Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ đầu năm 2020, Trung Quốc thúc đẩy cường độ và quy mô các cuộc tập trận ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng tăng cường các chuyến tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải. Căng thẳng giữa hai cường quốc tăng thêm một bậc khi Washington bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.

4khong1

Tầu sân bay Mỹ USS Nimitz từng tham gia tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông vào tháng 07/2020. Ảnh minh họa, chụp gần cảng Busan, Hàn Quốc, ngày 11/05/2013.  AP - Lee Jin-man

Không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Sách trắng Quốc Phòng Việt Nam 2019 (công bố tháng 11/2029) đã lưu ý đến "các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực" (tr. 20).

Ngoài ra, Biển Đông hiện trở thành "điểm nóng" cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, thậm chí có nguy cơ dẫn đến xung đột. Trước sự cạnh tranh và đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, khối ASEAN từ chối chọn phe . Việt Nam duy trì chiến lược cân bằng giữa các cường quốc và chủ trương chính sách "Bốn Không" : không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự  hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Điểm "Không" thứ tư được chính thức đưa vào Sách trắng Quốc Phòng Việt Nam 2019. Trước đó, chính sách "Ba Không" xuất hiện lần đầu tiên năm 1998, sau đó được tiếp tục nêu trong sách trắng những năm 2004 và 2009.

Tình hình Biển Đông hiện nay với những căng thẳng Mỹ-Trung có tác động đến chính sách "Bốn Không" của Việt Nam không ? RFI tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực Châu Phi - Châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

*****

RFI :Theo ông, tình hình hiện nay ở Biển Đông có tác động đến chính sách "Bốn Không" của Việt Nam không ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nói là tình hình đang thay đổi thực sự. Bối cảnh hiện nay đã rất khác, trật tự hậu Chiến tranh lạnh bị suy yếu rõ ràng. Hiện nay, Trung Quốc phản đối hoàn toàn trật tự tồn tại ở Châu Á từ cuối Thế Chiến II, về nền Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) mà Bắc Kinh coi là chiến lược vây tỏa. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể hiểu được sự thay đổi lập trường của Trung Quốc.

Yếu tố thứ hai cần nhắc đến, đó là giai đoạn hiện nay vô cùng bấp bênh bởi vì ba nước chính trong vùng đang trong bối cảnh chính trị nội bộ rất quan trọng. Tại Trung Quốc, đảng Cộng Sản kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2021. Đây là thời điểm rất quan trọng về mặt huy động quần chúng ủng hộ đảng Cộng Sản. Đối với chủ tịch Tập Cận Bình, khích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng cho chính quyền Trung Quốc.

Tại Hoa Kỳ, chúng ta biết là tổng thống Donald Trump vận động để tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu vào đầu tháng 11/2020. Vì thế, phải chứng tỏ được tinh thần dân tộc cao nhất có thể, đồng thời đây cũng là một thách thức chính trị nội bộ Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, Đại Hội đảng Cộng Sản XIII sắp diễn ra (dự kiến vào đầu năm 2021) với sự kiện bầu ra một dàn lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước. Vì thế, yếu tố yêu nước cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng để thể hiện rằng Đảng bảo vệ đất nước, Đảng cố gắng hết sức và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Việt Nam bằng mọi giá. Có thể nói bối cảnh hiện nay rất sôi sục và rất đặc biệt.

Ý thứ hai, để trả lời câu hỏi : Liệu chính sách "Bốn Không" còn thích hợp trong bối cảnh biến động này không - bối cảnh được coi là tái lập trật tự có từ sau Chiến tranh lạnh ? Cần phải biết là chính sách "lúc nóng, lúc lạnh" mà ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiến hành ở Đông Nam Á khá chệch với thực tế chính trị và lịch sử của đa số các quốc gia trong vùng. Tôi hơi ngạc nhiên là đội ngũ cố vấn của ngoại trưởng Mỹ đã không giải thích cho ông ấy rằng ở Đông Nam Á có truyền thống từ xưa là duy trì chính sách cân bằng giữa các cường quốc, cũng như là các nước trong vùng luôn bận tâm về nguy cơ một nước thứ ba gây ra một cuộc chiến trong khu vực.

Việt Nam như đang trở thành con tin  trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài từ vài tháng nay, đầu tiên là căng thẳng thương mại, tiếp theo là quan hệ thương mại trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và hiện giờ là chính sách ngày càng hiếu chiến hơn giữa các bên liên quan đến Biển Đông.

Có thể nói sự pha trộn các yếu tố bên ngoài  đang đối đầu trực tiếp với những lợi ích và lịch sử của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, về vấn đề Biển Đông. Đây là điều cần phải lưu ý !

RFI : Trong bối cảnh hiện nay, chính sách "Bốn Không" có những lợi ích và bất lợi nào ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên, cần phải nhắc lại là hiện Việt Nam không có ý định xem xét lại chính sách "Bốn Không". Thực ra, chính sách đối ngoại của đa số các nước trên thế giới cũng được xây dựng theo kiểu chiến lược này, trong đó có Việt Nam, quốc gia luôn có chuyện với nước láng giềng là một cường quốc, và không phải lúc nào cũng dễ dàng xử lý được.

Chính sách này được triển khai từ nhiều thập niên trước đây dựa trên thực tế chính trị, kể cả trong thời Chiến tranh lạnh. Nhưng thực tế chưa bao giờ để Việt Nam được tự do xác định chính sách đối ngoại, mà phải dung hòa với một ràng buộc, một nền độc tài trong vùng, như nhiều nhà phân tích vẫn nói, Việt Nam phải quản lý cả tính chất khó lường của Trung Quốc.

Do đó, Hà Nội không thể quyết định một sớm một chiều việc xem xét lại hoàn toàn chiến lược duy trì cân bằng hay nguyên tắc trung tâm của chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tính hiếu chiến gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại vì, xét về khía cạnh kinh tế và chính trị, thậm chí là cả về chiến lược, hai nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nguyên lý này từng được nhà chính trị Nguyễn Trãi đề cập đến từ thế kỷ 15 rằng mối quan hệ với Bắc Kinh được lần lượt hình thành từ hợp tác và đối đầu. Thực tế đang diễn ra như vậy, và nhất là đang đến gần kỳ Đại Hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 (diễn ra 5 năm một lần). Cứ gần đến sự kiện này thì căng thẳng song phương lại nổi lên cùng với các cuộc đàm phán cũng được tổ chức liên tục.

Bối cảnh hiện nay còn đặc biệt hơn vì có các nhân tố nước ngoài can thiệp, có vẻ khiêu khích hơn như tôi đã đề cập ở trên, nhưng cũng vì đây là giai đoạn điều chỉnh lại, chuẩn bị bổ nhiệm các chức vụ và xem xét, đánh giá mối quan hệ Việt-Trung.

RFI : Trước sự đe dọa quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày càng rõ nét với sự hiện diện của Mỹ, hiện Việt Nam "lách" chính sách "Bốn Không" như thế nào ?

Benoît de Tréglodé : "Lách" thế nào ? Đây là một câu hỏi thực sự. Khi họp vào tháng 06/2020, khối ASEAN  đã khó xác định được quan điểm rõ ràng trước diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Bản thông cáo của khối có vẻ thận trọng và mập mờ, chỉ nhấn mạnh vào thái độ quan ngại của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng quân sự trong vùng, và không đề cập nhiều đến những vụ đụng độ lẻ tẻ vẫn xảy ra giữa lực lượng tuần duyên hoặc ngư dân Trung Quốc và Việt Nam ở Hoàng Sa và Biển Đông. Chí ít, các bên ký thông cáo, trong đó có Việt Nam, cũng nêu lên rằng những gì đang xảy ra, nếu căng thẳng gia tăng, đó là do các nhân tố bên ngoài ASEAN.

Sau đó, có vẻ kín đáo hơn, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc và Việt Nam gặp nhau vào tháng 07/2020, để cố tìm ra một giải pháp. Sau sự kiện này, có một điểm có thể không được nói nhiều lắm, đó là phía Việt Nam ra quyết định chấp nhận đền bù khoảng 1 tỉ đô la  cho các tập đoàn dầu khí quốc tế để hủy thăm dò ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh yêu cầu và mạnh mẽ gây sức ép. Sau đó, như có phép mầu, Ngân hàng Đầu tư Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, thông qua khoản tín dụng 100 triệu đô la  cho một ngân hàng thương mại Việt Nam (VPBank). Kể từ khi ngân hàng AIIB được thành lập, lần đầu tiên một quyết định như vậy được đưa ra.

Chúng ta thấy rõ đây không phải là một kiểu công khai đối đầu mà là thương thuyết. Điều này cho thấy mong muốn tránh đối đầu trực diện.

RFI : Liệu Bắc Kinh có thể tận dụng chính sách "Bốn Không" của Việt Nam như một điểm yếu để áp đặt chính sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông vì biết rằng Hà Nội sẽ không tham gia liên minh quân sự ?

Benoît de Tréglodé : Thách thức nằm ở khối ASEAN. Vấn đề nằm ở chỗ phải thực sự cân nhắc vấn đề Biển Đông, cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, cho tương lai của chính sách "Bốn Không" của Việt Nam và phần nào đó, cho tương lai của các chính sách ngoại giao, quốc phòng của các nước ASEAN với Bắc Kinh và Washington. Một lần nữa cần phải nhắc lại là sẽ không có khả năng xem xét lại hoàn toàn trật tự đã được thiết lập trong quan hệ giữa các cường quốc. Đây là điểm rất quan trọng !

Vấn đề tiếp theo là những căng thẳng hiện nay, đôi khi do Mỹ và Trung Quốc khích động, chưa có được giải pháp trên thực địa, ngay cả giữa các bên có liên quan, về những tranh chấp hàng hải, chủ quyền ở Đông Nam Á, có nghĩa là giữa Việt Nam với Philippines, với Malaysia hay Brunei.

Có nghĩa là có hai vấn đề cùng lúc khiến chính sách "Bốn Không" khó có thể bị từ bỏ bởi vì không có nhiều giải pháp rõ ràng được đề xuất thay thế. Những mối liên hệ đan xen về kinh tế, chính trị và chiến lược giữa Bắc Kinh và Hà Nội vẫn hiện hữu, vì thế không phải Việt Nam có thể thay đổi đối tác và đổi hướng, như phía Washington thỉnh thoảng vẫn thích nhắc đến. Theo tôi, khả năng này khó xảy ra và quá nguy hiểm về mặt chính trị cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực Châu Phi - Châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 31/08/2020

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh cố trấn an về những tham vọng quân sự của Trung Quốc (RFI, 25/07/2019)

Bắc Kinh nỗ lực giải thích và trình bày về chiến lược quân sự của Trung Quốc nhằm trấn an cộng đồng quốc tế. Lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức họp báo và cho phát trên truyền hình buổi công bố tài liệu mang tên "An Ninh Quốc Phòng Trung Quốc trong thời đại mới".

sachtrang1

Binh sĩ Trung Quốc diễu hành tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa ở Nội Mông (Trung Quốc) ngày 30/07/2017. Ảnh minh họa. Reuters/Stringer

Nếu như Sách trắng về quốc phòng năm 2015 ngay từ những dòng mở đầu đã nhấn mạnh đến vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì lần này, phải đợi đến chương thứ hai, độc giả mới thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc được nhắc đến.

Một thay đổi rất quan trọng khác là Bắc Kinh tránh phô trương "Giấc mơ Trung Hoa" đưa Trung Quốc trở lại trung tâm bàn cờ thế giới. Tài liệu vừa được công bố hôm 24/07/2019 nhấn mạnh đến "định mệnh chung" của thế giới, mà ở đó an ninh của các quốc gia đã được "đan kết" với nhau.

Thực ra đằng sau những lời lẽ này, Trung Quốc theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu. Thứ nhất là nhắm vào Hoa Kỳ, khi cho rằng "hệ thống và trật tự an ninh quốc tế đang bị những chính sách bá quyền, và hành động đơn phương đe dọa". Khác với Washington, Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ là một đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Nếu như chính quyền Trump có khuynh hướng đưa ra những quyết định đơn phương, thì ông Tập Cận Bình chọn con đường đối thoại đa phương. Cụm từ "hợp tác" đã được tìm thấy 69 lần trong báo cáo về quốc phòng của Trung Quốc lần này.

Mục tiêu thứ nhì của Trung Quốc thể hiện qua những lời lẽ có vẻ hòa hoãn trong Sách trắng 2019 nhằm trấn an quốc tế, đưa ra hình ảnh một nước Trung Quốc hòa bình.

Chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, phân tích : Vào lúc những nghi kỵ ngày càng lớn từ Mỹ đến Châu Âu và đương nhiên là từ các nước láng giềng Đông Nam Á, về tham vọng quân sự, chiến lược của Trung Quốc, Bắc Kinh bắt buộc phải "giải độc". Nhưng chuyên gia này nói thêm, đấy chỉ là về hình thức bề ngoài, bởi theo ông Bondaz, tài liệu "An Ninh Quốc Phòng Trung Quốc trong thời đại mới" một lần nữa khẳng định thêm tham vọng của "một siêu cường quân sự".

Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, đưa ra một số bằng chứng. Một là trên vấn đề Đài Loan, Trung Quốc nói rất rõ ràng là bằng cách này hay cách khác, Đài Loan sẽ quay về với mẫu quốc : "Trung Quốc phải và sẽ thống nhất". Thông điệp đó được đưa ra trong bối cảnh Washington đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan, với hợp đồng trị giá hơn hai tỷ đô la.

Để trở thành một siêu cường quân sự, quân đội Trung Quốc bắt buộc phải trở nên hùng mạnh và được trang bị những vũ khí tiên tiến nhất. Vũ khí lợi hại nhất là phát triển công nghệ cao. Sách trắng 2019 của Bắc Kinh không che giấu tham vọng này.

Theo chuyên gia Bondaz, đây là bằng chứng thứ nhì cho thấy khó có thể tin được rằng Trung Quốc phát triển quân đội để phục vụ mục tiêu hòa bình. Vả lại Bắc Kinh nói rõ tăng cường sức mạnh cho quân đội là nhằm "bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi chính đáng của nhân dân, bảo vệ các tổ chức và định chế của Trung Quốc ở hải ngoại" và Bắc Kinh sẽ "phát triển căn cứ hậu cần ở các vùng ngoài lãnh thổ"

Vậy thì làm sao quốc tế có thể tin vào thiện chí hòa bình của Trung Quốc ? Với một chiến lược và những mục tiêu rõ ràng như vậy, cầm chắc là căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á và đặc biệt là tại Biển Đông sẽ không giảm bớt.

Chuyên gia Elsa B. Kania, thuộc trung tâm nghiên cứu về an ninh Center for a New American Security, trên báo The Diplomat (25/07/2019) đánh giá : Nếu như mục tiêu của Trung Quốc là nhằm trấn an cộng đồng quốc tế, thì hiệu quả Sách trắng khá là "hạn chế".

Thanh Hà

*******************

Trung Quốc cảnh báo sẽ có chiến tranh nếu Đài Loan tiến tới độc lập (VOA, 24/07/2019)

Bắc Kinh hôm th Tư 24/7 cnh báo rng Trung Quc đã sn sàng cho chiến tranh nếu Đài Loan có bt kỳ đng thái nào tiến đến đc lp. Cùng lúc Bc Kinh t cáo Hoa Kỳ đã làm xói mòn s n đnh toàn cu và lên án vic Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.

sachtrang2

Người phát ngôn B Quc phòng Trung Quc Ngô Khiêm

Lầu Năm Góc trong tháng này cho biết B Ngoi giao Hoa Kỳ đã phê duyt quyết đnh bán vũ khí, gm c xe tăng và tên la Stinger, theo yêu cu ca Đài Loan, ước tính tr giá 2,2 t đô la.

Đáp lại, Trung Quc tuyên b s áp đt các bin pháp trng pht đi vi các công ty Mỹ tham gia bt kỳ hp đng bán vũ khí nào vi Đài Loan.

Tại cuc hp báo v sách trng quc phòng khái quát v các mi quan tâm chiến lược ca quân đi, người phát ngôn B Quc phòng Trung Quc Ngô Khiêm nói rng Trung Quc s hết sc n lc đ thng nhất vi Đài Loan mt cách hòa bình.

"Tuy nhiên, chúng tôi phải dt khoát ch ra rng vic Đài Loan tìm cách tiến ti đc lp là mt ngõ ct", ông Ngô nói.

"Nếu có người dám tách Đài Loan ra khi đt nước, quân đi Trung Quc s sn sàng tiến hành chiến tranh để mnh m bo v ch quyn quc gia, thng nht và toàn vn lãnh th", ông nói.

Hoa Kỳ không có quan hệ chính thc vi Đài Loan theo chế đ dân ch, nhưng có ràng buc pháp lý phi giúp cung cp cho đo quc này các phương tin đ t v.

Trong cùng ngày, Hội đng v đi lc ca Đài Loan ra tuyên b nói rng "hành vi khiêu khích ca Bc Kinh vi phm nghiêm trng nguyên tc hòa bình trong lut và quan h quc tế, thách thc an toàn và trt t khu vc".

Tuyên bố có đon viết : "Chúng tôi kêu gi chính quyền Bc Kinh t b các hành vi phi lý, xu xa như s dng vũ lc, và ci thin quan h gia hai b eo bin, cũng như x lý các vn đ bao gm c Hng Kông, mt cách hp lý, đ Trung Quc có th tr thành mt thành viên có trách nhim trong khu vc".

Theo Reuters

*****************

Đô đốc Mỹ kêu gọi quốc tế chống hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (RFI, 24/07/2019)

Hoa Kỳ cho rằng quốc tế cần chung sức "chống lại những hành động gây hấn" của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm qua, 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hãn nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

sachtrang3

Quân đội Trung Quốc tập trận trên Biển Đông ngày 12/04/2018. Reuters/Stringer/CHINA OUT

Đô đốc Schultz nhấn mạnh đến việc hải cảnh Trung Quốc đã huy động đông đảo tầu tuần tra, được tầu của hải quân nước này yểm trợ, tại những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm giữ và tại phần lớn vùng Biển Đông.

Hành động gây hấn mới nhất của tầu hải cảnh Trung Quốc là sách nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo lời tố cáo của Hà Nội. Đô đốc Schultz nhấn mạnh Tuần duyên Mỹ "hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Phía Việt Nam đã nhiều lần hoàn thành chức năng bảo vệ tự do hàng hải". Theo ông Schultz, việc lực lượng tuần duyên Mỹ có mặt ở Biển Đông là nhằm mục đích tái lập và tăng cường luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Trong khi đó, tổng thống Duterte tỏ ra bị khuất phục trước Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu trước Quốc hội Philippines hôm 22/07, ông tuyên bố rằng việc quân đội Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông chứng tỏ rằng Bắc Kinh "đã chiếm hữu" và "kiểm soát" toàn bộ con đường hàng hải chiến lược và giầu tài nguyên. Tổng thống Duterte biện minh rằng ông không muốn thách thức và xung đột với Trung Quốc.

Tuy nhiên, thẩm phán Antonio Carpio của Tòa Án Tối Cao Philippines chỉ trích tổng thống Duterte đã nhầm khi nói rằng Trung Quốc "sở hữu" Biển Đông, vì Bắc Kinh chỉ chiếm 7 đảo nhân tạo, tương đương với 10% tổng diện tích Biển Đông.

Dường như lập trường nhún nhường của tổng thống Duterte tiếp tục được người phát ngôn Salvador Panelo bảo vệ khi bác bỏ phát biểu của thẩm phán Carpio trong buổi họp báo ngày 23/07. Ông nhấn mạnh : "Khi người ta có một căn cứ quân sự, thể hiện rằng họ có thể kiểm soát toàn bộ khu vực, điều đó có nghĩa là họ đã chiếm giữ khu vực đó" .

Thu Hằng

*********************

Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc : Hoa Kỳ gây phức tạp tình hình Biển Đông, Trung Quốc không bành trướng (RFA, 24/07/2019)

Trong Sách trắng Quốc phòng mới được công bố vào sáng ngày 24/7, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang gây mất ổn định toàn cầu, đồng thời khẳng định tình hình Biển Đông đang ổn định và tiến triển tốt.

sachtrang4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đội danh dự ở Bắc Kinh hôm 27/6/2014 (AP). Hình minh họa

Đây là Sách trắng Quốc phòng được Trung Quốc công bố lần đầu tiên sau Sách trắng hồi năm 2015, sau khi Trung Quốc tiến hành một loạt các cải tổ về Quốc phòng.

Sách trắng mới có tựa "Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc trong kỷ nguyên mới", dựa theo khẩu hiệu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra.

Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ đang gây ra những cạnh tranh giữa các cường quốc và cho rằng hệ thống an ninh và trật tự quốc tế đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa bá quyền đang phát triển, chính trị sức mạnh, chủ nghĩa đơn phương và những xung đột cùng chiến tranh khu vực.

Sách trắng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề Đài Loan mà Trung Quốc coi là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Khi nói đến việc các tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan, Sách trắng viết các hoạt động này nhằm gửi thông điệp cảnh cáo nghiêm khắc đến những người đòi độc lập, ý muốn nói đến Đảng Dân Chủ Tiến Bộ của Tổng thống Thái Anh Văn.

Trước đó, vào ngày 8/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch bán hơn 2 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan, bất chấp những phản đối của Trung Quốc.

Khi nói về vấn đề Biển Đông, Sách trắng khẳng định tình hình nhìn chung vẫn ổn định và đang cải thiện vào khi các nước đang điều tiết những mối nguy và sự khác biệt một cách hợp lý. Trong Sách trắng, Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông bằng cách gia tăng liên minh quân sự với các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Sách trắng đồng thời khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, coi đây là mục tiêu quan trọng của quốc phòng Trung Quốc trong thời kỳ mới, với đặc điểm cơ bản là "không theo đuổi quyền bá chủ, bành trướng hay mở rộng tầm ảnh hưởng".

Sách trắng khẳng định Trung Quốc cần phải hiện đại hóa quân đội hơn nữa vì đang bị bỏ lại phía sau so với các nước khác.

*******************

Trung Quốc đưa chiến đấu cơ Su-35 ra Biển Đông (RFA, 23/07/2019)

Trung Quốc vừa đưa tiêm kích Su-35 cải tiến xuống phô diễn sức mạnh tại Biển Đông.

sachtrang5

Tiêm kích Su-35 của Trung Quốc. AFP

South China Morning Post loan tin vào ngày 22 tháng 7. Cụ thể Lữ đoàn Không quân thuộc Quân khu Phía Nam vừa tham gia vào cuộc diễn tập thử nghiệm tiêm kích Su-35 sau khi cải tiến mẫu do Nga chế tạo.

Tin cho biết phi đội gồm 3 chiếc Su-35 cải tiến diễn tập tấn công vào một mục tiêu trên biển kết hợp với chiến thuật thao tác và khai hỏa cùng với chiến dịch ban đêm.

Thời điểm cụ thể cuộc diễn tập của phi đội Su-35 cải tiến vừa nêu của Trung Quốc tại Biển Đông không được nêu rõ.

Tin tức về cuộc diễn tập của đội ba chiếc tiêm kích Su-35 cải tiến được đưa ra vào khi tình hình căng thẳng do Trung Quốc gân nên tại khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được nói vẫn tiếp diễn.

Những nguồn tin được phía Việt Nam xác nhận cho biết từ ngày 3 tháng 7, Trung Quốc cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đi vào khu vực Bãi Tư Chính.

Việt Nam vào ngày 19 tháng 7 chính thức lên tiếng gọi tên tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam và yêu cầu các tàu đó rút đi.

Sang ngày 20 tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo với lời lẽ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động bị cho là đe dọa, bắt nạt các nước trong khu vực Biển Đông. Hoạt động của Trung Quốc cản trở phát triển, gây bất ổn đến hòa bình, an ninh trong khu vực.

Vào ngày 23 tháng 7, trong cuộc họp báo qua điện thoại, Tư lệnh Tuần Duyên Hoa Kỳ, Đô đốc Karl L. Schultz, nói rõ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Vị này đánh giá sức mạnh của lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam được tăng cường rất nhiều.

Tư lệnh Tuần Duyên của Hoa Kỳ cho biết gần đây có những cuộc tiếp xúc với lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được Hoa Kỳ chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton.

Cụ thể vào ngăm 2017, Tuần duyên Hoa Kỳ bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam tàu tuần tra USCGC Morgenthau thuộc lớp Halmilton. Tàu ngày được biên chế vào Cảnh Sát Biển Việt Nam với tên CBS 8020.

Published in Châu Á