Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hoa Vi vừa rầm rộ khai trương một cửa hàng ngay tại khu tam giác vàng Paris. Trước đó cũng tập đoàn viễn thông Trung Quốc này thông báo dự án xây dựng nhà máy đầu tiên của Hoa Vi ở hải ngoại và địa điểm được chọn là nước Pháp. Hoa Vi đang trong tầm ngắm của Washington, liệu Paris có thể giúp tập đoàn Trung Quốc này phá được vòng vây của Mỹ và đẩy mạnh những nước cờ tại Châu Âu ?

hoavi1

Xếp hàng chờ cửa hàng Hoa Vi ở Opera Garnier Paris Pháp mở cửa, ngày 06/03/2020 Reuters/Charles Platiau

Sau Milano, Madrid và Barcelona hay Warsawa, Hoa Vi vừa mở thêm một cửa hiệu cao cấp tại khu sang trọng bậc nhất của Paris. Đối diện với nhà hát Opéra Garnier là logo khổng lồ của tập đoàn Trung Quốc. Cách đó không xa là tủ kính của hãng điện thoại Mỹ Apple. Trải rộng trên 850 mét vuông, có lối vào uy nghi và những kệ trưng bày có nét rất "Pháp" với nào là smartphone, máy tính bảng, màn hình tivi, máy tính cá nhân để bàn, và cả bàn chải đánh răng, đồng hồ kết nối …

Chủ tịch Hoa Vi đặc trách khu vực Châu Âu Walter Ji không giấu diếm : cửa hàng vừa được khai trương trên đường Capucine phải là "tủ kính" của tập đoàn và báo trước là cuối 2020 hay đầu năm 2021, một cửa hàng thứ nhì "cùng standing" với của Paris sẽ được khai trương tại thành phố Lyon.

Cuối tháng 02/2020, vào lúc Trung Quốc còn bị tê liệt gần như hoàn toàn vì dịch Covid-19, phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp rầm rộ thông báo ngay tại thủ đô Paris kế hoạch "mở nhà máy Hoa Vi đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đầu tư trước mắt là 200 triệu euro, đem lại 500 công việc làm trên đất Pháp và trong tương lai nhà máy có khả năng sản xuất ra tới 1 tỷ euro trang thiết bị điện tử một năm". Một trong những mục tiêu của dự án là "đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro dây chuyền cung ứng bị gián đoạn".

Mở rộng địa bàn tại Pháp

Tập đoàn do ông Nhậm Chính Phi sáng lập đang tăng tốc đầu tư vào Pháp trong bối cảnh dưới áp lực của chính quyền Trump, điện thoại Hoa Vi sẽ kém hấp dẫn trước nguy cơ không còn có thể sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Nhưng quan trọng hơn nữa là từ tháng 05/2019 Washington viện lý do an ninh đòi cấm cửa Hoa Kỳ với tập đoàn bị cho là gần gũi với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không chỉ có thế. Chính quyền Trump liên tục vừa dụ, vừa dọa các đồng minh của Mỹ, đứng đầu là Châu Âu, loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà cung cấp mạng 5G. Thị trường mạng 5G Châu Âu mới là mục đích Hoa Vi nhắm tới.

Trong bối cảnh đó giới quan sát cho rằng, kế hoạch thiết lập "nhà máy sản xuất đầu tiên của Hoa Vi ngoài lãnh thổ Trung Quốc" là một màn "mỹ nhân kế" để Hoa Vi thuyết phục Pháp, thành viên quan trọng bậc nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, về chiến lược phát triển mạng viễn thông thế hệ mới trên Lục Địa Già.

Trước mắt, dự án của Hoa Vi tại Pháp mới chỉ được biết qua vài ba con số như phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp vừa nêu. Không có thêm thông tin về thời điểm dự án sẽ được khởi động cũng như về địa điểm Hoa Vi sẽ chọn để mở nhà máy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vùng Alsace, miền đông bắc nước Pháp có nhiều triển vọng, nhưng về mặt chính thức tập đoàn Trung Quốc chưa đưa ra một quyết định nào.

Tại Paris, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire đã vội vã cải chính là "chiến lược bắt rễ vào Pháp của Hoa Vi không mảy may làm thay đổi chính sách của Pháp trong việc phát triển mạng điện thoại 5G, và mục tiêu bảo vệ an toàn và an ninh mạng" khi chọn các nhà cung cấp.

Cần nhắc lại là sau Anh Quốc, Liên Âu, Pháp chính thức tuyên bố không loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà thầu đồng thời nâng cao "khả năng phòng thủ". Tuy nhiên, Cơ quan đặc trách về hệ thống an ninh và thông tin của Pháp ANSSI chuẩn bị ra quyết định về vị trí cụ thể của Hoa Vi trong toàn cảnh viễn thông thế hệ mới tại Pháp. Lập trường chính thức của Bruxelles là không nghe theo Mỹ để cấm Hoa Vi nhưng "tập trung bảo mật mạng 5G".

Phương tiện để "hút" thông tin

Theo quan điểm của chuyên gia Gilles Babinet, cố vấn về công nghệ kỹ thuật số cho viện nghiên cứu Montaigne của Pháp, nếu dầu hỏa là mạch sống của thế kỷ 20 thì thế kỷ 21 là thời đại của data tức là những dữ liệu được vận chuyển qua mạng di động không dây. Đồng thời chuyên gia Pháp lưu ý rằng, data được ví như xe hơi còn mạng viễn thông là xa lộ. Đường càng rộng, càng tốt, xe chạy càng nhanh. Nhưng không có gì cấm cản nhà cung cấp mạng "đột nhập" vào hệ thống 5G của bất kỳ một quốc gia nào vào bất cứ thời điểm nào. Chuyên gia Gilles Babinet nêu đích danh Trung Quốc :

"Đặc điểm của hệ thống 5G là cho phép kết nối tất cả những dữ liệu ở khắp mọi nơi. Điều đó vừa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đồng thời mở ra viễn cảnh bùng nổ những vật dụng kết nối. Theo nghiên cứu, chỉ trong vòng từ 5 cho đến 7 năm nữa, sẽ có khoảng 100 tỷ đồ vật kết nối, chứa đựng không biết bao nhiêu những dự liệu ở bên trong. Những vật dụng kết nối này được đặt trong những nhà máy, trong những dây chuyền sản xuất... Trong tương lai, mỗi nhà máy sẽ có từ 1 đến 2 triệu vật dụng kết nối và tất cả sẽ dùng mạng 5G. Nhà thiết kế mạng bất kỳ lúc nào cũng có thể đột nhập hệ thống hạ tầng cơ sở để trích xuất những dữ liệu cần thiết. Không có gì cấm cản Trung Quốc có thể làm chuyện đó. Mọi người còn nhớ, năm 2015 khi Nga mở chiến dịch tấn công tin học vào nhà máy điện của Ukraina, tất cả mọi hoạt động tại quốc gia này đều đã bị chựng lại".

Mạng 5G không chỉ liên quan tốc độ vận chuyển các dữ liệu hay thông tin. Ở đây còn đặt ra vấn đề an ninh mạng như chuyên gia Babinet vừa giải thích. Ông báo trước nguy cơ một thiết kế mạng lập ra những "ngõ thoát hiểm" và những dữ liệu cần bảo mật cũng có thể bị thất thoát bằng những "cánh cổng thoát hiểm đó" :

"Bất kỳ một nhà cung cấp hạ tầng cơ sở mạng nào khi thiết kế mạng viễn thông, cũng đều dự trù những "ngõ thoát hiểm". Chỉ có nhà cung cấp đó mới biết được những ngõ thoát hiểm được đặt ở đâu và cũng chỉ có họ mới có chìa khóa để kiểm soát những ngõ thoát hiểm ấy. Nói cách khác, các nhà mạng biết hết tất cả các ngõ ngách mạng viễn thông của khách hàng. Hiện tại trên thị trường có ba công ty cung cấp mạng 5G đó là Hoa Vi, Nokia và Ericsson. Khác biệt ở đây là Hoa Vi rất gần gũi với chính quyền Trung Quốc và ở Trung Quốc không có gì bảo đảm cho tính độc lập của Hoa Vi với Bắc Kinh. Do vậy, nhiều quốc gia, đứng đầu là Mỹ, cho rằng chúng ta không thể tin tưởng vào Hoa Vi, trao trọn từ kinh tế cho đến những lĩnh vực mang tính chiến lược, và cả những dữ liệu về y tế, xã hội … cho một đại tập đoàn mà chúng ta biết rằng tập đoàn đó lại có quan hệ mật thiết với một chế độ toàn trị".

5G cho phép xử lý khối dữ liệu lớn hơn và nhanh hơn và được coi là yếu tố cơ bản cho việc phát triển các công nghệ kết nối mới. Hoa Vi hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Liên Hiệp Châu Âu ý thức được rằng lợi ích kinh tế và địa chính trị là hai mặt của cùng một đồng tiền. Ngày 10/10/2019 Bruxelles nêu bật một số "đe dọa có thể nhắm vào hệ thống mạng 5G", "khả năng của một số quốc gia hay các nhà cung cấp mạng tiến hành các đợt tấn công liên tiếp và tinh vi đe dọa đến an ninh" mạng điện thoại di động của Châu Âu.

Dù vậy Liên Âu không dám mạnh tay gạt hẳn Hoa Vi khỏi chiến lược phát triển mạng viễn thông đời mới. Cuối tháng Giêng 2020, Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo kêu gọi các thành viên "đưa ra những các hạn chế liên quan đến nhà cung cấp được coi là có rủi ro cao", tránh dùng các trang thiết bị của các nhà cung cấp thuộc diện này trong những lĩnh vực "quan trọng và nhậy cảm". Thông báo không chủ trương "cấm" Hoa Vi tham gia vào mạng 5G của Châu Âu.

Cũng chuyên gia Gilles Babinet viện Montaigne- Paris giải thích với RFI vì sao từ Anh cho đến Pháp và cả Liên Hiệp Châu Âu cùng lấn cấn vì Hoa Vi :

"Ở cương vị của một Nhà nước, chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn rất lớn. Một bên là những cơ hội về kinh tế rất lớn khi phát triển hệ thống 5G. Uy tín, hình ảnh của một quốc gia càng được tô điểm thêm với mạng viễn thông thế hệ mới. Trong trường hợp của Anh Quốc chẳng hạn, thì đây là một cơ hội rất lớn. Nhưng bên kia là những tính toán về địa chiến lược. Luân Đôn vùa chia tay với Châu Âu đang cần có những điểm tựa mới. Nước Anh trông đợi nhiều vào việc đẩy mạnh thêm nữa quan hệ với Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng không thể làm phật lòng Trung Quốc nếu cấm cửa Hoa Vi. Cần nhắc lại rằng Hoa Vi đã bắt rễ được vào Châu Âu là nhờ đã hợp tác với tập đoàn viễn thông British Telecom của Anh cách nay đã 15 năm".

Không có lửa sao có khói ?

Thái độ thận trọng của phương Tây đối với Hoa Vi không phải là vô cớ. Mọi người con nhớ sáng lập viên tập đoàn này xuất thân từ quân đội. Quỹ đầu tư tài trợ cho Hoa Vi trực tiếp được đặt trong tay đảng Cộng Sản Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, trong quá khứ nhiều lần trang thiết bị của Hoa Vi đã gặp sự cố và tập đoàn này đã mất nhiều tháng để điều chỉnh và khắc phục được những sự cố đó.

Pháp không là cổng vào duy nhất

Thực ra trước Paris, Hoa Vi từng đem những dự án bạc triệu ra để chiêu dụ Châu Âu. Năm 2019, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã đề cập đến ít nhất năm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Lan, Anh, Pháp Đức và Ba Lan.

Vào lúc Hoa Vi thông báo dự án đầu tư 200 triệu euro tại Pháp, tờ báo mạng của Mỹ Politico, nổi tiếng là thân cận với Nhà Trắng, trích dẫn lời một đại diện của Hoa Vi tại Châu Âu đã không vòng vo tuyên bố : "Không có chuyện một công ty đầu tư cả tỷ bạc vào một quốc gia khi biết trước là sẽ bị chính quyền nơi đó hắt hủi".

Pháp không là cổng vào Châu Âu duy nhất của Hoa Vi. Tháng 3/2019 Hoa Vi trực tiếp gửi thư yêu cầu thủ tướng Mark Rutte triệu tập một cuộc họp để bàn về những dự án đầu từ của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, về "vai trò trong tương lai của Hoa Vi" tại Hà Lan. Cũng tập đoàn Trung Quốc này có dự án thành lập một trung tâm an ninh mạng tại Ba Lan. Có điều như bộ trưởng Ba Lan đặc trách về công nghệ kỹ thuật số, Marek Zagorski, cho biết : phía Trung Quốc chỉ nêu lên vấn đề nhưng chưa đưa ra bất kỳ một thông cáo chính thức nào. Trước mắt để giành được thị trường 5G của Châu Âu bằng mọi giá, Hoa Vi từ cuối 2018 đã khánh thành một trung tâm nghiên cứu về an ninh mạng tại Bonn - Đức, và một trung tâm thứ nhì tại ngay thủ đô của Liên Hiệp Châu Âu là Bruxelles cách nay đúng một năm. Ở hậu trường công tác lobby của Hoa Vi tại các cơ quan chính thức của Liên Hiệp Châu Âu và tại mỗi nước thành viên trong khối Châu Âu cũng đang hoạt động "rất hiệu quả" !

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 10/03/2020

Published in Diễn đàn

Guồng máy sản xuất đang ngon trớn của thế giới bị chựng lại. Dịch virus corona (Covid-19) làm lộ rõ nhược điểm của mô hình kinh tế toàn cầu hóa, nhưng sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng, dịch viêm phổi chủng mới đang lan rộng trên thế giới lần này sẽ chặn đứng tham vọng của các nhà sản xuất di dời cơ sở đến những "miền đất hứa" lợi nhuận.

baihoc1

Một dây chuyền sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoản, Trung Quốc ngày 25/03/2019. Reuters/Tyrone Siu

Virus corona sẽ giúp Donald Trump thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại về Mỹ ? Dịch bệnh lần này có "hiệu quả" hơn các chương trình "Choose France" hay "Made in France" quảng bá cho hình ảnh của nước Pháp trong mắt các nhà đầu tư Pháp và các nước bạn ?

Các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt tuyên bố hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thử thách do dịch Covid-19 gây nên. Bộ trưởng 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, khối G7, họp bàn về tác động của Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu và những biện pháp hỗ trợ kinh tế.

Virus corona làm lộ rõ nhược điểm của kinh tế thế giới : lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, vào các nhà sản xuất ở phương xa mà quên mất rằng chuỗi cung ứng có thể bị "động" vì những yếu tố bất ngờ. Những yếu tố bất ngờ đó có thể là dịch bệnh như lần này, hay do xung đột địa chính trị, gây xáo trộn các trục giao thông, trên biển, trên bộ và trên không.

Nhìn từ góc độ vi mô, với Covid-19, dây chuyền sản xuất của hầu hết mọi ngành nghề đều bị đe dọa gián đoạn. Chỉ cần các nhà máy ở tận Vũ Hán đóng cửa trong nhiều tuần lễ cũng đủ để nhân viên hãng xe Ý Fiat-Chrysler đặt tại Kragujevac, miền trung Serbia phải nghỉ việc bất đắc dĩ. Dịch Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc khiến các nhà máy sản xuất sốt cà chua nổi tiếng của Ý không có hàng để phân phối cho các siêu thị Pháp.

Các hãng dược phẩm tên tuổi của Âu, Mỹ đang lo thiếu các hoạt chất nhập khẩu từ Trung Quốc để chế tạo những loại thuốc cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày, từ thuốc chữa bệnh tiểu đường đến thuốc điều trị về tim mạch, thuốc chống trầm cảm ... Không chỉ có nhà bào chế của Châu Âu hay Hoa Kỳ lo lắng vì đã "khoán trắng" cho các tập đoàn Trung Quốc sản xuất các hoạt chất cần thiết cho bào chế thuốc, mà cả Ấn Độ, một nguồn cung cấp thuốc quan trọng khác của thế giới, cũng phải nhập khẩu đến 80 % các hoạt chất "made in China".

Dẹp bỏ các nhà kho chứa hàng

Câu hỏi đặt ra là vì sao ngay từ khi dịch bệnh còn khoanh vùng tại Hoa lục, các công ty lớn nhỏ từ Âu sang Á đều dự báo mức sản xuất sụt giảm trong những tháng tới ? Câu trả lời khá đơn giản. Trong thế giới mở rộng, dây chuyền sản xuất đã được quốc tế hóa. Thí dụ như những thiết bị phụ tùng cho phép sản xuất ra từ chiếc điện thoại thông minh, đến động cơ của máy bay Airbus hay Boeing đều được nhập từ khắp mọi nơi. Xe ô tô điện của Pháp, của Nhật hay của Mỹ dùng các bình điện của Trung Quốc.

Trong cuộc chạy đua tìm lợi nhuận và cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đã dẹp bớt rất nhiều các nhà kho. Thậm chí một số công ty còn chủ trương là không cần phải thuê đất dựng bãi kho ở gần các nhà máy, bởi vì quản lý các nhà kho vừa tốn chỗ, vừa tốn kém trong lúc trên nguyên tắc, hàng vẫn được cung cấp đều đặn. Hệ quả kèm theo là khi Trung Quốc "ho", các cơ sở sản xuất của Âu, Mỹ thiếu nguyên liệu để hoạt động.

Chính vì muốn biến Trung Quốc thành "nhà kho" mà thành phố Vũ Hán mới chỉ bị bế quan toả cảng trong vòng 2 tuần lễ đầu, tập đoàn xe hơi Hyundai ở Hàn Quốc đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc vì không được cung cấp đúng thời hạn các phụ tùng xe hơi. Khi dịch viêm phổi vừa bùng phát tại Trung Quốc, hãng điện thoại Apple ở mãi tận Cupertino, bang California đã vội vàng thông báo, số lượng điện thoại bán ra trong quý I năm 2020 giảm từ 5 đến 10 %.

Ngưỡng tử vong hơn 3.100 người và trên 90.000 ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới cũng đủ để các cơ quan tài chính đa quốc gia nêu lên "tình trạng khẩn cấp về kinh tế". Trên thị trường tài chính, tuần lễ cuối của tháng 2/2020, các chỉ số chứng khoán rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và 42 tỷ đô la bốc hơi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, Eric Chaney, cố vấn kinh tế viện nghiên cứu Montaigne Paris giải thích về hiện tượng hoảng hốt này :

"Cỗ máy sản xuất tại Trung Quốc đã bị chựng lại vì mục tiêu ngăn chặn virus corona lây lan. Kinh tế qua đó bị đình trệ. Vấn đề đặt ra là ngày nay, với GDP gần bằng 20 % của địa cầu, Trung Quốc đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên bàn cờ thế giới. Trung Quốc là một nguồn nhập khẩu lớn của thế giới, là một khách hàng không thể thiếu của Châu Âu, Mỹ hay Úc. Thành thử các quốc gia này cũng bị vạ lây. Với tình trạng hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc trong quý I năm nay sẽ bị giảm ít nhất là 2 %. Trong trường hợp khả quan nhất, phải đợi đến quý tới cỗ máy sản xuất mới hoạt động lại bình thường. Nhìn rộng ra cả năm, tổng sản phẩm đội địa của nước này có thể sụt giảm tối thiểu là từ 2 đến 3 điểm. Còn thế giới thì sẽ mất đi khoảng 0,5 điểm GDP vì virus corona".

Báo động về mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc

40 % hàng dệt may của thế giới do Trung Quốc xuất khẩu ; hơn 1/4 đồ nội thất cũng do Trung Quốc làm ra. Về viễn thông, 25 % cáp quang sử dụng trên thế giới được sản xuất ngay tại thành phố Vũ Hán, 95 % động cơ xe hơi điện sản xuất tại Trung Quốc, trên dưới 85 % pin điện mặt trời cũng do Trung Quốc tạo ra, trong lúc Pháp, Đức đều đã làm chủ công nghệ này từ trước nhưng không thể cạnh tranh nổi với nhân công rẻ của nước đông dân nhất địa cầu.

Chuyên gia Eric Chaney giải thích thêm virus corona đang làm lộ rõ những bất cập cụ thể của mô hình kinh tế toàn cầu hóa quá đã đi quá xa và cái giá phải trả :

"Kể từ khi Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đầu những năm 2000, đã có rất nhiều doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất sang Trung Quốc. Là một thị trường lớn, có nhân công rẻ và một mô hình kinh tế có hiệu quả, chọn Trung Quốc là tính toán rất khôn ngoan. Tuy nhiên chiến tranh thương mại Mỹ- Trung từ năm 2017 đã bắt đầu buộc giới đầu tư phải suy tính lại. Dịch Covid-19 có lẽ lại càng thôi thúc các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ hơn cái được, cái thua trong quyết định đi tìm những địa bàn có nhân công rẻ để giảm giá thành. Dịch bệnh tại Trung Quốc lần này cho thấy, chúng ta cũng phải trả giá cho mô hình toàn cầu hóa đó, và đôi khi đó là cái giá mà chung ta không lường trước được. Rất có thể là với kinh nghiệm lần này, các doanh nghiệp sẽ phải tính tới chuyện thu hẹp khoảng cách về địa lý giữa các nhà máy và người tiêu dùng".

Phương Tây lạm dụng công xưởng của thế giới ?

Thảm họa sóng thần Nhật Bản năm 2011 và đợt lũ lụt kéo dài trong nhiều tuần lễ tại miền bắc Thái Lan cùng năm, từng làm xáo trộn dây chuyền sản xuất của một số công ty trên thế giới. Gần đây hơn, từ cuối năm 2017 chiến tranh thương mại Mỹ- Trung do tổng thống Donald Trump khơi mào đã khiến một số công ty chuyển hướng đầu tư quay trở về nguyên quán, hoặc đi tìm những địa bàn mới, gần với các nhà máy sản xuất, gần với thị trường tiêu dùng chính của mình hơn.

Tại Hoa Kỳ, một trong những yếu tố khiến nhà tỷ phú New York Donald Trump đắc cử năm 2016 là cam kết "làm sống lại những vùng công nghiệp" của Mỹ với khẩu hiệu "America First". Tại Châu Âu, các làn sóng dân túy tràn lên từ uất hận của một phần công luận trước hiện tượng các nhà máy liên tục đóng cửa, công ty mẹ dời cơ sở sản xuất đến những vùng có nhân công rẻ, ít bị ràng buộc vì luật lao động hay các chuẩn mực môi trường.

Không chỉ trong ngành công nghiệp, mà ngay cả một số dịch vụ cũng đã di dời cơ sở sang những miền "đất hứa". Thí dụ như một người Pháp liên lạc với ngân hàng qua điện thoại, đầu dây bên kia được đặt mãi ở tận Tunisia, Maroc hay thậm chí là Ấn Độ !

Ảo vọng nếu cho rằng Covid-19 khai tử mô hình kinh tế toàn cầu

Trở lại với khu vực sản xuất, câu hỏi đặt ra là liệu sau kinh nghiệm lần này, khi mà dây chuyền của thế giới bị đe dọa gián đoạn, các công ty có xem Covid-19 như một khúc quanh và tính tới khả năng giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc hay không ? Theo chuyên gia Eric Chaney, viện nghiên cứu Montaigne - Paris, câu trả lời là Không. Ông giải thích :

"Theo tôi, chúng ta đã trông thấy khúc quanh từ thời điểm 2017, có điều để nói một cách ví von, các khúc ngoặt ngày càng gắt thành thử ta phải bẻ tay lái nhanh hơn. Ngay từ cuối 2017 chính quyền Trump đã lao vào cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc. Châu Âu ý thức được về một số giới hạn trong việc trao đổi với Trung Quốc. Do vậy nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu rà soát lại mô hình sản xuất và đã bắt đầu tái di dời sản xuất – thí dụ như một vài doanh nghiệp Mỹ đã từ Mêhicô trở lại về Hoa Kỳ. Covid-19 lại càng làm lộ rõ những thiếu sót của mô hình kinh tế toàn cầu. Rất có thể là nhịp độ phi toàn cầu hóa sẽ tăng mạnh hơn với khủng hoảng lần này (..)

Đây sẽ là giai đoạn để bố trí lại các chính sách phát triển của các doanh nghiệp, giảm vốn đầu tư vào Trung Quốc để chuyển hướng đi nơi khác với những lý do có thể là không liên quan gì đến virus corona cả. Phương Tây thận trọng trước các vụ cưỡng ép chuyển giao công nghệ, trước mô hình quản lý thiếu minh bạch và cạnh tranh bất bình đẳng của Trung Quốc.

Bản thân Trung Quốc cũng sẽ giảm các dự án vào Châu Âu hay Mỹ. Thực ra, Trung Quốc không còn lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài như hồi đầu những năm 2000 nữa. Bắc Kinh đã phát triển những công nghệ riêng và những nghiên cứu khoa học riêng. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn không có chuyện phương Tây đột nhiên đóng cửa với Trung Quốc".

Bốn bài học của virus corona

Bài học thứ nhất từ dịch Covid-19 lần này là từ lâu nay, thế giới đã "ỷ lại" vào Trung Quốc, tin tưởng vào sức mạnh sản xuất của nước đông dân nhất địa cầu. Mức độ tin tưởng đó cao đến nỗi trong vài thập niên, ông khổng lồ Châu Á này vừa là hầu bao của thiên hạ, vừa là nguồn tiêu thụ vừa là nhà cung ứng "nuôi" cả thế giới.

Bài học thứ nhì virus corona đang đem lại là trên con đường đi tìm lợi nhuận, các hãng xưởng, bất luận đông hay tây, đã trông thấy nguồn nhân lực dồi dào và rẻ của Trung Quốc, thấy thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân, trông thấy lợi thế khi các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động hết công sức nhả khói gây ô nhiễm cho môi trường và không khí hay sông ngòi bị ô nhiễm đó thì dân Trung Quốc hứng chịu. Có điều, chuỗi cung ứng đó cũng có những lỗ hổng, và có thể bị một con virus nhỏ đe dọa.

Điểm thứ ba là mâu thuẫn trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu mà nhiều nước phương Tây đang trên tuyến đầu. Thế giới đề ra mục tiêu giảm hiệu ứng nhà kính làm hâm nóng bầu khí quyển, mà không nghĩ đến chuyện giới hạn những chuyến tàu chở hàng, đi cả vòng trái đất để đưa hàng Trung Quốc đến tay người tiêu dùng ở bên kia địa cầu.

Bài học thứ tư là vào thời điểm này, Bắc Kinh đang lo sợ dịch bệnh càng kéo dài, uy tín của Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư càng mai một. Tuy nhiên cầm chắc là một khi Covid-19 chìm vào quá khứ thì mọi việc đâu sẽ hoàn đấy : không còn mấy ai nói đến một mô hình kinh tế "phi quốc tế hóa" hay "phi toàn cầu hóa", bởi vì giới tư bản luôn có những sáng kiến trên con đường đi tìm lợi nhuận.

Vả lại nếu Trung Quốc không còn được xem là một bãi đáp an toàn, thì các doanh nghiệp quốc tế sẽ đi tìm những bãi đáp mới. Cũng có không ít các quốc gia đang phát triển muốn được trở thành "công xưởng của thế giới" như con đường mà Trung Quốc đã đi qua.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 03/03/2020

Published in Diễn đàn

Tuần ri, chính quyn tnh Cà Mau kêu gi các chuyên gia giúp tìm đường thoát : Thiếu nước tưới, nông dân phi b hoang 18.000 héc ta đt trng lúa. 42.000 héc ta rng đang khô héo. S đim st, lún đã vượt quá mc 1.000 trong đó có nhiều tnh l, đường liên huyn, liên xã,… tng chiu dài các đon đường có b mt đt nhiên st, lún là 21,6 cây s. Không ch có đường, nhiu đon kênh, rch, đê ngăn nước mn cũng b st, lún, biến dng. Ngoài ra, hin có 20.500 gia đình thiếu nước ăn ung, tm git… Đc bit đáng ngi khi thit hi chưa ngng đó mà s tăng nhanh và cao hơn khi hn hán càng ngày càng nghiêm trng (1) !

song1

Những cánh đng lúa khô hn Sóc Trăng, 2016.

Tình trạng va k không ch xy ra Cà Mau mà là thc trng chung ca Đng bng sông Cu Long (Đồng bằng sông Cửu Long). Gần đây, c ti mùa khô, mc nước ca h thng sông, rch Đồng bằng sông Cửu Long tt xung, nước mn t bin li tràn vào thế ch nhưng năm nay, phm vi xâm nhp ca nước mn vào khu vc Đồng bằng sông Cửu Long đã vượt qua mc 100 cây s ! Tng cc Thy li ca B Nông nghiệp và phát triển nông thôn loan báo, mùa khô năm nay, nước mn xâm nhp Đồng bằng sông Cửu Long xy ra sm hơn, sâu hơn, hu qu nghiêm trng hơn mùa khô năm 2015/2016 (vn đã được cho là chưa tng có). Thm chí mi th có th s ti t hơn na do din biến phc tp ca biến đi khí hu toàn cu và thượng lưu sông Mekong bị chn đ khai thác thy đin !

***

Nhìn một cách tng quát, tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cư trú ca khong 17 triu người – càng ngày càng m đm. Khu vc có din tích khong 40.500 cây s vuông tng ni tiếng vì s phong phú ca đ loi sn vt t nhiên, từng là va lúa cung cp ti 90% lượng go xut cng, 60% lượng thy sn xut cng, gia thp niên 2010 còn đt tc đ tăng trưởng 7,8%, vượt xa tc đ tăng trưởng chung ca Vit Nam (6,8%) đang tut t t xung đáy vì cơ hi sinh tn, phát trin giảm dần. Bi càng ngày càng khó sng, càng ngày càng nhiu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long b x tha hương. T gia thp niên 2010, t l tăng dân s cơ hc (mc chênh lch gia xut cư và nhp cư) ca Đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn là âm.

Một s chuyên gia ước đoán, trong mười năm t 2008 đến 2018, có khong 1,7 triu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long ly hương. Nói cách khác, môi trường sng biến đi theo hướng khc nghit hơn, cơ hi thoát khi nghèo đói càng ngày càng nh hơn là lý do chính khiến mi năm, Đồng bằng sông Cửu Long mt khong 24.000 dân và con s này càng ngày càng tăng (2). Đáng ngạc nhiên là tác đng ca biến đi khí hu, ca vic khai thác thượng ngun sông Mekong làm thy đin đến tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long đã được cnh báo t đu thp niên 2010 (3) và được minh ha rõ ràng hơn qua đt hn hán chưa tng thy vào mùa khô 2015 – 2016 ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam ch ban hành… ngh quyết !

Nghị quyết 120/NQ-CP được công b hi cui năm 2017 nhm giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát trin bn vng", giúp khu vc này "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hậu" ging như mt ha phm trên giy, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tc được s dng như mt th công c giúp h thng công quyn có th đt các ch tiêu tăng trưởng do h thng chính tr đ ra. Vì ch khai thác và đu tư theo kiu nh git, Đồng bằng sông Cửu Long tr thành khu vc thiếu thốn đ th, t h tng giao thông đến cơ hi giáo dc, chăm sóc y tế... Mc thu nhp trung bình tính theo đu người/năm Đồng bằng sông Cửu Long ch dao đng trong khong t 80% đến 85% so vi mc thu nhp trung bình tính theo đu người/năm ca Vit Nam.

Theo một thng kê được công b hi cui năm 2017, trong năm năm t 2010 đến 2015, Vit Nam đã chi 850 t đ thc hin chương trình "xây dng nông thôn mi". Đến cui năm 2015, Quc hi Vit Nam "nht trí", t 2016 đến 2020 s chi thêm 193 ngàn t đng na đ… tiếp tc thc hiện chương trình "xây dng nông thôn mi" ! Chương trình "xây dng nông thôn mi" đã dng lên vô s cng chào, bưu đin trung tâm, ch,… vài ngàn xã. Dù chính quyn ca 53/63 tnh, thành ph thi nhau kêu gi đu tư, xây dng đ th "tri ơi, đt hi" theo "tiêu chuẩn nông thôn mi", cui 2017 vn còn 15.277 t đng chưa th thanh toán nhưng tin giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát trin bn vng" thì không !

Đồng bằng sông Cửu Long có thể "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" khi b mt st, lún, nước bin dâng, hn hán, không thể chủ đng khi thượng ngun Mekong b các công trình thy đin chn ngun nước chy xung h lưu ? T nhng trường hp như Hà Lan, Israel,… các chuyên gia khng đnh là có nếu nghiên cu k lưỡng, suy tính cn thn đ xác đnh gii pháp phù hp. Chng hn mun hóa gii tác hi ca st, lún b mt thì phi cp đ nước, ngưng khai thác nước ngm, thay đi c tư duy ln cách thc qui hoch trong nhiu lĩnh vc (4),…

Vấn đ nan gii nht không nm nhng biến đi trong t nhiên mà nm trong đu tng thành viên… Bộ Chính tr, thành viên chính ph, chính quyn các đa phương. Làm sao có th "phát trin bn vng" khi vin kiến ca nhng cá nhân có thm quyn quyết đnh ch chm đến thi đim… cui nhim kỳ và vì vy ch chn nhng gii pháp có li nht cho chính cá nhân mình ? Làm sao có thể giúp Đồng bằng sông Cửu Long "thích ng vi các tác đng ca biến đi khi hu" khi tt c mi th vn ch ph thuc vào nhng cá nhân có thm quyn la chn – phê duyt gii pháp nhưng ch biết "kinh tế chính tr Mác – Lenin", tho "Xây dng đng" và thuộc "Lch s đng" ?…

Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Bùi Trinh – mt chuyên gia kinh tế - va mi cnh báo : "Đng bng sông Cu Long m thì c nước cũng yếu" (5) kèm theo khá nhiu dn chng. Gia lúc Đồng bằng sông Cửu Long đang tri qua giai đon "nước sôi, la bỏng" nhưng dường như h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam ch bn tâm đến chuyn làm sao đ Covid-19 không nh hưởng đến kh năng đt "ch tiêu tăng trưởng" đã được đ ra cho năm nay, nên ông Trinh mi lưu ý, môi trường nh hưởng nng n đến nn kinh tế, nếu ch lao vào tăng trưởng GDP s có nhng hu qu nghiêm trng v môi trường t đó nh hưởng ngược li đến nim say mê GDP.

Tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tương lai ca Vit Nam nói chung khiến người ta mong các viên chc hu trách s tnh ra, ngộ được đâu là chính, đâu là ph, v trí lãnh đo quc gia, dân tc nên xem cái gì là ưu tiên hàng đu nhưng trước gi, nhng phân tích, cnh báo như phân tích, cnh báo ca ông Bùi Trinh không phi là ít và dù hết sc rõ ràng, nhng phân tích, cnh báoy vn ch như nhng cơn gió thi qua mt căn nhà trng ! Thành ra mong thì c mong, còn… th còn nên… hy vng du không chc các thành viên B Chính tr, lãnh đo Nhà nước, lãnh đo Quc hi, thành viên chính ph,… có kh năng hiu được nhng điu vn hết sức đơn gin đó !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/02/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ca-mau-moi-cac-nha-khoa-hoc-giup-khac-phuc-thiet-hai-do-han-man/20200220125518483.htm

(2) https://tuoitre.vn/dan-dbscl-dan-bo-xu-do-bien-doi-khi-hau/20180110085014275.htm

(3) https://vnexpress.net/khoa-hoc/mat-40-dong-bang-cuu-long-neu-nuoc-bien-dang-mot-met/2225111.html

(4) https://baocantho.com.vn/-megastory-nhin-ve-tuong-lai-dong-bang-song-cuu-long-a114618.html

(5) https://www.thesaigontimes.vn/td/300337/dong-bang-song-cuu-long-om-thi-ca-nuoc-cung-yeu-.html

Published in Diễn đàn

2020 là năm thế giới vinh danh Beethoven nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh người dành 30 năm cuộc đời để có được bản Symphony số 9. Qua tác phẩm này, Ludwig van Beethoven (1770-1827) đã tiến hành nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc : Ông phá cách, đưa một dàn hợp xướng vào thể loại nhạc giao hưởng, đồng thời biến tác phẩm này thành một bản tuyên ngôn vì một thế giới đại đồng, xóa bỏ giai cấp.

sympho1

Một cuộc biểu diễn trước lễ mừng sinh nhật 250 tuổi của Beethoven. Ảnh tại Bonn, Đức, ngày 13/12/2019. Reuters/Leon Kuegeler

Nhạc sĩ dương cầm François Frédéric Guy thổ lộ ông thật "hết ý" với Khúc Hoan Ca –Ode à la Joie (Ode an die Freude) trong bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven. Trong tác phẩm này, nhạc sĩ người Đức đã dùng một ngôn ngữ âm nhạc rất đơn giản – vừa dễ nghe, vừa dễ đàn, để đến gần với đại chúng, để thổi vào hồn người nghe tinh thần đấu tranh, tình yêu đồng loại, lý trí của những con người muốn được cùng nhau sống trong niềm hân hoan, tương ái. Chỉ cần nghe một vài nốt nhạc ấy cũng đủ để ta nở được nụ cười và cùng hướng đến một tập thể.

Beethoven là người mở đường cho cả một thế hệ các nhạc sĩ của trường phái lãng mạn, từ Schumann đến Chopin hay Liszt, Mendelssohn. Những bản giao hưởng của ông được xem là những tượng đài của âm nhạc thế giới. Trong số những đại tác phẩm ấy, bản Symphony số 9 được nhắc đến nhiều hơn cả bởi đấy chẳng những là di chúc ông để lại cho hậu thế, là tác phẩm khép lại sự nghiệp đồ sộ của Beethoven, mà nhạc phẩm ấy còn là "điểm đến cuối cùng" của thể loại Symphony như Richard Wagner, một cây đại thụ khác của nghệ thuật âm nhạc thế giới, từng nhận xét.

Không phải ngẫu nhiên mà bản thảo của Symphony số 9 được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Cũng không phải tình cờ tác phẩm này là nguồn cảm hứng vô tận cho các thể loại nghệ thuật từ sân khấu đến văn chương, từ hội họa đến điện ảnh. Vì sao bản Giao Hưởng số 9 được cất lên khi bức tường Berlin sụp đổ và đã được chọn là nhạc hiệu của Liên Hiệp Châu Âu ?

Được cho mắt công chúng lần đầu tại thành Vienne, vương quốc Áo, năm 1824, bản Symphony số 9 đã khẳng định chỗ đứng riêng biệt trong khu vườn âm nhạc của nhân loại.

Về hình thức, tác phẩm này gồm bốn phần và có độ dài hơi quá khổ. Khác với những người đi trước, trong phần mở đầu, tác giả cố tình bắt chúng ta đợi chờ, để rồi mãi đến khuông nhạc thứ 16 ông mới từng bước hé lộ tâm tư. Đằng sau vẻ ban đầu tĩnh lặng là những băn khoăn sôi sục, là khát vọng dâng trào, là những xung đột nội tâm, là con đường dài của sự tranh đấu.

Nếu như thông thường, sau chương một sôi động thì ở phần thứ nhì luôn có nhịp điệu dịu dàng hơn, trầm lắng hơn. Nhưng ở đây Beethoven lại chọn vũ điệu Scherzo vừa dồn dập vừa vũ bão. Các nhạc cụ ở đây lao vào một màn rượt đuổi, mãnh liệt và đam mê.

Dù vậy tất cả mọi chú ý đều tập trung vào phần cuối bản Symphony số 9. Beethoven là người đầu tiên đưa dàn hợp xướng và bốn tiếng hát đơn vào thể loại giao hưởng. Chương bốn bản Symphony số 9 cũng có thể xem như một bản giao hưởng hoàn toàn độc lập.

sympho2

1792 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời Beethoven : ông từ bỏ hẳn Bonn đến định cư tại Vienne, theo lời mời của một nhạc sĩ bậc thầy đang ngự trị trên vương quốc Áo, là Joseph Haydn. Đấy cũng là thời điểm Beethoven bắt đầu tìm tòi để phổ nhạc bài thơ An die Freude hay còn được gọi là Ode An Die Freude – Khúc Hoan Ca thi sĩ Friedrich Schiller sáng tác năm 1785.

Bốn năm trước cuộc Cánh Mạng Pháp 1789, trong xã hội phong kiến của vương quốc Áo cuối thế kỷ 19, Schiller đã ngợi ca công bằng, bác ái, một xã hội mà người người bình đẳng không chỉ trước Phán Xét Cuối Cùng của Thượng Đế. Nhân loại bình đẳng dưới vòm trời của hạnh phúc và niềm hân hoan. Beethoven đồng cảm với khát vọng tự do, với lý tưởng về một thế giới đại đồng, nơi mà :

"Triệu triệu con người mở rộng vòng tay,

Là anh em một nhà"

Lời thơ của Schiller là ngọn đuốc dẫn đường, là tiếng chuông ngân vang suốt tuổi trẻ và cả cuộc đời của người nhạc sĩ. Đến nỗi trong 30 năm liền, Beethoven biến mỗi tác phẩm của ông như một cuộc thử nghiệm, như một viên đá lót đường để có được bản Giao Hưởng số 9.

Từ năm 1795 khi mới 25 tuổi Beethoven đã phác họa sơ cho một dàn đồng ca và piano. Tiết tấu đó được ông sử dụng lại trong một bản Fantaisie, sáng tác năm 1808. Mãi gần chục năm sau, vào quãng 1817, Beethoven mới thực sự phác họa sườn bản Symphony số 9. Ông chỉ giữ lại khoảng 1/3 lời thơ của Schiller để phổ nhạc, nhưng đã có chiếc đũa thần, để bài thơ của văn hào Đức Friedrich Schiller chắp ánh bay cao, để những dòng suối nhỏ cùng vươn ra biển lớn.

Bài thơ Ode à la Joie -Ode an die Freude của Friedrich Schiller và bản Giao Hưởng số 9 là một bản tuyên ngôn nhân quyền trước thời đại. Trong niềm hân hoan ấy, RFI Việt ngữ mời quý thính giả cùng bước vào một năm mới 2020.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 31/12/2019

Published in Văn hóa
mardi, 24 décembre 2019 20:26

Chuyện dài ngày lễ Giáng sinh

Tại sao Ông Già Noel mặc áo đỏ ? Truyền thống Giáng sinh có tự bao giờ ? Kể từ khi nào ngày 25 tháng 12 chính thức được xem là ngày Chúa chào đời ? Đây luôn là những câu hỏi trở lại theo đúng chu kỳ 12 tháng một lần và từng là đề tài thu hút không ít các nhà sử học và hay triết gia.

giánginh

Máng cỏ tại Luceram, miền nam nước Pháp. Ảnh ngày 18/12/2017. Yann COATSALIOU / AFP

Năm 2016 cuốn Noel, une si longue histoire... – Chuyện dài về Noel của hai nhà sử học Alain Cabantous và François Walter (Nhà xuất bản Payot) kể lại, thực ra không ai biết gì nhiều và một cách chính xác về lịch sử truyền thống Giáng sinh. Dường như mãi đến quãng 353 năm sau Công Nguyên, nhân loại mới bắt đầu mừng ngày Chúa giáng trần. Giải thích khá đơn giản là ở vào thời kỳ xa xưa, chẳng mấy ai quan tâm đến ngày sinh. Thậm chí đến thế kỷ thứ ba, khi người Công giáo muốn chính thức kỷ niệm ngày sinh của Chúa, thì chính giáo phụ Origen đã phản đối bởi ông cho rằng đấy là một "truyền thống dị giáo".

Mãi đến thế kỷ thứ tư, giới nghiên cứu mới tìm thấy một tài liệu chứng minh rằng, ngày 25 tháng 12 năm 353, Nhà Thờ mới mừng Chúa chào đời. Nhưng phải đợi thêm đúng một chục năm sau, sách vở mới nói đến buổi "thánh lễ" được cử hành mừng đón Giáng sinh.

Ánh sáng dẫn đường cho nhân loại

Về câu hỏi tại sao ngày 25 tháng 12 đã được chọn, hai đồng tác giả Walter và Cabantous cho rằng sự chọn lựa ấy trước hết mang tính biểu tượng. Đấy đơn giản là vì lễ Giáng sinh trùng hợp với tiết đông chí ở bắc bán cầu, tức là thời gian ngày ngắn nhất trong năm. Các bậc thánh hiền ngày xưa quan niệm rằng, ngày đông chí thực sự là điểm khởi đầu, đem lại ánh sáng. Chúa là ánh sáng, là Mặt Trời soi sáng cho nhân loại.

Máng cỏ nơi chúa sinh ra, một truyền thống Noel quan trọng khác mà chúng ta còn giữ lại cho đến ngày hôm nay, thực ra chỉ xuất hiện tại Châu Âu vào quãng thế kỷ 16 -17. Giáo dân lui tới một nhà thờ của dòng Tên tại thủ đô Praha, năm 1562 đã ngạc nhiên khi thấy máng cỏ với Chúa Hài Đồng, mẹ Maria và thánh Giuse một con lừa và một con bò. Riêng trên đất Pháp mãi đến thế kỷ 18, máng cỏ đêm đông mới trở nên quen thuộc với người Công giáo vào mỗi mùa Giáng sinh.

Bước vào thời kỳ hậu cách mạng công nghiệp, thế kỷ 19, cây thông xanh, quà Noel và ông Già Áo Đỏ đã phần nào làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo của ngày lễ trọng đại này.

Một điểm thú vị trong cuốn Chuyện Dài về Noel đó là Giáng sinh thường mang nặng màu sắc chính trị. Dưới thời đại La Mã, Noel là một công cụ để củng cố đạo Thiên Chúa trên vương quốc. Thời Trung Cổ các đời vua chúa dựa vào tôn giáo để củng cố ngai vàng, nhận mình là những vì Thiên Tử. Chẳng vậy mà vua Charlemagne năm 800 cử hành lễ Đăng Quang đúng ngày lễ Giáng sinh.

Gần với thời đại của chúng ta hơn, chế độ Đức Quốc Xã từng tìm cách bào mỏng khía cạnh tôn giáo của ngày Noel.

Ba năm sau ngày hai đồng tác giả Cabantous và Walter cho ra mắt sách, đến lượt ông Tập Cận Bình muốn "viết lại kinh Thánh theo đường lối của Đảng Cộng Sản" Trung Quốc !

Dị đoan ngày Noel

Người Pháp rất dị đoan, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh. Thời Trung Cổ tại nhiều vùng, dân cư có thói quen tìm người giữ nhà trong lúc cả gia đình đi dự lễ nửa đêm. Người xưa không sợ trộm cắp, nhưng cần có người canh lò sưởi. Đêm 24 tháng 12, củi lửa trong bếp và lò sưởi lúc nào cũng phải rừng rực hồng để xua đuổi tà ma. Chưa hết, cũng đêm tối trời ấy, trong nhà có bao nhiêu người thì trong lò sưởi phải có bấy nhiêu khúc củi.

Lại cũng có vùng tin rằng, nếu trời trở gió lớn vào đêm Giáng sinh, đó là điềm gở, báo trước cái chết của nhiều nhân vật quan trọng trong vùng. Còn nếu như trước giờ Chúa chào đời, trời quang mây tạnh thì đó là dấu hiệu Ơn trên ban phúc lành cho dân gian : thóc sẽ đầy sân, ngũ cốc đầy bồ. Trăng non vào dịp lễ Giáng sinh cũng là điềm lành, báo trước mùa màng thuận lợi.

Nông dân vùng Normandie miền bắc nước Pháp tin rằng, giữ được mẩu bánh mì đã được làm phép Thánh ở trong nhà giúp xua đuổi được tà ma, ngôi nhà không sợ bị sét đánh, gia chủ không sợ bị chó dại cắn càn. Dân vùng Bretagne có thói quen đeo vào mỗi thân cây một chiếc thắt lưng bằng cói, để xua đuổi ma quỷ lai vãng.

Bữa tiệc kết thúc một năm cực nhọc

Nhưng bất luận nơi nào, Noel trước hết là một bữa cơm thịnh soạn hơn hẳn ngày thường, là dịp để cả gia đình cùng quây quần, là thời khắc người già truyền lại kinh nghiệm sống và làm ăn, trẻ nhỏ thì nhộn nhịp cười nói ... Nông dân Pháp có thói quen mổ lợn, xẻ trâu giết bò vào dịp lễ cuối năm, nhưng từ thế kỷ 18, vua Henri 8 lại thích ăn thịt gà tây giống như người Anh và từ đó bắt đầu có trào lưu ăn thịt gà tây nhồi hạt dẻ đêm Giáng sinh.

Ở miền nam, những ai đã đọc qua tiểu thuyết của văn hào Marcel Pagnol thì không thể quên 13 món tráng miệng ông từng kể lại trong cuối La Gloire de Mon Père – Vinh Quang của Cha : nào là kẹo sữa nu-ga trắng, nu-ga đen, nào là bánh xốp làm bằng bột mì gọi là "Fougasse" thoảng hương thơm của dầu ô liu và mùi hoa cam, nào là quả khô mà dân bản xứ gọi "Les Quatre Mendiants". "Bốn gã ăn mày" ấy thực ra là các quả sung và nho khô, là hạt hạnh nhân và hạt dẻ khô. Nhờ Marcel Pagnol mà ta biết được rằng, ở những vùng đất trù phú ấy, thông thường người ta có đến 7 loại rượu khác nhau được cất kỹ chỉ để dành riêng cho bữa tiệc Noel.

New York và truyền thống cây Noel chọc trời

Nhìn đến truyền thống cây Noel, tới nay, hiếm có thành phố nào dám đọ sức với New York. Đây là nơi từ năm 1951 trên quảng trường Rockefeller Plaza, một cây thông lộng lẫy, cao hơn 20 mét được thắp sáng. Cứ đều đặn từ cuối tháng 11, một cây thông xanh ngự tọa trên quảng trường giữa tòa nhà cao ốc mang tên ông vua dầu hỏa Rockefeller và sân trượt băng của thành phố. Cây thông được chọn luôn thuộc dòng Epicea của ba vùng Connecticut, Vermond hay Ohio. Cây phải có chiều cao tối thiểu 23 mét. Một nhà nghiên cứu tò mò tìm ra được rằng, để thắp sáng cây thông ngoại hạng đó, thành phố New York cần 7.500 bóng đèn, dây điện có độ dài hơn 8 cây số.

Chỉ riêng ngôi sao trên đỉnh cao của cây thông này có kích cỡ ba thước, nặng 250 cân ! Cây thông ở quảng trường Rockefeller là biểu tượng của tinh thần Giáng sinh, Christmas Spirit, bởi năm 1951 là thời điểm Mỹ tham chiến ở Triều Tiên. Ngôi sao chót vót trên đỉnh cao sáng ngời như thể thôi thúc những người lính xa nhà chóng hoàn thành nhiệm vụ và bình an yên trở về.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/12/2019

Published in Văn hóa

Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt vòng vây chung quanh các tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc. Ba ngày trước vòng đàm phán với Bắc Kinh tại Washington hôm 10/10/19 để giải quyết tranh chấp thương mại, bộ Thương Mại Mỹ đưa 8 tập đoàn công nghệ cùng 20 cơ quan Nhà nước của Trung Quốc vào "danh sách đen" vì lý do các thực thể này tham gia chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

congnghe0

Washington cấm các công ty công nghệ cao Trung Quốc mua trang thiết bị công nghệ cao của Mỹ.Reuters

Ngoại trưởng Pompeo lên án Trung Quốc bắt giữ "hơn một triệu người Hồi giáo trong khuôn khổ một chiến dịch tùy tiện và thô bạo nhằm xóa sổ đạo Hồi và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương". Tuy nhiên, không một nhà quan sát nào tin rằng, chính quyền Donald Trump trừng phạt 28 thực thể nói trên vì bỗng dưng động lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị đàn áp, của những đứa trẻ bị cướp khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ để bị đưa vào các trại tập huấn, nơi chúng bị nhồi sọ để trở thành những "người tốt".

Bởi trong số 28 doanh nghiệp trong tầm ngắm của bộ Thương Mại Hoa Kỳ, có 8 công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn high tech của Mỹ. Tám công ty đó gồm : Dahua Technology, Hikvision, iFlytek, Megvii Technology, SenseTime Technology, YITU Technology, Wuhan Yixin Technology và Xiamen Meiya Pico.

Đây là những con chim đầu đàn của Trung Quốc trong các lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, bảo mật không gian mạng và dữ liệu tin học, hay là những tên tuổi trên thị trường giám sát video, nhận diện khuôn mặt...

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Grégory Vanel, giảng dậy tại trường Quản Trị Kinh Doanh ở Grenoble và cũng là chuyên gia về kinh tế Hoa Kỳ cho rằng, đòn phạt mới này nhắm vào các quyền lợi của Bắc Kinh trước hết là vì mục tiêu kinh tế. Đây là một bước kế tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung :

"Thực ra, tất cả những động thái này nằm trong khuôn khổ một lịch trình khá rõ ràng : Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán tay đôi và Washington đề ra ba kỳ hạn cho phía Bắc Kinh : Thứ nhất là ngày 15 tháng 10, nếu đối thoại không có tiến triển, Mỹ đánh thuế 30 % thay vì 25 % nhắm vào 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc ; Nhà Trắng dọa đến ngày 27/11/2019 sẽ đánh thuế vào xe hơi của Trung Quốc và thời hạn quan trọng thứ ba là ngày 15/12/2019, chính quyền Trump đòi đánh thuế vào gần như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Trong bối cảnh đó tổng thống Donald Trump viện cớ nhân quyền, lên án Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ để giới hạn giao thương với một số công ty và cơ quan của Trung Quốc. Theo tôi, tổng thống Mỹ không chỉ quan tâm đến vấn đề nhân quyền mà vấn đề ở đây liên quan đến khả năng cạnh tranh của các tập đoàn Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao".

Mũi nhọn high tech của Trung Quốc

Megvii hay YITU đang là những ngôi sao sáng của Trung Quốc trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt. Nhờ có sự yểm trợ của tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba, Megvii đã phát triển nhiều ứng dụng được dùng trong nhiều lĩnh vực tại Trung Quốc, từ dịch vụ thanh toán tiền qua điện thoại thông minh cho đến chức năng nhận diện các đối tượng bị công an Trung Quốc theo dõi. YITU không chỉ nhận diện khuôn mặt mà tương tự như iFlytek còn nhận ra cả giọng nói của các đối tượng cần nhắm tới.

Riêng công ty Xiamen Meiya Pico thì chuyên về các dịch vụ thu thập dữ liệu điện tử, bảo mật không gian mạng và thông tin dữ liệu lớn.

Về phần Hikvision, công ty có trụ sở ở Hàng Châu này là một trong những nhà cung cấp trang thiết bị theo dõi qua video lớn trên thế giới. Gần 1/3 doanh thu của tập đoàn trong năm 2018 có được là nhờ các hợp đồng làm ăn với nước ngoài. Nhưng một năm trước đó, Hikvision đã trúng thầu 5 hợp đồng trị giá 240 triệu đô la với các cơ quan đặc trách về an ninh tại tỉnh Tân Cương.

SenseTime là một công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, phát triển phần mềm cho phép nhận diện khuôn mặt. Ba cổ đông chính của SenseTime là tập đoàn ngân hàng Nhật Bản Softbank, Alibaba của Trung Quốc và tập đoàn sản xuất bọ điện tử của Mỹ Qualcom.

Trong kế hoạch "Made In China 2025" Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu dẫn đầu thế giới về thông minh nhân tạo. Bởi đây vừa là phương tiện để tăng cường kiểm soát an ninh nội địa, vừa là công cụ để khẳng định vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế, tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đảo lộn trật tự quốc tế trong tương lai. Chẳng vậy mà hội nghị thế giới về trí thông minh nhân tạo (WAIC) lần thứ nhì đã được tổ chức cuối tháng 8/2019 tại Thượng Hải, hơn 200 nhà thuyết trình, 400 công ty tham dự. Trong số này có những tên tuổi như tập đoàn IBM hay Microsoft, Tesla, Amazon của Mỹ...

Quyết định của Nhà Trắng đưa các công ty này vào danh sách đen, dẫn tới hậu quả trước mắt là các tập đoàn nói trên bị cấm mua trang thiết bị của Mỹ và điều đó gây trở ngại cho đà phát triển của các con chim đầu đàn Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao.

Vậy phải chăng, sau khi tấn công hai đại tập đoàn của Trung Quốc là Hoa Vi và ZTE chính quyền Trump mở rộng mặt trận triệt hạ công nghệ high tech của đối phương ? Giáo sư Grégory Vanel, trường Quản Trị Kinh Doanh Grenoble trả lời :

"Đúng như vậy, Donald Trump sử dụng nhiều chiến lược cùng một lúc. Một mặt, ông đe dọa tăng thuế nhập khẩu, áp dụng các hàng rào quan thuế để "tấn" vào đối phương. Mặt khác, Hoa Kỳ viện lý do an ninh để hạn chế các khoản giao dịch giữa các công ty Mỹ với các hãng của Trung Quốc qua đó gia tăng áp lực với Bắc Kinh.

Như chúng ta đã biết, để phát triển, Trung Quốc cần đến các đối tác Mỹ. Mùa hè vừa qua, Washington cấm các công ty Mỹ dùng trang thiết bị của các tập đoàn Trung Quốc như Hoa Vi hay ZTE. Năm 2018, ZTE đã phải tạm ngưng hoạt động trong vòng một tháng.

Ông Trump gây sức ép rất lớn đối với các tập đoàn Trung Quốc, nhất là những hãng có liên hệ mật thiết với chính quyền nước này. Tấn công trên cả hai mặt như vậy Nhà Trắng muốn Bắc Kinh hiểu rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi rất nhiều nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được đồng thuận giải quyết tranh chấp".

Câu hỏi cuối cùng, trong cuộc đọ sức dài hơi với Trung Quốc về thương mại, những mũi tấn công liên tiếp đó của Nhà Trắng có hiệu quả hay không ? Thủ tướng Lý Khắc Cường nói tới tỷ lệ tăng trưởng khoảng từ 6 đến 6,5 % cho năm 2019, và đây là mức tăng chậm nhất từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế. Chuyên gia về kinh tế Hoa Kỳ, giáo sư Vanel giảng dậy tại trường Quản Trị Kinh Doanh Grenoble phân tích :

"Đúng là kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, nhưng không chỉ có một mình Trung Quốc gánh chịu hậu quả. Ngay cả các hãng công nghệ cao của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi vì họ lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nói cách khác, Mỹ và Trung Quốc vừa là những khách hàng vừa là các nguồn cung cấp của nhau. Tôi lấy ví dụ, khi Google dọa ngưng cấp một số ứng dụng cho điện thoại thông minh của Hoa Vi, hãng này đã lúng túng, nhưng ngay sau đó, chính Google cũng đã phải rút lại kế hoạch này bởi vì đóng cửa với một khách hàng như Hoa Vi là điều bất khả thi.

Thực ra mục tiêu của Donald Trump không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế hay thương mại, bởi vì Mỹ cứ phạt Trung Quốc mà vẫn không thu hẹp được thâm hụt mậu dịch với Bắc Kinh. Theo tôi, giảm thâm thủng mậu dịch chỉ là hàng thứ yếu trong mắt chính quyền Trump. Ưu tiên của Washington là cắt đứt liên hệ giữa các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ và Trung Quốc, tránh để thế thượng phong của Hoa Kỳ bị đe dọa.

Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cao, vào trí thông minh nhân tạo ... Mỹ sợ bị qua mặt. Ngoài ra, tổng thống Mỹ đang lúng túng về chính trị nội bộ, đảng đối lập đòi truất phế và ông ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nên Donald Trump cần chứng minh rằng ông là nhà lãnh đạo bảo vệ công ăn việc làm cho dân Mỹ.

Đành rằng từ khi chiến tranh thương mại khai mào, kinh tế của Trung Quốc bị chựng lại, nhưng theo tôi đấy là do những bất cập của tự bản thân mô hình phát triển Trung Quốc hơn là do tác động từ các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh do Washington ban hành".

Nói cách khác, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ còn kéo dài, và bằng chứng rõ rệt nhất là sự kiện Washington thông báo đạt được đồng thuận "ở giai đoạn 1" làm các nhà đầu tư không mấy hào hứng. Chỉ số chứng khoán không tăng mạnh tại Châu Á và cả ở Hoa Kỳ trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau tin vui Mỹ - Trung "đình chiến". Giá dầu hỏa trên thế giới cũng không khởi sắc.

Giới quan sát thận trọng cho rằng tổng thống Hoa Kỳ vẫn thường xuyên đổi ý trên tất cả những điều ông đã nói ra. Vả lại tới nay Washington vẫn để ngỏ khả năng đánh thuế vào toàn bộ hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ, từ điện thoại thông minh đến phụ tùng xe hơi cũng như trên rất nhiều các mặt hàng khác. Việc trừng phạt các công ty công nghệ cao của Trung Quốc cho thấy Nhà Trắng đang sử dụng cùng lúc các hàng rào quan thuế và phi quan thuế để bắt bí đối phương.

Mục tiêu chính quyền Trump nhắm tới là cắt các nguồn cung cấp giúp các công ty Trung Quốc vươn vòi đe dọa thế thượng phong về kinh tế, chiến lược của Mỹ. Không chắc Bắc Kinh dễ dàng để cho phía Washington ghi những bàn thắng quan trọng trong cuộc đọ sức này.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 15/10/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc phải làm gì để giữ "phép lạ" kinh tế ?

Thanh Hà, Jean-Raphael Chaponnière RFI, 01/10/2019

Trong bảy thập niên, Trung Quốc đốt giai đoạn, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vươn lên thành nền kinh tế thứ hai toàn cầu. Đó là cả một đoạn đường dài với không ít sai lầm hay thất bại. Để duy trì phép lạ kinh tế Bắc Kinh bắt buộc phải đi tìm một mô hình mới.

phepla1

Xe máy điện do Trung Quốc sản xuất tham gia lễ diễu binh ngày Quốc khánh 01/10/2019, Bắc Kinh. Reuters/Thomas Peter

Chuyên gia kinh tế Pháp, Jean-Raphael Chaponnière, nghiên cứu tại Trung Tâm Châu Á (Asia Centre) và là một trong những cột trụ của trang mạng Asialyst, nhận định như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho RFI tiếng Việt.

Cách nay đúng 70 năm, Mao Trạch Đông khai sinh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Vào lúc đó, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc không đáng kể, tương đương với 4,6 % GDP của thế giới. Về mặt xuất khẩu, Trung Quốc là một "hạt cát". Nước đông dân nhất địa cầu chiếm chưa đầy 1% tổng trao đổi mậu thế giới và thua kém nhiều so với đảo quốc Đài Loan tí hon.

Hiện nay, năm 2019, Trung Quốc đã là nền kinh tế thứ hai sau có Hoa Kỳ, tạo ra đến 16% của cải trên thế giới. Trung Quốc là một trong những nước hiếm hoi liên tục có được tỷ lệ tăng trưởng trên 10% một năm trong vòng 1/4 thế kỷ.

Trung Quốc là nguồn xuất khẩu số 1 toàn cầu, thặng dư về mậu dịch với gần như tất cả các đối tác. Khác với thời điểm mới mở cửa vào thập niên 1980-1990, khi đó phương Tây ưa chuộng hàng rẻ của Trung Quốc, giờ đây Trung Quốc đã thách thức luôn cả hàng công nghệ cao của phương Tây hay của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Về tiền tệ, đồng nhân dân tệ không ngừng được "quốc tế hóa" nhất là sau khi tham gia "rổ tiền tệ" của IMF. Nhìn đến các chỉ số phát triển về con người, khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền, tỷ lệ mù chữ là 80%. Bảy thập niên sau, con số này rơi xuống còn chưa đầy 5%. Một bằng chứng rõ rệt khác là số sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài ngày càng đông.

Công ty tư vấn Mỹ McKinsey dự phóng đến năm 2022, 3/4 dân Trung Quốc ở thành thị sẽ có thu nhập trên 10.000 đô la một năm. Bắc Kinh đã đề ra từng giai đoạn phát triển như tiến đến việc xây dựng một xã hội "khá giả" vào ngưỡng năm 2020 và trở lại thành "trung tâm của thế giới" năm 2049, tròn 100 năm Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền.

Tuy nhiên, để có được thành tích rực rỡ này, người dân Trung Quốc đã phải trả giá rất đắt. Chỉ riêng bước Đại Nhẩy Vọt (1958-1962) của Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết cho hàng chục triệu thường dân, cướp đi 30% GDP của Trung Quốc thời đó, theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Đến năm 1966, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa lại tiếp tục đẩy đất nước rộng lớn này vào cảnh hỗn loạn, cả về mặt kinh tế, lẫn xã hội trong gần một thập niên.

Năm 1976, khi Mao Trạch Đông qua đời, kinh tế Trung Quốc lại quay trở về với thời điểm của năm 1949, như ghi nhận của chuyên gia Pháp Hubert Testard trên báo mạng Asialyst.

1978 và chủ trương Cải Cách và Mở Cửa

Định mệnh của Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặt mới vào cuối thập niên 1970 nhờ chủ trương "Cải Cách và Mở Cửa" của ông Đặng Tiểu Bình. Chủ trương đó dựa trên nguyên tắc cải cách nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự.

Trả lời đài RFI Việt ngữ, chuyên gia kinh tế Pháp, Jean-Raphael Chaponnière, nghiên cứu tại Trung Tâm Châu Á - Asia Centre và là một trong những cột trụ của trang mạng Asialyst nhìn lại đoạn đường 70 năm của "phép lạ kinh tế Trung Quốc". Ông Chaponnière không phủ nhận những sai lầm vô cùng tai hại trong chính sách phát triển của Đảng cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao nhưng cũng lưu ý rằng, ngay cả năm 1978, Đặng Tiểu Bình "không bắt đầu từ số không".

Jean-Raphael Chaponnière : 1949 là năm Đảng cộng sản giành được chính quyền và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhưng không có nghĩa là họ bắt đầu lại từ số không. Trung Quốc là môt nền văn minh lâu đời và đã bắt đầu cải tổ vào cuối thế kỷ 19. Đừng quên rằng Thượng Hải từng là một trung tâm tài chính. Nhưng khi Mao lên cầm quyền, kinh tế đất nước rộng lớn này trong tình trạng khá tồi tệ.

Mãi đến Hội Nghị Trung Ương 3, Khóa 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đưa ra chủ trương "Cải Cách và Mở Cửa", Trung Quốc vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng ở cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã mở mang về công nghiệp tuy đó là một nền công nghiệp còn thô sơ và cổ lỗ. Một người bạn Mỹ đã nói với tôi : Công nghiệp Trung Quốc năm 1978 đủ sức sản xuất cho mỗi nhà một cái chảo và một vài bộ quần áo.

RFI : Nói cách khác khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách thì Trung Quốc là một nước công nghiệp nghèo ? Và tiếp theo đó thì Bắc Kinh đã đi theo mô hình phát triển của Châu Á ?

Jean-Raphael Chaponnière : Trung Quốc đã quan sát các nước Châu Á khác, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và nhất là Đài Loan. Bắc Kinh đã choáng váng nhận thấy rằng ngay từ cuối thập niên 1970, Đài Loan đã là một nguồn xuất khẩu của thế giới.

Tuy nhiên Trung Quốc cải tổ từng bước và theo nhịp độ của chính mình. Đồng thời, có những khác biệt lớn giữa mô hình của Trung Quốc so với ba quốc gia kia. Đài Loan cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu công nghiệp hóa từ những năm 1950-1960. Trung Quốc đi chậm hơn gần 20 đến 30 năm.

Trong trường hợp của Nhật, Hàn hay Đài Loan, vốn đầu tư ngoại quốc chỉ là một phần nhỏ đóng góp cho đà phát triển của những nước này. Với Trung Quốc thì trái lại, Trung Quốc đã phát triển được nhờ đầu tư của ngước ngoài, bởi vì ai cũng trông thấy ở quốc gia đông dân này một thị trường đầy tiềm năng. Thêm vào đó, từ thập niên 80 trở đi là giai đoạn kinh tế toàn cầu hóa và Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để vươn lên.

RFI : Bằng chứng cụ thể nhất là Bắc Kinh đã gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và đây là đòn bẩy giúp nước này phát triển mạnh, trở thành cơ xưởng của thế giới ?

Jean-Raphael Chaponnière : Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và thành công vượt bậc ngoài mong đợi của ngay cả chính giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nhờ gia nhập được câu lạc bộ này mà GDP của Trung Quốc tăng nhanh hơn ít nhất là 2 điểm so với mong đợi.

Nhưng bảo rằng phương Tây đã ngây thơ bị Trung Quốc dụ dỗ là sai, bởi vì các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc khắt khe hơn so với của Ấn Độ chẳng hạn. Dù vậy Trung Quốc nắm bắt thời cơ và nhờ mở cửa, mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã dễ dàng cất cánh, thậm chí là có hẳn cả một chiến lược phát triển rất tinh vi và bài bản.

RFI : Đâu là mặt trái của "phép lại" kinh tế Trung Quốc thưa ông ?

Jean-Raphael Chaponnière : Theo tôi, thất bại lớn nhất của phép lạ kinh tế này là về phương diện xã hội, cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn mà đối với một nước xã hội chủ nghĩa thì đây là điều khó chấp nhận hơn cả. Chẳng vậy mà từ năm 2011, Bắc Kinh đã ngưng công bố thống kê về chỉ số giàu nghèo.

Thất bại về mặt xã hội này đến một lúc nào đó sẽ bắt buộc mọi người phải xét lại tính chính đáng của Đảng cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là khi tỷ lệ tăng trưởng bị sụt giảm không còn bảo đảm cho người dân có cơ hội làm giàu, hay một đời sống sung túc hơn.

RFI : Cho dù đã trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới và chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhưng Bắc Kinh ý thức được rằng không thể đi theo mô hình này mãi, vậy đâu là những thách thức trong tương lai đối với quốc gia này ?

Jean-Raphael Chaponnière : Tiến trình chuyển đổi để hướng tới mô hình lấy sức tiêu thụ nội địa làm động lực chính đã được Bắc Kinh thông báo từ nhiều năm nay. Nhưng đây là một công trình dài hơi và trong quá trình chuyển đổi đó, tỷ lệ tăng trưởng bị chậm lại.

Nhưng trong mọi trường hợp, tôi cho rằng Trung Quốc đang phải vượt qua hai thách thức lớn : về đối nội, vấn đề nghiêm trọng nhất, theo tôi, là hiện tượng dân số bị lão hóa. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đau đầu vì vấn đề dân số, nhưng khác với ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thu nhập của người già ở Trung Quốc hiện nay rất, rất thấp. Thành thử đây sẽ là quả bom nổ chậm.

Còn về đối ngoại, rõ ràng là môi trường quốc tế không còn rộng mở như 20 hay 30 năm về trước. Mỹ và cả Châu Âu không thể mãi mãi là thị trường mua hàng rẻ của Trung Quốc. Thành thử Bắc Kinh phải tìm một hướng đi khác. Tuy nhiên trong giai đoạn 40 năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa mô hình kinh tế toàn cầu để thâu tóm những kỹ thuật cần thiết hòng bắt kịp các nền công nghiệp phát triển.

RFI cảm ơn chuyên gia kinh tế Pháp, Jean-Raphael Chaponnière, nghiên cứu tại Trung Tâm Châu Á - Asia Centre và là một trong những cột trụ của trang mạng Asialyst.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 01/10/2019

*******************

Trung Quốc trở thành một 'phép màu kinh tế' thế giới ra sao ?

Virginia Harrison & Daniele Palumbo, BBC, 01/10/2019

Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đất nước này đang kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta hãy nhìn lại những biến đổi đem lại sự giàu có chưa từng thấy cũng như sự bất bình đẳng sâu sắc ở cường quốc Châu Á này.

"Khi Đảng cộng sản mới bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc, nó rất, rất nghèo", nhà kinh tế trưởng của DBS Chris Leung nói.

"Không có đối tác thương mại, không có mối quan hệ ngoại giao, họ đã dựa vào sự tự lực cánh sinh".

Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

phepla2

Những năm 1950 đã chứng kiến ​​một trong những thảm họa lớn nhất của con người trong Thế kỷ 20. Bước Nhảy vọt Vĩ đại là nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nền kinh tế nông dân của Trung Quốc, nhưng nó đã thất bại và 10-40 triệu người đã chết trong giai đoạn 1959-1961 - nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Tiếp theo đó là sự gián đoạn kinh tế của Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, một chiến dịch mà Mao phát động để loại bỏ các đối thủ của Đảng cộng sản, nhưng cuối cùng đã phá hủy phần lớn kết cấu xã hội của đất nước.

'Công xưởng của thế giới'

Tuy nhiên, sau cái chết của Mao vào năm 1976, những cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã bắt đầu định hình lại nền kinh tế. Nông dân được cấp quyền canh tác trên mảnh đất riêng của họ, cải thiện mức sống và giảm bớt tình trạng thiếu lương thực.

Cánh cửa được mở ra cho đầu tư nước ngoài khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Háo hức để tận dụng lao động giá rẻ và chi phí thuê thấp, tiền bắt đầu đổ vào.

"Từ cuối những năm 1970 trở đi, chúng ta có thể thấy là phép màu kinh tế ấn tượng nhất của bất kỳ nền kinh tế nào trong lịch sử", David Mann, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Standard Chartered Bank nói.

Qua những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã tạo cho nó một cú hích khác. Rào cản thương mại và thuế quan với các nước khác đã được hạ xuống và chẳng mấy chốc hàng hóa Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi.

"Nó trở thành công xưởng của thế giới", ông Mann nói.

phepla3

Lấy những số liệu này từ Trường Kinh tế London: năm 1978, xuất khẩu là 10 tỷ đôla, chưa đến 1% thương mại thế giới.

Đến năm 1985, họ đạt 25 tỷ đôla và chưa đầy hai thập kỷ sau xuất khẩu đã trị giá 4,3 triệu đôla, biến Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu thương mại lớn nhất thế giới.

Tỷ lệ nghèo đói giảm

Các cải cách kinh tế đã cải thiện vận may của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cho biết hơn 850 triệu người đã thoát nghèo và đất nước đang trên đà xóa đói giảm nghèo tuyệt đối vào năm 2020.

Đồng thời, tỷ lệ giáo dục đã tăng vọt. Standard Chartered dự báo đến 2030, khoảng 27% lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ có trình độ đại học - tương đương với Đức ngày nay.

phepla4

Bất bình đẳng gia tăng

Tuy nhiên, thành quả của thành công kinh tế vẫn chưa trải đều trên dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc.

Những ví dụ về sự giàu có vượt bậc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng xuất hiện bên cạnh các cộng đồng nông thôn nghèo và lực lượng lao động đang già đi, có tay nghề thấp. Bất bình đẳng ngày càng sâu sắc, phần lớn dọc theo sự phân chia giữa nông thôn và thành thị.

"Toàn bộ nền kinh tế chưa tiến bộ, có sự khác biệt lớn giữa các khu vực khác nhau", ông Mann nói.

Ngân hàng Thế giới cho biết thu nhập trung bình đầu người Trung Quốc vẫn ở mức của một quốc gia đang phát triển và chưa bằng một phần tư mức trung bình của các nền kinh tế tiên tiến.

Thu nhập trung bình hàng năm của Trung Quốc là gần 10.000 đôla, theo DBS, so với khoảng 62.000 đôla ở Mỹ.

phepla5

Tăng trưởng chậm lại

Bây giờ, Trung Quốc đang chuyển sang thời kỳ tăng trưởng chậm.

Trong nhiều năm, nước này đã thúc đẩy sự phụ thuộc vào xuất khẩu và hướng tới tăng trưởng do tiêu dùng. Những thách thức mới đã xuất hiện bao gồm nhu cầu toàn cầu trở nên ít hơn đối với hàng hóa Trung Quốc và cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ. Áp lực của sự thay đổi nhân khẩu học và dân số già cũng làm mờ đi triển vọng kinh tế của đất nước.

Dù vậy, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc giảm xuống giữa 5% và 6%, quốc gia này vẫn sẽ là động cơ mạnh mẽ nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

"Với tốc độ đó, Trung Quốc vẫn chiếm 35% tăng trưởng toàn cầu, là đóng góp lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào, quan trọng gấp ba lần đối với tăng trưởng toàn cầu so với Mỹ", ông Mann nói.

phepla6

Cái gọi là Con đường tơ lụa mới hướng đến việc kết nối gần một nửa dân số thế giới và một phần năm GDP toàn cầu, thiết lập các liên kết thương mại và đầu tư trải dài trên toàn thế giới.

Tiên phong mới về kinh tế

Trung Quốc cũng đang mở ra một mặt trận mới trong phát triển kinh tế toàn cầu. Chương tiếp theo của đất nước trong việc xây dựng quốc gia là thông qua một làn sóng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Cái gọi là Con đường tơ lụa mới nhằm kết nối gần một nửa dân số thế giới và một phần năm GDP toàn cầu, thiết lập các liên kết thương mại và đầu tư trải dài trên toàn thế giới.

Virginia Harrison & Daniele Palumbo

Nguồn : BBC, 01/10/2019

Published in Diễn đàn

Sau nước ngọt, cát là nguồn tài nguyên cần thiết nhất đối với đời sống của loài người. Để bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ của nhân loại ngày càng lớn, các nhà cung cấp cát đang lao vào một cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Hậu quả kèm theo là từ Âu sang Á, các mạng lưới buôn lậu cát ngày càng tung hoành.

cat1

Xe tải chở cát tại bang Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 13/02/2019. Reuters

Tại Ấn Độ, các đường dây buôn cát bất hợp pháp nguy hiểm không thua các tổ chức tội phạm mafia ở Ý. Trên đây là kết quả cuộc điều tra do đài phát thanh Pháp Radio France và một nhóm các phóng viên thuộc tổ chức Forbidden Stories công bố hồi tháng 5/2019.

Khi nói đến công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mọi người nghĩ ngay đến những mỏ vàng, mỏ kim loại, mỏ dầu khí..., ít người nghĩ đến những mỏ cát trên thế giới. Nhưng đấy lại là một thị trường trị giá 200 tỷ đô la một năm. Cát hiện diện trong gần như mọi vật thể bao quanh chúng ta, từ điện thoại thông minh đến cốc, chén, phân bón hay thuốc đánh răng, từ lốp xe hơi đến thuốc sơn móng tay...

Christian Buchet, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Biển, trường Công giáo Paris, ghi nhận khoáng chất trong cát được dùng để làm rất nhiều việc. Cũng chính vì thế mà buôn cát là một dịch vụ hái ra tiền.

Chuyên gia Pascal Peduzzi, giám đốc khoa học thuộc Chương trình Bảo vệ Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đưa ra một vài con số về nhu cầu của hành tinh :

"Mỗi ngày, bình quân, một đầu người tiêu thụ khoảng 18 ký cát, như vậy là chúng ta tiêu thụ từ 40 đến 50 tỷ tấn một năm. Đây là một khối lượng khổng lồ tương đương với một dải cát có chiều rộng 27 mét, dầy 27 mét và chiều dài tương đương với đường xích đạo. Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, chúng ta cũng cần phải có cát".

Ngành xây dựng và mục tiêu lấn biển

Ngành xây dựng là khu vực tiêu thụ cát lớn nhất : 70 % cát được rút ra từ lòng đất. Để xây một ngôi nhà bình thường ta cần trung bình 200 tấn cát ; 3.000 tấn cho phép xây được một bệnh viện. Còn để xây được một cây số đường xa lộ thì cần có được 30.000 tấn.

Theo các số liệu chính thức của tổ chức bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện nay là nguồn tiêu thụ cát lớn nhất thế giới, 57 % cát khai thác trên hành tinh đổ về thị trường đông dân nhất toàn cầu này ; đứng thứ nhì là Singapore. Để so sánh khối lượng tiêu thụ của Trung Quốc cao gấp 25 lần so với của Hoa Kỳ và trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 khối lượng xi măng tiêu thụ tại Trung Quốc tương đương với của Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 20.

Trở lại với trường hợp giữa ông khổng lồ Trung Quốc và một nước Singapore tí hon : Trung Quốc rộng lớn với nhiều bãi sa mạc hùng vĩ, những dòng trường giang... và những mỏ cát với trữ lượng rất lớn. Singapore không có được những lợi thế đó nên phải nhập khẩu cát từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Philippines, Miến Điện hay Cam Bốt và cả Việt Nam. Christian Buchet, trung tâm nghiên cứu về Biển giải thích :

"Singapore trong vài thập niên lấn ra biển đến 120 km2. Ở đây chúng ta miễn bàn về tác động đối với môi trường, đối với hệ động thực vật, nhưng rõ ràng là để lấn ra biển như vậy Singapore đã phải nhập khẩu không biết bao nhiêu là cát. Những quốc gia mà phải bán cát thì hậu quả trực tiếp là nước biển tràn vào bờ, đất canh tác và mạch nước bị nhiễm mặn. Cũng chính vì mất hết cả cát ở ven bờ cho nên khi bị sóng thần, nước tràn sâu hơn vào đất liền. Đất bị sạt lở. Khai thác cát quá độ là một tai họa đối với các loài sinh và động vật, và là một thách thức đối với nhân loại".

Không chỉ có Singapore mà cả Hồng Kông hay Dubai cũng áp dụng chiến thuật lấn biển. Những hòn đảo bị đe dọa nhận chìm trong lòng đại đương vì mực nước biển dâng cao, như đảo Maldive (Ấn Độ Dương) hay Kiribati (Thái Bình Dương)... cần hàng triệu tấn cát để đắp đê. Trung Quốc trong công cuộc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông cũng cần đến cát.

Hiểm họa môi trường

Cát có hai ưu thế vừa nhiều và dễ khai thác, lại vừa rẻ. Giá một tấn cát dao động từ 8 đến 12 đô la. Các tập đoàn khai thác có thể xúc cát từ lòng đại dương, sông ngòi hay các mỏ cát.

Có điều như Chirsitan Buchet vừa giải thích, hoạt động khai thác cát quá độ làm hủy hoại môi trường thiên nhiên và môi trường sống của không ít con người. Pascal Peduzzi giám đốc khoa học thuộc Chương Tình Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc cho biết :

"Đây thực sự là một sự tàn phá môi trường. Khi chúng ta tàn phá một dòng sông, thì tất cả những ngôi làng chung quanh, tất cả những cư dân sống nhờ vào con sông đó bị đe dọa. Như vậy thành phần này phải bỏ làng đi nơi khác kiếm sống và thường thì họ về sống ở thành thị. Nghĩa là phải có nhà ở cho những người này. Các công trình xây dựng đó đòi hỏi nhiều sỏi cát. Trái đất đang nóng lên và hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang dẫn đến nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, và đa dạng sinh thái bị đe dọa, nhưng chúng ta không ngờ là phải giải quyết thêm một vấn đề khác xuất phát từ việc khai thác cát đến cạn kiệt".

Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc này lo ngại khi thấy một số quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Cam Bốt và Philippines hay Miến Điện, xem ngành xuất khẩu cát là một trong những cột trụ để phát triển. Cam Bốt năm 2016 xuất khẩu 7,7 triệu tấn cát và 89 % trong số này được dành để bán cho Sigapore.

Một bài phóng sự của báo Les Echos hồi tháng 2/2018 cho thấy tại khu rừng chàm Koh Sralau, Cam Bốt, các hoạt động khai thác cát trong khu vực bảo tồn thiên nhiên này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hậu quả kèm theo là có từ 70 đến 90 % các loại thực vật bị tuyệt chủng.

Các đường dây tội phạm được bao che

Ý thức được mối đe dọa đối với môi trường, các nước xuất khẩu cát ban hành một loạt các lệnh cấm hoặc giới hạn khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhưng tại nhũng quốc gia bị lũng đoạn vì tham nhũng, luật pháp chỉ có trên giấy tờ.

Điều tra của nhóm phóng viên đài Radio France với Forbidden Stories hồi tháng 5/2019 xoáy vào trường hợp của bang Uttar Pradesh, miền nam Ấn Độ. Đây là nơi mà hồi tháng 6/2015, nhà báo độc lập Jagendra Sink điều tra về một đường dây khai thác cát bất hợp pháp đã bị thiêu sống. Hồ sơ mà ông theo dõi liên quan đến một viên chức địa phương.

Gần đây, hơn nữ phóng viên Sandhya Ravishankar tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, bị đe dọa tính mạng vì một loạt các bài phóng sự của bà liên quan đến "những mảng mờ ám" của tập đoàn VV Mineral. Tập đoàn nổi tiếng này nằm trong tay nhà tỷ phú Vaikhundarajan. Qua các bài phóng sự đó, nhà báo điều tra này cho thấy đằng sau các tập đoàn khai thác cát, luôn có bóng dáng các chính trị gia Ấn Độ. Đường dây buôn cát lậu tại Ấn Độ hoạt động theo kiểu Mafia Ý. Tệ hơn nữa các tổ chức này được các quan chức trong chính quyền ở mỗi bang bao che, họ đã mua chuộc được từ cảnh sát đến các quan tòa.

Giáo sư Aunshul Rege, giảng dậy tại đại học Temple, Philadelphia, Hoa Kỳ, kết luận "mạng lưới mafia buôn cát ở Ấn Độ là một trong những tổ chức tội phạm quy mô nhất, nguy hiểm và khép kín nhất".

Đóng lại trang web của Forbidden Stories, có mấy ai nghĩ rằng, những hạt cát hiền lành trên bãi biển có thể là nguyên nhân dẫn tới án mạng ?

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 13/08/2019

Published in Diễn đàn

Mỹ có sàn chứng khoán điện tử Nasdaq, thì nay Trung Quốc cũng vừa khai trương thị trường STAR Market dành riêng cho ngành công nghệ cao. Huy động vốn đầu tư của tư nhân nhằm phục vụ chương trình phát triển công nghệ mới nằm trong kế hoạch "Made In China 2025" của ông Tập Cận Bình. Đây cũng là một mặt trận mới trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ.

taichinh1

Ảnh chụp trước khi diễn ra lễ niêm yết giá của loạt công ty đầu trên thị trường STAR Market, Thượng Hải, ngày 22/07/2019. Reuters/Stringer

Ngày 22/07/2019, Trung Quốc trọng thể khai mạc một sàn chứng khoán mới ở Thượng Hải mang tên STAR Market. Trị giá cổ phiếu 25 công ty tham gia thị trường mới trong ngày đầu tiên hoạt động lập tức được nhân lên gấp từ 3 đến 5 lần. Đến cuối phiên giao dịch ngày hôm đó, STAR Market huy động được 5,4 tỉ đô la Mỹ, cao hơn 20 % so với mong đợi.

Trong số 25 công ty niêm yết giá tại thị trường mới này, có công ty bán dẫn Anji Microelectronics Technology, Suzhou Harmontronics Automation Technology chuyên sản xuất đủ loại máy xử dụng trong ngành xây dựng, khai thác quặng mỏ, công nghiệp hay tập đoàn đường sắt China Rail Signal &Communication ... Bên cạnh những cái tên đã khá quen thuộc với giới trong ngành, STAR Market còn là nơi để một số công ty khởi nghiệp huy động vốn, dù vẫn trong giai đoạn làm ăn thua lỗ.

Nhìn rộng ra hơn, STAR Market là sân chơi của các hãng trong giới IT (Information Techonology), thông minh nhân tạo, công nghệ hàng không không gian, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học ...

Một sự lập lại của ChiNext ?

Thoạt tiên giới quan sát có thể ngạc nhiên về quyết định của Trung Quốc cho ra đời một sàn chứng khoán mới và đặt địa bàn ở Thượng Hải. Bởi từ 2009, Trung Quốc đã có một thị trường chứng khoán mới, cũng hoạt động theo mô hình của Nasdaq tại Hoa Kỳ dành cho công nghệ cao và tin học. Thị trường đó sử dụng chỉ số ChiNext, trụ sở được đặt tại Thâm Quyến, nơi được xem là "cái nôi" tin học và high tech Trung Quốc, là điểm khởi nghiệp của những con chim đầu đàn như Foxconn hay Hoa Vi.

10 năm trước, 28 trong số 200 công ty xin đăng ký đã được phép tham gia sàn chứng khoán ở Thâm Quyến, trong ngày khai trương, cổ phiếu cũng tăng đến mức chóng mặt như tại Thượng Hải hôm tuần trước. Đấy cũng là những hãng hoạt động trong ngành công nghệ cao và có tiềm năng phát triển mạnh. Đúng ngày khai trương, 30/10/2009, thị trường ChiNext đã nhiều lần phải tạm ngưng hoạt động, tránh để xảy ra hiện tượng đầu cơ.

Mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh khi đó cũng nhằm tạo điều kiện cho các công ty nhỏ có vốn để phát triển. Thế nhưng khi "lên sàn" tìm vốn đầu tư, các đại gia Trung Quốc từ Alibaba đến Baidu hay Tencent, Xiaomi ... đã không yết giá tại Thâm Quyến, mà đều đã chọn New York hoặc Hồng Kông làm bãi đáp. New York là điểm hẹn của tất cả các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ - từ Google đến Amazon, còn Hồng Kông mới là "điểm hẹn" tại Châu Á của giới tư bản thế giới.

Câu hỏi đặt ra : đâu là mục tiêu chính quyền Trung Quốc nhắm tới khi chọn Thượng Hải là địa bàn hoạt động cho một sàn chứng khoán mới ? Trả lời hệ thống truyền thanh và truyền hình Thụy Sĩ RTS, chuyên gia kinh tế Mathilde Lemoine, ngân hàng Pháp Rothschild, phân tích :

"Trước hết chính quyền Bắc Kinh và ông Tập Cận Bình muốn các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc quay về nước để tham gia sàn chứng khoán Thượng Hải này. Điều mới của thị trường STAR là nhắm tới các tập đoàn lớn và cả những công ty khởi nghiệp. Thậm chí những hãng đang làm ăn thua lỗ cũng có thể huy động vốn.

Tuy nhiên, theo tôi, chúng ta quá vội vã khi so sánh thị trường mới này của Trung Quốc với Nasdaq của Mỹ. Lý do : Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty điện tử và công nghệ của Mỹ cũng như các công ty ngoại quốc. START Market thì không. Đó là một khác biệt rất lớn giữa hai thị trường Mỹ và Trung Quốc trong cùng một lĩnh vực và điều đó thể hiện rõ đường lối mang tính dân tộc chủ nghĩa từ quyết định cho ra đời một sàn chứng khoán mới. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ quyết tâm của ông Tập Cận Bình muốn rằng Trung Quốc cũng phải có những thị trường tài chính quan trọng vào bậc nhất. Mục tiêu mà Bắc Kinh theo đuổi là trong tương lai, thị trường đó phải mở rộng ảnh hưởng đến toàn Châu Á và cho phép Trung Quốc cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ ngay cả trên phương diện tài chính".

STAR Market của Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới hy vọng bắt kịp Hồng Kông hay New York. ChiNext tại Thâm Quyến, cho đến năm 2016 mới chỉ có hơn 300 công ty niêm yết giá. Còn Nasdaq bắt đầu hoạt động năm 1971 và tới nay quy tụ hơn 3.200 công ty điện tử, công nghệ cao.

Mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra Châu Á

Thực ra, từ tháng 11/2018 ông Tập Cận Bình đã tiết lộ kế hoạch biến Thượng Hải thành "một trung tâm tài chính quốc tế và là bàn đạp cho các phát minh khoa học, công nghệ mới". Do vậy, trong bối cảnh đọ sức Mỹ –Trung đã mở rộng ra nhiều mặt trận ngoài lĩnh vực thương mại, ồn ào khai trương sàn chứng khoán mới STAR Market càng khẳng định thêm vai trò của Nhà nước Trung Quốc, của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong các lĩnh vực công nghệ mới. Mathilde Lemoine, ngân hàng Rothschild, giải thích :

"Hiện thời, 25 công ty Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán mới này và mục tiêu là trong một vài tháng nữa sẽ có khoảng 50 hãng niêm yết trên thị trường này. Nhìn chung, tới nay các hãng đầu tiên huy động vốn trên STAR Market hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, công nghệ sinh học hay môi trường... Trung Quốc muốn phát triển những mảng công nghệ mới từng được đề cập đến trong kế hoạch mang tên "Made in China 2025". Nói cách khác, chủ đích của START Market là tài trợ trực tiếp cho chương trình phát triển mà Tập Cận Bình đã đề xuất, đồng thời mở rộng vài trò quốc tế của đồng nhân dân tệ".

Tuy nhiên, sự ra đời của STAR Market được tất cả các nhà phân tích xem như một bước ngoặt quan trọng bởi thứ nhất, Bắc Kinh đã nới rộng các điều khoản để các hãng nhỏ dễ huy động vốn, qua đó tạo đà phát triển nhanh. Thứ hai là cỗ máy kinh tế của Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang high tech và đấy mới là cột trụ trong tương lai như ghi nhận của một chuyên gia thuộc quỹ đầu tư First Sea Fund Management, trụ sở tại Thâm Quyến.

Điểm đáng chú ý thứ ba theo chuyên gia kinh tế Mathilde Lemoine, STAR Market thể hiện tham vọng rất cao của ông Tập Cận Bình để thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21.

"Cho đến hiện tại, kinh tế Trung Quốc phát triển được là nhờ có các ngân hàng - với không ít những mờ ám ở bên trong và đó chính là điều mà người ta thường chỉ trích Bắc Kinh. Một nền kinh tế hiện đại phải trực tiếp tìm kiếm vốn trên các thị trường tài chính. Ông Tập Cận Bình muốn phát huy mảng này, để cho phép các doanh nghiệp - bất luận lớn hay nhỏ - đều có thể huy động vốn của tư nhân.

Hiện tại các hãng Trung Quốc không thể huy động vốn của quốc tế để phát triển, nên Bắc Kinh muốn chấm dứt tình trạng này. Đừng quên rằng Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu trở thành một siêu cường kinh tế hàng đầu vào năm 2050. Thành thử Bắc Kinh muốn cạnh tranh với Mỹ ngay cả về mặt tài chính, một lĩnh vực mà tới nay Hoa Kỳ còn đang dẫn dầu khá xa".

Nhưng có lẽ yếu tố Donald Trump và căng thẳng Mỹ-Trung kéo dài từ mùa xuân 2018 là động lực thúc đẩy Bắc Kinh tăng tốc việc hiện đại hóa cơ cấu kinh tế, mà chặng đầu tiên là phải có những phương tiện xứng tầm. Kinh tế gia Mathilde Lemoine, ngân hàng Rothschild, ghi nhận :

"Căng thẳng Mỹ-Trung vốn đã có và việc mở thêm một mặt trận mới càng cho thấy rõ thêm điều này. Chiến lược của Tập Cận Bình là phát triển Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Châu Á. Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu "khu vực hóa đó", nhất là nước này đang bảo đảm gần 1/3 tăng trưởng toàn cầu và gần một nửa tại Châu Á. Đương nhiên Bắc Kinh muốn có một công cụ tài chính xứng tầm.

Từ trước tới nay, Mỹ luôn đòi Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính, Bắc Kinh có hứa hẹn, nhưng không đưa ra bất kỳ một giải pháp cụ thể nào. Lần này, chúng ta càng thấy rõ là Trung Quốc và Hoa Kỳ không chỉ lao vào một cuộc chiến thương mại, mà cuộc đọ sức đó đã lan ra cả mặt trận tài chính, liên quan đến các dịch vụ tài chính và chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp".

Nếu đúng như vừa nói, STAR Market là công cụ để Bắc Kinh thực hiện kế hoạch Made in China 2025 và thỏa mãn tham vọng kinh tế của Trung Quốc, thì phải nhìn nhận là chiến lược phát triển của ông khổng lồ Châu Á này là rất lợi hại.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 30/07/2019

***************

Thương mại : Trung Quốc và Mỹ nối lại đàm phán (RFI, 30/07/2019)

Đoàn đàm phán của Mỹ và Trung Quốc hôm nay 30/07/2019 gặp nhau tại Thượng Hải để nối lại đàm phán về thương mại, sau 3 tháng bị gián đoạn.

taichinh2

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc gặp bộ trưởng Tài Chính Mnuchin và đại diện thương mại Mỹ Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019. Reuters/Clodagh Kilcoyne

Theo AFP, dẫn đầu phái đoàn Mỹ là đại diện Thương Mại Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Phụ trách phái đoàn Trung Quốc là phó thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) và bộ trưởng Thương Mại Chung Sơn (Zhong Shan). Cả hai bên đều tỏ thái độ lạc quan, nhưng thận trọng về các cơ hội đạt được thỏa thuận song phương.

Bất đồng Mỹ - Trung đặc biệt đã lan rộng sang lĩnh vực công nghệ : hồi tháng 05/2019, Washington đã đưa tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc vào danh sách đen vì lý do an ninh.

Cuộc đàm phán Mỹ - Trung diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức từ phong trào biểu tình đòi dân chủ kéo dài nhiều tuần qua tại Hồng Kông. Đồng thời, Trung Quốc bị Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về thương mại. Chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump mới đây thúc giục tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) không công nhận Trung Quốc là quốc gia đang phát triển, vì cho rằng quy định của WTO đang mang lại lợi thế cho Trung Quốc.

Tân Hoa Xã hôm nay bình luận quan hệ Mỹ - Trung đang "căng thẳng" và kêu gọi Washington đối xử với Bắc Kinh với "tất cả sự tôn trọng cần thiết" nếu Mỹ muốn đạt được một thỏa thuận.

Thùy Dương

Published in Diễn đàn

Theo báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36 % so với cùng thời kỳ năm 2018, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

trende1

Một dây chuyển sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam. Reuters/Kham

Vậy Việt Nam giờ đây có nguy cơ rơi vào tầm ngắm của chính quyền Trump hay không ? Đây là câu hỏi được nhật báo tài chính Nhật Bản Nikkei nêu lên đúng vào lúc Mỹ đánh thuế hơn 400% vào mặt hàng thép Việt Nam bán sang thị trường Hoa Kỳ nhưng có xuất xứ Hàn Quốc và Đài Loan.

Tuần trước, trên đường đến Osaka dự thượng đỉnh nhóm G20 mà Việt Nam là một trong những khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản, tổng thống Donald Trump đã đe dọa : Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhưng "còn tệ hơn" cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ.

Theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.

Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tại sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.

Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối thoại, nhưng không chắc Nhà Trắng nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là những mối quan hệ đồng minh chiến lược như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có lý do gì để Nhà Trắng "tha" cho Việt Nam.

Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.

Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một điềm lành.

Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.

Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America –Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng "đột ngột", làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng, sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt Nam đã "xấu đi thêm" : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lại tăng.

Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 30 % nhập khẩu của Việt Nam là hàng của Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn bán được hàng sang Hoa Kỳ.

Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép của Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Nhà Trắng đang hướng tới một công cụ khác, đó là viện cớ "thao túng tỷ giá hối đoái" để phạt các đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định thế nào là "thao túng ngoại hối" và mở rộng danh sách các đối tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia.

Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động đến Việt Nam và đối với nước này, "chơi" với Mỹ thật không đơn giản chút nào.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 04/07/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2