"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.
Ông tướng khoái... cây to
Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.
Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.
Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.
Cô giáo ưa... quyền lực
Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác.
Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.
Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân
Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.
Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.
"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.
Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin
Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".
Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.
Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong
Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".
Tuy ba mà một
Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.
Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...
Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.
Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở !
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 01/04/2018
"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.
1111111111111111
Ông tướng khoái... cây to
Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.
Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.
Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.
Cô giáo ưa... quyền lực
Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác.
Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.
22222222222222
Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân
Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.
Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.
"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.
Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin
Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".
Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.
333333333333333
Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong
Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".
Tuy ba mà một
Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.
Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...
Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.
Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở !
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 01/04/2018