Tập hợp Quốc dân Việt. Xin cảm ơn.

Còn nếu như hoàn toàn không có gì cả, thì xin quý vị vui lòng đọc :

Nhận định về nhân sự và hoạt động của Tập hợp Quốc dân Việt

Kính thưa Quý vị,

1. Thời đại thông tin bây giờ, hầu như mọi người (hay ít nhất mọi gia đình) tại Việt Nam đều có điện thoại di động có thể ghi âm và ghi hình.

2. Những ai xuống đường biểu tình tức là đã có can đảm. Như vậy họ sẽ ghi âm ghi hình việc làm của họ, để làm chứng trước công luận và để gây khí thế cho toàn dân. Không thể nêu lý do an toàn bản thân mà không quay phim chụp ảnh cuộc xuống đường của mình. Vì nếu họ không làm thế thì công an (hầu như có mặt khắp nơi) sẽ quay phim chụp ảnh họ. Nếu họ không tự mình quay phim chụp ảnh thì làm sao đối chứng và kêu cứu công luận khi bị đàn áp ?

3. Những cuộc biểu tình đã thực sự xảy ra ít nhất từ 10 năm nay tại Việt Nam đều luôn có những hình ảnh, video clip ghi lại, có khi trực tiếp đưa lên mạng tức thì. Ngay cả những cuộc biểu tình cá nhân (đứng giữa đường hay tại nhà, cầm biểu ngữ) thì vẫn có hình ảnh, video làm chứng trình với công luận.

4. Những cuộc biểu tình liệt kê ra với nhiều tên địa điểm, thời điểm, số người (như Tập hợp Quốc dân Việt đã báo cáo tổng kết 4 lần từ 24/04 tới 05/06/2017) hoàn toàn không kèm theo hình ảnh hoặc đường dẫn video nào cả. Không có hình ảnh âm thanh để minh chứng hoạt động đấu tranh đặc biệt này thì đều không đáng tin và chỉ có thể mang lại sự bất tín đối với những con người và những tổ chức loan các tin tức kiểu đó. Hậu quả xa hơn là tạo ra sự dửng dưng của công luận đối với lời kêu gọi (dù rất chính đáng và cần thiết) của những con người và những tổ chức ấy.

5. Gần đây nhất, Tập hợp Quốc dân Việt có đưa ra con số nhân sự của mình gồm : 6 tổ chức nòng cốt, 300.000 thành viên, trong đó có 600 nhà trí thức, nhưng chẳng hề cho biết tên các tổ chức ấy, ai là người đứng đầu từng tổ chức, cũng chẳng có ít nhất danh sách các nhà trí thức tham gia. (Khác với Khối 8406 cách đây hơn 10 năm có ghi đầy đủ họ tên, nghề nghiệp, nơi ở [thành phố hay quốc gia] của những ai gia nhập). Tập hợp Quốc dân Việt lấy lý do bảo đảm an toàn cho các thành viên của mình, lý do đó có thuyết phục được không ? Ngoài ra, đâu là dấu hiệu hoạt động của đại tập thể 300.000 thành viên Tập hợp Quốc dân Việt trong những tháng vừa qua ?

6. Khi đến lúc công luận, các tổ chức đấu tranh, các tổ chức xã hội dửng dưng với lời kêu gọi tổng biểu tình suốt năm 2017 của Tập hợp Quốc dân Việt thì Tập hợp Quốc dân Việt đừng trách công luận mà hãy tự trách mình, hãy xem lại phương pháp đấu tranh của mình, phương pháp mời gọi đấu tranh của mình và phương pháp loan tin của mình về cuộc đấu tranh đó.

7. Đấu tranh với cộng sản gian dối, lừa gạt, ngụy tạo, phong trào dân chủ ngoài sự chân thành (đấu tranh không vì tư lợi) còn phải có sự chân thực (nói có sách mách có chứng) !

Chịu trách nhiệm về lời phát biểu của mình.

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

Huế. Việt Nam, 06/06/2017

Phụ chú :

Tập hợp Quốc dân Việt báo cáo tổng kết các cuộc biểu tình

*****************

Báo Cáo (1)

Tổng Kết Tình Hình Tổng Biểu Tình (24/04-3/5/2017)

Thưa Quý Vị,

Vào thời gian Quốc Hận 30 tháng Tư năm 2017 các cuộc biểu tình tại Quốc Nội đã được tổ chức rầm rộ khắp nơi trên toàn quốc.

Xin chuyển đến Quý Vị danh sách các cuộc biểu tình kéo dài từ 24 tháng 4 đến ngày 03 tháng 5 năm 2017 tại Quốc Nội.

Kính

Trần Đức Trung

(Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.)

05/06/2017

Ngày 24 tháng Tư năm 2017 :

VINH tổ chức 2 cuộc biểu tình lớn mỗi nơi 2000 người,

HẢI PHÒNG tổ chức 3 cuộc biểu tình,

SAI GON tổ chức 2 cuộc biểu tình nhỏ từ 200 đến 500 người,

THỦ ĐỨC tổ chức 1 cuộc biểu tình,

ĐỒNG NAI tổ chức 1 cuộc biểu tình,

HỐ NAI tổ chức 1 cuộc biểu tình,

TÂY NINH tổ chức 1 cuộc biểu tình.

Ngày 25 tháng Tư năm 2017 :

HẢI PHÒNG tổ chức 8 cuộc biểu tình mỗi nơi 70-80 người, được lãnh đạo bởi 2 Tu Sỹ Phật Giáo.

Ngày 26 và 27 tháng Tư năm 2017 :

HẢI PHÒNG có 3 nơi, mỗi nơi khoảng 700 người,

ĐỒNG NAI liên tiếp tổ chức 2 ngày, mỗi ngày 1 cuộc biểu tình 500 người.

Ngày 28 tháng Tư năm 2017 :

HẢI PHÒNG : có 3 nơi mỗi nơi khoảng 300,

BÌNH DƯƠNG : có 2 nơi biểu tình.

Ngày 29 tháng Tư năm 2017 :

BẮC GIANG có 4 nơi biểu tình,

CAO BẰNG có 3 nơi biểu tình,

LẠNG SƠN có 2 nơi biểu tình,

BẮC NINH có 4 nơi biểu tình,

MÓNG CÁI có 1 nơi biểu tình,

HÀ NỘI tổ chức 2 cuộc biểu tình đơn lẽ bị đàn áp đổ máu,

HẢI PHÒNG chỉ trong ngày 29 tháng Tư đã tổ chức 26 cuộc biểu tình,

SAI GON tổ chức 3 cuộc biểu tình,

THANH HÓA tổ chức 3 cuộc biểu tình đều được sự lãnh đạo của các Tu Sỹ Phật Giáo.

Ngày 30 tháng Tư năm 2017 :

Đặc biệt có rất nhiều nơi biểu tình :

SAI GON, buổi sáng có 4 cuộc biểu tình, buổi chiều có 2 cuộc biểu tình,

TÂN BÌNH có 3 cuộc biểu tình,

NGHỆ AN có 4 cuộc biểu tình,

Giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh có một cuộc biểu tình 2000 người,

Giáo xứ Phúc Yên có một cuộc biểu tình 2000 người,

BÌNH THUẬN có một cuộc biểu tình,

CÀ MÂU có 3 cuộc biểu tình,

BẠC LIÊU có 3 cuộc biểu tình,

CẦN THƠ có 4 cuộc biểu tình,

HẬU GIANG có 2 cuộc biểu tình,

TIỀN GIANG có 2 cuộc biểu tình,

MÓNG CÁI có 1 cuộc biểu tình, bị đàn áp và tịch thu điện thoại,

ĐÀ NẴNG có 1 cuộc biểu tình do 70 hướng dẫn viên du lịch tổ chức,

BÌNH DƯƠNG có 3 cuộc biểu tình tổng cộng 1,500 người,

ĐỒNG NAI có 2 cuộc biểu tình đặc biệt có cuộc biểu tình bằng xe đạp và xe gắn máy lên tới 300 xe !

HÀ NỘI có 3 cuộc biểu tình,

HẢI PHÒNG đặc biệt liên tiếp 3 ngày, ngày 29 có 26 nơi, ngày 1/5 có 23 nơi, riêng trong ngày 30 tháng Tư có tới 60 biểu tình lớn nhỏ, ít thì có 5, 7 người nhiều thì lên đến vài trăm,

Chùa quốc doanh Bái Đính có cuộc biểu tình do 2 Tu Sỹ Phật Giáo lãnh đạo,

THANH HÓA có 30 cuộc biểu tình, đều có sự lãnh đạo của các Tu Sỹ Phật Giáo,

CAO BẰNG có 30 cuộc biểu tình,

QUẢNG NINH có 2 cuộc biểu tình,

BẮC CẠN có 2 cuộc biểu tình,

HÒA BÌNH có 3 cuộc biểu tình,

LẠNG SƠN có 30 cuộc biểu tình nhỏ,

MÓNG CÁI có 3 cuộc biểu tình bị đàn áp,

BÌNH THUẬN có 2 cuộc biểu tình (Cà Ná và Trung Tâm Hành Chánh),

VĨNH PHÚC có 2 cuộc biểu tình,

THÁI NGUYÊN có một cuộc biểu tình.

Ngày 01 tháng 05 năm 2017 :

CÀ MÂU có 2 cuộc biểu tình,

HÀ NỘI có 2 cuộc biểu tình,

HẢI PHÒNG có 23 cuộc biểu tình,

THANH HÓA có 16 cuộc biểu tình đều có sự lãnh đạo của các Tu Sỹ Phật Giáo.

Ngày 03 tháng 05 năm 2017 :

HẢI PHÒNG có 3 cuộc biểu tình,

THANH HÓA có 1 cuộc biểu tình

NINH BÌNH có 3 cuộc biểu tình.

LƯU Ý ĐẶC BIỆT :

- Thành phố HẢI PHÒNG trong 3 ngày 29/04, 30/04 và 01/05 đã tổ chức :

. 29 tháng Tư, 29 cuộc biểu tình,

. 30 tháng Tư, 60 cuộc biểu tình,

. 01 tháng Năm, 23 cuộc biểu tình.

Tổng cộng trong 3 ngày 29/04, 30/04 và 01/05 : Thành phố HẢI PHÒNG đã tổ chức 102 cuộc biểu tình.

- Các cuộc biểu tình đã có sự lãnh đạo của các Tu Sỹ Phật Giáo.

*****************

Báo Cáo (2)

Tổng Kết Tình Hình Tổng Biểu Tình Tuần Thứ 10

(2-8/5/2017)

Điểm lược sơ qua tình hình biểu tình trong tuần thứ 10 từ ngày 2 tháng 5 đến 8/5/2017.

Trong tuần này đã thống kê được khoảng 115 cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 5 năm 2017. Thống kê này dựa trên tin tức từ các Nối Kết Viên Tập hợp Quốc dân Việt gởi về.

Ngày 3 tháng 5 :

· Hải Phòng có 3 nơi, tổng cộng cả 3 nơi khoảng 400 người trong đó có 6 thầy Phật Giáo.

· Thanh Hóa có một nơi khoảng gần 100 người.

· Bái Đính có 20 người.

· Ban Mê Thuột có một nơi 40 người.

· Lâm Đồng có một nơi 60 người.

Ngày 4 tháng 5

· Sài Gòn có 3 nơi : Hồ Con Rùa chừng 30 bạn, Bến Xe Miền Đông khoảng 30 bạn và Nhà thờ Fatima Bình Triệu khoảng 30 bạn.

· Vũng Tàu có một nơi khoảng gần 100 người.

· Đồng Nai ở Công ty Dona Pacific có khoảng gần 300 bạn.

Ngày 6 tháng 5 :

· Tiền Giang có hai nơi : một nơi khoảng 60 người và một nơi khoảng trên 200 người.

· Kiên Giang có 4 nơi tổng cộng tất cả khoảng 400 người.

· Cần Thơ có hai nơi tất cả khoảng 60.

· Phú Yên một nơi khoảng 40 bạn.

· Cần Thơ có hai nơi tổng cộng khoảng 60 người.

Ngày 7 tháng 5 có phần khởi sắc :

· Hải Phòng có khoảng 13 nơi, tổng cộng tất cả được khoảng 500, bình quân mỗi nơi khoảng trên 30 người.

· Tây Nguyên có 2 nơi tất cả khoảng 80 người.

· Tại Hà Nội : Khu Hoàn Cầu có 8 người, Nhà Văn Hóa Hà Nam có một nhóm khoảng 12 người.

· Bắc Cạn có một nơi khoảng 18 bạn.

· Bắc Giang có một chỗ khoảng 45 bạn.

· Hà Giang có một nơi khoảng gần 50 bạn

· Yên Bái có mội nơi chừng khoảng 10 người.

· An Giang có hai chỗ tổng cộng khoảng 80 người, cả hai nơi đềU là tín đồ PGHH.

· Bạc Liêu có 4 nơi : một nơi chừng 49 người, còn 3 chỗ còn lại tổng cộng khoảng 170 người.

· Cần Thơ có 3 chỗ tổng cộng trên 300 người.

· Long An có một nơi 20 người.

· Tiền Giang có 5 nơi mỗi nơi khoảng ngót 100 người.

· Sóc Trăng có một nơi khoảng 12 người

· Cà Mau hai chỗ tổng cộng khoảng 37 người.

· Sài Gòn hai nơi, mỗi nơi trên 20 người.

· Đồng Nai có hai chỗ biểu tình bằng xe gắn máy : Long Khánh khoảng 50 xe và Trị An khoảng 30 xe.

· Khu Công Nghiệp Biên Hòa tập trung khoảng trên 120 xe.

· Thành phố Biên Hòa có một nơi khoảng 12 xe.

· Nhơn Trạch có một nhóm khoảng 117 xe tại khu vực công ty bóng đèn Điện Quang.

· Bình Dương có hai nơi : một nơi khoảng gần 100 người

· Ban Mê Thuột hai nơi : một nơi có 2 người, một nơi khoảng 20 người.

· Ê Ka (BMT) Có khoảng 7 người.

· Bắc Ninh (Uông Bí) khoảng 63 người.

· Cao Bằng một nơi khoảng 48 người.

· Phú Thọ Một nơi 12 người

· Vĩnh Phúc hai nơi : một nơi 43 người và một nơi 27 người.

· Tam Đảo (Vĩnh Phúc) một chỗ khoảng 10 người.

· Vĩnh Xuyên (Vĩnh Phúc) một nơi khoảng 28 người.

· Hải Phòng có đến 28 nơi : nơi ít nhất trên 20 người và nơi đông nhất khoảng 80 người. Nơi Tượng Đài Lê Chân có khoảng 74 người nhưng chỉ được vài phút thì bị giải tán, tại Cầu Bính cũng có gần 70 người nhưng cũng chỉ được khoảng 10 phút thì bị giải tán, tại Chợ Độ có khoảng 23 người trong đó có 2 tu sĩ Phật Giáo nhưng cũng bị giải tán sau hơn 10 phút tập trung.

· Hòa Bình có 23 xe gắn máy gồm trên 50 bạn tham gia biểu tình xe.

· Khánh Hòa một nơi khoảng 6 người.

Trên đây tin tức tổng hợp biểu tình tuần thứ 10 do các Nối Kết Viên Tập hợp Quốc dân Việt tại các địa phương tỉnh thành gởi về. Xin báo cáo cùng đồng bào trong và ngoài nước để tường.

Ngày 8 tháng 5 năm 2017

Ban Truyền Thông Tập hợp Quốc dân Việt

*****************

Báo Cáo (3)

Tổng Kết Biểu Tình Trong Tuần Lễ Từ

(8 – 14/5/2017)

Sau đây là tổng kết các cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc từ ngày 8 đến 14 tháng 5 năm 2017, bao gồm tất cả các cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện đất đai, của công nhân đòi hỏi quyền lợi, của người dân đòi đuổi Formosa, đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền v.v.

Ngày 8/5/2017

· Thanh Hóa 3 nơi : Nga Sơn 40 người, Đền Bà Triệu 6 người, Phù Long 13 bạn.

Ngày 10/5/2017

· Sài Gòn : Khoảng 100 người dân đi khiếu kiện tại UBND quận Bình Thạnh kéo dài sang 11/5.

· Trong thời gian này có rất nhiều Giáo xứ tại Giáo Phận Vinh thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Song Ngọc và Phú Yên, việc thắp nến cầu nguyện hiệp thông này rất có kết quả và vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.

Ngày 14/5/2017

· Nghệ An có tất cả 7 nơi.

- Giáo xứ Song Ngọc đã sang Giáo xứ Phú Yên để cùng cử hành thánh lễ cầu cho Công Lý & Hòa Bình, sau đó cả hai Giáo xứ đã cùng biểu tình tại chỗ lên đến 4000 người.

- Bỉm Sơn khoảng 20, Tùng Nghĩa 30, Vạn Lộc 30, Quy Chính khoảng 70, Phú Vinh 14, Lộc Mỹ khoảng 20.

· Hà Tĩnh : Cầu Bãi Rác liên tiếp 4 ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật và thứ hai.

· Hà Nội : Phố Cổ 30, Nhà Thờ Chính Tòa 6 người, Công ty Fashion khoảng 3000 công nhân biểu tình đình công đòi quyền lợi tại khu công nghiệp và vẫn tiếp đến hôm nay 16-5.

· Sài Gòn 3 nơi : Hồ Con Rùa 16 bạn ; Công viên Mạc Đĩnh Chi 7 bạn ; Công viên Bình Thạnh 22.

· Bến Tre 3 nơi tổng cộng tất cả khoảng 80.

· Cần Thơ 2 nơi : một nơi khoảng 200 và nơi kia khoảng gần 300.

· Vũng Tàu 2 nơi : một nơi 19 bạn và một nơi 70 bạn.

· Tiền Giang 6 nơi : Nơi ít nhất là 20 bạn và nơi đông nhất khoảng 40 bạn.

· Hậu Giang có 6 nơi tổng cộng khoảng 700.

· Sóc Trăng chỉ có một nơi khoảng 260 bạn

· Trà Vinh một nơi 53 bạn.

· Tây Nguyên có 6 nơi : thấp nhất 60 bạn và cao nhất 127 bạn.

· Bình Dương có 4 nơi mỗi nơi khoảng gần 200.

· Đồng Nai và Nhơn Trạch cả hai nơi khoảng 600.

· Quảng Nam, Huyện Điện Bàn 500 người.

· Cao Bằng 2 nơi : một nơi 37 bạn và một nơi khoảng 400 bạn.

· Lạng Sơn 3 nơi tất cả khoảng 200.

· Bắc Cạn 3 nơi tất cả khoảng 100.

· Yên Bái 3 nơi tổng cộng khoảng 200.

· Quảng Ninh 7 nơi : nơi ít nhất 18 người và nơi cao nhất là 27 người.

· Hải Phòng dự định 60 nơi nhưng bị động nên chỉ còn 25 nơi : Nơi thấp nhất là 23 bạn và nơi cao nhất là 60 bạn. Riêng ngày chủ nhật 14-5 thì có thêm 3 nơi tổng cộng khoảng 300.

· Thanh Hóa 7 nơi : Nơi thấp nhất là 30 bạn và nơi cao nhất là 186 bạn.

· Bắc Ninh 6 nợi tổng cộng khoảng 200 người.

Tổng cộng tất cả là 121 nơi và xảy ra trên 41 tỉnh Thành phố.

********************

Báo cáo (4)

Tổng Kết Tổng Biểu Tình Tuần Thứ 13

(22 – 28/5/2017)

Tổng kết có 209 nơi biểu tình trên 47 tỉnh thành, bao gồm các cuộc biểu tình của công nhân đòi hỏi quyền lợi ; Dân oan bị cướp đất đòi hỏi bồi thường thoả đáng ; Quốc Dân Việt biểu tình đòi đuổi Formosa, đòi "Thoát Trung Giải Cộng", đòi hỏi Tự do – Dân chủ – Nhân quyền.

Ngày 23/5/2017

. Đák Nông 2 nơi, một nơi 60 người và một nơi 137 người

Ngày 26/5/2017

. Đồng Nai : Tại Trảng Bom khoảng trên 700 công nhân đình công phản đối chủ công ty là người Tàu đã chèn ép và đàn áp công nhân.

Ngày 27/5/2017

. Hải Phòng có 24 nơi. Nơi ít nhất 25 người và nơi đông nhất 120 người.

. Thanh Hóa có 10 nơi, tổng cộng khoảng trên 200 người.

Ngày 28/5/2017

. Bắc Cạn có 7 nơi, tổng cộng khoảng 200 người.

. Lạng Sơn 4 nơi, nơi ít nhất 40 người và nơi đông nhất 130 người.

. Cao Bằng có 6 nơi, tổng cộng khoảng 120 người.

. Tuyên Quang có 7 nơi, nơi ít nhất 11 người và nơi đông nhất 22 người.

. Phú Thọ có 3 nơi, tổng cộng khoảng 150 người.

. Vĩnh Phú 1 nơi 15 người.

. Yên Bái 3 nơi tổng cộng khoảng trên 50 người.

. Móng Cái có 3 nơi tổng cộng khoảng 73 người.

. Thái Nguyên có 5 nơi, tổng cộng khoảng 200 người.

. Hòa Bình có 1 nơi 28 người.

. Lào Cai có 6 nơi, tổng cộng gần 200 người.

. Hải Phòng có 37 nơi, trung bình mỗi nơi trên 20 người. Riêng tại Đại Học Luật có khoảng 120 vừa sinh viên và giảng viên.

. Hải Dương có 7 nơi, nơi ít nhất 7 người và nơi đông nhất 37 nguời

. Hà Nội có 6 nơi, nơi ít nhất 6 người và nơi đông nhất 10 người.

. Ninh Bình có 8 nơi, có 7 nơi tổng cộng khoảng 150 người và một nơi khoảng gần 200.

. Thanh Hóa có 15 nơi tổng cộng khoảng 250 người.

. Nghệ An có 2 nơi, Giáo xứ Song Ngọc khoảng 1000, Giáo xứ Đăng Cao 30 người.

. Hà Tĩnh có 3 nơi : Giáo xứ An Nhiên 20 người, Giáo xứ Kim Lân 50 người, Giáo xứ Kẻ Mùi 30 người.

. Phú Yên có 1 nơi 15 người.

. Ninh Thuận có 1 nơi 30 người

. Bình Thuận có 1 nơi 20 người.

. Dák Lak có 4 nơi, nơi ít nhất 20 người, nơi đông nhất 60 người.

. Ban Mê Thuột có 2 nơi : Tại Nhà Thờ Chính Tòa có 6 người, nơi khác 13 người.

. Dák nông có 5 nơi, tổng cộng khoảng 100 người.

. Buôn Hồ có 2 nơi, tổng cộng khoảng 140 người.

. Đà Lạt có 3 nơi tổng cộng khoảng 80 người, trong đó có 40 em học sinh biểu tình đòi hỏi về vấn đề giáo dục.

. Đồng Nai : Trảng Bom khoảng 1000 công nhân tiếp tục biểu tình chống chủ Tàu đàn áp bóc lột ; Nhơn Trạch có 200 công nhân đình công : Biên Hòa 1 nơi có 16 người.

. Vũng Tàu có 1 nơi khoảng gần 100 người.

. Bình Dương có 2 nơi tổng cộng 200 người.

. Sài Gòn : Tại khu công nghiệp cao Quận 9 có 3 nơi, tổng cộng 250 công nhân.

. Cần Thơ có 4 nơi, nơi ít nhất 15 người, nơi đông nhất 30 người.

. Trà Vinh có 1 nơi 46 người.

. Tiền Giang có 5 nơi từ 3 đến 15 người.

. Kiên Giang có 2 nơi tổng cộng 60 người.

. Hậu Giang có 4 nơi tổng cộng 200 người.

. Sóc Trăng có 3 nơi tổng cộng 50 người.

. Cà Mau có 1 nơi 56 người.

Tập hợp Quốc dân Việt

Tường trình từ Việt Nam ngày 29 tháng 5 năm 2017

******************

Báo Cáo (5)

Tổng Kết Tổng Biểu Tình Tuần Thứ 14

(29/5 – 4/6/2017)

Trong tuần thứ 14 có tổng cộng 205 cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra trên toàn quốc, bao gồm các cuộc biểu tình của quốc dân việt đòi "Thoát Trung Giải Cộng", của công nhân đình công đòi quyền lợi, của dân oan khiếu kiện đòi bồi thường thoả đáng về đất đai, v.v. Hiện tượng này chứng tỏ một đất nước đang bị cai trị bởi một tập đoàn bán nước, một thể chế chính trị độc tài toàn trị đang đi dần vào ngõ cụt sẽ dẫn đến một xã hội bất ổn về mọi mặt. Sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam là điều chắc chắn phải xảy ra không tránh khỏi trong một tương lai gần.

Ngày 29/5/2017

· Tại Bệnh viện Đa Khoa Hòa Bình có 60 người biểu tình ngày 29 và trên 300 người biểu tình trong ngày 30 vì đã có bệnh nhân bị chết oan ức vì sự vô trách nhiệm của bác sĩ và y tá của bệnh viện.

· Hải Phòng 2 nơi : Quận Lê Chân 60 người, Trường Đại Học Luật 24 người. Cả 2 nơi đều bị đàn áp và phải giải tán nhanh.

Ngày 30/5/2017

· Kiên Giang 4 nơi, tổng cộng khoảng 2000 người.

· Bình Thuận 2 nơi, tổng cộng khoảng 1000 người.

· Ninh Thuận 1 nơi khoảng 300 người.

· Phú Yên 1 nơi khoảng 50 người.

Ngày 04/6/2017

· Hà Giang 5 nơi. Nơi ít nhất 9 người và nơi đông nhất 117 người.

· Cao Bằng 4 nơi. Tổng cộng khoảng 120 người.

· Bắc Can 6 nơi. Nơi ít nhất 27 người, nơi đông nhất 200 người.

· Lạng Sơn 1 nơi 31 người.

· Hòa Bình 1 nơi khu công nghiệp Samsung khoảng trên 1000 người.

· Yên Bái 2 nơi. Nơi ít nhất 73 người và nơi đông nhất 100 người.

· Quảng Ninh 7 nơi. Tổng cộng khoảng 300 người.

· Hải Dương 4 nơi. Tổng cộng khoảng 350 người.

· Hải Phòng ngày 03-6 có 29 nơi, ngày 04/6/2017 có 33 nơi. Trung bình mỗi nơi có khoảng trên dưới 25 người.

· Hà Nội có 4 nơi : Nhà Thờ Chính Tòa, Hồ Gươm, Giáo xứ Thái Hà và một nơi giữa đường trên một khu phố. Tổng cộng trên 300 người.

· Nam Định 3 nơi. Tổng cộng khoảng 300 người.

· Hà Nam có 4 nơi. Tổng cộng khoảng 100 người.

· Thanh Hóa 14 nơi. Nơi ít nhất 11 người và nơi đông nhất 36 người.

· Nghệ An : Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tổ chức tấn công giáo họ Văn Thai thuộc Giáo xứ Song Ngọc, và đánh đập phá hoại tài sản riêng của nhiều gia đình giáo dân trong các ngày 30 và 31 /5/2017.

· Khánh Hòa 3 nơi. Tổng cộng khoảng 200 người.

· Đồng Nai : Huyện Nhơn Trạch 3 nơi (32 người ; 49 người ; 100 người). Huyện Trảng Bom có 2 công ty do công nhân biểu tình đình công (1500 ; 600 công nhân).

· Bình Dương 3 nơi (41 ;170 và 200 người).

· Sài Gòn 3 nơi (14 ; 26 và 72 người).

· Vũng Tàu 1 nơi khoảng gần 200 người.

· Đák Lắc 13 nơi. Nơi ít nhất 4 người, nơi đông nhất 19 người.

· Lâm Đồng 1 nơi khoảng 100 người.

· Đắk Nông 4 nơi. Nơi ít nhất 6 người, nơi đông nhất 24 người.

· Phú Yên 17 nơi. Nơi ít nhất 12 người và nơi đông nhất 60 người.

· Bình Phước 6 nơi. Nơi ít nhất 30 người và nơi đông nhất 79 người.

· Tiền Giang 6 nơi. Nơi ít nhất 12 người và nơi đông nhất 31 người.

· Hậu Giang 2 nơi (4 và 33 người).

· Kiên Giang 9 nơi. Nơi ít nhất 6 người, nơi đông nhất 22 người.

· Cần Thơ 4 nơi. Tổng cộng 60 người.

Tổng cộng 205 cuộc biểu tình trong tuần thứ 14.

Tường trình tại Việt Nam ngày 05/6/2017

Tập hợp Quốc dân Việt

Published in Diễn đàn