Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu ai đó cho rằng nhóm tàu này khi đã rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế là nó đã không còn vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, là mắc bẫy pháp lý.

canhgiac1

Tàu Hải Dương địa chất 08 (Ảnh : Getty)

Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao, bàn tán về việc tàu khảo sát địa chất Trung Quốc số hiệu Hải Dương 08  lại rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế phía Nam Việt Nam và di chuyển về khu vực đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Câu hỏi được đặt ra là động thái trên của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm này có ý nghĩa gì và có phải đây là một cuộc "rút lui" hay không ? Nó mang tính chiến lược hay chỉ là chiến thuật ?

Thực chất đây là bước lùi hay bước tiến trong tính toán của Trung Quốc khi họ triển khai các hoạt động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiểm độc ?

Trước tình hình này, là đối tượng bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông, chúng ta nên ứng xử như thế nào để phá được những kế sách nguy hiểm này ?

Chúng tôi xin được trao đổi với bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về những câu hỏi được đặt ra nói trên nhằm góp phần tìm ra được những câu trả lời thích hợp nhất trước những diễn biến phức tạp của cuộc chiến bảo vệ các quyền hợp pháp của chúng ta trong Biển Đông.

Thôn tính phi truyền thống

Nhiều nhà nghiên cứu, học giả, chính trị gia, chuyên gia quân sự… đã sử dụng thuật ngữ "xâm lược mềm" để ám chỉ một loại hành động thôn tính phi truyền thống mà nội hàm của nó là kẻ thôn tính không sử dụng đến những vũ khí sát thương, không sử dụng đến lực lượng vũ trang như đã từng thấy trong các cuộc "xâm lược cứng".

Vũ khí của cuộc "xâm lược mềm" mà kẻ thôn tính sử dụng là những biện pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật, truyền thông, ngoại giao, pháp lý…

Mặc dù không có tiếng súng, tiếng bom đạn, không thấy cảnh khói lửa binh đao, cuộc "xâm lược mềm" là một cuộc chiến tranh kiểu mới hết sức nguy hiểm, đáng sợ.

Bởi vì, kẻ thôn tính có thể đạt được mục tiêu buộc đối phương phải khuất phục, phải lệ thuộc hoàn toàn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, phải mặc nhiên thừa nhận những yêu sách phi lý về lãnh thổ, biển, đảo.

Điều đó đồng nghĩa với việc đã để mất chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia vào tay kẻ thôn tính...mà nhiều trường hợp kẻ bị thôn tính lại khó thể nhận ra những thứ "vũ khí mềm"nguy hiểm đó…

Từ đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc đã liên tiếp huy động nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 tiến hành hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý phía Đông Nam Việt Nam.

Động thái này là sự nối tiếp các hoạt động tương tự ở khu vực các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Malaysia.

Trung Quốc đang triển khai các "mũi tiến công mềm" nhằm chọc thủng "nồi cơm" của những quốc gia ven Biển Đông, nhất là Việt Nam quốc gia mà Trung Quốc cho rằng có khả năng cản trở bước tiến của họ nhằm thôn tính Biển Đông.

Khi triển khai bất kỳ động thái nào trong Biển Đông , Trung Quốc thường tính toán nhằm vào nhiều mục đích khác nhau : mục đích ngắn hạn, mang tính chiến thuật ; mục đích lâu dài, mang tính chiến lược.

Tuy nhiên, khác với những động thái trước đây, lần này, hoạt động bất hợp pháp của nhóm tàu thăm dò Hải Dương địa chất 08 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, Trung Quốc nhằm vào những mục đích sau đây :

- Về pháp lý : tìm cách tạo ra vào tình huống "sự đã rồi" với sự hiện diện thường xuyên của các phương tiện thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí tại khu vực này để buộc Việt Nam, quốc gia luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tránh đối đầu, xung đột, buộc phải chấp nhận chủ trương "cùng khai thác" với Trung Quốc.

Âm mưu này đồng nghĩa với việc ép Việt Nam chấp nhận đây là "khu vực tranh chấp", hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc.

- Về kinh tế : Trung Quốc đang gây sức ép để buộc mọi hoạt động kinh tế hợp pháp của Việt Nam ở khu vực này bị đình đốn.

Các công ty của nước ngoài đang khai thác dầu khí ở đây sẽ phải rút lui để tránh những rủi ro do có thể xảy ra xung đột, chiến tranh. Rõ ràng, có thể thấy được mục đích kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh này.

Họ muốn "xí phần" khai thác dầu khí, tài nguyên khoáng sản…bằng cách tạo nên môi trường bất ổn, làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực để họ dễ bề thao túng, điều khiển…

Có thể nói, với những động thái nói trên, Trung Quốc đang tính toán áp dụng binh pháp Tôn Tử "hỗn thủy mạc ngư", hay nói như người Việt Nam ta, là đục nước béo cò.

Và chừng nào Trung Quốc "chưa bắt được cá", chưa "đạt được mục đích" thì chừng đó Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá, tiếp tục duy trì "mũi tấn công mềm" nguy hiểm này.

Cho đến nay, việc con tàu khảo sát Hải Dương địa chất 08 di chuyển quanh quẩn, lúc vào xâm phạm, lúc lại rút khỏi khu vực bãi cạn Tư Chính phải chăng thực chất là Trung Quốc đang vận dụng mưu chước "Tiếu lý tàng đao" (Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để đối phương biết) ?

Không những không rút mà còn tiến mạnh hơn

Xin được lưu ý thêm rằng, xét trên phương diện pháp lý quốc tế, việc nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 mấy lần "rút khỏi" khu vực biển bãi cạn Tư Chính để quay về đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thực chất chỉ là sự "nâng cấp" vi phạm.

Đó là từ vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, lên vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà thôi.

Nếu ai đó cho rằng nhóm tàu này khi đã rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế là nó đã không còn vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, cho nên không cần làm "nóng" sự việc lên, không cần phải lên tiếng phản đối…là một sai lầm nguy hiểm, nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm trước sự sống còn của quốc gia, dân tộc…

Bởi vì, điều đó đồng nghĩa với việc mặc nhiên thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chí ít là đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm từ năm 1988.

Với "mũi tấn công mềm" này, Trung Quốc đã vi phạm không chỉ các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông, mà còn của các quốc gia liên quan khác ngoài khu vực được Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã quy định rõ ràng, đang có hiệu lực. 

Với động thái này, nếu không kịp thời lên án mạnh mẽ và ngăn chặn kịp thời thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu về cách ứng xử dựa vào sức mạnh, bất chấp công lý và đạo lý trong quan hệ quốc tế ở thời đại văn minh, tiến bộ hiện nay ; gây bất ổn về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế hiện đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và đình trệ.

Điều nghiêm trọng hơn, nếu không kiểm soát được sẽ đẩy nhân loại vào những cuộc xung đột, chiến tranh hủy diệt, tàn khốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 29/09/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đang tìm mọi cách chính trị hóa các vấn đề pháp lý bằng mệnh đề "Đại cục - Tiểu cục". Do đó chúng ta cần đặc biệt cảnh giác.

biengioi1

Các họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng của Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang với quân đội Trung Quốc. Tù binh Li Fu thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Tăng trả lời câu hỏi của các phóng viên tháng 1/1979 - Ảnh Sputnik/A. Zazin

Hàng năm, cứ đến ngày 17/2, ký ức về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc chống Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc và 10 năm chống gây hấn ở biên giới sau đó (giai đoạn 1979-1989) lại ùa về.

Những ngày này, dù đang hân hoan đón xuân mới Kỷ Hợi, trong lòng mỗi người con của Đất mẹ Việt Nam có lẽ đều không quên tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, từ hải đảo đến biên giới trên đất liền, chống lại cuộc chiến xâm lược từ Trung Quốc.

Những ngày này, cần nhìn lại các cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, chống Khmer Đỏ phá hoại biên giới Tây Nam, hay sự kiện Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988, để rút ra những bài học lịch sử.

Nhìn nhận thẳng thắn, đánh giá những sự kiện lịch sử này một cách nghiêm túc và thật sự khách quan, cầu thị, dựa vào những chuẩn mực pháp lý quốc tế, là việc làm hết sức cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Bởi vì, chỉ khi nào đánh giá đúng và sòng phẳng về lịch sử, chúng ta mới tránh "lặp lại vết xe đổ" trong tương lai.

Cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới không mắc bẫy, bên trong góp phần củng cố vững chắc đoàn kết dân tộc, bên ngoài kiên trì trao đổi thẳng thắn, khách quan và cầu thị với Trung Quốc mọi ngọn ngành hầu rút ra bài học bảo vệ hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Ai sai thì bên đó nhận. Việt Nam không đem quân đánh Trung Quốc, ngược lại, Trung Quốc cất quân xâm lược Việt Nam tháng Hai năm 1979 mới tạo nên những khúc quanh "nhạy cảm" trong quan hệ song phương, để lại nhiều hệ lụy.

Không thấy được bài học này, tương lai còn nhiều rủi ro và bất trắc.

Trên tinh thần đó, tôi xin nêu lên một số bài học để bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cùng chúng tôi suy ngẫm, trao đổi.

Bài học thứ nhất

Tham vọng, mơ ước trở thành trung tâm thiên hạ luôn là mục tiêu chiến lược, chi phối mọi hoạt động của các nhà cầm quyền Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử.

Trong những thế kỷ trước đây, để thực hiện tham vọng đó, họ đã gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược, đô hộ các nước láng giềng nhỏ yếu xung quanh. Việt Nam là một trong số những nạn nhân của tham vọng bá quyền nước lớn đó.

Tuy nhiên, người Việt Nam luôn luôn đề cao cảnh giác và đã từng chiến đấu đập tan tham vọng đó với nhiều chiến công hiển hách, lừng danh khắp thiên hạ.

Chỉ có điều khi xã hội phát triển, nhân loại tiến bộ, đặc biệt là sự thể chế hóa và hoàn thiện của hệ thống pháp lý quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, giải quyết tranh chấp về ranh giới các vùng biển và thềm lục địa…, tham vọng của Trung Quốc đã có nhiều biến tướng mới, nhưng vẫn giữ nguyên bản chất.

Đặng Tiểu Bình đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, đưa hơn 60 vạn quân tràn qua trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/2/1979 và duy trì các hoạt động gây hấn, chống phá kéo dài đến năm 1989.

Nhân dân Trung Quốc, vốn đã "đồng cam cộng khổ" với nhân Việt Nam qua những khúc quanh, thăng trầm của lịch sử, dư luận quốc tế, vốn đã từng sát cánh với nhân Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã bị đánh lừa bởi luận điệu xuyên tạc với cái gọi là "phản kích tự vệ".

Mọi phương tiện, công cụ khác từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tuyên truyền được Trung Quốc sử dụng cho đến thời điểm hiện nay đều nhằm thực hiện bằng được mục tiêu này.

Bài học thứ 2

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11 năm 2017, ông Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh rằng, hai bên cần "lấy đại cục làm trọng".

Cái gọi là đại cục được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định là quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai Nước, còn "Tiểu cục" theo họ chỉ là những "bất đồng" trên Biển Đông.

Nhưng chỉ hôm sau qua Singapore, ông tuyên bố "các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền, là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Trung Quốc đang cố gắng lái các nước láng giềng gần gũi hoặc các nước có quan hệ gần gũi với họ lấy quan hệ chính trị - đảng phái chính trị thay thế cho quan hệ nhà nước - nhà nước trong các vấn đề bang giao, đặc biệt là xử lý mâu thuẫn hay bất đồng có liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia trong Biển Đông.

Cạm bẫy nguy hiểm nhất chính là làm cho đối phương nhầm lẫn và đảo ngược vị trí vai trò, chức năng của quan hệ chính trị, đảng phái - chính trị với quan hệ nhà nước - nhà nước theo Công pháp quốc tế.

Phải thừa nhận rằng, quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc là yếu tố tạo môi trường, điều kiện rất thuận lợi cho đối thoại giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, nhưng không phải là căn cứ, cơ sở để giải quyết các tranh chấp này.

Giữa Trung Quốc và Việt Nam, tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 1909 với sự kiện Lý Chuẩn đổ bộ bất hợp pháp ra Phú Lâm, Hoàng Sa và năm 1946 quân Tưởng Giới Thạch chiếm đảo Ba Bình, Trường Sa.

Trước đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được Nhà nước Việt Nam chiếm hữu và thực thi chủ quyền kể từ khi chúng còn là vùng đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ XVII.

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam là thật sự, rõ ràng, hòa bình và liên tục, phù hợp với nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong Luật pháp Quốc tế hiện hành.

Sau này, do Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và tạo ra tranh chấp, thậm chí dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép mới dẫn đến những hệ lụy ngày nay.

Đó là một câu chuyện pháp lý, không phải một vấn đề chính trị. Nhưng, người Trung Quốc đang tìm mọi cách chính trị hóa các vấn đề pháp lý bằng mệnh đề "Đại cục - Tiểu cục". Do đó, chúng ta cần đặc biệt cảnh giác với âm mưu này.

Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, là điều thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam, nên đó không thể xem là "Tiểu cục".

Mặt khác, duy trì hòa bình và ổn định, bảo vệ luật pháp quốc tế, thượng tôn công lý, giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình và phù hợp với Luật pháp Quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán hòa bình; nếu đàm phán không thành thì thông qua các Cơ quan tài phán quốc tế để phân xử một cách công bằng.

Đó mới là "Đại cục", là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp song phương hoặc đa phương, tùy theo chủ thể tranh chấp.

Chỉ có thượng tôn pháp luật, tôn trọng lẽ phải và sự thật, mới có thể mang lại "Đại cục" hòa bình, ổn định, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong đó, quan hệ chính trị giữa hai nước đóng vai trò tạo môi trường và cầu nối rất quan trọng mà hai bên cần phấn đấu giữ gìn.

Bài học thứ ba

Dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, dù hung hãn tới đâu, nhưng Dân tộc Việt Nam cũng hết sức trân quý hòa bình, yêu chuộng hòa bình.

Và để bảo vệ hòa bình thì không cách nào khác là phải giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam nhận thức đúng đắn về sự thật lịch sử, trong đó có 3 cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trước hành động xâm lược năm 1974, 1979 và 1988.

Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai không có nghĩa là quay lưng với lịch sử, không được phép lãng quên lịch sử.

Ngược lại chúng ta cần học hỏi tìm kiếm từ lịch sử những bài học để làm sao tránh được chiến tranh trong hiện tại và tương lai.

Còn một khi cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chúng ta cũng sẽ đánh bại mọi thế lực cướp nước và bán nước.

Bối cảnh quốc tế và khu vực ngày nay đã khác thời điểm 1974 - 1979 - 1988. Trung Quốc đang ra sức phát triển sức mạnh quân sự sau mấy chục năm tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, thời kỳ "giấu mình chờ thời" đã kết thúc ; đã đến lúc tranh hùng với Hoa Kỳ và, Biển Đông được chọn làm "võ đài" để họ "so găng"…

Nhưng, trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Trung Quốc khó có thể tiến hành các hoạt động phiêu lưu quân sự, chiến tranh xâm lược như trong những năm 1974, 1979 và 1988.

Bởi thế, họ tiến hành các cuộc "xâm lược mềm", sử dụng chiêu trò "không đánh mà thắng", "dương Đông, kích Tây" cực kỳ lợi hại.

Những gì diễn ra ở Phú Lâm, Hoàng Sa hay một số đảo nhân tạo xây bất hợp pháp ngoài quần đảo Trường Sa những ngày gần đây là minh chứng rõ nét.

Bài học thứ 4

Công cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông, nhất là trước những "biến tướng" khôn lường của Trung Quốc hiện nay cũng không hề dễ dàng.

Thiết nghĩ cần phải đặt quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia - dân tộc lên trên hết và phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật, dựa vào luật pháp - công lý quốc tế.

Quốc gia nào bành trướng ở Biển Đông hiện nay ai ai cũng đều nhận biết, đều quá rõ. Nhưng, đâu là "chí nhân", đâu là lẽ phải, thiết nghĩ cũng nên nhận rõ để noi theo.

Theo chúng tôi, đó chính truyền thống đạo đực, nhân văn, lẽ sống của đồng loại trong cộng đồng khu vực, quốc tế; là luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Một khi biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, biết ứng xử thượng tôn pháp luật và công lý, hành xử theo pháp luật và thông lệ quốc tế thì không những chúng ta củng cố được đoàn kết nội bộ, thống nhất lòng người mà còn tạo ra được sự đồng thuận, chia sẻ của bạn bè quốc tế.

Thời thế thay đổi, quan hệ bạn - thù cũng đổi thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.

Chúng ta muốn tận dụng ngoại lực, đầu tiên cần thể hiện rõ thiện chí và lòng tin chiến lược ở đối tác.

Trong quá trình đó, cứ bám sát luật pháp quốc tế và biết bảo vệ, thượng tôn luật pháp quốc tế, chúng ta sẽ tránh được những nguy cơ, rủi ro.

Đó chính là sức mạnh vô song khi chúng ta thực hiện đúng lời căn dặn của tiền nhân : "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta trong Biển Đông.

Tiến sỹ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 05/02/2019

Published in Diễn đàn

Tàu khu trục mang tên lửa USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch "tự do hàng hải" ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa vào thứ 3 ngày 9/10/2017.

Ngày 10/10, CNN dẫn nguồn tin 2 sĩ quan quốc phòng Mỹ cho biết, tàu khu trục mang tên lửa USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch "tự do hàng hải" ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông hôm thứ Ba ngày 9/10/2017.

bd1

Đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trên Biển Đông - Ảnh minh họa

USS Chafee không tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà đi vào trong "đường cơ sở thẳng" do Trung Quốc tự vạch ra và chính thức công bố (năm 1996) bao lấy quần đảo này.

Các sĩ quan nói rằng hoạt động này là một phần của nỗ lực bền bỉ, lâu dài của Mỹ chống lại "yêu sách biển quá đáng" của Trung Quốc. 

Mỹ không thừa nhận yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở khu vực này, mà cho rằng vùng biển này được coi là vùng biển quốc tế.

Đưa tin về động thái này, ngày 11/10/2017 Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có bài "Chiến hạm Mỹ phá "đường cơ sở thẳng" phi pháp Trung Quốc yêu sách ở Hoàng Sa".

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin với những nhận định khá chuẩn xác và cô đọng, có tính đến bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tình hình khu vực và quốc tế đang rất căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, khi tiếp cận các thông tin này, nhiều bạn đọc đã đặt ra một số câu hỏi như sau :

- "Đường cơ sở thẳng" là gì ? Trung Quốc đã công bố hệ thống đường cơ sở thẳng ở quần đảo Hoàng Sa như thế nào ?

- Tại sao tàu USS Chafee khi thực hiện quyền "tự do hàng hải" không hoạt động ở vùng biển biển nằm trong hay ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ bất kỳ một thực thể địa lý nào của quần đảo ?

Thay vào đó chiến hạm Mỹ đã vượt qua "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo do Trung Quốc công bố năm 1996 để đi vào vùng biển nằm phía trong hệ thống "đường cơ sở thẳng" này ?

Nếu như vậy, liệu tàu chiến của Mỹ có vi phạm cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với "vùng nước quần đảo" theo chế độ nội thủy hay không ?

Để góp phần làm sáng tỏ những băn khoăn nói trên, chúng tôi xin được cung cấp thêm một số nội dung liên quan như sau :

1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải :

Để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển (Coastal States) hay của quốc gia quần đảo (Archipelagic States ), UNCLOS 1982 quy định có 2 phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở :

Đường cơ sở thông thường (Điều 5) :

Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Đường cơ sở thẳng (Điều 7) :

1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một Châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.

4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.

5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Đường cơ sở của quốc gia quần đảo (Điều 47) :

1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.

2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý ; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.

3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.

4. Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.

5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế.

6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.

7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.

8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.

9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.

Như vậy, nếu chiểu theo các quy định của UNCLOS 1982, "đường cơ sở thẳng" chỉ được thiết lập bởi "quốc gia ven biển" dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa và chiều rộng lãnh hải ven bờ các hải đảo nằm cách bờ biển quá 12 hải lý, kể cả đối với các hải đảo nằm trong một nhóm đảo hay một quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, và bởi các "quốc gia quần đảo" dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia quần đảo.

Điều này có nghĩa là đường cơ sở thẳng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được thiết lập cho từng thực thể địa lý hội đủ tiêu chuẩn của một đảo theo định nghĩa tại Điều 121, UNCLOS 1982.

Mặc dù UNCLOS 1982 đã quy định rõ ràng như vậy, nhưng Trung Quốc đã cố tình vận dụng các quy định cho việc thiết lập hệ thống đường cơ sở thẳng của quốc gia quần đảo nêu tại Điều 47 vào việc thiết lập hệ thống "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã đánh chiếm từ trước năm 1974.

Trung Quốc đã công bố hệ thống "đường cơ sở thẳng" này dưới hình thức là một Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 1996. 

Trung Quốc cũng đã khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục tuyên bố việc thiết lập hệ thống "đường cơ sở thẳng" theo cách này cho quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa ;

Rồi cả với "Đông Sa", "Trung Sa", cho đủ "Tứ Sa" ở trong Biển Đông mà họ nói có "chủ quyền từ thời cổ đại" nhằm "gia cố" cơ sở pháp lý cho yêu sách đường 9 đoạn đang bị lung lay tận gốc.

2. Mỹ đã sử dụng "phương tiện chiến tranh pháp lý" nào để "tham chiến" ?

Tàu tàu USS Chafee khi thực hiện quyền "tự do hàng hải" không hoạt động ở vùng biển nằm trong hay ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ bất kỳ một thực thể địa lý nào của quần đảo Hoàng Sa.

Chiến hạm này đã vượt qua "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo do Trung Quốc công bố năm 1996 là sự lựa chọn loại "vũ khí chiến tranh pháp lý" hoàn toàn thích hợp, cần thiết và đầy uy lực để "tham chiến" trong "cuộc chiến tranh pháp lý" do Trung Quốc phát động.

Bởi vì, như đã trình bày ở trên, hệ thống "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc thiết lập và công bố là hoàn toàn trái ngược với các quy định của UNCLOS1982.

Chẳng những Mỹ mà hầu hết các quốc gia trong khu vực và quốc tế đều không thể chấp nhận được.

Vì nó là yêu sách biển "quá đáng"của Trung Quốc.

Nó không những vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; mà còn bất chấp các quy định của UNCLOS 1982.

Yêu sách của Trung Quốc gây cản trở quyền "tự do hàng hải" của tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển và không có biển hoạt động trong phạm vi biển quốc tế được quy định bởi UNCLOS1982, ở Biển Đông.

Đúng như nhận xét của nhà báo Hồng Thủy, tàu USS Chafee đã "phá đường cơ sở thẳng phi pháp" của Trung quốc thiết lập ở quần đảo Hoàng Sa.

Chiến hạm này "phá hủy" hệ thống "đường cơ sở thẳng" không phải bằng tên lửa vốn được trang bị mà bằng thứ "vũ khí pháp lý" đã được UNCLOS 1982 trang bị.

Phải chăng cuộc "chiến tranh pháp lý" giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các quốc gia có chung các quyền, lợi ích trên biển thật sự đã mở màn ?

Chúng tôi mong rằng cuộc chiến này sẽ nhanh chóng được kết thúc và kẻ chiến thắng sẽ thuộc về những ai biết thượng tôn pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải, vì các quyền và lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, bất kể là giàu, nghèo, mạnh yếu khác nhau…

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 13/10/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://edition.cnn.com/2017/10/10/politics/us-navy-south-china-sea-freedom-of-navigation-operation/index.html

[2] http://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2114810/us-destroyer-sails-near-islands-claimed-china-south-china-sea

[3] http://www.reuters.com/article/us-usa-china-military/exclusive-u-s-warship-sails-near-islands-beijing-claims-in-south-china-sea-u-s-officials-idUSKBN1CF2QG

Published in Diễn đàn

Suy cho cùng, chúng tôi thiết nghĩ đây vẫn là một thủ đoạn được Trung Quốc tính toán để hợp thức hoá yêu sách đường "lưỡi bò" phi lý.

Theo VOA, trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8/2017, ông Mã Tân Dân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tiết lộ rằng :

Thông qua một số tuyên bố pháp lý, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với "Tứ Sa" - gồm 4 khu vực mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Paracel) ;

Quần đảo Trung Sa (thực tế là bãi cạn Macclesfield), "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Sprathly) và quần đảo Đông Sa (bãi Pratas).

tusa1

Ông Mã Tân Dân, ảnh : enb.iisd.org.

Ông Dân nói khu vực (biển liền kề) này là "lãnh hải mang tính lịch sử" của Trung Quốc và còn là một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, xác định các khu vực liền kề một lãnh thổ thuộc cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc.

Mã Tân Dân khẳng định cái gọi là "Tứ Sa" là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ tham dự cuộc họp rất ngạc nhiên trước mưu kế mới của Trung Quốc để đòi quyền kiểm soát Biển Đông. Họ cho rằng đây là điều chưa từng được thảo luận trước đó. 

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins nói rằng Washington không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao. 

Ông Higgins chỉ nói Hoa Kỳ có chính sách toàn cầu từ xưa đến nay về việc không áp dụng các lập luận tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Biển Đông. 

Hoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các thực thể, cấu trúc địa lý vừa nêu. Ông nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đô la hàng năm, là biển quốc tế. 

Chiến tranh pháp lý "Tứ Sa"

Bình luận về tuyên bố của ông Mã Tân Dân, các học giả Hoa Kỳ cho rằng đây là một chiến thuật mới của Trung Quốc, "chiến thuật pháp lý Tứ Sa".

tusa2

Phác họa bản đồ Tứ Sa của Trung Quốc - Ảnh: Wikimedia

Thủ đoạn này hình thành sau phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bác bỏ tuyên bố "quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với các vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn, tháng 7/2016. 

Thậm chí, có học giả Hoa Kỳ còn nhận định rằng đây là một cuộc "chiến tranh pháp lý" (lawfare).

Trung Quốc muốn sử dụng "chiến thuật pháp lý Tứ Sa" để thay thế cho cái gọi là "đường 9 đoạn" của họ đã bị hầu hết dư luận khu vực và quốc tế lên án và bị Tòa Trọng tài phủ nhận. 

Ông Michael Pillsbury, thành viên cao cấp của Viện Hudson, Giám đốc của Trung tâm Chiến lược Trung Quốc, cho biết ý đồ mới nhất của Bắc Kinh, chiến tranh pháp lý, là một trong ba công cụ trong chiến tranh thông tin của Trung Quốc. 

Hai công cụ kia là chiến tranh truyền thông và chiến tranh tâm lý. 

Ông Pillsbury lưu ý rằng, chính phủ Hoa Kỳ không có khả năng về chiến tranh pháp lý, ngay cả khả năng chống lại chiến tranh pháp lý cũng không có :

"Chính phủ Trung Quốc hình như được tổ chức tốt hơn để thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn khéo để thách thức các quy tắc được quốc tế chấp nhận, mà không bị chế tài hay trừng phạt."

Trong quyển sách có tựa đề Chiến Tranh Pháp lý : Luật là vũ khí chiến tranh, tác giả Orde F. Kittrie nói rằng, chiến tranh pháp lý trong bối cảnh lịch sử và ý thức hệ của Trung Quốc, bao gồm cả kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử.

Triết lý này được xem là "đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh" của người Trung Hoa.

Chúng tôi hết sức quan tâm đến những thông tin nói trên, đặc biệt là những nhận xét, đánh giá, bình luận của các học giả Hoa Kỳ có liên quan đến tuyên bố của ông Mã Tân Dân, một quan chức cấp cao của bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

Trước hết, chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao sự quan tâm của giới học giả Mỹ trước tuyên bố của một quan chức ngoại giao Trung Quốc về Biển Đông. 

Những nhận xét, đánh giá của họ có thể nói đã cung cấp cho bạn đọc hiểu được phần nào về chiến thuật mà Trung Quốc đã vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông.

Trên mặt trận truyền thông, bao gồm chiến tranh pháp lý, những phân tích trên cho thấy thực ra nó là một trong ba chiến thuật trong chính sách "3 loại chiến tranh" của Trung Quốc.

Đó là chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý.

Để góp phần làm sáng tỏ hơn về những nhận xét, đánh giá của các học giả Mỹ, chúng tôi xin được bổ sung thông tin và phân tích các nội dung chủ yếu có liên quan đến tuyên bố nói trên của một quan chức ngoại giao có thẩm quyền của Trung Quốc :

Về lập trường "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với cái gọi là "Tứ Sa"

Theo nghiên cứu của chúng tôi, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố họ có chủ quyền đối với "Tứ Sa". 

Họ lập luận rằng Trung Quốc có "chủ quyền lịch sử" đối với 4 cấu trúc / cụm cấu trúc địa lý giữa Biển Đông, bao gồm :

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phương Tây gọi là quần đảo Paracel, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phương Tây gọi là quần đảo Spraley ; bãi Macclesfield Trung Quốc gọi là Trung Sa quần đảo ; khu vực bãi Pratas mà Trung Quốc gọi là Đông Sa quần đảo. 

So với cái gọi là "Tam Sa" mà vào năm 2012 Trung Quốc đã lập một đơn vị hành chính mới gọi là "thành phố Tam Sa" để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, thì cái gọi là "Tứ Sa" thêm bãi Pratas.

Bàn về nguyên tắc pháp lý của Công pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ đối với các vùng lãnh thổ đang có sự tranh chấp chủ quyền, chúng tôi đã có những công trình nghiên cứu, sách, báo được xuất bản, đăng trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước. 

Bạn đọc có thể tham khảo trên các trang báo điện tử, đặc biệt là Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, mục Biển Đông / Quốc tế.

Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng "chủ quyền lịch sử" không được coi là một nguyên tắc có hiệu lực pháp lý trong việc xác định chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ có tranh chấp. 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, nhiều học giả quốc tế, nếu dựa vào lịch sử để chứng minh chủ quyền thì thể giới sẽ trở nên hỗn loạn. 

Nhiều quốc gia sẽ không còn tồn tại như hiện nay bởi cái lý "chủ quyền lịch sử" mơ hồ đó, kể cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bây giờ. 

Trung Quốc không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nhưng họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1974 và một nhóm thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988, khi 2 quần đảo này đã có chủ. 

Đó là Nhà nước Việt Nam, Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này, từ khi chúng còn là đất vô chủ (res-nullius), chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. 

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục, hòa bình. 

Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử (có giá trị pháp lý) để chứng minh chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này, phù hợp với nguyên tắc "chiếm hữu thật sự" theo luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành.

Về 2 khu vực được Trung Quốc gọi là "Trung Sa quần đảo" và " Đông Sa quần đảo" 

Cho đến nay, không mấy ai bàn thảo về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 khu vực này.

Vì đây là khu vực không có tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thổ và là khu vực hoàn toàn không thích hợp cho con người đến định cư, sinh sống thường xuyên, ổn định. 

Nhưng liệu có chuyện người Trung Quốc từ thời cổ đại đã có thể đến đây sinh sống, khai phá, thực thi chủ quyền ở nơi toàn là bãi cạn, bãi ngầm, ám tiêu san hô… này từ thời cổ xưa như tuyên bố của Bắc Kinh không ?

Chúng tôi xin được trích dẫn một số thông tin có liên quan đến 2 khu vực này như sau : 

Theo Wikipedia tiếng Việt và một số tài liệu, hải đồ được các nước phương Tây xuất bản, thì khu vực bãi ngầm Macclesfield là một rạn san hô vòng (rạn vòng) lớn nằm trên cực đông của sườn lục địa phía tây Biển Đông.

Nó có chiều dài tính từ tây-nam lên đông-bắc là 75 hải lý (139 km) và chiều rộng tối đa là 33 hải lý (61 km). 

Phía tây của bãi ngầm là máng biển sâu 2.500 m ; phía đông của bãi ngầm dốc hơn 50° xuống đồng bằng đáy biển sâu 4.000 m. 

Vành ám tiêu của Macclesfield rộng trung bình khoảng 4,8 km, trên đó là hàng loạt các bãi cạn có độ sâu dưới 20 m. 

Nơi nông nhất của vành này là tại điểm mút đông bắc của bãi cạn Pigmy với độ sâu 11,9 m. 

Trong khi đó, nơi nông nhất của bãi ngầm là bãi cạn Walker sâu 9,2 m nằm bên trong vụng biển của bãi ngầm. 

Trong các bản đồ chính thức, Trung Quốc chú thích "quần đảo Trung Sa" là bãi Macclesfield. 

Tuy nhiên, Trung Quốc quan niệm rằng "quần đảo Trung Sa" còn bao gồm nhiều bãi cạn và bãi ngầm khác, như bãi cạn Scarborough, bãi cạn St. Esprit, bãi ngầm Dreyer, bãi cạn Helen, núi ngầm Stewart, bãi cạn Truro...

Còn khu vực bãi cạn Pratas nằm ở bắc Biển Đông, cách Đài Bắc 850 km về hướng tây nam, cách cảng Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. 

Trung Quốc gọi nó là "quần đảo", nhưng thực ra là ba ám tiêu san hô vòng.

Trên ám tiêu vòng có một mõm san hô, được cải tạo thành "đảo", trên đó có xây dựng một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm khác hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. 

Pratas vốn không có người và hiện nay vẫn không có dân thường định cư.

Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Hải quân Nhật Bản chiếm đóng Pratas. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thu hồi lại. 

Hiện nay, Pratas do lực lượng Tuần duyên Đài Loan quản lý sau khi nhận bàn giao cơ sở hạ tầng cảng và đường băng từ quân đội vào năm 2002.

Với thực trạng về điều kiện địa lý, cấu tạo địa chất, địa mạo nói trên mà vẫn có người đến được để "sinh cơ lập nghiệp" một cách ổn định, thường xuyên từ lâu đời, thiết nghĩ họ phải là con cháu của Thủy Tề, Hà Bá ?

Trung Quốc có từ bỏ hay thay đổi yêu sách đường 9 đoạn không ?

Các học giả Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, từ chỗ luôn tìm mọi cách hợp thức hóa yêu sách đường 9 đoạn trên Biển Đông đến chỗ, sau Phán quyết Trọng tài 12/7/2016, dường như họ không nhắc tới yêu sách "lưỡi bò" nữa. 

Thay vào đó, họ đã sử dụng đến việc mở rộng các "vùng biển liền kề" tính từ các thực thể địa lý ở "Tứ Sa", cho dù chúng có là đảo hay không. 

Tại sao có lại có sự thay đổi chiến thuật này ? Câu trả lời là : 

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, người Trung Quốc đã quá biết yêu sách đường "lưỡi bò" bị hầu hết các quốc gia và dư luận trong khu vực, thế giới phê phán, bác bỏ vì tính chất phi lý, phản khoa học, bất chấp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

Nếu tiếp tục công khai khẳng định yêu sách này trên các diễn đàn quốc tế thì sẽ tiếp tục bị lên án, phản bác, gây bất lợi cho họ. 

Thứ 2, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối các hải đảo trên Biển Đông là vấn đề phức tạp về pháp lý và thực tế quản lý do lịch sử để lại. 

Nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, vì tính toán đến lợi ích của họ trong quan hệ với Trung Quốc, đều muốn đứng trung lập.

Họ không muốn tỏ rõ lập trường của mình về chủ quyền đối với các thực thể địa lý đang có những tranh chấp giữa các quốc gia ở chung quanh Biển Đông.

Trung Quốc biết khai thác tình thế này để né tránh sự chỉ trích của dư luận bằng cách sử dụng lãnh thổ "Tứ Sa"mà Bắc Kinh tuyên bố có "chủ quyền lịch sử" để làm cơ sở mở rộng các vùng biển "liền kề".

Muốn làm việc này, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Suy cho cùng, chúng tôi thiết nghĩ đây vẫn là một thủ đoạn được Trung Quốc tính toán để hợp thức hoá yêu sách đường "lưỡi bò" phi lý. 

Song song với thủ đoạn pháp lý được các học giả Mỹ gọi đúng tên là "chiến tranh pháp lý", Trung Quốc còn áp dụng thủ đoạn đe dọa, gây sức ép hay mua chuộc các nước liên quan trong và ngoài khu vực.

Bằng các thủ đoạn này, Bắc Kinh đang tìm cách giành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách đường "lưỡi bò" liếm sâu váo các vùng biển và thềm lục địa hợp pháp của các nước xung quanh Biển Đông. 

Như vậy, có thể thấy rằng, Trung Quốc vẫn chưa chịu từ bỏ yêu sách đường "lưỡi bò".

Thủ đoan "Tứ Sa" chỉ là biến tướng của kế sách "dương Đông kích Tây", một "món võ cổ truyền" của người Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng đối phương mỗi khi gắp phải trở ngại.

Liệu chúng ta có giành được thắng lợi trong cuộc "chiến tranh pháp lý" mà Trung Quốc phát động không ?

Như đã trình bày ở trên, ông Michael Pillsbury từViện Hudson sau khi cảnh báo về ý đồ mới nhất của Trung Quốc trong cuộc "chiến tranh pháp lý" đã lưu ý rằng :

Chính phủ Hoa Kỳ không có khả năng về chiến tranh pháp lý. Ngay cả khả năng chống lại chiến tranh pháp lý Mỹ cũng không có.

Trong khi đó, Trung Quốc hình như được tổ chức tốt hơn trong thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn khéo để thách thức các quy tắc được quốc tế chấp nhận, mà không bị chế tài hay trừng phạt.

Phải chăng đây là một nhận xét bi quan nhưng khá sát với thực trạng hiện nay, hay chỉ là một cảnh báo sâu xa của các học giả Mỹ đối với giới cầm quyền của mình trước một "cuộc chiến pháp lý" do Trung Quốc phát động ?

Theo quy luật chiến tranh, dù là loại chiến tranh gì đi chăng nữa, thì kết cục cũng sẽ phải phân thắng bại.

Tất nhiên, kẻ chiến thắng trong cuộc chiến không thể là kẻ phi nghĩa, đi ngược lại lợi ích của nhân loại, bất chấp mọi thủ đoạn chà đạp lên chân lý và đạo lý.

Với tư cách là những chuyên gia pháp lý, tự nhận mình là những chiến binh tuyến đầu của cuộc chiến pháp lý này, chúng tôi cho rằng cuộc "chiến tranh pháp lý" do Trung Quốc phát động là phi nghĩa ; 

Bởi vì họ đã cố tình giải thích sai các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 nhằm xâm chiếm lãnh thổ và vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác bằng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. 

Phương tiện chiến tranh mà họ sử dụng trong cuộc chiến pháp lý này là "luật rừng" nằm trong tay kẻ mạnh dùng để áp đặt cho kẻ yếu, là thứ "vũ khí" đã bị cộng đồng quốc tế lên án, ngăn cấm... 

Vì vậy, chúng tôi tin rằng, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc "chiến tranh pháp lý" phi nghĩa này họ sẽ phải trở thành kẻ chiến bại. 

Và trận chiến mở màn cho thắng lợi của chân lý và lẽ phải phải kể đến Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2017. Trung Quốc đã bị thất bại trong trận mở màn này. Từ đó, bài học được rút ra là : 

Thứ nhất, phải biết sử dụng đúng và có hiệu quả các quy định pháp luật hiện hành, tức là biết phát huy sức mạnh của loại "vũ khí" này trong cuộc "chiến tranh pháp lý" đang và sẽ diễn ra. 

Thứ hai, phải biết tập họp và sử dụng được các chuyên gia pháp lý, các luật sư, luật gia…Họ là nhưng "chiến binh tuyến đầu" trực tiếp cầm "vũ khí" pháp lý để "xông" vào cuộc chiến không kém phần cam go này. 

Nếu không động viên, tập họp được lực lượng này thì chúng ta khó có thể giành được thắng lợi, khó có thể trở thành bên thắng cuộc…

Thứ ba, cần phải xây dựng được "hậu phương" vững mạnh. Đó là sức mạnh đoàn kết, thông nhất ý chí của cả cộng đồng trong nước, cũng như ngoài nước.

Vì vậy, cần phải tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền giáo dục… để tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng…

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 02/10/2017

Published in Diễn đàn

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Báo Tuổi Trẻ hôm 20/8 đưa tin, ngày 18/8/2017, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn [1].

Sự kiện này đã tạo ra "cơn bão" dư luận người Việt Nam ở trong và ngoài nước, với những nhận định, đánh giá, bình luận, thậm chí suy diễn…

Những bình luận này xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau về mặt lịch sử, pháp lý, chính trị… đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ năm 1954-1975.

cuoi2

Chứng tích Cột mốc CHỦ QUYỀN Trường Sa
(do Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đặt trên đảo Song Tử Tây ngày 22 tháng 8 năm 1956)

Những quan điểm khác nhau

Nhiều ý kiến đánh giá cao về bộ Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học Việt Nam chủ trì biên soạn, xuất bản.

Và một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đã đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.

Bộ sách này đã thay cách dùng từ "ngụy quyền Sài Gòn" trước đây bằng từ "Chính quyền Sài gòn", thay "ngụy quân" thành "quân đội Sài Gòn".

Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói : 

"Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là "ngụy quân, ngụy quyền". Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là "chính quyền Sài Gòn", "quân đội Sài Gòn". 

Nhân "sự kiện" có vẻ "đình đám" này, một số học giả đã lên tiếng cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là bước tiến quan trọng… 

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã khẳng định rằng : 

"...Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. 

Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. 

Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển". 

"Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.

Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế".

Tiến sĩ Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 

Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc… 

Giáo sư James Crawford, chuyên gia hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm "The Creation of States in International Law", đã cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia. 

Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia.

Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam…

Trong khi đó, trên truyền thông và mạng xã hội cũng có những quan điểm không đồng tình với những nhận định nói trên.

Thậm chí đã có những ý kiến tỏ ra gay gắt, cực đoan, đòi thu hồi đốt bỏ bộ Lịch sử Việt Nam đồ sộ gồm 15 tập này và đòi bắt giam sử gia nổi tiếng Phan Huy Lê, người chủ biên bộ Lịch sử Việt Nam mới tái bản lần đầu này. 

Họ cho rằng các sử gia tham gia biên soạn bộ Lịch sử này đã không kiên định lập trường giai cấp, thiếu ý thức chính trị khi dám "thừa nhận bọn bù nhìn bán nước, tay sai của đế quốc Mỹ, đã từng gây nên cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, làm cho Nước nhà chia cắt, phân ly…".

Điều đáng quan ngại hơn là có một bộ phận người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã lợi dụng sự kiện này để bôi nhọ chế độ chính trị hiện hành, công khai hô hào dân chúng đứng lên lật đổ chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi phục dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa, gây bạo động, bạo loạn, phá hoại nền an ninh quốc gia, sự ổn định chính trị xã hội…

Là một người nghiên cứu pháp lý-chính trị, chúng tôi xin được nêu quan điểm cá nhân của mình.

Chúng tôi chỉ mong có thể góp sức tạo lập được tiếng nói chung, nhận thức chung trong nội bộ người Việt Nam trước tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng… của đất nước, cục diện khu vực và quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm…

Cần phân biệt rõ ràng về lập trường chính trị và quan điểm pháp lý

Đây là điều cực kỳ quan trọng để xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử có liên quan đến sự ra đời, tồn tại của Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử nhân loại nói chung và của một quốc gia nói riêng.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm : "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" của Ph. Ăng-ghen. 

Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. 

Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước [2].

Căn cứ vào luận thuyết này thì nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp đối kháng và vì vậy, nó là một phạm trù lịch sử, có thể xuất hiện, thay đổi, thậm chí bị xóa sổ bởi kết quả của các cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực thống trị xã hội giữa các giai cấp đối kháng. 

Trong cuộc đấu tranh này, để giành thắng lợi, các đảng phái chính trị, đại diện cho các tầng lớp giai cấp, phải sử dụng mọi biên pháp cần thiết nhằm lật đổ, tiêu diệt giai cấp đối kháng, cũng như các tổ chức thực thi quyền lực của giai cấp thống trị đó. 

Vì vậy, về mặt chính trị, chúng ta không quá ngạc nhiên khi đảng phái chính trị của giai cấp này lên án, tố cáo, bôi nhọ… nhằm hạ thấp uy tín của đảng phái chính trị của giai cấp kia trước công chúng : 

Những chiến sĩ Cộng hòa trong cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản đã từng lên án thậm tệ bọn tham quan ô lại của chế độ quân chủ độc tài. 

Những chiến sĩ Cộng sản đã vùng lên, tập họp dân chúng cần lao để "đào mồ" chôn chủ nghĩa tư bản và gia cấp tư sản thống trị mục nát. 

Và ngược lại, giai cấp thống trị, để bám giữ ngôi vị thống trị, họ đã không tiếc lời bôi nhọ những người Cộng hòa, chiến sĩ Cộng sản… và điên cuồng chống trả bằng nhiều thủ đoạn, phương thức man rợ…

Đó là sự thật lịch sử, là quy luật phát triển của xã hội loài người. Nhân loại đã chứng kiến những bi kịch lịch sử đó. 

Cụm từ "chính quyền bù nhìn", "chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ" được dùng để gọi chính quyền Sài Gòn trước đây hay ngược lại, "Việt Cộng", " Chính quyền tay sai của Nga-Xô, Trung-Cộng" để gọi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chính là sản phẩm của tư duy chính trị mấy chục năm về trước, nay đã lỗi thời. 

Chúng tôi không có ý áp đặt quan điểm của mình lên người khác.

Chỉ có điều, nếu thực sự vì quốc gia và dân tộc, tất cả đều phải được đánh giá một cách khách quan, khoa học về những chính thể đã từng tồn tại trong các giai đoạn lịch sử. 

Phủ nhận sạch trơn hay ca ngợi một chiều chỉ có thể làm cho sự vật phát triển lệch lạc, thậm chí cản trở xu hướng phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại. 

Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, người ta không thể dùng ý chí chính trị để phủ nhận sự tồn tại khách quan của một thể chế chính trị đã được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận, với tư cách là một thực thể trong quan hệ quốc tế : 

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền do 2 chính quyền hợp pháp quản lý. 

Ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào quyền quản lý lãnh thổ và dân cư được trao cho các chính thể, lúc đầu là chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Tiếp đến là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và từ năm 1975 đến năm 1976 là Chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam. 

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng Hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975.

Từ thời khắc lịch sử đó, Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được nhắc đến như là một thể chế chính trị của quá khứ, giống như các chính thể khác của các chế độ phong kiến, thực dân đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam…

Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra, quyền quản lý lãnh thổ, dân cư được trao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1976.

Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang là một chủ thể hợp hiến, hợp pháp, duy nhất trong quan hệ đối nội và đối ngoại dưới ánh sáng của Luật pháp quốc tế. 

Từ thời điểm lịch sử này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và trở thành các chính thể của quá khứ. 

Những sự kiện chính trị, pháp lý nói trên phải được các sử gia chân chính ghi nhận một cách trung thực khách quan trong các bộ lịch sử Việt Nam. 

cuoi1

Là cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được kéo lên ở Trường Sa khi tiếp quản từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, chính thể trong việc thực thi, quản lý chủ quyền đối với quần đảo này. Ảnh : bqllang.gov.vn.

Việc dùng tên gọi "chính quyền Sài Gòn", "Việt Nam Cộng Hòa" thay vì tên gọi mang nặng màu sắc chính trị : "chính quyền bù nhìn" hay "ngụy quân, ngụy quyền" là một việc làm rất cần thiết.

Điều này phản ánh một tư duy khoa học, khách quan, trung thực, tiến bộ của các sử gia Việt Nam, đáng được trân trọng, hoan nghênh. 

Vì vậy, chúng tôi không đồng tình với ai đó đòi "đốt bỏ" bộ lịch sử đồ sộ và có giá trị khoa học này chỉ để thỏa mãn cảm xúc cá nhân, theo đuổi tư duy chính trị đơn thuần. 

Đồng thời chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, nếu ai đó muốn lợi dụng sự kiện này để làm "sống lại" một chính thể của quá khứ, đã không còn tồn tại cả trên danh nghĩa và thực tế, bởi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hợp lý, hợp tình của đồng bào miền Nam chỉ là một ảo tưởng.

Thậm chí còn là một hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị theo đúng Luật pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Sự ra đời, tồn tại hay bị phế bỏ cũng là điều hoàn toàn theo đúng quy luật phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. 

Một Nhà nước muốn tồn tại lâu dài phải là một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một chính phủ "liêm khiết, kiến tạo và hành động vì lợi ích của dân chúng". 

Ngược lại, sẽ có những bi kịch có thể xảy ra có liên quan đến sự đổi thay mang tính tất yếu lịch sử.

Điều này đã được chính cụ Nguyễn Trãi tổng kết : "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn thường căn dặn. 

Người Trung Quốc đang "cười" chúng ta ?

Sở dĩ chúng tôi phải lên tiếng là vì dư luận người Việt ta đang chia rẽ, nhưng những kẻ đang dòm ngó chúng ta ngoài Biển Đông thì lại đang "mở cờ trong bụng".

Bài viết này không chỉ nhằm mục đích góp thêm tiếng nói để người Việt chúng ta, trong cũng như ngoài nước ngồi lại với nhau, bình tĩnh nhìn lại quá khứ và chung lòng hướng tới tương lai của Đất Nước Việt Nam, bao gồm Đất, Biển, Trời, liền một giải, rộng dài và giàu đẹp.

Những gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên có lẽ đã đủ để trả lời những vấn đề nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Trung Quốc đặt ra trong bài phân tích đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/8, với tiêu đề khiến chúng tôi không thể im lặng :

"Việt Nam sửa đổi lịch sử là tự đào hố chôn mình" [3].

Nếu ông Tư Trấn Đào là một nhà khoa học với đúng nghĩa của nó, hi vọng ông tự nhận ra được những sai lầm trong cách lý giải mang đậm màu sắc chính trị, duy lý và ngụy biện được thể hiện trong bài viết này.

Thực ra, những lập luận nói trên của nhà Việt Nam học Tư Trấn Đào không có gì là mới lạ cả. 

Bởi vì, mỗi khi nhắc đến giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chờ ngày tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, kiểu gì cũng sẽ xuất hiện những luận điệu như vậy trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. 

Điều đáng nói là, mặc dù những lập luận của ông Tư Trấn Đào chỉ là một thủ thuật "chơi chữ", nhưng nếu người Việt chúng ta vẫn còn sống với tư duy và cách nghĩ của mấy chục năm về trước, thì đã vô tình mắc bẫy những người như ông Tào.

Và một điều đáng lưu ý nữa, là bài phân tích của nhà Việt Nam học này chỉ xoáy vào câu chuyện cách gọi Việt Nam Cộng Hòa trong bộ Lịch sử Việt Nam.

Trong khi đó, sự kiện Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và gây xung đột kéo dài 10 năm sau đó, lần đầu tiên được gọi tên đúng với bản chất của nó là "xâm lược", ông Đào chỉ lướt qua.

Thậm chí nhà nghiên cứu này còn dùng tên gọi trung tính để nhắc tới sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 mà bộ Lịch sử Việt Nam mới trả lại đúng tên cho nó, là "xung đột vũ trang biên giới Trung - Việt 1979".

Biểu hiện này khác hoàn toàn thái độ bóp méo lịch sử trên truyền thông chính thống Trung Quốc lâu nay, khi gọi cuộc chiến xâm lược này là "phản kích tự vệ"

Đó là điều khiến chúng tôi phải suy nghĩ. Liệu đây có phải là một sự đổi thay trong nhận thức và chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc ? 

Còn sự thay đổi của cá nhân ông Tư Trấn Đào trong cách "định danh" cuộc chiến cần phải đặt trong bối cảnh và mục tiêu tổng thể bài viết : 

Tiếp tục chia rẽ dư luận Việt Nam bằng cách khoét sâu mâu thuẫn nội tại của quá khứ mấy chục năm về trước, để chứng minh cho yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Và chúng tôi cũng xin lưu ý thêm với ông Đào, với tư cách một nhà nghiên cứu khoa học, thì ông nên lý giải như thế nào về việc :

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bê nguyên đường "lưỡi bò" của "ngụy quân, ngụy quyền" Trung Hoa Dân quốc về làm của mình, để đòi độc chiếm Biển Đông với lập luận đó là "sự kế thừa chủ quyền lịch sử" ?

Vì thế, chúng tôi thiết tha mong muốn đồng bào người Việt mình, trong cũng như ngoài nước, hiểu rằng quá khứ đã qua và không thể thay đổi.

Nhưng hiện tại và tương lai như thế nào là nằm trong tay mỗi chúng ta.

Hòa giải, hòa hợp và đoàn kết thì dân tộc mới trường tồn, chia rẽ bè cánh sẽ đẩy chúng ta đến bờ vực, đến hang hùm miệng rắn.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 31/08/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html

[2] Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, tập II, Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 78.

[3] http://opinion.huanqiu.com/hqpl/2017-08/11193169.html

Published in Diễn đàn