Truy cùng tận diệt Thủ tướng Chính, Tổng Trọng cẩn thận "gậy ông đập lưng ông" ?
Phần 1
Giới phân tích trong và ngoài nước luôn khẳng định, công cuộc "đốt lò" nhân danh chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, về bản chất là một cuộc thanh trừng phe nhóm, để loại bỏ các nhân vật cộm cán của các phe nhóm chính trị trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính tại một phiên họp. Nguồn : Chính phủ online
Trước năm 2003, Đinh La Thăng chỉ là một cán bộ đoàn ở Tổng Công ty Sông Đà, song được sự nâng đỡ của Trần Đại Quang kẻ đứng đầu nhóm chính trị Hà – Nam – Ninh và Ba Dũng, họ Đinh lần lượt trải qua các vị trí "ho ra bạc, khạc ra tiền", như Tập đoàn Dầu khí PVN, Bộ Giao thông Vận tải, v.v… Sự giàu có nhờ vơ vét tài sản quốc gia của Đinh La Thăng và phương châm chính trị của Trần Đại Quang khi đó, được cho là, tham nhũng rồi dùng tiền để mua chức, theo một quy trình vòng xoáy trôn ốc, chức sau cao hơn chức trước.
Tới mức, tại Hội nghị Trung ương khóa 14 của Đại hội 11, Hội nghị Trung ương cuối để "chốt" nhân sự chủ chốt cho Đại hội 12, thời điểm đó, tin cho biết, Đinh La Thăng mang cả "bao" lớn với những phong bì dày cộp USD, để phát công khai cho các Trung ương ủy viên, để mua vé vào Bộ Chính trị khóa 12. Tổng bí thư Trọng ghi thù và quyết diệt Đinh La Thăng cho bằng được, vì chuyện này.
Tuy nhiên, hành động tấn công trực diện vào Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, lại thể hiện sự thô bạo của một kẻ võ biền, và điều đó không những không thuyết phục được dư luận, mà còn khẳng định vững chắc hơn nhận định rằng, Tổng Trọng chống tham nhũng thì ít, mà chủ yếu là để loại bỏ kẻ thù.
Kể từ tháng 4/2019, sau "sự cố Kiên Giang", Nguyễn Phú Trọng luôn được các cố vấn Trung Quốc theo sát và tham mưu, trong vỏ bọc là bác sĩ chăm sóc sức khỏe của Đảng bạn cử sang Hà Nội. Các cố vấn của "bạn" liên tục điều chỉnh các quyết định của ông Trọng cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Theo nhà bình luận, Giáo sư Zachary Abuza, thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington DC, trong bài viết mới nhất "Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội ?" đã đưa ra một tiết lộ quan trọng. Đó là :
"Chiến dịch chống tham nhũng dường như không còn tập trung vào các quan chức cấp cao mà thay vào đó là người được bảo trợ, gia đình và đối tác làm ăn của họ".
Điều vừa kể của Giáo sư Zachary Abuza giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ, lý do tại sao, trong vụ án chuyến bay giải cứu, Bộ Công an đã truy tố Nguyễn Quang Linh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ; và trong vụ Việt Á đã truy tố Nguyễn Văn Trịnh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Từ đó loại bỏ hai phó thủ tướng này khỏi vũ đài chính trị.
Rồi sau đó, lấy lý do phải chịu trách nhiệm chính trị, do để hai phó thủ tướng cấp dưới là ông Minh và ông Đam phạm sai lầm, Tổng Trọng đã tạo sức ép, buộc cựu Thủ tướng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức.
Cách làm này không chỉ giúp ông Trọng một mũi tên trúng hai đích quan trọng : Vừa loại bỏ được hai nhân vật kỹ trị "Tây học" được đào tạo bài bản ở phương Tây là Minh và Đam ; đồng thời loại được hai phó thủ tướng, là những người giúp việc đắc lực cho Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nghĩa là, thực hiện được việc "chặt chân, chặt tay" Thủ tướng Chính, để tiến tới loại bỏ đối thủ chính trị này.
Vẫn cùng một chính sách thanh trừng đối thủ, thông qua việc tập trung đánh vào người được bảo trợ, hay đối tác làm ăn của họ, đó là lý do vì sao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian gần đây, đã tập trung "xoáy sâu" vào nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một bị cáo đang bỏ trốn. Lâu nay, bà Nhàn vẫn được cho là có mối quan hệ trên mức tình cảm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhất là vào thời điểm hiện nay, sau Hội nghị Trung ương 8, các cuộc đấu đá chính trị nội bộ của thượng tầng cấp cao rõ ràng đang diễn ra, khi cuộc chạy đua vào ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như các vị trí quyền lực khác trong Đảng trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14, được đánh giá đang có chiều hướng tăng tốc.
Câu chuyện ông Trọng muốn triệt hạ Thủ tướng Chính ra sao, mời qúy bạn theo dõi ở phần tiếp theo của chúng tôi.
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất ván trước Quốc hội ngày 7/11/2023 : "Cần cắt đứt quan hệ sân sau, thao túng nhiều cơ quan, không để đối tượng tham nhũng bỏ trốn"
Phần 2
Tiếp tục câu chuyện, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ hay triệt hạ Thủ tướng Phạm Minh Chính khỏi cuộc đua tiến tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi ông Trọng nghỉ hưu vào cuối Đại hội 13, đầu năm 2026.
Trả lời chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự… vào ngày 7/11, không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Tô Lâm đưa ra yêu cầu : "Cần cắt đứt quan hệ sân sau, thao túng nhiều cơ quan, không để đối tượng tham nhũng bỏ trốn".
Tuyên bố này của ông Tô Lâm, một lần nữa đã cho thấy, chính trị Việt Nam vào thời điểm hiện nay, mọi ngả đường đều đổ về… ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhận xét về việc, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong thời gian gần đây, liên tiếp được nhắc tên trong các bản tin của Bộ Công an, cũng như những tuyên bố của người đứng đầu Ban Thường trực chỉ đạo Chống tham nhũng Trung ương, Giáo sư Zachary Abuza đánh giá :
"Đây không được xem là vụ án gian lận và hối lộ bình thường, vì người phụ nữ này được cho là có quan hệ với Thủ tướng Phạm Minh Chính… Bà Nhàn được đồn là người tình cũ của ông Chính. Nhưng ngay cả khi đó là một tin đồn không có cơ sở, bà Nhàn rõ ràng đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thân thiết với ông thủ tướng và các nhà lãnh đạo khác. Bà [Nhàn] có đặc điểm là chịu khó nuôi dưỡng quan hệ với các lãnh đạo tỉnh nơi bà tìm kiếm các hợp đồng làm ăn".
Những thông tin do Giáo sư Zachary Abuza tiết lộ trong bài viết đã gây bất ngờ. Điều này cũng phù hợp với các thông tin mà trước đây truyền thông quốc tế đã cho biết, đó là, bà Nhàn đang định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức, và được bảo vệ bởi nhiều lớp, để chống việc Công an Việt Nam tổ chức bắt cóc từ Đức về Việt Nam, như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7/2017.
Các lực lượng đang bảo vệ bà Nhàn như : An ninh của chính quyền nước sở tại, lực lượng bảo vệ tư nhân do bà Nhàn thuê, và… lực lượng của Tổng cục 2 tình báo Bộ Quốc phòng.
Giáo sư Zachary Abuza tiết lộ như sau :
"Trang web của AIC cũng thông tin rằng, Công ty thường làm tư vấn cho Bộ Quốc phòng – một cơ quan đầy quyền lực ở Việt Nam, mà Nhàn với vai trò là người môi giới cho việc mua sắm vũ khí từ Israel của Việt Nam.
Các báo cáo cho hay, các công ty quốc phòng Israel đã bán được khoảng 1,5 tỷ USD tiền vũ khí cho Việt Nam trong thập niên vừa qua vì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tìm cách hiện đại hóa và giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga".
Với bà Nhàn là trung gian môi giới, Israel đã đàm phán bán thêm khoảng hai tỷ USD vũ khí cho Việt Nam, trong đó có cả tên lửa đất đối không và các hệ thống vũ khí khác…
Thương vụ này có trị giá 550 triệu USD nhưng bà Nhàn được cho là đã cố yêu cầu nhà sản xuất Israel nâng giá bán một cách đáng kể để có được phần hoa hồng lớn hơn. Các quan chức Israel đã tức giận vì kế hoạch tham nhũng này có khả năng bị đảo lộn việc mua bán và ít nhất đã trì hoãn việc thực thi.
Bà Nhàn chưa bao giờ bị buộc tội vì bất kỳ hoạt động gì liên quan đến việc mua sắm vũ khí – điều này có lẽ phản ánh nỗi lo sợ [của Bộ Quốc phòng Việt nam] sẽ làm hé lộ thông tin về các hoạt động mua sắm của quân đội – vốn là một vấn đề nhạy cảm".
Theo giới phân tích, những vấn đề liên quan tới bà Nhàn được đẩy lên trong thời gian gần đây, với một tần suất dày đặc bất thường, có thể là một nỗ lực mới của Tổng bí thư Trọng và phe cánh, kể cả Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nhằm mục đích làm suy yếu Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi cuộc đua nước rút vào các vị trí lãnh đạo cấp cao trước Đại hội lần thứ 14 của Đảng cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.
Nhưng cũng có các ý kiến lo ngại cho Tổng bí thư, khi việc chống tham nhũng của ông Trọng, chủ yếu nhắm vào những người được các quan chức bảo trợ, hay các đối tác làm ăn của họ. Người ta muốn nhắc tới chuyện của ông Hồ Mẫu Ngoạt – Trợ lý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – là một ông trùm của giới chạy án, chạy ghế và "buôn Vua".
Nếu ông Phạm Minh Chính vượt qua được tất cả mọi trở ngại để nắm giữ quyền lực tối cao, và sau đó, ông Chính lại rập khuôn theo chính sách "tấn công vào các quan chức được Tổng bí thư Trọng bảo trợ", thì điều gì sẽ xảy ra với Tổng bí thư Trọng ?./.
Trà My
Bích Ngọc, Thoibao.de, 13/0/2021
Có thể nói Trần Tuấn Anh là con người rất tai tiến và có mức độ tín nhiệm rất thấp, nhiều người nghĩ rằng Trần Tuấn Anh sẽ bị loại khỏi ủy viên trung ương đảng khóa 13 như Phùng Xuân Nhạ, tuy nhiên kết quả vô cùng bất ngờ, Tần Tuấn Anh trúng cử vào Bộ Chính trị và được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái mang về ban bí thư nắm chức trưởng ban kinh tế trung ương.
Theo nguồn tin nội bộ cho biết, từ hội nghị trung ương 13 của trung ương đảng khóa 12 lấy phiếu tín nhiệm lần 1 Trần Tuấn Anh không đủ tiêu chuẩn, đến hội nghị trung ương 14 của khóa 12 lấy phiếu tín nhiệm lần 2 Trần Tuấn Anh cũng rớt, tuy nhiên ông vì ông Trần Đức Lương ra Hà Nội gặp riêng ông Nguyễn Phú Trọng nên mới có kết quả Trần Tuấn Anh trúng cử vào Bộ Chính trị.
Thực tế thì Nguyễn Thanh Nghị ít tai tiếng hơn Trần Tuấn Anh, tuy nhiên vì bị Nguyễn Phú Trọng cản đường nên Nguyễn Thanh Nghị không tiến thân tốt như Trần Tuấn Anh. Có thể nói, sự nghiệp của Trần Tuấn Anh như hôm nay là do Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ. Đó là lợi thế mà không phải hạt giống đỏ nào cũng có được. Với chức trưởng ban kinh tế trung ương Trần tuấn Anh có cơ hội vào tứ trụ rất lớn.
Ông Trần Tuấn Anh – Trưởng ban kinh tế Trung ương
Trần Tuấn Anh 57 tuổi, là con trai của ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, trước khi làm Bộ Trưởng bộ công thương, ông Trần Tuấn Anh từng Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco.
Đáng chú ý, thời gian ông Trần Tuấn Anh ngồi ghế phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004-2009 cũng là thời điểm ông Trần Đức Lương là chủ tịch Nước, ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tich quốc hội. Trong tứ trụ thời đó thì Nguyễn Phú Trọng là bí thư thành ủy Hà Nội đang vận động để vào tứ trụ và được Trần Đức Lương ủng hộ rất mạnh. Đó là mối quan hệ tốt mà sau này Trần Tuấn Anh được hưởng.
Nguyễn Phú Trọng bố trí đàn em cho Trần Tuấn Anh ?
Nguyễn Phú Trọng là người Hà Nội, ông ta có đầu óc địa phương rất nặng. Việc loại bỏ Nguyễn Đức Chung để đưa Chu Ngọc Anh về nắm chủ tịch thành phố cũng là ưu tiên bố trí người Hà Nội như thế. Lần này, ông Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa lo cho Trần Tuấn Anh rất chu đáo.
Nếu nói Phạm Minh Chính đưa đàn em ở địa phương Thanh Hóa – Bùi Hồng Minh làm thuộc hạ cho Nguyễn Thanh Nghị thì hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ như cũng là điều tương tự với Trần Tuấn Anh. Theo tin mới nhất thì ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn một người quê Hà Nội làm phó cho Trần Tuấn Anh, đó là ai ? Đó chính là ông Đỗ Ngọc An. Vậy Đỗ Ngọc An là ai ?
Tiểu sử tóm tắt ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương :
Ông Đỗ Ngọc An 58 tuổi, quê ở Xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Trình độ chuyên môn là Thạc sỹ kinh tế. Cũng giống như nhiều ủy viên trung ương đảng khác, ông An có trình độ lý luận cao cấp chính trị. Đây là con người gắn bó với Hà Tây. Từ năm 1990 đến năm 2008 ông An từ Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Ứng Hòa lên Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội ông Đỗ Ngọc An được đưa về ban Bí Thư giao cho chức Phó Vụ trưởng Vụ địa phương I, Ban Tổ chức Trung ương.
Từ 3/2014 ông Đỗ Ngọc An được thuyên chuyển đi địa phương để thử thách, chức mà ông An làm khi rời Hà Nội là chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu.
Từ 6/2015 đến 12/2/2019 ông An được trung ương bố trí cho chức Phó bí thu Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu.
Từ 13/02/2019 đến 03/6/2021 là Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Bây giờ thì được ông Trọng bố trí làm phó cho ông Trần Tuấn Anh. Có thể nói, Trần Tuấn Anh đang được Nguyễn Phú Trong ưu ái rất nhiều.
Xây dựng đế chế cho Trần Tuấn Anh
Ban bí thư được xem như là bộ máy dưới quyền điều khiển của ông Nguyễn Phú Trọng. Được ông Trọng đề xuất, ban bí thư đã bố trí ông Đỗ Ngọc An vào ghế phó trưởng ban tổ chức trung ương. Chiều ngày 10/6/2021, Ban Tổ chức Trung ương đã làm công tác mang tính thủ tục là tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ và trao quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố toàn văn Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự. Theo Quyết định số 112-QĐNS/TW ngày 04/6/2021 của Ban Bí thư điều động ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Đây được xem là công tác bố trí mang tính chiến lược. Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn xây dựng ban kinh tế trung ương thành một ban có sức mạnh lấn át bộ công thương bên chính phủ.
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trao quyết định và chúc mừng ông Đỗ Ngọc An.
Như vậy kể từ đây, ông Trần Tuấn Anh có một cấp phó là người Hà Nội, người này cũng được ông Trong ưu ái không khác gì ưu ái Trần Tuấn Anh. Sắp tới Ban Kinh tế Trung ương triển khai rất nhiều nhiệm vụ quan trọng được Ban Bí thư giao, nhất là việc kiểm soát các dự án kinh tế bên chính phủ. Ông Trọng đang muốn xây dựng ban kinh tế trung ương bao trùm tất cả, ban này cần nắm chắc các dự án kinh tế mà bên chính phủ triển khai, đặc biệt là các dự án trong quyền hạn của Nguyễn Thanh Nghị. Nếu giám sát tốt, phanh phui được những sai phạm của Nguyễn Thanh Nghị thì có thể nói, Trần Tuấn Anh sẽ lập được đại công cho Nguyễn Phú Trọng.
Điều đáng nói là trong lần bổ nhiệm này, ông Trọng còn ưu ái Trần Tuấn Anh được kéo đàn em bên Bộ công thương về phụ tá cho mình. Có thể nói, nhờ bàn tay ông Nguyễn Phú Trọng mà Trần Tuấn Anh đang xây dựng đế chế của ông tại ban kinh tế Trung Ương.
Được biết tại hội nghị hội nghị bố trí nhân sự lần này, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng trao quyết định số 77 – QĐNS/TW ngày 22/4/2021 của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương giữ chức Trợ lý ông Trần Tuấn Anh.
Trần Tuấn Anh là một cậu ấm đúng nghĩa, cuộc sống cá nhân mang nhiều tai tiếng, mọi chức vụ đều được bâc j cha chú thiết kế sẵn, giơg là ủy viên Bộ Chính trị – Trương Ban Kinh Tế trung ương là vị trí rất cao. Đường vào tứ trụ không còn xa nữa và chỉ cần 4 năm thì Trần tuấn Anh có thể sẽ là người đứng trước cơ hội rất lớn. Điều quan trọng là, đã tiến rất sát với vị trí tứ trụ nhưng ông Trần Tuấn Anh vẫn còn được sự che chở của Nguyễn Phú Trọng.
Trần Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Nghị ai lợi thế hơn ?
Trần Tuấn Anh lớn tuổi hơn, Trần Tuấn Anh lớn hơn Nguyễn Thanh Nghị một con giáp. Nếu xét về tuổi thì Trần Tuấn Anh bất lợi hơn Nguyễn Thanh Nghị vì quỹ thời gian cho nghề chính trị của ông Tuấn Anh không dồi dào, tuy nhiên Trần Tuấn Anh đang có lợi thế là đang ủy viên Bộ Chính trị trong khi Nguyễn Thanh Nghị chỉ là ủy viên trung ương đảng. Để bước vào Bộ Chính trị, Nguyễn Thanh Nghị còn phải nỗ lực rất nhiều vì Nghị phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn.
Điểm lợi thứ hai là chức trưởng ban kinh tế trung ương luôn là chức dự bị cho vị trí tứ trụ. Trước đây ông Trương Tấn Sang và giờ đây là ông Vương Đình Huệ, cả hai đều vào được tứ trụ trong khi đó Nguyễn Thanh Nghị còn rất xa vị trí ấy.
Nguyễn Thanh Nghị (trái) và Phạm Minh Chính
Không biết hiện nay liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Phạm Minh Chính lo cho Nguyễn Thanh Nghị như thế nào, nếu không củng cố quyền lực vững chắc thì Nghị rất khó vượt qua nhiều cản lực mà ông Nguyễn Phú Trọng đã giăng ra.
Có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn xây dựng tương lai cho Trần Tuấn Anh. Ông Trọng thường hay xây dựng rất nhiều thuộc hạ để có kế sách dự phòng. Tuy Trần Tuấn Anh là người được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái là một lợi thế, nhưng thực tế cho thấy nhiều lần ông Nguyễn Phú Trọng đã lật kèo với đàn em, mà trường hợp Đinh Thế Huynh là ví dụ. Nói tóm lại, làm đàn em của ông Nguyễn Phú Trọng thực sự không có gì là đảm bảo. Đó là điểm bất lợi duy nhất với Trần Tuấn Anh.
Bích Ngọc (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 13/06/2021