Bằng thủ đoạn móc ngoặc, hối lộ, Phạm Nhật Vũ đã làm thiệt hại cho nhà nước 8.500 tỉ đồng, trong đó, riêng y kiếm lợi bất chính trong thương vụ này là 5850 tỉ đồng. Thế nhưng y chỉ bị kết án 3 năm tù giam. Một trong những lý do để tòa giảm mức án cho Vũ là y có nhiều hoạt động từ thiện, đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việc này đã gây ra nhiều phản đối của dư luận xã hội.
Hình minh họa. Ông Phạm Nhật Vũ mặc áo cư sĩ thắp hương tại chùa. Courtesy of phatgiao.org.vn
Không nói thì ai cũng biết, số tiền mà Vũ đã bỏ ra làm từ thiện là từ những nguồn thu lợi bất chính, ví dụ số tiền 5850 tỉ đồng vừa nhắc.
Hoạt động từ thiện là nếp văn hóa đẹp, thời nào cũng có, quốc gia nào cũng có. Nó duy trì, khơi dậy tình yêu thương con người qua những việc làm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, đóng góp xây dựng quê hương...
Tuy nhiên, không phải là hoạt động từ thiện nào cũng xuất phát từ mục đích tử tế.
*
Thở nhỏ, theo mẹ ra chợ, tôi hay đứng xem ăn mày. Những bà nông dân lam lũ, ra chợ bán mớ rau, củ khoai nhưng cũng bỏ vào cái mê nón rách của anh què lê ở chợ năm xu, một hào, có khi chỉ 1, 2 xu. Cũng có người bỏ vào một củ khoai đã luộc chín. Có những người nông dân từ các huyện đói kém hơn xuống quê tôi ăn xin rong. Họ vào tận từng nhà kêu chúng em đói quá. Khiêm nhường xưng em vì họ biết thân phận của mình chứ họ cũng ngang tuổi bố mẹ tôi. Chúng tôi phải cho họ củ khoai hay củ dong riềng mà mẹ cho để dành ăn giữa buổi. Sau này, những hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Quê tôi hồi ấy, nhà ai cũng thiếu đói, chúng tôi đói suốt ngày, ăn khoai trừ cơm mà vẫn đói. Vậy mà ăn mày vẫn kiếm sống được. Khi ấy, tôi chưa có khái niệm gì về việc thiện, về lòng hảo tâm. Lớn lên tôi mới biết đến những cụm từ "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Những việc làm từ thiện ấy rõ ràng xuất phát từ tấm lòng thương yêu đồng loại, chẳng cần ai biết đến và cũng chẳng nghĩ nhằm tích đức gì cả mà chỉ để cho thanh thản cõi lòng.
Càng về sau, hoạt động từ thiện quy mô hơn. Ở vùng quê nào cũng có những người con đi làm ăn xa ở các tỉnh khác hoặc ở hải ngoại. Họ làm ăn gặp may mắn nên có của ăn của để và họ có nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ người thân và giúp quê hương. Quê hương tuy nghèo khó nhưng đấy là nơi họ sinh ra và lớn lên cũng trong nghèo khó nhưng đầy ắp những kỷ niệm nên họ muốn có những việc làm trả nghĩa cho quê hương. Có người bỏ tiền ra làm cho thôn con đường bê tông, có người cúng chùa làng quả chuông hay xây hoặc tu bổ một hạng mục nào đó. Mỗi lần tôi về quê, đều đi qua cây cầu bê tông dài rộng ở đầu huyện, bắc qua con sông cái nghe nói của một Việt kiều nào đó ở Canada bỏ tiền ra xây.
Đó là làm từ thiện bằng tâm thiện.
*
Từ thiện nay không như từ thiện xưa. Đi lễ chùa, có đặt những hòm công đức, không bỏ hay bỏ ít bỏ nhiều chẳng ai để ý. Người công đức cũng chẳng cần ai biết đến. Rồi đến lúc, nhà chùa đón được ý khách, qui định ai công đức tối thiểu ở mức nào thì được cấp một cái giấy chứng nhận. Việc công đức ở chùa mất ý nghĩa dần từ đấy.
Trong vụ AVG, thấy báo chí nói, người nhà Phạm Nhật Vũ đi khắp nơi để xin xác nhận số tiền mình đã từ thiện, cung cấp cho tòa để được giảm tội.
Những năm gần đây, nếu để ý thì sẽ thấy, những người có chức quyền, giàu có tham gia làm từ thiện ngày càng đông. Một ông quan cấp huyện cấp tỉnh hoặc cao hơn, một ông giám đốc, một bà kế toán khi làm việc thì hưởng lương nhà nước, thường là mươi, mười lăm triệu/tháng nhưng khi về hưu có tài sản hàng trăm tỉ. Số này bỏ tiền ra làm từ thiện cũng khá hào phóng nhưng thử hỏi khối tài sản khổng lồ mà họ có được ở đâu ra nếu không tham nhũng ?
Giải thích hiện tượng này như thế nào ?
Dù khó lý giải bằng khoa học nhưng người ta đều tin vào luật nhân quả. Nhiều khi luật này báo ứng đến hãi hùng làm cả người vô thần cũng phải dè chừng. Hẳn nhiều người đã biết cái chết đến của 3 người từng tham gia vào quá trình điều tra, xét xử vụ án Hồ Duy Hải mà dư luận cho là vụ án oan.
Ngày càng nhiều quan chức và những người giàu có hay đến viếng chùa và bỏ tiền cúng phật. Có người sau khi về hưu chuyên tham gia các hoạt động của phật giáo, chăm chỉ ngồi thiền như muốn quên đi quá khứ. Tôi cho rằng tâm lý của nhiều người trong số ấy là mong lấy thiện trừ đi ác vì hơn ai hết, họ là người biết rõ nhất việc làm thất đức của họ.
Có điều lạ là nhiều người giàu có, sẵn sàng bỏ tiền ra làm từ thiện nhưng giúp anh em, cha mẹ nghèo lại là chuyện vô cùng khó khăn. Có lẽ họ cho rằng Phật mới giúp được họ xóa được tội lỗi, tránh được quả báo chứ còn người thường thì không.
Vì vậy sinh ra tâm lý, vừa tham nhũng vừa làm từ thiện để được giảm tội vì lo trời phạt, thậm chí còn tính đến việc nếu bị phát giác sẽ được tòa giảm tội như trường hợp Phạm Nhật Vũ.
Việc làm từ thiện mà được giảm án là chuyện vừa xảy ra trong vụ AVG vì những người xử là những con người, họ cũng có bản năng, dục vọng của con người. Nhưng nếu cúng chùa mà giảm được tội, không bị quả báo, chẳng lẽ họ cho rằng, Phật cũng tiêu thụ của gian hay nhận hối lộ như băng đảng của họ ?
Không có chuyện cứ việc làm điều ác, cứ việc tham nhũng rồi trích từ đó ra một phần làm từ thiện để yên tâm hưởng phần còn lại mong tránh được quả báo. Làm từ thiện kiểu đó không có gì đáng ca ngợi hay tôn vinh và cũng không tránh được luật nhân quả. Việc từ thiện chỉ có ý nghĩa và đáng hoan nghênh khi dùng những đồng tiền chân chính của mình.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 06/01/2020
Bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ "đưa, nhận hối lộ", "vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG - vừa tuyên giống như một tuyên ngôn : Tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc và "cơ đồ" của Đảng cộng sản Việt Nam đã được đặt vào tay các "trọc phú đỏ".
Cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy "gió đã đổi chiều". Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ cảm tạ - Ảnh minh họa
***
Phạm Nhật Vũ – người đứng phía sau chính phủ, âm thầm điều khiển nhiều bộ (từ Công an, Kế hoạch Đầu tư đến Thông tin Truyền thông,…) để có thể dễ dàng bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone với giá cao gấp 14 lần giá trị thật, chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ đồng – chỉ bị phạt ba năm tù (1).
Cả giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lẫn Hội đồng xét xử Phạm Nhật Vũ đều cho rằng, ông Vũ đáng được… khoan hồng vì ngoài việc chủ động khắc phục hậu quả còn thành khẩn khai báo, khiến các viên chức cao cấp phải "nhận tội", giúp đảng và hệ thống bảo vệ pháp luật có đủ căn cứ để xét xử vụ án đầu tiên về tham nhũng (2).
Khi khắc họa sự thành tâm và thiện ý của Phạm Nhật Vũ để giải thích cho việc tạo ra - áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt" hết sức bất thường (không chỉ luật pháp chưa hề đặt định mà trong thực tế xử lý hình sự cũng chưa bao giờ có tiền lệ) đối với Phạm Nhật Vũ, có một điều mà cả giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, lẫn hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức cùng lờ đi : Phạm Nhật Vũ đã sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao để có đủ năng lực tài chính, chịu đựng cả thiệt đơn lẫn thiệt kép ?
Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG là một trường hợp điển hình, minh họa cho thực trạng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bị các "doanh nhân" lũng đoạn, thi nhau bán rẻ tài nguyên quốc gia, tước đoạt đủ thứ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của dân chúng để giao cho một số "doanh nhân", hỗ trợ những "doanh nhân" này thành các tỉ phú đô la ! Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ gọi những "doanh nhân" hối mại quyền thế để "phá sơn lâm, đâm hà bá" giàu có "nứt đố, đổ vách" là "trọc phú đỏ" !
Không phải tự nhiên mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhiều lần thừa nhận về sự tồn tại và phát triển càng ngày càng nguy hiểm, kể cả cho đảng, của các "nhóm lợi ích" – tập hợp những cá nhân hoặc là viên chức hoặc là "doanh nhân" câu kết với nhau để chia chác tài sản quốc gia, các nguồn lợi xã hội.
Nếu trước đây, việc xử lý một số "nhóm lợi ích" luôn theo khuynh hướng tha những viên chức hữu trách, chỉ "chặt đầu, lột da" các "doanh nhân" thì nay, cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy "gió đã đổi chiều". Khi khối tài sản của các "doanh nhân" là "trọc phú đỏ" càng ngày càng lớn, vai trò của các "trọc phú đỏ" càng ngày càng quan trọng, gánh nặng "trách nhiệm hình sự" được chuyển sang vai các viên chức hữu trách như Nguyễn Bắc Son…
***
Cần lưu ý thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vốn đã hoàn tất và "tiền đã trao, cháo đã múc", tình thế chỉ bị lộn ngược sau khi Phạm Nhật Vũ đột nhiên "tự nguyện" hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, "thành khẩn khai báo" đã đưa hối lộ 6,2 triệu Mỹ kim cho Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.
Đó cũng là lý do, tuy Nguyễn Bắc Son bị xem như nghi can hàng đầu trong thương vụ vừa kể, đảng ta vẫn phải tổ chức trao "Huân chương Độc lập hạng Nhì" cho "đồng chí" Son, nhẫn nại chờ đến khi "doanh nhân" Phạm Nhật Vũ quyết định "đổi chủ giữa dòng", đảng ta mới khởi tố và biến "đồng chí" Son thành "chủ mưu" !
Ai cũng biết tại sao một số "doanh nhân" ở Việt Nam đột nhiên trở thành tỉ phú đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Khi các "doanh nhân" loại này được hưởng "chính sách hình sự đặc biệt" như Phạm Nhật Vũ, đó chính là sự khuyến khích "đổi chủ giữa dòng" và từ nay, các viên chức hữu trách sẽ trở thành "con tin" của "trọc phú đỏ".
Bởi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trong đảng liên tục thay đổi, qua trường hợp Pham Nhật Vũ, việc "đổi chủ giữa dòng" mở ra một cơ hội mới, khuyến khích các "trọc phú đỏ" chủ động chọn "chủ" để hoán chuyển các "trọng tội" thành những "đại công" giới này sẽ sớm nắm giữ toàn bộ "cơ đồ".
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đã cũng như đang bảo rằng, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ là cần thiết vì nhờ vậy mà thu hồi được tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Đây là một kiểu ngụy biện nguy hiểm !
Nếu thật sự muốn chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị tham nhũng, tại sao từ giới lãnh đạo đảng đến giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn gạt bỏ đề nghị đưa "giàu có bất minh" vào bộ luật hình sự theo tinh thần của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (3) ?
Thất bại trong việc đề nghị hình sự hóa "giàu có bất minh" (điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi soạn - sửa Luật Hình sự Việt Nam vào các năm 2015, 2017, một số chuyên gia pháp lý tại Việt Nam tiếp tục đề nghị xử lý các viên chức "giàu có bất minh" bằng Luật Phòng – chống tham nhũng như : Định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc rồi buộc nộp thuế hoặc tịch thu sung công,… (4).
Tuy nhiên sau ba năm nâng lên, đặt xuống, tất cả những đề nghị xử lý các viên chức "giàu có bất minh" và gian dối khi kê khai tài sản đều bị gạt khỏi Dự luật sửa đổi Luật Phòng – chống tham nhũng khi Quốc hội thông qua dự luật này hồi tháng 11 năm ngoái. Nếu xác định "giàu có bất minh" là tham nhũng, chấp nhận dùng Luật Hình sự xử lý "giàu có bất minh", chắc chắn hệ thống bảo vệ pháp luật của Việt Nam không cần đến sự "hợp tác" của Phạm Nhật Vũ. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng không cần phải ca ngợi "thành tâm, thiện ý" của Phạm Nhật Vũ !
***
Nếu ngẫm cho kỹ, bản án sơ thẩm vụ "đưa, nhận hối lộ", "vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG chỉ minh định một điều : Sau khi đã cùng nhau bán đủ thứ theo kiểu đại hạ giá, để có thể triệt hạ các "đồng chí" có lợi ích khác biệt với mình, nhằm củng cố quyền lực, những đồng chí đang ở thế thượng phong trong đảng ta tiếp tục bán cả "cơ đồ" của đảng. Đáng lo là "cơ đồ" ấy bao gồm cả vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 30/12/2019
Chú thích
(1) https: //thanhnien.vn/thoi-su/cuu-chu-tich-avg-pham-nhat-vu-linh-an-3-nam-tu-1165585.html
(3) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm
Đang có một luồng ý kiến bênh vực và đề nghị khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ.
Cư sĩ Phạm Nhật Vũ đã chi hơn 1.300 tỷ đồng làm việc thiện và có và có hơn 2.000 tổ chức, cá nhân làm đơn xin khoan hồng cho Vũ. Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (23/12/2019)
Việc bênh vực cho một bị cáo nào đó, âu cũng là lẽ thường, vì chẳng có ai bị toàn xã hội ghét bỏ cả. Nhưng bênh vực cách gì thì cũng phải dựa vào đạo lý, pháp lý và cuối cùng là phải nghe được.
Nhưng đến bài viết "Vụ AVG : Mọi người trách mắng đủ chưa ?" của tác giả Tâm Đức đăng trên Kiến Thức thì tôi buộc phải có lời.
Tựu trung, Tâm Đức xoay quanh việc Vũ có nhiều việc làm thiện nguyện, tích cực khắc phục hậu quả và có và có hơn 2.000 tổ chức, cá nhân làm đơn xin khoan hồng cho Vũ.
Những lý do mà tác giả nêu ra để bảo vệ cho Vũ, tôi đã phân tích ở bài Khôi hài căn cứ hạ khung án cho Phạm Nhật Vũ nên miễn nói lại. Riêng chuyện Tâm Đức chỉ trích mọi người không tin có 2000 chữ ký thì cứ trưng các chữ ký ra, hà tất phải dài dòng.
Trong bài, có một số ý kiến Tâm Đức dẫn lời, nói là của nhà báo Đỗ Minh Tuấn nào đó. Tôi mới biết đến nhà báo Đỗ Minh Tuấn - Trưởng phòng Phóng viên Báo Pháp luật & Xã hội. Nhưng những câu Tâm Đức nói là của Đỗ Minh Tuấn có phải nhà báo này không thì không xác minh được. Tôi cố dùng công cụ tìm kiếm để tìm xuất xứ những câu mà Tâm Đức cho là của nhà báo Đỗ Minh Tuấn, nếu có thì nói trong hoàn cảnh nào ? có phải nói về trường hợp Pham Nhật Vũ hay không nhưng không thể tìm được.
Nhưng điều đó không quan trọng lắm. Tâm Đức đã dẫn ra trong bài viết bênh vực cho Phạm Nhật Vũ thì ắt là Tâm Đức cũng bênh vực Vũ bằng nội dung đã trích.
Xúc phạm người khác
Điều cần nói trước hết là việc qui chụp người lên án Vũ một cách bừa bãi và đầy hằn học :
"Cứ thấy người giàu là ghét, nhìn thấy ai giàu lên, đều nghĩ làm ăn bất chính dù chẳng có bằng chứng gì. Tâm lí này có "nguồn cơn" vừa là thành kiến, vừa vì không hài lòng với hoàn cảnh kinh tế cá nhân mình sinh ra ghét lây và cũng có thể không thích người khác hơn mình. Sống như vậy bất hạnh lắm. Mọi người trách mắng đủ chưa ?!
Dẫn câu này trong bài viết, Tâm Đức cho những người lên án Phạm Nhật Vũ chẳng qua là ghét người giàu, tự ti với thân phận nghèo khó của mình, không muốn ai hơn mình. Đây là sự xúc phạm đến những ai đòi xử nghiêm khắc Phạm Nhật Vũ.
Với ai không nói, nhưng với tôi, tôi không bao giờ muốn có cái "tâm đức" hoặc vị trí, tiền của của Phạm Nhật Vũ như Tâm Đức ca ngợi. Nói thế để thấy rằng, Phạm Nhật Vũ là gì mà người đời phải ghen tị.
Vũ là người làm ăn chân chính ?
"Cứ thấy người giàu là ghét, nhìn thấy ai giàu lên, đều nghĩ làm ăn bất chính dù chẳng có bằng chứng gì..".
Dẫn câu nói trên, Tâm Đức cho rằng, Phạm Nhật Vũ không phải là kẻ "làm ăn bất chính" ? Một kẻ móc ngoặc, gây thiệt hại cho nhà nước tới 6500 tỉ đồng, đem 6,2 triệu đô la đi hối lộ hàng loạt cán bộ công chức, trong đó có cả bộ trưởng thì là người tử tế chắc ? Trong thương vụ này, riêng Vũ hưởng lợi từ tiền nhà nước 5850 tỉ đồng. Xin hỏi Tâm Đức, số tiền này là tiền làm ăn chân chính chắc ?
Còn Tâm Đức dẫn "dù không có bằng chứng gì". Vậy việc Vũ khai nhận hối lộ 6,2 triệu đô là Mỹ đã đủ gọi là bằng chứng chưa hỡi tác giả xưng là Tâm Đức ?
Vũ "phát tâm thiện nguyện ?
Nói về những chữ ký xin khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ, Tâm Đức cũng dẫn lời của người mà tác giả cho là của nhà báo Đỗ Minh Tuấn :
"Đây là kết quả của một quá trình phát tâm thiện nguyện, sống không chỉ cho bản thân mình mà còn sống cho người khác của cựu Chủ tịch AVG...".
Trời đất ! Một kẻ toan cướp của nhà nước gần 6.500 tỉ đồng, trong đó riêng phần mình tới 5.850 tỉ thì chỉ có kẻ thần kinh không bình thường mới cho là "phát tâm thiện nguyện", "sống cho người khác"
"Con đường rộng mở" của Vũ là gì ?
Cũng theo Tâm Đức, Đỗ Minh Tuấn còn ca người Phạm Nhật Vũ tình nghĩa với bạn bè :
"Điều này rất đúng với câu nói : Khi con đường của bạn rộng mở, bạn bè biết bạn là ai. Khi bạn rơi vào nghịch cảnh, bạn sẽ biết ai là bạn bè"
Có thể Vũ tốt với bạn bè, có thể Vũ có những người bạn yêu quí Vũ, điều đó cũng là bình thường đối với bất cứ ai. Nhưng"rộng mở" quá mà dắt nhau vào vòng tù tội thì đấy có phải là người bạn tốt ? Vụ án AVG là một ví dụ.
Còn "con đường rộng mở" của Vũ là gì thì ai cũng biết, đó là con đường đưa Vũ và bạn bè vào vòng lao lý.
Chưa hết, Tâm Đức còn đề cập đến cả chuyện "Phạm Nhật Vũ có nhiều đóng góp cho nước nhà, đóng góp cho ngoại giao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, duy trì phát triển quan hệ của Việt Nam với Nga…".
Vì bảo vệ nhau mà đại ngôn đến mức này thì hết biết.
Ngoài ra, Tâm Đức còn đưa những thông tin bị cáo này, bị cáo nọ xin giảm án cho Vũ. Bè đảng, đồng bọn xin giảm án cho nhau có gì lạ mà cũng phải nêu ra để mong tăng tính thuyết phục.
*
Khung hình phạt của Vũ có mức từ 12 đến 20 năm tù. Với việc hối lộ tới 6,2 triệu đô la, nếu phạt Vũ kịch khung thì cũng chẳng oan chút nào. Thế nhưng, việc Viện kiểm sát đề nghị cho Vũ mức án 3 - 4 năm tù có vẻ như làm cho Tâm Đức chưa hài lòng. Tâm Đức còn muốn tha bổng cho Vũ chắc ?
Bài viết của Tâm Đức có thể coi là một bài bào chữa. Nhưng bào chữa như thế này thì cần xem lại trình độ của "luật sư".
Có lẽ vì nhiệt tình quá mà Tâm Đức đưa ra những lý lẽ không thể chấp nhận nổi. Không ai thừa nhận tiền ăn cắp đem ra làm thiện nguyện, hoặc làm thiện nguyện rồi đi ăn cắp bù lại là hành vi tử tế.
Tội của Phạm Nhật Vũ là rất nghiêm trọng. Suýt nữa, y đã bỏ gọn vào túi 5.850 tỉ đồng của Nhà nước, đồng nghĩa với tiền mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa của nhân dân. Dù Tâm Đức ca ngợi Phạm Nhật Vũ như thế nào chăng nữa thì y nhất định không phải là người thiện lương.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 25/12/2019 (nguyentuongthuy's blog)
Phóng tay đốt nhà táng
Theo dõi vụ án MobiFone mua AVG mới thấy đám quan chức đốt tiền của ngân sách thật là tàn bạo. Một cái xác chết giá chưa đến 2 nghìn tỉ mà phù phép đến mức MobiFone đã mua 95% cổ phần của AVG với số tiền gần 8.900 tỉ đồng. Số tiền làm thiệt hại cho ngân sách trong thương vụ này là 6.500 tỉ đồng, tương đương 291 triệu USD. Số được lại quả là 6,2 triệu USD, bằng 2,1% số tiền đã làm thiệt hại cho ngân sách, Điều đó có nghĩa là, chỉ cần bỏ túi được 1 thì chúng sẵn sàng đốt đi gần 50 lần như thế.
Bị cáo Phạm Nhật Vũ tại tòa - Ảnh : TTXVN
Tuy nhiên, số 6,2 triệu USD mới chỉ là số Phạm Nhật Vũ đã khai ra và bên nhận đã thừa nhận. Phạm Nhật Vũ còn đưa hối lộ cho ai nữa ? Liệu còn ai nữa đứng đằng sau với số tiền được hối lộ còn nhiều hơn ? Đó là điều dư luận đang nghi ngờ.
Hoàng Duy Quang, thẩm định viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá (AMAX) đã ký xác định giá trị AVG là 16.500 tỷ đồng chỉ để nhằm có thêm tiền "mua sữa cho con". Quang được hưởng 60 triệu đồng tiền hoa hồng nhưng phóng tay ký nâng giá trị AVG lên nhiều nghìn tỉ đồng.
Con số 16.500 tỷ đồng được MobiFone dùng làm căn cứ đàm phán mua 95% cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng.
Trong khi đó tình trạng tài chính của AVG rất be bét. Năm 2014 AVG vẫn đang lỗ trên 330 tỉ đồng, lỗ lũy kế là gần 1.600 tỉ đồng.
Chỉ 19 ngày sau khi ký hợp đồng, MobiFone đã hối hả bằng mọi cách thanh toán 95% giá trị hợp đồng, tương đương trên 8.445 tỉ đồng cho 8 cổ đông của AVG. Động cơ của việc sốt sắng thanh toán cho AVG là gì, nếu không phải là thanh toán nhanh để được "lại quả" sớm ?
Lý do hạ khung án cho Phạm Nhật Vũ có thuyết phục ?
Sáng 20/12, Viện kiểm sát đề nghị mức án cho các bị cáo. Việc Phạm Nhật Vũ được đề nghị với mức án chỉ có 3 - 4 năm tù, thay cho khung 12 - 20 năm đã gây phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Trong thương vụ này, để chiếm đoạt được nhiều, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin AVG được đối tác nước ngoài (Công ty 8206 Hong Kong) đã trả giá 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD. Vậy tại sao Vũ không bán với giá cao ngất ngưởng như thế mà lại đi đêm với Mobiphone để tất cả cùng ra hầu tòa ? Câu trả lời ai cũng dễ thấy, đó chỉ là trò lừa bịp.
Trong vụ mua bán này, MobiPhone đã đem tiền ngân sách biếu không cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG 6.500 tỉ. Trong đó, riêng Vũ được hưởng lợi hơn 5.850 tỉ đồng. Mới hay với đám quan chức và đại gia này, kiếm hàng nghìn tỉ dễ như thò tay vào trong két.
Theo cáo trạng, Phạm Nhật Vũ bị truy tố về tội đưa hối lộ, thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, quy định tại Khoản 4, Điều 364 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 12 - 20 năm, là khung cao nhất trong tội đưa hối lộ. Khung này qui định cho trường hợp tài sản hối lộ trị giá 1 tỉ đồng trở lên, trong khi số tiền Vũ đưa hối lộ đã xác định được tương đương 143 tỉ đồng.
Thế nhưng Vũ lại được đề nghị mức án chỉ 3-4 năm tù, tức là chung mức với nhóm đưa hối lộ 100 - 500 triệu đồng, từ khung hình phạt nặng nhất xuống hẳn khung hình phạt nặng thứ 3. Còn sự bất công nào vô lý, ngang nhiên hơn thế ?
Điều này gây bất bình trong dư luận. Lý do để Viện kiểm sát đề nghị mức án ấy là :
- Vũ có nhiều hoạt động từ thiện, đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hoạt động tôn giáo là hoạt động tín ngưỡng, nó không phục vụ cho lợi ích toàn xã hội. Nếu Vũ bỏ tiền ra xây dựng các công trình công ích như làm đường, tặng nhà văn hóa cho khu dân cư... lại là chuyện khác. Mặt khác, đây cũng chỉ là đề nghị của mấy ông sư quốc doanh mà thôi. Bản thân Vũ cũng là người của phật giáo quốc doanh, cụ thể y làm Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Thử hỏi, nếu bị cáo nào đó bỏ tiền ra xây dựng, tu bổ nhà thờ bên công giáo được các linh mục xác nhận và đề nghị, liệu Viện kiểm sát có căn cứ vào đấy để đề nghị mức án dưới khung ?
- Lý do nữa là Vũ có đơn của... Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, đề nghị xem xét cho Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật mà không nói vì sao. Đây là một căn cứ hết sức vu vơ. Trong khi đó, những người hoạt động xã hội dân sự bị kết án rất nặng nề thì chẳng có chính phủ nào can thiệp được, kể cả Liên Hợp Quốc.
- Việc thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại gây ra chỉ là cơ sở để xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự mà thôi, chứ không phải là để giảm từ 20 năm tù xuống mức gần áp chót được.
Hội đồng xét xử trong bất cứ vụ án nào cũng phải thể hiện là cán cân công lý. Tuy họ hay nói "xử đúng người đúng tội" nhưng có rất nhiều vụ án gây phản ứng gay gắt của dư luận. Chưa nói đến các bị cáo khác, với Phạm Nhật Vũ, nếu Hội đồng xét xử tuyên án dựa vào đề nghị của Viện kiểm sát thì vụ án này minh chứng cho câu dân gian vẫn thường nói : "công lý chỉ là diễn viên hài".
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 22/12/2019 (nguyentuongthuy's blog)
Sau khi Phạm Nhật Vũ - chủ tập đoàn AVG bị Bộ Công an tống giam trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, vào những ngày này một chiến dịch truyền thông của báo chí nhà nước đang được tổ chức để đánh Vũ.
Nếu Phạm Nhật Vũ khai ra Nguyễn Thanh Phượng ? - Ảnh minh họa
Đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo chí nhà nước lời ‘kết án’ về ‘tổ hợp Phạm Nhật Vũ - Nguyễn Bắc Son - Trương Minh Tuấn’.
Cái cách báo chí lên đấu tố tập thể như thế là rất tương đồng với những gì mà Trầm Bê, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà bị bêu tên sau khi đã bị bắt.
Vậy Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối ?
Vào những ngày này, dư luận đang ồn ào về một ‘sâu chúa’ còn ẩn mình, được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’ : Nguyễn Thanh Phượng - con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…
Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.
Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.
Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.
Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.
Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.
Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng".
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong giại giam và khi bị dồn vào chân tường, Phạm Nhật Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ - Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’ ?
Khi đó, gia tộc Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị mất một thành viên thuộc loại ‘cán bộ cấp chiến lược’, với điều kiện là ‘Người đốt lò vĩ đại’ hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang và vẫn không thể lãng quên mối thù xưa.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 21/04/2019
Báo Việt Nam đưa tin vụ MobiFone-AVG 'chưa công bằng' (BBC, 16/04/2019)
Một luật sư nói truyền thông Việt Nam đưa tin về diễn tiến thương vụ MobiFone-AVG "cần phải công bằng" và suy đoán rằng "báo chí đưa tin theo chỉ đạo" trong lúc một chuyên gia bảo "không biết báo chí lấy nguồn từ đâu".
Ông Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), là nhân vật mới nhất trong vụ MobiFone mua AVG vừa bị bắt giam hôm 13/4.
Các báo ở Việt Nam đưa tin theo hướng MobiFone "thông đồng với AVG để rút ruột tiền của Nhà nước"
Quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc ông Vũ tội 'đưa hối lộ' trong thương vụ MobiFone mua AVG, quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Tin này đã gây chấn động cộng đồng doanh nhân Việt Nam và được cả các báo nước ngoài đăng tải.
Một trang của Singapore chạy tin hôm 13/04 nói 'em trai của người giàu nhất Việt Nam bị bắt vì tội đưa hối lộ".
Ông Vũ là em trai ông Phạm Nhật Vượng, một trong những người được đánh giá là giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng Forbes định giá là 7,6 tỷ đô la.
Số tiền mà ông Vũ được cho là đã đưa hối lộ không được nêu rõ và dư luận chỉ biết được từ những gì báo chí Việt Nam do chính quyền kiểm soát đồng loạt đăng tải mà không nêu rõ nguồn.
Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh viết : "Phạm Nhật Vũ thổi giá AVG lên hơn 14 lần. Thực tế không có đối tác nào mua AVG 700 triệu USD như hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn báo cáo các bộ, ngành và Chính phủ".
Báo Tuổi Trẻ hôm 14/4 đăng cáo buộc : "Nếu tính giá trị MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG với giá 8.889,8 tỷ đồng, số tiền mà ông Vũ nhận được là gần 5.200 tỷ đồng".
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi về nguồn tin của các bài trong vụ MobiFone-AVG
"Đó là chưa kể số tiền mà ông Vũ có thể nhận được thông qua Công ty cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (trụ sở chính tại Nha Trang), cũng là một doanh nghiệp liên quan tới ông Vũ, chiếm tới 10,78% cổ phần của AVG", theo Tuổi Trẻ.
Hôm 15/4, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC :
"Trong vụ này, tôi thấy lại quả là hiện tượng khá phổ biến và trở thành "luật bất thành văn" khi giao dịch với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mua sắm thì thường mua với giá đắt, khi bán tài sản thì lại thường bán với rẻ. Do đó, "lại quả" trong thương vụ AVG là chuyện khó tránh khỏi trong bối cảnh của Việt Nam từ trước đến nay".
"Khi đưa tin về vụ việc, lẽ ra truyền thông Việt Nam cần phải công bằng. Việc MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG là thương vụ M&A. Bản chất M&A là mua cái hiện tại để đạt cái tiềm năng trong tương lai. Một khi mua lại pháp nhân (mua lại AVG) bắt buộc MobiFone phải gánh luôn khoản nợ của AVG (trừ khi có thỏa thuận khác với chủ nợ)".
"Cùng một công ty mục tiêu nhưng với các nhà đầu tư khác nhau [với lợi thế riêng của mình, thông tin có được, độ nhạy trong kinh doanh, nắm bắt khuynh hướng thị trường, lợi thế mà công ty mục tiêu đang có… thì sẽ thấy được viễn cảnh và khả năng sinh lời của công ty mục tiêu khác nhau".
"Việc thấy được khả năng sinh lời khác nhau thì sẽ quyết định giá mua khác nhau. Đơn cử, tỷ phú Thái Lan bỏ ra 5 tỷ USD để mua Sabeco nhưng họ vẫn thấy hời vì họ thấy giá trị của Sabeco không chỉ nằm ở tài sản, thương hiệu mà nằm ở hệ thống phân phối của Sabeco. Tỷ phú Thái Lan sẽ tận dụng hệ thống phân phối sẵn có của Sabeco để phân phối các sản phẩm, mặt hàng khác mà họ đang có lợi thế để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của Việt Nam một cách nhanh chóng và chắc chắn".
"Do đó, để rộng đường dư luận, truyền thông Việt Nam cần phải đăng tải đầy đủ thông tin phân tích đánh giá của Mobifone khi quyết định mua lại 95% cổ phần AVG với giá gần 9.000 tỷ đồng chứ không chỉ đơn thuần thông tin bề nổi là "giá mua bán cao hơn giá trị sổ sách gấp nhiều lần".
"Nếu giá mà MobiFone đưa ra phù hợp với dữ liệu và thông tin đánh giá tại thời điểm đó, không thể nói MobiFone "thông đồng với AVG để rút ruột tiền của Nhà nước tại MobiFone". Kinh doanh thì phải có lỗ, có lời. Đầu tư thì phải có thất bại và có thành công. Nếu cơ quan điều tra không chứng minh được bên mua và bên bán đã móc nối và nâng khống giá trị AVG lên để rồi chia nhau khoản chênh lệch đó thì về mặt pháp lý, rất khó thuyết phục khi xử lý hình sự về tội đưa và nhận hối lộ".
"Về lý thuyết thì có hai khả năng : Hoặc năng lực và hiểu biết của cơ quan báo chí về lĩnh vực M&A hạn chế. Hoặc cũng có thể họ đưa tin theo chỉ đạo. Tuy nhiên, đối với các đại án như vụ này, khả năng thứ hai là cao hơn".
Yếu tố chính trị ?
Trả lời câu hỏi của BBC, rằng "khi phiên tòa xử ông Phạm Nhật Vũ diễn ra, các luật sư của ông này sẽ đối mặt với thử thách gì ?", Luật sư Phùng Thanh Sơn đáp :
"Thường các đại án bao giờ cũng có yếu tố chính trị nên trong các vụ án như vậy, luật sư thường không đóng vai trò gì nhiều và vụ AVG cũng không ngoại lệ".
"Một thách thức khác đối với các luật sư của ông Phạm Nhật Vũ trong vụ này là tại Việt Nam các vụ án liên quan đến M&A thì không nhiều. M&A liên quan đến hình sự lại càng hiếm nên tòa án Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm để xử lý các vụ M&A. Do đó, tòa sẽ không có tư duy thoáng và chấp nhận các lập luận, quan điểm vốn được thừa nhận rộng rãi trong M&A".
'Tính xác thực của thông tin'
Hôm 16/4, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với BBC News Tiếng Việt từ Bangkok :
"Tôi cũng theo dõi vụ này nhưng không thấy có cơ sở thông tin và chẳng rõ những con số trên mặt báo có tính xác thực hay không".
"Có những chi tiết về vụ MobiFone-AVG mà các báo đưa lẽ ra cần có kết luận chính thức của cơ quan điều tra thì hơn".
"Tôi rất ngại việc các báo đang đưa tin vụ này không có cơ sở và không rõ các tòa soạn lấy nguồn từ đâu".
"Tôi không dám bàn đến khi không có cơ sở".
Cùng thời điểm ông Phạm Nhật Vũ bị bắt còn có một số cựu quan chức cao cấp bị khởi tố bổ sung với tội danh 'nhận hối lộ', quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn (2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác.
Cả bốn người này đã đang bị bắt giam, cùng về tội 'vi phạm quy định về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng', quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015.
Vụ bắt ông Phạm Nhật Vũ xảy ra trong không khí Đảng Cộng sản Việt Nam liên tiếp đề cao chiến dịch chống tham nhũng, chống sai phạm, "không có vùng cấm", kể cả với các quan chức cao cấp.
Cũng trong tuần qua, khi dư luận Việt Nam còn chưa dứt bàn thảo tin ông Vũ bị bắt và hai cựu bộ trưởng bị thêm tội danh nhận hối lộ thì mạng xã hội lại nóng lên tin về sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người đề cao ngọn cờ làm trong sạch bộ máy.
Nếu như trong vụ AVG, báo chí chính thống Việt Nam đầy ắp các chi tiết về từng khoản tiền như thể các nhà báo "là người trong cuộc" thì tin "lề dân" rằng Tổng bí thư, Chủ tịch Trọng có thể phải nhập viện sau chuyến thăm Kiên Giang, lại không hề được nói đến, hay bị bác bỏ trên báo chí nhà nước, nếu đó là tin thất thiệt.
Không ít ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam đặt câu hỏi liệu sức khoẻ và tuổi cao của ông Trọng (sinh năm 1944), có ảnh hưởng đến chiến dịch 'đốt lò' hay là không.
******************
Vụ Xuân Anh và Bá Cảnh là thất vọng nữa về 'hạt giống đỏ' ? (BBC, 15/04/2019)
Báo Việt Nam nói về bài học 'quy hoạch cán bộ trẻ' mà chưa đạt yêu cầu qua ví dụ hai ông Nguyễn Xuân Anh và Nguyễn Bá Cảnh, đều ở Đà Nẵng.
Người ta từng đặt nhiều hy vọng vào lớp 'con ông cháu cha', còn gọi là 'hạt giống đỏ' để trẻ hóa và hiện đại hóa bộ máy lãnh đạo Việt Nam
Bài ký tên Thắng Quang, có tựa đề 'Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Bá Cảnh và bài học quy hoạch cán bộ' đăng trên báo Nhà Đầu tư (14/04/2019) bày tỏ sự thất vọng về hai người này.
"Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Bá Cảnh là cán bộ trẻ, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống, lý lịch sáng, được đi du học ở nước ngoài.
Đáng tiếc, vì những sai phạm, khuyết điểm, các ông bị kỷ luật và đề nghị kỷ luật nghiêm minh theo quy định".
"Qua đây, có thể thấy rằng, hai vị này đào tạo chưa đạt yêu cầu ; khi được giao trọng trách đã vi phạm nguyên tắc công tác, vi phạm kỷ luật Đảng".
Bài báo đặt ra vấn đề cán bộ trẻ được giao trọng trách thì cần phải cố gắng hơn, hay đã không làm như vậy.
Và với các cấp lãnh đạo đề ra những dự án 'đào tào nhân tài', thì tác giả nêu lời cảnh báo rằng họ "cần nghiêm khắc hơn trong việc chọn lọc, thử thách, trui rèn cán bộ".
Bài báo cũng trích lại lời ông Nguyễn Quốc Phong, nguyên Phó tổng biên tập Thanh Niên, rằng "Hạt giống đỏ thì cần phải đỏ thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng".
'Con ông cháu cha' tức Hạt giống đỏ
Khái niệm 'hạt giống đỏ' là của Việt Nam, nhằm chỉ các nhân vật là 'con ông cháu cha', tương đương với 'thái tử đảng' bên Trung Quốc, mà báo chí Phương Tây gọi là 'princelings'.
Họ sinh ra trong các gia đình công thần của chế độ cộng sản, hoặc đơn giản là con em các lãnh đạo trung, cao cấp.
Sự 'may mắn sinh học' này tạo ưu thế về mặt lý lịch, điều rất quan trọng ở các hệ thống đơn đảng và việc làm chính trị là một đặc quyền.
Đây là nhóm được cho là 'tuyệt đối trung thành' nên thường được ưu tiên để đi học, nhận học bổng, đầu tư chuyên ngành, du học, và vào các vị trí quan trọng.
Tuy nhiên, giới chỉ trích cho rằng đây là cách làm phản dân chủ, ưu đãi thân nhân, tạo bè phái, và chỉ đưa đến gia đình trị.
Chưa kể việc lên chức, và bị hạ bệ của họ có thể xảy ra tùy vào uy thế còn nhiều hay ít của cha ông và người bảo trợ hơn là các vấn đề tự thân.
Hồi năm 2011, tác giả Hồng Quân ở Hà Nội đã nhắc đến hiện tượng này trong chính trị Việt Nam trên diễn đàn BBC.
Bài 'Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị ?' đã nêu ra ba 'hoàng tử đỏ' khá nổi tiếng.
"Đó là ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, con trai Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX và X Nông Đức Mạnh.
Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, con trai Thủ Tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Đà Nẵng những năm qua nổi bật lên như một đô thị hàng đầu Việt Nam nhưng chính trị của địa phương này cũng là đề tài dư luận quan tâm
Cảnh trong quán, nhìn ra bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng
Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng, con trai Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Trung Ương khoá 10 Nguyễn Văn Chi".
Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, còn chưa xuất hiện trong danh sách những cán bộ trẻ có chờ lên chức cao nữa.
Tuy nhiên, có lập luận cho rằng ngoài tiêu chuẩn trung thành về chính trị, một lớp cán bộ trẻ, được học hành ở nước ngoài, có ngoại ngữ tốt, là nhân tố tích cực cho chính trị Việt Nam.
Hồi 2015, nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với BBC :
"Thực ra thì trẻ hóa là rất tốt. Hai mươi, hai mươi lăm, ba mươi mà người ta đã làm lãnh đạo chỗ này, chỗ khác thì rất tốt".
Thế nhưng, ông cho rằng "trẻ hóa nó phải do chính người trẻ có tài năng thực sự họ chiếm đoạt được vị trí, họ tranh giành được cái vị trí đó".
Còn ở Việt Nam hiện nay, ông Chênh cho rằng :
"...Phát triển nhân sự lãnh đạo nhà nước, nhân sự cho cán bộ nhà nước, cán bộ đảng, thì trước hết người ta nhắm vào chính gia đình của họ. Sau đó thì mới nhắm ra các đảng viên bình thường khác".
"Và trong dân gian cũng có câu là nhất là hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn rồi mới tới trí tuệ và tôi nghĩ nó cũng đúng luôn trong tình hình này, và bây giờ nó lộ rõ một cách rất công khai và không thể che đậy được nữa".
Ông Lê Trưởng Hải Hiếu (ngoài cùng, bên phải hình) đã bị kỷ luật
Sang năm 2017, nhà văn Trần Quốc Quân tại Warsaw, Ba Lan có nhắc lại hiện tượng 'hạt giống đỏ' và nêu thêm tên ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và bà Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, và ông Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
So sánh với Hoa Kỳ, ông Trần Quốc Quân viết :
"Tại Mỹ, các gia tộc Kennedy, Bush, McCain... nổi tiếng có nhiều chính trị gia thành công trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng khác với ở ta, họ được chọn lựa ra thông qua bầu cử dân chủ, minh bạch và công khai".
Nay thì ông Lê Trương Hải Hiếu đã bị kỷ luật 'vì vi phạm trong quan hệ tình cảm', ông Vũ Quang Hải đã bị thay chức ở tập đoàn Sabeco, còn bà Tô Linh Hương đã rút khỏi chức chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex PVC từ lâu.
Sau thêm hai ví dụ ông Nguyễn Xuân Anh và Nguyễn Bá Cảnh, có vẻ như tại Việt Nam đang nổi lên ý kiến chính thống rằng mô hình 'hạt giống đỏ' cũng có vấn đề.
*******************
Em trai người giàu nhất Việt Nam bị bắt vì cáo buộc đưa hối lộ (RFI, 13/04/2019)
Công an Việt Nam hôm 13/04/2019 ra lệnh bắt ông Phạm Nhật Vũ, em của tỉ phú giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, do cáo buộc đưa hối lộ.
Một trung tâm thương mại thuộc tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng. Wikipedia
Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (Audio Visual Global - AVG), dính líu đến xì-căng-đan nổ ra vào năm ngoái về vụ công ty MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG. Vụ này theo Thanh tra Chính phủ có thể gây thiệt hại cho công quỹ đến 300 triệu đô la.
AFP dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án, bắt tạm giam và khám xét nhà ông Phạm Nhật Vũ. Số tiền ông Vũ đưa hối lộ không thấy nói đến.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra cũng bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với hai cựu bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuần cùng với hai cựu lãnh đạo MobiFone về tội nhận hối lộ.
Ông Phạm Nhật Vũ là em của ông Phạm Nhật Vượng, tỉ phú có tài sản được tạp chí Forbes ước tính 7,6 tỉ đô la. Là người giàu nhất Việt Nam, ông Vượng là chủ tịch tập đoàn VinGroup với số tài sản khổng lồ gồm trong đó có các hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích, siêu thị…trên toàn quốc. Trong đế chế của ông Phạm Nhật Vượng còn có nhà máy sản xuất xe hơi, điện thoại di động, và VinGroup còn tài trợ cho việc tổ chức giải đua xe nổi tiếng Formule 1 lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm tới.
Thụy My
Sau Phạm Nhật Vũ sẽ là ai ?
Diễm Thi, RFA, 15/04/2019
Ngày 12 tháng 4 năm 2019, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG bị bắt với cáo buộc đưa hối lộ. Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone Lê Nam Trà và cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải nhận quyết định bổ sung tội nhận hối lộ.
Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG. Courtesy of ndh.vn
xCơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nhà ông Võ Văn Mạnh, giám đốc và ông Hoàng Duy Quang, nhân viên ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
Công ty AMAX là một trong bốn công ty được chọn để tư vấn định giá trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Việc bắt giữ những nhân vật liên quan đến vụ mua bán trị giá hàng ngàn tỷ đồng chỉ mới thực hiện sau khi báo cáo kết luận sai phạm về vụ mua bán này của Thanh tra chính phủ đã được công bố từ tháng 3/2018. Thanh tra Chính phủ kết luận vụ mua bán đã làm thất thoát tiền của nhà nước đến 7.000 tỷ đồng.
Vì sao đến bây giờ công an mới bắt Phạm Nhật Vũ, cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định :
"Có hai khả năng : Một là cuộc đấu tranh chống tham nhũng bị nhiều sức++ ép cho nên bây giờ phải khởi tố tiếp những vấn đề trước đây chưa đụng tới. Thứ hai là khi bị tạm giam thì các bị can bị bắt trước đây khai ra là Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ, cho nên phải khởi tố và bắt giam Phạm Nhật Vũ tội đưa hối lộ.
Khả năng nhiều là cơ quan điều tra có bằng chứng Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ và các bị can đang bị tạm giam nhận hối lộ, nên cơ quan điều tra bổ sung quyết định khởi tố đối với hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội nhận hối lộ".
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì cho rằng trong Bộ chính trị phải có sự cân não rất là lớn khi quyết định bắt Phạm Nhật Vũ, bởi Phạm Nhật Vũ là em ruột của Phạm Nhật Vượng, hai tỷ phú rất nổi tiếng ở Việt Nam.
Vụ án AVG được dư luận bắt đầu quan tâm vào đầu tháng 8 năm 2016, khi Thường trực Ban bí thư Trung ương lúc đó là ông Đinh Thế Huynh chỉ đạo thanh tra lại vụ Mobifone mua 95% cổ phần của công ty AVG.
Sự việc sau đó chìm vào im lặng, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến kết quả thanh tra trừ quyết định thuyên chuyển ông Lê Nam Trà, Tổng giám đốc MobiFone về công tác tại văn phòng Bộ thông tin và Truyền thông. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng lúc bấy giờ đưa ra suy luận của mình :
"Cũng có những lời đồn đoán là trong vụ này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không biết đó có phải là lý do đặc biệt hay không mà cho đến mãi gần đây vụ này tương đối êm ả. Có những lời thanh minh cho bà Phượng là không dính dáng đến vụ MobiFone mua AVG".
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Courtesy of soha
Bà Nguyễn Thanh Phượng là người sáng lập công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng.
Tháng 2 năm 2012, bà Nguyễn Thanh Phượng chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Bà cũng là thành viên sáng lập của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC).
Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone.
Đến ngày 27 tháng 4 năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo ‘Bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng do ông chủ trì.
Sau chỉ đạo trên của ông Nguyễn Phú Trọng thì một loạt quan chức bị bắt. tháng 7 cùng năm, ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Cán bộ Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ Thông tin và Truyền thông bị khởi tố và bị bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bốn tháng sau đến lượt ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) và bà Phạm Thị Phương Anh (Phó tổng giám đốc) bị bắt để điều tra vì liên quan đến sai phạm trong thương vụ mua 95% cổ phần AVG.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn Courtesy laodong.com
Tháng 2 năm 2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam và cho xét nhà hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015 liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Khi ông Phạm Nhật Vũ bị bắt hôm 12 tháng 4 vừa qua, dư luận cho rằng vụ án sắp sửa nóng lên như cái lò của ông Trọng thì ông Nguyễn Đăng Quang lại không lạc quan lắm cho bước tiếp theo :
"Tiếp theo thì sẽ có nhiều khả năng mở ra : Hoặc là mở rộng vụ án nếu cơ quan điều tra quyết tâm và có bằng chứng, hoặc tạm dừng ở đó vì theo họ thì chống tham nhũng thế là đủ rồi. Để chờ xem !"
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng vụ AVG hay những vụ chống tham nhũng khác sẽ đi vào ngõ cụt và chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng sẽ thất bại bởi nó là bản sao ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình nhưng không hề tương thích. Ông dẫn chứng những yếu tố mà Việt Nam sẽ không thể thực hiện chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ như Trung Quốc :
"Thứ nhất là về kinh tế : Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới trong khi kinh tế Việt Nam chả là gì với thế giới.
Thứ hai là Tập Cận Bình thâu tóm được quyền lực còn Nguyễn Phú Trọng thì không mặc dù ông Trọng nắm được chức Chủ tịch nước.
Thứ ba là tầm ảnh hưởng quốc tế thì Nguyễn Phú Trọng hầu như không có so với ông Tập Cận Bình.
Thứ tư là Tập Cận Bình thu phục được nhân tâm với việc thu hồi giang sơn về một mối thông qua tranh chấp biển đảo với các nước trong khu vực. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì không hề có.
Thứ năm là uy tín cá nhân, Tập Cận Bình chưa hề có vết nhơ nào trong việc bao che cho cánh hẩu trong việc chống tham nhũng. Còn Nguyễn Phú Trọng thì quá nhiều ví dụ cho chúng ta thấy, ví dụ như vụ Võ Kim Cự, vụ Mường Thanh, vụ tập đoàn FLC…"
Ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hợp thức hóa năm 2008. Sau khi rời Hà Tĩnh một cách bình an vô sự, cuối năm 2015 ông Cự đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Còn vụ Mường Thanh được báo chí trong nước cho là sai phạm từ Bắc đến Nam nhưng hầu hết các sai phạm sau đó đều được hợp thức hóa. Nhiều dự án nhà cao tầng xây cao hơn mức cho phép hoặc bán hết cho người mua khi chưa hoàn tất thủ tục theo quy định.
Ngoài ra còn hàng loạt sai phạm tại các dự án nghìn tỷ của đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC như chuyển đổi đất rừng làm sân golf trái quy định tại Thanh Hóa, hay việc triển khai xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng trải dọc theo đường bờ biển từ Bắc vào Nam gây nên những mối đe doạ về vị trí an ninh quốc phòng… nhưng bản thân ông Quyết và tập đoàn FLC vẫn bình yên vô sự.
Trong một lần trò chuyện với RFA về những đồn đoán trong dư luận về vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong vụ AVG, ông Phạm Chí Dũng nêu câu hỏi rằng "Giả thuyết đặt ra nếu bà Nguyễn Thanh Phượng dính dáng sâu đến vụ MobiFone và AVG thì thế nào ? Liệu bà có bị khởi tố, thậm chí bị bắt giam hay không ?"
Đó cũng là câu hỏi mà dư luận quan tâm khi đến hôm nay ông Phạm Nhật Vũ bị bắt, vụ án liệu sẽ được tiếp tục như thế nào ?
RFA đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Ngọc Già về khả năng vụ án sẽ mở rộng đến cửa nhà bà Nguyễn Thanh Phượng hay không, ông cho rằng :
"Tôi không nghĩ rằng có thể lôi được Nguyễn Thanh Phượng vô mà thậm chí có thể buộc phải trả tự do cho Phạm Nhật Vũ bởi chính trị luôn có sự bất ngờ và nền tư pháp cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam không đơn thuần là pháp lý mà nó bị chính trị hóa quá nặng rồi".
Bắt Phạm Nhật Vũ để bắt tiếp con gái cựu Thủ tướng Dũng ?
Phạm Chí Dũng, VOA, 15/04/2019
Vì sao khơi lại vụ ‘MobiFone mua AVG’ ?
Vụ ‘MobiFone mua AVG’ tưởng như đã chính thức đóng hồ sơ vào cuối năm 2018, khi Hội nghị trung ương 9 đã chỉ ‘cách hết chức vụ’ đối với cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son nhưng lại không đụng chạm gì đến người đồng chí cùng chiến hào và cùng chức vụ với Son là Trương Minh Tuấn. Thậm chí sau hội nghị này, Tuấn vẫn giữ nguyên được cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương như một lá bùa hộ mệnh.
Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà. Nguồn : internet
Trước đó, những cái tên quan chức bị ‘đóng hòm’ chỉ là giới lãnh đạo của MobiFone như Cao Duy Hải, Lê Nam Trà, Phương Anh và quan chức quản lý Phạm Đình Trọng, nhưng không hề hiện ra cái tên Phạm Nhật Vũ - lãnh đạo Công ty AVG và là em trai của tỷ phú đô la số một Việt Nam là Phạm Nhật Vượng.
Về phần mình, Phạm Nhật Vượng có vẻ đã làm những gì có thể cho em trai mình : gần 8.000 tỷ đồng cả ‘gốc’ lẫn tiền lãi đã được nộp lại cho đảng như một cách ‘khắc phục hậu quả’. Ngân sách rốt cuộc đã thu hồi tiền và chẳng mất mát gì. Theo lẽ thường tình của bộ máy pháp đình xã hội chủ nghĩa, vụ việc hay vụ án chỉ dừng ở đó và chỉ mang tính cảnh cáo răn đe là chính, chứ không phải là một cuộc truy đuổi hình sự rốt ráo như cái cách mà Bộ Công an mới khởi tố và tống giam Phạm Nhật Vũ vào trung tuần tháng 4 năm 2019.
Trong bối cảnh ấy, tội danh ‘đưa hối lộ’ được quy về Phạm Nhật Vũ, rất đồng pha với việc hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố thêm tội danh ‘nhận hối lộ’, là một động thái tố tụng hình sự mới tinh và khiến cho nhiều người ngạc nhiên, tuy đa số dư luận vẫn ủng hộ phương án ‘Tổng tịch’ phải xử lý nghiêm vụ ‘MobiFone mua AVG’ bằng tòa án chứ không phải các cuộc họp chi bộ chỉ để ‘kiểm điểm’.
Vì sao vụ ‘MobiFone mua AVG’ được khơi lại, mà lại khởi theo cái cách ‘dám’ bắt cả em trai của một tỷ phú đang sở hữu một tập đoàn kinh tế tư nhân không chỉ có thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam mà còn được xem là chỗ dựa của nhiều quan chức cao cấp?
Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối ?
Phải chăng cái đích trong vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà Nguyễn Phú Trọng nhắm tới phải là ‘sâu chúa’, còn những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng chỉ là loại làm thuê ?
Hãy nhìn lại một nhân vật mà từ đầu đến cuối được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’: Nguyễn Thanh Phượng.
"Công chúa" nắm vai trò gì ?
Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…
Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Value thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.
Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.
Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.
Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sĩ giảng dạy tại Fulbright.
Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.
Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng".
Nguyễn Thanh Phượng lại là con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
‘Sâu chúa’ là những ai ?
Vào năm 2015 và ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một bản giải trình 12 điểm được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là thủ tướng - gửi Tổng bí thư và Bộ Chính trị, trong đó có nội dung giải trình về tài sản của "cháu Nguyễn Thanh Phượng" và việc bà Phượng lấy chồng là con trai của một quan chức thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Nhưng việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ vào tháng 3 năm 2019 cho thấy một khả năng : không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể "thoát" vụ "Mobifone mua AVG", mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn tạm thời an toàn.
Từ "tạm thời" có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.
Nhưng giờ đây, thời thế đang lộ ra sự lộn ngược của nó khi một lý lẽ như đinh đóng cột đang dần hiện ra: đã bắt Tuấn và Vũ, không thể không bắt Phượng.
Bởi theo logic vốn phải thế, một khi Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã khai ra nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ, sẽ đến lượt Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ là Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’.
Trước đó, dường như Nguyễn Phú Trọng đã không có được những lời khai đắt giá ấy từ hai phiên tòa xử Đinh La Thăng vào đầu năm 2018 và cả từ đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà - kẻ được xem là thũ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng.
Cũng bởi thế, 2018 là năm mà ông Trọng loay hoay với những vụ án lớn, nhưng chỉ lớn và kéo dài đến nửa đoạn đường dẫn đến cửa nhà cựu thủ tướng Dũng. Cái còn thiếu là bằng chứng theo nguyên tắc ‘án tại hồ sơ’.
Vụ ‘MobiFone mua AVG’ là sự tiếp nối của vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.
Dấu hỏi còn lại : Nguyễn Thanh Phượng có phải là ‘sâu chúa’ mà Trọng muốn bắt ? Hay còn ai nữa ?
Logic là thế, nhưng thực tế diễn biến ra sao lại phải chờ ‘Tổng tịch’ có qua được cơn hiểm nghèo ‘tai biến’ vừa xảy ra với ông ta tại Kiên Giang - nơi được xem là căn cứ địa cách mạng của gia độc Nguyễn Tấn’ - vào ngày 14/4/2019 hay không.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 15/04/2019
********************
Phạm Nhật Vũ bị bắt : 4 vấn đề đặt ra ?
Nguyễn Hiền, VNTB, 15/04/2019
Phạm Nhật Vũ bị bắt vì "đưa hối lộ".
Ông là em trai của Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD (7,6 tỷ USD) tại Việt Nam.
Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới (hai cựu Bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (Tượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).
AFP nhận định, động thái này diễn ra khi "nhà nước cộng sản mở rộng trấn áp tham nhũng", với người đứng đầu bảo thủ - Nguyễn Phú Trọng.
Động thái này bẻ gãy nguyên lý "cái gì không mua được bằng tiền sẽ được mua bằng rất nhiều tiền". Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang tăng tốc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông cho là tồn vong đến chế độ trước khi về hưu vào năm 2021.
Một loạt người bị bỏ tù, chủ yếu là nhóm lợi ích liên quan đến nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó nổi bật là dầu khí, và sau là viễn thông.
Có 4 nhóm vấn đề được đặt ra.
Một, tại sao bắt Phạm Nhật Vũ là nước cờ quan trọng ? Đó là vì, trước đó vào tháng 2/2019, hai vị cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông bị khởi tố về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Và từ tháng Hai đến tháng Tư, là thời điểm mà chính quyền do ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành "đối chất" quan trọng đối với ông Phạm Nhật Vượng, người hiện đang thao túng ngành bất động sản, và là biểu tượng ngành công nghiệp oto Việt Nam. Trong hai tháng đó, ông Vượng phải tiến hành các hoạt động "vận động" người em về đầu thú, bởi nếu Phạm Nhật Vũ không bị bắt, thì tội danh của 2 cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông mãi chỉ là vi phạm quy định nhà nước.
Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).
Đó là lý do vì sao, Facebooker Phạm Việt Thắng – "người đưa tin" sớm các sự kiện "bắt – giữ - truy tố" các chính trị gia trung và cao cấp Việt Nam đã buông thõng một quan điểm : "Xướng tên "người tử tế". Trong chia sẻ cá nhân này, ông Thắng không ngần ngại nhắc đến người con gái của ông Dũng (Phượng Hồng), ông Nguyễn Tấn Dũng (người tử tế), và quy trình "khai báo" của nhóm quan chức bị bắt. Nhưng phải mất 2 tháng để chuyển đổi tội danh và bắt Phạm Nhật Vũ được cho là "muộn", nó phản ánh sự đấu tranh gay gắt trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại.
Hai là, động thái nhấn mạnh yếu tố "nhân sự" và liên tục bắt giữ các quan chức cao cấp, đến mức truy tố của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bản thân hai cựu ra sức "vận động", chứng tỏ hai quan điểm :
1/ Việc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông Trọng đang cho là nguy cơ chế độ đang được ông đẩy lên cao nhất, và các lần kỷ luật thậm chí nhà tù được tiến hành như một phương diện "răn đe – nêu gương" như nhiều lần ông Trọng nêu ra ;
2/ Cho thấy, ông Trọng đang dọn dẹp nhóm lợi ích trước khi hoàn toàn về hưu vào năm 2021, một tin đồn len lỏi.
Trong thực tế, trấn áp và xử lý rốt ráo các đường dây tham nhũng, làm hao tổn lợi ích ngân sách, làm sụp đổ uy tín đảng cầm quyền là minh chứng cho khả năng ông Nguyễn Phú Trọng thôi chức vụ trong kỳ đại hội sắp tới. Nhưng nếu như vậy, nó cũng đặt ra một khả năng là ai có thể thay thế ông để nối tiếp con đường "chống tham nhũng" này ? Trong khi luật pháp quốc gia vẫn chưa thực sự nghiêm trị tội tham nhũng và nguồn gốc tham nhũng (kê khai thu nhập), và bản thân "luật đảng" đến nay vẫn thuần túy "ai sai thì sửa, ai cứng đầu thì nghiêm trị" một cách mơ hồ và dễ dàng bị lách qua.
Thứ ba, việc bắt giữ Phạm Nhật Vũ và truy tố về tội "đưa hối lộ", gián tiếp truy tố Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội "nhận hối lộ" đã cho thấy quyết tâm truy đến cùng những ai đã lợi dụng quyền lực để thâm thủng ngân sách nhà nước. Có lẽ, câu chuyện 30 tỷ USD di sản thời ông Phan Văn Khải để lại, cùng hàng loạt các yếu tố thiên thời địa lợi đã bị "người tử tế" phá nát trong 2 nhiệm kỳ là điều không chỉ đau với bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, mà cả những ai thực sự khách quan nhìn nhận về "cơ hội" phát triển quốc gia bị bỏ qua. Và thực tế, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa lần lượt những kẻ phá hoại ngân sách quốc gia ra ngoài ánh sáng, đưa các tội trạng phù hợp với luật định đối với những chính trị gia này, thì cần phải công nhận vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, và tái lập lại kỷ cương luật pháp ở các chính trị gia. Và có nên cho rằng không thể mải miết gắn nhãn "thanh trừng phe phái" để phủ nhận vai trò và nỗ lực của ông Trọng trong phòng chống tham nhũng ? Việc ông Trọng dọn dẹp phe nhóm lợi ích, tạo khuôn cho sự phát triển kinh tế trong 2 nhiệm kỳ sắp tới là điều không thể bỏ qua, nhưng tạo khuôn này có tính chất ngắn hạn hay dài hạn sẽ bàn ở bài viết sau.
Thứ tư, câu chuyện "nhận hối lộ" được cho là đang lan đến ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà,… Riêng ông Bùi Quang Vinh là người có những phát ngôn "để đời" về con đường lên chủ nghĩa xã hội và các phát biểu liên quan đến đầu tư và cải cách thể chế. Việc dính dáng đến tội "nhận hối lộ" lần này cũng làm vỡ đi "thần tượng" của không ít người, nhưng nó cũng cho thấy, trong hệ thể chế hiện nay, số người "không nhận hối lộ" là số hiếm. Chức vụ càng cao, có dính dáng đến "gia đình cách mạng" thuộc cán bộ trung và cao cấp thì khả năng ‘ăn’ còn nhiều. Chính yếu tố này đã cho thấy, việc ông Nguyễn Phú Trọng mở đường đánh tham nhũng, nhưng hiệu quả tham nhũng có kéo dài hay không cần phải được đánh giá lại. Bởi nếu không cải cách thể chế mạnh mẽ, thì các quan chức sau ông – những người mà ông "quy hoạch" và kỳ vọng, sẽ rất dễ dàng nhúng chàm. Và bản thân tội nhận "hối lộ" được phát lộ trong thời gian qua gần như là một đường dây, thay vì tính chủ thể riêng lẻ, do đó, khi chưa có một khuôn pháp lý hoàn chỉnh. Thì việc chống tham nhũng thời kỳ cuối của ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu dựa vào địa vị kiêm hai chức vụ và sự nguy cấp của chế độ. Nếu "sự nguy cấp chế độ" trôi qua, thì tham nhũng sẽ trỗi dậy, trong bối cảnh kỳ đại hội tiếp theo "sự kiêm nhiệm" sẽ không còn tồn tại.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 15/04/2019
********************
Ông Phạm Nhật Vũ hối lộ cho ai ?
Thân Hoàng, Tuổi Trẻ online, 14/04/2019
Cơ quan cảnh sát điều tra xác định ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Công ty nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), đã có hành vi đưa hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Ông Phạm Nhật Vũ tại một hội nghị của Truyền hình An Viên - AVG - Ảnh tư liệu
Ngày 13/4, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét với ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015.
Khởi tố 2 cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (cùng là cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông), Lê Nam Trà (cựu chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone) và Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong cùng vụ án, Bộ Công an khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét với Võ Văn Mạnh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX ; Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi bắt 2 cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng từ cuối tháng 2, cơ quan công an tập trung điều tra theo hướng có hành vi đưa và nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Từ lời khai của các bị can là lãnh đạo của MobiFone đã bị bắt và các chứng cứ, tài liệu khác cơ quan cảnh sát điều tra xác định đủ căn cứ khởi tố ông Vũ tội đưa hối lộ, 2 cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ. Cơ quan điều tra đang làm rõ ông Vũ đã hối lộ cho các cá nhân nào và mức hối lộ bao nhiêu.
Đồ họa : V.CƯỜNG
"Thổi vống" giá trị AVG
Ngày 15-10-2014, AVG khi đó do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ tịch hội đồng quản trị đã có văn bản gửi ông Nguyễn Bắc Son, khi đó là bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, để báo cáo và đề nghị cho ý kiến chỉ đạo việc AVG chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Trong đó có nội dung AVG đã làm việc với đối tác nước ngoài và đi tới thống nhất đối tác nước ngoài sẽ mua cổ phần AVG để trở thành cổ đông chiến lược, giá mua cổ phần bằng 7 lần giá vốn, tức là AVG sẽ nhận khoảng 525 triệu USD khi bán 75% cổ phần.
Thương vụ mua AVG được ví như một kịch bản "thổi vống" giá trị thực của doanh nghiệp gây thiệt hại tiền nhà nước. Suốt quá trình Thanh tra Chính phủ thanh tra thương vụ mua bán ngàn tỉ này, cả AVG và Bộ Thông tin và truyền thông đều không cung cấp được tài liệu, chứng từ nào liên quan đến việc đàm phán với đối tác nước ngoài cũng như khoản đặt cọc 10 triệu USD.
Điều này đồng nghĩa với việc thông tin chào bán cổ phần, đàm phán, giá trị AVG ở thời điểm này là không có thật.
Ngày 1/12/2014, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành quyết định 1798 thành lập Tổng công ty viễn thông MobiFone, theo đó có ngành nghề kinh doanh phát thanh truyền hình. Chưa đầy hai tháng sau, ông Lê Nam Trà, khi đó đang giữ chức quyền chủ tịch hội đồng quản trị MobiFone, đã có văn bản trình lên bộ xin phê duyệt chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số.
Sau đó một tuần, Bộ Thông tin và truyền thông có văn bản thống nhất chủ trương theo đề xuất của MobiFone. Như vậy có thể thấy ông Nguyễn Bắc Son đã ký quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho MobiFone sau khi xảy ra việc AVG chào bán cổ phần.
Ông Trương Minh Tuấn khi đó đương chức thứ trưởng là người thực hiện "cú chốt của màn kịch" khi ký quyết định số 236 phê duyệt dự án đầu tư đồng ý cho MobiFone mua AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng. Quyết định này không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.
Tài liệu điều tra cũng thể hiện khi tiến hành thẩm định, lập và phê duyệt dự án, lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông đã gạt bỏ ý kiến phản biện của cấp dưới, báo cáo sai sự thật với Thủ tướng về tình trạng bết bát của AVG.
Tại thời điểm đề xuất đầu tư, AVG đang thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng, âm gần 50% vốn điều lệ, các số liệu, phương án trong kinh doanh hoàn toàn là giả định mơ hồ, thiếu thực tế, không thể đạt được trong môi trường cạnh tranh gay gắt về thị phần.
Cùng với đó, những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỉ đồng.
Nhận hối lộ : cao nhất tử hình ; đưa hối lộ : cao nhất 20 năm tù giam
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định những bị can bị khởi tố tội đưa và nhận hối là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội tham nhũng, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tội nhận hối lộ là hành vi của một người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vì lợi ích vật chất (tiền bạc, tài sản...).
Tội nhận hối lộ là tội có cấu thành vật chất nên phải xác định trị giá của nhận hối lộ để làm căn cứ xử lý tương ứng theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015. Nếu có căn xác định các bị can nhận hối lộ với trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với hình phạt 20 năm tù, tù chung thân và cao nhất đến tử hình.
Tội đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.
Đối với tội đưa hối lộ theo điều 364 Bộ luật hình sự 2015, nếu có căn cứ xác định người đưa hối lộ với trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất đến 20 năm tù giam.
Thân Hoàng
Nguồn : Tuổi Trẻ online, 14/04/2019
*******************
Ơn ai nếu ‘đảng ta’ đốn đồng chí Son và đồng chí Tuấn ?
Đồng Phụng Việt, RFA, 14/04/2019
Cuối tuần vừa qua, hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam rúng động trước tin đồng chí Nguyễn Bắc Son và đồng chí Trương Minh Tuấn, vừa cùng là cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, vừa cùng là cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, bị khởi tố thêm tội "nhận hối lộ". Xưa giờ "đảng ta" vẫn chống tham nhũng nhưng đâu có cáo buộc đồng chí nào "nhận hối lộ" !
Cựu Bộ trưởng Thông Tin và truyền thông Trương Minh Tuấn (phải) và Nguyễn Bắc Son - Courtesy of Hội Nhà Báo Việt Nam
Nhìn một cách tổng quát, sở dĩ đồng đội của hai đồng chí bàng hoàng vì từ hồi thề chỉnh đốn đến nay, "đảng ta" chỉ "chỉnh", chưa bao giờ "đốn" ai. To vật vưỡng như đồng chí Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, tuy bị xác định đã gây ra thiệt hại nhiều mặt cả về chính trị lẫn kinh tế, song đồng chí Thăng cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Cho dù nguyện vọng làm "ma tự do" của đồng chí Thăng đã bị "đảng ta" gạt phắt bằng bản án 30 năm tù, chưa kể đầu năm nay, "đảng ta" xác định đồng chí Thăng còn là bị can trọng vụ thất thoát 2.400 tỉ đồng ở Dự án Ethanol Phú Thọ nhưng án tù dẫu có dài hơn vì "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", đồng chí Thăng vẫn còn cơ hội… một, hai, ba, hít thở, hít thở,... cho đến khi sức tàn, lực kiệt !
Đồng chí Son và đồng chí Tuấn rất khó có cơ hội ấy. Theo Khoản 4, Điều 354 Luật Hình sự, nhận hối lộ từ một tỉ đồng trở lên hoặc nhận hối lộ và gây ra thiệt hại từ năm tỉ đồng trở lên, sẽ bị phạt tù chung thân hoặc tử hình. Chưa ai biết đồng chí Son và đồng chí Tuấn đã nhận hối lộ bao nhiêu nhưng chuyện hai đồng chí sắp đặt cho Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã được xác định là gây thiệt hại khoảng… 7.000 tỉ đồng !
***
Còn quá sớm để xác định đồng chí Son và đồng chí Tuấn có bị cách ly sớm và vĩnh viễn với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam hay không, song nếu điều đó xảy ra thì chúng ta nên… hàm ơn ai, khi hai đồng chí trước nay vẫn thay mặt "đảng ta", thường xuyên dạy dỗ chúng ta phải cảnh giác với nguy cơ "tự diễn biến, tự chuyển hóa", đột nhiên bị "đảng ta" lột mặt nạ, trở thành tham quan, bị "đảng ta" buộc phải đền tội ?
Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG được sắp đặt, ký kết, phê duyệt từ năm 2015 nhưng vì cả Bộ Thông tin và truyền thông lẫn Bộ Công an nhất trí xem toàn bộ hồ sơ liên quan đến thương vụ này là "Mật", không ai dám xem, không ai dám bàn, nên mãi tới năm ngoái, chúng ta mới được "đảng ta" cho biết, một số đồng chí đã thản nhiên dùng tiền của chúng ta trả thêm cho AVG 7.000 tỉ đồng.
Không có "đảng ta", làm gì có kiểu quản trị, điều hành mà hết đồng chí này tới đồng chí khác vô tư sử dụng công quỹ cho những thương vụ, những dự án đầu tư theo kiểu mà thiên hạ ai nghe, ai biết cũng kinh hồn, táng đởm như thế ? Không có "đảng ta", công cuộc chỉnh đốn đâu có đạt đến… đỉnh cao của sự cầu kỳ, chắc chắn đã, đang và sẽ còn thuộc loại cổ lai hy trong lịch sử nhân loại...
… Nào là tước bỏ các chức vụ cả trong đảng lẫn trong chính quyền mà đồng chí Son từng mang. Rồi tạm đình chỉ chức vụ Bộ trưởng của đồng chí Tuấn, điều động về làm Phó Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam,… Dù ai cũng biết vì sao hai đồng chí "giúp" AVG nhưng tháng 2 vừa qua, "đảng ta" chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của hai đồng chí vì "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng"…
***
Cho đến giờ có thể kết luận, công cuộc chỉnh đốn mà "đảng ta" phát động rất nhiều chương, hồi hệt như… truyện Tàu !
Dù muốn hay không, thiên hạ cũng chỉ có thể dựa vào tương quan giữa thế và lực của băng này, nhóm kia để phỏng đoán kết quả rồi tranh luận với nhau. Ơn… đảng, nếu có, không phải vì "đảng ta" nghiêm minh. Ơn… đảng, nếu có, nằm ở chỗ, công cuộc chỉnh đốn của "đảng ta", kích thích chúng ta dốc hết tâm lực, trí lực để phân tích, chứng minh xem ai thắng ai.
Ơn… đảng, xứ này đã đến thời chẳng ai cần phải bận tâm xem vận mệnh quốc gia ra sao, tương lai dân tộc thế nào !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 14/04/2019
********************
Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt vì 'đưa hối lộ' trong vụ mua bán AVG
BBC tiếng Việt, 13/04/2019
Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), vừa bị bắt giam.
Ông Phạm Nhật Vũ khi bị bắt tạm giam (hình : Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc ông Vũ tội 'đưa hối lộ' trong thương vụ MobiFone mua AVG, quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Ông Vũ là em trai ông Phạm Nhật Vượng, một trong những người được đánh giá là giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng Forbes định giá là 7,6 tỷ đô la.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã "quyết định điều tra, bắt tạm giam và lục soát nhà ông Vũ... người bị cáo buộc tội đưa hối lộ", hãng tin AFP dẫn lời Bộ Công an nói hôm thứ Bảy.
Số tiền mà ông Vũ được cho là đã đưa hối lộ không được nêu rõ.
Trong cùng thời điểm, còn có một số cựu quan chức cao cấp bị khởi tố bổ sung với tội danh 'nhận hối lộ', quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn (2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác.
Cả bốn người này đã đang bị bắt giam, cùng về tội 'vi phạm quy định về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng', quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015.
Việc thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã bắt đầu từ tháng Chín 2016
Tội 'vi phạm quy định gây hậu quả nghiêm trọng'
Trong diễn biến mới nhất, còn có thêm hai người khác bị bắt giam.
Ông Võ Văn Mạnh là cựu lãnh đạo, và ông Hoàng Duy Quang là cựu nhân viên của AMAX, hãng tư vấn và thẩm định thương vụ mua bán AVG.
Cả hai cùng bị cáo buộc 'vi phạm quy định về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng'.
Đây là tội danh đã khiến nhiều người bị khởi tố, bắt giam trong thời gian từ giữa 2018 đến đầu 2019.
Các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt hồi 2/2019. Hai ông bị cho là đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng khi ông Bắc Son là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng.
Ông Cao Duy Hải, nguyên tổng giám đốc MobiFone, bị bắt hồi 11/2018. Bà Phạm Thị Phương Anh, phó tổng giám đốc MobiFone bị bắt cùng lúc với ông.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, bị bắt hồi 7/2018, ngay khi cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với thương vụ mua bán AVG.
Bị bắt cùng thời gian với ông Lê Nam Trà có ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp Bộ Thông tin Truyền thông.
Việc mua AVG diễn ra sau khi Thủ tướng nhiệm kỳ trước Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận về chủ trương cho phép MobiFone tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình.
Tháng 1/2016, MobiFone thông báo hoàn thành việc mua 95% cổ phần của AVG với tổng giá trị chuyển nhượng gần 8.900 tỷ đồng (khoảng 400 triệu đô la Mỹ).
Tuy nhiên, từ giữa 2016, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản chỉ đạo chính phủ thanh tra toàn diện thương vụ này.
Giới chức nói vụ việc gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đô la.
Các tội danh bị khởi tố trong vụ MobiFone-AVG cho đến nay
Kể từ khi khởi tố vụ án 7/2018 cho tới nay, giới chức đã khởi tố bị can nhiều người, với ba nhóm tội danh chính, quy định tại các điều 220, 354, và 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Nội dung các điều khoản khởi tố bị can gồm :
Điều 364, khoản 4 : Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Điều 354, khoản 4 : Tội nhận hối lộ. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình :
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên ;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Trương Minh Tuấn vừa bị truy tố bổ sung tội 'nhận hối lộ', theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật hình sự
Điều 220. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :
a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư ;
b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư ;
c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án ;
d) Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm :
a) Vì vụ lợi ;
b) Có tổ chức ;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt ;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguồn : BBC tiếng Việt, 13/04/2019
******************
Bắt nguyên chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ tội đưa hối lộ
Thân Hoàng - Giang Long - Hoàng Hiệp
Theo nguồn tin từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Phạm Nhật Vũ bị cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội đưa hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra - Ảnh : Bộ Công an
Trưa 13/4, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015.
Khởi tố 4 bị can tội nhận hối lộ
Cơ quan điều tra cũng quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng là nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thôngg và Lê Nam Trà (nguyên chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.
Bắt tạm giam giám đốc và nhân viên AMAX
Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Võ Văn Mạnh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX ; Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
Bị can Nguyễn Bắc Son (trái) và bị can Trương Minh Tuấn - Ảnh : Bộ Công an
Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên đối với các bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 23-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông và ông Trương Minh Tuấn - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015. Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nhà của 2 ông này.
Bị can Hoàng Duy Quang (trái) và bị can Võ Văn Mạnh - Ảnh : Bộ Công an
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 10-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 26/C46-P13 về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự 2015, xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Bộ Thông tin và truyền thôngg và các đơn vị liên quan.
Cùng với quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra cũng khởi tố 2 bị can Lê Nam Trà - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông Mobifone, hiện là cán bộ văn phòng Bộ Thông tin và truyền thôngg và Phạm Đình Trọng - vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và truyền thôngg về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo kết luận thanh tra, Mobifone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG ; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá ; trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án đầu tư…
Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập dự án đầu tư trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.
Khi lựa chọn phương án đầu tư, Mobifone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.
Mobifone đã lập và trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.
Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của Mobifone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là 321,7 tỉ đồng, số lỗ lũy kế đến 2017 là hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.
Bộ Thông tin và truyền thôngg với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án, phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.
Quyết định số 236/2015 của Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ.
Thanh tra Chính phủ khẳng định dự án đầu tư này chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ Thông tin và truyền thôngg đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone là vi phạm Luật đầu tư, vi phạm quy định của Chính phủ.
Thân Hoàng - Giang Long - Hoàng Hiệp
Nguồn : Tuổi Trẻ online, 13/04/2019