Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 29 avril 2019 09:12

Tín hiệu mới sau Tháng tư đen

Sau 44 năm cưởng chiếm Miền Nam, chế độ độc tài đảng trị đã dùng pháp luật là công cụ trấn áp áp người dân, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của hệ thống quan chức tham nhũng và những nhóm lợi ích thân hữu.

black1

Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.

Hệ thống tư pháp, hoạt động tố tụng của Việt Nam ngày càng bất công thối nát, tình trạng án oan sai tràn lan, người chết bất thường trong các trại giam ngày càng nhiều, tình trạng án oan sai ngày càng phô biến. Đắc biệt nhiều bản án tử hình oan đã bị vạch mặt như vụ Hàng Đức Long (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận)…. Hiện nay, thân nhân các tử tù Hồ Duy Hải (Long An), Lê Văn Mạnh (Thanh Hóa) vẫn đang tiếp tục hành trình kêu oan hàng chục năm trời.

Nhiều bản án bao che, bênh vực tội phạm kết án nạn nhân như vụ Đặng Văn Hiến vì chống cường quyền bảo vệ đất đai, đã ra tự thú mà vẫn bị kết án giết người ; bác sĩ Hoàng Công Lương thực hiện trách nhiệm thầy thuốc trị bệnh cứu người lại bị kết tội trong khi kẻ tham nhũng gây hậu quả chết người lại được bao che… Tòa án như màn diễn công khai để công khai hóa toan tính của thế lực cầm quyền. Các luật sư được khoác bộ đồng phục làm bình phong cho bức tranh hài công lý. Những lời bào chữa của luật sư dù hợp lý, sắc sảo đến mấy vẫn như nước đổ đầu vịt.

Chính sự bất công tàn bạo, cách hành xử hung ác đó làm tình trạng bạo lực ngày càng tràn lan đến mọi môi trường ngay cả những quan hệ từng xem là cao quý, nền nhã nhất trong các chế độ trước đây : nữ sinh bạo lực với nhau, cô giáo đánh học trò, thầy giáo dâm ô với học sinh cả nam lẫn nữ. Càng bức xúc hơn nữa là thái độ thờ ơ, vô cảm thậm chí là bao che cho sai phạm của những người có trách nhiệm khi vụ việc được phanh phui hoặc cáo giác của nạn nhân. Vụ cựu giám đốc ngân hàng nhà nước Bà Ria Vũng Tàu xâm hại nhiều em bé gia đình, dư luận tố cáo dai dẳng hai năm trời mới được xử lý. Vụ Nguyễn Mạnh Hùng tấn công một thiếu nữ trong thang máy chỉ bị xử phạt 200.000 đồng. Vụ thầy hiệu trưởng dâm ô hàng chục nam sinh diễn ra nhiều tháng nhiều năm, cả trường đều biết nhưng tất cả đều làm ngơ. Trong lúc ấy theo đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng thống kê thì thiết chế bộ máy nhà nước, đoàn thể chính trị của đảng có từ 17-22 tổ chức bảo vệ trẻ em.

Ở mức độ lớn hơn những hành vi gây ô nhiểm, tàn phá môi trường, gây ngộ độc thực phẩm của Formosa của nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn được chính quyền ngụy biện bao che thậm chí các quan chức cao cấp tầm Bộ trưởng còn tham gia những vỡ diễn sống sượng tắm biển, ăn cá để guồng máy tuyên truyền tăng âm tuyên truyền lừa mị người dân. Hệ thống BOT bẩn mọc lên dày đặt khắp cả nước rút máu người dân để làm giàu.

Những bất công ấy đã vượt qua khỏi sức chịu đựng của người dân. Biểu tình phản kháng đã diễn ra và bị đàn áp bắt bớ quy chụp. Nhiều người đã bị truy tố, bắt giam về những tội danh gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ, âm mưu lật đổ chính quyền.

Thế nhưng, duy trì quyền cai trị bằng bạo lực, cường quyền, nuôi dưỡng tham nhũng, lợi ích nhóm bằng bạo lực độc tài, độc đoán là xây tường thành trên cát. Sự đàn áp tù đày của chế độ không thể đè nén, xói mòn lòng căm phẩn mà càng nung nấu cho nó ngày một mạnh mẽ hơn. Những thủ đoạn bao che, lấp liếm và cả guồng máy tuyên truyền công khai lẫn bí mật không thể bịt tai bịt mắt người dân và càng không thể trói buộc người dân xuôi thuận theo ác quỷ.

Một hiện tượng mới đang bùng phát trong điều kiện thế giới phẳng, công nghệ thông tin hiện đại ngày nay và người dân đã sáng tạo, hợp sức với nhau tự xác lập công lý cho mình bằng nhiều hình thức dộc đáo mà hệ thống cường quyền ở Việt Nam không thể bao che né tránh. Đã xuất hiện "những phiên tòa công bằng, công lý" thật sự của dân, do dân thực hiện và đặc biệt là án có hiệu lực thi hành ngay, trừng phạt đích đáng kẻ gian mà dù cho chính quyền có cố ngăn che cũng không làm được.

Mới đây nhất, phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng đối với tên cựu Viện Phó Viện kiểm sát Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh "nựng" em bé trong thang máy chung cư ở quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình cho hiện tượng này. Từ một clip của camera an ninh được đưa lên mạng, cộng đồng đã nhận diện, xác định danh tính hung thủ. Khi quyền lực nhà nước cứ chập chờn, lấp liếm thì quyền lực, công lý của xã hội đã thực thi. Nhà riêng của Linh thành điểm tham quan, tôi danh ấu dâm của Linh được sơn trên vách. Hình ảnh của Linh được đưa lên miếu thơ trên mạng. Thời hạn khởi tố điều tra Linh được tính từng ngày theo cách đồng hồ đếm ngược… Cuối cùng, các thế lực bao che phải buông tay. Linh bị khởi tố muộn màng và chắc sẽ được xử bằng bản án nặng hơn mức 200.000 đồng một chút nhưng bản án thích đáng của xã hội dành cho Linh đã quá đủ. Việc vợ Linh phải công bố bức tâm thư xin lỗi, nộp đơn kiện rồi rút đơn chứng minh kết quả này. Họ đã biết sức mạnh cường quyền nhà nước không thể trấn áp được lòng căm phẫn.

Sự kiện tập đoàn cá mập Masan mua chuộc các quan chức ra tiêu chuẩn nước mắm kiểu nước muối pha hóa chất của Masan và định dùng ngòi bút bẩn của truyền thông để tiêu diệt hệ thống nước mắm truyền thống ủ chượp từ cá đã bị bật bài. Dư luận lề trái đã phát hiện sự phi lý và nguy hiểm của tiêu chuẩn nước chấm Masan, chỉ thẳng ra những thủ đoạn và cả những cá nhân trong bộ máy chính quyền từ bô y tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ngậm miệng, mở miệng ăn tiền của Masan. Những con hạm quan chức tẽn tò nhưng điều quan trọng là chỉ trong một thời gian ngắn, giá cổ phiếu Masan tuột dốc không phanh. Tài sản của Nguyễn Đăng Quang bốc hơi hơn 3000 tỉ và còn có thể bốc hơi nhiều hơn nữa. Masan bối rối chống chỏi đến mức phải lấy lăng Hồ Chí Minh ra rao bán khuyến mãi và lại bị truyền thông lề trái phát hiện. Trớ trêu thay, trước việc phạm thượng đem rao bán vật thiêng của chế độ, hệ thống cầm quyền từ trung ương tới địa phương lại ngậm miệng nhắm mắt làm ngơ không một ai lên tiếng bảo vệ danh dự cho cha già dân tộc. Phải chăng Masan đã có phù phép nào đó bịt miệng nhà nước cường quyền.

Hiện tương thứ ba là cuộc chiến chống BOT bẩn kéo dài hai năm nay. Bắt đầu từ BOT đường tránh Cai Lậy, chỉ thi công một đoạn đường tránh hơn 10 km lại lập BOT trên quốc lộ chặn đường thu tiền như kẻ cướp bất chấp xe cộ có đi qua đường mới hay không. Phản ứng không mua vé, mua bằng tiền lẻ của giới lái xe và người dân nói chung đã lan ra cả nước. Ông thủ tướng chính phủ kiến tạo lẽ ra phải cám ơn người dân phát hiện và ra tay mạnh mẽ xử lý những con sâu khổng lồ đang hút máu dân, vắt kiệt sức nền kinh tế, xóa bỏ, thậm chí truy tố những kẻ trục lợi bất chánh bằng BOT lại ỡm ờ dùng công an dọa nạt người dân. Một số người dân bị bắt nhưng đến nay, BOT Cai Lậy vẫn chưa dám tái khởi động thu dù đã gia hạn nhiều lần, một số BOT khác như Thăng Long - Nội Bài phải vỡ trận hoặc giảm giá vì sự chống dối của giới lái xe. Cuộc chiến chống BOT bẩn của người dăng dẳng còn đang tiếp diễn.

Đấu tranh thực thi công lý, không van xin, không cúi đầu trước chính quyền bạo ngược, đó là tín hiệu mới của mùa xuân thứ 44 sau tháng tư đen.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 29/04/2019 (Gió Bấc's blog)

Published in Diễn đàn

Thấm thoát mà đã 44 năm (1975-2019), cuộc chiến tranh Quc-Cng ti Vit Nam đã chm dt nhanh gn, phi lý và bt ng cho c hai bên ni thù tham chiến, sau 21 năm din ra khc liệ(1954-1975). Thế nhưng theo phân đnh ca chúng tôi, đó mi ch là s kết thúc mt giai đon ca cuc ni chiến ý thc h Quc-Cng ti Vit Nam kéo dài nhiu thp niên qua.

quochan1

Một bui tưởng nim biến c 30 tháng Tư ti Westminster, California.

Cuc ni chiến y vn tiếp din t sau ngày 30/04/1975 đến nay và vn đang tiếp tục, là vì cuc chiến y vn chưa phân thng bi theo nghĩa chưa bên nào thành đt mc tiêu ti hu ca mình : Vit cng chưa thành đt mc tiêu xây dng thành công ch nghĩa xã hi ; Vit quc chưa thành đt m ctieâu dân ch hóa đt nước. Và vì vy hàng năm cứ đến ngày 30-4, bên "Việt cng" (những người Vit Nam cng sn) thì ăn mừng như mt "ngày đại thng" ; còn bên "Việt quc" (những người Vit Nam quc gia ) thì tưởng nim như m"ngày quốc hn" và coi cả Tháng 4 là "Tháng Tư đen". Vì sao ?

I. Ý nghĩa từ ngữ "Ngày Quốc hận" và 'Tháng Tư đen"

Chúng tôi không biết cá nhân hay đoàn th Vit quc nào hi ngoi ln đu tiên đã dùng t ng"Quốc hn" để gi ngày 30/04/1975 và "Tháng Tư đen" để ch tháng 4/1975. Nhưng điu đó không quan trng bng ý nghĩa của t ng này đã nói lên được điu gì ?

Theo suy luận ca chúng tôi thì cm t"Ngày Quốc hn 30-4" diễn t ni đau ut hn ca nhng người Vit quc gia tng sng Min Nam Vit Nam trước 30/04/1975, dưới chế đ dân ch pháp tr Vit Nam Cng Hòa. Vì ngày ấy đánh du chế đ t do dân ch non tr Min Nam Vit Nam b cưỡng t, khiến cho gn 20 triu dân quân Min Nam Vit Nam lúc đó mt hn vùng đt t do, rơi vào ách thng tr chế đ đc tài toàn tr Vit cng.

Chế đ Vit Nam Cng Hòa b cưỡng t, có nghĩa là đã bị bt buc ph"chết bt đc kỳ t", khi mà chế đ y cơ th như còn khe mnh, không th chết được hay ít ra chưa th chết ngay được, còn có th cu vãn được tình hình đ hi phc và tn ti. B cưỡng t vì chính quyn, quân, dân ca chế đ có chính nghĩa ấy vn còn tha kh năng chiến đu đ t tn, trước mt đi phương Vit cng phi chính nghĩa, ngy dân tc lúc đó đang thế cùng lc kit, thc s không có kh năng đ có được mt chiến thng như"trên trời rt xung" nhanh như vy.

Thế nhưng, đối phương y đã được các thế lc khuynh đo quc tế sp xếp cho đóng vai "Bên thắng cuc", trong một cuc chiến tranh Quc-Cng kéo dài 21 năm (1954-1975), chỉ vì nhu cu thay đi thế chiến lược quc tế mi ca các cường quc cc. Tht là điu bt công, phi lý khi h đã cho phe "Tà cộng" thắng "Chính quốc". Quốc tế và đng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ b mc Vit Nam Cng Hòa, trước hành đng xâm lăng ca Vit cng, vi phm trng trn Hip Đnh Paris v chm dt chiến tranh lp li hòa bình choVit Nam ngày 27/01/1973, dù có nhng cam kết đa phương và bo đm quc tế.

Như thế bo sao người Vit quc gia Min Nam Vit Nam không ut hn. Chính vì vy ngày 30/04/1975 đã là "Ngày Quốc hận" và Tháng Tư năm 1975 đã là "Tháng Tư đenđối vi người Vit quc gia hi ngoi cũng như trong nước. Bi vì ngày y, tháng y đã din ra nhng s kin đen ti cho Vit quc và là ngày tháng khi đim đưa toàn cõi Vit Nam vào mt giai đoạ"Đen tối nht trong lch s dân tc Vit Nam thi cn đi" : Giai đon cng sn hóa c nước !

Vậy thì :

II. Việt quốc hận ai, hận cái gì và hận để làm gì ?

1. Trước hết Vit quc hn ai và hn cái gì ?

Về mt khách quan, Việt quc hn đi phương Việt cộng đã đành, mà còn hn c người bn đng minh Hoa Kỳ năm xưa, nay đã và đang tr thành là đi tác làm ăn vi cu thù Vit cng t sau 1995, bãi b cm vn, thiết lp quan h ngoi giao vi nhà cm quyn Vit cng…

Về mt ch quan, người Vit quc gia hn nhng người lãnh đo hàng đu v chính tr cũng như quân s có trách nhim trước s sp đ nhanh chóng chế đ Vit Nam Cng Hòa và có th hn vi chính mình na.

Thật vy, người Vit quc gia hi ngoi 44 năm qua và có th cho đến lúc chết vn mang trong lòng mi hn người, hn mình, vi tính cht và cường đ hn khác nhau.

- Mối hn hàng đu là đi vi đi phương Vit cng. Với đi tượng này, tính cht và cường đ mi hn phi được din đt bng ngôn t "căm hận"hay "căm thù". Căm hận hay căm thù Vit cng là điu tt nhiên, vì là đi phương, k thù chính trong mt cuc chiến phi nghĩa do h phát đng, tiến hành đã gây nhiu hn thù trong chiến tranh. Và sau cuc chiến tiếp tc gây nhiu thù hn vì đã xích hóa nhân dân c nước dưới chế đ đc tài cng sn hà khc, tàn bo, phi nhân.

Trong chế đ này, Vit cng đã s dng "Chuyên chính vô sản" cướp đot mi tài sn ca nhân dân Min Nam (bị mit th là "ngy"), đầy i hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính chế đ Vit Nam Cng Hòa trong các trại tù "Tập trung ci to". Trong khi cha, mẹ, v con h nhà b Vit cng phân bit đi x như nhng công dân hng hai, b bc đãi, xua đui khi các thành th hay các vùng đt mu m, đy đến các vùng kinh tế mi nơi đèo heo hút gió, đi núi khô cằn hay bùn ly nước đng ; phi b li tt c nhà ca, đt đai tài sn và các tin nghi khác nơi các thành th hay nông thôn, nhường li tt c cho "Bên thng cuc" mà trên hết và trước hết là cho giai cp mi, giai cp cán b đng viên cng sn có chc có quyn th hưởng.

Không căm hận và thù hn sao được, khi khi đi t Tháng Tư đen 1975, Vit cng đã đưa c đt nước và dân tc vào mt thi kỳ bi thm và đen ti nht trong lch s cn đi Vit Nam. Bi vì t đó, Vit cng đã phá nát tài sn quc gia, của ni cũng như ca chìm, nhượng đt, nhượng bin cho ngoi bang, làm băng hoi toàn din đt nước v vt cht cũng như tinh thn. Nhng truyn thng văn hóa tt đp ca dân tc và nn đo đc luân lý xã hi c truyn đã b đo ln, phá hy, thay vào đó cái gọi là "Nền đo đc cng sn ch nghĩa hay xã hi ch nghĩa" vô luân, vô thần. Mi tôn giáo, tín ngưỡng ca người dân đu b bài bác và tìm cách tiêu dit qua các hành đng chng phá các giáo hi và đàn áp, khng b các chc sc giáo hi và tín đ dưới nhiều hình thc tinh vi, thâm đc.

Mi tng lp nhân dân b bác đot các dân quyn và nhân quyn cơ bn. Đi sng ca qung đi qun chúng nhân dân b đói kh lm than và s cách bit giu nghèo gia thiu s giai cp thng tr cán b đng viên cng sn với tuyệt đi đa s nhân dân ngày mt sâu sc. H qu là sau nhiu năm cm quyn, Vit cng đã làm tan hoang đt nước, lòng người ly tán, hn thù và đói nghèo, di hi toàn din và lâu dài cho nhiu thế h Vit Nam tương lai phi gánh chu… Nếu như vào năm 1995, không được cu thù "Đế quc M" mở rng vòng tay to cơ hi thoát him đ có b mt "phn vinh" như hôm nay (1).

Hận k ni thù Vit cng là như thế, còn đi vi người bạn Hoa Kỳ đng minh năm xưa thì sao, Vit quc hn gì ?

Tất nhiên là có hn, nhưng mi hn có khác v tính cht và cường đ được din đt bng ngôn t"oán hận" hay "uất hn". Nó tương t như mi hn ca mt người tình b ph bc sau nhng năm chăn gi mn nng tưởng như chung thy. Vì sao hn và hn cái gì ?

Câu trả li chi tiết thì đã được nhiu người đưa ra, còn câu tr li tng quát thì đã được tướng Nguyn Văn Thiu, v Tng thng dân c cui cùng nn Đ nh chế đ Vit Nam Cng Hòa đưa ra trong bài diễn văn t nhim ngày 21/04/1975 trước khi kp "lưu vong", rng "Họ đã b rơi chúng tôi. H bán r chúng tôi. H đâm sau lưng chúng tôi. Tht vy, h đã phn bi chúng tôi. Mt nước đng minh ln đã không làm tròn li ha vi mt nước đng minh nh…". Đây là những li t cáo mun màng ca người lãnh đo cao nht chính quyn Vit Nam Cng Hòa sau 9 năm cm quyn, chng thay đi được gì, ch by t ni ut hn ca cá nhân và cũng là mi ut hn chung ca quân, dân, cán chính Vit Nam Cng Hòa trước s "phn bi" của Hoa Kỳ.

Sự by t ut hn trên đây ca c Tổng thống Thiu có tính đ li cho Hoa Kỳ, song vn không tránh khi mi hn th ba ca người Vit quc gia đi vi cá nhân ông Thiu và tp đoàn lãnh đo chính tr cũng như quân s chính quyn Vit Nam Cng Hòa.

Vì chính họ đã là mt trong nhng nguyên nhân ch yếu làm sp đ chế đ Vit Nam Cng Hòa vào ngày 30/04/1975, đã to tin đ cho ngoi bang đ cho Vit cng đóng vai "Bên thắng cuc" trong cuộc chiến, dù ch là chiến thng gi to (Chiến thng biu kiến như chúng tôi phân tích trình by trong tài liu nghiên cu lý lun "Vit Nam trong thế chiến lược quc tế mi") song thực tế đã đ li nhiu hu qu nghiêm trng, toàn din và di hi lâu dài cho nhân dân, dân tc và đt nước Vit Nam, như mi người đã biết.

Oán hận và ut hn, vì với trách nhim lãnh đo, họ đã đ mt Min Nam Vit Nam vào tay Vit cng mt cách d dàng, chóng vánh và hầu hết trong s h đã kp cao bay xa chy di tn ra hi ngoi trước khi chế đ Vit Nam Cng Hòa b cưỡng t, đ li sau lưng hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính cho đi phương Vit cng hành h, s nhc trong các tri tù "cải to" nhiều năm sau đó. Nht là đã đy gn 20 triu nhân dân Min Nam T do rơi vào ách thng tr cng sn đc tài và đc ác, cùng chia kh và b xích hóa với nhân dân Min Bc trong gông cùm ca cái gi là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam" kéo dài ít nhất là hơn 20 năm (1975-1995) và sau đó cho đến hôm nay (2019) Việt Nam đã có nhiu đi thay theo hướng tích cc khi đi t 1995, khi Hoa kỳ bãi b cm vn, to thun li cho chính sách "Mở ca"đưa Vit nam tng bước hi nhp vi thế gii văn minh.

Trên đây là những mi "hn người", còn vi "chính mình" thì sao ?

Có lẽ người Vit quc gia cũng phi xét mình đ t"hận mình", song với tính cht và cường độ có khác, được din t bng từ "ân hận". Tùy vị trí trong xã hi Min Nam, trong tương quan vi cuc chiến đ có "mối ân hn khác nhau". Ân hận rng nếu như ngày y, v trí y mình nên làm thế này, không nên làm thế kia thì có th đã góp phn xây dng và củng c chế đ, chính quyn, quân đi, xã hi Min Nam ngày mt vng mnh, đ không th xy ra "Ngày Quốc hận 30/04/1975", ngày cuối cùng ca m"Tháng Tư đen" ?

Chẳng hn là người ch huy lãnh đo các cp chính quyn, quân đi "ân hận" vì đã không quan tâm đúng mức và dn hết tâm lc cho cuc chiến chng cng bo v chế đ dân ch Vit Nam Cng Hòa và phn đt Min Nam t do. "Ân hận" vì đã lợi dng v trí lãnh đo, chc quyn mua quan bán chc, nuôi dưỡng lính ma lính king đ th li, tham nhũng, đục khoét ca công đ làm giu bt chính ; tp trung vào các hot đng hưởng th, ăn chơi trong li sng tương phn vi cuc chiến đu gian nguy ca nhng người lính tham chiến trc tiếp vi Vit cng và đi sng thiếu thn ca gia đình h ? "Ân hận" vì đã cu kết bè phái đ tranh danh đot li, ám hi nhng người công chính, coi li ích cá nhân và phe nhóm cao hơn li ích chng cng ; khoán trng vic chng cng cho Hoa Kỳ và coi vic chng cng thng bi là trách nhim ca Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ hoch định, tài tr mi mt ?

Chẳng hn là nhng thương gia ân hn vì đã chy theo li nhun, móc ngoc, mua chuc h hóa các viên chc chính quyn quân s cũng như dân s, môi gii buôn bán vũ khí và cung cp lương thc cho Vit cng… ?

Chẳng hn, là bc cha mẹ đã ân hận vì đã tìm cách chy cht cho con làm lính ma, lính kin, đ được v phc v hu phương xa chiến trường la đn. Là thanh niên ân hn vì đã hèn nhát, tham sng s chết, tìm cách trn lính khi đến tui thi hành nghĩa v trai thi lon.

Chẳng hn là những người gc Vit cng, hay ngưỡng vng Vit cng, hay "nằm vùng", "ăn cơm quc gia th ma cng sn" sớm mun nay đã "phản tnh" thì ân hận vì nhng nhn thc, hành đng sai lm trong quá kh làm li cho Vit cng, hi cho quc gia ngày y….

2. Đến đây, Việt quc mang mi "hn" đ làm gì ?

Theo suy luận ca chúng tôi, đi vi Vit cng, Vit qu"căm hận" không phải nuôi chí phc thù ra hn theo ki"răng đền răng, mt đn mt" thời Trung C Tây phương ; cũng không phi tìm cách dit đến người Vit cộng cui cùng. Vì điu này không phù hp vi bn cht nhân đo và lý tưởng chiến đu ca Vit qu(mà dù ai đó vì "căm thù Việt cng" có mun thế cũng không th làm được).

Nhưng điu Vit quc có th, đã và đang làm và chc chn làm được đ"phục thù" Việt cng là kiên trì đu tranh vương đo như đã kiên trì đu tranh 44 năm qua nhm làm tiêu vong toàn b chế đ đc tài toàn tr Vit cng đ thiết lp chế đ dân ch pháp tr đa nguyên, đa đng ti Vit Nam. Thng li sau cùng này ca cuc đu tranh s khẳng định s tt thng ca chính nghĩa quc gia và như thế là Vit quc đã ra được m"Quốc hn 30/04/1975" ?

Đối vi người bn đng minh Hoa Kỳ năm xưa, từng là đi th trong chiến tranh, nay lại là "Đối tác" làm ăn với Vit cng, song cũng vẫn đang là đng minh với Vit quc v mc tiêu hin thc lý tưởng t do, dân ch và nhân quyn cho Vit Nam. M"oán hận" chỉ nên coi là bài hc kinh nghim đ có cách ng x thn trng và khôn ngoan hơn trong tương lai sao cho có li cho s nghip chng cng vì t do dân chủ cho Quê M Vit Nam. Đó là bài hc kinh nghim v tinh thn đc lp t ch, sc mnh đoàn kết và luôn ch đng trong t chc, chiến lược, chiến thut đu tranh chính tr, ngoi giao, truyn thông, đ huy đng được sc mnh ni lc (trong nước) cũng như ngoi lc (quốc tế), nhưng luôn da trên sc mình là chính đ chng cng và thng cng.

Đối vi nhng người lãnh đo có trách nhim đã để chế đ Vit Nam Cng Hòa sp đ, mối hn ca Vit quc đến nay sau 44 năm dường như đã được cm thông và tha th phần nào đi vi nhng người còn sng hay đã khut. Có l vì ghĩ li, trong bi cnh Min Nam vào nhng năm tháng cui cùng trước khi rơi vào tay Vit cng, Hoa kỳ đã có ý đnh b cuc và c tình to tin đ thun li cho Vit cng cưỡng t Vit Nam Cng Hòa càng nhanh càng tốt, đ khi phi dính líu thêm na, rút ngn thi gian đi vào thế chiến lược quc tế mi ; thì cá nhân c Tng thng Nguyn Văn Thiu và tp đoàn lãnh đo chính tr cũng như quân s chính quyn Vit Nam Cng Hòa lúc đó cũng chng làm được gì hơn là trn chy đ bo toàn tính mng ; tr khi h dám chn cái chết hào hùng đ tr thành anh hùng bt t như các v tướng Nguyn Khoa Nam, Phm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trn Văn Hai, Lê Nguyên V... Tiếc rng phn đông h đã không chn con đường như vậy. Thôi thì công tội ca h xin hãy đ lch s mai này phán đnh công minh.

Riêng mối hn mình, mỗi người trong bên Vit quc hãy t xét mình xem có điu gì "ân hận" về nhng gì nên làm đã không làm hay không nên làm mà đã làm có li hay có hi cho Vit quc, có li cho Vit cng trong cuc chiến tranh Quc-Cng hôm qua ?- "Ân hận" để t rút ra bài hc kinh nghim vn dng vào cuc đu tranh vì t do dân ch cho Quê M Vit Nam hôm nay, đ ch nên làm nhng gì có li , tránh làm nhng gì có hi cho s nghiệp chống cng vì t do dân ch cho đt nước.

Có như vy Vit quc mi ra đượ"Quốc hn 30/04/1975", ngày cuối cùng c"Tháng Tư đen", để đưa ct nhng ngày, tháng, năm này đi vào nhng trang lch s đen ti nht ca dân tc, đt nước, m ra nhng trang sử mới tươi sáng cho T Quc Vit Nam.

Houston, tháng Tư năm 2019

Thiện Ý

Nguồn : VOA, 09/04/2019

(1) Xin "Bên thắng cuc" Vit cng đng vì t ái mà vi ph nhn và ngy bin v thc tế này

Published in Diễn đàn

Lịch sử Miền Nam Việt Nam thật kỳ lạ : hai cái mốc lịch sử ấy lại cách nhau đúng 20 năm - đánh dấu lúc khai sinh và lúc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

hai1

Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu. Bên phải là cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai ông

'Tháng Tư Đen' thứ nhất : năm 1955

Sau khi ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ tướng vào Hè 1954, Sài Gòn dần dần chìm đắm vào cảnh nội loạn. Lý do chính yếu là Pháp nhất quyết dẹp Thủ tướng Diệm để thành lập một chính phủ thân Pháp và bảo vệ quyền lợi của Pháp.

Tình hình chính trị khó khăn tại Miền Nam từ năm 1954 kéo dài sang năm 1955.

Tư lệnh quân đội Pháp Paul Ély thuyết phục được Đại sứ Mỹ Lawton Collins rằng ông Diệm không thể lãnh đạo Miền Nam Tự Do.

Ông đề nghị năm bước để thay thế Thủ tướng Diệm (chỉ mới chấp chính được mười tháng). Collins đích thân bay về Washington để áp lực cả tổng thống lẫn ngoại trưởng.

Sau cùng cả Tổng thống Eisenhower lẫn Ngoại trưởng Dulles đã phải nghe theo - dù hết sức lưỡng lự.

Washington gửi điện mật tới Sài Gòn đồng ý cho đảo chính vào lúc Pháp đang bí mật yễm trợ lực lượng Bình Xuyên lật đổ Tổng thống Diệm.

Vào mùa xuân 1955, ngoài đối phó với Pháp, ông Diệm còn có vấn đề lớn lao nữa là việc định cư gần một triệu dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam, bất chợt làm tăng dân số Miền Nam lên 7%.

Khi đưa một số dân lên khai khẩn các khu dinh điền trên cao nguyên, ông Diệm bị chỉ trích là mang người Kinh lên chiếm đất của người Thượng. Nhiều người còn dị nghị là chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Bắc Nam và thiên vị người Công giáo.

Không những tình hình chính trị mà tôn giáo tại Miền Nam thật rối ren. Vào tháng 3, các giáo phái thành lập "Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia".

Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ Mặt trận và thông báo cho Mỹ là ông Diệm không còn hữu hiệu nữa. Ngày 21 tháng 3, 1950 Mặt trận tống đạt một tối hậu thư, đòi ông Diệm trong vòng năm ngày phải thành lập chính phủ mới, gồm đại diện của các lực lượng dân chủ đối lập nếu không họ sẽ biểu tình.

Thành lập xong, đại diện Mặt trận liên lạc ngay với phía Mỹ để yêu cầu ủng hộ việc đòi ông Diệm phải thành lập chính phủ mới. Tại Sài Gòn, Đại sứ Collins tuy là chống biểu tình nhưng khuyên ông Diệm phải thương thuyết để dung hòa với Mặt trận, như vậy "có thể đổi thù thành bạn".

Thoạt đầu ông Diệm đồng ý, nhưng khi các giáo phái nói là không thể điều đình về những yêu sách của họ, ông Diệm cho ông Collins biết là sẽ dùng vũ lực để giải quyết. Collins không đồng ý, trả lời rằng quân đội sẽ không ủng hộ việc dùng vũ lực và tiếp tục khuyên ông Diệm phải tìm giải pháp ôn hòa.

Một quyết định táo bạo

Cuối tháng 3, 1955 bầu không khí Sài Gòn trở nên ngột ngạt sau khi ông Diệm ban hành sắc lệnh tách Cảnh sát Biệt khu Thủ đô ra khỏi hệ thống chỉ huy của Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang. Không thông báo cho Đại sứ Mỹ, ông Diệm bắt đầu xúc tiến kế hoạch truất chức ông Sang và tấn chiếm Trung tâm Cảnh sát, dự định cả hai việc sẽ được thi hành vào ngày 29 tháng 3.

Thế nhưng chỉ mấy giờ trước khi kế hoạch bắt đầu, Pháp biết được tin này nên gấp rút can ngăn ông Diệm, hứa sẽ tìm cách đưa quân đội Bình Xuyên ra khỏi lực luợng cảnh sát.

Đại sứ Collins cũng đến gặp ông Diệm để phản đối việc dùng vũ lực.

"Nếu ngài giải quyết vấn đề bằng cách này, chúng tôi sẽ bị áp lực mạnh mẽ phải ủng hộ việc thay đổi chính phủ ngài".

Đêm 29 rạng 30 tháng 3, giao tranh giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia đã xảy ra, nhưng vào lúc 3g15 sáng, tướng Ely áp đặt ngay lệnh ngưng chiến.

Để biểu dương lực lượng, ông cho xe thiết giáp quần trên đường phố Sài Gòn. Vì đã có giao tranh đem đến đổ máu và chết chóc, Pháp nhân cơ hội này sắp xếp một kế hoạch toàn bộ để dẹp ông Diệm.

Một mặt thì thuyết phục Đại sứ Collins (cũng là cựu chiến hữu với Ély trong Thế Chiến II) về ông Diệm không đủ tài năng và uy tín, mặt khác thì đề với nghị Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes phải có hành động quyết liệt như cất chức ông Diệm, đồng thời ngấm ngầm yểm trợ lực lượng Bình Xuyên.

hai2

Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một ảnh chụp cuối tháng 11/1955

Tháng 4/1955 : năm bước để loại bỏ Thủ tướng Diệm

Pháp đã thành công trong việc thuyết phục được Đại sứ Mỹ Collins. Ngày 9 tháng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị toàn bộ cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sài Gòn. Đề nghị này gồm hai phần : sắp xếp việc ông Diệm 'từ chức,' và thẩm định hậu quả của việc từ chức. Tóm tắt phần một như sau :

Hãy xem công điện số 4448

Ngày 9 tháng 4, 1955

Việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi :

1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên ;

2. Thuyết phục ông Diệm từ chức ;

3. Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng ;

4. Đi tới một thỏa thuận về giải pháp đối với các giáo phái ; và

5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

Nửa đêm ngày 28 tháng 4

Khuyến cáo của Đại sứ rõ ràng, mạch lạc là như vậy, nhưng tại Washington phản ứng về vụ Bình Xuyên nổ súng thì lại khác.

Ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nửa đêm ngày 28 tháng 4, 1955 ở Sài Gòn tức là trưa ngày 29 tháng 4 ở Washington, Ngoại trưởng Dulles nhận được tin "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc gia và Bình Xuyên" khi ông đang ăn trưa với một số dân biểu lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc :

"Đây là cơ hội chúng ta đã chờ đợi để tìm hiểu xem ông Diệm có đủ can đảm và quyết tâm hành động không, và cũng để biết được Quân đội Việt Nam có trung thành với ông ta hay không", ông Dulles nói với các dân biểu, "Nếu chứng tỏ được hai điều này thì ta hết lo (we are over the hump) ; còn nếu như ông thất bại về một trong hai điểm thì bắt buộc ông ta phải từ chức. Dù sao chúng ta cũng sẽ có câu trả lời".

Tổng thống Eisenhower chỉ thị :

"Nếu như ông ta thất bại thì thật là bết bát, nhưng ta cần phải tìm hiểu ngay bây giờ hơn là để muộn về sau, xem Quân đội Quốc gia mà ta tốn phí quá nhiều để phát triển liệu có trung thành với ông ta hay không".

Trong hoàn cảnh xáo trộn và trước sự chống đối ông Diệm của Đại sứ Collins, Tổng thống Eisenhower gọi ông Collins về Washington để tham khảo. Trước khi đi, ông Collins còn gửi đề nghị cho Tổng thống Eisenhower (19/04/1955) là vẫn phải thay thế ông Diệm.

Rồi Collins còn đến gặp ông Diệm một lần nữa và báo cáo về Washington là ông đã nói thẳng với ông Diệm rằng chính phủ của ông ta sẽ không thể tồn tại nổi được ba tháng nữa, và nếu cứ tiếp tục như thế này thì loạn lạc là điều trông thấy.

Và vì vậy, "Tôi thêm rằng bắt buộc tôi phải báo cáo cho chính phủ tôi rằng hành động của ông Diệm sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến".

Theo Collins, ông Diệm đã trả lời rằng mỗi khi ông nhân nhượng và thỏa hiệp thì vấn đề lại trở nên khó khăn hơn.

Vì sợ ông Diệm lợi dụng lúc Collins không có mặt ở Sài Gòn để tấn công Bình Xuyên và đặt Mỹ vào một việc đã rồi nên Collins còn căn dặn ông Diệm là "Ngài nên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xảy ra một cuộc xung đột trong khi tôi đi vắng".

hai3

Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely (giữa) cùng ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mang chức Thủ tướng, tại một chùa ở Chợ Lớn trong lễ Phật giáo tưởng niệm chiến sĩ trận vong Pháp - Việt tháng 1/1955

Ông Diệm nói lảng đi, phàn nàn rằng nếu như ông đã cất chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Lại Văn Sang ngay từ đầu thì bây giờ tình hình tại Sài Gòn đã có thể kiểm soát được rồi.

Chào tạm biệt, ông Collins cho ông Diệm hay là chính Quốc trưởng Bảo Đại sẽ giải nhiệm ông nếu tình hình này cứ kéo dài. Kết thúc bản báo cáo gửi Washington, Collins đề nghị :

"Tôi không thấy, nhắc lại là không thấy, một giải pháp nào khác ngoài việc thay thế ông Diệm cho sớm".

Bên bờ vực thẳm

Đại sứ Collins về tới Washington ngày thứ Năm, 21/04.

Ngày 22 tháng 4, ông dùng bữa ăn trưa với Tổng thống Eisenhower, và sau đó gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc phòng và Trung ương Tình báo để 'lobby' chống ông Diệm. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và có kế hoạch hành động ngay tức khắc.

Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế. Ngày 27 tháng 4, ông Dulles đã đồng ý một cách lưỡng lự.

Ông chấp thuận một mật điện do Bộ Ngoại giao soạn thảo ra lệnh thay thế Thủ tướng Diệm. Ông Young viết lại rằng :

"Chẳng một ai trong chúng tôi thật sự tin tưởng vào bức điện đó, nhưng chúng tôi phải đối diện với những đề nghị mạnh mẽ của Collins và ưu thế của ông là ông ta đã đến Tòa Bạch Ốc ngay hôm sau ngày ông từ Sàigon về tới Washington".

Mật điện lịch sử ngày 27/04/1955 : thay thế Thủ tướng Diệm

Bức điện ngày 27 tháng 4, 1955 cho phép sắp xếp thay thế Thủ tướng Diệm trích dẫn ở phần Phụ Lục là một văn kiện lịch sử hết sức quan trọng. Nó giống như mật điện ngày 24 tháng 8, 1963 vào lúc sắp xếp việc đảo chánh.

Sau đây là tóm tắt :

Bộ Ngoại giao

Ngày 27/04/1955

"Tướng Collins và Ely phải thông báo cho Thủ tướng Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chinh phủ mới nào được chỉ định…

"Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau :

1. Nội các : quyền hành pháp đầy đủ trao cho [Trần Văn] Đỗ hoặc [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng…

2. Hội Đồng Tư Vấn khoảng từ 25 đến 35 đại diện các phe nhóm, gồm cả các giáo phái…và

3. Quốc hội Lâm thời : một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp, gồm những người đã trù liệu được bầu ra hay chỉ định theo lịch trình…".

Dulles

Bộ Ngoại giao gửi mật điện đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/04 giờ Washington nhưng khi chỉ thị vừa được gửi đi là tin tức này đã lọt ra ngoài nên ông Diệm biết được và đã hành động kịp thời.

Những giờ phút quyết liệt cuối tháng 4/1955

Theo tác giả Mark Moyar trong cuốn Triumph Foresaken (xuất bản năm 2006) thì :

"Trong mấy giờ đồng hồ hết sức cam go sau khi gửi mật điện này, Washington nhận được rất nhiều điện văn dồn dập do Đại tá Landsdale gửi.

Rồi ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nữa đêm giờ Washington (Sài Gòn là trưa) Landsdale báo cáo là "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên".

Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles nghe vậy giật mình, quyết định hủy bỏ kế hoạch Collins nhằm dẹp ông Diệm, đồng thời ra lệnh cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Paris và Sài gòn phải gấp rút đốt hết các mật điện nói về việc này.

Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng về lịch sử Việt Nam Joseph Buttinger trong cuốn "Vietnam, A Dragon Embattled" nhận xét :

"Trong sự tranh đấu để thu hồi và bảo vệ được quyền bính, ông Diệm đã trải qua nhiều giai đoạn bất trắc và khổ cực. Tuy nhiên, cho dù cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông năm 1963, ông Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955".

May mắn cho kế hoạch khai sinh Việt Nam Cộng Hòa

hai4

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm trong một chuyến thăm Hoa Kỳ

Trước khi rời Sài Gòn về Washington (ngày 20/04), theo tác giả Mark Moyar trong sách đã viện dẫn, Đại sứ Collins có nói với Cao ủy Pháp Ely rằng :

"Hoa Kỳ đã quyết định ông Diệm phải từ chức".

Theo sự thỏa thuận này, ngày 30 tháng 4, Ely tới gặp Quyền Đại sứ Mỹ Randolph Kidder để yêu cầu Hoa Kỳ cộng tác với Pháp trong việc dẹp ông Diệm.

Lúc ấy, Kidder không biết chính sách của Washington diễn biến ra sao vì trước khi rời Sài Gòn, Collins chỉ nói với Kidder là "thượng cấp còn đang bàn định về những kế hoạch mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam", và lúc này Collins còn đang bàn bạc, vận động tại Washington.

Thế nhưng, vì đã tận mắt thấy ông Diệm đang thành công, Kidder trả lời thẳng thừng cho Ely là "Không, Hoa Kỳ sẽ không cộng tác trong việc dẹp ông Diệm".

Về sau, Kidder kể lại "Lúc ấy tôi thực không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự quyết định lấy về chính sách của Hoa Kỳ, vì nếu trả lời là "tôi không biết" thì thật là buồn cười".

Tướng Ely vô cùng giận dữ và phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã bội ước, vì chính ông đã nhận được sự đồng ý của tướng Collins về việc thay thế ông Diệm. Thái độ phẫn nộ của Ely cũng giống như lúc ông đã hết sức bất mãn về sự hứa hẹn của tướng Radford là sẽ can thiệp vào Điện Biên Phủ, rồi không làm như vậy.

Dù Ely phản kháng, Kidder vẫn giữ nguyên lập trường là Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm chứ không bắt tay với Pháp để dẹp ông đi.

Rất may cho Thủ tướng Diệm và còn may hơn nữa cho việc khai sinh nền Cộng Hòa Việt Nam : cũng theo Moyar, nếu như trong buổi họp ngày 30 tháng 4, ông Kidder đã nói thật với tướng Ely rằng : Tòa Đại sứ thực sự chưa nhận được những hướng dẫn về chính sách của Hoa kỳ đối với ông Diệm vào lúc ấy (ngoài lệnh hủy công điện ngày 27 tháng 4) thì rất có thể ông Ely đã có những biện pháp mạnh mẽ để dẹp ông Diệm hơn là đã nhân nhượng ông ta.

Ngoài ra, giả như Đại sứ Collins không về Washington và có mặt tại buổi họp với Ely hôm ấy thì rất có thể là Collins đã đồng ý với Ely rồi. (Sự việc này cho ta một bài học : hành động của đại sứ Mỹ có mặt tại chỗ là hết sức quan trọng).

Năm năm sau, trong một bức thư gửi Tổng thống Diệm (1960), Tổng thống Eisenhower còn nhắc tới sự cương quyết và thành công của Thủ tướng Diệm năm 1955 :

"Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ thật nhanh chóng".

Nền Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã vượt qua và tồn tại đến ngày 1/11/1963.

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn : BBC, 01/11/2018

Bài lấy từ trích dẫn trong cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Ông là cựu Tổng trưởng Kế hoạch Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

Published in Diễn đàn