Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tp Cn Bình nhiu ln nhn mnh "Ch có mt nước Trung Hoa", liên tiếp đe da s "thng nht vi Đài Loan", gây s hãi trong dân chúng, mt cách gián tiếp ng h ng c viên Quc Dân Đng.

tap1

Cui cùng, trong hai tun na các c tri Đài Loan s quyết đnh !

Khi Tp Cn Bình gp Joe Biden San Francisco hi tháng 11, ông Ch tch Trung Quc nói vi Tng thng M rng Trung Quc không bao gi b qua ch trương "Mt nước Trung Hoa" và có ngày s thng nht vi Đài Loan, hòn đo hin nay vn t gi là Trung Hoa Dân Quc, mt danh hiu đt ra t năm 1912 ; do Quc Dân Đng sáng lp.

Điu ông Tp Cn Bình nói không có gì mi ; đã được gii lãnh đo Trung Quốc nhc đi nhc li nhiu ln cho nước M và thế gii khi quên. Ti sao ông Tp li nhi nói hoài, trong lúc đến San Francisco đ yêu cu chính ph M ni lng cm vn kinh tế ?

Tp Cn Bình không thy chán nói chuyn "Mt nước Trung Hoa". Mi ln nói, ông li phi tìm ra my ch khác nhau, như th thay đi khu hiu đ người nghe phi chú ý. Ông nhc li mt ln na nhân mt bui l k nim 130 năm ngày sinh ca Mao Trch Đông. Năm 1949 Mao đã đánh bi Tưởng Gii Thch ; v tng thng Quc Dân Đng kéo quân chy qua Đài Loan, sau đó mi năm li báo trước ngày "Quang phc Lc đa".

Ngày Th Ba, sau l Giáng Sinh, Tp Cn Bình mô t s kin Đài Loan "thng nht hoàn toàn" vào Trung Quc là "mt tiến trình bt kh kháng". Hai t ni bt là "hoàn toàn" và "bt kh kháng". Ông nói rõ hơn : Trung Quc s gia tăng vic hi nhp vi Đài Loan, phát trin các tương quan hòa bình gi hai bên eo bin, và "quyết tâm ngăn cn không cho Đài Loan tách ri khi Trung Quc, bng bt c cách nào !" Thêm my t mi : "quyết tâm", "tách ri" và "bng bt c cách nào !"

Tp Cn Bình không nói mt câu nào nhc đến vic dùng vũ lc đ tiến đến thng nht. Ông cũng không h nói mt tiếng nào v cuc bu c tng thng Trung Hoa Dân Quc sp din ra ngày 13 tháng Giêng năm 2024. Nhưng ai cũng hiu, Tp đang tìm cách gây nh hưởng trên kết qu cuc b phiếu ca 26 triu dân Đài Loan.

Lãnh đo các cường quc đu tìm cách nh hưởng trên các cuc bu c ca các nước khác, nht là các nước đi nghch. Các ông Vladimir Putin và Kim Jong Un đu mun sang năm dân M s chn mt v tng thng phù hp vi quyn li ca h. Tp không t ra st sng đến v này, nhưng vn mun ng h các ng c viên quc hi M n hòa", tc là không quyết lit chng Trung Quốc.

Nhưng chc chn Bc Kinh mun s chn được mt v tng thng mi va ý Đài Bc ! Bi vì mi ng c viên bày t khuynh hướng khác nhau đi vi Trung Quc.

Hin có ba đng đưa người ra tranh c chc tng thng Đài Loan. K cu nht là Quc Dân Đng, nm quyn t 1949 ; trong 36 năm cai tr vi tình trng thiết quân lut ly c phi đ phòng Trung Quốc xâm lăng. H t coi là chính ph ca tt c Trung Quc, tm thi lưu vong Đài Loan, ch là mt tnh. Nhng đi biu quc hi đã được bu lên trong lc đa trước năm 1949 vn gi nguyên nhim v, cho đến khi qua đi.

Năm 2000, ông Trn Thy Bin (Chén Shuǐbiǎn, 陳水扁) là v tng thng tr nht và là người đu tiên sinh ra Đài Loan, năm 1950. Ông thuc đng Dân Ch Tiến B, gi tt là Dân Tiến, mi thành lp năm 1986, trước khi thiết quân lut chính thc chm dt. Ch trương lúc đu ca đng Dân Tiến là coi Đài Loan như mt quc gia đc lp, không thuc Trung Quc. Nhưng khi bt đu nm quyn, trước áp lc ca Trung Quốc và vì dân chúng s chiến tranh, đng Dân Tiến thay đi ; tiếp tc công nhn "Ch có mt nước Trung Hoa", Đài Loan ch là mt tnh.

Tám năm sau, Mã Anh Cu (Mǎ Yīngjiǔ, 馬英九) chiếm li ghế tng thng cho Quc Dân Đng. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen 蔡英文) thuc đng Dân Tiến, cũng sinh trưởng Đài Loan, đc c năm 2016 và là v n tng thng đu tiên ca Trung Quc.

Năm nay, hai ng c viên ni bt, s giành nhau chc tng thng, là Li Thanh Đc (Lai Ching-te, 賴清德), đng Dân Tiến, phó tng thng ca bà Thái Anh Văn ; và Hu Hu Nghi (Hou Yu-ih, 侯友宜), th trưởng Đài Bc, thuc Quc Dân Đng.

Trung Quốc đ kích ông Li Thanh Đc, t cáo ông có khuynh hướng "ly khai", theo ch trương ban đu ca đng Dân Tiến. Gung máy tranh c ca Quc Dân Đng cũng ph ha ý kiến này. H kêu gi dân Đài Loan hãy tín nhim ông Hu Hu Nghi, đ tránh khiêu khích khiến Bc Kinh gây chiến tranh.

Tp Cn Bình nhiu ln nhn mnh "Ch có mt nước Trung Hoa", liên tiếp đe da s "thng nht vi Đài Loan", gây s hãi trong dân chúng, mt cách gián tiếp ng h ng c viên Quc Dân Đng. Trong năm qua, Trung Quốc đã t chc hai cuc thao din ln chung quanh Đài Loan, cho chiến đu cơ, chiến hm và tàu ngm đi sát gn hòn đo. Trung Quốc mun dân chúng lo rng nếu đng Dân Tiến thng, tình trng eo bin Đài Loan s căng thng, có th b tn công. Người dân s không ch chn mt v tng thng mà còn chn gia chiến tranh và hòa bình. Đây là mt điu "tr trêu" vì Quc Dân Đng và Đng Cng sn đã tng đánh nhau, không đi tri chung t thi 1920, 30, cho đến đu thế k 21. Trong my năm qua, ông Mã Anh Cu đã bay qua Bc Kinh nhiu ln đ nhc nh lý thuyết "Mt nước Trung Hoa".

Bà Tiêu M Cm (Hsiao Bi-khim,蕭美琴), ng c viên phó tng thng ca ông Li Thanh Đc, tng đóng vai đi din chính ph Đài Loan ti M, đã tuyên b liên danh đng Dân Tiến ch trương bo v hòa bình. Bà nói tình trng căng thng hin nay không phi vì đng Dân Tiến nm quyn mà vì Trung Quốc đang mun bành trướng chế đ đc tài chuyên chế ca h, thay đi trt t thế gii. Bà cam kết "chúng tôi không đ chiến tranh xy ra !" Nhưng, "Chúng tôi mun cng c sc mnh quc phòng là đ ngăn nga chiến tranh !" Bà còn nhc li, ngay trong thi gian Quc Dân Đng nm quyn Đài Loan, Trung Quốc vn tăng cường quân đi và vũ khí.

ng c viên tng thng th ba là Bác sĩ Tiêu Thiếu Khang (Zhàw Shaw-kong, 趙少康) mt đi biu quc hi thuc "Đài Loan Dân Chúng Đng", mi thành lp năm 2019, vi ch trương thân thin vi Bc Kinh. ng c viên phó tng thng là bà Ngô Hân Mãnh (Cynthia Wu, Wú Xīnyíng, 吳欣盈) tr tui nht, sinh năm 1978, trong khi vn đng tranh c đã tránh không nhc gì đến Cng sn Trung Quc mà ch nhn mnh đến các vn đ dân sinh.

Liên danh Đng Dân Chúng có th chia bt phiếu ca đng Dân Tiến. Ông Tiêu Thiếu Khang ch trích, ng Dân Tiến không hiu Trung Hoa lc đa và cũng không hiu Đảng cộng sản Trung Quc h s dng mi đe da ca Trung Quc đ đánh la c tri, ngõ hu kiếm phiếu". Ông Tiêu Thiếu Khang ch trương hai bên phi đi thoi, mà đng Dân Tiến không chp nhn. Ông cũng bênh vc Quc Dân Đng vì h cũng ch trương đi thoi trong khi vn bo v lc lượng quc phòng. Bà Thái Anh Văn, ông Li Thanh Đc, và bà Tiêu M Cm đáp li, nhc nh rng h vn luôn luôn đ ngh đi thoi nhưng đu b Trung Quốc t chi.

Trong s hai ng c viên tng thng sáng giá nht, ông Li Thanh Đc (Dân Tiến) hin được nhiu người ng h hơn ông Hu Hu Nghi (Quc Dân Đng) nhưng khong cách không ln. Đó là lý do Tp Cn Bình s còn bn tiếng đe da có th đánh Đài Loan, đ bo v ch trương ch có mt nước Trung Hoa. Cui cùng, trong hai tun na các c tri Đài Loan s quyết đnh !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 27/12/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách "một quốc gia, hai chế độ".

xi1

Vương Hỗ Ninh (trái), Tập Cận Bình và Vương Nghị : ba nhân vật chủ chốt trong chính sách Đài Loan. (Nikkei /Getty Images/Reuters)

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay ?

Trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, có ba thành viên đã 67 tuổi, về mặt kỹ thuật thì họ chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Cả ba người đều có thể ở lại, nhưng chỉ một người làm được điều đó.

Những người bị phế truất bao gồm nhân vật số 2, Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhân vật số 4, Uông Dương. Chỉ có số 5 Vương Hỗ Ninh được ở lại và thăng tiến trong đội hình mới.

Nguồn tin lưu ý rằng sự thay đổi trong dàn lãnh đạo cấp cao gợi ý về chiến lược chính trị của Tập khi ông hướng tới nhiệm kỳ thứ tư. "Nhiệm vụ của Vương Hỗ Ninh là đặt nền móng cho sự thống nhất với Đài Loan".

Nếu Vương Hỗ Ninh được giữ lại để giải quyết vấn đề Đài Loan, thì đó là do sự thất bại của chính sách "một quốc gia, hai chế độ" ở Hong Kong.

Sau làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ làm rung chuyển Hong Kong vào năm 2019, Bắc Kinh đã nhanh chóng ban hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu hành chính này, và một Hong Kong tự do đã không còn nữa.

xi2

Hơn một triệu người đã tham gia cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hong Kong vào ngày 9/6/2019. (Ảnh của Takeshi Kihara)

"Một quốc gia, hai chế độ" được tạo ra khi Hong Kong do Anh cai trị được trao trả về Trung Quốc vào năm 1997, đảm bảo mức độ tự trị cao cho đặc khu. Công thức – vốn bắt nguồn từ thời của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình – là một chiến lược quan trọng cho sự thống nhất trong hòa bình với Đài Loan trong tương lai.

Nhưng sau khi Tập lên nắm quyền và chỉ đạo giữ lập trường cứng rắn đối với Hong Kong, dư luận Đài Loan đã thay đổi đáng kể. Rõ ràng, kế hoạch "một quốc gia, hai chế độ" sẽ không còn hiệu quả nữa.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu biết rõ điều này. Bản thân Tập đã ngừng đề cập đến công thức này, kể cả tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc, nơi ông giành được nhiệm kỳ thứ ba.

Đối với Tập, điều này không hoàn toàn xấu. Nó mang đến cho ông một cơ hội vàng để từ bỏ di sản thời Đặng và vạch ra chiến lược thống nhất Đài Loan của riêng mình. Và đối với nhiệm vụ quan trọng này, ông đã lựa chọn Vương Hỗ Ninh.

Ngày 18/1, Tân Hoa Xã công bố các thành viên mới của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước. Việc bổ sung Vương Hỗ Ninh báo hiệu rằng ông sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Chính Hiệp, kế nhiệm Uông Dương.

Một trong những vai trò của Chính Hiệp là thiết lập các chiến lược cho "công tác mặt trận thống nhất" của Trung Quốc, bao gồm cả việc kéo Đài Loan về phía Trung Quốc.

Theo khuôn khổ này, Vương Hỗ Ninh cũng được cho là sẽ trở thành Phó ban Lãnh đạo Trung ương về các vấn đề Đài Loan, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng về chính sách Đài Loan của Trung Quốc. Người đứng đầu cơ quan này là Tập.

xi3

Vương Nghị (phải) sẽ báo cáo với Vương Hỗ Ninh về chính sách an ninh liên quan đến thống nhất Đài Loan và quan hệ với Mỹ (Nguồn ảnh Reuters).

Vậy Vương sẽ đóng vai trò gì trong việc xây dựng chính sách Đài Loan trong nhiệm kỳ thứ ba của Tập ?

Một nguồn am hiểu về quan hệ Trung Quốc-Đài Loan lưu ý rằng Vương sẽ được giao nhiệm vụ viết một chiến lược thống nhất về mặt lý luận phù hợp cho thời đại của Tập.

"Người ta có thể tin rằng mối đe dọa từ việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất với Đài Loan là sắp xảy ra, nhưng thực tế không phải vậy. Bước đầu tiên là đưa ra một lý thuyết mới để thay thế ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Đặng. Sau đó, áp lực lên Đài Loan sẽ được điều chỉnh dựa trên lý thuyết mới," nguồn tin giải thích.

Nguồn tin hy vọng lý thuyết này sẽ trở thành cơ sở để đo lường tiến độ và quyết định xem liệu một chiến dịch quân sự có cần thiết hay không.

Vương là một chính trị gia hiếm có. Ông đã phục vụ ba thế hệ lãnh đạo tối cao liên tiếp – Giang Trạch Dân, người vừa qua đời ở tuổi 96 ; Hồ Cẩm Đào, 80 tuổi ; và Tập Cận Bình, 69 tuổi – và luôn được tái bổ nhiệm với tư cách là bộ não của nhà lãnh đạo.

Về các vấn đề an ninh, Tập được cho là tôn trọng lời khuyên của Vương, một người dày dạn kinh nghiệm.

Mỗi khi Tập hội đàm với Donald Trump, Vương luôn ngồi bên cạnh để đưa ra lời khuyên. Chẳng ai biết Trump sẽ nói gì, và Tập cần một người có thể suy nghĩ nhanh nhạy.

Kinh nghiệm của Vương trong việc viết các tài liệu quan trọng có liên quan đến an ninh và quá khứ từng là giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Phúc Đán đã giúp ông có sự chuẩn bị rất tốt.

Khả năng viết theo cách làm hài lòng nhà lãnh đạo cao nhất của từng thời kỳ, dù nội dung có thể không rõ ràng đối với người ngoài cuộc, có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất cần có trong Đảng cộng sản Trung Quốc.

xi4

Chủ tịch Tập Cận Bình gặp đại diện các sĩ quan và binh sĩ của trung tâm chỉ huy hợp đồng tác chiến của Quân ủy Trung ương, gửi lời chúc chân thành tới tất cả các thành viên, và có bài phát biểu quan trọng trong chuyến thị sát tới trung tâm này vào ngày 8/11/2022 © Tân Hoa Xã/AP

Vương Hỗ Ninh sẽ được hỗ trợ bởi Vương Nghị, cựu ngoại trưởng 69 tuổi, người đã được đề bạt vào Bộ Chính trị. Việc thăng chức của ông đã đi ngược lại quy tắc nghỉ hưu truyền thống của đảng, quy định rằng các quan chức không được đảm nhận các chức vụ mới, cao hơn sau khi họ 68 tuổi.

Vương Nghị cũng sẽ trở thành Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng, nghĩa là nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.

Chắc chắn, nhà ngoại giao hàng đầu sẽ báo cáo với Tập về các vấn đề đối ngoại và an ninh. Nhưng đối với các chính sách liên quan đến thống nhất Đài Loan và quan hệ với Mỹ, Vương Hỗ Ninh cũng là người nhận báo cáo từ Vương Nghị.

Lý do là vì Vương Nghị sẽ trở thành Tổng Thư ký của Ban Lãnh đạo Trung ương về các vấn đề Đài Loan, cơ quan mà Vương Hỗ Ninh sẽ giữ chức Phó ban. Vương Nghị từng là Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện, chính phủ Trung Quốc.

Với tư cách là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Vương Hỗ Ninh thuộc một trong bảy lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc, và có quyền hạn cao hơn nhiều so với Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị.

Tập muốn đạt được một thành tựu liên quan đến Đài Loan bằng bất cứ giá nào trong vòng 5 năm tới, điều sẽ giúp ích cho nỗ lực tìm kiếm nhiệm kỳ thứ tư với tư cách là người đứng đầu đảng vào năm 2027.

Các chính sách liên quan đến Đài Loan của Trung Quốc sẽ do bộ đôi họ Vương này dẫn dắt.

xi5

Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức vừa đảm nhận chức chủ tịch Đảng Dân Tiến cầm quyền tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 18/1.

Đài Loan sẽ tổ chức bầu cử vào tháng Giêng năm sau để chọn người kế nhiệm Tổng thống Thái Anh Văn. Sau hai nhiệm kỳ bốn năm, bà sẽ nghỉ hưu vào tháng 5 cùng năm và không thể tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền và Quốc Dân Đảng (KMT) đối lập đã khởi động quá trình vận động tranh cử.

Bà Thái vừa từ chức lãnh đạo DPP sau khi đảng này thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử địa phương gần đây. DPP đã chọn Phó Tổng thống Lại Thanh Đức, 63 tuổi, còn gọi là William Lai, làm người đứng đầu mới. Ông hiện đang là người dẫn đầu trong cuộc đua giành ghế tổng thống.

Không giống như các cuộc bầu cử địa phương, vốn chịu ảnh hưởng bởi các cấu trúc chính trị khu vực, cử tri Đài Loan lựa chọn tổng thống của họ dựa trên chính sách của người đó đối với Trung Quốc. DPP và KMT đã sẵn sàng cho một cuộc khẩu chiến khốc liệt.

DPP cảnh báo rằng nếu KMT lên nắm quyền, Đài Loan sẽ trở thành "một Hong Kong không có tự do". Phía KMT đáp trả bằng cách nói rằng nếu DPP vẫn nắm quyền, Đài Loan sẽ rơi vào chiến tranh.

Tập vừa nhận được quyền lực tối cao vào tháng 10 năm ngoái. Dù việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan không được cho là sắp xảy ra, ông vẫn có thể phát động một cuộc tấn công chỉ trong tích tắc.

Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan và cho bắn nhiều tên lửa. Hành động biểu dương sức mạnh này là để đáp trả chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi tới hòn đảo. Kể từ đó, Đài Loan ngày càng lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc xâm lược quân sự của Trung Quốc.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine cũng đã gây sốc cho hòn đảo này.

xi6

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy được cho là đang chuẩn bị thăm Đài Loan. © AP

Trung Quốc hy vọng DPP có khuynh hướng thiên về độc lập cho Đài Loan sẽ bị lật đổ vào năm 2024. Nhưng do quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đang hết sức căng thẳng, nên rất khó để quyết định thời điểm xây dựng chiến lược thống nhất Đài Loan mới.

Nếu Đài Loan xem nội dung của chiến lược mới đơn thuần là một lời đe dọa, thì nó có thể phản tác dụng. Dù Trung Quốc muốn hỗ trợ KMT, nhưng sau cùng có thể người họ giúp lại là DPP.

"Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ thái độ chờ-và-xem trong thời điểm hiện tại," một chuyên gia cho biết. "Thời điểm công bố chiến lược thống nhất Đài Loan mới có lẽ vẫn chưa được xác định. Có thể vẫn còn rất lâu nữa".

Giờ đây, Kevin McCarthy, người kế nhiệm Pelosi làm Chủ tịch Hạ viện, được cho là đang chuẩn bị thăm Đài Loan.

Một số người cho rằng một chuyến thăm như vậy sẽ đến sớm nhất là vào tháng 4. Nếu McCarthy thực hiện chuyến đi, rất có khả năng ông sẽ khiêu khích Trung Quốc một lần nữa bao vây hòn đảo bằng các cuộc tập trận quân sự.

Trong cuộc diễn tập quân sự sau chuyến thăm của Pelosi, Trung Quốc đã bắn 5 quả tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản gần Đảo Yonaguni, tỉnh Okinawa. Hòn đảo này thuộc biển Hoa Đông, điểm cực tây của Nhật Bản, cách Đài Bắc hơn 150 km một chút.

Tháng 4 sẽ là thời điểm cuộc đua đề cử tổng thống bắt đầu nóng lên đối với cả hai đảng của Đài Loan.

Nếu McCarthy, một thành viên Đảng Cộng hòa, đến thăm Đài Loan, thì chuyến đi đó có thể ảnh hưởng đến cuộc tranh cử tổng thống của Đài Loan như thế nào ? Ban Lãnh đạo Trung ương về các vấn đề Đài Loan mới của Trung Quốc – và cử tri Đài Loan, sẽ phản ứng ra sao ?

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy," Nikkei Asia, 26/01/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 31/01/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Chủ tịch Trung Quốc đã không hé lộ cho Joe Biden về con đường trở thành ‘lãnh tụ trọn đời’ của mình.

tcb1

Tập Cận Bình và Joe Biden không phải là những người bạn như họ từng nghĩ. (Nikkei dựng phim/AP/Reuters)

Kể từ cuối tháng 10, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Cuộc tranh luận tại Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc là phần lớn nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng bóng ma chiến tranh vẫn còn lởn vởn đâu đó.

Đó là vì Tập chưa đạt được mục tiêu lớn nhất của ông : trở thành lãnh tụ trọn đời – dù ông đã đưa các đồng minh vào dàn lãnh đạo cấp cao và giành lấy quyền lực tối thượng.

Các công ty nước ngoài giờ đây đang lo lắng : liệu thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực có trở thành một lựa chọn để thực hiện mục tiêu đó hay không.

Thống nhất Đài Loan chắc chắn sẽ đưa Tập lên ngang hàng với Mao Trạch Đông về thành tích, và cho phép ông giành được nhiệm kỳ thứ tư tại đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng, diễn ra vào năm 2027. Hơn nữa, giấc mơ phục hồi chức vụ chủ tịch đảng – mà Mao đã nắm giữ cho đến khi qua đời – cuối cùng có thể trở thành sự thật thông qua một cuộc sửa đổi điều lệ đảng quyết liệt hơn nữa trong 5 năm tới

tcb2

Bộ máy ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc hiện đều là đồng minh của Tập Cận Bình. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Tập Cận Bình đã thể hiện rằng ông không có vấn đề gì với việc bỏ qua tính hợp lý kinh tế để theo đuổi "thịnh vượng chung". Nhà lãnh đạo dường như không hề lo lắng trước tình cảnh suy thoái kinh tế mà các chính sách của ông đã gây ra.

Cách tiếp cận cứng rắn này khiến mọi người tự hỏi liệu ông có tiếp tục hành động phi lý tính trong chính sách an ninh và tiến hành thống nhất với Đài Loan hay không.

"Kể từ nửa cuối tháng 10, chúng tôi đã nhận được vô số câu hỏi từ trụ sở chính, về kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh của chúng tôi", giám đốc điều hành một công ty nước ngoài tại Đài Loan cho biết. "Thật khó để hoàn thành bất kỳ công việc nào".

Các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc đại lục cũng chia sẻ nỗi lo này, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến, ngay bên cạnh Eo biển Đài Loan.

Liệu thống nhất với Đài Loan có xảy ra vào năm 2027 ? Không chỉ là thời điểm tổ chức đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng, 2027 cũng là năm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập quân đội.

Nếu tồn tại nguy cơ chiến tranh, dù nhỏ đến đâu, các công ty đa quốc gia hoạt động ở cả hai bờ Eo biển Đài Loan sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cẩn thận lập kế hoạch sơ tán và kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh.

Trong một báo cáo trước đại hội toàn quốc hồi tháng trước, ngày 16/10, Tập tuyên bố rằng Trung Quốc "sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực" đối với Đài Loan. Đây là lần đầu tiên ông đề cập đến việc sử dụng vũ lực trong một báo cáo trước đại hội đảng.

Dù ông cũng nói rằng Trung Quốc "sẽ tiếp tục phấn đấu vì sự thống nhất trong hòa bình với sự chân thành và nỗ lực cao nhất", đoạn này đã không nhận được nhiều sự chú ý. Điều này cũng dễ hiểu, vì ông cứ nhắc đi nhắc lại về "an ninh" – gợi nhớ đến thời đại Mao Trạch Đông.

Hơn nữa, toàn văn điều lệ đảng sửa đổi – được công bố bốn ngày sau đại hội – nói rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết phản đối và ngăn chặn những phần tử ly khai tìm kiếm ‘độc lập cho Đài Loan’".

Ở Trung Quốc, điều lệ đảng được đặt trên hiến pháp của đất nước. Điều lệ đảng không chỉ ràng buộc tất cả các hành động của đảng mà còn ràng buộc cả các hành động của chính phủ Trung Quốc.

Mối nguy đến từ bản sửa đổi lần này là bất kỳ hành động nào của Đảng Dân Tiến của Đài Loan đều có thể bị Bắc Kinh coi là một động thái hướng tới độc lập, và vì thế việc sử dụng vũ lực sẽ có lý do chính đáng.

tcb3

Tập Cận Bình và Joe Biden, hai người đàn ông đã từng đi công du cùng nhau trong sáu ngày, giờ đây đang vạch ra những lằn ranh đỏ và yêu cầu đối phương không được vượt qua chúng. © Reuters

Giữa bối cảnh đầy căng thẳng, Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên tại Bali, Indonesia, vào thứ Hai (ngày 14/11/2022).

Trong cuộc họp kéo dài ba giờ, Tập nhấn mạnh với Biden rằng vấn đề Đài Loan là "lợi ích cốt lõi nhất trong các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc" và là "cơ sở cho nền tảng chính trị của quan hệ Trung-Mỹ".

Ông nhấn mạnh đó là "lằn ranh đỏ đầu tiên không được phép vượt qua trong quan hệ Trung-Mỹ".

Biden sau đó nói với các phóng viên : "Tôi không nghĩ rằng phía Trung Quốc sẽ có bất kỳ nỗ lực nào trong tương lai gần nhằm xâm chiếm Đài Loan".

Nhưng chẳng đời nào Tập lại tiết lộ cho Biden lộ trình thống nhất Đài Loan. Làm như vậy có nghĩa là từ bỏ một bí mật quốc gia, đồng thời làm mất uy lực của một vũ khí chính trị mà ông dự định sẽ sử dụng ở chính trường trong nước trong vòng 5 năm tới.

Cuối cùng thì, liệu có một chiến dịch nào dành cho Đài Loan hay không, chỉ có một người biết, và đó chính là bản thân Tập.

Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố rằng vấn đề Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc. Nhưng sự thật còn hơn thế. Đó là công việc của riêng Tập, có liên quan mật thiết đến các trận chiến chính trị của ông. Đó là một trò chơi mà chính quyền Biden có rất ít hoặc thậm chí không có ảnh hưởng.

Cuộc gặp ở Bali còn mang tính lịch sử vì nó đã chính thức chấm dứt những nỗ lực kéo dài hàng thập niên của Trung Quốc nhằm thiết lập "một quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc" với Mỹ.

Tập đã mơ ước và theo đuổi một mối quan hệ như vậy kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào năm 2012. Một năm sau, ông đề xuất ý tưởng về việc hai cường quốc cùng lãnh đạo thế giới với Tổng thống Barack Obama.

tcb4

Joe Biden và Tập Cận Bình, 11 năm trước tại Bắc Kinh. © Tân Hoa Xã/Kyodo

Năm 2011, Phó Chủ tịch Tập và Phó Tổng thống Biden đã đi công du cùng nhau và thiết lập mối quan hệ cá nhân thân thiết.

Sau khi hội đàm với Tập, Biden và cháu gái Naomi đã thưởng thức bữa trưa tại Nhà hàng Yaoji Chaogan lâu đời, nằm gần Cổ Lâu, hay Tháp Trống, một khu phố cổ của thủ đô Bắc Kinh.

Món ăn nổi bật trong thực đơn của nhà hàng là chaogan, một món ăn quen thuộc với những người dân Bắc Kinh bình thường, được chế biến bằng cách hầm gan và ruột heo.

Tập đã đi cùng Biden trong phần lớn chuyến công du sáu ngày của ông tại Trung Quốc, gồm cả lúc đi thăm Thành Đô, ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam đất nước. Bầu không khí khi đó rất thoải mái.

Năm 2020, khi đã chắc chắn rằng Biden sẽ tiếp quản vị trí tổng thống Mỹ từ tay Donald Trump – một người khó đoán – Tập có lẽ đã cảm thấy nhẹ nhõm, vì nghĩ rằng mình biết rõ về Biden.

Tuy nhiên, tương tự như việc bản thân Tập đã thay đổi, Biden cũng đã thay đổi hoàn toàn sau khi chuyển đến Nhà Trắng vào tháng 1/2021, áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm.

Tập biết rõ rằng giấc mơ về "quan hệ giữa các cường quốc" với một nước Mỹ của Biden là không thể. Ông thậm chí chẳng buồn đề cập đến nó trong cuộc họp ở Bali.

Tập Cận Bình đã đổi hướng vào tháng 4 khi đề xuất Sáng kiến An ninh Toàn cầu  trong bài phát biểu quan trọng được phát qua video tại lễ khai mạc hội nghị thường niên của Diễn đàn Bát Ngao về Châu Á ở tỉnh Hải Nam.

Đề xuất hoành tráng, bao trùm toàn thế giới này gợi nhớ đến các đế chế Trung Quốc cổ đại, trải dài khắp nửa phía đông của lục địa Á-Âu, với các nước chư hầu vươn tới Thái Lan và Ấn Độ ngày nay.

Cái gọi là sáng kiến an ninh của Tập cũng liên quan mật thiết đến chiến lược dần dần truyền bá sự hiện đại hóa kiểu Trung Quốc – vốn đã được nhấn mạnh tại đại hội đảng – như một mô hình phát triển cho phần còn lại của thế giới.

Động thái này và nhiều động thái khác chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ với các nước mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi. Chúng cũng được liên kết với Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc lãnh đạo, kêu gọi tạo ra một vùng kinh tế lớn nối liền Trung Quốc và Châu Âu bằng đường bộ và đường biển.

Sau khi kết luận rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không sớm trở thành đối tác thân thiết, Tập đang cố gắng giành được sự hợp tác từ các nước mới nổi và đang phát triển.

tcb5

Máy bay của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan vào ngày 7/8, vài ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc © Tân Hoa Xã/AP

Không đời nào Biden – người đang buộc phải thắt chặt dòng chảy chất bán dẫn và các công nghệ tiên tiến khác sang Trung Quốc – sẽ đồng ý với đề xuất Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Tập.

Trong cuộc gặp ở Bali với Tập, Biden nói rằng ông không muốn chứng kiến sự phân tách kinh tế Mỹ-Trung. Nhưng chính trị quốc tế đang đi theo hướng ngược lại với câu nói của Biden.

Cuộc gặp Biden-Tập đã kết thúc mà không có bất kỳ tiến triển nào trong việc thu hẹp những khác biệt sâu sắc về vấn đề Đài Loan. Các công ty nước ngoài hoạt động ở cả hai bờ Eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục phải cập nhật các kế hoạch duy trì kinh doanh của họ.

Việc Tập không thể trở thành "lãnh tụ trọn đời" tại đại hội toàn quốc vừa bế mạc đã tạo ra một sự mất cân bằng trong nền chính trị trong nước của Trung Quốc. Và nó là một vấn đề đe dọa an ninh thế giới.

Cộng đồng thế giới không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng vĩnh viễn, mà bề ngoài là về vấn đề Đài Loan, chí ít là trong 5 năm tới.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : Xi Jinping’s path to greater power goes through Taiwan", Nikkei Asia, 17/11/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 3/11/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn