Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các hãng thông tn ca M, Anh, Pháp cho đến các t báo ln trên thế gii đu đưa tin v s ra đi ca Thin sư Thích Nht Hnh và nhn mnh đến vai trò ca ông trong vic truyn bá chánh nim đến phương Tây cũng như vai trò phn chiến ca ông trong cuc chiến Vit Nam điu khiến ông phi tr giá là b c hai chính quyn ca Vit Nam Cng hòa và Cng sn cm ca.

thiensu0

Thin sư Thích Nht Hnh sáng lập Làng Mai tại Pháp năm 1982

Trong thông đip chia bun,Đc Đt Lai Lt Ma viết : "Tôi đau bun biết tin người bn và là người huynh đ trong Chánh pháp ca tôi Hòa thượng Thích Nht Hnh đã viên tch. Tôi gi li chia bun đến các môn đ ca Ngài Vit Nam và trên toàn thế gii.

Bng thái đ phn đi ôn hòa đi vi cuc chiến Vit Nam, s ng h đi vi Martin Luther King và trên hết là tâm huyết ca Ngài khi truyn đt đến mi người không ch làm sao mà chánh nim và t bi giúp đem đến an lc mà còn làm sao mà mi cá nhân nuôi dưỡng s an lc thân tâm có th đóng góp cho nn hòa bình tht s trên thế gii, Hòa thượng đã sng mt cuc đi tht s có ý nghĩa".

Trang web caĐi s quán M ti Hà Ni đăng thông cáo ca bà Marie Damour, Đi bin lâm thi, Phái đoàn Ngoi giao Hoa K ti Vit Nam, v s ra đi ca Thin sư Thích Nht Hnh. Thông cáo viết : "Trong hơn 60 năm qua, Thin sư Thích Nht Hnh là người thy, nhà lãnh đo tinh thn được yêu mến và là người tranh đu không mt mi cho hòa bình ca đt nước ông và khp thế gii. Nhng bài ging ca ông, nht là đưa chánh nim vào cuc sng thường nht, đã làm giàu thêm cuc sng ca vô s người dân M.

Nhiu quan chc M, trong đó có Tr lý Ngoi trưởng ph trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh d được gp Thin sư Thích Nht Hnh. Lòng t bi và tâm huyết ca ông v đa nguyên tôn giáo đã đ li n tượng sâu sc cho nhng người tng gp ông. Thin sư Thích Nht Hnh s được nh đến như là mt trong nhng nhà lãnh đo tôn giáo ni bt và có sc nh hưởng ln nht trên thế gii. Bng nhng li dy và các tác phm thơ văn, di sn ca ông s sng mãi đến các thế h mai sau".

Thượng ngh sĩ M Mazie Hirono, đi din bang Hawaii, viết trên Twitter : Tôi có vinh d được gp Thin sư Thích Nht Hnh Vit Nam hi năm 2019. Nhng li ging ca Ngài v T bi và Chánh nim s tiếp tc soi sáng thế gii. Mong Ngài yên ngh.

Tài khon Twitter caTrung tâm Martin Luther King Junior đăng tm nh chp nhà hot đng dân quyn ni tiếng ca M ngi cnh Thin sư Thích Nht Hnh vi dòng ch : "Chúng tôi tôn vinh cuc đi và nh hưởng nhân bn, toàn cu ca Thin sư Thích Nht Hnh, mt đng minh ca Mc sư King, người qua đi hôm th By. Đây là tm nh chp hai người ti mt cuc hp báo Chicago vào năm 1966. Martin Luther King đã đ c Thin sư cho gii Nobel Hòa bình năm sau đó".

Con gái Martin Luther King, bà Bernice King cũng đăng trên Twitter tm nh cha bà chp chung vi Thin sư Thích Nht Hnh và viết : "Cha tôi cùng vi người bn và đng minh ca ông y, Thích Nht Hnh, người qua đi trong tun này. Tôi tôn vinh và vinh danh cuc đi và nh hưởng toàn cu vì hòa bình ca ông".

Hãng tin M AP có mt bn tin dài đim li thân thế và s nghip ca Thin sư Thích Nht Hnh, gi ông là thin sư được tôn kính vn đã giúp khai phá khái nim Chánh nim phương Tây và Pht giáo dn thân phương Đông.

AP dn li li trn tình ca Thin sư Thích Nht Hnh cho Mc sư Martin Luther King v các v t thiêu ca tăng ni Pht t min Nam chng chính quyn ca Tng thng Ngô Đình Dim : "Tôi đã nói rng đó không phi là t sát, bi vì trong hoàn cnh khó khăn như Vit Nam, rt khó đ ct lên tiếng nói. Do đó, đôi khi chúng tôi phi t thiêu đ người ta lng nghe tiếng nói ca mình cho nên làm như vy là hành đng bi mn, hành đng yêu thương ch không phi hành đng tuyt vng".

Hãng tin này dn li mt hc gi Thái Lan có tên là Sulak Sivaraksa nhn xét rng xã hi Vit Nam trong nhng năm 1950 và 1960 hn lon và khng hong cho nên Thin sư trong hoàn cnh khó khăn ma chướng mt bên và bin sâu thăm thm mt bên Cng sn mt bên, CIA mt bên. Trong hoàn cnh đó, Ngài đã rt chân tht vi tư cách mt nhà hot đng, mt hòa thượng tham thin, mt nhà thơ, và mt ngòi bút sáng rõ’.

"Theo Thin sư Thích Nht Hnh, Pht giáo có nghĩa là tnh thc ý thc được nhng gì xy ra trong thân, tâm và thế gii xung quanh. Nếu anh tnh thc, anh không th làm gì khác hơn là hành đng mt cách đy tình thương đ giúp xoa du ni đau mà anh nhìn thy xung quanh," Sulak Sivaraksa nói thêm.

Hãng tin này lưu ý rng c chính quyn Bc Vit, t sau 1975, và Vit Nam Cng hòa, vào năm 1966, đu cm Thin sư v nước, khiến ông tr thành chim mt t.

Nhc li hot đng phn chiến ca Thin sư,hãng tin Anh Reuters dn li nhng gì ông viết vào năm 1975 : "Tôi đã nhìn thy quân cng sn và quân chng cng bn giết, tàn hi ln nhau ch vì bên nào cũng tin rng mình nm chân lý".

"Tiếng nói ca tôi đã b chìm trong tiếng bom đn, súng ci và tiếng la hét".

Reuters dn li hòa thượng người Hàn Quc Haenim Sunim, người tng làm phiên dch cho Thin sư khi ông đến thăm Hàn Quc, mô t Thin sư là người trm tĩnh, tp trung và bác ái’.

"Ngài ging như mt cây thông ln đ che ch cho nhiu người dưới nhng tán cây vi nhng bài ging vi diu ca Ngài v Chánh nim và T bi. Ngài là mt trong nhng người đáng kinh ngc nht mà tôi đã tng gp".

Theo Reuters thì trong bi cnh thế gii đang chao đo vì đi dch COVID-19, quan nim ca Thin sư Thích Nht Hnh v Tnh thc và Thin đnh có thêm sc hút mi. Hãng tin này dn li câu nói ca Thin sư : "Nếu chúng ta tin rng ngày mai s tt đp hơn, chúng ta mi có th chu được nhng thng kh ngày nay".

Hãng tin Pháp AFP nhc li rng chính vì phn chiến mà Thin sư Thích Nht Hnh phi sng lưu vong Pháp gn 40 năm. Đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, ông đã giúp đ nhng đng bào ông vượt bin tìm đường t nn. "Thin sư Thích Nht Hnh đã cu được trên 800 thuyn nhân sau khi ông thuê hai con tàu ln," AFP viết.

Hành đng đó nm trong khái nim Pht giáo dn thân mà ông sáng to ra, bi vì ông tin rng ngi trên b đoàn đ thin đnh không là không đ, và khái nim này ‘đã tr thành hòn đá tng ca nhiu trường phái Pht giáo hin đi.

Hãng tin này dn li Giáo sư Anjali Vats ging dy ti Khoa Lut, Đi hc Pittsburgh, Hoa K, rng Thin sư Thích Nht Hnh đã có nh hưởng sâu sc đến cuc đi bà và giúp bà tr thành được như ngày nay.

Trong bn tin v s viên tch ca Thin sư Thích Nht Hnh,New York Times đã mô t ông là mt trong nhng thin sư có tm nh hưởng ln nht thế gii, truyn bá thông đip v chánh nim, t bi và bt bo đng ; cây bút, nhà thơ sung sc, nhà giáo và nhà hot đng hòa bình.

T báo này dn li nhng gì ông tng viết : "Sinh và dit ch là nhng khái nim. Chúng không thc s tn ti. Đc Pht đã dy rng không có sinh, không có dit, không có đến, không có đi không có bn ngã thường tr - đó là do chúng ta nghĩ như vy mà thôi. Nếu hiu như vy thì chúng ta không còn b s hãi na và có th tn hưởng cuc sng".

Theo New York Times, sau năm 1975, ông vn tiếp tc thái đ phn chiến. Trong mt bài ging Hà Ni hi năm 2008, ông nói v cuc chiến Iraq như sau : "Chúng ta biết rng máy bay, súng đn không th loi b được nhng suy nghĩ sai lm. Ch có ái ng và lng nghe thu cm mi có th giúp con người sa cha sai lm. Nhưng các nhà lãnh đo không được hc như vy, h ch da vào duy nht sc mnh quân s đ dit tr khng b".

T báo này nhc li hi năm 2013 ông được hãng khng l công ngh Google mi đến tr s ca h Thung lũng Silicon đ thuyết ging. Khi đó, ông đã đem thông đip v suy ngm tĩnh lng ra nơi tuyến đu ca k nguyên công ngh.

"Chúng ta có cm giác rng chúng ta b ngp vi thông tin," ông nói vi các nhân viên Google. "Chúng ta không cn nhiu thông tin như vy".

Và ông nói : "Đng có tìm kiếm gii pháp bng cái đu đang suy nghĩ. Không suy nghĩ mi chính là chìa khóa thành công. Đó là lý do ti sao nhng lúc mà chúng ta không làm vic li là lúc làm vic rt hiu qu nếu chúng ta biết cách sng trong tng khonh khc".

Hãng truyn thông Anh BBCnói rng Thin sư Thích Nht Hnh thường được gi là người cha ca phép chánh nim.

BBC lưu ý ông đã viết trên 100 cun sách được dch ra hơn 40 th tiếng và cun sách mi nht ca ông được xut bn hi tháng 10 năm 2021.

Mt trong nhng t nht báo hàng đu ca Pháp là Le Figaro gi Thin sư Thích Nht Hnh là mt trong nhng nhà sư có tm nh hưởng ln nht thế gii. T báo này cho rng chính nh có 40 năm phi sng lưu vong mà ông đã có th ph biến khái nim Chánh nim đến vi thế gii phương Tây và nó đã có sc hút đi vi nhng ngôi sao như Oprah Winfrey hay Gwyneth Paltrow và có sc nh hưởng đi vi nhiu ông ch các hãng công ngh Silicon Valley.

Đài Phát thanh quc tế Pháp RFIcó bài tường thut ca thông tín viên Frédéric Noir t thành ph H Chí Minh vi ta đ Vit Nam khóc thương s ra đi ca Hòa thượng có tm nh hưởng Thích Nht Hnh.

Đài này đã phng vn mt người dân thành ph H Chí Minh và mt người dân Hà Ni. Hai người này đu bày t s đau bun trước s ra đi ca Thin sư, cho rng ông đi din cho nhng giá tr ph quá như s khiêm nhường, s rng lượng và lòng thu cm và rng nh hc theo ông mà h có được cuc sng an lc, hnh phúc.

Nguồn : VOA, 23/01/2022

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam
vendredi, 08 septembre 2017 08:23

Nhất Hạnh và mặt trái đàng sau

Đài BBC ngày 30/8/2017 cho biết Thiền sư Nhất Hạnh đã về thăm quê hương sau một thập niên xa cách. Chuyến bay đưa Thiền sư đã hạ cánh tại Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Ba 29/08. Trong chuyến về Việt Nam lần này, "Sư Ông" sẽ về thăm Tổ đình Từ Hiếu, Huế - nơi "Sư Ông" bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942.

Báo Tuổi Trẻ trong nước ngày 29/8 cho biết "tham gia đoàn đón thiền sư tại Đà Nẵng có Thượng tọa Thích Thanh Phong, Trưởng ban kinh tế tài chính trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Thành phố Hồ Chí Minh".

nhathanh1

Thiền sư Nhất Hạnh về đến Đà Nẵng

Thượng tọa Thích Thanh Phong là một sư quốc doanh, hay nói rõ hơn, một sư công an, có tên thật là Phạm Đức Phong, sinh năm 1968 tại Hưng Yên, được đưa từ chùa Quán Sứ Hà Nội vào Sài Gòn năm 2000, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo nhà nước, Ủy viên Đoàn Chủ tịch trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, được nhiều bằng khen và giấy khen. Nhiệm vụ của ông là theo dõi các hoạt động của Thiền sư Nhất Hạnh.

Một câu hỏi được đặt ra là ngoài việc thăm tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Nhất Hạnh còn có sứ mạng nào khác không ? Trước khi tìm câu trả lời, chúng tôi xin nhắc lại vài nét về Thiền sư Nhất Hạnh.

Vài nét về Thiền sư Nhất Hạnh

Lý lịch của Thiền sư Nhất Hạnh vẫn không được công bố như các vị tăng sĩ nổi danh khác, có lẽ vì có nhiều điều không muốn nói ra. Sau khi sưu tra tại Thừa Thiên, chúng tôi được biết Thiền sư Nhất Hạnh có tên thật là Nguyễn Đình Bảo sinh ngày 11/10/1926 tại làng Thành Trung, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Khi viết sử, ông lấy bút hiệu là Nguyễn Lang. Thân phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn Đình An dạy học ở Nha Trang trước 1975. Hiện ở Long Điền còn có tổ đình dòng họ Nguyễn Đình của ông, nên chúng tôi xác định được ông tên là Nguyễn Đình Bảo chứ không phải Nguyễn Xuân Bảo.

1. Bị Hòa thượng Trí Thủ đuổi ra khỏi chùa

Năm 1942, ông vào tu ở chùa Từ Hiếu, thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, Huế, do Hòa thượng Huệ Minh trụ trì. Chùa này lúc đầu là "Thảo Am An Dưỡng" do Hòa thượng Thích Nhất Định lập và về sau được vua Tự Đức ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Vì sư tổ của Tổ đình Từ Hiếu là Hòa thượng Thích Nhất Định, nên khi đặt Pháp danh cho các tăng sinh tại đây, các vị chủ trì thường dùng chữ "Nhất" để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn Đình Bảo đã được ban cho Pháp danh là Nhất Hạnh.

Cuối năm 1947, Phật học đường Trung Việt được lập tại chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện. Tăng sinh Nhất Hạnh được đến học tại đây, nhưng không hiểu vì lý do gì sau một thời gian ông bị thầy Trí Thủ đuổi ra.

Ông Võ Văn Ái, người thường sát cánh với Thiền sư Nhất Hạnh đã tiết lộ :

"Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết phạm lỗi gì rất nặng nên bị đuổi ra khỏi chùa. Cố Hòa thượng T.T. (Trí Thủ) gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông. Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời. Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, phải chăng là một cách "trả thù" sự ép chế trước kia ?".

(Lê Thị Huệ, Phỏng vấn nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái, Câu hỏi và trả lời, 43).

Thiền sư Nhất Hạnh không bao giờ tự nhận mình là Đại đức, Thượng tọa hay Hòa thượng. Những danh xưng này do người khác gán cho ông mà thôi. Ông không phải là tăng sĩ.

2. Được đi du học Hoa Kỳ

Cuối năm 1948, ông rời Huế và lên Đà Lạt cư trú ở chùa Linh Dơn do Hòa thượng Thích Từ Mãn trụ trì. Ông và Đại đức Thích Thiện Minh mở lớp Sơ đẳng Phật học dạy về Phật giáo. Sau đó ông xuống Nha Trang học trung học. Năm 1956, ông vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và cư ngụ ở Phật học đường Nam Việt, số 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Sài Gòn. Từ năm 1964, Phật Học Đường này trở thành chùa Ấn Quang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa, ông xin đi du học Mỹ.

Ông Huỳnh Văn Lang, hiện ở Orange County, lúc đó là Tổng giám đốc Viện Hối Đoái, cho biết năm 1961 có hai sinh viên Phật giáo được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho đặc cách đi du học không phải qua Hội Đồng Du Học, đó là Đại đức Thích Trí Không (Trần Quang Thuận) và Thiền sư Nhất Hạnh.

Tôi biết Trần Quang Thuận được đi là nhờ ông Tôn Thất Hối, bạn đồng liêu với ông Diệm giới thiệu. Sau này ông Hối là bố vợ của Trần Quan Thuận. Thích Trí Không được đi du học Sri Lanka, rồi sau qua Anh. Sau khi xuất, Trần Quang Thuận làm việc cho CIA nhưng bị sa thải năm 1963 sau khi tổ chức vụ thiêu sống Thích Quảng Đức bị bại lộ.

Thiền sư Nhất Hạnh được ông Tôn Thất Thiết, Chánh văn phòng của ông Diệm giới thiệu. Thiền sư đã học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại đây.

3. Trở thành Thiền sư Đại vọng ngữ

Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, Thượng tọa Thích Trí Quang đã mời Thiền sư Nhất Hạnh về nước để làm Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh mới thành lập và giúp ông thống nhất Phật giáo. Nhưng Hòa thượng Trí Thủ, lúc đó là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đã bác bỏ, viện lý do Nhất Hạnh không phải là tăng sĩ vì đã bị ông đuổi năm 1948. Ông đòi đưa Thích Minh Châu từ Ấn Độ về. Cơ quan an ninh nói Thích Minh Châu là một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và đang hoạt động cho Hà Nội tại Ấn Độ với hồ sơ đầy đủ, nhưng Viện Hóa Đạo nhất quyết xin đưa ông về và cam kết không cho ông hoạt động cho cộng Sản nữa. Lâm vào thế kẹt, Thủ tướng Nguyễn Khánh đã phê vào hồ sơ : "Cứ cho về và theo dõi" !

Không được làm Viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh, tháng 9 năm 1965 ông đi lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (School of Youth for Social Service), lúc đầu tại chùa Từ Nghiêm. Mục tiêu của trường được ghi rõ là "Lớp học giáo lý và các buổi hội thảo về chấm dứt cốt nhục tương tàn", tức tuyên truyền phản chiến với những câu hát như "Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai ?...". Tại đây ông đã gặp cô Fleurette Cao Ngọc Phượng, người Bến Tre, sinh năm 1938, và cô ta trở thành "Sư cô" của ông. Sau đó ông đi làm phản chiến.

Trong bài "Ngày em hai mươi tuổi", Thiền sư Nhất Hạnh có ghi lại : "Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng năm. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hòa bình...". Ông đến Pháp.

Cuối tháng 5 năm 1966, khi đang thuyết trình ở Pháp thì ông được tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, hai tổ chức phản chiến của Mỹ, mời qua thăm Mỹ. Ngày 1/6/1966, ông đã được đưa ra trước diễn đàn Quốc hội Mỹ đọc một bản tuyên cáo nói về lập trương 5 điểm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang giống 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Từ đó ông bắt đầu sử dụng vọng ngữ một cách trắng trợn để mô tả cuộc chiến của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa chống lại cộng sản. Mọi người có thể tìm thấy các lời vọng ngữ này tràn ngập trong cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace" (Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hòa bình của Phật Giáo), trong tuyên bố của Giáo Hội Ấn Quang tại Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Kyoto từ 16 đến 22/10/1970, trong bài diễn văn về vụ Mỹ tàn sát tại Bến Tre…

Sau vụ 911 tại New York, ngày 25/9/2001 một nhóm phản chiến Mỹ đã đưa Thiền sư Nhất Hạnh đến nói chuyện về sự tàn ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tại nhà thờ Riverside Church trước hàng ngàn cử tọa người Hoa Kỳ. Bài thuyết trình láo phét của ông về vụ Mỹ dội bom xuống Bến Tre trước năm 1975 khiến 300.000 người chết, đã làm nhiều người Việt phẫn nộ, biểu tình chống ông. Dân số Bên Tre lúc đó chỉ có khoảng 80.000, nhưng ông dám nói Mỹ đã giết tại đây tới 300.000 người ! Khi biết rõ sự thật, ông không hề đính chánh hay xin lỗi. Từ đó ông được gọi là "Thiền sư Đại vọng ngữ".

Kinh Pháp Cú, ở Phẩm Thế Gian, câu 176, có nói : "Những ai vi phạm đạo nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng có điều ác nào họ không làm được".

Tham vọng của Thiền sư Nhất Hạnh

Thiền sư Nhất Hạnh là một cư sĩ, không phải là tăng sĩ nên ông theo Pháp môn Tịnh độ, nhưng ông biến cải pháp môn này lại thành "Pháp môn Tiếp hiện", thường được gọi là "Pháp môn Làng Mai", áp dụng cho cả tăng sĩ lẫn cư sĩ.

Trong Thông điệp đầu năm 2002, dưới đầu để "Phật giáo dân tộc - Đạo Bụt hiện đại", ông nói rõ mục đích của Pháp môn Tiếp hiện của ông là : "tất cả các chùa, viện, niệm Phật đường và tư gia thuộc môn phái thực hiện được những bước tiến sau đây trong đường hướng xây dựng một nền Phật giáo dân tộc và một đạo Bụt hiện đại". Ông mơ tưởng đưa Phật giáo Việt Nam trở lại thời nhà Lý, chính quyền và giáo quyền là một.

Phương pháp của ông là khởi đầu từ hỗn hợp giữa Yoga, Thái cực và Pháp luân công để tiến tới Thiền định rồi Thanh tâm tịnh. Pháp môn này sẽ dần dần thay thế các pháp môn khác ở trong và ngoài nước để biến Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức thống nhất. Đây là phương pháp Mỹ cũng đang tìm cách áp dụng tại Trung Quốc để làm thay đổi xã hội ở đó.

Xóa bỏ Giáo hội Ấn Quang : sứ mạng không thành !

Xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, thường đươc gọi là Phật Giáo Ấn Quang, ở trong nước là chủ trương và kế hoạch của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh chỉ "tương kế tựu kế" vì nó phù hợp với mục tiêu và chủ trương của ông. Điều kiện : Nhà cầm quyền cho phép Thiền sư Nhất Hạnh thiết lập Làng Mai Bát Nhã tại Lâm Đồng với điều kiện ông thuyết phục được Hòa thượng Quảng Độ và các chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất giải tán giáo hội này và sát nhập vào Giáo hội Phật Giáo nhà nước. Ông hy vọng với hạt mầm gieo được ở Lâm Đồng, ông sẽ làm cho Pháp môn Làng Mai lan ra cả nước, 400 thành 800, 800 thành 1.600... Chúng tôi gọi đó là "Chiến thuật vết dầu loang".

1. Một kế hoạch chu đáo

Để chuẩn bị cho việc khai thác Thiền sư Nhất Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cho Sư cô Thích Đàm Lan và Thượng tọa Đức Nghi qua Làng Mai ở Pháp "thọ giáo" với Thiền sư Nhất Hạnh, và mời Đoàn Thiền sư Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không về thăm Việt Nam.

Thượng tọa Đức Nghi đã đến San Diego, nam California, thăm tu viện Lộc Uyển của Thiền sư Nhất Hạnh. Thượng tọa còn hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh niên phụng sự xã hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền sư Nhất Hạnh. Tu viện này đã được đổi tên thành tu viện Làng Mai Bát Nhã.

Ngày 7/7/2006, Ban Tôn giáo chính phủ đã ban hành công văn số 525-TGCP-PG chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo Pháp môn Làng Mai.

nhathanh2

Thiền sư Nhất Hạnh thăm và tặng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007

Với những sự "nới lỏng" như trên, Làng Mai tưởng mình đã "trúng mối" nên giúp thầy Đức Nghi phát triển Làng Mai Bát Nhã với hy vọng từ đó sẽ phát triển "Pháp môn Làng Mai" ở trong nước. Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2,8 tỉ VND để thầy Đức Nghi đứng tên mua 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã, cấp cho thầy Đức Nghi 12,509 tỷ VND để xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường, và 90.000 USD để xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, v.v. Thấy "thời cơ đã đến", Thiền sư Nhất Hạnh quyết định về Việt Nam thực hiện "diệu kế" của mình.

2. Thi hành "sứ mạng" thất bại

Đoàn Thiền sư Nhất Mạnh đã được nhà cầm quyền cho về thăm Việt Nam hai lần để thi hành "sứ mạng" :

Lần thứ nhất vào đầu năm 2005, dưới hình thức một đoàn múa lân đi trình diễn để hấp dẫn Phật tử. Ngày 11/1/2005, ông Phạm Thế Doanh, Phó Trưởng ban Tôn giáo chính phủ khẳng định : "Giáo hội Phật giáo sẽ tạo mọi điều kiện, cũng như đảm bảo an ninh cho đoàn trong thời gian ở Việt Nam".

Trong chuyến đi này, Thiền sư Nhất Hạnh đã thất bại trong việc xin tiếp kiến Hòa thượng Quảng Độ và gặp Thượng tọa Tuệ Sỹ, nhưng ông đã thuyết phục được các tăng sĩ và Phật tử của hai giáo hội ở Huế cùng "bồ tát" chung, với hy vọng sẽ dần dần tiến tới sáp nhập. Tuy nhiên, khi ông đi rồi, mỗi bên ai về nhà nấy.

Thất bại trong lần thứ nhất. Đoàn trở lại Việt Nam đầu năm 2007 dưới hình thức "Trai đoàn giải oan". Thiền sư Nhất Hạnh hy vọng rằng với danh nghĩa "cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh…", các tăng sĩ và Phật tử thuộc hai giáo hội sẽ cùng đến và ông sẽ CỘT cả hai bên lại với nhau. Nhưng phe Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất cũng không đến.

3. Làng Mai bị trắng tay

Vì Thiền sư Nhất Hạnh không thực hiện được sứ mạng giao phó, ngày 29/10/2008 ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ đã công bố văn thư số 1329/TGCP-PG lên án các hoạt động của các tăng thân Làng Mai :

"Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (nước Pháp) đã thực hiện một số việc như : tấn phong giáo phẩm không thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam. Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam".

nhathanh3

Thiền hành cuối cùng tại tu viện Bát Nhã ngày 27/09/2009

Ngày 13/11/2008, công an xã Đambri, Lâm Đồng, đã áp dụng biện pháp cưỡng hành để trục xuất 400 đệ tử xuất gia và tăng sinh tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Trong số này, có 40 ni cô đến từ Huế và một số tu sĩ từ nước ngoài vào.

Nhất Hạnh trở về Việt Nam làm gì ?

Mục tiêu chuyến đi Việt Nam lần này của Thiền sư Nhất Hạnh đươc nói là về thăm Tổ đình Từ Hiếu, nhưng nhiều người tin rằng mục tiêu của ông là thử tìm xem có con đường nào khác để đưa Pháp môn Làng Mai xâm nhập vào Việt Nam trước khi ông từ bỏ cuộc đời này. Đó là ước vọng của ông. Nhưng đa số không tin ông có thể làm được chuyện đó vì cả nhà cầm quyền lẫn các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đều biết rất rõ mục tiêu và chiến thuật của ông.

Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy người Mỹ đã nhận ra rằng Thiền sư Nhất Hạnh khó hoàn thành được sứ mạng trước khi qua đời, vì mục tiêu và chiến thuật của ông đã bị bại lộ. Trong thập niên gần đây, một số tăng sĩ Phật giáo Việt Nam khác đã được giúp đỡ để tiến hành kế hoạch mà họ muốn ông làm trước đây. Lá bài Nhất Hạnh không còn là lá bài duy nhất nữa.

Ngày 7/9/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn