Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

I. Tóm tắt vụ án Trịnh Vĩnh Bình và một vài vụ án khác

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình như chúng ta biết, được diễn ra từ ngày 21/08 đến ngày 27/08/2017 vừa qua. Tòa án Trọng tài quốc tế (ICA – International Court of Arbitration), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng thương mại quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, đã mở phiên xét xử vụ tranh chấp : công dân Vương quốc Hà Lan (gốc Việt), ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vụ kiện liên quan đến việc Việt Nam vi phạm Thỏa thuận giữa hai bên tại Singapore năm 2006 về việc Việt Nam bồi thường bằng tiền và trả lại tài sản mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã đầu tư theo quy định của Hiệp định Đầu tư Hà Lan – Việt Nam (10/3/1994) nhưng đã bị Chính phủ Việt Nam tịch thu trước đây.

icc1

Logo Tòa án trọng tài quốc tế cạnh Phòng thương mại quốc tế - Ảnh minh họa

Ông Trịnh Vĩnh Bình – một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan, cuối những năm 1980 đã đem theo tiền và vàng về Việt Nam đầu tư nhưng không đăng ký chính thức để thành lập doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài (29/12/1987) của Việt Nam. Do ở thời điểm đó pháp luật chưa cho phép người nước ngoài (bao gồm cả Việt kiều có quốc tịch nước ngoài) đứng tên mua nhà và đứng tên nhận sang nhượng Quyền sử dụng đất, ông Bình đã nhờ người thân đứng tên giùm đất đai, nhà cửa và hai doanh nghiệp trong nước... công việc làm ăn của ông Bình sau đó đã gặt hái được nhiều thành công, phát triển nhanh chóng.

Năm 1996, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt giữ ông Trịnh Vĩnh Bình với nhiều cáo buộc hình sự, trong đó có các tội danh "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", "Trốn thuế" và tội "Đưa hối lộ" theo quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1985 (sửa đổi bổ sung năm 1989). Theo báo Công an Nhân dân ngày 06/06/2005, cho tới khi bị cơ quan an ninh điều tra Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giữ, ông Bình đã nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745 m2 đất. Với những tội danh nói trên, ông Bình đã bị kết án 11 năm tù (bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật), bị tịch thu tài sản là nhà, đất do người khác đứng tên giùm, và một số tài sản là động sản, tiền mặt, đồ cổ…

Năm 2000, ông Trịnh Vĩnh Bình rời khỏi Việt Nam, trở về Hà Lan và năm 2003 tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam theo quy định tại (khoản 4) Điều 9 của Hiệp định Việt Nam- Hà Lan, tại Trung tâm Quốc tế Giải quyết các Tranh chấp về Đầu tư (ICSID) – Stockholm (Thụy Điển), với sự giúp đỡ của hãng luật Covington Burling của Mỹ. Theo đơn kiện khi đó, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền hơn 100 triệu USD. Sau đó, vào năm 2006, ông Bình và Chính phủ Việt Nam đạt được thoả thuận bên ngoài Tòa Trọng tài ICSID, ký tại Singapore. Theo một số nguồn tin, nội dung của Thỏa thuận 2006 có quy định : Chính phủ Việt Nam chấp thuận miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD, "trả lại tài sản" cho ông Bình, và cho phép ông trở lại Việt Nam để tiếp tục đầu tư. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Trọng tài ICSID và không tiết lộ nội dung Thỏa thuận 2006.

Về số tiền 15 triệu USD bồi thường cho ông Bình theo Thỏa thuận 2006, có tin nói là phía Việt Nam đã trả xong, dù chậm trễ vì mãi đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi từ năm 2006 đến 2014. Tuy nhiên, cho tới nay (9/2017) ông Bình vẫn chưa được nhận lại tài sản theo Thỏa thuận 2006.

Tháng 01/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam tại Tóa án Trọng tài quốc tế (ICA) Paris, với lý do chính phủ Việt Nam "Không thực hiện đúng Cam kết trong Thỏa thuận 2006" và đòi chính phủ Việt Nam bồi thường ít nhất 1,25 tỷ USD.

Đây là phiên tòa không công bố công khai nội dung xét xử, chúng ta chỉ biết được kết quả sau này, nhưng có nhiều khả năng ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ thắng kiện. Vấn đề là chính phủ Việt Nam có phải trả toàn bộ số tiền ông Bình yêu cầu hay không thì chưa biết được, nhưng điều quan trọng là ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện, và chính phủ Việt Nam đã phải hầu tòa và thua kiện.

Những lần thua kiện ở ngoại quốc của một số cơ quan, chủ thể của nhà nước Việt Nam trước đây :

1. Vụ Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam thua vì "thiếu hiểu biết" luật quốc tế :

Vụ việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiêng về phía Việt Nam, xử thua ông Letard.

Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử, Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự.

Lý do của việc "không quan tâm đến vụ kiện" là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sỹ, nếu thua "mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau".

Phiên tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam. Thế là nguyên đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô (3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế tài nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.

Lúc này các quan chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam mới "té ngửa" ra, là phán quyết của tòa này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao.

Thật ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, trong Quy chế giải quyết khiếu nại của FIFA nêu rõ, khi tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sỹ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải đảm bảo thi hành.

Thế là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam mới chịu báo cáo lên chính phủ và cầu cứu. Ngân sách nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam vào năm đó được 3,7 tỷ, đã phải bồi thường cho ông Letard 3 tỷ. Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết luật quốc tế.

2. Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài

Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi phí cho ông ta vì VNA đã ủy quyền cho một Đại lý VNA thuê ông ta làm việc. Đại lý này bị phá sản, ông Liberati đành nhằm vào VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tại Roma ngày 30/11/1995, nhưng VNA không cử đại diện tham dự, dù ngày 1/11/1994 đã được đại sứ quán Italy tại Việt Nam chuyển giấy thông báo về phiên xử. Vietnam Arlines không cử người tham dự, bởi nghĩ rằng "ta chả liên quan". Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án Ý nhanh chóng tuyên ông Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Arlines phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro.

Đứng trước phán quyết này, lãnh đạo Vietnam Arlines đánh giá phán quyết ở Tòa án nước Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Arlines là "con cưng" của nhà nước, Vietnam Arlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… "làm gì được nhau".

Đúng là suốt gần 7 năm sau đó án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp, đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp "thi hành hộ", đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati. Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên Hiệp Châu âu. Đây là một liên hiệp gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án.

Điều buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để "gỡ" vụ phong tỏa tài sản ở Pháp. Kết quả cuối sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không thấy mà kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên họ, vì VNA là bên thua kiện. Vụ này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của Tòa án quốc gia Ý...

II. Những vấn đề rút ra từ các vụ án

Qua vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, tất cả đều thấy rằng, nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể bị kiện ra tòa án và hoàn toàn có thể thua kiện. Đây là ý nghĩa vô cùng lớn, một thắng lợi tinh thần vô giá mà vụ án Trịnh Vĩnh Bình có thể đem lại.

Nếu như trước đây, rất nhiều người nghĩ rằng, việc đưa nhà nước, nhà cầm quyền Việt Nam ra được tòa án quốc tế là điều vô cùng khó khăn, không tưởng thì nay tất cả đều nghĩ lại, và nghĩ khác đi. Thêm nữa, việc đưa được nhà nước Việt Nam ra trước tòa án quốc tế và có nhiều hy vọng thắng kiện càng khích lệ người dân nhiều hơn nữa. Như vậy, vụ án Trịnh Vĩnh Bình như là một sự cởi bỏ về mặt tâm lý, tinh thần cho người dân, và chính từ vụ án này sẽ tạo ra một tiền lệ, ít nhất là về mặt niềm tin đối với người dân.

Nếu như vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình kiện trực tiếp nhà nước Việt Nam ra tòa án giải quyết vấn đề tinh thần, tâm lý thì hai vụ án sau, của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Vietnam Airlines lại như một sự chỉ dẫn về mặt nội dung đối với các vụ kiện. Có thể nói rằng, nội dung của hai vụ kiện này cực kỳ đơn giản, sự việc rất thông thường nhưng cuối cùng nhà cầm quyền Việt Nam đã phải trả rất nhiều tiền để giải quyết hậu quả. Việc chi trả nhiều tiền cho hai vụ án, phần lớn xuất phát từ việc thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như việc coi thường luật pháp quốc tế khi Việt Nam mới gia nhập sân chơi chung của luật pháp quốc tế. Tất nhiên sau này, Việt Nam có kinh nghiệm, sẽ không phải trả phí cho những điều không đáng xảy ra. Tuy nhiên, nội dung các vụ án, tức là tính chất các sự việc vô cùng đơn giản nhưng luật pháp quốc tế vẫn bảo vệ những người bị thiệt thòi. Điều này có nghĩa rằng, đối với nhiều đồng bào của chúng ta, những người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đối xử vô cùng dã man, tàn bạo cũng như việc cướp, tước đoạt trắng trợn tài sản, nhà cửa có rất nhiều cơ hội trong việc kiện nhà nước Việt Nam để đòi lại quyền lợi cũng như những tài sản của mình.

Đối với phong trào dân chủ Việt Nam, việc kiện nhà nước Việt Nam nên xác định là một hướng đi mới trong bối cảnh cuộc đấu tranh trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Phong trào phản đối Formosa và bảo vệ môi trường ban đầu rất sôi nổi, bằng các cuộc biểu tình, vận động phản đối khắp cả nước nhưng đã không duy trì được lâu bởi sự đàn áp, đánh phá cả từ trong lẫn ngoài phong trào dân chủ… Một thời gian sau, việc phản đối Formosa đã chuyển sang những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng của vùng biển chết, ô nhiễm như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đồng thời cuộc đấu tranh của người dân còn được sự ủng hộ, hỗ trợ của toàn bộ hàng ngũ giáo phẩm và các giáo xứ của giáo phận Vinh. Ban đầu cuộc đấu tranh của người dân trực tiếp bị ảnh hưởng đã thu hút được sự chú ý cũng như tạo được sự lúng túng nhất định cho nhà cầm quyền. Nhưng cuộc đấu tranh cũng không duy trì ngọn lửa nhiệt tình được lâu. Nhà cầm quyền đã ra tay đàn áp rất dã man, hiểm độc nên phong trào phản đối Formosa và bảo vệ môi trường đã và đang chùng xuống, mất đà.

Đối với các tổ chức xã hội dân sự, nhà cầm quyền Việt Nam còn sắt máu và đàn áp dã man hơn. Ngoài việc cài cắm người để lũng đoạn từ bên trong, nhà cầm quyền còn trực tiếp đàn áp bằng các biện pháp : đánh đập, giam cầm, truy tố. Hội Anh Em Dân Chủ là một tổ chức xã hội dân sự khá bài bản, lâu năm bị đàn áp dã man nhất. Toàn bộ đội ngũ lãnh đạo của Hội, cả cũ lẫn mới đều bị bắt giam, khởi tố bởi điều luật vô cùng tàn bạo, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 79 bộ Luật hình sự). Các hoạt động của các hội, nhóm khác cũng bị phá, ngăn cản và gây rối như hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, đá bóng giao lưu của nhóm FC - NoU, các hoạt động kỷ niệm của các hội nhóm cũng bị đàn áp và phá đám. Một số hội, nhóm mới ra đời, mặc dù chỉ có tính chất học thuật cũng bị đưa vào tầm ngắm và sách nhiễu (ví dụ Nhóm Nghiên cứu Thể chế). Như vậy, về hoạt động của các hội, nhóm xã hội dân sự cũng đang bị ngưng trệ, cầm chừng do sự đánh phá, đàn áp dã man của nhà cầm quyền Việt Nam.

Phong trào dân oan đã bị đánh phá và cắt đứt sự kết nối với phong trào dân chủ vào cuối năm 2016. Tuy vẫn còn một vài nhóm nhỏ hoạt động nhưng cũng trong tình trạng cố thủ. Đến nay, những người dân oan tự phát vẫn hàng ngày, hàng giờ tập hợp tới những địa điểm nhạy cảm để yêu cầu, yêu sách và khiếu nại. Nhưng do không có sự tổ chức, cũng như không có được sự giúp đỡ dài hơi, những người dân oan có thể bị dẹp bỏ cũng như giải tán bất cứ khi nào nhà cầm quyền muốn ra tay.

Một đặc điểm rất đáng lo ngại đối với phong trào dân chủ là khả năng kết nối, làm việc chung của các hội nhóm, các cá nhân hiện nay vô cùng khó khăn. Rất khó hội nhóm hoặc cá nhân nào kêu gọi một công việc chung tốt đẹp mà có sự ủng hộ, tham gia hoặc giúp đỡ của những hội, nhóm cá nhân khác một cách đông đảo như trước đây nữa. Với bối cảnh chung của phong trào dân chủ như vậy, việc mở ra một hướng đi mới, sử dụng luật pháp quốc tế, hoặc các quốc gia dân chủ có quan hệ với Việt Nam đòi lại công lý, quyền lợi cho người dân đồng thời dồn ép nhà cầm quyền Việt Nam trên nhiều phương diện là một việc thật cần thiết và ý nghĩa...

III. Khảo sát một số trường hợp kêu gọi và chuẩn bị khởi kiện

Có thể nói rằng, không phải bây giờ, tức là sau khi ông Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà cầm quyền Việt Nam và có dấu hiệu thắng kiện, phong trào dân chủ mới đặt vấn đề khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra các tòa án quốc tế.

Trước đó, đã có những cố gắng rất đáng lưu tâm, và đến nay cần được xem xét thỏa đáng. Chúng ta có thể thấy, có ba trường hợp, ba nơi (người, nhóm người) có ý định và đã kêu gọi việc khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế (tất nhiên có thể còn có những trường hợp khác mà người viết bài này chưa biết). Chúng ta cùng xem xét, phân tích các khả năng để có thể tập trung vào những nơi khả quan, để đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Trường hợp kêu gọi tố cáo để khởi kiện nhà nước Việt Nam của ông Đặng Chí Hùng

Ngày 21/11/2013, trên một số trang mạng có đăng lời kêu gọi đồng bào tố cáo để khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam với những tội danh xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền cho đến tận ngày kêu gọi khởi kiện.

Lời kêu gọi người dân chung tay tố cáo để khởi kiện đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam bao gồm rất nhiều nội dung, tội ác trải qua nhiều thời kỳ. Lời kêu gọi cũng liệt kê các tội ác để khởi kiện như : tội ác xâm lược, tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, vi phạm bộ luật nhân quyền quốc tế. Toàn bộ thời gian lịch sử được chia làm ba giai đoạn : giai đoạn từ năm 1945 - 1969 ; giai đoạn từ 1969 - 1975 ; giai đoạn từ 1975 tới nay. Có thể nói rằng, đó là bản cáo trạng toàn diện về tội ác của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.

Cơ sở để tác giả Đặng Chí Hùng đưa ra lời kêu gọi đó là trong lịch sử đã có các chủ thể, nhà nước bị kiện vì tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Ví dụ Đức Quốc Xã, Pôn Pốt hoặc mới nhất là Giang Trạch Dân và Lý Bằng bị tòa án Tây Ban Nha xét xử. Mục đích của việc tố cáo để khởi kiện là để nhân dân biết, hiểu rõ hơn bộ mặt thật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để cảnh báo quốc tế không quan hệ, giao lưu làm ăn với nhà nước cộng sản Việt Nam, và cuối cùng là chế tài đối với lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay.

Do không thể cập nhật được các kế hoạch, chương trình tiếp theo của lời kêu gọi này, nên việc đưa ra đánh giá, nhận định sẽ rất khó khăn. Nếu chỉ khảo sát qua lời kêu gọi này, chúng ta thấy lời kêu gọi mang nhiều ý nghĩa chính trị, tuyên truyền và tố cáo, nhưng tính chất khả thi thì hầu như chưa thấy đâu bởi vì nội dung đúng là mới chỉ dừng lại ở lời kêu gọi.

Chúng ta chưa thấy một chương trình, kế hoạch cụ thể nào ? Ví dụ sẽ khởi kiện ở đâu ? Tòa án nào ? Thời gian và thời điểm khởi kiện ra sao ? Các cơ sở pháp lý của việc khởi kiện là gì ? Nguồn lực tài chính cho chi phí khởi kiện lấy từ đâu ? Các thành phần nào đứng đơn, thành phần nào hậu thuẫn, v.v...

Tóm lại, chưa có chương trình kế hoạch cụ thể nào. Chúng ta cần lưu ý hai điều nếu muốn tiếp tục lời kêu gọi và hành động theo hướng này. Thứ nhất, các vụ án khởi kiện tương tự, thường tập trung vào một hoặc một vài nội dung cụ thể, trực tiếp. Ví dụ, kiện Pôn Pốt là tội ác diệt chủng liên quan trực tiếp đến hai triệu người Campuchia bị tàn sát. Kiện Giang Trạch Dân là kiện vụ đàn áp Pháp Luân Công. Như vậy, việc kiện chính trị cần tập trung vào một tội danh với vụ việc cụ thể. Thứ hai, việc khởi kiện quốc tế là vô cùng tốn kém, cần chuẩn bị tốt về nguồn lực tài chính, cụ thể là kêu gọi các mạnh thường quân hoặc quyên góp của đồng bào. Cả hai việc kêu gọi đều rất khó khăn, vất vả.

2. Trường hợp khởi kiện nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề đất đai ở Dương Nội

Mới đây, trên mạng xã hội facebook, anh Trịnh Bá Phương, con trai nữ tù nhân lương tâm, dân oan Cấn Thị Thêu đã thông báo ngày 16/9 rằng, anh đã tiếp xúc với một luật sư ở Hà Nội hỏi thủ tục, để kiện nhà cầm quyền cộng sản ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC-International Criminal Court).

DAHK3X

Trụ sở Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan

Anh Phương tiết lộ, một người tin cẩn của anh vào năm 2015 đã liên lạc với văn phòng luật sư quốc tế thuộc Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ-International Court of Justoce) của Liên Hiệp Quốc, nhằm kêu gọi họ giúp đỡ dân oan bị cướp đất kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra tòa quốc tế. Các luật sư của ICJ cho biết họ cần sự hỗ trợ từ luật sư trong nước, cho nên anh Phương đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các luật sư trong nước. Liên quan tới vấn đề này, báo Tuổi Trẻ hôm thứ Bảy 16/09 cho biết, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) vừa quyết định mở rộng phạm vi thụ lý sang những vụ kiện liên quan tới tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của người dân. ICC được thành lập theo Quy Chế Rome 1998, có trụ sở chính thức tại The Hague, Hòa Lan, vốn là một tòa án thường trực có trách nhiệm truy tố những cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Vụ việc này ngoài một thông báo ngắn gọn, chúng ta chưa có thêm thông tin để phân tích cũng như bình luận. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đây là những người Việt, đang sống ở trong nước lại có ý định khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế. Điều này vừa có sự độc đáo những cũng tạo ra sự lo âu về việc những người khởi kiện có thể gặp phải sự trả thù của nhà cầm quyền. Hoặc nếu không trả thù thì việc xúc tiến, hoạt động khởi kiện cũng bị gặp khó khăn, cản trở. Dưới góc độ đấu tranh và ủng hộ người đấu tranh, chúng ta hi vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người dân Dương Nội nói chung và gia đình anh Trịnh Bá Phương nói riêng...

3. Trường hợp khởi kiện đòi tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt do Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) khởi xướng

Ngày 31/8/2017, trên trang web của BPSOS đã công bố Chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản. Đây là một chương trình rất lớn, với phương châm là dùng luật pháp và hệ thống chính trị của Hoa Kỳ để bảo vệ, đòi lại tài sản của công dân Hoa Kỳ bất chấp thái độ, luật pháp và chính sách của chế độ ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của tổ chức này (BPSOS), người Việt Nam ở Hoa Kỳ có ít nhất từ hai chục ngàn đến cả trăm ngàn người có đủ điều kiện để tham gia chương trình đòi tài sản, với ba cách thức thực hiện khác nhau.

a. Đòi lại tài sản bằng việc khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam

Thông thường, một công dân ở quốc gia này không thể kiện một chính quyền của quốc khác. Tuy nhiên, luật Hoa Kỳ có một biệt lệ. Luật Foreign Sovereign Immunity Act (FSIA), ban hành năm 1976, cho phép công dân Hoa Kỳ kiện chính quyền ngoại quốc trong trường hợp bị tước đoạt tài sản không bồi thường, và người đứng đơn kiện không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ vào thời điểm tài sản bị tước đoạt. Theo nghiên cứu của SPSOS, có khoảng 4.000 hồ sơ có thể thực hiện theo con đường khởi kiện đòi tài sản ở tòa án.

b. Đòi lại tài sản bằng thể thức phán quyết hành chính do quốc hội Hoa Kỳ ấn định. 

Thể thức phán quyết hành chính có nguồn gốc như sau. Năm 1949 Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Luật Giải quyết các đòi hỏi bồi thường quốc tế (International Claims Settlement Act). Thực thi luật này, năm 1954 Tổng thống Dwight Eisenhower thành lập Ủy hội Giải quyết các đòi hỏi bồi thường ngoại quốc, tức Foreign Claims Settlement Commission (gọi tắt là FCSC), đặt dưới Bộ Tư Pháp. FCSC có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết các đòi hỏi bồi thường của công dân Hoa Kỳ khi tài sản bị một chính quyền ngoại quốc cưỡng đoạt, với điều kiện người đòi bồi thường đã là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm tài sản bị cưỡng đoạt.

FCSC phán quyết theo thủ tục hành chính, và định mức bồi thường theo các công thức nhất định. Chính quyền ngoại quốc không có quyền tham gia, phân trần, vận động, hay khiếu nại. Quyết định của FCSC là chung quyết, không thể kháng cáo kể cả ở tòa án. Quyết định của FCSC sau được chuyển sang Bộ Ngoại giao để điều đình hay áp lực quốc gia đối tượng thực thi việc bồi thường.

Trong trường hợp quốc gia ấy không hợp tác, Tu chính án Hickenlooper, ban hành năm 1964 để bộ sung Luật Viện trợ ngoại quốc, đòi hỏi Tổng thống ngưng các khoản viện trợ và ngăn chặn các định chế tài chính quốc tế cho quốc gia ấy vay vốn. Tổng thống có quyền đặc miễn không áp dụng biện pháp trừng phạt này nếu như chứng minh được cho Quốc hội rằng sự đặc miễn sẽ giúp ích cho việc "đòi nợ" cho công dân.

FCSC chỉ giải quyết các hồ sơ ấy thuộc vào một Chương trình đòi bồi thường (Claims Program) đã được thiết lập. Muốn thiết lập Chương trình đòi bồi thường thì phải có văn thư yêu cầu của Ngoại trưởng hoặc sự chỉ định của Quốc hội bằng hành động lập pháp. Cách nào cũng đòi hỏi một cuộc vận động mạnh mẽ, rộng lớn và kiên trì.

Từ khi được thành lập năm 1954, FCSC đã giải quyết tổng cộng 42 Chương Trình Đòi Bồi Thường bao bồm các quốc gia : Đức, Iran, Nam Tư, Bulgaria, Romania, Hungary, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ý, Cuba, Trung Hoa, Đông Đức, Ethiopia, Ai Cập, Panama, Albania và Việt Nam. Tổng cộng 660.000 hồ sơ đã được giải quyết.

Theo tính toán và phỏng đoán, có từ 6000 - 10.000 hồ sơ người Mỹ gốc Việt có thể phù hợp với con đường đòi lại tài sản bằng thể thức phán quyết hành chính này.

c. Đòi lại tài sản bằng việc điều đình trực tiếp giữa nạn nhân và chế độ đã cưỡng đoạt tài sản (tức là nhà cầm quyền Việt Nam) với sự theo dõi, hỗ trợ của chính quyền Hoa Kỳ.

Đây là con đường dành cho những hồ sơ không hội đủ tiêu chuẩn cho hai con đường 1 và 2 có thể được giải quyết thông qua điều đình.

Để thực hiện chương trình đòi tài sản, vào tháng 6/2017 vừa qua, BPSOS đã thuê hai hãng luật với nhiều kinh nghiệm tư vấn về hồ sơ và hỗ trợ trong vận động. Đó là hai hãng luật Perseus Strategies và Heideman, Nudelman & Kalik, PC. Hãng Perseus Strategies đã vận động thành công để mở Chương Trình Đòi Bồi Thường Cuba lần 2. Người đứng đầu hãng luật này là Jared Genser, một luật sư nhân quyền nổi tiếng thế giới. Ông cũng là người sáng lập tổ chức Freedom Now, chuyên tranh đấu cho các tù nhân lương tâm. Hãng thứ 2, Heideman, Nudelman & Kalik, PC, đã thành công trong nhiều vụ đòi các chính quyền ngoại quốc bồi thường cho công dân Hoa Kỳ. Chẳng hạn, năm 2015 hãng luật này đã thành công trong việc đòi chính quyền Iran bồi thường tổng cộng 1.9 tỉ Mỹ kim cho 170 thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và gia đình của họ cho các mất mát và thiệt hại gây ra bởi vụ đánh bom ở Beirut, Lebanon năm 1983. Chính quyền Iran đứng sau vụ đánh bom này.

Qua nghiên cứu các bài viết, cũng như đường đi nước bước, cách thức thực hiện và kinh nghiệm, tôi thấy rằng chương trình đòi tài sản của công dân Mỹ gốc việt do BPSOS khởi xướng và vận động, thực thi có rất nhiều khả năng thành công. Đây là một chương trình rất có giá trị và hoàn toàn phù hợp với hướng đi mới của phong trào dân chủ Việt Nam. Có thể nhận thấy, tính khả thi hay khả năng thành công ở các yếu tố sau.

Thứ nhất, BPSOS không chỉ mới gần đây mà từ năm 2013 đã thực hiện việc thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu các hồ sơ. Đồng thời BPSOS đã đối chiếu các hồ sơ với luật pháp Hoa kỳ, và đã chỉ ra được các điều luật có liên quan, phù hợp, có thể vận dụng để thực hiện chương trình đòi tài sản cho công dân. Như vậy, yếu tố pháp lý, yếu tố quan trọng nhất đã được bảo đảm.

Thứ hai, Việc khởi kiện cũng như thực hiện đòi lại tài sản là do chính các nạn nhân của chế độ cộng sản, những người không chỉ bị tước đoạt tài sản mà họ và gia đình còn bị đàn áp, đối xử dã man, tàn bạo. Việc đòi tài sản cũng là việc họ lên án, tố cáo chế độ cộng sản Việt Nam đối với quốc tế. Những nạn nhân trực tiếp của chế độ, với quyền lợi sát sườn cùng với khả năng thành công cao lại có thể tố cáo, gây khó khăn cho chế độ cộng sản chính là hi vọng cao nhất cho việc thực hiện thành công chương trình đòi lại tài sản dựa vào sự giúp sức của luật pháp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Thứ ba, tổ chức khởi xướng chương trình, Ủy ban cứu người vượt biển là một tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng luật pháp Hoa Kỳ để giúp đỡ các nạn nhân của chế độ cộng sản. Theo thông tin được đăng tải trên website (doitaisan.org), chúng ta được biết, BPSOS đã giúp đỡ và hỗ trợ cho 250 nạn nhân Việt Nam, nhà cầm quyền phải bồi thường 3,5 triệu đô la mỹ cho họ trong vụ việc ở America Samoa, lãnh thổ tự trị của Hoa Kỳ (khởi kiện và tuyên án 1999 - 2003). Không những vậy, chúng ta được biết, BPSOS đã thuê hai hãng luật rất có uy tín, kinh nghiệm trong chương trình đòi lại tài sản cho công dân Mỹ gốc Việt này.

Thứ tư, nghiên cứu kỹ chương trình đòi lại tài sản, chúng ta có thể thấy rằng, song song với các giải pháp khởi kiện, đòi tài sản qua con đường giải quyết hành chính, thì BPSOS có các cuộc vận động chính trị nhằm hỗ trợ cho chương trình. Đó là các chương trình : vận động cắt viện trợ, chặn chương trình vay vốn quốc tế của Việt Nam ; đẩy lùi nỗ lực của Việt Nam xin đặc quyền mậu dịch ; đánh chặn nỗ lực đi cửa sau của Việt Nam để thu hút mậu dịch và đầu tư ; lôi cuốn sự chú ý của những doanh nhân và nhà đầu tư Hoa Kỳ. Như vậy, ngoài vấn đề pháp lý, vận động hành lang thì BPSOS còn có các hoạt động chính trị để hỗ trợ cho chương trình. Điều này càng làm tăng khả năng thành công của chương trình đòi tài sản mà BPSOS đang thực hiện.

Những cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra. Chương trình đòi lại tài sản thực sự là một hướng đi rất đúng và hay trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện đang bị dồn ép từ mọi phía, mọi phương diện và hầu như không còn khả năng để duy trì độc quyền lãnh đạo được nữa.

Chúng ta hãy ủng hộ và chung tay góp sức cho chương trình, hi vọng những nạn nhân của chế độ, không chỉ ở Hoa Kỳ đòi lại tài sản mà ngay cả ở Việt Nam cũng sẽ đòi được tài sản và quyền làm người của mình.

Hà Nội, ngày 28/9/2017

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 28/09/2017

Published in Diễn đàn

Vụ án nhà kinh doanh Trnh Vĩnh Bình khi kin chính quyn Vit Nam được Tòa án Trng tài quc tế ca Phòng Thương mi Quc tế (ICC–International Chamber of Commerce), xét x ti Paris t ngày 21/8, đang làm xôn xao dư lun nước Pháp.

icc1

Tòa Trọng Tài Quc Tế - ICC - International Chamber of Commerce.

Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lp gn 100 năm, t năm 1923, cùng vi cơ quan ph thuc là Tòa án Trng tài Quc tế do ICC ch đnh Hội Đng Trng tài đ xét x các v án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quc tế theo Lut quc tế và các hp đng tha thun gia các quc gia và các nhà kinh doanh ca 137 quc gia đã chính thc tham gia ICC. Vit Nam là mt nước tham gia ICC.

Tòa án Trong tài quốc tế hàng năm thụ lý và xét x hàng nghìn v kin cáo, và tuyên án ca Tòa là bt buc các bên phi tuân theo. Riêng trong năm 2016, Tòa th lý và xét x 966 v án kinh tế và tài chính.

Các phiên tòa có khi ngắn vài ngày, có khi kéo dài đến mươi hôm do phi thm tra, đi chiếu, tranh tng các bên, mi bên đu thuê nhng công ty pháp lut và lut sư tài gii nht.

Vụ án Trnh Vĩnh Bình kin Nhà nước Vit Nam được Mng Đi thai trong nước và đài VOA Hoa Kỳ đăng bài nhiu kỳ, t li khá chi tiết v v án lớn. Ông Trnh Vĩnh Bình cũng tr li nhiu cuc phng vn dài, ln này ông đòi Nhà nước Vit Nam đn bù thit hi v kinh tế tài chính, thêm đn bù nhng năm tháng b tù đy ác nghit, trong phòng ti thiếu dưỡng khí, b cùm tay, không cho tm ra gia mùa Hè.

Sáng 21 và 22/8 chúng tôi đến trước tr s Tòa Trng Tài Quc Tế, ti 112, đường Kleber, Qun XIV gia Paris, khi Tòa đang làm vic nhng bui đu, nghe kín 2 bên trình bày. Mt s bà con người Vit Pháp, đến t CHLB Đc, Hà Lan… mang c Vit Nam Cộng Hòa và biu ng đòi công bng cho doanh nhân Trnh Vĩnh Bình. Bà con sau đó ghé các quán cà phê, bàn lun sôi ni v v án này, hy vng Tòa s m công khai nhng phiên cui. Nhiu bn tr gii thích v án cho các bn Pháp quan tâm.

Trên đại th, có nhng nhn đnh, phán đoán như sau.

Qua vụ án ln x gia th đô Ánh Sáng Paris, các nhược đim ca chế đ đc đng toàn tr kiu vô sn chuyên chính s được phơi bày nguyên vn. Nn tham nhũng dưới nhiu hình thc - trng trn, công khai, thành tng nhóm lợi ích ở các đa phương là ph biến, mang tính cht mafia, khinh thường lut pháp sut hàng chc năm, ngày mt nng n hơn.

Nền tư pháp do đng lũng đon nm cht là công c đ chà đp công lý và quyn li hp pháp ca công dân, ca các nhà kinh doanh. Các cường hào mi - quan chc cng sn tham ăn vô - lăm le cướp tin ca, cướp đt, cướp nhà, cướp rung vườn, vàng bc ca quý ca nhân dân, giúp nhau tu tán nhanh, truyn tay nhau nhanh đ mt tăm tích.

Điều bi đát nht là ca ci tham ô cc ln này đu biệt tăm biệt tích, phân tán, tan nát không sao truy ra đ thu hi, dù ch mt phn nh.

Cuối cùng là dân đen phi è lưng gánh chu hết. H đã mt mt phn tài sn lương thin ca mình, nay mi khon tin pht ln hàng t hay vài t đô la đn bù cho nhà kinh doanh họ Trnh cũng s ly t ngân sách quc gia, là m hôi nước mt ca hàng chc triu lao đng, nông dân, trí thc lương thin, b bóc lt mt ln na trong khi bn tham nhũng xưa và nay vn sng nhn nhơ, phè phn trong các bit th xa hoa sang trng. Hai lần bt công !

Trong thời hi nhp hơn 40 năm nay, chế đ và Nhà nước Vit Nam đã được hưởng nhiu điu li ln, vài trăm t đôla FDI và ODA, thì nay t phi được giáo dc chu đáo đ m mt thy tht rõ thế nào là nn pháp quyn quc tế, thế nào là mt nền tư pháp nghiêm minh, đc lp, công bng cho mi người.

Một chế đ c h, vô pháp, vô đo, ti tăm đã đến lúc phi cáo chung, nhường ch cho mt chế đô dân ch - pháp quyn, nghiêm minh, trong sch, xng đáng vi dân tc vn chung công bng và lòng nhân ái.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 23/08/2017

Published in Diễn đàn