Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng – Tô – Chính, thế chân vạc với 2 chân sắp sụm ?

Hoàng Phúc, Thoibao.de, 25/05/2024

Hiện nay, Tứ trụ đã có đủ, tuy nhiên, trong đó có 1 vị trí do gặp may mà được đôn lên, chứ không phải do tài năng và uy tín, hoặc do chiến đấu mà có. Ông Trần Thanh Mẫn cứ lù lù mà tiến lên vị trí Chủ tịch Quốc hội, đơn giản là do Bộ Chính trị thiếu người, do Tô Lâm đã đánh gãy quá nhiều ghế Tứ trụ. Theo Đảng luật, muốn ngồi ghế Tứ trụ, phải là thành viên Bộ Chính trị từ 1 nhiệm kỳ trở lên. Ông Trần Thanh Mẫn mặc dù làm Ủy viên Bộ Chính trị chưa hết một nhiệm kỳ, nhưng cũng được đưa lên ngồi ghế tứ trụ.

chanvac01

"Tứ trụ" có 4 ghế, nhưng 3 ghế được xem là đang tranh giành một ghế duy nhất.

Như vậy, "Tứ trụ" này có 4 ghế, nhưng 3 ghế được xem là đang tranh giành một ghế duy nhất. Ông Nguyễn Phú Trọng dùng mọi cách để được ngồi ghế Tổng bí thư trọn đời ; ông Tô Lâm đang làm mọi cách để trở thành ứng viên số 1 cho ghế Tổng ; ông Phạm Minh Chính cũng đang tìm cách tranh đoạt ghế Tổng, để từ đó nắm vị trí bá chủ. Trước mắt, Trần Thanh Mẫn an phận với chiếc ghế vừa vào tay, như trúng giải "độc đắc" dù không tham gia tranh đoạt, vì thế và lực không cho phép ông thượng đài.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là, với thế chân vạc Tổng – Tô – Chính hiện nay, ai là người đủ khả năng trụ được đến thời khắc cuối ? Mỗi người đều có lợi thế và bất lợi riêng.

Thứ nhất, đối với Tổng bí thư. Hiện nay, ông Tổng còn đang rất mạnh. Mặc dù, thời gian qua, ông đã gặp khủng hoảng nghiêm trọng, khi lần lượt 2 đệ ruột bị Tô Lâm loại khỏi chính trường. Thêm vào đó, cấp phó của ông, người thay mặt ông Tổng điều hành Ban bí thư, cũng rụng. Tuy nhiên, ở Hội nghị Trung ương 9, với bản lĩnh cáo già, ông Trọng đã kịp thời vá lại những lỗ hổng khổng lồ, do Tô Lâm bắn phá.

Trước khi bị Tô Lâm tấn công, Ban Bí thư có 5 ủy viên Bộ Chính trị. Sau khi gia cố, Ban Bí thư có đến 8 ủy viên Bộ Chính trị, chiếm phân nửa Bộ này. Ngoài ra, việc đưa Tướng Lương Cường về trám vào ghế của bà Trương Thị Mai, xem như nước cờ gia cố vững chắc cho Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.

Người Việt Nam thường hay nói, kẻ chết hụt thì sống lâu. Rất có thể, sau khi bị Tô Lâm công phá, Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại trở nên vững chắc hơn, thế và lực của ông Trọng cũng vững hơn trước, qua đó củng cố vị trí cầm quyền của ông. Điểm yếu duy nhất hiện nay của ông Trọng là vấn đề sức khỏe. Với tình trạng sức khỏe như hiện nay, việc ông có thể lết đến hết nhiệm kỳ đã là kỳ tích, chứ nói gì đến chuyện tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư. Mà nếu ông có thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4, thì ông sẽ giữ được nó trong bao lâu ?

Thứ nhì là Chủ tịch nước. Qua Hội nghị Trung ương 9, Tô Lâm tưởng chừng nắm chắc phần thắng với khả năng "1 mông 2 ghế". Nhưng cuối cùng, tại kỳ họp Quốc hội, Tô Lâm đã bị "lật kèo". Kẻ chọc gậy bánh xe để "lật kèo" Tô Lâm, không ai khác chính là Phạm Minh Chính – người trước đó không lâu vẫn ủng hộ Tô Lâm đánh Vương Đình Huệ.

Sau cú lật kèo này, có vẻ như, sức mạnh của Tô Lâm đã mất gần sạch. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Bộ Chính trị vẫn chưa chọn được người cho vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Có nguồn tin tung ra rằng, Bộ Chính trị đang chọn 1 trong 3 cái tên : Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú và Nguyễn Văn Nên. Trong đó, ông Trần Cẩm Tú đang chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, hiện nay Quốc hội họp, nên sẽ không có bất kỳ cuộc họp Bộ Chính trị hay Trung ương Đảng nào vào thời gian này. Bởi hầu hết, ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Trung ương Đảng đều là đại biểu Quốc hội.

Ngoài ra, trong chương trình họp của Quốc hội, không có chương trình bầu chọn Bộ trưởng Bộ Công an. Vậy nên, vị trí Bộ trưởng Công an đến nay vẫn chưa rõ sẽ vào tay ai. Có thể vẫn còn đang đấu nhau.

Vì thế, khó có thể kết luận, Tô Lâm đã hoàn toàn thất bại. Cần chờ đến khi tân Bộ trưởng được công bố, thì mới có thể kết luận về thế và lực của Tô Lâm.

Thứ 3 là Thủ tướng. Cú ra đòn bất ngờ vào ngày 21/5 vừa qua, khiến Quốc hội bổ sung vào chương trình làm việc quy trình tước bỏ chức Bộ trưởng Bộ Công an của Tô Lâm. Điều đó cho thấy, khả năng quan sát và chọn thời điểm tung đòn của ông Chính tốt như thế nào. Ở khía cạnh này, Tô Lâm không bằng Phạm Minh Chính.

Đến nay, thế chân vạc Tổng – Tô – Chính cho thấy, ông Chính là vững vàng nhất. Ông Tổng không đảm bảo sức khỏe, Tô Lâm thì mới bị dính đòn quá nặng, và khó có khả năng gượng dậy. Nếu không có gì bất ngờ, khả năng cao, ông Chính sẽ là trụ vững cho đến phút cuối.

Hoàng Phúc

Nguồn : Thoibao.de, 25/05/2024

***********************

Chủ tịch nước Tô Lâm "đang bị án tù treo lơ lửng trên đầu"

David Nguyễn, Thoibao.de, 25/05/2024 |

Buổi chiều ngày 24/05/2024 iDnes, phiên bản điện tử của nhật báo có lượng độc giả thuộc nhóm cao nhất Cộng hòa Czech chạy dòng tít làm thiên hạ giật mình cho bài viết : "Tân chủ tịch nước Việt Nam dính líu tới bắt cóc, Slovakia đã khởi tố".

Sau đây là nội dung bài báo :

chanvac2

Hình chụp các bài báo Czech - Tờ SME, một nhật báo lớn của Slovakia, đăng một bài báo với hàng tít "NAKA đang truy tố ông ta về tội bắt cóc.

"Tân chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vừa lên chức hôm thứ Tư, nhưng từ hồi tháng Ba đã bị truy tố ở Slovakia. Bởi trước đây trên cương vị bộ trưởng Công an đã dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ở Berlin đưa về Việt Nam, là sự việc mà phái đoàn Việt Nam đã mượn cả chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Theo lý thuyết thì người đứng đầu nhà nước ở Đông Nam Á đang bị án tù treo lơ lửng trên đầu", bài viết mở đầu.

Tuần trước Bộ trưởng Công an Tô Lâm được các đầu lãnh đảng cộng sản đề cử và trong ngày thứ Tư đã được Quốc hội biểu quyết. Người đàn ông tuổi sáu mươi sáu này lên vị trí đầu ngành từ năm 2016. Và một năm sau đó cùng với một số quan chức nhà nước khác qua ngả Czech, Slovakia và Nga đã bắt cóc doanh nhân Trịnh Xuân Thanh từ Đức.

Từ nhà nước Slovakia mà dạo đó dưới sự điều hành của thủ tướng Robert Fico, những người Việt Nam đã mượn tạm chiếc chuyên cơ chính phủ. Hồi tháng Tư cảnh sát Slovakia vì sự việc xảy ra từ bẩy năm trước này đã buộc tội bẩy đối tượng mà trong đó có cả nhân viên mật vụ Việt Nam và Quang Le Hong cố vấn dạo đó của thủ tướng Robert Fico.

Nay nhà báo Việt Nam Lê Trung Khoa trên nền tảng mạng xã hội X vừa công bố tài liệu trong đó có cả tên chủ tịch quốc gia Châu Á. Đó là quyết định của cơ quan Hình sự Nhà nước (NAKA), lực lượng tinh nhuệ của cảnh sát Slovakia chuyên điều tra những tội phạm nghiêm trọng nhất.

Tập tài liệu từ cuối tháng Ba này viết, là cảnh sát khởi tố công dân Việt Nam trùng tên và cả ngày tháng năm sinh, bị cáo buộc "phạm tội bắt cóc đưa người ra nước ngoài đặc biệt nghiêm trọng". Theo nhật báo SME, cả đại diện pháp lý cho doanh nhân bị bắc cóc ở Đức Petra Schlagenhauf cũng khẳng định tập tài liệu này là thật.

Cựu đảng viên cộng sản cấp cao Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ngày 23 tháng Bẩy 2017 giữa thanh thiên bạch nhật ở trung tâm Berlin cùng với người phụ nữ đi bên cạnh. Các mật vụ Việt Nam trước đó đã theo dõi họ cả nhờ chiếc xe được thuê tại chợ Sapa ở Praha. Những kẻ bắt cóc trong chiếc xe thùng cũng kiếm được ở Czech sau đó với Trịnh Xuân Thanh bên trong đã dịch chuyển qua Brno tới Bratislava. Và đậu xe cạnh nhà khách chính phủ.

Tại đó ngày 26 tháng Bẩy năm ấy đã diễn ra cuộc gặp chớp nhoáng của các phái đoan Slovakia và Việt Nam do các bộ trưởng Nội vụ dẫn đầu. Phía chủ nhà Slovakia là bộ trưởng Quốc phòng Robert Kaliňák hiện thời, mà sau cú ám sát tuần trước nhằm vào thủ tướng Robert Fico thì trên thực tế đang điều hành chính phủ Slovakia. Sau cuộc họp phái đoàn Việt Nam đến sân bay Bratislava và từ đó bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia bay sang Moscow.

Trong khoang chuyên cơ có cả người đàn ông bị bắt cóc. Các thành viên phái đoàn sốc nách Thanh mà chắc đã bị đánh thuốc lên máy bay với giải thích, là đã quá chén.

Sau đó doanh nhân này bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng. Bởi người này trước đó đã bị tình nghi trên cương vị giám đốc công ty nhà nước thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã làm thất thoát cỡ 125 triệu euro.

Hà Nội khẳng định, rằng doanh nhân cựu đảng viên cao cấp mà hơn mười tháng trời ở Đức cố gắng xin tị nạn, đã tự nguyện về nước. Nhưng theo chính quyền Berlin thì đã xảy ra bắt cóc và luật pháp Đức và cả quốc tế đã bị chà đạp. Hơn nữa trước khi xảy ra vụ bắt cóc ngành ngoại giao Đức đã từ chối dẫn độ.

Trên lý thuyết chủ tịch nước bị đe dọa án tù

Cho tới nay chính quyền Bratislava cương quyết bác bỏ có dính líu đến vụ bắt cóc. Nhưng trong quá khứ Robert Kaliňák từng thú nhận, rằng "người Việt Nam có thể là đã lợi dụng lòng hiếu khách của chúng ta". "Tôi không thể hình dung, cả đích thân cả bộ trưởng cũng dính líu vào những trò như vậy", dạo đó Robert Kaliňák khẳng định trên truyền thông.

Liên quan đến vụ bắt cóc tại Đức đã kết án tù hai đối tượng, một nằm trong những kẻ bắt cóc và tài xế xe thùng, đồng thời hành động như nhân viên mật vụ Việt Nam. Các nhà điều tra Đức trong phán quyết nêu rằng, bộ trưởng Tô Lâm đến Bratislava ngày 26 tháng Bẩy 2017 thực hiện cuộc gặp gỡ là để tận dụng thời cơ bí mật đưa Thanh về Việt Nam.

Theo nhật báo Sme, thì tại Đức tân chủ tịch nước Việt Nam không bị truy tố vì quan ngại vấn đề quyền miễn trừ ngoại giao. Nhưng theo luật Slovakia, thì bất kỳ thủ phạm trọng án tới nào mức độ mà nay Tô Lâm đang bị truy tố, thì án tù từ mười đến mười lăm năm cũng khó tránh. Không biết cảnh sát sẽ hành động ra sao, nếu chẳng hạn bị can này sang thăm Slovakia trong cương vị chủ tịch nước.

Cựu bộ trưởng lăn lộn trong ngành công an bốn chục năm. Ben Swanton từ nhóm đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam The 88 Project chia sẻ với phóng viên hãng thông tấn AP, rằng dưới sự giám sát của ông ta quốc gia này bắt đầu ngày càng mạnh tay với mội tiếng nói chỉ trích. "Sau khi lên chức chủ tịch nước đúng là Việt Nam trở thành nhà nước công an", Ben Swanton cảnh báo và bổ xung, rằng các vị trí hàng đầu trong đảng hiện nay do các cựu sĩ quan công an và mật vụ nắm giữ.

David Nguyễn (biên dịch)

Nguồn : Thoibao.de, 25/05/2024

Tham khảo :

https://www.idnes.cz/zpravy/zahranicni/vietnam-novy-prezident-to-lam-unos-vietnamce-berlin-slovenske-vladni-letadlo.A240524_144247_zahranicni_kha

Nhận báo tại Slovakia cũng đăng về vụ việc ông Tô Lâm bị truy tố hình sự với tội danh tổ chức bắt cóc : Nový vietnamský prezident je ústrednou postavou z kauzy únosu, vyšetruje ho NAKA (dennikn.sk)

******************************

Các tờ báo lớn của Slovakia và Czech đưa tin Tô Lâm bị truy tố

Hiếu Bá Linh, Thoibao.de, 25/05/2024

Ngày 23/5, tờ SME, một nhật báo lớn của Slovakia, đăng một bài báo với hàng tít "NAKA đang truy tố ông ta về tội bắt cóc. Ông Lâm hiện đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam". (NAKA là tên viết tắt của Cơ quan Cảnh sát Hình sự của Slovakia)

chanvac3

Bài báo Slovakia (trái) và bài báo Czech (phải) đưa tin Tân Chủ tịch nước Tô Lâm bị truy tố vì vụ bắt cóc Trinh Xuan Thanh

Đặc biệt trong bài báo, bà Schlagenhauf – Luật sư của Trịnh Xuân Thanh – đã xác nhận với báo SME rằng văn bản quyết định truy tố Tô Lâm là văn bản thật.

Buổi chiều ngày 24/05/2024, trang mạng IDNES.cz, phiên bản điện tử của nhật báo có lượng độc giả thuộc nhóm cao nhất Cộng hòa Czech, chạy dòng tít làm thiên hạ giật mình cho bài viết của mình : "Tân chủ tịch nước Việt Nam liên quan tới vụ bắt cóc, Slovakia đã khởi tố".

"Tân chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vừa lên chức hôm thứ Tư, nhưng từ hồi tháng Ba đã bị truy tố ở Slovakia. Bởi trước đây trên cương vị bộ trưởng Công an đã dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ở Berlin đưa về Việt Nam, là sự việc mà phái đoàn Việt Nam đã mượn cả chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Trên lý thuyết thì người đứng đầu nhà nước ở Đông Nam Á đang bị án tù treo lơ lửng trên đầu", bài viết mở đầu.

Về lý thuyết, tổng thống/chủ tịch nước cũng có nguy cơ ngồi tù

Bratislava phủ nhận sự tham gia có ý thức của mình vào việc bắt cóc của người Việt cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Kaliňák trước đây thừa nhận rằng người Việt Nam "có thể đã lạm dụng lòng hảo tâm của chúng tôi". Ông nói với giới truyền thông cách đây 6 năm : "Tôi không thể tưởng tượng được rằng ngay cả bản thân bộ trưởng cũng dính líu vào một vụ lộn xộn như vậy".

Nước Đức đã kết án hai người liên quan đến vụ bắt cóc, đó là một trong những kẻ bắt cóc và tài xế xe van, cũng là đặc vụ Việt Nam. Trong bản án, các nhà điều tra Đức cho rằng, Bộ trưởng Tô Lâm lúc đó đã đến Bratislava vào ngày 26/6/2017 và có liên quan đến việc cuộc họp chung bị lợi dụng để bí mật chở Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.

chanvac4

Bản dịch và bản gốc Quyết định truy tố 8 người Việt Nam trong đó tên Chủ tịch nước Việt Nam đứng đầu.

Tuy nhiên, theo SME, tân Chủ tịch nước Việt Nam không bị truy tố ở Đức do có thể gặp vấn đề về quyền miễn trừ ngoại giao. Tuy nhiên, theo luật pháp Slovakia, thủ phạm của tội đặc biệt nghiêm trọng mà Tô Lâm bị cáo buộc phải đối mặt với án tù từ 10 đến 15 năm. Không rõ cảnh sát sẽ xử lý như thế nào nếu bị cáo đến thăm Slovakia với tư cách là nguyên thủ nước ngoài.

Hiếu Bá Linh

Nguồn : VNTB, 25/05/2024

Published in Diễn đàn

Trục Âu-Phi tạo thế chân vạc với Mỹ-Trung (RFI, 30/11/2017)

Không phải vì muốn phô diễn mà thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ năm được tổ chức rầm rộ tại Abidjan, Côte d'Ivoire. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Châu Phi thành lập trục Châu Phi-Địa Trung Hải-Châu Âu để không bị Hoa Kỳ và Trung Quốc bóp ngẹt.

auphi1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ 5 tại Abidjan, Côte d'Ivoire, ngày 29/11/2017 Reuters/Philippe Wojazer

Thượng đỉnh Abidjan trong hai ngày 29 và 30/11/2017 với 54 nguyên thủ Châu Phi và 27 vị tổng thống, thủ tướng 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu có một mục tiêu chiến lược. Tổng thống Pháp tìm cách ghi dấu ấn trong bàn cờ thế giới : Không để mất thời giờ để giải quyết các hồ sơ trung hạn mà phải tập trung nhìn về tương lai.

Ngoài vấn nạn thuyền nhân, di dân, khủng bố, cần hợp sức giải quyết, Châu Âu và Châu Phi cùng các nước vùng Địa Trung Hải phải làm gì trong gọng kềm cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ ? Theo nhận định của Huffingtonpost, trong thế chân vạc đang định hình, hai Châu lục này đứng trước ba thử thách.

Trước tiên là địa chính trị.

Thế giới thường trực tìm một hình thức điều chỉnh sinh hoạt qua nhiều tầng, nhiều lớp : từ Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới cho đến G7, G8, G20 nhưng vẫn bất toàn. Trong bối cảnh này, xuất hiện nguy cơ G2, chỉ có Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo địa cầu, áp đặt luật chơi thương mại và kinh tế.

Đứng đầu nghiên cứu và phát triển, Hoa Kỳ thu hút hầu hết nhân tài thế giới. Trong số 579 khôi nguyên Nobel từ năm 1901 đến nay, 350 vị làm việc tại siêu cường kinh tế, tài chính địa cầu. Ở phương đông, Trung Quốc không che giấu tham vọng chinh phục Châu Âu, Địa Trung Hải và Châu Phi qua các kế hoạch đầu tư khổng lồ vào hạ tầng cơ sở, hải cảng, giao thông.

Với ảnh hưởng áp đảo, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, mỗi nước, còn tạo được một "vùng ảnh hưởng đặc quyền" qua các khối cấp vùng như ALENA, MERCOSUR và ASEAN. Để không bị G2 áp đảo, ngày 29/08/2017, tổng thống Pháp đề xuất xây dựng một trục thứ ba gồm Âu-Phi và Địa Trung Hải.

Để đạt được mục tiêu này, cần phải xóa tan những "ân oán" lịch sử mẫu quốc-thuộc địa. Do vậy Paris đưa ra một chính sách mới mà trong buổi nói chuyện với sinh viên Burkina-Faso, tổng thống Macron nhấn mạnh "tôi là người trẻ, các bạn là người trẻ, quan hệ bình đẳng, hợp tác chứ không chỉ đạo".

Hợp tác kinh tế là thế cờ chiến lược thứ hai.

Đối với Châu Âu, cần phải liên kết, đối tác với Châu Phi, tận dụng sức lực năng động của tuổi trẻ, của xu hướng tăng trưởng cao và với lợi thế gần gũi địa lý, văn hóa và hành chánh để cùng phát họa một mô hình phát triển chung. Châu Phi cũng có lợi nếu biết dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, và mức sống cao của Châu Âu để phát triển xí nghiệp của mình và xuất khẩu. Một lá chủ bài khác hai bên cùng có đó là : Cộng đồng kiều dân đông đảo ở mỗi bên.

Phát triển bền vững để bảo vệ môi trường

Trục Âu-Phi và Địa Trung Hải còn hữu dụng cho nỗ lực bảo vệ sinh thái trong bối cảnh hành tinh xanh đang bị đe dọa vì ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Trục bắc-nam phối hợp những biện pháp, những vận hội tối ưu thì đó cũng là cơ may lớn cho nhân loại. Thông điệp lý tưởng này rất hợp với tâm lý tuổi trẻ, người định đoạt tương lai.

Tuy nhiên, tổng thống Pháp được cảnh báo : Lời nói phải đi đôi với hành động. Tương lai bế tắc, tuổi trẻ Châu Phi đang tìm lối thoát ở thiên đường Châu Âu. Đừng làm họ thất vọng.

Tú Anh

***************

Ở các nước nghèo, 11% thuốc men là ‘đồ giả’ (VOA, 30/11/2017)

Khoảng 11% thuc cha bnh ti các quc gia đang phát trin là thuc gi và có th là nguyên nhân gây t vong cho hàng chc ngàn tr em mc các chng bnh như st rét hay sưng phi mi năm, T chc Y tế Thế gii WHO ngày 28/11 cho biết.

2222222222222222

Thuốc gi cnh sát tch thu được ti ch Adjame Abidjan ngày 3/5/2017.

Đây là nỗ lc ln đu tiên ca cơ quan y tế Liên hip quc đ đánh giá vn đ này. Các chuyên gia duyt xét 100 cuc nghiên cu liên h đến 48.000 thuc cha bnh. Trong s các loi thuc gi, thuc cha tr st rét và nhim trùng chiếm gn 65%.

Tổng giám đc WHO nói vn đ này ảnh hưởng hu hết các nước nghèo. Có khong t 72.000 đến 169.000 tr em chết vì sưng phi mi năm sau khi được điu tr bng thuc gi. Thuc gi cũng có th là nguyên nhân gây t vong thêm 116.000 ca mc bnh st rét, hu hết ti tiu vùng-Sahara Châu Phi, theo các nhà khoa học thuc Trường đi hc Edinburgh và Trường V sinh và Thuc Nhit đi London.

Thuốc gi bao gm nhng sn phm chưa được các nhà ban hành qui đnh chp thun, không đt tiêu chun cht lượng hay c ý ghi sai các thành phn trong thuốc, theo hai phúc trình ca T chc Y tế Thế gii.

WHO nói những trường hp thuc gi được phát hin ch là "mt phn nh" và vô s trường hp có th đã không được báo cáo. WHO ước tính các nước tiêu tn khong 30 t đô la cho thuc giả.

Theo AP

Published in Quốc tế