Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 26/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm vụ án dân sự giữa bà Phạm Thị Yến (nguyên đơn) và ông Trần Ngọc Thảo, tức Thượng tọa Thích Nhật Từ (bị đơn). Trước đó, phiên sơ thẩm đã diễn ra tại Tòa án nhân dân Quận 10 vào cuối tháng 9 và phiên tòa này đã bác đơn kiện của bà Yến.

kien1

Bài báo nói về việc ông Thích Nhật Từ bị kiện

Bà Yến kiện ông Thích Nhật Từ đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm và uy tín do ông này đã có những phát ngôn bịa đặt xúc phạm bà trên mạng xã hội.

Cụ thể, ông Thích Nhật Từ đã sử dụng 2 kệnh Youtube "Đạo Phật ngày nay" và "Thích Nhật Từ Official" của ông để đăng những thông tin sai lệch về bà Yến. Vào khoảng đầu năm 2020, ông Thích Nhật Từ đăng video khẳng định, bà Phạm Thị Yến bị UBND tỉnh Quảng Ninh "phạt 5 triệu đồng vì tội truyền bá mê tín dị đoan thông qua tà pháp thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng và một số nơi khác trên địa bàn tỉnh" và "UBND tỉnh Quảng Ninh cấm bà Yến không được quyền tạm trú trên toàn tỉnh… và cấm không được truyền bá mê tín".

Bà Yến cho rằng, những phát ngôn này là hoàn toàn bịa đặt. Tại thời điểm bà khởi kiện ông Thích Nhật Từ thì UBND phường Quang Trung, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh chưa ra quyết định xử phạt bà và sau đó, quyết định này đã được rút. Tuy nhiên, Tòa sơ thẩm cho rằng, việc bà Yến bị phạt là sự thật và ông Thích Nhật Từ chỉ nói lại theo thông tin trên báo chí, nhưng nói chưa chính xác. Sau khi bà Yến khởi kiện thì ông Thích Nhật Từ đã chỉnh sửa và cắt bỏ những đoạn nói không đúng khỏi video đã phát.

Sau khi hội ý, Tòa phúc thẩm đã tạm ngưng và dự kiến mở lại ngày 13/1/2023.

Tiến sĩ, Thượng tọa Thích Nhật Từ sinh năm 1969, hiện ông đang trụ trì chùa Giác Ngộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông giữ rất nhiều chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là giáo hội được nhà nước Cộng sản công nhận. Là một người tu hành, nhưng ông có rất nhiều những phát ngôn "nổi tiếng và tai tiếng", ông cũng dính đến rất nhiều vụ lùm xùm. Ngôn ngữ mạng xã hội gọi ông là "sư quốc doanh", và đánh giá ông là người tiếp tay cho chính quyền để "dùng tôn giáo, diệt tôn giáo", quấy phá những tôn giáo khác và người tu hành tự do, không chịu sự quản lý của nhà cầm quyền.

Trang Saigonnhonews.com đã có bài về những thành tích bịa đặt, xuyên tạc, quấy phá của ông này. Theo đó, Thích Nhật Từ đã tấn công Công giáo rất nhiều lần, thậm chí còn kêu gọi "Phật tử không ăn lễ Giáng sinh". Ông Thích Nhật Từ đã sử dụng các bài thuyết giảng tại chùa Giác Ngộ và một số chùa khác để xuyên tạc, vu khống, báng bổ Kito giáo, bịa đặt, thêm thắt nhiều nội dung không có trong giáo lý. Ví dụ, ông Thích Nhật Từ rao giảng rằng : "Thời đế quốc Roma, đạo Công giáo được truyền đi khắp thế giới thông qua dấu giày xâm lược của đế quốc La Mã trên toàn cầu". Điều này là hoàn toàn sai, là xuyên tạc lịch sử.

kien2

Phiên tòa phúc thẩm kiện ông Thích Nhật Từ

Không chỉ tấn công Kito giáo, ông Thích Nhật Từ cũng tấn công Pháp Luân Công – một môn phái tu hành theo Phật pháp bằng những phương pháp tu tập và bị Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp dã man. Ông này cho rằng Pháp Luân Công là môn khí công pha trộn giữa Phật giáo và võ học Trung Hoa, đồng thời khẳng định rằng, Nghị quyết Đại hội Phật giáo thế giới 2010 không cho phép Phật tử tu luyện theo Pháp Luân Công. Ông ta còn cho rằng, người sáng lập Pháp Luân Công từng là lãnh đạo phong trào Thiên An Môn. Những luận điệu này nghe sặc mùi bịa đặt, chụp mũ kiểu tuyên giáo.

Không chỉ vu khống, bịa đặt trên mạng xã hội, ông Thích Nhật Từ còn rắp tâm đẩy những người tu hành khác ông vào tù. Ngày 24/11/2021, ông Từ đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An, tố cáo Tịnh thất Bồng Lai xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân ông và hình tượng Đức Phật, cộng đồng Phật giáo tại tỉnh Long An trong 3 video đăng trên Youtube. Từ tố cáo của ông Từ, công an Cộng sản đã có cớ để đẩy 7 người của Tịnh thất Bồng Lai vào tù, trong đó có 1 cụ già 90 tuổi, cụ Lê Tùng Vân.

Trong thực tế, mâu thuẫn giữa ông Thích Nhật Từ và Tịnh thất Bồng Lai chỉ là vấn đề dân sự, không có ai lại bị đi tù chỉ vì nói người khác "ngu như bò" cả. Bản chất vụ án này nằm ở câu nói của cụ Lê Tùng Vân "Giáo hội không xứng đáng thì tôi không vào".

Quốc Nam (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 29/12/2022

Published in Diễn đàn

"Tối ngày 17/9, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ tổ chức lễ cầu nguyện cho vaccine Nanocovax được lưu hành" là dòng status trên trang Facebook của Thượng tọa Thích Nhật Từ đã gây phẫn nộ cho rất nhiều người, bởi lẽ là một Phật tử chân chính không ai chấp nhận hành động lợi dụng Phật pháp cho những hành vi vượt qua tín lý nhà Phật nhằm mưu cầu lợi ích cho bản thân người, hay tập thể chủ trì buổi cầu nguyện".

thichnhattu01

Đọc đi đọc lại nội dung của bài viết người ta không thấy tâm linh hay Phật pháp nằm ở đâu mà chỉ thấy những lời lẽ PR, hay quảng cáo cho vaccine Nanocovax, Ông Thượng tọa Thích Nhật Từ viết :

"Được biết, vaccine Nanocovax hiện đã thỏa mãn 2 điều kiện là an toàn và có hiệu quả. Vào cuối tháng 8 vừa qua, Hội đồng Đạo đức Bộ Y tế đã thẩm định kết quả lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3a của vaccine phòng Covid-19 Nanocovax do Công ty Nanogen sản xuất.

Từ quan điểm cá nhân, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì Chùa Giác Ngộ đánh giá : "Nanocovax của Tập đoàn Nanogen chính là ứng cử viên sáng giá nhất trong tổng số 3 loại vaccine được Việt Nam phát minh. Hiện nay, sau 2 lần đánh giá của Hội đồng Đạo đức Bộ Y tế, kết quả của loại vaccine này rất đáng được trân trọng. Ngày mai là buổi đánh giá lần thứ 3, tức lần đánh giá cuối cùng. Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ, thay cho tiếng nói của hàng triệu người Việt Nam không muốn bất cứ người Việt nào sẽ phải lìa đời vì Covid-19 và mong cho sinh hoạt sớm trở lại bình thường như trước đây, nhất tâm truyền năng lượng từ bi, nguyện cầu mười phương Phật gia hộ cho những nỗ lực của Tập đoàn Nanogen sớm được thành tựu mỹ mãn".

Đố ai phản biện được rằng đây không phải là những dòng quảng cáo và từ đó người ta đi xa hơn, tại sao ông Thích Nhật Từ công khai quảng cáo cho Nanocovax trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà loại thuốc này đang nằm chờ phê duyệt để được xử dụng ?

Đã từ lâu, Thượng tọa Thích Nhật Từ thường tung những bài pháp thoại lên youtube nhằm lan rộng bài giảng đến với Phật tử. Trong những bài được gọi là Pháp thoại đó rất nhiều bài không hề nằm trong chữ Pháp thoại mà gọi đúng bản chất phải là công phá thoại, hay tệ hơn, bôi nhọ thoại. Hàng trăm ngàn tín đồ của chùa Giác Ngộ và khắp nước được nghe Thích Nhật Từ bôi bẩn đạo giáo khác, cụ thể là Công giáo với hàng loạt bài pháp thoại như :

- Trả lời vấn đáp cho nhóm tín hữu Công giáo

- Tiết lộ bí mật kinh hoàng về tà đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời

- Điều kiện gì khiến nhiều người đến với đạo Thiên Chúa giáo

- Linh mục Alexandre De Rhodes thóa mạ Đức Phật và xúc phạm tam giáo trong sách "Phép giảng 8 ngày"

Thiên đường và đấng sáng thế không có thật. Trong loạt bài trên youtube này có hơn 500 ngàn lượt view và điểm chính của nó là bôi nhọ, phá hoại và lăng mạ giáo hội công giáo.

Thượng tọa Thích Nhật Từ thừa biết sức lan tỏa của Youtube và ông đã và đang triển khai nó một cách có kế hoạch và rất bài bản nhằm lôi kéo người nghe. Trước đây vài năm ông đã công khai chống lại chính sách bá quyền của Trung cộng qua bài giảng : Pháp thoại Biển Đông lặng sóng - Thoát Trung về văn hóa, trong nội dung bài này điều mới lạ là ông Thích Nhật Từ đã mang ra được những xâm thực văn hóa trong Phật giáo của Trung cộng đối với Việt Nam. Ông khéo léo mang dã tâm xâm lấn biển đảo kèm với ý đồ xâm lược tôn giáo mà điển hình là Phật giáo. Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng bài pháp thoại này là bước đầu gây được tiếng vang trong Phật tử của chùa Giác Ngộ, nơi ông trụ trì.

Những bước tiếp theo là gây scandal trong cộng đồng người Việt, hay nói rõ hơn gây hiềm khích trong Phật giáo và Công giáo. Ông hy vọng giới tu sĩ, chức sắc Công giáo sẽ giận dữ châm ngòi cho một cuộc chiến tôn giáo đúng như ý muốn của Ban Tôn giáo trung ương nhưng ông đã lầm, không một ai lên tiếng vì cái tàn lửa của ông, bởi vì ai cũng thấy dã tâm của ông và ngay cả những người muốn lên tiếng cũng coi thường ý đồ đó và im lặng.

Nhưng dù sao Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng đã thành công, như một youtuber hơn là một nhà tu, ông kiếm được hàng trăm ngàn view qua Pháp thoại và qua đó, lời nói, việc làm của ông có thể trở thành Kols, tức "người dẫn dắt dư luận chủ chốt" hay còn gọi là "người có sức ảnh hưởng", và là người PR hoàn hảo để từ đó lôi kéo sự chú ý của các tập đoàn đang muốn mượn sức ảnh hưởng của ông để tạo dư luận hay ít ra tạo được sức ép lên một chính sách, chủ trương nào đó.

Việc cầu nguyện cho NanoCovac, tức cầu nguyện cho tập đoàn Nanogen là đi ngược lại với Phật pháp bởi theo tín lý nhà Phật thì cầu nguyện chỉ nên thực hiện cho những vong linh người đã chết do thiên tai hay dịch bệnh, chiến tranh. Những hành vi như vàng mã, bói toán, giải vong, hay lập đàn cầu nguyện cho một phương tiện, công cụ nào đó đều đi ngược lại với sự độ trì của nhà Phật.

Là một Tiến sĩ Phật học, Thượng tọa Thích Nhật Từ hiểu rất rõ ý nghĩa này nhưng do Tam độc (tiếng Phạn : trivia), ngu si (vô minh) tham lam, và sân hận của ông quá lớn. Trước, ông chống đạo Công giáo do vô minh và sân hận, nay ông tiếp tục tham lam thì thật đáng thương.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 19/09/2021

Published in Diễn đàn