Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Chết dưới tay Trung Quốc"

Diễm Thi, VNTB, 14/04/2020

Không vì dịch bệnh mà Trung Quốc bỏ quên mộng Trung Hoa, Biển Đông vì thế vẫn nổi sóng.

chet1

Trung Quốc càng cường thịnh, nhu cầu bá quyền càng cao, ý thức hệ không ngăn được dã tâm Trung Quốc trong các vấn đề mà Bắc Kinh coi là "cốt lõi quốc gia".

Chúng có virus Vũ Hán khiến hàng ngàn người chết, nhưng virus nguy hiểm nhất chính là virus đỏ bá quyền Bắc Kinh.

Người Mỹ và lục địa già Châu Âu bị lừa trong ít nhất ba thập niên trở lại đây, họ không tin rằng Trung Quốc lại có thể trở thành đối thủ khác trong một cuộc chiến tranh lạnh giống như Liên Xô, bắt đầu từ thời điểm Nixon kết bạn với Trung Quốc.

Năm 1999, ít người quan tâm rằng Trung Quốc Cộng sản đang trở thành cường quốc thế giới. Và giờ ít người biết rằng Đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay lớn hơn cả Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc cộng lại trước thời điểm 1970.

Thế giới đang đối mặt với hệ thống chủ nghĩa tư bản kinh tế và chủ nghĩa độc đoán về chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc trở thành đế chế tà ác mới với mục tiêu bá chủ thế giới bằng cách gây ảnh hưởng đến từng quốc gia và tổ chức liên khu vực.

Trung Quốc có chân quan trọng trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cũng là ‘ông chủ’ của Tổ chức Y tế thế giới hiện thời.

Bắc Kinh đã lợi dụng niềm tin ngây thơ của thế giới phương Tây, khiến giới tinh hoa phương Tây tin rằng việc kết hợp kinh tế thị trường vào hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ dẫn đến một Trung Quốc tự do hơn, với mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Mỹ, thân thiện với các nước phương Tây và các nước láng giềng Châu Á. Thực tế hoàn toàn khác, Trung Quốc là vùng đất dữ của nhân quyền, ăn cắp sở hữu trí tuệ, và dần trở thành một đế quốc trong mắt các nước láng giềng khu vực.

Đảng cộng sản đang cai trị Trung Quốc, một nhóm nhỏ những người nắm giữ quyền lực. Và bắt đầu nazichina được xướng danh như cảnh báo về tính phát xít ẩn chứa bên trong chính quyền Tập Cận Bình.

Trung Quốc phát triển thành một quốc gia phi tự do, là mối đe dọa với thế giới. Bằng cách tích luỹ nguồn của cải từ sự cưng chiều và ngây thơ của giới Âu Mỹ, Trung Quốc hình thành tự do kinh tế và cho phép những người cộng sản thực thi các chính sách dùng tiền bẻ cong các tiêu chuẩn luật pháp hiện đại, nền tảng đạo đức.

Trung Quốc giương cao ngọn cờ của Mao Trạch Đông ! Và Mao Trạch Đông là người khiến hàng triệu người trong nước lẫn bên ngoài Trung Quốc chết oan trong nạn đói, lao động cưỡng bức và chiến tranh.

Tập Cận Bình từng đe dọa những người tự do ở Hồng Kông với ngôn từ sắt máu, ông ta thề sẽ "giết, nghiền nát thi thể và xương" những ai có ý đồ tách vùng lãnh thổ này ra khỏi đại lục, ám chỉ các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Lời đe dọa này không khác gì cách Trung Quốc từng thể hiện ở quảng trường Thiên An Môn. Và Trung Quốc sẽ sử dụng ý chí sắt máu này ngay tại Biển Đông bới tư duy cốt lõi như thế.

Nhân loại đang trở thành nạn nhân và chết dưới tay Trung Quốc nếu như không thức tỉnh kịp thời, kể cả Việt Nam.

Trước là Made in China với công xưởng giá rẻ khiến cả thế giới phụ thuộc, nay là Trung Hoa Mộng với lợi ích cốt lõi..

Diễm Thi

Nguồn : VNTB, 14/04/2020

******************

Cơn ác mộng khi mô hình Bắc Kinh sẽ thống trị thế giới

Minh Lê, VNTB, 12/04/2020

Khi các nước tư bản, đặc biệt là Tây Âu, "toang" vì dịch bệnh, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia kiểm soát được dịch bệnh ở trung tâm Vũ Hán.

chet2

Bệnh dịch lần này được coi là bài thử nghiệm hệ thống và mô hình độc đoán của Tập Cận Bình.

Bắc Kinh đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Vũ Hán sau khi virus này bùng phát, khiến hơn 81.000 người nhiễm bệnh và 3.000 người chết. Và so với các nước Tây Âu, số người nhiễm bệnh và tử vong ở nơi đầu tiên của dịch bệnh thấp hơn nhiều. Bỏ qua câu hỏi về dữ liệu của chính quyền Trung Quốc là thiếu chính xác, nhiều cuộc thảo luận sau đó đã đến xác nhận rằng mô hình quản trị độc đoán của Bắc Kinh đã "chiến thắng" mô hình tự do và dân chủ trong kiểm soát và dập tắt dịch bệnh. Một số trang web đặc trưng của Việt Nam đã nhanh chóng xướng tên Cuba, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc trong vòng tròn "ưu việt của chế độ chính trị" trong việc ngăn chặn dịch Covid-19.

Bắc Kinh đi xa hơn, chứng kiến ​​chiến thắng đầu tiên trước Covid-19 như một bàn đạp để thay thế Hoa Kỳ trở thành nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm. Điều đó cũng có thể là tuyệt vời và Nhà nước Cộng sản Bắc Kinh là anh hùng của thế giới nếu những vấn đề sau không xảy ra.

Đầu tiên, căn nguyên của dịch bệnh xuất phát từ chế độ trong đó tính minh bạch đứng bét trên bản đồ thế giới. Nguồn gốc sâu xa đến từ một mô hình chính trị ưu tiên tăng cường kiểm soát và tập trung quyền lực mà hoàng tử đỏ Tập Cận Bình đã khôi phục vào năm 2016. Mô hình tăng cường an ninh, đảm bảo hình ảnh ưu việt của đảng, lãnh tụ, và siết cổ xã hội dân sự.

Thứ hai, thiết bị y tế của Trung Quốc đã gửi "viện trợ" cho các quốc gia hoặc chỉ là phương tiện để ngã giá, mở đường cho Huawei tham gia thị trường, hoặc là hàng hóa kém chất lượng, hoặc hàng hóa mà các quốc gia nhận được lại chính là hàng viện trợ trước đây và nay đính kèm giá bán, hoặc là sản phẩm có chứa virus covid-19. Những vụ bê bối này đã miêu tả Trung Quốc là một chính phủ con buôn trên xác người và không thực sự có trách nhiệm nhân đạo.

Thứ ba, ca nhiễm trùng mới quay trở lại Trung Quốc vào tháng Tư, tại khu vực dịch bệnh trước đây của tỉnh Hồ Bắc chiếm 1/2, 78/117 trường hợp không có triệu chứng như ho và sốt.

Bệnh dịch lần này được coi là bài thử nghiệm hệ thống và mô hình độc đoán của Trung Quốc. Nhưng mô hình giúp Bắc Kinh tăng trưởng và ổn định xã hội đó đang giúp người dân Trung Quốc và thế giới chết từng ngày, và thế giới có một tầm nhìn hiếm hoi về hệ thống quan liêu và không minh bạch, lòng trung thành chính trị lớn hơn khả năng kỹ trị dựa trên giá trị nhân quyền mà Bắc Kinh và các nước độc tài khác tìm cách tôn thờ.

Những ngợi khen dành cho Bắc Kinh và mô hình chính trị độc đoán có thể được cất lên, nhưng trong một lớp màn mờ ảo của thịnh vượng, giàu có và trong tiếng gào thét của những oan hồn chết bởi bản chất của chế độ Bắc Kinh.

Bắc Kinh có thể không hoảng loạn vì dịch bệnh, nhưng Bắc Kinh còn lâu mới đủ điều kiện để thống trị thế giới. Bắc Kinh có thể chưa "toang" như Liên Xô, nhưng nếu mô hình quản trị này tiếp tục duy trì qua bão dịch bệnh thì chính quyền Bắc Kinh sẽ sớm phải bị cách mạng xã hội xử tử, do người dân không còn sợ hãi. Và bởi Bắc Kinh là cơn ác mộng chính trị mà loài người bắt đầu tỉnh giấc.

Minh Lê

Nguồn : VNTB, 12/04/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Donald Trump là kiểu người đôi khi mắc kẹt trong các vấn đề về Trung Quốc của Tập Cận Bình. Một tỷ phú mạnh miệng, người luôn cho rằng ông ta vĩ đại hơn Đảng Cộng sản, vĩ đại hơn sự nghiệp quốc gia.

trumptap1

Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ cánh xuống sân bay ở Bắc Kinh

Một người như vậy có thể bị các nhân viên thực thi luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biến mất im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau xuất hiện trở lại, lẩm bẩm những bài diễn văn cảm ơn về những gì Đảng Cộng sản đã làm cho mình.

trumptap2

Ông Tập Cận Bình có tính cách hoàn toàn trái ngược so với Donald Trump

Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chuẩn bị gặp nhau ở Bắc Kinh, sự tương phản giữa hai lãnh đạo của hai siêu cường về kinh tế càng rõ nét.

Trong khi cố vấn cấp cao thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump biến Nhà Trắng thành một "trung tâm nuôi dạy người lớn", thì các nhân viên thân cận trong Đảng Cộng sản của ông Tập lại mô tả chủ tịch của họ như một nhà lãnh đạo vĩ đại và khôn ngoan, "vị cứu tinh của chủ nghĩa xã hội".

Ông Trump không thể dựa vào các nhà tư bản Mỹ. Những người khổng lồ của giới công nghệ Mỹ không đến châu Á với đội ngũ thân cận của Trump. Thay vào đó là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook của Apple và Satya Nadella của Microsoft vai kề vai chụp ảnh chung cùng ông Tập tại Bắc Kinh tuần trước trong sự kiện ra mắt hội đồng cố vấn cho một trường đại học hàng đầu Trung Quốc.

trumptap3

Ông Tập (hàng đầu bên trái) chụp ảnh cùng Mark Zuckerberg (thứ ba phải qua)

Sự thiên lệch trong sùng kính tập thể giờ được nhìn thấy trong sùng kính giữa các cá nhân với nhau. Trump đã nhắc lại nhiều lần rằng ông ngưỡng mộ ông Tập và "sự phi thường" của ông, mô tả ông Tập như một người đàn ông quyền lực và một người bạn tốt.

Cựu chiến lược gia Stephen Bannon nói "không có nhà lãnh đạo nào được Trump ngưỡng mộ hơn thế".

Thế nhưng trước công chúng, ông Tập chưa bao giờ gọi ông Trump là ai đó vĩ đại chứ đừng nói coi ông Trump là một người bạn tuyệt vời.

Ông Tập tuyên bố đã đọc nhiều tác giả Mỹ từ Walt Whitman đến Mark Twain và Ernest Hemingway nhưng ông không liệt kê Donald Trump trong số đó. "Nghệ thuật đàm phán" của Trump có thể là cuốn bán chạy nhất ở Mỹ nhưng cuốn sách đưa ra những định hướng đáng tin cậy hơn cho sự nghiệp trị quốc của ông Tập là cuốn "Binh pháp Tôn Tử".

Ông Trump khuyên : "Bạn không thể có óc tưởng tượng hoặc óc kinh doanh nếu bạn suy nghĩ quá phức tạp. Tôi thích đi làm mỗi ngày và chỉ tập trung vào những gì đang phát triển".

Nhưng tài liệu quân sự cổ đại mà tất cả chiến lược gia Trung Quốc buộc phải đọc lại kêu gọi "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng".

Sự đối lập giữa Tập và Trump là sự tương phản của một đời người. Ông Tập đã trải qua 7 năm làm nông dân, sống trong hang đá trước khi bắt đầu leo lên các vị trí quyền lực của hệ thống chính trị Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ qua.

Để đạt tới vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc với 89 triệu Đảng viên trung thành, người ta cần phải có một ý chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, cùng sự kiên nhẫn chiến lược. Những phẩm chất này không được dùng để phác họa ông Donald Trump.

Không có gì ngạc nhiên khi có sự khác biệt về phong cách giữa hai ông. Ông Tập hiếm khi bắt đầu một câu bằng từ "Tôi", hàm ý phẩm giá quốc gia bao trùm vai trò lãnh đạo của ông. Ông muốn thể hiện điều gì đó thiêng liêng, như "Giấc mộng Trung Hoa". Vì vậy ông Tập luôn luôn xuất hiện với phong thái tỉnh táo, ổn định, bất khả chiến bại.

Trong trường hợp ông có sự sùng bái cá nhân, đó là do bắt buộc phải thế. Các trường học, văn phòng hội đồng quản trị các công ty và cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc hiện bắt đầu học và nghiên cứu "Tư tưởng Tập Cận Bình".

Ngược lại, ông Trump luôn mở miệng với đại từ nhân xưng "tôi". Khi ông công du châu Á, ông bỏ lại đằng sau một nước Mỹ mà truyền thông Trung Quốc gọi là "khủng hoảng và hỗn loạn".

Cặp đôi kỳ quặc

Nhưng vượt trên mọi sự tương phản, nhân vật suốt đời theo cộng sản và ông trùm bất động sản vẫn có hai điểm chung. Cả hai đều phô trương quyền lực và đều vô cùng tự mãn. Cả hai coi mình như những người cứu rỗi quốc gia và coi đất nước mình là ngoại lệ trên thế giới. "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình ra đời trước khi ông Trump muốn "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Tuy thế hai ông đều có chung hứa hẹn : Khôi phục lại thời kỳ vàng son của quyền lực tối cao và không cho phép can thiệp bên ngoài nào cản trở đường lối này.

Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tuần này trong sự kiện mà Trung Quốc mô tả như một "chuyến thăm cấp nhà nước", câu hỏi lớn nhất là liệu họ có thể tìm ra cách để hai quốc gia "trở nên vĩ đại cùng nhau" hay đây chỉ là một trò chơi "Tổng bằng không", nơi mà sự vĩ đại của một quốc gia này này đòi hỏi sự xuống nước của quốc gia kia.

Tất nhiên đây không chỉ là câu hỏi cho cặp đôi kỳ quặc tuần này mà là câu hỏi đeo đuổi chúng ta cả đời. Chúng ta rồi có thể nhìn lại chuyến đi châu Á của ông Trump như cơ hội tái hiệu chỉnh quyền lực ngầm của Hoa Kỳ, hoặc như một mốc quan trọng trong việc Mỹ hoán đổi vị trí quyền lực cho Trung Quốc.

Có lẽ lịch sử sẽ không mô tả cuộc gặp gỡ trong những bài tường thuật khô khan như thế này mà trong khung cảnh một tuần lễ với những nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi, như việc sắp xếp lại ghế ngồi trên boong tàu Titanic, yên bình trước khi có bão.

Kiềm chế

Chúng ta hãy xem lần lượt các kịch bản này.

Vào ngay hôm trước chuyến đi của ông Trump, chính quyền của ông đột nhiên bắt đầu sử dụng một khẩu hiệu chiến lược mới, nói về "một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy nhiên cho tới khi chiến lược này được phác họa đầy đủ hơn, thật khó để biết chính xác nó gì so với tầm nhìn của chính quyền Hoa Kỳ trước đây.

Nhưng mục đích của chiến lược này hẳn phải là để trấn an các đồng minh và bạn bè quốc tế, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với Hoa Kỳ sau khi ông Trump bị chỉ trích về thâm hụt thương mại, chi tiêu quốc phòng và việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được thúc đẩy đàm phán trong thời ông Obama.

Thông điệp được nêu ra ở đây là các cố vấn cao cấp của ông Trump, những người được gọi là "người lớn trong Nhà Trắng", đã kiềm chế được bản năng gây rối của tổng thống và khôi phục lại chính sách từng có của Mỹ ở châu Á. Nếu "Ấn Độ -Thái Bình Dương" cho thấy nó không chỉ là khẩu hiệu, lịch sử có thể mô tả chuyến đi này như là thời điểm mà cường quốc Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh với châu Á, với các đồng minh và bạn bè thế giới hân hoan sát cánh bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trung Quốc gai góc và quyết liệt.

Kịch bản thứ hai là lịch sử có thể mô tả chuyến đi châu Á của ông Trump như một điểm giao thoa giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy tàn của Mỹ. Với tất cả nỗ lực lịch thiệp không mệt mỏi dành cho vị khách của mình, đây là phiên bản lịch sử mà Tập Cận Bình đang cố gắng viết. Ông Tập dự định thúc đẩy một chiến lược chặt chẽ từ nay đến giữa thế kỷ dựa trên quyền lực cứng và mềm đang gia tăng.

Ông Trump có thể tập trung vào châu Á trong tuần này, nhưng các tuần khác ông đều bị nhấn chìm bởi các vấn đề quốc nội, trong khi hình ảnh Trung Quốc xuất hiện trong khu vực mỗi ngày. Với năng lượng dồi dào và tham vọng lớn, Trung Quốc đổ tiền vào phát triển khu vực, ngoại giao, quan hệ quân sự và truyền thông, tiến hành những cuộc "tấn công hấp dẫn" đầy tính toán vào những quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong 7 thập kỷ.

Các nước châu Á đều chứng kiến ông Tập nổi lên từ Đại hội Đảng Cộng sản với quyền lực tăng lên nhanh chóng, và ít nhất là nếu nhìn bề ngoài Trung Quốc không có sự chia rẽ và không thống nhất như ở Hoa Kỳ.

Vũ khí chiến thắng

Tuy nhiên, không một tổng thống Mỹ nào có thể tự nguyện trở thành một phần của câu chuyện lịch sử này. Trong cuộc vận động tranh cử năm ngoái, ông Trump giận dữ nói về việc Trung Quốc "cướp đoạt" kinh tế Mỹ và "trộm cắp công việc của người Mỹ". Ông hứa nếu được bầu, ông giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm thất bại... ; rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "láu cá" sẽ không thể "thông minh, mưu kế và giỏi đàm phán hơn" các nhà lãnh đạo của Mỹ.

Sự thất vọng tiếp diễn trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ, nơi nhiều người cảm thấy Trung Quốc đang giành chiến thắng trong cuộc chạy đua siêu vũ khí.

Cứ tổng thống Hoa Kỳ nào của thế kỷ 21 từng nói về dự định sẽ vượt qua thách thức chiến lược của Trung Quốc đều bị nốc ao bởi các sự kiện lịch sử. Đối với George W Bush, đó là vụ tấn công tòa tháp đôi ngày 9/11 và các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Đối với Barack Obama, đó là cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng quân sự tại Trung Đông.

Trung Quốc năm 2017 mạnh hơn và tự tin hơn nhiều so với năm 2001 hay năm 2009. Dưới thời ông Tập, Trung Quốc cam kết đấu tranh chống lại các giá trị và lý tưởng về tự do và dân chủ của Mỹ.

Tuần trước, ông Tập dẫn đầu đội ngũ đảng viên thân cận trong lễ nhậm chức, tay nắm chặt, tuyên thệ trung thành với lá cờ Đảng cộng sản. Trong khi đó, với tất cả hình ảnh về chuyến thăm dài ngày tới châu Á và những từ ngữ đẹp đẽ về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ", Tổng thống Hoa Kỳ Trump chỉ đặt Trung Quốc vào một vị trí ít chiến lược hơn.

Thực tế là kể từ khi nhậm chức, các lãnh đạo Trung Quốc đã thở phào khi thấy tin về chuyến thăm Trung Quốc của Trump trên Twitter. Trump đã cảnh báo về trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn, đồng thời ra lệnh điều tra các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại những nỗ lực làm tiêu tan khát vọng của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Điều này có thể thay đổi trong những tháng tới. Nếu Hoa Kỳ chuyển từ sự hợp tác đầy hậm hực với Trung Quốc sang cạnh tranh quyết liệt hơn, những tác động tới châu Á và thế giới sẽ vừa mạnh mẽ, vừa khó lường.

Ông Tập thì quyết tâm tránh né điều đó. Ông cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.

Cơ hội đánh bóng hình ảnh là cái mà Trung Quốc làm tốt hơn cả, lại rẻ hơn nhiều so với mở các thị trường trọng điểm hoặc kiềm chế kinh tế Bắc Hàn. Vì vậy, chủ nhà sẽ đặt vị khác ưa hào nhoáng của mình trong một quang cảnh tiếp đón lộng lẫy.

Ông Tập sẽ động viên ông Trump tưởng tượng rằng đây là một chương trong Nghệ thuật của đám phán chứ không phải là Binh Pháp Tôn Tử của Tôn Vũ.

Rốt cuộc, như Tôn Vũ đã chỉ ra trong cuốn sách cổ của ông, binh pháp, xảo quyệt, ngoại giao và chia rẽ là tất cả những vũ khí chiến thắng cho một chỉ huy vĩ đại.

"Chiến thắng đỉnh cao là đánh bại các kẻ thù mà không phải chiến đấu với chúng".

Published in Diễn đàn