Không chỉ báo đài ngoài nhà nước Việt Nam mà ngay cả báo đài trực thuộc nhà nước Việt Nam cũng lên tiếng dự án "Xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách Sa Pa"mắc quá nhiều sai phạm nhưng chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa vẫn quyết tâm tiến hành, thậm chí là tiến hành cưỡng chế để lấy đất dân…
Lực lượng cưỡng chế tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa tiến hành cưỡng chế lấy đất của các hộ dân vào ngày 21-5-20118 (ảnh : Facebook Cuong Nguyen)
Trong những bài viết mà Cali Today nói về Sa Pa, một địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam thường có nhắc đến dự án "Xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách Sa Pa". Đây là dự án được chính quyền tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2004 và năm 2005, dự án được nhà đầu tư là Công ty Cương Lĩnh sau chuyển sang Công ty đầu tư VIDIFI bắt đầu công đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, san lắp mặt bằng. Tổng diện tích riêng dự án Khu chợ văn hóa, bến xe Sa Pa sau khi điều chỉnh là 109,2 ha. Tính đến thời điểm hiện tại thì dự án này kéo dài đã mười mấy năm nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành. Theo báo đài phản án là do vướn mắc quá nhiều sai phạm như ; từng làm giả tài liệu để lừa dối các cơ quan tổ chức, lừa dối công dân, công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng thiếu công khai, dân chủ, không đảm bảo theo quy trình, quy định của Nhà nước dẫn đến việc có nhiều hộ dân khiếu kiện kéo dài, các hộ dân không đồng thuận giao đất cho chủ đầu tư, làm mất hồ sơ tài liệu, không lập biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu…
Chị Phạm Thị Nhung, đại diện cho hộ gia đình bà Bùi Thị Huyền ở tổ 2B, thị trấn Sa Pa và nhiều hộ dân khác đã chia sẻ với Cali Today rằng, chính quyền tỉnh Lào Cai và nhà đầu tư nói quy hoạch đất đai của người dân là để phục vụ dự án xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách nhưng thực tế là thu đất của dân để chia lô bán nền, làm biệt thự. Theo chị Nhung chia sẻ, mỗi biệt thự nhà đầu tư làm hợp đồng đặt cọc bán từ thời năm 2009-2011 là mấy tỷ đồng còn giá thị trường bây giờ thì phải mấy chục tỷ đồng.
Theo chị Nhung, vào năm 2012 nhà đầu tư áp giá đền bù đất đai cho hộ gia đình chị là 6.500 VND/m2 đất nông nghiệp. Sau đó gia đình thắc mắc thì nhà đầu tư hỗ trợ 200% thành 13.000 VND tổng cộng lại là hơn 19.000 VND/m2 đất nông nghiệp. Còn hiện tại, chị Nhung cho biết giá đền bù có tăng lên :
"Hôm vừa rồi tôi coi bản dự thảo đất của nhà tôi họ tính đất nông nghiệp có 25.000 VND/m2, đất nhà ở liền kề là 81.000 VND/m2, còn đất thổ cư là 4,5 triệu VND/m2"- Lời của chị Nhung.
Khẩu hiệu của người dân Sa Pa có đất dính dự án chợ Văn hóa và Bến xe khách kiên quyết giữ đất (ảnh : facebook Nguyễn Thị Yến)
Tuy nhiên, việc tăng giá đền bù vẫn không đáng là bao đối với sự thua thiệt của người dân. Nhiều hộ dân ở Sa Pa có đất dính vào dự án đã tập trung thành đoàn đi xuống Hà Nội gửi đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không đúng quy định khi thực hiện dự án xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách Sa Pa chứ không chịu giao đất cho nhà đầu tư. Trước tình hình đó, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa tiến hành những đợt cưỡng chế lấy đất của các hộ dân.
Cụ thể vào vào nằm 2013, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Đức Tiến (3B, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Vụ cưỡng chế này sau đó được Công an huyện Sa Pa, Thanh tra tỉnh Lào Cao xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…
Mới đây nhất là vào ngày vào ngày 21/5/2018 vừa qua, Ủy ban huyện Sa Pa áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với 6 hộ gồm : Ông Đoàn Văn Mạc ; bà Đoàn Thị Bình ; bà Đoàn Thị Minh ; bà Đoàn Thị Nụ ; bà Đoàn Thị Nguyên ; bà Đỗ Thị Phương. Tuy nhiên, khi lực lượng cưỡng chế tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa tiến vào khu vực cưỡng chế để tiến hành cưỡng chế đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các hộ dân. Các hộ dân đã dùng đến bom xăng để ngăn cản lực lượng cưỡng chế đến gần. Chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa cuối cùng phải chọn giải pháp đàm phán với các hộ dân.
Chị Nhung chia sẻ với Cali Today về vụ cưỡng chế này :
"Hôm vừa rồi họ cưỡng chế 5 hộ nhưng đều là con cháu của một hộ gia đình là bố của ông Cửu, hộ ấy đã cùng một số đồng bào đến yểm trợ thì họ dừng cưỡng chế. Đất của hộ gia đình này hơn 10ha (10.000 m2) đất thì họ chỉ trả cho mỗi người con được 01 suất, tức là tính ra họ chỉ trả khoảng 1000 m2. Đất của hộ gia đình này có từ trước năm 1980, có cả quyền sử dụng đất…".
"Người dân mình chống trả, không cho họ vào. Họ vào đến hàng rào nhà mình, dân đoàn kết không cho vào nếu họ vào thì dân mình được quyền tự vệ chính đáng. Nếu họ vào thì dân cứ ném bom xăng các thứ thế là họ lùi ra"
"Họ cưỡng chế và đàm phán trong 05 ngày liền. Vừa cưỡng chế thì họ thấy mình chống trả quyết liệt nên họ gọi mình lên đàm phán, đến ngày thứ năm đàm phán đến mười giờ đêm…".
Theo ước chừng, nếu tính hộ lớn thì khoảng 2 hộ nhưng nếu tính luôn hộ con cháu thì tầm khoảng hai chục hộ ở Sa Pa vẫn còn kiên quyết giữ đất, không giao đất cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng dự án, trong đó có hộ gia đình của chị Nhung. Chị Nhung lo lắng thời gian sắp tới hộ gia đình phải đối diện với quyết định kiểm đếm, cưỡng chế .
"Quyết định cưỡng chế thì gia đình tôi chưa nhận nhưng bây giờ họ đang ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Họ có thể huy động công an đến áp đảo nhà tôi để vào kiểm đếm nhà tôi".
Chị Nhung cho biết hôm 28/5/2018, chị và một số hộ dân một lần nữa kéo xuống Cơ quan Thanh tra Chính phủ ở Hà Nội. Tại đây, Thanh tra Chính phủ bảo cho mọi người biết là sẽ thành lập đoàn về Sa Pa cho thanh tra lại toàn bộ dự án "Xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách Sa Pa". Thanh tra Chính phủ có cho chị Nhung tờ giấy thông báo này do bà Vũ Thị Huệ ký.
Khẩu hiệu của người dân Sa Pa có đất dính dự án chợ Văn hóa và Bến xe khách kiên quyết giữ đất (ảnh : facebook Nguyễn Thị Yến).
Chị Nhung lo lắng và mong cộng đồng dư luận, báo đài- truyền thông quan tâm, theo dõi để giúp cho hộ gia đình chị cũng như các hộ dân còn lại tránh một cuộc cưỡng chế trong lúc chờ thanh tra lại dự án. Huyện Sa Pa sắp tới sẽ lên thị xã, giá đất lúc ấy sẽ được đẩy lên cao và lợi ích nhóm rất khó bỏ qua.
"Bây giờ đang lúc tranh tối tranh sáng, huyện Sa Pa chuẩn bị lên thị xã thì họ cố chịu đấm ăn xôi để lấy đất của dân theo kiểu sai đâu nó sửa sau, còn giờ việc gì thì nó cứ làm" - lo lắng của chị Nhung.
Thiên Hà
Nguồn : CaliToday, 29/05/2018
Lợi dụng sự thiếu thông tin và lòng tham của số đông người nông dân Việt Nam, thương lái Trung Quốc đã tung chiêu trò thu mua những mặt hàng nông nghiệp với giá cao rồi đột ngột rút lui khiến ngành nông nghiệp Việt Nam khốn đốn, người nông dân lao đao và hơn hết là âm mưu thâm độc làm mất cân bằng sinh thái, gây dịch bệnh và hủy diệt giống nòi Việt Nam…
Thương lái Trung Quốc thu mua nông sản theo cách "lạ đời" - Hình minh họa
Thực tế chiêu trò này của thương lái Trung Quốc không hề lạ lẫm với người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là người nông dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến hôm nay thương lái Trung Quốc vẫn còn áp dụng hiệu quả thậm chí chiêu trò này chưa có dấu hiệu bị phá vỡ và như vậy người dân nông dân Việt Nam vẫn tiếp tục mắc bẫy.
Vụ việc gần đây nhất xảy ra đối với những hộ nông dân trồng chuối ở Trảng Bom (Đồng Nai). Theo một số nông dân ở Trảng Bom kể lại với báo chí rằng ; vào những ngày đầu tháng 03/2018, thương lái Trung Quốc kéo nhau đến nhà vườn của người trồng chuối đặt mua một khối lượng lớn, thậm chí mua cả chuối non đã đẩy giá mặt hàng này lên cao ngất ngưỡng, có thời điểm lên gần 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tháng 03/2018, các thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng mua và "biến" đi mất tăm khiến mặt hàng chuối giá rớt xuống còn khoảng 10.000 đồng/kg, hiện đang có dấu hiệu tiếp tục giảm. Một số ít thương lái Trung Quốc cũng có trở lại vườn chuối để ngã giá mua nhưng chê hàng kém chất lượng, hàng không đạt yêu cầu nên không mua hoặc ép giá mua.
Không thể tích trữ với một khối lượng lớn chuối đã hái, người nông dân đã bán tháo, bán rẻ thậm chí bán luôn cả vườn chuối non với giá thấp một nữa.
Ngày nay báo chí cộng sản Việt Nam, báo chí tự do và Internet với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội đã giúp cho người dân Việt Nam phần nào trong việc tiếp cận thông tin, tìm hiểu được những chiêu trò phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, xa hơn nữa là phá hoại nền kinh tế Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu hơn vào sự phụ thuộc.
Các thương lái Trung Quốc thường mua những mặt hàng nông nghiệp ở Việt Nam mà người dân Việt Nam lâu nay nghĩ là nó vô hại, không có giá trị kinh tế nhưng không ngờ đằng đó là cả một mưu đồ thâm độc với mục đích nhắm đến là tận diệt và hủy diệt.
Vào năm 2012, tại tỉnh Bình Phước thương lái Trung Quốc thu mua lá điều khô giá từ 500-1000 đồng/kg. Người dân Bình Phước lâu nay cứ nghĩ lá điều vô hại nay lại sinh ra tiền liền đổ xô đi gom thậm chí là phun thuốc cho điều rụng lá khiến năng suất điều những mùa vụ sau ra trái rất kém, còn số lượng lá điều mà người dân gom được để lâu không thấy thương lái Trung Quốc mua trở thành nơi ruồi, muỗi… trú ngụ sinh nở nên người dân đành phải đem đốt.
Năm 2013, người dân trồng sắn ở Phú Yên lâu nay trồng để lấy củ là chủ yếu nhưng vào năm này không biết từ đâu thương lái Trung Quốc đổ xô về thu mua thân và ngọn cây sắn khiến người dân tàn phá sắn dẫn đến hậu quả là mùa vụ năm sau ở Phú Yên khan hiếm sắn, nhà máy sản xuất phải kết thúc mùa vụ sớm thì cũng là lúc sắn Trung Quốc không biết đi đường nào đã ồ ạt đổ vào Phú Yên và một số tỉnh thành khác của Việt Nam phá giá thành sắn Việt Nam.
Cũng tại Phú Yên vào năm 2011, không biết từ đâu có tin đồn là có nhiều người trúng đậm mùa rùa khiến người dân đổ xô đi săn rùa. Theo người dân kể lại sau khi gom được số lượng rùa thì thương lái sẽ đến ngã giá mua rồi sau đó vận chuyển ra Hà Nội sang Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là giống rùa đang bị săn bắt ở Phú Yên thuộc nhóm IIB, ghi trong sách đỏ IUCN cấp CR, tức là cấp cực kỳ nguy hiểm cần được bảo vệ.
Ngoài việc đổ sô đi săn rùa, người dân Phú Yên còn đổ sổ xuống đầm Ô Loan để cào dắt, đây là một loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được người dân mua về làm mắm hoặc làm thuốc ăn cho tôm hùm. Trung bình mỗi kg dắt người dân vào thời điểm này bán khoảng 4000 đồng/kg nhưng khi thương lái Trung Quốc đổ xô về mua với giá gần 30.000 đồng/kg thì người dân bất chấp tất cả vét sạch dắt ở đầm Ô Loan dẫn đến nguy cơ hủy diệt hàng loạt loại thủy sản khác như sò huyết, tôm…
Chưa hết, khoảng năm 2011, 2012 người dân ở một số tỉnh thành miền Bắc và ở đồng bằng sông Cửu Long đổ xô đi mua đĩa và ốc bưu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Gía mỗi kg đĩa được mua với giá khoảng từ mấy trăm ngàn cho đến 1 triệu đồng, giá ốc bưu vàng vào lúc cao điểm lên đến 30.000 đồng/kg. Giá của những mặt hàng "quái lạ" này cao gấp nhiều lần so với kg lúa, kg gạo nên người dân đã đổ xô đi mua đĩa, mua ốc bưu vàng thậm chí còn nuôi tích trữ. Khi thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua thì cũng là lúc hàng tạ, hàng tấn ốc bưu vàng và đĩa được người dân đem đổ xuống ao đầm, ruộng lúa hủy hoại môi trường sinh thái, hủy hoại lúa, hoa màu, nghiêm trọng hơn là dịch bệnh lây lan…
Năm 2014, tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một số thương lái Việt Nam đứng ra thu mua gốc, rễ tiêu rồi đem bán lại cho thương lái Trung Quốc, giá mỗi kg rễ tiêu khoảng 50.000 đồng. Nhiều người dân đổ đi đào trộm rễ tiêu đem bán khiến tiêu mất sức, năng suất giảm và đây chính là cơ hội cho tiêu độc của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường tiêu Việt Nam.
Việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ tiêu ở Gia Lai cũng giống như thu mua rễ sim ở Lạng Sơn vào năm 2012.
Ngoài ra thương lái Trung Quốc còn mua những loại cây quý hiếm ở Việt Nam như ; kim cương, sưa, máu chó, hoàng đằng, mật gấu… thúc giục người dân Việt Nam bất chấp pháp luật, đầy mạnh việc phá hủy rừng Việt Nam dẫn đến xói mòn đất, lũ tràn về đồng bằng nhanh đã phá hủy tài sản và cướp đi sinh mạng người dân.
Tuy nhiên, nguy hiểm và thâm độc hơn hết là việc thương lái Trung Quôc thu mua móng trâu ở Việt Nam. Người dân Việt Nam nói chung hẳn vẫn chưa quên vào năm 2004, một phong trào giết trâu, chặt đuôi trâu để lấy bán cho thương lái Trung Quốc diễn ra ở nhiều vùng quê Việt Nam. Lúc bấy giờ giá móng trâu được thương lái Trung Quốc mua cao ngất ngưỡng, giá 4 móng trâu có thể bằng trị giá một con trâu nên người nông dân không ngần ngại giết trâu hàng loạt để lấy móng đem bán, thậm chí đi trộm cắp trâu. Kết quả là ngành nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng sức kéo, ảnh hưởng đến năng suất.
Chiêu trò thu mua đẩy giá sản phẩm lên cao rồi đột ngột rút lui của thương lái Trung Quốc được áp dụng rất nhiều lần ở các tỉnh thành Việt Nam đến nay vẫn chưa có dấu hiệu bị phá vỡ. Từ nông nghiệp, thủy- hải sản, lâm nghiệp, công nghiệp… cho đến kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung các thương lái Trung Quốc không ngừng thâm nhập sâu để tìm hiểu đặng phá hoại, đằng sau đó nữa là mưu đồ đẩy hàng hóa độc hại của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, khống chế nền kinh tế Việt Nam. Tác hại của việc tiêu thụ hàng hóa độc hại của Trung Quốc khiến người Việt Nam ngày càng mắc những căn bệnh mà hiện nay y tế thế giới chưa có thuốc chữa như bệnh ung thư, góp phần hủy hoại giống nòi Việt.
Bằng con đường du lịch hoặc bằng con đường tiểu ngạch nào đó mà các thương lái Trung Quốc hầu như có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, am hiểu vùng miền địa phương nên khi họ thực hiện chiêu trò thu mua thì các mặt hàng không trùng lắp nhau, chuẩn bị rất kỹ nên hầu hết các thương lái Trung Quốc đều giành những thành công nhất định, họ thoát được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam. Ngoài ra, chiêu trò và mưu đồ của thương lái Trung Quốc thực hiện thành công là có sự góp tay không nhỏ của người Việt Nam, chính người Việt Nam vì lòng tham, vì chút lợi nhuận nên đã tiếp tay cho thương lái Trung Quốc giết người Việt Nam. Giải phóng nào cho người Việt Nam thoát khỏi thảm cảnh chết bởi tay Trung Quốc ?
Thiên Hà
Nguồn : CaliToday, 31/03/2018
Sa Pa là một huyện của tỉnh Lào Cai, nơi đây không chỉ mệnh danh thiên đường của du lịch mà còn là nơi in đậm sự phong phú về văn hóa vùng miền Tây Bắc. Tuy nhiên, trong dịp tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 vừa qua, Cali Today ghi nhận nhiều phản án của người dân cho rằng ; Sa Pa hiện nay đã hiện đại hóa đến mức chóng mặt, đánh mất bản sắc văn hóa vùng miền quá rõ rệt…
Thị trấn Sa Pa phát triển sầm uất. (Ảnh Internet-báo Dân trí)
Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu, phát triển kinh tế là việc không tránh khỏi của bất cứ quốc gia nào trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Tuy nhiên, các cấp cầm quyền ở tỉnh Lào Cai đã vạch ra những chủ trương hiện đại hóa Sa Pa bằng những dự án "bê tông hóa" đến mức đánh mất đi bản sắc văn hóa vùng miền là điều đáng phải nhìn nhận lại để tìm cách khắc phục.
Cũng xin được nhắc lại, trước đây Cali Today từng đưa tin bài "Sa Pa : Tiếng kêu cứu của núi đồi… !" để nói về một thực trạng những dự án "bê tông hóa" những dự án "nằm treo" đã phá nát thiên nhiên du lịch Sa Pa. Đáng nói, trong những dự án "bê tông hóa" ấy có dự án Chợ Văn hóa và Bến xe khách Sa Pa đang tồn đọng những tiếng kêu cứu của một số hộ dân từ hơn chục năm nay.
Chị Phạm Thị Nhung, đại diện cho hộ dân Bùi Thị Huyền ở thị trấn Sa Pa từng chia sẻ với Cali Today, dự án xây dựng Chợ văn hóa và Bến xe khách Sa Pa được nhà cầm quyền tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2004. Tuy nhiên, chị Nhung và một số hộ dân mà Cali Today có dịp trao đổi đã cho biết, việc lấy đất của dân để phục vụ xây dựng dự án là trái quy định của pháp luật vì nhà nước cấm đổi đất lấy công trình từ kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI.
"Gia đình tôi bị quyết định thu hồi hơn 7000m2 đất. Còn của bà con thì coi như dự án là 30,1ha đất thực sự vào năm 2009, 2010 họ đã lấy đất của người dân bán khoảng hơn 100 biệt thự rồi… Qua hai cấp Tòa, họ ra quyết định bãi bỏ nhưng bãi bỏ quan điểm của họ chứ họ vẫn thu đất của dân để đền theo giá mới, giá thời điểm bây giờ… có nghĩa là họ vẫn có quyền thu đất của mình và họ chỉ trả cho nhà mình mỗi người một suất tái định cư…" - lời của chị Nhung.
Chị Nhung và một số hộ dân dính vào dự án hiện đang trong thời gian xuống Hà Nội khiếu kiện.
Trong dịp tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 vừa qua, du khách khắp nơi tấp nập đổ về Sa Pa. Qua vài chia sẻ với Cali Today, nhiều du khách cho rằng họ chọn Sa Pa làm chuyến du lịch trước tiên là để khám phá một phần vùng Tây Bắc với thiên nhiên núi non hùng vĩ như núi Hàm Rồng, thác Bạc suối Vàng hay muốn chinh phục đỉnh Phanxiphang… khám phá văn hóa vùng miền, văn hóa của các dân tộc anh em như : Dao đỏ, H’Mông, Tày, muốn hòa mình vào vũ điệu thổi khèn ném phao, ghé Chợ Tình xem những cô gái chàng trai kết bồ kết bạn…
Tuy nhiên, quá choáng ngợp bởi Sa Pa trong độ mười năm trở lại đây đã thay đổi quá nhiều, văn hóa đậm đà bản sắc nay bị lay nhiễm hoặc biến dạng theo cơ cơn lốc kinh tế. Thị trấn Sa Pa giờ sầm uất đã chiếm dụng không gian thiên nhiên, hoang dã. Nhà hàng, khách sạn làm nơi ăn nghỉ của người dân địa phương và du khách thay cho những lều trại, Chợ Tình nay đã vắng nhiều những đôi trai gái tìm đến.
Một nét văn há đặc sắc của chợ tình Sa Pa (ảnh : trang mạng muachunghcm)
Những dự án nằm treo, những dự án "bê tông hóa" góp phần ảnh hưởng đến du lịch, văn hóa và con người ở Sa Pa khá nhiều.
Anh Cửu, cũng là một trong những hộ dân đi khiếu kiện giống như chị Nhung đã chia sẻ với Cali Today :
"Điều này là chính xác. Ví dụ dự án Chợ Văn hóa và Bến xe khách, trước đây người ta thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp. Chợ Văn hóa làm xong rồi, Bến xe cũng sắp xong mà vẫn còn thu hồi đất của dân. Sai nhiều vấn đề về luật đất đai, Nghị định của Chính phủ đã bãi bỏ vấn đề lấy đất của dân để đổi lấy công trình nhưng tỉnh Lào Cai vẫn cứ áp dụng vào đó".
Khu vực chợ Văn hóa nhưng lại thiếu những lễ, hội văn hóa và dường như nó chỉ hiện rõ ở các làng, bản. Anh Cửu nói :
"Lễ hội văn hóa ở chổ khu tôi ở thì chẳng thấy có gì cả. Ngày trước thì ở quanh Sa Pa thì có ở các làng, chứ ở khu vực chợ Văn hóa này thì chẳng thấy gì".
Và những dự án đặc biệt là những dự án treo đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
"Ảnh hưởng lớn. Dân muốn làm nhà cửa người ta không cho làm là một, hai nữa là kìm hãm sự phát triển của người dân ví dụ chúng tôi muốn xây dựng chuồng, trại người ta không cho xây".
"Ở Sa Pa này, thứ nhất là có dự án Vườn Đào, thứ hai là dự án Chợ Văn hóa, thứ ba là dự án đường Nguyễn Chí Thanh… đây là những dự án mà tôi nắm được, đặc biệt dự án Vườn Đào người ta phê duyệt cách đây cũng gần 20 năm rồi mà chưa thấy làm".
Phát triển cở sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng miền đó là một chủ trưởng đúng đắn nhưng phải làm sao bảo tồn văn hóa dân tộc bởi văn hóa là cội nguồn của dân tộc. Nhằm hướng tới Sa Pa lên đô thị loại 3 vào năm 2020, vậy nhà cầm quyền tỉnh Lào Cai phải đánh đổi bao nhiêu bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em ở vùng núi đồi Tây Bắc mà Sa Pa là một trong những điểm hội tụ bằng những dự án "bê tông hóa" là một câu hỏi đang chờ câu trả lời ?.
Thiên Hà
Nguồn : CaliToday, 07/02/2018