Chứng khổ dâm Việt-Mỹ
Tuấn Khanh, RFA, 30/11/2021
Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều khổ dâm của một nhà cầm quyền : thích nhích lại gần nước Mỹ, nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.
Nữ thí sinh hoa hậu Việt Nam trình tấu bài hát chống Mỹ "Cô gái vót chông" trong buổi thi Hoa hậu Toàn cầu tại Mỹ
Việc quyết định sắp xếp bài hát có nội dung chống Mỹ cho một thí sinh dự thi quốc tế, chắc chắn là có suy xét nhiều thứ từ những người ở Hà Nội, "Những người" mà trong cuốn hồi ký Nothing Is Impossible của cựu đại sứ Ted Osius vẫn ám chỉ, là một phía của phe bảo thủ vẫn còn muốn ôm ấp những kỷ niệm chiến tranh, không thể rời bỏ. Bởi đơn giản, nếu lấy đi phần đó trong cuộc đời của họ, sự tồn tại của họ trong thể chế hôm nay là vô nghĩa.
Phía bảo thủ trong nội bộ cầm quyền Việt Nam – câu hỏi là bao nhiêu ? Và họ quan trọng như thế nào, đến mức những hình thức chống Mỹ quái gở vẫn phải được giữ gìn qua các hoạt động ngày thường ?
Một dư luận viên rời bỏ bị trí, kể rằng anh ta được gọi vào nhóm xây dựng các kênh trá hình kể chuyện lịch sử, hay những câu chuyện chiến tranh Việt Nam trên Youtube, Tiktok… Phim tư liệu và nội dung chống Mỹ, chê bai Việt Nam Cộng Hòa, ngợi ca quân đội Bắc Việt… được cung cấp, chỉ cần đọc, post hình ảnh lên các kênh tạo ra và kéo link cho các nhóm dư luận viên phong trào tràn vào like và ca ngợi. Ngôn ngữ trong đó thì thoải mái chửi bới, áp đảo tinh thần của những ai vô tình lạc vào nói lại, đính chính những điều bị bóp méo.
"Em thấy mình không theo nổi trò đó, vì mọi thứ đều bị xuyên tạc", bạn dư luận viên đó nói về quyết định rời bỏ của mình. Những gì được kể từ bạn ấy, cho thấy từ việc sửa wikipedia, cho đến các kênh viết lại lịch sử và phong trào tham gia bình luận, đều có những chỉ đạo rất cụ thể.
Dĩ nhiên, hoạt động hai chiều đó của Hà Nội, vẫn nằm trong tầm ngắm và ghi chép của các nhà ngoại giao trên đất Việt Nam, như hiện trạng của một con bệnh lâu năm. Trên trang facebook chính thức của Tòa đại sứ Mỹ hay Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, vẫn thường có ang ang các bình luận hằn học, mà chủ yếu là bày tỏ sự tức giận, khinh miệt, mỗi khi các cơ quan ngoại giao này lên tiếng về vấn đề nhân quyền hay thời sự của Việt Nam. Dĩ nhiên, không có bình luận nào thật sự có ý nghĩa về mặt phản biện, mục đích chính chỉ là tạo không khí chống phương Tây.
Hiện trạng này trở nên ấu trĩ và mỉa mai, khi các hoạt động ngoại giao nối kết và trợ giúp từ Mỹ (và các nước) diễn ra. Nhất là khi giọng điệu của các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng ra vẻ nồng ấm, cần thiết với các mối quan hệ này.
Vào lúc mà cô thí sinh hoa hậu Miss World trình diễn bài hát "thằng giặc Mỹ cọp beo", cũng là lúc mà nước Mỹ đã bảy lần yểm trợ cung cấp vắc xin cho Việt Nam trong đại dịch, với hơn 15 triệu liều. Lời giới thiệu về bài "Cô gái vót chông" đã làm bẽ bàng và gần như tê liệt mọi giới dư luận viên : Không ai lên tiếng bênh vực được cho hành động của Hà Nội trong việc cài đặt bài hát chống Mỹ ngớ ngẩn như vậy.
Sự kiện này nhắc cho nhiều người nhớ về hành động của ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy, vào năm 2014, khi ông này trơ trẽn đưa tặng cho Thượng Nghị sĩ John Mc Cain bức ảnh về việc máy bay bị bắn rơi vào năm 1967. Dĩ nhiên, cái cách mà ông Nghị chọn cho in và ép nhựa, rồi mang tận Mỹ để tặng, là một sự tính toán rất rõ không chỉ riêng ông. Nền chính trị Việt Nam, với cách thức thảo luận tập thể và ý kiến thể hiện quan điểm chung, cho thấy rõ là phe bảo thủ đang thắng thế vào lúc đó. Họ đã hành động mà không ngại ngùng gì đến thể diện của một đảng cầm quyền.
Hầu hết các nhà bình luận thời sự đều nhận thấy cán cân đối ngoại của Việt Nam trong việc nhích về phía nước Mỹ và phương Tây đang ngày càng lộ rõ, và Hà Nội cũng không giấu giếm gì trong các kế hoạch tái thiết sau đại dịch : Chưa bao giờ các chuyến đi công du Trung Quốc lại ít như lúc này, so với việc từ Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội Việt Nam đều lăn xả về phía các nước tư bản và các quốc gia có "thế lực thù địch".
Vậy đó, nhưng chạy đến và ngợi ca về sự phát triển ngoại giao của đôi bên, vẫn không ngăn được các trò chửi bới và chống Mỹ ở trong nước. Sách giáo khoa vẫn dạy về giặc Mỹ cọp beo, các lệnh diễn tập chống lật đổ của quân đội vẫn nói về kẻ thù tư bản.
Một lúc nào đó không may, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đi công cán ngoại quốc và được đặt câu hỏi về tình trạng hai mặt này, không hiểu họ sẽ trả lời thế nào. Chắc chắn mọi sự diễn đạt, dù như thế nào cũng sẽ không thể thoát khỏi hình ảnh khổ dâm trong mối quan hệ Việt-Mỹ : muốn nhích tới gần, nhưng miệng thì vẫn kêu gào phản đối.
Có lẽ, lớn lên, chẳng ai không được nghe kể những câu chuyện hài hước có tính giáo dục rất cao về những chàng thanh niên đi làm rể ngồi khen nhà ông bố vợ sẽ nổ kêu rất to nếu bị cháy. Chẳng ai không được căn dặn đừng trao lược cho nhà sư… Hoặc đơn giản nhất là những ông bố, bà mẹ vẫn dặn con cái đừng mang tăm cho khách khi đang ăn dở bữa cơm.
Reuters
Thế nhưng, những nguyên tắc cơ bản thông thường tưởng rằng ai cũng biết ấy, nhiều khi rất oái oăm, là nhiều chính khách Việt Nam, nhiều người có chức quyền quan trọng trong bộ máy chính trị cũng không hiểu được, hoặc nói cách khác, là tầm mức văn hóa của họ chưa đến mức được giáo dục những điều đơn giản ấy.
Chỉ xin điểm một vài sự việc nho nhỏ, để nói đến tầm, đến mức độ hiểu biết của quan chức cộng sản Việt Nam ra sao.
Tháng 7/2014, Phạm Quang Nghị đột nhiên nhảy sang Hoa Kỳ , một chuyến đi làm nhiều người ngạc nhiên khi mà chính trường Việt Nam đang chộn rộn bởi những cuộc đấu đá nội bộ chuẩn bị cho cái gọi là Đại hội Đảng.
Khi đó, Phạm Quang Nghị đang trong vai trò Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đã có một thời được coi là ứng cử viên vào chân Tổng bí thư Đảng cộng sản, ngôi vua của chế độ Cộng sản.
Thế nhưng, sự kiện cướp đất tôn giáo tại Thái Hà và Tòa Tổng giám mục Hà Nội để chia chác lẫn nhau đã bị giáo dân, nhân dân không chỉ ở Thủ đô mà là cả nước phản đối, vạch trần trước quốc tế bộ mặt của nhà cầm quyền Hà Nội nên Nghị đã thất bại. Kế theo đó, câu chuyện Nghị và đồng bọn cắt xén câu nói của Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt để đánh hội đồng ngài, đã được dư luận cho là nguyên nhân để sau đó Nghị bị quả báo khi mở miệng nói về vụ lụt lội bất thường làm chết hàng chục người cuối năm 2008.
Câu nói của Nghị : "Tôi th ấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm..". làm tràn ly nước phẫn nộ lòng dân vốn đã chất chứa từ lâu. Cũng đã chính thức khép lại con đường đấu đá tranh giành trong Đảng. Bởi các bè phái khác trong Đảng đâu dễ để cho Nghị được bỏ qua.
Thế nên chuyến đi của Phạm Quang Nghị sang Mỹ được cho là chuyến đi lạ. Mặt khác, Nghị sang Mỹ không với tư cách Bí thư Thành ủy Hà Nội hoặc khách du lịch, tham quan bọn tư bản giãy chết mà Nghị còn gặp cả Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, gặp gỡ các nghị sĩ Hoa Kỳ. Chúng tôi đã có bài viết ngay thời điểm đó : "Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì ?".
Điều người ta ngạc nhiên hơn, đó là Phạm Quang Nghị đã trao tặng Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh chụp bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch khi gặp nghị sĩ này.
Thượng nghị sĩ McCain là nhân vật nổi tiếng. Ông nội và cha ông đều là Đô đốc hải quân 4 sao, ngang cấp Đại tướng. Ông bị bắt khi ném bom nhà máy điện Hà Nội, bị bắn, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, bị thương nặng, bị giam từ tháng 10/1967 đến đầu năm 1973. Lúc ấy ông là thiếu tá hải quân 31 tuổi.
Chi tiết về cuộc gặp và món quà tặng này đã làm cho thiên hạ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lẽ nào Phạm Quang Nghị đã không hiểu rằng đó là cái việc ngu xuẩn nhất trong giao tiếp, rằng đó là hành động vào nhà có người treo cổ để gạ bán dây thừng ?
Tưởng rằng đó là bài học cho đám quan chức Việt Nam chú ý để bớt đi sự ngu dại trong quan hệ quốc tế. Bởi quan hệ quốc tế không giống như ở trong nội bộ đảng với nhau, có điều kiện là lập tức đâm nhát dao chí mạng sau lưng đồng chí.
Thế nhưng không.
Tháng 10/2017, Nguyễn Chí Vịnh trong vai Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sang Hoa Kỳ để dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ, với một số thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng ven biển Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, diễn tập chung, phía Mỹ giúp cho Việt Nam tẩy trừ chất Dioxin ở quanh sân bay Biên Hòa, tiếp theo việc hoàn thành việc tẩy trừ quanh sân bay Đà Nẵng.
Với một sứ mệnh nặng nề như vậy, lẽ ra Nguyễn Chí Vịnh phải có những cử chỉ, hành động đẹp thể hiện mình là người văn minh, lịch sự và xứng đáng để cường quốc Hoa Kỳ hợp tác, giúp đỡ.
Thế mà, trong cuộc gặp gỡ này Nguyễn Chí Vịnh đã trao cho Thượng nghị sĩ John McCain, là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện Hoa Kỳ một thứ mà phía Việt Nam gọi là "Món quà quý". Đó là một tập tài liệu đã ngả màu vàng xám, gồm một số lá thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần năm năm rưỡi ông bị cầm tù trong trại giam Hỏa Lò, Hà Nội.
Có lẽ không cần phải là ông Thượng nghị sĩ của một đất nước văn minh, nơi coi việc chiếm giữ thư tín là một trọng tội, mà người bình thường thôi thì cũng sẽ phẫn nộ và bất bình biết bao nhiêu với hành động ngang nhiêm chiếm đoạt và xâm phạm thư tín công khai trên môi trường quốc tế, và giữ nó hơn nửa thế kỷ. Nhất là với thái độ ngu dại như Nguyễn Chí Vịnh đang làm trong trường hợp này ở tầm mức quốc gia.
Điều đó, không chỉ vả vào mồm những điều mà lãnh đạo Việt Nam luôn leo lẻo rằng ở Việt Nam quyền con người được tôn trọng… mà thể hiện rõ tại Việt Nam chính sách khủng bố cá nhân bất chấp các nguyên tắc sơ đẳng của xã hội văn minh là chuyện bình thường.
Chắc không cần bàn thêm nhiều hơn, bởi ai cũng biết với vai trò của một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ở đây, hành động của Nguyễn Chí Vịnh thể hiện điều gì. Đó là sự tự giới thiệu một cách xuất sắc nhất, đơn giản nhất về bản tính rừng rú của chế độ cộng sản tại Việt Nam hiện nay.
Tưởng rằng cũng chỉ đến bài học đó thì Việt Nam sẽ rút được nhiều kinh nghiệm hơn. Nào ngờ sợi dây kinh nghiệm mà nhà cầm quyền Việt Nam cứ "rút hoài không hết" lại tiếp tục.
Thượng nghị sĩ John McCain (khi còn là tù nhân chiến tranh ở Việt Nam) đi ra sân bay Gia Lâm ở Hà Nội hôm 14/3/1973. AP
Ở Việt Nam, phong trào thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp… có một thời được các địa phương khắp nơi tưng bừng tổ chức, thi nhau mở hội, nở rộ khắp các cấp, các ngành.
Mục đích thì nhiều, nhưng quy tụ lại thì vẫn là cái chính sách của Đảng đã uốn dẻo cho phù hợp với từng thời kỳ.
Nếu như trước đây, cái đẹp được coi là "tiểu tư sản" là xa lạ với quần chúng lao động nghèo khổ, là xa rời giai cấp cần lao. Thì cũng như việc Đảng quan niệm thuê nhân công là người bóc lột người và cấm các đảng viên có hành động đó. Nhưng khi Đảng cần làm giàu để giữ đảng viên, thì Đảng chỉ sửa lại "sức lao động cũng là hàng hóa" và thế là đảng viên tha hồ thuê mướn nhân công, tha hồ bóc lột người.
Ở đây, cái đẹp cũng là hàng hóa, nên không khai thác vốn qúy là một sự lãng phí. Đã chẳng có những người đẹp, những hoa hậu bán dâm với giá mấy chục ngàn đô một đêm. Đã chẳng có biết bao nhiêu cô gái cố gắng hối lộ bằng mọi cách, không chỉ tiền bạc mà cả thân xác mong được xướng tên trong các cuộc thi sắc đẹp đó sao.
Bởi chỉ có thế, thì mới có thể mon men đến cửa đại gia, mới có thể đổi đời, dù phải "lấy lỗ làm lãi" hoặc mới có đối tác để có những bản "Hợp đồng tình dục" với cái giá hàng chục tỷ đồng. Chung quy lại, thì mục đích vẫn là "vật chất có trước".
Bởi vậy nhiều cô hoa hậu được chọn ra, rồi khốn khổ dân tình lại suốt ngày phải đinh tai nhức óc với những scandal, với những điều tiếng từ họ.
Điều mà người ta hay soi nhất ở các cô hoa hậu, không chỉ là sắc đẹp mà nhiều khi là sự giáo dục và trí tuệ, điều mà nhiều khi người ta đã thấy nản mà giải thích rằng : Không cứ là sắc đẹp đồng nghĩa với trí tuệ và giáo dục.
Cô hoa hậu Đỗ Thị Hà, sinh viên Đại học, đoạt vương miện và kịp thời gây điều tiếng ngay khi vừa đăng quang và về trường để ra mắt. Hành động cô ngồi chễm chệ và ông thầy hiệu trưởng đứng lom khom, cóm róm trước cô học trò của mình, đã làm nổi sóng dư luận xã hội. Rằng thì là thời thế đổi thay, cái lúc mà bố phải khúm núm cúi chào con mình, thầy phải lóm cóm run rẩy trước học trò chỉ vì nó… đẹp. Quả là xã hội đã và đang loạn.
Thế rồi hôm nay, cô ta đi thi Hoa hậu thế giới tại vùng lãnh thổ Hoa Kỳ. Tại đó, cô lại gây sóng gió khi đứng trên đất Mỹ, thể hiện tư tưởng chống Mỹ đến cùng với bài hát "Cô gái vót chông" trong phần dự thi của mình.
Cô hoa hậu Đỗ Thị Hà gây sóng gió khi đứng trên đất Mỹ với bài hát "Cô gái vót chông" thể hiện tư tưởng chống Mỹ đến cùng trong phần dự thi của mình.
Còn gì ngạo nghễ hơn, khi người đẹp đại diện Việt Nam đứng ngay trên đất Mỹ, cất cao tiếng nói thẳng vào mặt bọn đế quốc xâm lược rằng : "Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù. Xiên thây quân cướp nào vô đây. Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo. Em chưa ngừng tay vót chông rào buôn rẫy". Và "Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào mũi chông sẵn sàng đây. Chờ bọn bay diệt bọn bay".
Còn gì tự hào hơn, khi một cô bé mới nứt mắt đã dám chửi thẳng vào cả đất nước Hoa Kỳ được coi là hùng mạnh.
Có lẽ nghe những lời này, Ban Tuyên giáo và hàng ngũ Dư luận viên sẽ mở lòng, mở dạ và độ sung sướng lên đỉnh cao.
Thế nhưng, điều cô ta không biết là chính tên sen đầm quốc tế, chính bọn đế quốc Mỹ kia, lại là những người tử tế nhất với Việt Nam và đã cho Việt Nam hàng tỷ đôla, hàng chục triệu liều vắc-xin chống dịch hiện nay, thậm chí cả đồ dùng, dụng cụ và thiết bị y tế… mà không kèm điều kiện nào như anh bạn vàng quan thầy của Đảng gửi mấy liều thuốc mà dân ta từ chối cũng đi kèm đủ thứ điều kiện của chúng.
Và điều rất có thể, là để cô ta được sang đất Mỹ dự thi, chính cô ta cũng nhờ mấy mũi vắc-xin chích ngừa từ bọn đế quốc, tư bản mà cô đang chờ ôm những "mũi chông nhọn sắc căm thù" để "Chờ bọn bay diệt bọn bay".
Điều cô ta không biết, là ông Chủ tịch nước vẫn cứ gửi thư, gọi điện đều đều xin viện trợ vắc-xin từ bọn đế quốc ấy.
Và điều cô ta càng không biết là cái chính sách của Nhà nước rằng chửi cứ chửi, tiền cứ lấy và càng chửi để càng kiếm tiền từ "thế lực thù địch"… thì đó là tính cách của anh chàng Chí Phèo mà nhà văn Nam Cao đã nói đến từ lâu.
Nhiều người cứ băn khoăn tự hỏi : Lẽ nào cha ông đã nói rằng : "Nó lú thì có chú nó khôn" mà sao lại để xảy ra nông nỗi này, lẽ nào lại để xảy ra việc ngu dại đến mức phá hoại công lao của đảng, của Chính phủ, của Chủ tịch nước và ngay cả ông Thủ tướng đồng hương của cô ta đã và đang ngày đêm tìm mọi cách để "Ngoại giao vắc-xin" – nghĩa là ngoại giao vác rá đi xin, theo định nghĩa dân gian.
Lẽ nào một sinh viên, một cô hoa hậu, đại diện cho vẻ đẹp Việt Nam không chỉ là sắc đẹp và cả trí tuệ lại có thể làm cái việc ngu dốt rằng chạy đến nhà ân nhân cứu bố mẹ chúng để chửi vào mặt cả họ hàng, hang hốc nhà người ta cho thỏa cái sự ngạo nghễ ?
Sẽ không ai hiểu được điều đó, nếu họ không biết được điều này : Chẳng ai có thể ngăn cản những việc làm ngu dại của nó và cả những đứa như nó ở đất nước này. Bởi vì ngay cả những kẻ đẻ ra nó, những kẻ không chỉ vai "chú" của nó chưa kịp khôn đã đành, mà cả những kẻ đang lãnh đạo cái đảng tự cho là anh minh nhất, là trí tuệ, là văn minh, là khoa học, là đạo đức nhất của nó, vẫn cứ ngu dại như thường.
Hành động vào nhà có người treo cổ để gạ bán dây thừng vẫn đang được các lãnh đạo sử dụng hàng ngày, thì trách chi một con bé đang được được đào luyện trong cái lò của Đảng.
Ở đó, có nhiều cái ngu, không cần dạy thì nó vẫn cứ phát triển đều đều.
Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), RFA, 30/11/2021
Sau những câu chuyện đình đám "phản văn hóa" ngay trước Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, trong đó cóvụ "quan hệ bất chính" chỉ một đêm của Bí thư đảng huyện đảo Cô tô, thật may, nỗi đau cho nền văn hóa nước nhà "đậm đà bản sắc dân tộc" đã được xoa dịu ít nhiều.
AP/FB Miss Vietnam/RFA edit
Đó là màn trình diễn tài năng của hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà, được quảng bá ra khắp thế giới trong cuộc thi Miss World, tại Puerto Rico, một vùng quốc hải thuộc Mỹ.
Diễn biến cuộc thi
Sau ph ần trình diễn điệu nghệ với cây đàn T’rưng,
- Ban giám khảo đặt câu hỏi : Tên bản nhạc là "Cô gái vót chông", vậy xin bạn cho khán giả biết "chông" là gì, để làm gì ?
- Hoa hậu trả lời bằng tiếng Anh trôi chảy : chông vót từ cây tre ra. Thời kháng chiến chống Mỹ, người dân dùng chông cắm dưới hầm ngụy trang. Bọn giặc Mỹ dẫm phải, sụp xuống, ộc máu, lòi ruột chết tươi…
Ban giám khảo trợn tròn mắt há hốc miệng, cả khán phòng im phăng phắc. Lát sau,
- Một giám khảo (nghẹn ngào) hỏi thêm : Bản nhạc có lời không, nếu có xin cho biết vài đoạn để minh họa cho phần giải thích của bạn.
- Hoa hậu (làu làu) : Dạ, có câu
"Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù
Xiên thây quân cướp nào vô đây
Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo".
- Hỏi : Vậy bạn có rung cảm với lời bài hát khi trình diễn bản nhạc không ?
- Hoa hậu (cười độ lượng) : Tất nhiên là có chứ ạ. Không chỉ rung cảm, mà tôi còn ghi lòng tạc dạ, ngấm sâu vào tận huyết quản tinh thần của bài hát nữa.
Tranh cãi
Ban giám khảo bị chia rẽ trong đánh giá phần trình diễn.
Đại diện Việt Nam, Cuba, Trung Quốc đánh giá cao không những tài năng đánh đàn mà cả tầm tư tưởng của hoa hậu qua bản nhạc ; là đúng với đường lối "ngoại giao nhân dân" của Đảng, Nhà nước.
Cô hiểu và tự hào lịch sử bi hùng của dân tộc mình, nhưng vẫn "mềm hóa" nó khi đem ra trình diễn ngay trên đất của một cựu thù, vừa tỏ ra thân thiện (bằng động tác duyên dáng, không có lời bài hát), nhưng vẫn vừa nghiêm khắc nhắc nhở chớ lặp lại quá khứ.
Có nghĩa cô không phải là một người đẹp vô chính trị kiểu ma-nơ-canh.
Việc khơi ra nội dung căm hờn, sắt máu của lời ca là "lỗi" của Ban giám khảo, song Hoa hậu Việt Nam đã rất thông minh và có bản lĩnh, chính kiến qua phần trả lời.
Đại diện các nước dân chủ tư bản cho đó là hiện thân của một chế độ không chịu khép lại quá khứ vốn có thể là sai lầm, có thể là đáng tiếc. Không những vậy, mà nó còn luôn thể hiện bản chất hai mặt, miệng nói xảo ngôn nhưng hành động thì ngược lại.
Nhờ có câu hỏi thêm của Ban giám khảo về phần lời bài hát mà Hoa hậu Việt Nam đã nói ra ý thức của mình khi trình diễn bản nhạc, là rung cảm với thái độ thù địch đến trơ tráo, ngay trên đất nước mà nay đã thực sự khép lại quá khứ và đang giúp đỡ nước mình hàng chục triệu liều vaccine trong đại dịch và còn nhiều nhiều nữa.
Đặc biệt, đại diện giám khảo của Mỹ còn nói thêm là với một chế độ cộng sản như Việt Nam, việc chuẩn bị cho hoa hậu đi thi quốc tế đều phải được cơ quan Đảng, Nhà nước soi xét nội dung qua những quy định bất thành văn. Như vậy, việc chọn sử dụng bài hát này chính là ý muốn gửi đi thông điệp chính trị tinh tế về lựa chọn "bạn", "thù" trong bao nhiêu năm nay. Hiện tượng bao lâu nay vẫn tuyên truyền về "tội ác đế quốc Mỹ", trong khi lờ đi tội ác của bành trướng Trung Quốc là minh chứng rất rõ cho đánh giá này.
Kết quả
Cuối cùng, đã có một quyết định làm tạm vừa lòng cả hai phe, chấm dứt cuộc tranh cãi bất tận nặng mùi chính trị.
Hoa hậu Việt Nam được giải Hoa hậu tài năng, đi liền một giải đặc cách - "Hoa hậu KHÔNG thân thiện".
Đáng tiếc, ngay sau cuộc thi, cô liền bị cư dân mạng "ném đá" tơi bời, phải đóng trang Facebook cá nhân, vì đã chấp nhận cái giải thưởng kép đó.
*
Rất mong rằng phần tường thuật trên cũng chỉ là giả định và không thành hiện thực.
RFA, 29/11/2021
Màn trình diễn đánh đàn T'rưng của Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà vừa lọt vào vòng bán kết phần thi Tài năng của cuộc thi hoa hậu thế giới Miss World 2021 cùng với 26 thí sinh của các nước khác, thông báo của ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp công bố trên website chính thức hôm 27/11/2021.
Chụp màn hình FB Miss World Vietnam
Phần đánh đàn của Đỗ Thị Hà sử dụng bài hát "Cô gái vót chông" với các ca từ như "M ỗi mũi chông nhọn hoắc căm thù. Xiên thây quân cướp nào vô đây. Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo. Em chưa ngừng tay vót chông rào buông rẫy", hay là "Ê quân xâm lăng gian ác bay mu ốn vào mũi chông sẵn sàng đây. Chờ bọn bay diệt bọn bay !".
Điều đáng nói là cô hoa hậu đăng quang năm ngoái trình diễn tiết mục "chống Mỹ" ở ngay Puerto Rico - đảo lớn nhất trong cáclãnh thổhải ngoạicủaHoa Kỳ và Tòa đại sứ nước này vừa thông báo đã hỗ trợ cho Việt Nam hơn 20 triệu vắc-xin Covid-19 để chống lại đại dịch.
Thông tin về tiết mục dự thi của Đỗ Thị Hà gây dư luận trái chiều và đến ngày 29/11, Fanpage chính thức Miss World Vietnam (có dấu tích xanh) cho rằng, khán giả hiểu nhầm từ phần thi đàn T'rưng sang thi hát và "hy vọng các bạn khán giả hãy hiểu rõ vấn đề và có góc nhìn tích cực về đại diện Việt Nam".
Ban Tổ chức giải thích, "ban đ ầu Đỗ Hà và ekip đã chọn lựa ca khúc Despacito – giai điệu đặc trưng trên mảnh đất Puerto Rico để trình diễn. Tuy nhiên, vì không phù hợp với tính chất của đàn T’rưng nên Đỗ Hà và cô giáo hướng dẫn âm nhạc đã quyết định thay đổi sang một bản nhạc quen thuộc, mang âm hưởng núi rừng, hợp âm cơ bản và phù hợp với những người mới chơi đàn T’rưng, đó là bài "Cô gái vót chông".
Đây chỉ là giai điệu trên đàn T’rưng, không có lời bài hát. Tuy nhiên, dạo gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin hiểu nhầm tiêu cực về màn trình diễn của Hoa hậu Đỗ Hà là tiết mục hát tại cuộc thi Miss World". - Fanpage có hơn 300.000 người theo dõi giải thích.
Đỗ Thị Hà sinh năm 2001, cô thắng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam hồi năm ngoái và trở thành đại diệnquốc gia Đông Nam Á tại đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh là Hoa hậu Thế giới 2021.