Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đến giờ phải khẳng định phương án nhân sự chủ chốt của trung ương đảng cộng sản Việt Nam chưa được thống nhất. Ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị tổng bí thư, trưởng tiểu ban nhân sự đại hội đảng là người chịu trách nhiệm lớn nhất về vấn đề này. 

sang0 (2)

Giữa ba người này, ông Trọng chọn ai ? Trương Hòa Bình (bìa trái), Nguyễn Xuân Phúc (giữa) và Trần Quốc Vượng (bìa phải)

Nhưng điều rất đặc biệt là những nhân vật có khả năng ứng cử vào những vị trí quan trọng lần lượt theo cách này hay cách khác đã ra đi.

Ở vị trí kế nhiệm tổng bí thư, ông Đinh Thế Huynh đột ngột bị căn bệnh kỳ lạ mất trí nhớ, ông trở thành người thần kinh, hàng ngày lảm nhảm chuyện không đâu, có khi còn quên cả tên người quen cũ.

Kế đến là ông Trần Đại Quang, ông mắc một căn bệnh cũng kỳ lạ mà các bác sĩ hàng đầu ở Việt Nam xác nhận chưa gặp bao giờ. Trước khi chết một năm, ông Quang bị tước bỏ hết quyền lực và bị giám sát, theo dõi chặt chẽ.

Người cuối cùng ở ví trí kế nhiệm tổng bí thư là ông Trần Quốc Vượng, ông hầu như không có cơ hội gì để chứng tỏ mình, ông rất nhạt nhòa so với ứng cử viên chức tổng bí thư. Vị trí tổng bí thư phải theo thông lệ phải đi lên từ các chức thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thường trực ban bí thư. 

Nếu tính theo cách này, thì người kế nhiệm chức tổng bí thư chỉ có ông Phúc là khả dĩ hơn cả khi đem thi đấu với ông Vượng. Với mạng lưới sân sau, đàn em của mình trong trung ương. Một cuộc thăm dò uy tín ở vị trí giữa Phúc và Vượng, chắc chắn Phúc sẽ thắng áp đảo.

Vị trí tổng bí thư bây giờ chỉ có 3 người là ông Trọng, Phúc, Vượng.

Ông Trọng quá già và bệnh tật, ông khó có thể vin vào lý do nào nữa để ngồi lại.

Ông Vượng không có uy tín, hay nói thẳng hơn là ông không có nhiều vây cánh, đàn em. 

 Ứng cử viên vị trí thủ tướng cũng y hệt như các trường hợp ứng cử tổng bí thư. Đầu tiên thì Hoàng Trung Hải phó thủ tướng, uỷ viên bộ chính trị đưa về là bí thư Hà Nội, trên danh nghĩa là cho đi địa phương để lấy tiêu chuẩn kinh qua lãnh đạo địa phương. Giữa chừng nhiệm kỳ, ông Hải bị lôi ra tội làm thua lỗ ở Gang Thép Thái Nguyên, bị kỷ luật và phế truất chức vụ, ngồi im một chỗ. Thay thế ông Hải là phó thủ tướng Vương Đình Huệ, cũng là uỷ viên Bộ Chính trị. Ông Huệ mới ngồi đã được chốt luôn ghế bí thư đến hết khoá sau. Cả hai người đều kinh quan quản lý về kinh tế, độ tuổi, kinh nghiệm đều đáp ứng vị trí thủ tướng.

Hai ứng cử viên Hải và Huệ đã bị đầy xa ghế thủ tướng, đương nhiên người còn lại, không cần thông tin mật gì, ai chú ý theo dõi cũng có thể nhận định, trước sau người ấy cũng bị đầy xa khỏi ghế thủ tướng. Đó là trường hợp cưụ thống đốc ngân hàng, trưởng ban kinh tế trung ương, uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình. 

Nguyễn Văn Bình đã bị tấn công dồn dập suốt từ nhiệm kỳ trước đến nửa nhiệm kỳ sau, nhưng đều bình an vô sự bởi trước đó còn hai người là Huệ, Hải. Bình còn xa chức thủ tướng, nhưng nay phe Tư Sang đã đẩy được cả hai người kia đi, lẽ nào để Bình Ruồi bất chiến tự nhiên thành, ngồi hưởng thành quả mà nó phải thuộc về Trương Hòa Bình, phó thủ tướng thường trực hoặc đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới làm một nhiệm kỳ.

Đòn tấn công lần này của Tư Sang thật quyết liệt mang tính sống còn, cũng dể hiểu vì chỉ còn hai tháng là mọi việc phải chốt được thua. Nếu Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc về vườn, một mình Trần Cầm Tú ở lại cùng đám Hà Tĩnh chưa đủ sức khuynh loát chính trường Việt Nam.

Liệu bộ chính trị do ông Trọng chủ trì có khước từ bàn đến vấn đề kỷ luật Nguyễn Văn Bình không ?

Rất khó, vì thời gian không kịp, kỷ luật thế nào, họp Bộ Chính trị, họp trung ương đảng... ban hành kỷ luật sát ngày đại hội.

Không làm cũng dở, vì bọn Tư Sang đã tung thông tin lên mặt báo, thẳng thắn nói Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị. Ông Trọng không làm gì thì uy tín đốt lò của ông để ở đâu ?

Nếu nói hoãn đến nhiệm kỳ sau, tất nhiên Nguyễn Văn Bình không được ứng cử ghế thủ tướng, và bọn Tư Sang chỉ cần có thế. Nhiệm kỳ sau quan quân trong tay chúng, việc diệt Bình Ruồi lúc nào được lúc ấy.

Cuộc chiến tàn khốc này khiến cho những kẻ khác phải run sợ, phó thủ tướng Vũ Đức Đam sau nhiều lần bị dằn mặt, Đam nại lý do xem tử vi bao làm to nữa thì bị hạn, xin không ứng cử vào Bộ Chính trị. Còn bà Trương Thị Mai, ứng cử viên chủ tịch quốc hội bày tỏ ý muốn được xin về nghỉ hưu. Đây là hai người khá hiền lành, không điều tiếng gì, họ chọn cách an thân khi thấy cuộc tương tàn khốc liệt giữa các phe phái trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng cần ra một đòn quyết đoán, đó là chỉ giữ lại trường hợp quá tuổi duy nhất là ông Vượng làm tổng bí thư, y như nhiệm kỳ trước. Còn ai quá tuổi phải về hết. Sau đó mới bàn tiếp đến ai làm gì ở các vị trí chủ tịch nước, thủ tương, chủ tịch quốc hội. Cắt đứt tham vọng của Trương Tấn Sang đưa Trương Hòa Bình lên cao. Không còn tham vọng này, diệt ai cũng chẳng mang lại gì, mọi chuyện mới tạm yên để đi vào đại hội thứ 13.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 05/11/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 19 février 2020 20:30

Chuẩn bị đưa đồng chí X vào lò ?

Lời giới thiệu : Bài này của ông Trương Tấn Sang có nhiều câu "rất lạ", chẳng hạn như : "Nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, tại Hội nghị Trung ương 4công tác phòng chống tham nhũng được khơi dậy với quyết tâm lớn nhưng kết quả lại chưa đạt yêu cầu.Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân bị thách thức nghiêm trọng khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI). Đây cũng là lần rất hiếm hoi mà một quyết định của Bộ Chính trị đã không được trung ương thông qua". Chuẩn bị đưa đồng chí X vào lò ?

Viet-studies

******************

Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII

Trong lời chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ nhân dịp năm mới Canh Tý 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh năm 2019 vừa qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý...

tts1

Ông Trương Tấn Sang phát biểu - Ảnh minh họa : Q. ĐỊNH

Nếu đánh giá giai đoạn 10 năm của hai nhiệm kỳ vừa qua bằng các số liệu và sự kiện, có thể nhận thấy sự tương phản rõ ràng của những gam màu sáng - tối, qua đó cũng thấy sáng rõ những bài học kinh nghiệm quý báu...

Những thành tựu nổi bật

Năm 2019 vừa qua là một năm có ý nghĩa quan trọng ; nói một cách hình ảnh đó là "bậc thềm" mà chúng ta phải đi qua để bước vào năm 2020 - năm tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Chúng ta đứng trên "bậc thềm" cao thì thành công của Đại hội Đảng toàn quốc sẽ càng cao.

Bằng nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, 2019 là một năm ghi dấu thành tích vượt bậc kể từ đầu nhiệm kỳ cả về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, thể dục thể thao... Về kinh tế, số liệu của Tổng cục Thống kê và của các tổ chức nước ngoài cho thấy chúng ta đều vượt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. 

Đặc biệt là các chỉ tiêu về mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,02%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt 2,79%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ đôla Mỹ, nợ công, nợ nước ngoài đều nằm dưới ngưỡng an toàn và ngưỡng cho phép của Quốc hội…

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV này, Chính phủ luôn khẳng định rõ mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô song song với đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế", khác với sự dè dặt trước đây "mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý".

Không chỉ có các con số mà chất lượng và chiều sâu của tăng trưởng giai đoạn hiện nay có chuyển biến rất rõ nét. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP, thể hiện sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế) giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. 

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) cải thiện dần, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,14 so với 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Năm 2019, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc trong báo cáo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI)...

Trong lời chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sĩ nhân dịp năm mới Canh Tý 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh năm 2019 vừa qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý.

Nhớ lại giai đoạn 5 năm trước, để đạt con số tăng trưởng, chúng ta phải bơm vào nền kinh tế một lượng lớn vốn đầu tư công và vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Những gì nhận được là con số tăng trưởng cao không như mong muốn, trong khi lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng ở mức nhiều doanh nghiệp không chịu nổi, nợ xấu của ngân hàng trầm trọng, sản xuất đình đốn, nợ công, nợ nước ngoài tăng cao, khả năng trả nợ yếu kém, chỉ số tín nhiệm quốc gia ở mức thấp…

Riêng nạn tham nhũng, lãng phí gia tăng ở mức nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây đổ vỡ cho nền kinh tế. Trầm trọng hơn, có những nhóm người vẽ ra các kịch bản vơ vét tiền Nhà nước (cũng là của nhân dân) hết sức tinh vi, kín kẽ đến mức tưởng chừng không thể bóc gỡ, vì được ẩn mình dưới sự cấu kết mang tính "lợi ích nhóm" giữa những quyền lực chính trị và kinh tế, mà thiếu sự kiểm soát và giám sát có hiệu quả một thời gian dài trong nền kinh tế thị trường.

Muốn phòng chống tham nhũng phải có cán bộ không tham nhũng

Nhìn lại gần 10 năm từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay đã gần cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII, rõ ràng nhiệm kỳ này phải gánh vác một nhiệm vụ rất nặng nề là dọn dẹp những chướng ngại vật, những nhân tố cản trở con đường phát triển của quốc gia, cản trở sự lãnh đạo xuyên suốt, toàn diện của Đảng.

Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, cần hành động quyết liệt trong việc sắp xếp đúng các vị trí công tác, những "mắt xích" nào yếu phải bị thay thế bằng những nhân tố tích cực hơn trong việc đương đầu và đấu tranh với tham nhũng. Những ai không muốn làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Thái độ lừng chừng, viện lý do này khác phải được khắc phục triệt để.

Điều này có thể thấy rõ qua hoạt động của các cơ quan Đảng và chính quyền như Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban), Ban Nội chính trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Thanh tra, Kiểm toán, Công an, Kiểm sát, Tòa án...

Đó vẫn luôn là bài học về xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua công tác cán bộ, như Bác Hồ kính yêu từng viết trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc : "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Đây là bài học thuộc lòng, nhưng đã có những lúc chúng ta làm chưa đúng ; phải thành thật nhận thấy đây là khuyết điểm lớn, trong đó có cả của cá nhân tôi.

Chống tham nhũng không phải đến hôm nay mới xuất hiện trong các văn kiện của Đảng. Nhìn lại các kỳ đại hội từ giai đoạn Đổi mới, Đảng ta đã thường xuyên cảnh báo, nêu quyết tâm về việc phòng, chống nguy cơ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực. 

Ngay từ giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII, lúc xã hội mới nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình chuyển đổi cơ chế, Đảng đã chính thức xác định 4 nguy cơ trước mắt là : tụt hậu xa hơn về kinh tế ; chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; tham nhũng và các tệ nạn xã hội ; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Đến trung ương khóa VIII, nhiệm vụ chống tham nhũng được ghi dấu bằng nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (lần 2). Nhiệm kỳ các Đại hội khóa IX, khóa X đều có sơ kết, tổng kết nhưng hành động còn thiếu kiên quyết, tạo cơ hội cho tiêu cực, tham nhũng phát triển và lây lan.

Nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, tại Hội nghị Trung ương 4, công tác phòng chống tham nhũng được khơi dậy với quyết tâm lớn nhưng kết quả lại chưa đạt yêu cầu. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân bị thách thức nghiêm trọng khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI). Đây cũng là lần rất hiếm hoi mà một quyết định của Bộ Chính trị đã không được trung ương thông qua.

Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đã khiến cho nhiều cán bộ cấp cao trong Đảng, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân sụt giảm niềm tin vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng.

Không để ai đứng trên tổ chức Đảng

Đến hôm nay, có thể nhận thấy công tác phòng chống tham nhũng ở nhiệm kỳ Đại hội khóa XII đã có những chuyển biến quan trọng, đem lại nguồn động viên to lớn cho toàn xã hội. Lịch sử của Đảng ta là "một pho lịch sử bằng vàng", không ai được phép làm dơ bẩn danh dự của Đảng ! Không đảng viên nào được đứng lên trên tổ chức Đảng !

Cũng nhìn vào những gì đang diễn ra hôm nay mới thấy trách nhiệm, khuyết điểm của nhiệm kỳ Đại hội khóa XI là không hề nhẹ, nhất là trên hai mặt chỉ đạo phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Những tổn thất về uy tín chính trị, sự đổ vỡ niềm tin là khó có thể đong đếm được. 

Tôi thấy cần thiết phải nhắc lại lời dạy của Bác Hồ : "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" (tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân).

Vì vậy, đối với những cán bộ có khuyết điểm mà không biết "tự sửa mình", không có đủ lòng tự trọng để lắng nghe phê bình, tự nguyện rời bỏ vị trí thì tổ chức Đảng phải kiên quyết loại bỏ.

Hồ Chủ tịch từng nói : "Làm việc nước bây giờ là hi sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu" (phát biểu tại buổi lễ ra mắt ứng cử viên đại biểu Quốc hội năm 1946 tổ chức tại Việt Nam học xá). 

Để đại hội thành công như mong muốn của mỗi chúng ta thì phải có đoàn kết nội bộ. Một trong những điều quan trọng để giữ gìn sự đoàn kết đó là công minh trong đánh giá cán bộ, công bằng trong kỷ luật Đảng. 

Nếu nhìn sâu vào một số vụ việc cụ thể thì vẫn còn thấy những câu hỏi về sự công bằng trong xử lý cán bộ. Điều đó rất nguy hiểm, là nguyên nhân tiềm ẩn xung đột ngay trong nội bộ, khiến sự đoàn kết không bền vững. Chúng ta đều biết công tác cán bộ làm không tốt thì tự ta lật đổ ta.

Chúng ta đã bước vào năm thứ 90 kể từ khi có Đảng. Đại hội Đảng lần thứ XIII đang đến gần, là đại hội của chuyển giao thế hệ. Không có đại biểu tốt thì không có đại hội tốt mà muốn có đại biểu tốt thì phải từ cấp cơ sở. Chúng ta phải lựa chọn được những cá nhân có bản lĩnh, liêm chính, được nhân dân thừa nhận và như vậy phải có cơ chế lắng nghe ý kiến của nhân dân. Những người làm công tác cán bộ phải "càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng" (Hồ Chí Minh, tác phẩm Sửa đổi lối làm việc), như kinh nghiệm ở những nhiệm kỳ vừa qua.

Được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ có một đại hội thành công, lãnh đạo đưa đất nước tiếp tục tiến lên trên con đường giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Trương Tấn Sang

(nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch nước)

Nguồn : Tuổi Trẻ, 17/02/2020

Published in Diễn đàn

Vụ kiện "hướng đến Đại hội 13"

Dù Đặng Thị Hoàng Yến (chủ tịch Công ty năng lượng Tân Tạo – TEC – và từng là "người đẹp một thời" của giới "nghị gật" Quốc hội Việt Nam) đã lấy tên là Maya Dangelas sau khi cày cục để được nhập quốc tịch "xứ tư bản giãy chết" Hoa Kỳ, nhưng việc bà Yến thình lình phát đơn kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Chín, năm 2019, với lý do vì ông Dũng đã ra lệnh xóa dự án vi phạm trực tiếp thỏa thuận đầu tư giữa TEC và chính phủ Việt Nam khiến TEC thiệt hại lợi nhuận hơn 2,5 tỉ USD, vẫn được một số nhà quan sát xem là một động thái "chính trị nội bộ" và mang đặc thù riêng của giới đồng chí nhưng còn lâu mới đồng lòng trong Đảng cộng sản Việt Nam.

yen1

Ông Trương Tấn Sang, hình chụp 2015, khi đang là chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Vụ kiện trên do hãng truyền thông PR Newswire đưa tin theo nguồn tin từ Văn phòng luật sư "Law Offices of Charles H. Camp, P.C".

Vụ kiện trên lại xảy ra hầu như đồng thời với một loạt bài viết được tung lên mạng xã hội mang tựa đề "Màn kịch bẩn thỉu của Johnathan Hạnh Nguyễn, quan chức ACV và Út Trọc để chiếm đoạt sân bay quốc tế Cam Ranh", "Con đường rửa tiền của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và gia tộc"…, nhằm "đánh" Trương Tấn Sang – cựu chủ tịch nước, nhân vật duy nhất còn giữ tư thế "quyền lực của kẻ không quyền lực" trong chính trường Việt Nam.

Tác giả ẩn danh của loạt bài viết này được một số dư luận cho là người của phe "anh Ba X" (tức Nguyễn Tấn Dũng).

Ngay trước khi có loạt bài viết trên và vụ kiện của Đặng Thị Hoàng Yến đối với Nguyễn Tấn Dũng, đã xuất hiện loạt bài viết "Hướng đến Đại hội 13" của cùng tác giả Hoàng Việt – rất có thể chỉ là một bút danh – trên mạng xã hội, với rất nhiều chi tiết ruột rà trong nội bộ đảng lẫn nội bộ ngành công an.

Những bài viết này chĩa mũi dùi vào một số quan chức Bộ Chính trị còn muốn đi tiếp và "vươn lên một tầm cao mới" như Bộ trưởng công an Tô Lâm, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình và những quan chức cấp "trung ủy" như Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao…

Loạt bài viết trên thậm chí còn nêu rất cụ thể về một cuộc họp kín tại nhà riêng giữa một số quan chức cao cấp để chuẩn bị nhân sự và tài chính cho chiến dịch lobby tại Đại hội 13, về một âm mưu hất đổ Nguyễn Phú Trọng, về việc đại gia ngân hàng Hà Văn Thắm đã "chi" cho những quan chức nào và bao nhiêu…

Dù có rất nhiều chi tiết không thể kiểm chứng được, nhưng loạt bài viết trên khiến người ta nhớ lại hình ảnh của trang mạng Chân Dung Quyền Lực, với rất nhiều thông tin nội bộ mà đã khiến chính trường sôi sục và dư luận Việt Nam sôi động vào khoảng thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015.

Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, loạt bài viết "Hướng đến Đại hội 13" của tác giả Hoàng Việt là tín hiệu báo trước cuộc chiến khó yên bề thỏa hiệp giữa các phe phái chính trị ngay từ lúc này cho đến khi Đại hội 13 diễn ra – dự kiến vào đầu năm 2021.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng tác giả của loạt bài viết "Hướng đến Đại hội 13", trong khi vạch trần và tố cáo khá nhiều quan chức trong Bộ Chính trị, thì lại không một từ chỉ trích hay tố cáo một số quan chức khác cũng trong Bộ Chính trị như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… Cũng bởi thế, một số dư luận cho rằng tác giả Hoàng Việt "không khách quan" và "thiên vị".

Toàn cảnh gấu ó trên lại xảy ra trước một sự kiện rất quan trọng : Hội nghị trung ương 11 sẽ diễn ra vào cuối năm 2019, với nhiệm vụ chốt danh sách sơ bộ các gương mặt ủy viên Bộ Chính trị cho khóa 13. Nếu Hội nghị trung ương 10 chỉ là cuộc đấu giữa những "cá bé", thì Hội nghị trung ương 11 mới thật sự là cuộc săn đớp moi ruột của "cá mập" với nhau.

Một chiến dịch chạy đua vào Bộ Chính trị tương lai đã được khởi động từ năm 2017 và kéo dài cho đến nay. Không chỉ Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc là hai ứng cử viên hàng đầu cho chức tổng bí thư, với điều kiện Nguyễn Phú Trọng chịu "về vườn", mà còn cả một lô quan chức khác như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thiện Nhân,… mà bất kỳ ai trong số đó cũng đều sẵn sàng trám vào vị trí của một kẻ bại trận bị văng ra trong cuộc chiến nảy lửa.

Nhưng một hiện tượng bất thường đã xảy đến là trong chiến dịch đua tranh trên là sự xuất hiện một gương mặt cũ, rất cũ : Trương Tấn Sang.

Vai diễn nào của cựu chủ tịch nước ?

Thông thường, các ủy viên Bộ Chính trị và kể cả những quan chức "tứ trụ" khi đã về hưu đều rời hẳn chính trường mà rất ít khi xuất hiện với vai trò tham chính. Nhưng sau Đại hội 12, Trương Tấn Sang dù đã "nghỉ" các chức vụ nhưng vẫn hiện ra như một ngoại lệ. Trong thời gian gần đây, ông ta xuất hiện trở lại trên mặt báo khá dày đặc – đi thăm nhà máy Điện Gió Bạc Liêu, đi kiểm tra 9 cây cầu bê tông nông thôn đang thi công ở các xã ở Long An, khánh thành 12 cầu nông thôn ở Long An…

Rất đặc biệt, một chuyến đi của Trương Tấn Sang đến An Giang vào tháng Tư, năm 2019 – chỉ ít ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng bất thần bị cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang "nhà ba Dũng", đã được báo An Giang rút tít "Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hỗ trợ Tân Châu 15 tỷ đồng cất mới 10 cây cầu nông thôn".

Có trời mới biết làm cách nào cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại có được đến 15 tỷ đồng, và vì sao ông ta lại dùng cả số tiền khổng lồ ấy cho việc công quả.

Đáng chú ý không kém, những chuyến đi ấy của Sang đều được không ít lãnh đạo địa phương đón tiếp và tháp tùng chu đáo – như một thông điệp về việc Trương Tấn Sang không chỉ là cựu thần, không chỉ là "cố vấn đặc cách phía Nam" của Nguyễn Phú Trọng, mà cách nào đó vẫn giữ được một uy quyền vô hình trong hệ thống đảng cầm quyền.

Cùng với sự tái xuất của Trương Tấn Sang, có nhiều đồn đoán về việc ông ta đang "bảo kê" cho một lớp chính khách để lao vào trận mạc Đại hội 13.

Đại hội 13 lại khiến cho người ta buộc phải nhung nhớ trận chiến giữa hai phe "Trọng-Sang" và phe Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đã tưởng đâu có thể kỷ luật được "đồng chí X", nhưng không ngờ đến phút cuối cùng lại nảy sinh sự việc là có đến 3/4 Ban chấp hành trung ương không đồng ý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng.

Tại phiên bế mạc Hội nghị trung ương 6, Nguyễn Phú Trọng đã phải rơi lệ. Người ta xem đó là cử chỉ tấm tức như một đứa trẻ của ông ta, một trạng thái bất lực chẳng thể làm gì được cái kẻ ngỗ ngược xem trời bằng vung và bị dân chửi là "thủ tướng phá chưa từng có" kia.

Năm 2012 cũng là năm hiện ra trang mạng Quan Làm Báo, chỉ trích và tố cáo phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng kịch liệt. Đạo diễn của trang mạng này được một số dư luận cho là Đặng Thị Hoàng Yến – "người của Tư Sang", dù chưa có xác nhận nào mang tính kiểm chứng về dư luận này.

Phải chăng vụ kiện của bà Yến đối với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Chín, năm 2019 cho thấy phe Trương Tấn Sang rất có thể đã nhận thấy dấu hiệu "manh động" mà có thể dẫn tới hành vi "cướp ấn" của phe Nguyễn Tấn Dũng nên ra đòn đánh phủ đầu ?

Nhưng vụ kiện trên cũng cho thấy Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa hẳn mấp mé "lò" của Nguyễn Phú Trọng, mà đang tìm cách phản công.

Hàng loạt đơn thư, bài viết tố cáo lẫn nhau trên mạng xã hội và cả một vụ kiện lớn xảy ra ngoài đời giữa những người đã từng là đồng chí của nhau, và ngay vào lúc này vẫn xưng hô đồng chí với nhau, đang phát đi tín hiệu về một cuộc chiến dữ dội, sắc máu, sống mái và tởm lợm giữa các phe phái trong những tháng còn lại của năm 2019.

Và tất nhiên leo sang cả năm 2020, khoảng thời gian cuối cùng để "toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng Đại hội đảng lần thứ 13". 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 22/09/2019

Published in Diễn đàn

Tương lai Việt Nam vẫn toàn là câu hỏi, theo phát biểu của Tổng bí thư Trọng

BBC, 19/05/2019

Phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 16/05 ở Hà Nội, nêu ra một loạt câu hỏi về đất nước từ nay đến 2045.

tróngang0

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 16/05 ở Hà Nội

Đầu tiên là về định hướng cho quốc gia

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi :

- Chiến lược là thế nào ?

Chúng ta định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc, năm 2030 là mốc rất quan trọng (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước).

- Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào ?

- Đến năm 2045 nước ta sẽ hình dung như thế nào ?

- Thời kỳ quá độ là thế nào ?

- Đổi mới Chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào ?

- Đổi mới Chính trị có phải là Đổi mới chế độ chính trị không ?

Rồi ông bình luận, "Lâu nay cứ nói ào ào. Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó.

Cứ nói đổi mới kinh tế đồng thời đổi mới chính trị. Vừa rồi nói ta đổi mới kinh tế không chịu đổi mới chính trị".

Sau đó là về tình hình thế giới...

Với nhiều diễn biến xảy ra dồn dập trong một tháng ông Trọng vắng mặt vì lý do sức khỏe, ông đã tự cập nhật các chủ đề quốc tế bằng nhiều câu hỏi.

- Từ nay đến năm 1945, tình hình thế giới sẽ thế nào ?

Rồi ông điểm ra :

- Mỹ thế này, Trung Quốc thế này, EU thế này, Anh - Brexit như thế, khủng hoảng mãi, ra không ra được, vào không vào được, Triều Tiên thế này, Nhật thế nào, Hàn Quốc rồi là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc với Mỹ bây giờ đang tình hình thế nào ?

- Khu vực Đông Nam Á, dự báo tình hình sắp tới sẽ thế nào, trên cơ sở đó xác định mục tiêu từ đây đến đó phải được đến cái gì ?

Về một số đô thị lớn đang muốn vươn lên thành 'thông minh', Tổng bí thư hỏi :

- Tôi nói ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh, mươi năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào ?

- Có hình dung được hết không ? Hà Nội sẽ là thế nào ?

- Cứ nói thành phố thông minh, thành phố xanh, đấy là cách nói về một khía cạnh đi vào cuộc cách mạng công nghiệp mới này thôi, còn nước ta đến 2030 sẽ là nước gì ?

- Nước công nghiệp phát triển hay là một nước phát triển, hay là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nội hàm của nó là cái gì ?

tróngang01

Xã hội Việt Nam nay có đông thanh thiếu niên với suy nghĩ khác xa thế hệ 'cách mạng' và ngưỡng mộ những nhân vật không thuộc hệ thống chính trị - Không chỉ là một hiện tượng gây bão mạng xã hội thời gian qua, Khá Bảnh còn nhận được nhiều sự chú ý ngoài đời - Ảnh minh họa

Tổng bí thư Trọng, người có chức danh giáo sư ngành xây dựng Đảng theo mô hình Liên Xô đã cho rằng một số khái niệm mà hệ thống tuyên giáo Việt Nam nói liên tục những năm qua đã không còn phù hợp :

"Năm 2001 chúng ta đã xác định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa ? Phải thay đổi rồi, không dùng cái từ ấy nữa rồi".

trongsang2

Thành phố Hồ Chí Minh 'thông minh là thông minh thế nào' ? - Ảnh chụp một công ty IT ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có tính minh họa

Rồi ông lại tự hỏi :

- Sắp tới nó sẽ là cái gì ?

Và ông nhận xét, "Khó lắm các đồng chí ạ, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế".

Ông cũng nêu vấn đề bất bình đẳng trong đối xử kinh tế tư nhân :

"Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân...".

Sự trở lại tương đối mạnh khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa tròn 75 tuổi, đã khiến những người ủng hộ ông vui mừng.

Họ hy vọng ông tiếp tục công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là 'đốt lò'.

Những có những ý kiến khác tin rằng tình hình Việt Nam đã thay đổi quá xa, những lý luận cũ kỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhãn quan cầm quyền của họ, dù có ý định tốt của Tổng bí thư Trọng chỉ đạo, cũng khó tạo được đột phá gì.

Có vẻ như sự khác biệt quan điểm về rất nhiều vấn đề nay được thể hiện khá công khai.

Tổng bí thư Trọng nêu ví dụ rằng chỉ riêng về tên của văn kiện cho Hội nghị 10 lần này, "khi đưa ra Trung ương thảo luận còn đưa ra dự kiến 112 tên gọi khác nhau".

Ông tiết lộ, "riêng cái đó đã cãi nhau rồi".

Và ông đặt ra thách thức cho các cấp : "Phải sắp xếp trước sau như thế nào ? Khó lắm không dễ".

Cuối cùng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng chúc cho Hội nghị "thành công... không được 10 phần mà được 5 phần cũng là tốt".

*********************

Ông Trương Tấn Sang và hiện tượng 'về hưu mới nói mạnh'

BBC, 19/05/2019

Một nhà quan sát ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng các phát ngôn của cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây là kiểu "té nước theo mưa", vì "bầy sâu thời ông tại vị đã sinh sôi không kiểm soát nổi".

trongsang3

Tại Hội nghị Trung ương 7 năm 2003, ông Trương Tấn Sang bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách"

Hôm 17/5, cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài "Tìm chọn hiền tài" đăng trên truyền thông trong nước để thể hiện "đôi điều suy ngẫm công tác cán bộ".

"Chúng ta đã có những bài học đau xót về việc giới thiệu cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực nhưng là cánh hẩu, là họ hàng, là đổi chác và cũng không loại trừ việc đút lót tiền bạc, của cải để được vào các vị trí trọng yếu", bài báo viết.

'Tự vả vào mặt mình'

Hôm 19/5, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức, nhà báo tự do, nói :

"Theo tôi, 10 năm làm thường trực Ban bí thư, 5 năm làm chủ tịch nước, ông Sang phải chịu trách nhiệm rất lớn về công tác cán bộ. Ngay khi còn đương chức, ông Sang đã không dám gọi thẳng đích danh những tệ hại trong công tác cán bộ đầy yếu kém, lợi ích nhóm cài cắm".

"Vì thế các phát biểu của ông ấy khi về hưu rất vô giá trị và tự vả vào mặt mình. Có thể ông ấy đã nhận ra sai lầm mà mình có phần trách nhiệm nên hiến kế "chọn hiền tài".

"Việc ông ấy hay phát biểu về "bầy sâu" lợi ích nhóm thao túng trong công tác cán bộ là một tín hiệu cho thấy sắp đến các nhóm lợi ích cũ thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục bị phanh phui. Điều này trong nhiệm kì chủ tịch nước ông không làm được, nếu không muốn nói là bất lực".

"So với cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Sang xuất hiện dày đặc sau khi về hưu và có nhiều phát ngôn gây thu hút dư luận. Điều này có thể thấy sức ảnh hưởng của ông Sang vẫn rất sâu trong hệ thống chính trị này. Dù ông Sang đã không còn "ngai".

"Ông Sang tuy nói nhiều về công tác cán bộ, lợi ích nhóm nhưng ông chưa từng xin lỗi và nhận trách nhiệm về nhân sự trong 10 năm làm thường trực Ban bí thư, 5 năm làm chủ tịch nước".

"Nên dù ông có nói rất hay, rất "tâm huyết" nhưng vô giá trị vì "bầy sâu" thời ông đã sinh sôi không kiểm soát nổi. Dù công cuộc đốt lò do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang đẩy mạnh nhưng hiệu quả đến đâu vẫn chưa thể nói là "nức lòng nhân dân cả nước" như báo chí nêu".

"Và cuối cùng, ông Sang phát biểu như kẻ vô can. Điều này càng lộ rõ việc phát ngôn này là kiểu "té nước theo mưa".

Một số ý kiến trên Facebook BBC tiếng Việt

Bạn đọc Nguyễn Thanh Công Tuan : "Cứ bỏ điều 4 trong Hiến pháp giống như Liên Xô họ đã bỏ điều 6 trong hiến pháp là Đảng cộng sản không còn lãnh đạo tuyệt đối toàn dieện nữa là khi ấy sẽ có nhiều người tài ra ứng cử và bọn ngu dốt và cướp tiền thuế của dân không còn đất sống nữa và khi ấy đất nước mới phát triển được nếu không cải cách thể chế thì mấy bố đừng nói gì đến tìm người hiền tài nói nhiều thì dân họ chửi cho".

Bạn đọc Phan van Phung : "Khi đương quyền, đương chức sao không nói. Giờ về rồi mạnh miệng chỉ tổ người ta cười cho. Cái chế độ này làm sao tìm được người tài. Chỉ khi nào thay đổi chế độ chính trị, bỏ độc đảng độc tài. Tam quyền phân lập. Tự do báo chí thì lúc ấy mới quy tụ được nhân tài. Bây giờ con ông cháu cha nó chiếm hết chỗ ngon rồi..".

Bạn đọc Minh Nguyen Khue : "Tôi cóc có tin ông này. Lúc ông ta còn đương chức thì ngậm tăm. Ngay tên của ai đó cũng phải gọi tránh đi là X là Y. Sao những người này không biết xấu hổ. Họ tưởng họ cao quý".

Facebooker Tran Ngoc Khuong : "Hồi còn là Chủ tịch nước, Chủ tịch đã loại bỏ được bao nhiêu kẻ cơ hội ? Thưa ông Trương Tấn Sang !"

Sự nghiệp của ông Trương Tấn Sang

Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2000, ông trở thành trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Nhưng tại Hội nghị Trung ương 7 năm 2003, ông bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách".

Thông cáo chính thức khi đó nói việc kỷ luật là vì "trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ".

Tuy vậy, đến Đại hội Đảng X năm 2006, ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức thường trực Ban Bí thư.

Tại Đại hội XI năm 2011, ông tiếp tục ở trong Bộ Chính trị, trở thành chủ tịch nước.

Năm 2016, ông xin không tái cử tại Đại hội XII và thôi chức chủ tịch nước.

*******************

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang : Tìm chọn hiền tài (Tuổi Trẻ, 17/05/2019)

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 129 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có đôi điều suy ngẫm về công tác cán bộ.

trongsang4

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh : Duyên Phan

Người cán bộ được giới thiệu để tuyển chọn phải có trách nhiệm trình bày rõ trước cơ quan tuyển chọn về những thành quả nổi bật đã làm, được cơ quan, đơn vị, nhân dân thừa nhận và phải trình bày những công việc mình sẽ làm trên cương vị công tác mới. Các cơ quan chức năng và nhân dân sẽ đánh giá quá trình "thi tuyển" này thông qua các cơ chế giám sát, qua báo chí và dư luận quần chúng.

Trương Tấn Sang

(nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước)

----------------------------

Các triều đại trong lịch sử nước ta đều coi việc tìm chọn hiền tài là việc hệ trọng của quốc gia.

Những bài học từ lịch sử

Nhà Lý cho ra đời Quốc Tử Giám, trường "đại học" đầu tiên của nước ta, để mở khoa thi đầu tiên đào tạo nhân tài. Viên quan văn võ song toàn Tô Hiến Thành ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc chính là trong thời nhà Lý.

Năm 1253, nhà Trần lập Quốc Học Viện, ban hành thể lệ thi cử rất nghiêm khắc để tránh chuyện con nhà giàu chạy chọt đỗ đạt. Chế độ thi cử đó đã phát hiện và bồi dưỡng ra những danh nhân văn hóa như Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi ; Mạc Đĩnh Chi, vị quan liêm khiết, vị sứ thần thông minh, hiểu biết sâu rộng, tài năng khí phách ; hay nhà sử học Lê Văn Hưu, người biên soạn bộ quốc sử đầu tiên của nước ta.

Nhà Hồ chỉ trị vì trong một thời gian rất ngắn nhưng qua tuyển cử đã phát hiện những bậc kiệt hiệt như Nguyễn Trãi, sau này là nhà văn hóa lớn của dân tộc... Đến thời Hậu Lê, Vua Lê Lợi ngay năm đầu ở ngôi đã hạ chiếu nói lời thiết tha : "Muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài thì phải do tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên".

Minh Mạng, vị vua thứ hai triều Nguyễn, đã biến việc cầu người hiền tài thành một chính sách nhất quán của triều đình khi ấy. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ của nội các triều Nguyễn ghi lại có tới 11 lần vua Minh Mạng ban dụ để cầu người hiền tài tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước.

Vua Quang Trung ngay sau khi đánh tan quân Thanh đã giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết chiếu cầu hiền, hoặc kiên nhẫn ba lần viết thư mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp rập cho nhà Tây Sơn, là những tấm gương điển hình cho việc chiêu hiền đãi sĩ tìm chọn người tài của cha ông ta.

"Chiếu cầu hiền" khi cách mạng thành công

Thời nay, một con người kiệt xuất luôn coi trọng việc thu phục và sử dụng người tài đức là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, cuối năm 1945, Hồ Chủ tịch đã hai lần viết thư mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà chí sĩ yêu nước, ra giúp việc cho Chính phủ.

Rồi trong những ngày dầu sôi lửa bỏng năm 1946, trước khi sang Pháp thực hiện chuyến công du nước ngoài lâu ngày, Bác Hồ đã ký sắc lệnh ủy nhiệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ ngoài Đảng Cộng sản, làm quyền Chủ tịch nước với lời dặn dò gan ruột : "Dĩ bất biến ứng vạn biến !". Cụ Huỳnh đã đảm nhiệm công việc này một cách trọn vẹn.

Từ nước Pháp trở về, Bác đã đi cùng với bốn trí thức Việt kiều yêu nước là kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư mỏ Võ Đình Quỳnh và nhà khoa học Phạm Quang Lễ (giáo sư Trần Đại Nghĩa).

Tiếp sau đó, những trí thức lớn khác ở Pháp như Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, Trần Đức Thảo... cũng về Việt Nam. Trong bối cảnh muôn vàn thiếu thốn, các trí thức này đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến và sau này là kiến quốc của toàn dân tộc.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, ngày 20/11/1946, trên báo Cứu Quốc xuất hiện một bài báo, nói đúng hơn là một thông báo, dưới ký tên "Chủ tịch Chính phủ Việt Nam - Hồ Chí Minh", viết : "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.

Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết".

Đây chính là một dạng "Chiếu cầu hiền" của người đứng đầu Chính phủ nước Việt Nam non trẻ lúc bấy giờ.

Những bài học đau xót

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ : "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ".

Như thế, có thể thấy vận mệnh của đất nước, của chế độ tùy thuộc vào cái cách mà chúng ta lựa chọn đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có cấp chiến lược, những người đảm trách công việc nặng nề là chèo lái con thuyền quốc gia.

Điều đó đòi hỏi sự trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao cả vì sự nghiệp chung của những cán bộ lớp trước trong việc giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn những người xứng đáng.

Chúng ta đã có những bài học đau xót về việc giới thiệu cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực nhưng là cánh hẩu, là họ hàng, là đổi chác (tôi nâng đỡ con anh thì anh nâng đỡ con tôi, hoặc tôi nâng đỡ người của anh thì anh nâng đỡ người của tôi...) và cũng không loại trừ việc đút lót tiền bạc, của cải để được vào các vị trí trọng yếu.

Cho đến nay, mặc dù công tác cán bộ đã được đổi mới nhiều, nhưng trên thực tế vẫn không tránh khỏi còn những sai sót nghiêm trọng là kẽ hở để những kẻ tham lam, cơ hội, kém đức kém tài chui vào bộ máy, tạo dựng bè cánh, gây nên những tác hại nghiêm trọng, dẫn đến sự bất bình to lớn trong nhân dân và đặt sinh mệnh chính trị của Đảng, của chế độ vào thế bất lợi.

Không thể để những kẻ kém đức kém tài, vô liêm sỉ, "chạy chức chạy quyền", có nguồn tài sản bất minh, nâng đỡ người thân, gia đình, họ hàng, là cánh hẩu, bị xã hội và báo chí lên án, lại vẫn có thể biện bạch thách thức dư luận hay lên giọng rao giảng đạo đức.

Không thể để một ông cán bộ cấp cao phát ngôn bừa bãi, đề ra những chính sách gây thiệt hại cho đất nước và nhân dân có thể tiếp tục nhơn nhơn tại vị. Lại càng không để cho những quan tham, dù ở cấp nào, có thể trốn tránh trách nhiệm và "hạ cánh an toàn".

Càng là người của tổ chức, của Đảng, càng phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn trước sự nghiêm minh của pháp luật, sự giám sát của nhân dân.

Rà soát lại "quy trình"

Làm thế nào để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong công tác lựa chọn cán bộ, đặc biệt là ở cấp chiến lược?

Câu trả lời ở đây là cơ chế trách nhiệm.

Quy trình tuyển chọn, đề bạt cán bộ là của tập thể, nhưng công việc giới thiệu cần được cá nhân hóa để thuận tiện cho việc vận hành cơ chế trách nhiệm.

Cá nhân người giới thiệu có trách nhiệm bảo vệ sự tiến cử của mình trước các cơ quan chức năng. Người cán bộ được tiến cử có thành tích và tiến bộ thì cá nhân người giới thiệu và tập thể giới thiệu được khen thưởng xứng đáng.

Nếu người được tiến cử vi phạm những tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức trong công việc, người giới thiệu và những thành viên nào trong tập thể tán thành giới thiệu bổ nhiệm nhân sự sai lầm cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật tương xứng.

Người cán bộ được giới thiệu để tuyển chọn phải có trách nhiệm trình bày rõ trước cơ quan tuyển chọn về những thành quả nổi bật đã làm, được cơ quan, đơn vị, nhân dân thừa nhận và phải trình bày những công việc mình sẽ làm trên cương vị công tác mới.

Các cơ quan chức năng và nhân dân sẽ đánh giá quá trình "thi tuyển" này thông qua các cơ chế giám sát, qua báo chí và dư luận quần chúng.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí trong hệ thống chính trị phải chịu trách nhiệm nếu kết quả bổ nhiệm nhân sự ấy lại là người kém đức kém tài ; đồng thời cơ quan ra quyết định cũng phải có đủ thẩm quyền và có trách nhiệm xử lý nhanh chóng những trường hợp cán bộ sai phạm trong công tác.

Ở các quốc gia văn minh, chỉ cần một bộ trưởng lỡ lời là đủ để cho chính phủ buộc người đó thôi chức để giữ uy tín cho đảng cầm quyền. Còn ở ta, một quốc gia có nền văn hiến hàng nghìn năm rực rỡ, sao lại không thể làm như vậy ?

Chúng ta đã có cả một hệ thống các quy định khá chặt chẽ của Đảng cho đến các quy định của Nhà nước, nhưng vẫn xảy ra tình trạng "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên trong bộ máy công quyền các cấp thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, trong đó có những trường hợp hết sức nghiêm trọng và kéo dài.

Thực tế đó cho thấy cần phải rà soát lại toàn bộ "quy trình" tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, khắc phục những hạn chế, yếu kém đã bộc lộ, đồng thời cũng phải rà soát lại quy trình xử lý cán bộ sai phạm theo hướng kiên quyết, nhanh gọn hơn, không thua kém gì các quốc gia văn minh.

Với cơ chế tìm chọn hiền tài đúng đắn, tiến bộ, phù hợp thực tiễn hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ loại bỏ được những kẻ kém đức, kém tài, cơ hội, chui sâu leo cao, đồng thời tìm chọn được những cán bộ có đủ đức tài làm rường cột quốc gia, đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân.

Dù ở hoàn cảnh nào thì đức hi sinh, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc luôn là những giá trị bất biến của hiền tài.

Thành phố Hồ Chí Minh, 15/5/2019

Những lời để lại cho muôn đời sau

Tiến sĩ Thân Nhân Trung, khi được Vua Lê Thánh Tông giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) đã viết : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.

Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".

Những lời ấy đã được đục khắc vào bia đá, để lại cho muôn đời con cháu noi theo mà thực hiện.

Mối liên hệ hữu cơ giữa "nguyên khí quốc gia" - những người hiền tài - với vận mệnh quốc gia, dân tộc là điều đã được chứng minh qua lịch sử mấy ngàn năm của đất nước. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi nhờ có hai gia tướng tài năng đức độ Dã Tượng và Yết Kiêu mà thoát khỏi vòng vây quân thù đã thốt lên rằng: "Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là nhờ ở sáu trụ xương cánh cứng rắn".

Ngày nay, những cán bộ liêm chính, đức tài vẹn toàn được lựa chọn đảm nhiệm các trọng trách, sẽ là những trụ xương cánh cứng rắn để Đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền vững mạnh, phục vụ nhân dân một cách hiệu quả, đưa đất nước tiến lên vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển.

Thời cơ và thách thức nằm ngay trong chính chúng ta.

Trương Tấn Sang

(nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước)

Published in Diễn đàn

Anh Trương ở đây, không phải chàng Trương ở quê của chị Doan, nổi tiếng trong bài thơ của Lê Thánh Tông,mà là Trương Tấn Sang. Anh Sang này thì ai cũng biết, tôi khỏi giới thiệu. 

Nguyên do là hôm nay chủ nhật 2/9, trời thì mưa lất phất, u ám,đường làng ngõ xóm vắng vẻ. Nguyễn Du bảo "Người buồn,cảnh có vui đâu bao giờ". Quả có thế thật, lòng mình đang sầu muộn, thành ra trời đất cũng buồn theo. Đang ngồi gặm nhấm nỗi buồn mênh mang mà không hề vô lối của minh, chợt người đưa báo quen, đem đến cho một tập, có Hà nội Mới do Thành ủy lấy ngân sách mua tặng, co Tuổi trẻ… Giở ra xem thấy có bài của anh Trương, bèn chăm chú đọc.

chunhat1

Bài viết của Trương Tấn Sang trên báo - Ảnh minh họa

Bài báo có cái tít do Tòa soạn đặt : "Thời gian và cơ hội không chờ chúng ta". Bài báo chủ yếu nêu vấn đề : quyền lực trách nhiêm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân. Trước hết, anh đưa ra bốn người lãnh đạo ở bốn quốc gia Đông Nam Á : Lý Quang Diệu (Singapore) ; Suharto (Indonesia) ; Park Chung-hee (Hàn Quốc) và Ferdinand Marcos (Philippines). 

Hai ông Quang Diệu và Park Chung-hee là hai anh hùng của đất nước họ, còn Suharto và Marcos là hai kẻ gian hùng, chung quanh mình lúc nhúc một bầy sâu. Có điều anh Sang không nói, khi nhân dân Philippines và Indonesia đã mất niềm tin vào những tên lãnh đạo, thể chế đã cho phép họ đứng lên lật đổ "triều đình của hai tên phản dân hại nước ấy ! (Bây giờ, mấy người bạn của tôi vừa đi Indonesia về, ca ngợi hết lời đất nước của ba nghìn đảo). Tôi hiểu ý anh Sang là muốn nói đến hai nhân tố quan trọng của giới cầm quyền : Có được niềm tin của nhân dân và nhân cách trong sạch quyết chống tham nhũng. Bởi bàn về sự thành công của những quốc gia này, phải tính đến những nhân tố tổng hợp : đường lối chính xác, triết lý câm quyền đúng đắn phù hợp thời đại, thể chế và thiết chế dân chủ đủ để cho phép ngăn ngừa tham nhũng và độc quyền, mở rộng tài trí của xã hội, đội ngũ quản trị quốc gia và xã hội tài năng, trong sáng được giám sát bởi luật pháp và xã hội.

Về niềm tin của nhân dân, anh Sang dẫn lời Lý Quang Diệu : "Tài sản lớn nhất của chúng tôi là sự tín nhiệm và lòng tin của nhân dân. Chúng tôi cẩn thận không để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và tham nhũng". Về nhân cách người lãnh đạo, anh Sang hạ một câu về Park Chung-hee, mà cũng là nói về Quang Diệu, sau khi họ chết : "Người ta không tìm thấy một tài sản có giá trị nào được cất giấu, ngoại trừ một Hàn quốc đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển".

Về hai điều này, anh Sang nói đúng, niềm tin và tín nhiệm của nhân dân với người cầm quyền chỉ có được khi người cầm quyền có chính sách đúng và nhân cách trong sáng. Chứ như bộ máy lãnh đạo và cầm quyền ở nước ta là "một bầy sâu", "cái gì cũng ăn" "hèn với giặc, ác với dân", "hành dân là chính", phe nhóm, cánh hẩu, đồng lõa chứ không đồng chí, lãnh đạo kêu gọi mà không dám làm gương, có gương nào bể gương ấy… thử hỏi làm sao xây dựng được niềm tin và tín nhiệm của nhân dân.

Ngay cả anh Tư kêu gọi thế, viết bài hay như thế mà có dám nêu gương minh bạch tài sản của mình không, nói chung chung thì được mà có dám lên tiếng tố cáo công an tàn ác với dân, chính quyền hùa với phe nhóm lợi ích cướp đất cướp tài sản của dân ? Tôi cho đó là "nhân cách vị" tựa như kim bản vị làm nền cho giá trị đồng tiền vậy. Tuy nhiên tôi nhắc lại, chỉ với một thể chế đúng, tốt và lành mạnh, văn minh may ra mới phát huy được nhân tố con người, nhất là con người gắn với quyền lực. Thể chế xấu chọn con người xấu để thi hành. Con người xấu càng làm thể chế ngày càng sa đọa, xấu thêm.

Anh định đưa những gương sáng của mấy nước cận kề để kêu gọi đạo đức. Tôi cho là không nhầm. Những kẻ trí tuệ thì lú lẫn, nhân cách thì tham lam, quyền lực thì độc ác, họ làm sao có cơ sở tâm thế để nghe anh được.

eu2

eu3

Hàn Quốc năm 1950 và năm 2017

Tôi thấy khi đề cập đến chúng ta, anh đã nêu lên được ba điều cay đắng và bi kịch. 

Một là, "cũng phải nhìn nhận rằng có những lúc chúng ta đã phung phí thời gian và cơ hội, tai hại hơn là đã phung phí niềm tin". 

Hai là, "Việt Nam sẽ bứt phá đi lên, đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển, hay an bài, tự thỏa mãn để rốt cuộc chỉ thấy nợ nần và lệ thuộc".

Ba là, "phải đặt sang một bên những do dự và ngại ngần, quyết liệt và không chậm trễ trong việc loại trừ những nhân tố gây phương hại đến niềm tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước".

Không chỉ phung phí, mà sự thật là đảng mà anh Tư từng lãnh đạo, đã vò xé, chà đạp niềm của nhân dân. Cay đắng và bi kịch !

Điều thứ ba mà anh nêu ra, thì cần huỵch toẹt rằng đám lãnh đạo già nua lú lẫn, bạc nhược, tham lam, độc đoán chính là nhân tố phương hại đến niềm tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Ai sẽ loại trừ những nhân tố tai hại ấy đây. Anh Tư không làm được, đám già như tôi cũng không làm được. Chỉ phải trông cậy vào nhân dân trong đó có giới trẻ có tâm huyết, có tầm nhìn xa rộng, có khí phách, có ý chí và một nhân cách dân chủ mới làm được. Cũng không loại trừ nhân tố của những người trẻ trung, có tâm, có tầm trong nội bộ đảng, trong nhà nước cả trong quân đội. Cả anh cả tôi nữa chúng ta sẽ thúc đẩy cho sự hình thành và xuất hiện cái xung lực mới phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mong thay.

Tôi hoan nghênh anh nhân 2-9 nói lên vài khía cạnh đắng lòng và bi kịch của cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền tháng Tám nhưng đã không tạo ra được một chính quyền tử tế thực sự vì dân vì nước như mấy người ở mấy nước mà anh nhắc đến. Càng biết họ càng thấy mình xấu hổ, nhục nhã.

Tự nhiên tôi nhớ lại ông Mác nói về xấu hổ khi nghĩ đến sự lạc hậu của nước Đức hồi thế kỷ XIX : "Xấu hổ là một tình cảm cách mạng. Một dân tộc biết xấu hổ sẽ như con sư tử đang co mình lại để chồm lên".

Hãy co mình lại để chồm lên !

Nguyễn Khắc Mai

Nguồn : VNTB, 03/09/2018

Published in Diễn đàn

Về bài báo ông Tư Sang : 'Tại sao anh Tư không chịu khó học sớm hơn' ?

Một bài viết trên báo giấy Tuổi Trẻ nhân ngày Quốc Khánh của Việt Nam (2/9), tác giả ông Trương Tấn Sang (nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), với tiêu đề : Thời gian và cơ hội không chờ chúng ta.

tusang1

Bài viết của ông Trương Tấn Sang (Tư Sang) - nguyên Chủ tịch nước trên báo giấy Tuổi Trẻ (30/.08). Ảnh : FB Ngọc Vinh

'Tại sao anh Tư không chịu khó học sớm hơn' ?

Bài viết này được Facebooker, nhà báo Ngọc Vinh đánh giá là 'thú vị', xuất phát từ việc dẫn lại kinh nghiệm cầm quyền và phát triển đất nước của Lý Quang Diệu và Park Chung Hee. Một chi tiết đáng chú ý hơn là ông Sang chia sẻ, ông đọc xong cuốn Hồi ký của ông Lý Quang Diệu trong thời gian gần đây ('Gần đây, tôi có đọc bộ Hồi ký Lý Quang Diệu xuất bản năm 2017').

Facebooker này đặt câu hỏi : Tại sao anh Tư không chịu khó học ông Lý ông Park sớm hơn nhỉ - lúc anh Tư còn nắm quyền lực cai trị trong tay ?

Thực ra, câu trả lời đơn giản chỉ là sự chi phối quyền lực lẫn nhau, nhưng thay vì một hệ chi phối bằng giải pháp kiềm tỏa quyền lực bằng hạn chế quyền lực, giám sát quyền lực qua tam quyền phân lập, thì tại Việt Nam - sự chi phối này lại nằm ở sự thật.

Sự thật đó là, không ai trong hệ thống chính trị Việt Nam mà không có phe cánh, càng có phe cánh mạnh, thì cá nhân càng leo lên được cao. Và để chi trả 'phí phe cánh' đó, thì bản thân cá nhân đó phải lạm dụng quyền lực. Tiền và quyền đổi chiều liên tục để thúc đẩy lợi ích chính trị, thế nên kê khai tài sản cá nhân tham gia chính trị, bao nhiêu năm vẫn dậm chân tại chỗ là vì vậy.

tusang2

Bộ sách do đích thân Lý Quang Diệu chắp bút, ghi chép lại cuộc đời của chính mình cùng với những trăn trở, suy tư về đất nước và thời cuộc

Từ yếu tố chi phối bằng sự thật trên, hay thẳng thắn hơn là 'tất cả đều nhúng chàm', nên ở Việt Nam xuất hiện thêm cái gọi là 'hội chứng Nguyên'. Tức khi ông còn ngồi trong cơ chế quyền lực, ông rất ít khi nói hay đề cập đến những vấn đề nóng và giải pháp liên quan, nhưng khi ông về hưu (nguyên/cựu lãnh đạo), thì 'lời hay, ý đẹp' lại tuôn ra. Thế mới kỳ !

Do vậy, chuyện Facebooker Ngọc Vinh đặt câu hỏi, tại sao ông Tư Sang không chịu khó học sớm, khi còn nắm quyền lực cai trị trong tay cũng là một câu hỏi mà bản thân nó đã mang tính giải đáp nêu trên.

Cơ chế đúng và niềm tin trong dân

Người viết chú ý nhiều hơn một chút, đó là sự thừa nhận của ông Tư Sang về việc đọc hồi ký Lý Quang Diệu, cũng như ông đã đọc cuốn Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc. Đây là điều đáng hoan nghênh, ít nhất là cả hai cuốn này đều cho thấy Việt Nam phải mạnh dạn theo hướng nào để thoát khỏi một đất nước hạng 3 như hiện tại, trong đó bao gồm cả sự kiên quyết chống tham nhũng, và thiết lập kỷ luật - lòng tự trọng trong toàn bộ nhân viên nhà nước, sau đó phổ rộng ra người dân. 

Quan trọng nhất của cả 2 sự thay đổi ở Singapore hay Hàn Quốc đó là thiết lập cơ chế đúng đắn, bởi cơ chế đúng thì phát triển đúng.

Và cơ chế đúng cũng tạo điều kiện xác lập lại niềm tin bị mất của người dân đối với chính quyền. Chẳng phải, ông Tư Sang từng thừa nhận 'nỗi sợ' về sự đánh mất niềm tin trong dân vào năm 2014 đó sao ?

'Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào đảng, nhà nước, chế độ ta', ông Trương Tấn Sang cho biết.

Niềm tin trong dân là quan trọng, quan trọng đến mức cuộc chống tham nhũng có thành công hay không, quyền lực có được kiểm soát tốt hay không, thậm chí - để đưa đất nước từ hạng ba lên hạng một như Singapore được hay không, lệ thuộc rất lớn niềm tin dân còn hay không.

Vậy niềm tin sẽ phải được bắt đầu từ thế nào ? Cách đơn giản nhất là phải biết dân mất niềm tin ra sao và người dân đang muốn gì. 

Nhưng thời gian vừa qua, mọi thứ đã không đi theo chu trình đó, thay vì tìm cách bồi đắp hay tích lũy niềm tin, những nhà lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước tiếp tục tìm cách 'phá rối, sách nhiễu, giam cầm' niềm tin. Lý do bởi, niềm tin trong dân là do lãnh đạo 'tin' qua báo cáo cấp dưới, chứ chưa thực sự lắng nghe từ nhân dân. Và khi dự Luật đặc khu hay dự Luật an ninh mạng được khởi thảo, sắp được thông qua, thì dân lại đổ xuống đường biểu tình.

Dân xuống đường vào tháng 6, hát vang bài ca 'Trả lại cho dân' tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đó hẳn ôngTư Sang chắc hiểu 'lòng dân, niềm tin trong dân muốn gì' là như thế nào. Nhưng người 'lãnh đạo cộng sản hiện đại' lại có vẻ không thiết tha hay ưu tư về điều đó lắm, và tin rằng niềm tin trong dân có thể xốc bằng tuyên truyền qua tờ rơi, đài phát thanh ; bằng sự trấn áp và giám sát chặt chẽ các phát ngôn trên mạng ; bằng cả sự đe dọa cầm tù...

Dân cần quyền con người, dân cần xã hội dân sự, và dân cần một cơ chế với tam quyền phân lập ! Liệu ông Tư Sang và những 'đồng chí' của mình có chịu lắng nghe ?

Chậm còn hơn không

Facebooker Võ Đắc Danh bày tỏ về bài viết của ông Tư Sang : Nếu ta là Tổng bí thư, ta không bao giờ tiếp tay cho mấy lão về hưu chém gió. Nhiều Facebooker khác cũng đồng tình như vậy, nhưng rõ ràng - thà được vậy còn hơn không.

Ít nhất không cựu Chủ tịch nước cũng đã đọc được những cuốn sách chạm đúng vào những vấn đề gây nhức nhối nằm trong bản chất thể chế Việt Nam. Và dù không biết ông có 'tự chuyển biến, tự chuyển hóa' hay không, thì vị trí chính trị của ông cũng đã tạo ra trong bài viết một tác động nào đó đối với nhận thức của không ít người, nhất là những người đang trong diện được 'bảo trợ' chính trị. Thực tế, mặt dù về hưu, nhưng không ít vị Ủy viên Bộ chính trị (nằm trong tứ trụ) có một tác động không nhỏ trong đời sống chính trị Việt Nam, và những 'phe cánh' mà họ gây dựng trước đó cũng sẽ tạo ra cho họ tiếng nói nhất định trong chính trường.

Còn không nữa, thì trong tinh thần 'lạc quan nhất' có thể, thì chí ít người viết cũng nghĩ rằng, đọc sách được cũng đã là một điều tốt, ít nhất nó cũng giúp ông cựu Chủ tịch nước không nằm trong 26% dân số chẳng bao giờ đọc sách. Và khi ông cựu Chủ tịch nước đọc sách hay, chia sẻ trên báo chí có thể giúp không ít vị đương nhiệm như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm mua và đọc để 'khai dân trí', cũng vừa cổ vũ tinh thần đọc sách hay (như hai đầu sách nêu trên), thay vì đắm chìm vào những đầu sách như 'Tiến mạnh, tiến chắc lên xã hội chủ nghĩa' hay 'Đế quốc Mỹ chỉ là con hổ giấy'.

Nhưng đúng là, nếu không chịu thay đổi, nếu vẫn nhận 'niềm tin' qua báo cáo ; nếu vẫn vĩ cuồng với quyền lực thì thời gian và cơ hội sẽ không còn chờ chính những người 'lãnh đạo cộng sản hiện đại' nữa. Bởi lòng dân thực sự không còn yên, nó đã là làn sóng ngầm (dựa trên sự vỡ vụn niềm tin vào nhà nước), đang sẵn sàng 'nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 02/09/2018

Published in Diễn đàn
lundi, 06 novembre 2017 22:33

Tư Sang và cơn mộng quyền lực

Trong số các ủy viên Bộ chính trị khóa 11 về hưu, duy nhất Trương Tấn Sang là người còn thọc bàn tay vào chính trường và gây ảnh hưởng tác động nhiều nhất. Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm Đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.

tts1

Trương Tấn Sang rất gắn bó với các quan chức Hà Tĩnh

Nếu như không có sự ủng hộ của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng khó mà trụ được lại đến bây giờ. Sang đã dùng những cựu ủy viên trung ương vốn nằm trong hội tù nhân miền Nam mà Sang có trong nhóm để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng gả con gái cho Việt Kiều Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa. Mặt khác Sang huy động hết những tay chân của mình để phục vụ Nguyễn Phú Trọng trong vai trò hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Nước cờ Trương Tấn Sang tính toán khá cao tay, nếu như Nguyễn Tấn Dũng trụ được thì Sang không có chút ảnh hưởng nào đến chính trị hiện tại. Cách tốt nhất là dựng lên một Nguyễn Phú Trọng háo danh, như thế Sang mới còn có thể gây ảnh hưởng quyền lực tới chính trường Việt Nam.

Huy Đức vốn là một đệ tử của Sang thời Sang làm bí thư thành ủy Hồ Chí Minh, trước đó Huy Đức hầu như không hề đếm xỉa đến Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trước thềm Đại hội 12 nhận lệnh của Sang, Huy Đức bắt đầu tung hô ca ngợi cặp Trọng và Phúc như là một cặp lãnh đạo tuyệt vời cứu nhân độ thế. Đặng Thị Hoàng Yến sân sau của Tư Sang ngay sau khi Trọng tái cử tổng bí thư, Yến phát biểu trên BBC mừng rỡ khi thấy Nguyễn Phú Trọng tái cử. Yến tin tưởng Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và đi đầu trong cuộc chống tham nhũng. Yến cũng khen Nguyễn Xuân Phúc là người am hiểu về kinh tế và lợi thế là còn tương lai mười năm nữa để thực thi.

Lời khen của Yến rất mâu thuẫn, như người ta nói khen lấy được như Huy Đức khen Trọng, Phúc. Nếu như Yến khen Nguyễn Xuân Phúc còn mười năm nữa làm lãnh đạo để thực hiện chính sách của mình là điều ưu thế, thử hỏi Nguyễn Phú Trọng ở tuổi 72 làm sao còn đi đầu và khởi xướng được. Nhưng thủ đoạn chính trị thì bất chấp miễn sao có lợi cho phe mình, truyền thông lúc này ở trong tay Trọng, Sang, Phúc lên dễ dàng thao túng dư luận.

Vụ biểu tình của công nhân Bình Dương và đặc biệt là Hà Tĩnh năm 2014 do chính Trương Tấn Sang chủ mưu nhằm đánh phá Nguyễn Tấn Dũng. Khi ấy Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Tri Tôn, Nguyễn Tấn Dũng đã có những phát biểu mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Sang đã chơi đòn hiểm là tương kế, tựu kế xúi dục công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh biểu tình bạo động, sau đó dùng Huy Đức quy tội cho Nguyễn Tấn Dũng đã nói những lời kích động dẫn đến công nhân biểu tình quá khích. Khi vụ việc xảy ra, Sang hối thúc bộ chính trị phải công khai xin lỗi những nhà đầu tư Trung Quốc và sớm bồi thường cho họ.

Sang quê gốc ở Đức Hòa, Hà Tĩnh, gốc từ đời nào không rõ, nhưng nhận thấy mảnh đất này sẽ là nơi ảnh hưởng chính trị nhiều đến chính trường Việt Nam, đặc biệt bởi sự đầu tư lớn của những nhà đầu tư Đài Loan nhưng Trung Quốc đứng đằng sau góp đến 70% vốn. Trương Tấn Sang đã giở trò nhận quê và nâng cấp Hà Tĩnh trở thành một thành trì của mình. Nếu lần giở lại những lần thăm và làm việc sẽ thấy Trương Tấn Sang rất gắn bó với các quan chức Hà Tĩnh.

tts2

Trương Tấn Sang và đoàn công tác của Trung ương nghe thuyết trình hạng mục lò cao số 1 Dự án Nhiệt điện Formosa (tháng 2/2015).

Rất dễ thấy những tấm hình Trương Tấn Sang về thăm Hà Tĩnh và luôn có Võ Kim Cự (trong hình bên phải) lúc đó là chủ tịch tháp tùng.

Âm mưu của Tư Sang là đẩy được nhiều người Hà Tĩnh mà y nhận là đồng hương vào trung ương đảng khóa 12 để làm lực lượng y với cái giá ban đầu là ủng hộ Nguyễn Phú Trọng, bởi sự cam kết những đồng hương Hà Tĩnh của Sang khi vào Trung ương 12 sẽ cũng như là người của Trọng như vậy mà Hà Tĩnh dễ dàng có nhiều người vào trung ương.

Ví dụ như việc đưa Nguyễn Thanh Bình từ bí thư tỉnh ủy lên làm phó ban tổ chức trung ương và Võ Kim Cự thay thế làm bí thư. Làm bí thư tỉnh ủy nghiễm nhiêm Cự được vào trung ương. Nhưng muốn để được thêm suất Hà Tĩnh vào trung ương nữa, Trọng và Sang đã sắp cho Cự ra làm chủ tịch liên minh hợp tác xã, một chức vụ trước đó và sau này không cần ủy viên trung ương nắm giữ. Việc đưa Cự ra cũng như việc đưa Cự lên làm bí thư trong thời gian ngắn, tức khi Cự đi người khác lên thay làm bí thư, nghiễm nhiên Hà Tĩnh có thêm một ủy viên trung ương nữa.

Nhưng việc Sang đưa đồng hương Đức Thọ, Hà Tĩnh là Võ Trọng Việt nhảy vọt từ một chỉ huy quân sự tỉnh năng lực và trình độ có hạn, trở thành thượng tướng thứ trưởng quốc phòng mới thấy tầm nhìn chiến lược sâu xa về cài cắm nhân sự của Trương Tấn Sang. Như thế cùng với Nguyễn Thanh Bình phó ban tổ chức trung ương sinh năm 1957 và Võ Trọng Việt thứ trưởng bộ quốc phòng sinh năm 1957, khi đến nhiệm kỳ 13 cả hai ở tuổi 64, vẫn còn trong hạn quy định được bầu vào bộ chính trị vì quy định trên 65 mới không được bầu. Cả hai kẻ này đều được dàn xếp tránh tai tiếng để phục vụ bước nhảy vào bộ chính trị khóa sau tiếp quản chức trưởng bạn tổ chức trung ương, bộ trưởng quốc phòng. Bởi thế vụ um xùm về Formosa không hề dính tới Nguyễn Thanh Bình dù y làm ở đây đã nhiều năm, những vụ bảo kê buôn lậu ở cửa khẩu khẩu cầu treo của trùm maphia cai quản vùng đất này là đại tá Võ Trọng Hải, đồn trưởng biên phòng Cầu Treo không báo chí nào đề cập, Võ Trọng Hải là em trai thượng tướng thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt đang tiềm năng làm bộ trưởng.

Từ một viên sĩ quan quèn thuộc quân sự tỉnh nhờ sự nâng đỡ của Trương Tấn Sang, Võ Trọng Việt thành thứ trưởng quốc phòng kiêm chủ nhiệm ủy ban an ninh quốc phòng. Để ăn điểm đi xa hơn nữa, Võ Trọng Việt trên cương vị là chủ nhiệm ủy ban quốc phòng an ninh đã dập tắt những ý kiến phản đối luật an ninh mạng tại quốc hội. Võ Trọng Việt lớn tiếng cho rằng dự luật này là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và trừng trị những kẻ phản động lợi dụng mạng xã hội chống phá đảng và chính phủ.

Trương Tấn Sang cài cắm lại trung ương 12 nhiều đệ tử cốt cán của y, những nhân vật ở Hà Tĩnh ở Hà Tĩnh là đông nhất được Sang đưa vào trung ương. Vì thế trong những kẻ về hưu, Sang là người có ảnh hưởng quyền lực nhất, bởi vậy người ta thường xuyên thấy y xuất hiện làm việc tỉnh này, thăm doanh nghiệp nọ và đi Châu Âu, Lào... khi đã về hưu, điều rất hiếm với các ủy viên bầu cử khác.

Việc Huy Đức nhân lúc Trần Đại Quang ốm tận dụng dư luận gây áp lực để Trọng, Phúc phế truất Trần Đại Quang hẳn phải có sự đồng ý của Trương Tấn Sang. Có lẽ phe Hà Tĩnh quá đông trong trung ương nên muốn có một suất trong bộ chính trị. Trước đến nay Hà Tĩnh đã có nhiều người vào Bộ chính trị cộng sản Việt Nam, nhưng nếu có một suất trong Bộ Chính Trị là người Hà Tĩnh vào lúc này, khi mà người Hà Tĩnh hay còn gọi là người của Trương Tấn Sang trong trung ương đông như thế, sẽ dẫn đến viễn cảnh Trương Tấn Sang là thái thượng hoàng, nắm trong tay tuyệt đối quyền lực mặc dù ẩn sau rèm nghị sự. Đấy cũng là mục đích của những mưu toan mà Tư Sang đã khổ công toan tính.

Nhưng Trọng và Phúc đều cũng đã qua cầu, liệu cặp đôi này có để cho vây cánh Sang lớn mạnh hơn vì ân nghĩa trước đó, hay cặp này cũng muốn gây dựng phe cánh của mình ?

Diễn biến gần đây cho thấy Trọng và Phúc đang muốn ưu tiên gây dựng phe cánh của họ hơn cả, bằng chứng là Trọng nâng đỡ Trần Quốc Vượng và Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng vào Ban bí thư. Còn Nguyễn Xuân Phúc chỉ lăm lăm bổ nhiệm những nhân sự phe cánh mình vào chính phủ. Tuy nhiên những sự bổ sung đó chưa gọi là bất công đối với ông trùm Tư Sang, liên minh của cặp Trọng-Phúc, vì còn nhiều chức vụ cho các phe chia nhau, tay chân ông trùm Tư Sang vẫn có phần.

Không sớm quá, có thể là muộn hơn, đến trước đại hội khóa 13 một hay hai năm. Mối ân tình liên minh Trọng, Sang, Phúc có còn không ? Việc chia ghế cho các đàn em có công bằng không ? Đấy sẽ là một chuyện lớn. Bởi nếu không bằng lòng, kẻ thâm hiểm như Tư Sang đã từng giật dây biểu tình bạo động ở Hà Tĩnh, từng ra bộ dân chủ cải cách để cho vô khối nhân sĩ, trí thức Việt Nam vào trong mê mụ thậm chí là vào tù...một kẻ như thế chắc không dễ chịu ngồi yên nhìn kẻ khác lật lọng.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 06/11/2017

Published in Diễn đàn