Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sám hối và kỷ luật

Thích Trúc Thái Minh lại bị kỷ luật buộc sám hối và thậm chí nếu còn tái phạm thì sẽ bị "tẩn xuất". Đó là thông báo từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phật giáo Mậu dịch - đối với hành vi của Thích Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng mới đây : Dùng lá cỏ hình sợi lông đẻ lừa đảo bá tánh rằng đó là "Xá lợi tóc Phật".

bavang1

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh ngồi thiền với chiếc điện thoại Vertu trong tay – Ảnh : Facebook Đào Bá Duy.

Đây không phải là lần thứ nhất Thích Trúc Thái Minh bị kỷ luật kiểu đó và càng không phải lần đầu tiên Thích Trúc Thái Minh lừa đảo thiên hạ. Những lần trước, màn lừa đảo có màu sắc mê tín dị đoan hơn nhiều, lợi dụng sự u mê của đám dân thiếu nhận thức và u mê, lợi dụng sự nuông chiều của luật pháp, lợi dụng sự quen biết, có mặt của các quan chức tai to mặt lớn ngầm đe dọa các thế lực khác theo kiểu : "Ta đây chẳng phải dạng vừa", hay "Mày biết bố mày đây là ai không" để hăm dọa kẻ tỉnh táo mà bất đồng, mê hoặc kẻ u mê mà sợ hãi.

Thế là hắn ta làm càn.

Đổi thay phương châm, giữ nguyên đường lối

Cái màn "thỉnh vong", "oan gia trái chủ"… với đầy những màu sắc mê tín lừa đảo thấy rõ mà nếu chỉ khoảng ba chục năm trước đây thôi thì cả ổ từ cha đến con, từ chồng đến vợ từ nội đến ngoại của Ba Vàng đã đi tù từ lâu. Nhưng, đó là cái thời mà "Cuộc cách mạng Văn hóa và tư tưởng" đang ở đỉnh cao, phương châm đường lối của đảng đang là diệt sạch, đốt sạch và bắt sạch những gì không theo đường lối vô thần của đảng. Còn bây giờ thì là lúc đảng đang "vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lenin vào hoàn cảnh, thực tế Cách mạng Việt Nam".

Mà thực tế Việt Nam thì dù đảng làm cách nào, cũng không thể xóa bỏ được niềm tin trong dân chúng về một thế giới tâm linh, về một thế giới tinh thần. Thuở ấy, Đảng chủ trương rằng cứ phải là "Vật chất có trước, tinh thần có sau" chứ giờ đang đói mốc meo đứng không vững, ăn không đủ đầy cái dạ dày, mặc không che kín cái cần che thì làm gì có chuyện tinh thần, tâm linh, thần thánh.

Bởi theo đảng, chẳng có thần thánh nào sất ngoài tình thương của đảng, chỉ có đảng mới là tinh hoa nhân loại, mới là khoa học của mọi khoa học, là đạo đức, là văn minh"… Còn lại, chỉ có vứt, chỉ có là mê tín dị đoan, chỉ có lạc hậu và là sản phẩm của thế lực thù địch.

Thế nhưng bây giờ đã khác, đảng chợt thấy rằng : À thì ra là cũng là phương châm "vật chất có trước, tinh thần có sau" nhưng mấy tay sư sãi mang áo đảng và nhiệm vụ của an ninh giờ đây có phương pháp thực hiện tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó là để "vật chất có trước" thay vì lao động sản xuất kiểu "Mỗi người làm việc bằng hai", kiểu "thắt lưng buộc bụng"… thì bây giờ sử dụng tâm linh giả có trước, và vật chất ắt đua nhau đổ về.

bavang2

Phật tử đầu tiên trong ảnh xúc động tâm sự khi gieo duyên cho mẹ về chùa và được cúng dường Sư Ph

Và đúng vậy thật, có doanh nghiệp nào chẳng làm cũng có ăn, ngồi không cũng đầy tiền như các doanh nghiệp tâm linh. Chẳng thấy những Chùa Hương, Bái Đính, Ba Vàng, Đền Trần… là những minh chứng cụ thể đó sao.

Cách đây đúng 10 năm, năm 2014, Trụ trì Chùa Hương khi về Giao ban Thành ủy Hà Nội đã cho biết rằng "Thượng tọa đang đau đầu, vì riêng tiền lẻ đã có đến tận 1.200 bao mà khách thập phương dâng cúng trong một lùa lễ hội năm đó".

Xin đừng giật mình, bởi đây là con số mà chính sư trụ trì đưa ra chứ không phải từ thế lực thù địch nào hết. Vâng, con số là 1.200 bao tải tiền mà là cách đây chục năm.

Người ta cũng ngạc nhiên là cái "Ấm đền Trần" Nam Định mà mỗi năm phải in đến cả hàng bao nhiêu tòa tàu hỏa chở đi mới đủ, để rồi đến mùa lễ hội thì người ta rình rập, chen chúc đến bẹp ruột, đổ ra hàng đống tiền để mới may ra cướp được một cái lấy làm phúc đức lắm.

Người ta cũng biết cái tờ sớ giải oan in lòe loẹt hàng loạt, bán đồng giá, in hàng đống bán ở Chùa Phúc Khánh của nhà sư Quốc Hội nổi tiếng Thích Thanh Quyết (Tục gọi là Thích Hành Quyết) với giá 150.000 đồng mà còn bảo : "Bán với giá đó nà nhà sư đã nỗ chỏng vó rồi".

Thế nên, chẳng có cái nào kiếm nhanh, một vốn ngàn lời bằng cái trò lừa đảo nhắm vào đám dân u mê nhưng lắm tiền.

Còn cái chuyện lắm tiền từ đâu thì để bàn lúc khác.

Thế nên, cuộc "Cách mạng tư tưởng và văn hóa" của đảng đã chuyển mình bước sang một giai đoạn mới, với phương châm và đường hướng mới.

Sở dĩ gọi là tâm linh giả, bởi với những màn này, thì chẳng cần phải hô hào tiêu diệt, chẳng cần phá đình, đốt chùa, chẻ đun tượng phật chi cho mệt lại mang tiếng. Chỉ cần một thời gian nữa thôi, thì coi như mọi thứ Phật giáo chân truyền, chính thống, tốt đẹp đưa đến sự bình an tâm hồn con người sẽ tự đào thải ra khỏi xã hội Việt Nam.

bavang3

Thích Nhật Từ ôm và cười tươi với Thượng tọa Thích Thanh Quyết

Thậm chí là xây chùa thật to, tượng đúc thật lớn nhưng với những màn như "Oan gia trái chủ", "Xá lợi tóc phật" cứ ngo ngoe không chịu đứng im như câu chuyện sợi lông bị chàng thần đèn "vuốt mãi không thẳng" trong chuyện dân gian thôi, rồi cúng vong, dâng sớ giải hạn, rồi xem ngày lành tháng tốt, thậm chí anh chàng sư Thích Nhật Từ ngoài việc ngồi xỉa xói bịa đặt nói xấu các tôn giáo khác, thì bày trò học theo tôn giáo khác như "Chứng hôn", làm phép bút cho học trò đi thi sẽ đậu, rồi "Cúng vacxin" nhằm nhờ thần phật bịt mắt Hội đồng Y khoa và Hội đồng đạo đức để đưa ba cái thứ bát nháo vào làm vắc xin chữa covid-19 lấy tiền thiên hạ chơi.

Thầy cứ làm vậy, xong là đút túi, còn vợ chồng chúng mày ra sao thì đừng bảo tại thầy, học trò thi rớt tại ngu không chịu học sao kêu tại thầy, còn vắc xin không được thông qua chỉ vì là thứ vớ vẩn chứ sao hỏi thầy, sao lại kêu thầy đến cúng. Ngu thì chết chứ bệnh tật gì. Thầy cứ theo đúng sách người xưa dạy : "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

Mà xét ra, thì những thứ này từ xưa đến nay, Phật giáo chân chính chưa hề nghĩ ra để kiếm tiền, hoặc họ có biết nhưng ngược lại hoàn toàn với Giáo lý nhà Phật, nên đã loại bỏ ra khỏi Giáo lý.

Và xem ra, cái màn này thì các sư quốc doanh thực hiện triệt để không cần thời gian hoặc khuyến khích.

Và như vậy, Phật giáo chân chính, tông truyền đã bị phá nát tận căn nguyên của nó, mục ruỗng từ thâm sâu, từ gốc rễ.

Rồi hẳn nhiên, khi đã mục ruỗng từ gốc rễ thì những quả sinh ra từ thân cây Phật giáo Quốc doanh ấy sẽ là những quả độc, quả đắng.

Không phải ngẫu nhiên mà liên tục những vụ sư ăn trộm chuông đi bán, sư chích hút ma túy, sư đưa gái về chùa, sư giết chết người tình rồi phi tang xuống sông, sự giết chết tình nhân vì không chịu nạo thai, rồi chôn trong vườn chùa… cho đến những vụ các Thượng tọa, đại đức tấn công tình dục ngay cả du khách đến thăm, thế mới có các biệt hiệu Thượng tọa Thích Tí Khí, Đại đức Thích Đồng Tính… Mới đây nhất là những đoạn video sư và ni cô thực hiện lời người xưa : "Nam mô bồ tát, hồ hòn. Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau" làm nóng rực cả cộng đồng mạng xã hội.

bavang4

Chưa hết, đội ngũ sư sãi ngày nay còn là tập hợp của đội ngũ các đồng chí chiến sĩ, sĩ quan trong "đội quân áo vàng", nhưng không phải áo vàng của CSGT hoặc áo vàng của các đồng chí ở đồn, mà là áo vàng, cà sa nơi cửa Phật được cấp khi được phân công, biệt phái từ cơ quan an ninh sang lĩnh vực tôn giáo. Ở đó, các đồng chí lợi dụng chức vụ và danh nghĩa của mình để chạy án với những phi vụ hàng triệu đola.

Và rồi khi sự việc bị đổ bể, thì các "sư" rất nhanh chóng hoan hỉ cởi luôn tu phục ra ngoài, chỉ có điều là "Xin giáo hội cho giữ lại tài sản hàng trăm tỷ" mà quá trình làm sư con kiếm được" như sư thầy "Thích Tý Khí" ở Chùa Nga Hoàng. Mà y kiếm được từ đâu ? Hẳn nhiên là từ việc kinh doanh Phật Giáo.

Và đến đó, thì Cách mạng văn hóa và tư tưởng đạt được những thành tựu vô cùng to lớn mà mấy chục năm trước đảng ta đã ra sức làm bằng mọi cách : đốt hết mọi đình chùa, miếu mạo, đuổi hết, bắt giam hàng ngũ sư sãi, đẩy sang thế lực thù địch mãi mà không xong.

Đến nay, chỉ cần mấy động tác, thế lực thù địch đã trở thành đồng chí, anh em của đảng trong phút chốc lịch sử.

Thế nhưng, cũng bởi nôn nóng lập công và chưa có phương án lâu dài, chưa có đường lối cách mạng chiếu soi là "Kiên trì và khôn khéo", nên thỉnh thoảng mới nảy sinh ra anh chàng Ba Vàng này gây khó cho hệ thống chính trị.

Bởi đánh thì không nỡ, mà để thì nhiều khi mang tiếng.

Nhìn về Tịnh thất Bồng Lai

Tin mới nhất cho biết là Thích Trúc Thái Minh đã bị phạt hành chính số tiền đến tận 7,5 triệu đồng. Chắc số tiền này phải bằng tiền đám gọi là Phật tử mua mấy nắm hoa cúc khi đến "diện kiến" sợi tóc Phật loăn xoăn đang ngoe nguẩy.

Từ Quảng Ninh xa xôi, nhìn về Tịnh thất Bồng Lai với những màn tiêu diệt bằng mọi cách những người tu hành ở đây, người ta thấy ở Việt Nam, riêng đối xử với những người tu hành dưới chân tượng Phật cũng có nhiều loại luật pháp khác nhau.

Nếu như ở Ba Vàng, hành động lừa đảo trắng trợn của Thích Trúc Thái Minh được sự tung hô, lôi kéo của hệ thống báo đảng, của chính hệ thống báo Chính phủ về "sợi lông - tóc Phật" để lôi kéo đám tín đồ u mê đến đó hàng chục ngàn người, rồi bị cộng đồng mạng vạch trần ra là lừa đảo, là bày trò khốn nạn kiếm tiền bá tánh, mà hệ thống công an ở Quảng Ninh, đứng đầu là Thiếu Tướng Đinh Văn Nơi - người được hệ thống báo chí nâng lên như một Bao Công, lại im re, không nhúc nhích.

Thì ở Long an, tại Tịnh Thất Bồng Lai, những người tu hành đã bị hệ thống báo chí rêu rao những tin tức truyền ra từ Công an rằng họ là cái ổ loạn luân, là lừa đảo, là phá phách… và sau đó là những màn đê tiện đối với những ông già đã 92 tuổi, đến những em bé còn thơ dại.

Thế rồi cưỡng bức lấy mẫu ADN, rồi khởi tố, rồi đưa ra tòa thì những cái tội mà báo chí, công an đưa ra biến mất để thay vào đó cái tội mà ai cũng có thể bị truy tố, kể cả Nguyễn Phú Trọng, đó là "Lợi dụng quyền tự do dân chủ".

bavang5

Những người tu hành tại Tịnh Thất Bồng Lai phải nhận hơn 23 năm tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tồ chức, công dân’ theo Điều 331, 

Họ có tội chỉ vì họ đi tu mà theo như ông già Lê Tùng Vân thì ông không thèm vào Giáo hội Phật giáo Quốc doanh, chỉ vì nó không xứng đáng với người tu hành chân chính.

Ở Tịnh thất Bồng Lai, đó là sức mạnh của cả hệ thống công an, công quyền đối với những người tu hành không theo "Định hướng xã hội chủ nghĩa".

Ở Ba Vàng, đó là sức mạnh của hệ thống chính trị của đất nước với những cánh tay âm thầm nâng đỡ với sức mạnh vô song và tiền bạc thì vô kể.

Đó là nguồn cơn của những hành vi lừa đảo trắng trợn, vi phạm luật pháp như chuyện đùa mà không hề hấn.

Bởi chẳng có ai trong hệ thống chính trị "vật chất quyết định ý thức ; này lại đi chặt đi bàn tay làm ra tiền của mình, dù đó là những đồng tiền bẩn thỉu và nhuốm mồ hôi, máu mủ của đồng bào.

Và đó là đặc điểm của hệ thống công quyền Việt Nam ngày nay.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 27/01/2024

Published in Diễn đàn

Bản cáo trạng cho nền tư pháp tật nguyền !

Báo chí, truyền thông nhà nước hớn hở mừng rơn đồng loạt thêu hoa dệt gấm cho chiến công trấn áp tên tù nhân già nhất thế giới phải làm đơn xin hoãn thi hành án. Chính những bài báo này đã lộ sáng sự thật, lá đơn của cụ Tùng Vân 92 tuổi, mắt mờ, tai nghễnh ngãng, chân đi không nổi chỉ nằm võng đong đưa lại chính là bản cáo trạng cho nền tư pháp tật nguyền, dị dạng vô phương cứu chữa !

tuphap01

Cụ Lê Tùng Vân 92 tuổi, mắt mờ, tai nghễnh ngãng, chân đi không nổi chỉ nằm võng đong đưa

Trên đời này không có gì khôi hài bằng việc cả guồng máy tư pháp, báo chí truyền thông của nhà nước phối hợp cả bọn côn đồ, youtuber kền kền, sư thầy quốc doanh xúm nhat tung hứng vu cáo, buộc tôi, xét xử tuyên án phạt một cụ già năm năm tù vì những lý lẻ ất ơ. Ấy vậy mà án phúc thẩm có hiệu lực gần hai tháng vẫn chưa đưa được cụ già vô ngục thất.

Theo quy định tại khoản 2 điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án. Cũng theo luật này, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo… Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm. Cũng trong bảy ngày sau khi nhân quyết định, bị án phải trình diện cơ quan thi hành án của công an huyện, nếu quá hạn, công an sẽ cưỡng chế. 

Án phúc thẩm cụ Lê Tùng Vân tuyên từ ngày 3/11/2023, theo các quy định đã nêu thì chậm nhất là 29 ngày sau, đầu tháng 12 cụ Tùng Vân phải bị đi tù. Ấy vậy mà đến nay, đã cuối tháng 12, cụ Tùng Vân vẫn còn nằm đong đưa trên võng ở Tịnh Thất Bồng Lai.

Lỗi không do tội nhân là cụ Tùng Vân, cụ già không đi nỗi đến nơi phải thi hành án là chuyện bình thường nhưng đáng nói là các cơ quan pháp luật thực thi kiểu gì mà quyết định thi hành án phạt tù tòa án huyện ban hành từ ngày 7/12 nhưng mãi đến 16/12 vẫn chưa đến tay công an để cưỡng chế.

Ngày 19/12, cụ Lê Tùng Vân mở đường thoát cho các cơ quan tố tụng Đức Hòa, tặng cho họ chiếc phao cứu sinh mà họ đang khao khát nhưng cố che dấu bằng thái độ quyền lực ngạo mạn đó là lá đơn xin hoãn thi hành án.

Như bắt được vàng, như lấy được cúp vô địch thế giới từ tay Argentina, 800 anh em truyền thông lề phải gồng mình bấm phím dệt gấm thêu hoa. Chỉ mấy giờ sau khi đơn được công bố, gõ từ khóa "Lê Tùng Vân xin hoãn thi hành án" trên công cụ Google có kết quả đến trên 1,5 triệu lượt tìm kiếm.

800 anh em báo chí phấn khởi đánh gục ý chí buộc đối phương phải cúi đầu khuất phục. Báo Dân Trí còn giật tít biếm nhẻ "Ông Lê Tùng Vân xin hoãn đi tù vì "chỉ có thể nằm võng đung đưa". Thông tin thì rối loạn tơi bời người đọc không biết tin vào đâu.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và nhóm luật sư bào chữa cho Tịnh Thất Bồng Lai đã phải đưa lên Fb THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỀ VIỆC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ GIAM ĐỐI VỚI CỤ LÊ TÙNG VÂN

Mời quý vị xem nội dung Đơn đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù của cụ LÊ TÙNG VÂN gửi Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa và các tài liệu có liên quan đính kèm, để hiểu rõ câu chuyện có nhiều thông tin trái chiều và tù mù mấy ngày qua.

Lời lẻ lá đơn của cụ Lê Tùng Vân thật ôn hòa, nhã nhặn nhưng bộc lộ sự thật thấu động lương tri cho những ai có lương tri và sẽ là bản án không gì có thể phản bác được với những ai ác tâm phủ nhận nó. Xin trích đoạn chính nội dung đơn như sau :

"Theo Quyết định thi hành bản án hình sự số 270/2022/QĐ-CA ngày 07/12/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, tôi là người phải thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 191/2022/HSPT ngày 03/11/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An. Quyết định tại bản án buộc tôi chấp hành hình phạt tù, thời hạn 05 năm (Tôi đang tại ngoại chứ không bị tạm giam như Quyết định số 270/2022/QĐ-CA nêu).

Tôi năm nay đã 91 tuổi tây, 92 tuổi ta, tuổi già, sức yếu, thân mang nhiều bệnh tật kinh niên : Tăng huyết áp, đái tháo đường type II, thiếu máu mạn, hẹp mạch vành, hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ĐTNKOĐIIIB ; bệnh thận mạn giai đoạn III, lão suy…

Nhiều năm nay, tôi chỉ có thể nằm trên võng đung đưa, sinh hoạt cá nhân tôi đều phải nhờ người nhà chăm sóc. Tôi thường xuyên uống thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch và dùng dinh dưỡng đặc biệt của người già yếu, người bị bệnh tật chứ không ăn được cơm. Nói xin lỗi, đôi lúc yểu người, tôi phải nhờ người giúp vì đi tiêu tiểu tại chỗ. Ôi, tuổi già thì tôi biết phải làm sao !

Tôi không đủ sức khỏe để đi ở tù.

Vả lại, tôi đang có đơn kêu oan, xin xem xét kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 191/2022/HSPT ngày 03/11/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An" (1).

Nghiên cứu sâu trong ngành y, Giáo sư Nguyễn Tuấn đã lưu ý "Giam cầm người cao tuổi trong nhà tù đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức và công lí. Một người cao tuổi như ông cụ Lê Tùng Vân mắc nhiều bệnh mãn tính, đi lại rất khó khăn (ông suốt ngày chỉ nằm võng), mà đi tù thì rất khó dự báo chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu chẳng may ông 'khuất núi' trong tù thì Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng đẹp mặt với thế giới chút nào…

Liên hiệp quốc phê chuẩn một bộ quy chuẩn dành cho tù nhân, và bộ quy chuẩn này lấy tên của một tù nhân vĩ đại : Nelson Mandela. Quy chuẩn Nelson Mandela có điều lệ phát biểu rằng tù nhân nên được chăm sóc y tế y như những người ngoài cộng đồng, và họ (tù nhân) có quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế bình đẳng với mọi người khác. Nhưng vấn đề là ông đang đi tù ở tỉnh Long An, nơi có vẻ như là một 'vương quốc' đặc biệt trong nước Việt Nam" (2).

Khỏi cần nói tới ông Nelson Mendela cho xa xôi, cán bộ xứ thiên đường năm nào cũng thi đua học theo gương Hồ Chí Minh mà người học trò cưng Tố Hữu từng viết về mục đích xây dựng xứ thiên đường của ông Hồ là

"Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già !"

Ở đây, các cơ quan pháp luật lại vẽ rắn thêm chân, biến đen thành trắng đẩy một ông già vô tội vào tù sữa cho người tù thì có lẽ chờ đến ngày hoàn thành cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới.

Bác sĩ Phan Xuân Trung, người thầy thuốc quả cảm lăn xả thông chốt đi cấp cứu chữa trị bệnh nhân nghèo trong mùa dịch, là cây bút khẳng khái trên mạng xã hội đã có một stt ngắn nhưng đanh thép trên fb cá nhân :

"Quan chức có tin luật nhân quả không ?

Nếu có thì các quan xử vụ Tịnh Thất Bồng Lai hãy chờ".

Ý kiến này có 2000 lượt like, 329 bình luận và 17 người chia sẻ. Trừ một vài dư lợn viên xen vào chửi bới thô tục, hầu hết các ý kiến tham gia đều thương xót cho cụ Tùng Vân và các thành viên Thiền Am, lên án bộ máy tư pháp bạo quyền, vô lương, vô pháp (3).

Đó là cái trạng về tâm thế của bản án, nó không làm cho người ta tâm phục khẩu phục mà ngược lại kinh tởm về sự sự tật nguyền về nhân tâm của nền tư pháp.

Hơn thế nửa câu mở ngoặc trong đơn (Tôi đang tại ngoại chứ không bị tạm giam như Quyết định số 270/2022/QĐ-CA nêu) lại bộc lộ một tật nguyền khác của cơ quan pháp luật là thiểu năng về tri thức, chuẩn mực tối thiểu khi ban hành các văn bản pháp lý.

Thật không thể tin nổi chuyện Quyết định thi hành án hình sự số 270 của bà Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) ngày 7/12 vỏn vẹn non 200 chữ lại sai đến 2 điểm quan trọng. Ngày 19/12, chính bà Chánh án này đã ký Thông báo số 33 sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 270 về thi hành bản án hình sự đối với ông Lê Tùng Vân ở hai điểm với hàng đống chữ như sau :

Một là Quyết định 270 ghi "Đối với người bị kết án đang bị tạm giam" sửa lại thành "Đối với người bị kết án đang được tại ngoại".

Hai là Quyết định 270 : "Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thi hành quyết định này và thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt tù".

Được sửa đổi và bổ sung nội dung như sau : "Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để chấp hành án. Nếu quá thời hạn trên mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị giải đến Trại tạm giam để chấp hành án.

Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thi hành quyết định này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long an biết kết quả" (4)

Bằng suy đoán có thể hiểu là tòa chỉ xử án bỏ túi đã soạn sẳn theo mẫu và tương tự ra văn bản Quyết định 270 theo mẫu dành cho các bị án đang bị tạm giam. Luật sư Đào Kim Lân từng có thông tin trong một livestream về hồ sơ vụ án bà Lê Thị Vân, thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai bị bệnh ung thư thời kỳ cuối đươc tách ra xét xử riêng chỉ là bản sao hồ sơ vụ án trước chỉ thay đổi tên người.

Quyết định 270 cũng là bản sao của một quyết định mẫu áp dụng thi hành án với người đang bị tạm giam vào cụ Lê Tùng Vân là người đang tại ngoại.

Chánh án Tòa án ra quuyết định sai là chuyện không thể chấp nhận nhưng cách sửa cái sai đó của bà Chánh Án lại càng sai, càng cho thấy bản thân bà không hề tuân thủ nguyên tắc pháp luật ban hành văn bản. Theo nguyên tắc khi ban hành văn bản sai thì người ban hành hoặc cấp trên phải ra văn bản thu hồi cái sai ấy và ra một quyết định khác với nội dung đã hiệu chỉnh. Ở đây bà Chánh Án đã ra một thông báo sửa sai và áp nội dung mới sửa vào quyết định 270 cũ. Tạo ra một hiện tượng quái vị và vô cùng nguy hiểm là có đến 2 Quyết định 270 với hai nội dung khác nhau. (xem ảnh hai quyết định 270).

tuphap02

tuphap03

Với vai trò, quyền lực cấp chánh án tòa án huyện cách làm việc tắc trách, kém cỏi như vậy thì các quyết định, phán quyết, số phận của người dân, cán cân công lý sẽ nghiêng ngã đến mức nào ?

Người vô tội tha hồ bị tù oan. Kẻ vi phạm pháp luật, không có lương tri, nhân tính, hành xử tùy tiện, tắc trách là có quyền thay mặt nhà nước cầm cân công lý. Đó là cái tật nguyền bẩm sinh của nền tư pháp xứ thiên đường.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 22/12/2022

1. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02s55ERVyhLoMLUaet5i8duQiuKyMJeETUVxJpb5QbJu4D4iut6xUs23AwrcdPwJCUl&id=100005679961364

2. https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/pfbid031k6UBkeXaDbQd6qeMzGYATx4k9m7KL5xGoRNoa77siJDzw5KrdnKjkxBvPf6kmEMl

3. https://www.facebook.com/phanxuantrung/posts/pfbid02nGv5rYJpdFMWyPsok5Hg...

4. https://plo.vn/ong-le-tung-van-xin-hoan-di-tu-post712865.html

Published in Diễn đàn

Khi con bò bị miệt thị

Huỳnh Liên, VNTB, 22/07/2022

Bạn đọc viết

Luật Thú y 2015 đã dành riêng một điều quy định đối với vấn đề đối xử động vật.

bonglai1

Nếu so sánh ông chức sắc tôn giáo cụ thể nào đó là "ngu như bò", thì có lẽ là xúc phạm con bò nhiều hơn.

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thú y 2015 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây :

Thứ nhất, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật. Mỗi loài động vật có những đặc tính, đặc điểm riêng nên tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp những đặc điểm riêng biệt đó nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo điều kiện tốt cho động vật phát triển ổn định.

Thứ hai, giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học cần đề cao việc đối xử nhân đạo với động vật. Theo đó, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu đau đớn, sợ hãi cho động vật, bảo đảm động vật không bị đói khát, không khó chịu cả về thể chất và tinh thần, không bị đau đớn – thương tật – bệnh tật, tự do thể hiện các hành vi theo bản năng, không sợ hãi và lo lắng.

Như vậy, hiểu theo nghĩa nào đó thì việc ví một chức sắc tôn giáo là "ngu như bò", rất có thể làm cho con bò được ví đó "khó chịu về tinh thần" như điều luật nêu trên của Luật Thú y.

Sở dĩ con bò có thể "khó chịu về tinh thần", vì ở đây lẽ thường tình nếu đã chọn là con của đấng Như Lai thì dẫu bị người đời miệt thị, lăng mạ, hạ nhục đến đâu chăng nữa thì các vị này cũng không hề buồn phiền, bực bội chút nào. Do vậy, nếu vì bị chê là "ngu như bò" để rồi người khoác áo tu hành đó lại sửng cồ lên, thì quả tình con bò sẽ chịu tiếng oan, và "khó chịu về tinh thần" như điều luật của Luật Thú y là dễ hiểu.

Theo cách hiểu của cách nói dân dã, thì ngu như bò là câu thành ngữ chỉ những người ngốc nghếch, ngờ nghệch, chậm chạp.

Tại sao lại nói là ngu như bò, thì có lẽ là do nhìn mặt con bò không được sáng sủa, nhanh nhẹn như những con vật khác, mà lúc nào cũng chậm chạp, và có thể do bò cũng rất hiền nữa, hiền quá thì cũng thường bị coi là ngu, bò không hung hăng như trâu, nên bò lúc nào cũng được xếp sau cùng trong các loài gia súc.

Và ngu như bò thì còn được nói là : ngu như bò đội nón, ngu như bò đội xoong, ngu như bò tót, tiếng Anh câu này nghe đâu thì có thể viết : "Dull as a cow, stupid as cattle".

Vậy thì nếu so sánh ông chức sắc tôn giáo cụ thể nào đó là "ngu như bò", thì có lẽ là xúc phạm con bò nhiều hơn.

Xin giải thích. Trước tiên ông chức sắc tôn giáo đó là một viện phó thường trực của Học viện Phật giáo Việt Nam. Ông chức sắc này còn là một CEO của công ty chuyên kinh doanh các vật phẩm, kinh kệ và nhiều thứ khác nữa ‘nhân danh tôn giáo’. Ông chức sắc đó còn là chủ một nguồn quỹ cũng gắn mác ‘nhân danh tôn giáo’.

Khi đăng đàn thuyết pháp, ông chức sắc này còn cho mình cái quyền "ta là số một" để sẵn sàng nói về nhiều tôn giáo khác theo hướng "đạo của ta là tối thượng" giống hệt như Điều 4 Hiến pháp về Đảng cộng sản vậy.

Với tất cả một số điểm kể trên của ông chức sắc tôn giáo đó, cho thấy ông không hề "chậm chạp", không hề "hiền quá" như người đời đánh giá về con bò ở thành ngữ "ngu như bò". Cái giống ở đây, có chăng là màu vàng của chiếc áo mà ông chức sắc tôn giáo hay mặc khi so với màu da của giống bò vàng.

Vậy thì nếu có một tòa án của gia súc, tin chắc con bò sẽ đệ đơn để thưa chuyện bị vu khống là so con bò ngang hàng với ông chức sắc như kể trên.

Huỳnh Liên

Nguồn : 22/07/2022

************************

Miệt thị trúng "ông sư" nên phải chịu tội

Cát Tường, VNTB, 22/07/2022

Ông sư Thích Nhật Từ đã nhờ công an can thiệp việc ông bị một người khác nói ông "ngu như bò".

bonglai2

Thượng tọa Thích Nhật Từ

Theo đơn thưa này của ông sư, cơ quan an ninh điều tra ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã ‘củng cố hồ sơ’, và phiên tòa hình sự sơ thẩm đã diễn ra với người bị hại ở đây là ông sư Thích Nhật Từ.

Dư luận bày tỏ bất ngờ vì một nhà tu hành, một vị trụ trì chùa, đồng thời còn là một giảng sư của học viện tôn giáo lại đưa ra yêu cầu hình sự hóa cho việc ông bị miệt thị "ngu như bò" trong một clip phát trên youtuber.

Ông sư Thích Nhật Từ cũng có một kênh youtube cá nhân trên mạng xã hội – một cụm từ quá quen thuộc đối với đa số mọi người thời đại công nghệ số hiện nay. Mạng xã hội giúp kết nối các thành viên có một số đặc điểm chung, tương đồng trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Thực tế dư luận xã hội là đương nhiên hiện diện trong cuộc sống và khi mạng xã hội phát triển thì càng thúc đẩy dư luận xã hội lan truyền mạnh mẽ.

Thực tế, quyền bày tỏ ý kiến là quyền của công dân là quyền cơ bản, hiến định. Pháp luật cho phép công dân có quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, thực hiện quyền nhưng không được lợi dụng, lạm dụng để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước.

Với cách hiểu trên thì khi ông sư Thích Nhật Từ bị chê là "ngu như bò", thì theo luật, cần làm rõ ông sư này bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp gì ?

Khá lâu trước đây ở miền Tây từng xảy ra vụ một nông dân vì uất ức bị một ông quan cách mạng hiếp đáp về đất đai, đã buộc miệng chửi tục rất Nam bộ : "Đ.M. mày Năm Hoằng". Kết quả là ông nông dân này phải đi tù 7 tháng.

Từ ‘án lệ’ trên thì nay ông sư Thích Nhật Từ vì bị cho là "ngu như bò", nên ông cũng đi thưa là phải thôi. Thế nhưng điểm chung ở cả "Ông Nhật Từ ngu như bò" đến "Đ.M. mày Năm Hoằng" cho thấy đã chính trị hóa vấn đề, sau đó sử dụng điều luật hình sự để trả đũa người đã dám xách mé một ông sư cách mạng.

Thế nhưng cũng có một ‘án lệ’ khác về "ngu như bò".

Chiều 25/9/2016, hàng loạt phụ huynh có con học tại trường trung học cơ sở Ba Đình (Hà Nội) nhận tin nhắn từ đầu số sổ liên lạc điện tử của trường. Nội dung cụ thể của tin nhắn như sau : "Trung học cơ sở Ba Đình : Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con không nữa ?????".

Hơn 22g30, tức khoảng 7 tiếng sau khi tin nhắn truyền đi từ đầu số sổ liên lạc, Fanpage của trường Trung học cơ sở Ba Đình đăng lời giải thích : "Chiều 25/9, hệ thống sổ liên lạc điện tử của trường Trung học cơ sở Ba Đình bị hack, nhắn tin với nội dung xấu, gây hoang mang cho phụ huynh và ảnh hưởng đến nhà trường. Nhà trường mong quý phụ huynh, học sinh thông cảm và chia sẻ về sự việc ngoài ý muốn".

Sau khi nhận trình báo, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 – Hà Nội) khẩn trương truy xét, bắt giữ đối tượng gây ra vụ việc là Nguyễn Việt Cường.

Tại cơ quan công an, Cường khai nhận Cường từng là nhân viên của một công ty cung cấp dịch vụ sổ liên lạc điện tử cho trường THCS Ba Đình nên có mật khẩu truy cập vào phần mềm quản lý. Tháng 3/2016, Cường nghỉ làm do mâu thuẫn với giám đốc.

Để công ty mất uy tín, ngày 25/9, Cường truy cập vào trang bảo mật của công ty, chọn trường THCS Ba Đình rồi xóa, làm xáo trộn hàng loạt dữ liệu. Cường vào phần quản lý tin nhắn và gửi nội dung có lời lẽ miệt thị gây sốc đến toàn bộ phụ huynh sử dụng sổ liên lạc điện tử của trường.

Nguyễn Việt Cường bị bắt giữ hình sự về tội xâm nhập trái phép mạng máy tính. Câu nhắn "ngu như bò" không được xem xét là yếu tố luận tội hình sự của Nguyễn Việt Cường.

Tin tức cho biết có khoảng 1.500 phụ huynh đã nhận tin nhắn "ngu như bò", nhưng không có phụ huynh nào giống như ông sư Thích Nhật Từ là thưa ra tòa để bỏ tù kẻ dám xách mé nhà tu "ngu như bò" (!?).

***

Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai/Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ nghị án vào lúc 17g40′ đến 18g30′ ra tuyên bản án khoảng hơn 20 trang kết tội 6 bị cáo phạm tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ…" theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015-2017 và phạt từng bị cáo theo mức án :

1. Cụ Lê Tùng Vân : 5 năm tù

2. Lê Thanh Hoàn Nguyên : 4 năm tù

3. Lê Thanh Nhất Nguyên : 4 năm tù

4. Lê Thanh Trùng Dương : 4 năm tù

5. Lê Thanh Nhị Nguyên : 3 năm 6 tháng tù

6. Bà Cao Thị Cúc : 3 năm tù.

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 22/07/2022

************************

Nhiu người tht vng v bn án đi vi các thành viên Tnh Tht Bng Lai

VOA, 22/07/2022

Nhiu người bày t s tht vng sau khi mt tòa án Long An hôm 21/7 tuyên án tng cng hơn 23 năm tù đi vi sáu thành viên Tnh Tht Bng Lai vi cùng cáo buc "Li dng các quyn t do dân ch".

vuan1

Ông Lê Tùng Vân và các thành viên ca Tnh Tht Bng Lai đã b chính quyn gán ghép cho mt ti danh mà h không vi phm ch vì chính quyn mu"trit tiêu" t chc này

Các nhà quan sát tình hình t do tôn giáo cho VOA biết rng ông Lê Tùng Vân và các thành viên ca Tnh Tht Bng Lai đã b chính quyn gán ghép cho mt ti danh mà h không vi phm ch vì chính quyn mun "trit tiêu" t chc này, trong khi gii lut sư bày t s tht vng.

Bn án "phi lý"

Hòa thượng Thích Không Tánh đang trú ng chùa Giác Hoa thành ph H Chí Minh nêu nhn đnh vi VOA :

"Tôi nghĩ đây là mt bn án hết sc phi lý, phi nói rng trên thế gii này khó có bn án như vy!.

"H ra mt bn án nng n như vy bi vì nhà nước có ch trương răn đe, h s rng nhiu nhóm tôn giáo đc lp hay sinh hot riêng hay không mun trc thuc hay dưới s điu hành ca nhà nướcnên h tìm cách trit h.

"Như vy, h va răn đe, va cho các nhóm khác thy mà ngăn chn bt đi".

"Ngoài ra, bn án này còn cho thy s vi phm quyn t do tôn giáo, tín ngưỡng rt trm trng", Hòa Thượng Thích Không Tánh, người có ngôi chùa qun 2 b chính quyn thành ph cưỡng chế năm 2016, cho biết thêm.

Tu sĩ Pht giáo Thích Đng Long ti Thành phố H Chí Minh nêu nhn đnh :

"Cáo buc ca nhà nước Vit Nam đi vi Tnh Tht Bng Lai "Li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích Nhà nước", nhưng th hi Tnh Tht Bng Lai t xưa nay chưa có hành đng hay vic làm gì mà gi là "chng đi" "ra mt" vi chính quyn Vit Nam. Đây là mt ti mơ h, chưa rõ ràng".

T Lâm Đng, ông Ha Phi, Chánh tr s đo Cao Đài chân truyn, nêu nhn đnh v bn án đi vi các thành viên ti Tnh Tht Bng Lai, nơi còn có tên gi là Thin Am Bên B Vũ tr.

"Người ta mun trit tiêu cái Tnh Tht Bng Lai nên người ta dng lên các chng c như là "lon luân", "hot đng t thin trái phép" và sau đó b cng đng mng phn đi quá nên h chuyn qua mt cái án khác, tc là "xâm phm li ích" ca nhà nước".

Hôm 21/7, trong s 6 b cáo, ông Lê Tùng Vân, 90 tui, chu mc án cao nht 5 năm tù. Các ông Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tui), Lê Thanh Nht Nguyên (31 tui), Lê Thanh Trùng Dương (27 tui) cùng b pht 4 năm tù. Ông Lê Thanh Nh Nguyên (24 tui) b 3 năm 6 tháng tù và bà Cao Th Cúc (62 tui) b 3 năm tù.

vuan2

Hòa thượng Thích Không Tánh thắp nhang trên nền chùa Liên Trì đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam san bằng ngày 8/9/2016. (Hình: FB Thích Không Tánh)

Sáu người này b x theo Điu 331 B lut hình s 2015 : "Li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích Nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc, cá nhân". Các chng c đưa ra ti tòa tp trung vào 5 đon clip đăng 2 tài khon YouTube mang tên "Tnh tht Bng Lai".

"Các clip và bài viết này có cha ni dung sai s tht, ba đt, xuyên tc, nhm tuyên truyn, kích đng xúc phm đến uy tín ca Công an huyn Đc Hòa; xúc phm Pht giáo, xúc phm danh d và nhân phm ca ông Trn Ngc Tho (pháp danh Thích Nht T)", Thông Tn Xã Vit Nam loan tin.

Truyn thông Vit Nam dn phát biu ca đi din Vin kim sát ti phiên tòa cho rng các b cáo đã "phm ti có t chc", nhưng "không có ý thc khai báo, không có thái đ ăn năn đ hưởng s khoan hng ca pháp lut", đng thi cho rng hành vi ca các b cáo là "nghiêm trng, nh hưởng đến trt t an toàn xã hi".

Tòa án Nhân dân và Vin Kim sát Long An không phn hi yêu cu bình lun ca VOA.

Lut sư tht vng

Lut sư Đng Đình Mnh, mt trong 5 lut sư bào cha cho v án này, viết trên Facebook hôm 22/7 :

"8g00 ti ngày 21/07/2022, v án xét x cp sơ thm đi vi ông Lê Tùng Vân và các thành viên ca Thin Am đã kết thúc theo cách rt đáng tht vng".

"Công lý, đôi khi đến t công chúng", v lut sư bào cha viết.

"Vi nhng gì được chng kiến, thy tn mt, nghe tn tai v ông Lê Tùng Vân, các thy, các cô và các chú tiu, chúng tôi chc chn rng h hoàn toàn xng đáng vi s yêu thương ca Quý bn", lut sư Mnh viết cho đc gi Facebook.

Tương t, lut sư bào cha Trnh Vĩnh Phúc viết trên Facebook v ông Lê Tùng Vân sau phiên tòa: "Ngi bên cnh c già 90 tui đang lúc yếu bnh mà c sc tham d phiên tòa Nghe c thng tht và đt ra nhiu câu hi ti sao, lòng chúng tôi đau nhói, phi dn lòng đ km nén xúc đng, cm nhn mt cách chua chát v lòng d con người, k c người khoác áo nhà sư, v thc trng nn tư pháp, v thân phn con người, v truyn thông bn và s ng đc truyn thông".

Chính quyn đnh hướng dư lun ?

Gii quan sát cho rng rõ ràng chính quyn và truyn thông nhà nước đã nh hướng" dư lun ngay t đu trong v án này.

Hòa thượng Thích Không Tánh nói :

"H cho rng v này "lon luân" hay c này c kia, kết đ chuyn… Đó là cách đnh hướng m đường cho dư lun trước cái đã. Trước khi h "đánh", h to ra nhng cái đó. H [chính quyn và truyn thông] nói như vy đ chính quyn bt mãn.

"Nhưng h cũng không có bng c, nơi cui cùng h chn "Li dng các quyn t do dân ch".

"Coi như là h tìm mi cách đ kết án vy thôi. Điu này to ra s bt mãn trong qun chúng. Qun chúng thc mc sao đưa ti thế này ri li kết ti thế kia ?

Nhà văn Đoàn Bo Châu chia s trên Facebook : "Công lun Vit Nam là mt th công lun mù lòa, by đàn, cm tính". Ông nhn đnh như vy và đưa ra dn chng như vic "báo chí Vit Nam đu git nhng dòng tít v ti lon luân ca h". Nhà văn này cũng khng đnh rng nhóm người Tnh Tht Bng Lai "chưa bao gi có mt phát biu nào xúc phm hay đt điu sai trái vi chính quyn".

"Tôi phn đi vic b tù h, nht là vi mt người già 90 tui. Đy là mt hành đng vô nhân đo !", ông Đoàn Bo Châu viết trên Facebook.

‘Không xng đáng

Hôm 20/7, khi được ch ta phiên tòa hỏi vì sao không theo Giáo hi Phật giáo Vit Nam, các lut sư và truyn thông Vit Nam dn li ông Lê Tùng Vân nói rng: "Không đăng ký Giáo hi Phật giáo vì thấy Giáo hi Phật giáo không xứng đáng !".

VOA đã liên h Giáo hi Phật giáo Vit Nam đ xin ý kiến v phát biu này, nhưng chưa được phn hi.

Tu sĩ Pht giáo Thích Đng Long ti Thành phố H Chí Minh, mt thành viên ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht, nêu nhn đnh v phát biu ca ông Lê Tùng Vân :

"Tôi và các t chc đc lp khác không tham gia Giáo hi Phật giáo Vit Nam rt đng tình ng h.

"Chúng tôi thường gi Giáo hi Phật giáo Vit Nam là "Giáo hi quc doanh" không xng đáng đ cho nhng người hiu biết v ni tình ca t chc đó tham gia. Đây là điu hoàn toàn đúng và đáng được khen gi".

"Nói rng đây là mt đt nước có t do tôn giáo nhưng tht s ni tình bên trong thì hoàn toàn b kìm ta, ngăn cn. Ngay c trong nhng t chc quc doanh có đăng ký vi nhà nước còn b ngăn cn, gii hn, hung chi là các t chc đc lp khác, như mt s cá nhân Tnh Tht Bng Lai.

"Vn đ t do tôn giáo Vit Nam hu như còn rt kém, nếu không mun nói là không có," Thích Đng Long cho biết thêm.

Gii quan sát cho rng t v án Tnh tht Bng Lai cho thy xu hướng hình s hóa ca chính quyn trong vic thc hành các quyn con người ti Vit Nam, trong đó có quyn t do tôn giáo, tín ngưỡng.

Nguồn : VOA, 22/07/2022

*********************

Ác nào bằng ác tăng ?

Lâm Công Tử, SaigonnhoNews, 21/07/2022

Bây giờ thì tui đủ bằng chứng để nói lên suy nghĩ của mình : Thích Nhật Từ là một ác tăng !

bonglai3

Nói vậy vì mấy ngày nay thiên hạ bỏ hết mọi chuyện chính trị để theo dõi vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Cái kết của nó cho thấy Thích Nhật Từ đã cấu kết với bộ máy công an tỉnh Long An để tống giam sáu người tu hành trong cái tịnh thất nhỏ bé do ông Lê Tùng Vân làm chủ. Cả sáu con người ấy đã chống chọi lại Thích Nhật Từ và cả một tập đoàn đứng sau nó, tuy không thành công, vì bản án vốn bị gài bẫy từ đầu, nhưng sự phản kháng của họ đã cho cả nước Việt Nam thấy khuôn mặt thật của cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Câu chuyện xảy ra giữa tòa đang được người ta bàn tán xôn xao về hai phát biểu, một của ông Lê Tùng Vân, bị cáo trong vụ án ; một của Âu Quang Phục, luật sư đại diện cho Thích Nhật Từ. Khi chủ tọa phiên tòa hỏi ông Lê Tùng Vân, nay đã hơn 90 tuổi, "Lý do vì sao những người trong hộ Cao Thị Cúc mặc áo màu nâu mà bị cáo lại không đăng ký sinh hoạt tôn giáo ?", ông Lê Tùng Vân khẳng khái trả lời : "Không có đăng ký Giáo hội Phật giáo bởi vì Giáo hội Phật giáo đối với tôi là không xứng đáng. Xứng đáng thì tôi mới bái phục để cầu xin nghe, còn không xứng đáng thì biểu tôi nghe, ra lệnh tôi nghe, thì tôi không nghe".

Ông luật sư Âu Quang Phục cũng góp phần vào câu chuyện này khi lập luận rằng "Nếu như bây giờ tôi nói Chúa ngu như bò thì các ông thấy sao ?". Luật sư Phục đưa ra câu hỏi này như một "phản biện", bởi đơn tố cáo của ông Trần Ngọc Thảo, tức Thích Nhật Từ, nói rằng thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã nói "Thích Nhật Từ ngu như bò". Tức giận do bị so sánh với con bò nên Thích Nhật Từ làm đơn kiện, nói rằng mình bị xúc phạm danh dự cá nhân.

Hai phát biểu công khai tại tòa án chứng minh rằng Thích Nhật Từ là một ác tăng, mặc dù y ta không tà dâm, không giết người nhưng cung cách phạm tội của y ta qua những việc y làm, những lời y nói cũng như những kẻ do y chỉ đạo đã khiến xã hội băng hoại lại càng mục rữa, khiến cho đạo Phật ngày nay dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trở thành nơi chứa chấp mọi thói hư tật xấu của một băng nhóm mượn Phật làm chiêu bài, dựa vào Phật để thỏa mãn dã tâm.

Thích Nhật Từ hiện là Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì tại chùa Giác Ngộ (Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Quan Âm Đông Hải (Sóc Trăng), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa).

Với bao nhiêu chức vụ và vai trò đó, Thích Nhật Từ xứng đáng đại diện cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và cũng xứng đáng nhận lời xỉ vả của ông Lê Tùng Vân trước tòa.

Luật sư Âu Quang Phục không sáng tác câu nói "Nếu như bây giờ tôi nói Chúa ngu như bò thì các ông thấy sao ?" mà câu này có lẽ được Thích Nhật Từ mớm cho y trước khi tòa xử án. Logic của câu chuyện cho thấy Chúa không có vai trò gì trong vụ án này, mà "con bò Thích Nhật Từ" mới là vai chính, vậy tại sao Âu Quang Phục không mang hình ảnh ngu dốt của con bò ra để phản bác mà lại mang Chúa ra làm vật thế thân ?

Chỉ vì Thích Nhật Từ thù Chúa, thù đạo Công giáo. Qua rất nhiều bài thuyết pháp, y bài bác đạo Công giáo khi cho rằng 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam là do theo chân giặc Pháp, rằng Công giáo không giữ bổn phận công dân mà chỉ nghĩ đến việc bảo vệ Thiên quốc, và nói chung ai theo đạo Công giáo là xấu xa và… phản động !

Câu chuyện của Thiền Am hôm nay xuất phát từ ý muốn của ba người/tổ chức :

Thứ nhất là Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An ; thứ hai là Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trụ trì Chùa Giác Ngộ Thành phố Hồ Chí Minh ; và cuối cùng là cơ quan công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Công an muốn xóa sổ Thiền am Bên bờ Vũ Trụ vì cơ sở này không đăng ký, không hợp tác và nhất là có ảnh hưởng lớn với dân chúng, từ khi nhóm năm chú tiểu của Thiền Am này thắng giải trên Đài Truyền hình quốc gia. Kênh YouTube của Thiền Am có tên "Đạo Pháp Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ" có đến 146.000 người theo dõi và thu hút 4,690.885 lượt xem. Các bình luận trên kênh này đều là những lời khen tặng, ái mộ, cảm ơn và góp ý.

Thích Minh Thiện muốn dẹp bỏ Thiền viện này vì lòng đố kỵ, sợ phong trào Thiền Am lan rộng sẽ mất ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo mà y đang nắm giữ tại Long An. Thế nhưng chính Thích Nhật Từ mới là kẻ chủ mưu từ những ngày đầu, với việc rắp tâm hãm hại thầy trò ông Lê Tùng Vân, vì đố kỵ, vì tranh giành ảnh hưởng, vì muốn triệt hạ một kênh YouTube đối thủ, vì lòng hám danh và cuối cùng vì ác tâm sẵn có.

Liên tục suốt ba năm, Thích Nhật Từ chủ mưu đánh phá Thiền Am khốc liệt, khi gán ghép tội ghê tởm là loạn luân và lừa đảo. Với hơn 20 kênh YouTube và Facebook của riêng mình, y ta tập họp được nhóm du côn mạng, kể cả Nguyễn Phương Hằng nay đã xộ khám, liên tục vu khống, chà đạp Thiền Am, chửi bới luôn cả nhưng ai không tin vào câu chuyện loạn luân. Thích Nhật Từ khen ngợi và đặt tên nhóm này là "YouTube chính nghĩa" còn y là "Chân tu", phía những người đối lập là bị tà kiến, mê muội, ngu đần.

Trên cái đất nước vốn đã mục rã đạo đức này, Thích Nhật Từ xuất hiện như một kẻ cầm đầu bọn ác tăng gieo hết ác nghiệp này đến ác nghiệp khác. Một khi ông ta phất cờ triệt phá ai thì đều có kế sách, chiến lược lẫn chiến thuật. Ai theo ông thì được ngợi khen, vuốt ve. Chẳng hạn Nguyễn Sin, một tay giang hồ đóng vai nghĩa hiệp.

Tháng Mười Hai 2019, Nguyễn Sin tung tin rằng có quan hệ loạn luân trong Thiền Am. Thích Nhật Từ dựa vào tin từ Nguyễn Sin bắt đầu phát tán việc loạn luân này trong hai buổi "thuyết pháp" trên YouTube. Có thể chính Thích Nhật Từ đã chỉ đạo cho Nguyễn Sin làm việc quăng miếng mồi ra cho Thích Nhật Từ có cơ hội câu con cá dư luận. Tháng Tám 2020, Đài truyền hình Long An và báo chí nhà nước tung tin "có nghi vấn" loạn luân trong Thiền Am, Thích Nhật Từ lại nói tiếp những điều áp đặt, nhưng đạo đức giả khi nói thêm rằng, "vì lý do nhân đạo, vì tương lai các cháu bé" nên nhà cầm quyền chưa công bố.

Bây giờ câu hỏi đặt ra là nhân vật này vốn ác trước khi gia nhập cái Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, hay cái ác nảy sinh khi ông giao tiếp với những thành phần trong cái tổ chức tôn giáo được sự chỉ đạo và thao túng của Đảng cộng sản này ? Tôi vẫn tin "đi với bụt mặc cáo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Con ma Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công khai căn cước của nó vậy thì Thích Nhật Từ phải mặc áo giấy là đúng thôi.

Cả thế giới đang lên án Putin khi y xâm lược Ukraine. Điều đó đúng vì hành vi Putin rõ ràng và công khai. Thích Nhật Từ chẳng… "xâm lược" ai cả. Y ta chỉ đánh phá. Putin bắn người còn Thích Nhật Từ giết đạo đức. Giết người bị lên án nhưng giết đạo đức khó thấy hơn. Sự nguy hiểm của Thích Nhật Từ nằm ở chỗ đó, và điều nguy hiểm nhất là y mượn áo Phật để phục vụ chế độ và phá tan nát Nhà Phật.

Lâm Công Tử

Nguồn : SaigonnhoNews, 21/27/2022

************************

Chuyện con bò trong tòa án

Tuấn Khanh, RFA, 21/07/2022

Trong phiên tòa xử Tịnh Thất Bồng Lai ngày 20/7/2022, luật sư Âu Quang Phục, người được gọi là bảo vệ cho bị hại Trần Ngọc Thảo tức ông Thích Nhật Từ, đã đặt một vấn đề với những người ở Tịnh Thất Bồng Lai, trước mặt phiên tòa, điều mà ai nấy đều phải ngỡ ngàng :

bonglai4

Ông Thích Nhật Từ (bên trái) và năm người ở Tịnh thất Bồng Lai bị kết tội (bên phải) - RFA edit

"Nếu như bây giờ tôi nói Chúa ngu như bò thì các ông thấy sao ?".

Luật sư Phục đưa ra câu hỏi này, bởi đơn tố cáo vì cho là bị xúc phạm của ông Trần Ngọc Thảo, nói rằng thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã phát biểu : "Thích Nhật Từ ngu như bò". Tức giận do bị so sánh với con bò nên ông Thích Nhật Từ đã làm đơn khởi kiện, nói bị xúc phạm danh dự cá nhân, nhất định hoàn toàn không thể là bò.

Thế nhưng câu hỏi được đặt ra mang tính đối chiếu của luật sư Phục khiến ai nấy ngỡ ngàng, thậm chí phải bật cười vì sự ấu trĩ - và phải nói rõ là ngu xuẩn về trình độ nhận thức - vì Chúa Giêsu dù được đặt ra ở bất kỳ vị trí nào cũng không hề liên quan gì với những người trong Tịnh Thất Bồng Lai.

Nhưng cần nhớ, câu hỏi kém cỏi của luật sư Phục cũng có thể đáng bị đặt vào tình trạng bị khởi tố theo Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, điểm C "Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội".

Chuyện cố ý đưa Đức Chúa Giêsu vào trong nội dung này chính là mang tính xúc phạm vô cớ, vì nhân vật Chúa Giêsu không liên quan đến vụ án, và không thể hiện bất kỳ sự suy luận kiến giải nào về việc so sánh ông Thích Nhật Từ ngu như bò, ngoại trừ khi ông Thích Nhật Từ tự coi mình ngang hàng với Chúa, và đặc biệt là hoàn toàn khác con bò.

Cần nói rõ là nội dung quyết định ở đây, đang được cân phân giữa ông Thích Nhật Từ và con bò, là hai thực thể rất rõ ràng.

Vấn đề là phía bị hại cần phải xác định rằng con bò có những điểm xấu như thế nào mà người ta so sánh với mình khiến mình cảm thấy bị xúc phạm, kể cả chuyện "ngu" ở mức nào là được so sánh với con bò.

Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, việc so sánh một con người với một con vật đó là chuyện thường tình mang đầy tính văn hóa dân gian vẫn diễn ra trong xã hội, ví dụ người ta vẫn so sánh "Anh A làm việc chăm chỉ như một con ong" hoặc "Anh B suốt cuộc đời cặm cụi như một con kiến", hoặc "Hắn làm việc như con trâu". Sự kiện ông Thích Nhật Từ tức giận đâm đơn kiện, có thể coi là vụ kiện đầu tiên trong lịch sử tòa án Việt Nam về việc bất đồng so sánh với thú vật.

Trở lại câu hỏi rất "bò" của luật sư Âu Quang Phục, chắc chắn sẽ không ai ở phiên tòa xử Tịnh Thất Bồng Lai buồn nghĩ gì cả, vì câu chuyện này không liên quan với vụ án. Hơn nữa, câu hỏi này đầy tính khiêu khích, thể hiện chủ trương thù hằn tôn giáo.

Ông Trần Ngọc Thảo, tức Thích Nhật Từ, trong các bài giảng của mình cũng đã có rất nhiều lần vô cớ công kích Chúa Giêsu và nội dung của tín ngưỡng Công giáo. Thế nhưng phía Công giáo Việt Nam đã đối xử với ông không khác gì người lớn thấu hiểu, nhìn thấy đứa con nít cứ chòi chọc bám đít tìm cách gây khó. Vì vậy không loại trừ là luật sư của ông Thảo cũng đã được hướng dẫn cách trình bày quan điểm so sánh tín ngưỡng như vậy ở phiên tòa này - dĩ nhiên trình bày kiểu như vậy thì rất "bò".

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 21/07/2022

************************

Quan tòa ở Long An : chiếc áo phải làm nên thầy tu

Liên Trì, VNTB, 21/07/2022

Khi chủ tọa hỏi lý do vì sao gần 30 người đến sinh sống mà bị cáo cho là đệ tử, mặc áo nâu mà bị cáo không đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương, bị cáo Vân cho rằng ông không theo đạo Phật theo cách hiểu của tòa. Khi chủ tọa hỏi tiếp lý do vì sao trong gia đình có nhiều tượng Phật, vậy có theo Phật hay không…

bonglai5

Những thành viên của Tịnh thất Bồng Lai/Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tại phiên tòa ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An hôm 20/7/2022

Theo cách hiểu khá đơn giản của vị chủ tọa phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án "Tịnh thất Bồng Lai/Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ", thì đã mặc áo nâu sòng, nhà thờ nhiều tượng Phật, thì những người ở nơi có treo bảng "Tịnh thất Bồng Lai", và về sau là "Thiền An Bên Bờ Vũ Trụ" đó, được mặc định theo đạo Phật.

Để sinh hoạt theo nghi thức nhà Phật, các người dân ấy ở "Tịnh thất Bồng Lai/Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ" ấy bắt buộc phải đăng ký tham gia vào tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và chỉ được quyền thực hiện các nghi thức Phật giáo khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Chuyện cổ Phật giáo kể rằng ở thành Xá Vệ có một người phụ nữ quét rác, dọn đường rất chăm chỉ nhưng vì tính chất công việc nên người bà thường dơ bẩn, không ai muốn đứng cạnh bà. Thường thì người ta tỏ vẻ khó chịu, bịt mũi rồi tránh xa khiến bà rất buồn.

May mắn thay Đức Phật vẫn có thiện cảm đối với người phụ nữ này, còn khuyến khích bà đến nghe Pháp, thường xuyên khuyến khích bà nỗ lực hơn trong cuộc sống. Một số người bắt đầu xì xào vì cách cư xử này của Ngài với người quét rác, họ không đồng tình và cho rằng người phụ nữ không xứng đáng với điều đó.

Thậm chí, có người tìm tới Đức Phật để bày tỏ sự phẫn nộ :

– Tại sao chúng tôi tôn kính Ngài đến vậy mà Ngài lại nói chuyện với người phụ nữ bẩn thỉu. Trong khi đó Ngài thường thuyết pháp những lời thanh sạch, dạy mọi người phải làm được hành vi thanh tịnh ?

Đức Phật sau khi nghe xong và nghiệm nghị đáp lời :

– Người phụ nữ đó làm việc chăm chỉ với mục đích giữ gìn sạch sẽ cho thành Xá vệ nên có thể nói, cống hiến của bà ta đối với xã hội cực kỳ lớn. Không những thế bà lại khiêm nhường, ham học hỏi, tại sao mọi người lại có ý nghĩ đó chứ ?

Ngài vừa ngừng lời thì cùng lúc đó người phụ nữ nọ đã tắm rửa sạch sẽ, lại thay một bộ y phục sạch sẽ, rạng rỡ tiến đến diện kiến mọi người.

Đức Phật tiếp lời :

– Mọi người tự nhận mình sạch sẽ, nhưng thể hiện lại kiêu ngạo vô lễ, tâm trí dơ bẩn. Hãy ghi nhớ, bẩn thỉu bên ngoài có thể dễ dàng tẩy rửa, nhưng nếu trong tâm dơ bẩn, đó mới là điều khó thay đổi".

Những người này nghe xong cảm giác hổ thẹn, từ đó về sau không dám cười nhạo người khác như thế nữa.

Từ câu chuyện trên nên về sau có thành ngữ "chiếc áo không làm nên thầy tu" không rõ muốn đề cập đến tôn giáo nào. Chỉ biết, vì thế, hãy luôn nhìn vào bản chất vấn đề, bản chất một con người và nên dừng lại khi ai đó bắt đầu muốn nhận xét về ông này thế này, bà kia thế kia… hãy tập dừng những suy nghĩ, những lời nói tương tự như thế lại.

Những thuyết giảng quen thuộc ở trên như một luân lý giáo khoa thư. Và theo cách hiểu ấy cho thấy những người dân chọn áo nâu sòng, thờ phượng tượng Phật, thực hiện các nghi thức theo Phật giáo…, đó là một quyền hiến định về tự do bày tỏ sự tín ngưỡng, tự do về niềm tin tôn giáo, bao gồm cả tôn giáo nội sinh rất phổ biến ở miền Nam, không thể bắt buộc họ chỉ được phép làm những công việc đó khi họ đã đăng ký và được sự chấp nhận là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xin được nói thêm, ngay cả một người không chỉ mặc áo thầy tu, mà còn thêm cả là chức sắc tôn giáo, là trụ trì ngôi chùa được đăng ký theo đúng các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, thế nhưng khi người ấy đứng đơn thưa vì cho rằng bị xúc phạm khi so sánh "đức hạnh tu hành" chưa bằng… con bò, thì xem chừng người ấy cũng chỉ là vẻ ngoài khoác áo thầy tu mà thôi.

Bởi trong một giảng Pháp có nội dung tóm tắt vầy : Sau khi đã xuất gia, bạn phải xem hạnh nhẫn nhục là cao nhất, là số một. Những kẻ nói xấu, chửi bới, chê bai, phê bình bạn, đều là những kẻ chỉ đường cho bạn. Không có họ, bạn chẳng thể tiến bộ, chẳng thể thành tựu…

Liên Trì

Nguồn : VNTB, 21/07/2022

************************

Tịnh thất Bồng Lai : Các thành viên bị kết án tổng cộng hơn 23 năm tù

RFA, 21/07/2022

Sau hai ngày xét xử, hôm 21 tháng 7, các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai đã bị Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tuyên có tội và phải nhận mức án tổng cộng là hơn 23 năm tù.

bonglai6

Các bị cáo là thành viên của Tinh thất Bồng lai tại phiên tòa ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An hôm 20/7/2022 - PLO

Cụ thể, mức án mà sáu thành viên của cơ sở tu tại gia này phải nhận gồm năm năm tù đối với ông Lê Tùng Vân, ba năm đối với bà Cao Thị Cúc, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên nhận mức án bốn năm, ông Lê Thanh Nhất Nguyên chịu bản án bốn năm, ông Lê Thanh Trùng Dương bốn năm, và Lê Thanh Nhị Nguyên 3,5 năm.

Cả sáu người trên đều bị buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Một trong những bằng chứng mà phía Viện kiểm sát dùng để buộc tội các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai đó là các video được đăng tải trên mạng xã hội, trong đó có một video chứa nội dung phản bác ông Thích Nhật Từ, một tu sĩ thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.  

Cũng chính vì video trên mà ông Thích Nhật Từ đã kiện Tịnh thất Bồng Lai là xúc phạm cá nhân ông nói riêng, và xúc phạm Phật Giáo nói chung.  

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc những người thuộc Tịnh thất Bồng Lai cầm đầu bởi ông Lê Tùng Vân đã đăng tải nhiều bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và YouTube trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 có thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ).

Trả lời phỏng vấn của đài RFA, hòa thượng Thích Không Tánh, thành viên của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, cho biết quan điểm của ông trước việc một tu sĩ Phật giáo tham gia kiện tụng và đẩy người khác vào tù vì lời nói của họ :

"Căn bản Đức Phật dạy rằng mình là người tu sĩ, người Phật tử không có nên tố cáo ai hết, cũng không nên kiện tung ai. Trong Phật Giáo thì mình chỉ nên dạy pháp giác ngộ, hay nói lên cái chân lý cho chúng sinh. Chứ mình không tố cáo hay lên án thế nọ thế kia.  

Nhất là bây giờ đây lại là một cái người tu hành khác, mà mình lại nhân danh nhà tu hành để kiện nhà tu hành khác, là cái việc không thể có trong Phật Giáo".

Vị hòa thượng này cũng cho rằng sở dĩ ông Thích Nhật Từ muốn đẩy các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai vào tù, vì cơ sở tu tại gia này không chịu sự kiểm soát của Nhà nước, thông qua Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.  

Với việc phía cơ quan công tố sử dụng những lời nói của các bị cáo trên mạng xã hội để làm chứng cứ buộc tội, một luật sư nhân quyền ẩn danh (không liên quan đến vụ án) từ Việt Nam cho biết đây là vụ án mang động cơ chính trị, và chà đạp lên quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do tông giáo của công dân.

"Bản án này đối với tôi không hề bất ngờ. Bởi vì bản chất của vụ án này là án mang tính chính trị. Ngay từ ban đầu khi nhắm tới Thiền Am thì truyền thông Nhà nước đã có chủ ý cung cấp thông tin để hạ thấp uy tín danh dự của Thiền Am bằng cách vu khống họ có hành vi loạn luân, lừa đảo nhằm trục lợi trong khi luật báo chí quy định rõ báo chí không được quy kết tội danh thay cho Tòa án.

Tới khi khởi tố vụ án người ta lại khởi tố theo tội lợi dụng quyền tự do dân chủ không liên quan tới những quy kết trước đây mà báo chí đăng tải, như vậy việc đưa tin một chiều như vậy rõ ràng là có chủ ý.

Những gì nhóm thiền Am phản ánh về cơ quan công an thì đó là quyền tự do của họ, họ có quyền chỉ trích, trách mắng chính quyền vì chính quyền xét cho cùng là cơ quan phục vụ người dân, cán bộ công chức rốt cuộc cũng là người được hưởng lương từ nguồn thuế của dân đóng góp nên nếu làm sai, làm chưa đúng thì người dân có quyền phản ánh hoặc thậm chí trách mắng họ.

Nhà nước Việt Nam đang cho thấy họ không hiểu thế nào là tự do tôn giáo và họ đang thể hiện cho dư luận thấy rằng bất kỳ nhóm tu hành nào, nếu chính quyền không quản lý được thông qua cấp phép thì họ sẵn sàng đàn áp thẳng tay như đối với trường hợp của Thiền Am".

Phiên tòa xử những người thuộc Tịnh thất Bồng Lai bắt đầu từ ngày 20/7 và được mở cho công chúng theo dõi, livestream, một điều lạ gần như chưa từng xảy ra với các vụ xử những người bị cáo buộc theo các điều luật về an ninh quốc gia như Điều 331 và Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Đây là các điều luật thường được chính quyền Việt Nam dùng để buộc tội những người bất đồng chính kiến.

Nguồn : RFA, 21/07/2022

************************

Phiên tòa Tịnh thất Bồng Lai : Ba bị cáo tố bị công an bức cung, nhục hình để buộc nhận tội

RFA, 20/07/2022

Ba trong sáu người ở Tịnh thất Bồng Lai bị đem ra xét xử đều cho biết bị đe dọa hay bị tra tấn để phải đưa ra lời khai bất lợi cho bản thân trong giai đoạn điều tra.

bonglai7

Các bị cáo là thành viên của Tịnh thất Bồng Lai tại phiên tòa ngày 20/7/2022 ở Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An - SGGP

Hôm 20/7, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên là Thiền am Bên bờ Vũ trụ) theo cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Ông Lê Thanh Trùng Dương trước tòa phủ nhận việc tham gia sản xuất và đăng tải video trên mạng xã hội YouTube, nhưng Hội đồng Xét xử cho biết, trong cáo trạng, ông có nhiều lời khai thừa nhận tham gia vào hai hoạt động này.

Diễn biến phiên tòa được truyền đến màn hình chiếu đặt tại Trung tâm văn hóa huyện Đức Hòa và được các YouTuber trực tiếp trên mạng xã hội cho thấy, ông Trùng Dương khẳng định trong khi hỏi cung ông bị cán bộ điều tra ép nhận tội bằng cách dùng nhục hình. Ông nói :

"Trong lúc điều tra, tôi bị một cán bộ tên Phong ở huyện Đức Hòa đánh tôi ba bạt tai, và còng bàn tay tôi như tù nhân, xiết rất chặt làm máu không lưu thông.

Lúc đó tôi sắp xỉu cho nên lúc đó tôi xin với cán bộ đi vào phòng bên trong, và tôi bị cán bộ chấp pháp uy hiếp tôi cho nên mới có những lời khai trong bản khai không đúng sự thật".

Còn ông Lê Thanh Nhất Nguyên thì cho rằng, bị đánh trong giai đoạn điều tra : "Khi chưa có luật sư thì tôi bị đánh, còn khi có sự tham dự của các luật sư thì tôi không còn bị đánh nữa, do đó tôi yêu cầu phải điều tra lại toàn bộ sự việc".

Họ bị bắt trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, trừ ông Lê Tùng Vân - được tại ngoại do tuổi cao (92 tuổi).

Người bị tạm giữ thứ sáu trong vụ án là ông Lê Thanh Nhị Nguyên cũng cáo buộc bản thân bị cơ quan điều tra đe dọa và đã dùng điện thoại ghi âm lại quá trình bị ép buộc, đe dọa này.

Một ông đại diện cho nhóm điều tra viên của Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Long An bị Hội đồng xét xử chất vấn về các cáo buộc của ba bị cáo thì ông này cho rằng toàn bộ quá trình tố tụng, điều tra đều thực hiện khách quan, đúng pháp luật có ghi âm ghi hình lại.

Tuy nhiên đại diện điều tra viên lại đề nghị "bị cáo đưa ra tài liệu, chứng cứ" để thể hiện có sự việc dùng nhục hình.

Ngay lúc bắt đầu phiên xử, Luật sư Đặng Đình Mạnh đại diện nhóm luật sư bào chữa cho sáu bị cáo đề nghị đề nghị tạm dừng phiên tòa theo Điều 251 của Bộ luật Tố tụng Hình sự vì chứng cứ buộc tội giả mạo thu thập từ một kênh giả mạo, và hồ sơ vụ án bị làm sai lệch. Tuy nhiên, đề nghị của ông bị tòa bác bỏ, và cho phép tiếp tục phiên xử.

Bình luận về quyết định này của Tòa án huyện Đức Hòa, luật sư Hà Huy Sơn (người không có liên quan đến phiên tòa) nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do :

"(Nếu - PV) chứng cứ để cáo buộc các bị cáo trong vụ án này là không hợp pháp thì theo tôi trong trường hợp này thì không bắt buộc phải hoãn phiên tòa.

Tại vì trong tố tụng hình sự cũng không có quy định bắt buộc việc xét xử phải kết tội bằng được các bị cáo.

Nếu các bị cáo cho rằng các chứng cứ không hợp pháp và họ không có hành vi phạm tội thì tòa phải đình chỉ vụ án trả tự do cho các bị cáo theo điều suy đoán vô tội mà Bộ luật Hình sự đã quy định".

Tịnh Thất Bồng Lai : Tống một cụ ông 90 tuổi vào tù - điểm mới trong trấn áp nhân quyền ở Việt Nam.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An nói nhóm bị cáo sống ở địa chỉ 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, do ông Lê Tùng Vân làm chủ mưu đã có những hành vi vi phạm pháp luật.

Họ bị cho là đã đăng tải nhiều bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và YouTube trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 có thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ).

Chứng cứ được các cơ quan tố tụng đưa ra là năm video clip được đăng trên các kênh YouTube bị cho là do các bị cáo quản lý : bốn clip đăng trên tài khoản YouTube "5 chú tiểu - Thiền an bên bờ vũ trụ" và một clip có tiêu đề "Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng lai sắp đổ máu. Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an" đăng trên tài khoản YouTube "Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official".

Trước khi phiên tòa được tiến hành vài ngày, nhóm luật sư bao gồm các ông Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh có đơn kiến nghị khẩn cấp đề nghị khởi tố vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp.

Trước phiên tòa, các luật sư đề nghị tòa án triệu tập gần 40 người có liên quan đến vụ án, trong đó có những người đã tố cáo sáu bị cáo. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, tòa án chỉ triệu tập thêm bốn người và ba người đã đến theo lệnh triệu tập.

Nguồn : RFA, 20/07/2022

**************************

Phiên tòa xét xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai "mở" đến bất ngờ

RFA, 20/07/2022

Phiên tòa xét xử sáu người thuộc nhóm tu tại gia có tên Tịnh thất Bồng Lai ở một tòa án ở tỉnh Long An hôm 20/7 được mở công khai cho công chúng theo dõi và livestream, một điều hiếm hoi có thể nói là gần như không bao giờ xảy ra đối với những người bị cáo buộc theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự.

bonglai8

Các bị cáo tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, Long An, hôm 30/6/2022 - FB Trịnh Vĩnh Phúc

Điều 331 quy định các tội về "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Đây là một trong các điều khoản về an ninh quốc gia thường được chính quyền Việt Nam áp dụng đối với những người bất đồng chính kiến.

Quốc tế đã nhiều lần kêu gọi Việt Nam phải bỏ điều luật mà họ cho là mơ hồ này.

Tuy nhiên, chính vì việc thường chỉ được sử dụng trong các vụ án có yếu tố chính trị, cho nên việc chính quyền tỉnh Long An sử dụng Điều 331 để truy tố những người ở Tịnh thất Bồng Lai, đã dấy lên nhiều thắc mắc trong dư luận.

Có phải vì đây không phải một phiên tòa chính trị cho nên công chúng đã được tiếp cận phiên xét xử một cách dễ dàng hơn rất nhiều, so với các phiên tòa chính trị thường thấy ?

Trao đổi với Đài Á châu Tự do dưới điều kiện giấu tên, một luật sư có nhiều kinh nghiệm theo dõi các vụ án chính trị ở Việt Nam, cho biết các điểm khác biệt giữa phiên tòa hôm nay, với các phiên tòa chính trị điển hình :

"Ở phiên tòa này, người dân được theo dõi một cách công khai, dễ dàng giám sát, phát hiện những sai phạm (nếu có) của cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều này rất quan trọng, bởi vì như vậy thì thẩm phán phải thận trọng trong việc xét hỏi, đánh giá chứng cứ, tuyên án. Còn các bị cáo có cơ hội thể hiện sự oan khuất của mình trong vụ án, để người dân nắm rõ được những oan khuất mà bị cáo phải gánh chịu.

Nếu tận dụng tốt phiên tòa này các luật sư có thể chỉ ra các sai sót nghiêm trọng trong điều tra, truy tố trước Tòa. Luật sư cũng có thể chỉ rõ cho mọi người biết những điều bất hợp lý trong bản kết luận điều tra cáo trạng".

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc sáu bị cáo do ông Lê Tùng Vân làm chủ mưu đã có những hành vi vi phạm pháp luật.

Cụ thể, họ bị cho là đã đăng tải nhiều bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và YouTube trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 có thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ).

Các luật sư đại diện cho các bị cáo đã phản bác cáo buộc này và cho rằng một video clip được sử dụng làm chứng cứ là giả tạo.

Đây là phiên tòa hiếm hoi được tổ chức phát sóng trực tiếp trên mạng internet, các phóng viên của các báo trong nước cũng được tham dự và cập nhật trực tiếp, một màn hình và hệ thống âm thanh cũng được bố trí ở một nhà văn hóa gần đó để người dân được theo dõi.

Thông thường, các phiên tòa có bị cáo bị cáo buộc theo Điều 331 về mặt nguyên tắc là được mở công khai, nhưng trên thực tế thì người dân rất khó tiếp cận, thậm chí đến cả người thân của bị cáo cũng khó tham dự.

Là một người từng bị truy tố và đưa ra xét xử theo điều 331, ông Chung Hoàng Chương ở Cần Thơ, cho Đài Á châu Tự do biết bản thân phải đấu tranh để vợ của ông được tham dự phiên tòa :

"Hôm xét xử thì cô thư ký tòa nói là có gửi thư tới nhà, nhưng tôi không thấy bà xã đến dự, sau đó tôi mới hỏi thì chị nói rằng không biết vì lý do tại sao nhưng thư thì đã gửi rồi. Tôi nói là đã cho số điện thoại của bà xã rồi mà tại sao không gọi, thì chị nói là thôi bây giờ cũng trễ rồi, nên tiến hành luôn chứ gọi thì không kịp. Thì tôi mới nói là nếu vậy thì tôi không tham gia phiên tòa vì nếu xử mà không có gia đình, bạn bè chứng kiến thì đâu có được".

Ông Chương cho biết sau khi cương quyết yêu cầu gọi người nhà tới tham dự phiên tòa thì phía tòa án đã đồng ý, nhưng cuối cùng cũng chỉ có vợ của ông là người duy nhất được chứng kiến.

Mặc dù phiên tòa xét xử các bị cáo của Tịnh thất Bồng Lai có nhiều điểm được luật sư cho là tích cực so với các phiên tòa chính trị, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phiên xét xử hôm nay không tồn tại những điểm tiêu cực.

Một trong số đó là thông tin riêng tư của các bị cáo không được bảo vệ. Vị luật sư giấu tên cho hay :

"Việc đời tư các bị cáo được đăng tải, livestream khiến cho thông tin cá nhân của họ không được bảo mật, rồi trở thành con mồi cho giới truyền thông. Tòa án là cơ quan xét xử, có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, việc để cho các YouTuber thoải mái livestream bình luận không khác gì tường thuật bóng đá làm người ta cho rằng tính chất cao cả của xét xử đã không được xem trọng".

Thêm nữa, vị luật sư này cũng cho rằng với môi trường báo chí ở Việt Nam, khi truyền thông nhà nước độc quyền việc đưa tin những sự việc như thế này, thì rất dễ dẫn đến tình trạng tuyên truyền, định hướng, dắt mũi dư luận. Và đôi khi là ảnh hưởng đến phán quyết của thẩm phán.

Nguồn : RFA, 20/07/2022

*********************

Một vị tu sĩ thích ‘cà khịa’ các tôn giáo khác

Nguyễn Nam, VNTB, 18/07/2022

Thượng tọa Thích Nhật Từ trong một số buổi thuyết pháp được phát trên kênh Youtube Đạo Phật Ngày Nay, còn đưa ra những phát ngôn mang tính khiêu khích tôn giáo khác.

bonglai9

Ảnh ghép Thích Nhật Từ và ông Lê Tùng Vân

Ông Lê Quang Hiển, Chánh thư ký Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, kể rằng ông có nhận được 2 nội dung ghi âm trong chương trình Pháp âm của diễn giả được giới thiệu là Thượng tọa Thích Nhật Từ trên kênh Youtube Đạo Phật Ngày Nay. Hai nội dung này, theo ông Lê Quang Hiển, là xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

Xin được trích ý kiến về vấn đề nêu trên của ông Lê Quang Hiển. Biên tập viên Nguyễn Nam của trang Việt Nam Thời Báo thực hiện với sự hỗ trợ của một nhà báo hiện sinh sống tại Sài Gòn.

"Ngày 25/2 nhuần năm Đinh Hợi là ngày đau buồn nhất, với niềm thương nhớ khôn nguôi của hơn 9 triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chính Ban Trị sự Trung ương Phật Giáo Hòa Hảo tại An Hòa Tự cũng đã hủy bỏ ngày lễ này trong Hiến Chương vì không muốn khơi lại chuyện đau thương của dân tộc, không muốn khơi lại hận thù giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo.

Thế mà trong video clip Thượng tọa Thích Nhật Từ tán phát trên youtube nói rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã qua đời ? Trong khi nhà nước này thông qua Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tại An Hòa Tự đã hủy bỏ ngày lễ này, không muốn khơi lại quá khứ đau buồn. Vậy Thượng tọa Thích Nhật Từ biết gì qua vụ án này ? Chắc có lẽ Thượng tọa Thích Nhật Từ muốn nói rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã qua đời từ đêm hôm ấy bởi Việt Minh Cộng Sản ?!

Đây là một việc làm gây xáo trộn xã hội, gây mất tình đoàn kết dân tộc, khơi lại dĩ vãng đau thương, như vậy Thượng tọa Thích Nhật Từ muốn gì ở vấn đề này ? Có ẩn ý gì bên trong ? Muốn Phật Giáo Hòa Hảo và Việt minh cộng sản xung đột chăng ?

Cần phải làm rõ vấn đề và qua sự việc này chứng tỏ Thượng tọa Thích Nhật Từ đã vi phạm luật pháp hiện hành một cách nghiêm trọng, gây hận thù và mất tình đoàn kết dân tộc.

Trước năm 1975 thời Việt Nam Cộng Hòa và sau này, từ năm 1999, Phật Giáo Hòa Hảo đã được nhà nước công nhận, có tư cách pháp nhân, là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam. Phật Giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân trước khi Thượng tọa Thích Nhật Từ ra đời, vậy tại sao Thượng tọa Thích Nhật Từ lại nói Phật Giáo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo ?

Năm 1999, nhà nước hiện tại thông qua Ban Tôn Giáo đã công nhận Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo, có tư cách pháp nhân như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành… thế thì Thượng tọa Thích Nhật Từ khẳng định Phật Giáo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo, chỉ là môt giáo phái của Phật Giáo Việt Nam mà thôi. Qua lời nói của Thượng tọa Thích Nhật Từ như vậy, cho thấy nhà nước này, Ban Tôn Giáo này thiếu hiểu biết hơn Thích Nhật Từ nên mới có quyết định công nhận như vậy ?

Đây cũng là một hành vi dấu hiệu vi phạm luật pháp của Thượng tọa Thích Nhật Từ, dung mạng xã hội để hạ thấp giá trị của một nền đạo có hơn 9 triệu tín đồ, xuyên tạc quyết định của nhà nước, của Ban Tôn Giáo".

(dừng trích ý kiến)

Theo tìm hiểu của biên tập viên trang Việt Nam Thời Báo, thì Thượng tọa Thích Nhật Từ trong một số buổi thuyết pháp được phát trên kênh Youtube Đạo Phật Ngày Nay, còn đưa ra những phát ngôn mang tính khiêu khích tôn giáo khác.

Trong clip có tên "Ngụy biện của ngoại đạo chống phá đạo Phật" (https://www.youtube.com/watch?v=tsMKjkGUmSE), Thượng tọa Thích Nhật Từ viện dẫn các cuộc xung đột nội bộ giữa các vương quốc Công giáo và quyền lực chính trị, để cho rằng cũng đang có một "Thập tự chinh" tương tự đang chống phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong clip này, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói rằng chính Đức Giáo Hoàng ra lệnh tiêu diệt những người theo tín ngưỡng Hồi giáo.

Một clip khác có tên "Cảnh báo về hiện tượng đổi đạo các Phật tử" (https://www.youtube.com/watch ?v=-HJ4Vwk5O5g), theo đó nói rằng nữ diễn viên Mai Phương qua đời ở tuổi 35 vì ung thư phổi, mà theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, diễn viên này là một Phật tử thường hay đi chùa. Vào những ngày cuối đời, nữ diễn viên này đã bỏ Phật giáo và theo Tin lành.

Tự do ngôn luận là một quyền hiến định, và quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng cũng là quyền hiến định. Do vậy cần thiết có những nhắc nhở từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho đến cơ quan an ninh tôn giáo đối với Thượng tọa Thích Nhật Từ về những phát ngôn khi đăng đàn thuyết pháp.

Nguyễn Nam (ghi)

Nguồn : VNTB, 18/07/2022

*********************

Thiệt hại tinh thần của "bị hại" Trần Ngọc Thảo trong vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 17/07/2022

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bị hại thì "Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra".

bonglai10

Là tu sĩ Phật giáo, một khi đã "tứ đại giai không" thì có lẽ tu sĩ Thích Nhật Từ -Trần Ngọc Thảo khi "bị hại", chủ yếu sẽ là "tinh thần".

Ông Trần Ngọc Thảo, tu sĩ Phật giáo, pháp danh Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh được cho là "bị hại" trong vụ án được quen gọi là "Tịnh thất Bồng Lai", hay "Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ".

Động cơ nào để làm hại một tu sĩ Phật giáo

Theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị hại có các đặc điểm sau đây : Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức ; Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm : Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp ;

Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự ; Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Trong vụ án "Tịnh thất Bồng Lai", cáo trạng cho biết chỉ có một bị hại là cá nhân trực tiếp là ông Trần Ngọc Thảo, một tu sĩ được tôn xưng Thượng tọa, trụ trì chùa Giác Ngộ.

Hồ sơ vụ án cho biết, vào ngày 24/11/2021, ông Trần Ngọc Thảo, pháp danh Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo Quốc tế và trụ trì chùa Giác Ngộ, làm đơn tố giác ông Lê Tùng Vân và Hoàn Nguyên vì có lời nói xúc phạm cá nhân ông Thảo.

Theo tố cáo của ông Thảo, nội dung nhiều video, clip do ông Vân và Hoàn Nguyên mang nội dung "báng bổ Đức Phật" và các hành vi về dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngay sau khi nhận được đơn tố giác tội phạm của ông Thảo, ngày 14/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tổ chức lập biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm từ ông Thảo.

Đến ngày 25/11/2021, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, mà đại diện là Hòa thượng Thích Minh Thiện (thế danh Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban trị sự đã có văn bản về việc tố cáo những sai phạm tại hộ bà Cao Thị Cúc về dấu hiệu hành vi "Lừa đảo – xúc phạm Phật giáo và trục lợi phi pháp". Ngày 20/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An lập biên bản tiếp nhận tiếp nhận nguồn tin này.

Thiệt hại cụ thể trong tư cách bị hại của tu sĩ Thích Nhật Từ ?

Như vậy ở đây rõ ràng là chỉ xác định được mỗi cá nhân ông Trần Ngọc Thảo là "bị hại trực tiếp", và là một tu sĩ Phật giáo tứ đại giai không, nên về nguyên tắc, ông Thảo không có thiệt hại vật chất. Vậy thì cụ thể thiệt hại tinh thần ở đây của tu sĩ Thích Nhật Từ là gì nếu vẫn hiểu theo "tứ đại giai không" của Phật giáo ?

"Tứ đại giai không" hiểu theo nghĩa dân dã, thì đó là : "Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối. Ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta".

Nếu hiểu theo nghĩa hết sức dung dị đó, cho thấy về nguyên tắc thì tu sĩ được tôn xưng Thượng tọa Thích Nhật Từ, không bị thiệt hại vật chất lẫn tinh thần trong vụ án "Tịnh thất Bồng Lai".

Có lẽ lựa chọn khôn ngoan nhất lúc này là bị hại Trần Ngọc Thảo/Thích Nhật Từ và đại diện của vị tu sĩ chức sắc có phẩm trật này cần thiết sử dụng quyền rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa.

Cụ thể hơn, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể việc rút yêu cầu khởi tố phải "trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm" nữa, nhưng không có nghĩa người yêu cầu khởi tố rút bất cứ giai đoạn nào cũng dẫn đến đình chỉ, mà chỉ rút trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm mới dẫn đến đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Nghiên cứu các điều luật liên quan đến đình chỉ vụ án thấy tại các Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra ; Điều 248 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố và Điều 282 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thì đều có căn cứ đình chỉ theo quy định tại "khoản 2 Điều 155". Như vậy, có thể thấy nếu người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố tại giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 17/07/2022

Published in Diễn đàn

Sáng ngày 30 tháng 6, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hoà, tỉnh Long An mở phiên xét xử vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" đối với các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai.

bonglai1

Sáu người thuộc Tịnh Thất Bồng Lai bị truy tố - T hiền Am Bên Bờ Vũ Trụ/RFA edit

Tuy nhiên sau khi tham vấn ý kiến của luật sư hai bên, chủ toạ phiên tòa đã quyết định hoãn phiên xét xử, và rời lịch xét xử tới ngày 20 tháng 7 năm 2022.

Trước đó, hôm 23 tháng 6, nhóm luật sư của các bị cáo cũng đã gửi đơn khiếu nại và yêu cầu hoãn phiên xét xử hôm nay, vì không đủ thời gian để chuẩn bị.

Thông qua trang Facebook cá nhân, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thành viên của nhóm luật sư bào chữa cho các bị cáo, cho biết hội đồng xét xử đã hội ý và ra quyết định hoãn phiên tòa sau khi nghe các bị cáo, đại diện người bị hại, các luật sư và đại diện Viện Kiểm sát trình bày.

Ông cũng thông tin rằng có nhiều người liên quan đến vụ án đã không xuất hiện tại tòa sáng hôm nay, bao gồm hai bị đơn là ông Thích Nhật Từ và ông Thích Minh Thiện, và người làm chứng là ông Trần Quốc Thắng, cán bộ Công an huyện Đức Hoà.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Thanh Minh Tú, con nuôi của ông Lê Tùng Vân người đứng đầu Tịnh thất Bồng Lai cho biết phản ứng của ông trước việc phiên tòa bị hoãn:

"Lý do hoãn phiên tòa ở đây thứ nhất là vì người bị hại là hai ông sư không ra mặt. Họ không dám đứng ra đối chất. Nếu mình đã đi thưa kiện thì phải có gan đứng ra làm chứng chứ, tại sao lại không dám đứng ra mà lại ủy thác cho luật sư?

Họ nói một câu rất đơn giản là không muốn đối chất nên ủy thác cho luật sư.

Người bị hại phải đứng lên nói mình bị hại cái gì, bị mất cái gì. Còn đây là không nói thông tin gì cả chỉ ủy thác cho luật sư, tôi thấy cái này là sai. Bởi vì người bị hại mà không chứng minh được thì có nghĩa là vu khống".

Qua đây ông Tú cũng cho rằng các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai đang đứng ở phía lẽ phải, vì những người tố cáo họ đã không dám ra đối chất trước toà.

Bị cáo buộc vi phạm khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự, các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai phải đối mặt với án phạt lên tới bảy năm tù giam nếu bị tòa tuyên có tội.

Cơ quan công an cho rằng, họ đã làm và phát tán năm video clip và một bài viết có nội dung bị cho là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, và cá nhân Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cáo trạng và quan sát các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc, nhóm luật sư bào chữa của Tịnh thất Bồng Lai đã xét thấy có nhiều sai phạm, do đó đã gửi đơn lên Trung ương để đề nghị can thiệp hôm 21 tháng 6.

Những người của cơ sở tụ tại gia bị truy tố gồm bà Cao Thị Cúc (60 tuổi) và các ông Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi). 

Published in Việt Nam
mardi, 21 juin 2022 15:29

Vụ oan án Tịnh thất Bồng Lai

Luật sư gửi báo cáo khẩn lên Trung ương đòi điều tra Công an huyện Đức Hòa

RFA, 21/06/2022

Nhóm luật sư đại diện cho các bị cáo trong vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" ở Tịnh thất Bồng Lai, sau này được đổi tên thành Thiền am Bên Bờ Vũ trụ, vừa công bố lá đơn gửi cho các lãnh đạo và cơ quan cấp trung ương. 

bonglai01

Sáu người bị khởi tố trong vụ Tịnh thất Bồng Lai - FBNV/RFA edited

Bản báo cáo dài 11 trang liệt kê điều mà nhóm luật sư cho là các dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự và xâm phạm hoạt động tư pháp của vụ án trên. 

Trong đó có sự lo ngại về tính vô tư trong quá trình điều tra vì bản thân công an huyện Đức Hòa là người đi kiện nhưng lại được tham gia điều tra, cho thấy dấu hiệu của việc vừa đá bóng vừa thổi còi. 

Đáng chú ý, bản báo cáo còn tiết lộ việc một nữ tu của Thiền Am bị cơ quan công an ép đi khám phụ khoa, điều khiến cho nữ tu trên cảm thấy bị xâm hại danh dự và nhân phẩm một cách nghiêm trọng, trong khi thủ tục này hoàn toàn không liên quan đến vụ án. 

Hàng loạt các khiếu nại của luật sư về thái độ của điều tra viên, về kết luận giám định tư pháp, về hành vi lạm quyền của cơ quan công an đều không được giải quyết thỏa đáng, theo bản báo cáo. 

Ngoài ra, trong bản báo cáo này, các luật sư cũng đưa ra các luận điểm cho rằng kết luận điều tra của phía công an và cáo trạng của viện kiểm sát có nhiều sai phạm, thiếu khách quan, và chứa đựng các yếu tố oan sai. 

Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, luật sư Đặng Đình Mạnh, một thành viên của nhóm luật sư bào chữa cho các bị cáo của Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ cho biết thêm về những vấn đề của vụ án :

"Chúng tôi nhận thấy việc khởi tố, truy tố đối với các thân chủ theo tội danh Điều 331 là hoàn toàn không chính đáng đến mức có thân chủ chỉ nói bốn từ trống không, không nêu danh tính, không nêu địa chỉ nào cũng bị truy tố ở khoản 2 điều 331. 

Có nhiều thủ tục tố tụng sai sót, chưa bảo đảm tính hợp pháp. Chưa kể, chính các luật sư cũng bị ngăn cản, hạn chế thực hiện các quyền của mình theo quy định. 

Theo đó, chúng tôi liên tục khiếu nại nhưng hầu như không được giải quyết hoặc chỉ được giải thích qua loa, không đúng vấn đề hoặc đùn đẩy nhau trả lời".

Vị luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết với đầy rẫy những lỗ hổng và sai phạm như đã nêu, thì nếu cứ thế đưa ra xét xử sẽ rất dễ có "một bản án oan ức" và làm ảnh hưởng đến "lòng tin của công chúng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật".

Ở phần kiến nghị trong báo cáo khẩn này, các luật sư đề nghị các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, và Quốc hội quan tâm đến vụ án và và đưa ra chỉ đạo để kiểm tra các sai phạm được nêu. 

Ngoài ra, nhóm luật sư còn đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra các sai phạm của cơ quan công an huyện Đức Hòa , tỉnh Long An và tiến hành khởi tố vụ án đối với các sai phạm của cơ quan này. 

Khi được hỏi các luật sư có kỳ vọng gì vào lá đơn của mình, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết :

"Bằng văn bản báo cáo của mình lên các cấp trung ương của Đảng, chính quyền, Quốc hội và các cơ quan tư pháp, chúng tôi hy vọng sẽ đánh động sự việc đến cơ quan có thẩm quyền cao nhất với mong muốn để cứu vãn phần nào sự thể".

Hôm 20 tháng 6, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa ra thông báo dự kiến mở phiên tòa xét xử các thành viên Tịnh thất Bồng Lai với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" vào ngày 30 tháng 6 tới đây. 

Điều đáng chú ý là trong số 16 nhân chứng được tòa triệu tập thì có đến tám người là công an huyện Đức Hòa. 

Nguồn : RFA, 21/06/2022

************************

Cuộc đấu tố mang danh Nhà nước pháp quyền

Gió Bấc, RFA, 18/06/2022

Kẻ phạm tội sắm vai bị hại, đứng ra khởi tố điều tra

Theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền thì mọi công dân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Các hoạt động tư pháp từ điều tra, truy tố xét xử phải tuân theo các quy định tố tụng hình sự. Thế nhưng trong oan án Tịnh thất Bồng Lai, Công An huyện Đức Hòa đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật : bỏ lọt tội phạm trong vụ 50 người xâm nhập trái phép, phá hoại tài sản, cố ý gây thương tích ở Tịnh thất Bồng Lai, cưỡng chế bắt Diễm My trái pháp luật, nay lại trở thành người bị hại có đơn tố cáo và giữ quyền khởi tố điều tra.

bonglai02

Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) - Facebook Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Công an Huyện Đức Hòa, cơ quan khởi tố vụ án Tịnh thất Bồng Lai có quá nhiều duyên nợ với những người tu tại gia này. Nguyên nhân căn bản cũng từ tính liêm chính trắng ngần của lực lượng còn Đảng còn mình.

Duyên nợ oan gia

Năm 2018, qua tiếng vang của các cuộc thi hát, có mạnh thường quân Úc tài trợ học bổng cho Huyền Trân và hai giọng ca triệu View sang Úc học tập và biểu diễn. Nguyễn Hoàn Khải - Trưởng Công an xã đã làm khó dễ, không cấp chứng minh nhân dân cho các em này và ra giá hối lộ 300 triệu đồng. Sự việc bị tố giác với đủ chứng cứ. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thi hành kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo. Chủ tịch UBND huyện cũng đã quyết định kỷ luật về mặt chính quyền bằng hình thức khiển trách về sai phạm : có thái độ hách dịch, phiền hà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ. Nhưng mãi đến ngày 19/2, UBND huyện Đức Hòa (Long An) mới xác nhận thông tin ông Nguyễn Hoàn Khải được điều động về giữ chức Trưởng Công an xã Tân Phú, huyện Đức Hòa (1).

Hành vi tham nhũng bị biến thành hách dịch, mức độ kỷ luật là điều chuyển sang làm trưởng công an xã khác cho thấy mức độ công tâm, trong sáng của Công an huyện Đức Hòa đậm đà đến mức nào. Vô tình Tịnh thất Bồng Lai đã ghi món nợ ân tình quá lớn với cơ quan quyền lực này.

Vào tháng 10/2019 xảy ra sự kiện cha mẹ Diễm My dẫn 50 người xông vào đập phá hành hung ở "Tịnh thất Bồng Lai". Bị đơn đã đề nghị khởi tố vụ án về ba tội danh gồm : xâm phạm chỗ ở hợp pháp, phá hoại tài sản và cố tình gây thương tích, nhưng công an huyện chỉ khởi tố tội gây thương tích, các cấp tòa sơ phúc thẩm cũng y án với công an (2). Trên mạng xã hội lưu truyền những clip hình ảnh, âm thanh cha ruột Diễm My công bố lo tiền cho Công an Đức Hòa để triệt hạ Tịnh thất Bồng Lai.

Hóa ra quyền cư trú an toàn của ngươi dân là chuyện nhỏ. Điều này còn lập lại một lần nữa khi CEO cuồn cuộn Phương Hằng đơn phương dẫn đoàn quân kền kền bao vây Tịnh thất Bồng Lai thì Công an Đức Hòa cũng có mặt để giữ gìn trật tự.

Sau vụ dẫn 50 côn đồ xông vào đập phá, gây thương tích ở Tịnh thất Bồng Lai, cha mẹ Diễm My lại đồng ý cho cô đến cư trú, tu tập ở đây. Ngày 12/12/2019, Công an huyện Đức Hòa mời Diễm My đến trụ sở làm việc và cô bị mất tích kể từ đó đến nay. Trên mạng xã hội có lưu truyền một số clip có hình ảnh, âm thanh của Diễm My tố cáo cô bị Công An Đức Hòa khống chế bắt cóc đưa cô về nhà cho cha mẹ cô giam giữ. Công an huyện đánh, khóa tay cô và những thành viên Tinh thất Bồng Lai cùng đi đến trụ sở Công an huyện. Lần này đã phát sinh tình tiết buộc tội các thành viên Tịnh thất Bồng Lai xúc phạm công an.

Nói sự thật là xúc phạm công an !

Báo Người Lao Động có bài đăng về hành vi xúc phạm Công an huyện Đức Hòa. Theo đó, khai thác dữ liệu lưu trữ trong ổ cứng lấy ra từ máy vi tính thu giữ trong phòng của Lê Thanh Nhị Nguyên, cơ quan điều tra xác định bảy file clip và ba files ghi âm đã thể hiện rõ nhóm người ở "Tịnh thất Bồng Lai – Thiền am bên bờ vũ trụ" gây rối, xuyên tạc, xúc phạm Công an huyện Đức Hòa qua clip "Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng Lai sắp đổ máu ; Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an". Trong đó có câu nói "Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng Lai sắp đổ máu, Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an".

Nhất Nguyên khai nhận đã nói trong clip : "…Yêu cầu công an trả Diễm My ra đây, mấy anh bắt cóc Diễm My vậy rồi mấy anh đổ lỗi cho tôi…". Bị can này trình bày mục đích đăng tải clip là để cầu cứu cho Diễm My và cho cộng đồng mạng biết sự việc sau khi làm việc với Công an huyện Đức Hòa, cô "mất tích tại đồn công an".

Trong khi đó, bị can Cao Thị Cúc khai nhận đã nói "công an đánh người luôn, đánh xong nó lôi ra cửa luôn".

Những câu nói như vậy có phạm tội đến phải đi tù hay không là rất đáng tranh cãi. Điều quan trọng là nội dung của các câu nói là có thật. Công an Đức Hòa có bắt người trái phép, có đánh người, Tịnh thất Bồng Lai có nguy cơ đổ máu. Cần hiểu và thông cảm với trạng thái bức xúc của những thành viên Tịnh Thất trong vụ việc này. Họ đã từng bị cha mẹ Diễm My hành hung đổ máu vì lý do tìm con trong lúc đó họ không có trách nhiệm gì. Nay Diễm My đang đăng ký cư trú hợp pháp tại Tịnh Thất, nếu để Công an huyện đem cô đi mất họ có nguy cơ đổ máu lần hai hoặc xảy ra hậu quả tệ hơn (3).

Điều quan trọng là việc Công an Đức Hòa mời rồi cưỡng chế Diễm My cho dù là đưa về nhà cha mẹ ruột trái với ý muốn của cô của cô có vi phạm pháp luật hay không ? Cần nhắc lại, Diễm My là người trưởng thành, có đủ năng lực hành vi dân sự, việc cư trú tại Tịnh thất Bồng Lai là có đăng ký hợp pháp, được sự đồng ý của cha mẹ cô !

bonglai0

Những người trong Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Hình : Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ/ RFA edit

Trùng trùng sai phạm tố tụng !

Điều oái oăm biến Luật Tố Tụng Hình Sự trở thành trò đùa trong vụ án này. Công an Đức Hòa vừa là người tố cáo, người bị hại, cơ quan khởi tố, cơ quan điều tra giai đoạn đầu và dấu hiệu là bị can bị cáo nếu tòa án xét xử nghiêm minh. Nhưng chả sao. Long An vốn nổi tiếng với vụ án chứng cứ dao thớt đi mua ngoài chợ, "có vi phạm tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án" nên chuyện một mình hát hai ba vai cũng chỉ là chuyên nhỏ.

Nhưng không riêng chuyện nhiều vai, về tố tụng vụ án còn có nhiều lắc léo đưa lên đá xuống ly kỳ.

Ngày 3/1, Công an huyện Đức Hòa ra quyết định khởi tố vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Ngày 4/1, nhận tin báo về việc nhóm người nhận tiền từ thiện, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra bắt quả tang và tổ chức khám xét tại nhà bà Cao Thị Cúc (chủ Tịnh thất Bồng Lai) ;

Ngày 5/1, cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với bốn người ở Tịnh thất Bồng Lai, gồm : Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Trùng Dương để điều tra

Tháng 2/2022, Viện Kiểm sát nhân dân huyện chuyển vụ án đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Ngày 2/6 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra Kết luận điều tra.

Ngày 10/6 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An chuyển cáo trạng về Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa

Trong bài "Vì sao Tòa án Nhân dân tỉnh Long An không xét xử vụ Tịnh thất Bồng Lai ?". Báo Dân Trí dẩn lời đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An cho hay, cơ quan này đã thực hiện quyền kiểm sát điều tra từ khi vụ án được chuyển cấp huyện lên cấp tỉnh. Theo Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An có thẩm quyền truy tố. Tuy vậy, thẩm quyền truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân được xác định theo thẩm quyền xét xử của cấp tòa án đối với vụ án (Tòa án nhân dân hiện có 4 cấp). 

Trong vụ án, các bị can bị truy tố ở khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù là thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (được xét xử vụ án có khung hình phạt lên đến 10 năm tù). Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An truy tố các bị can ra Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa là đúng quy định pháp luật (4).

Thật ra việc đá lên đá xuống trong khởi tố, điều tra xét xử đều có dụng ý thâm thúy. Đá lên Công an tỉnh điều tra một phần để né bớt chuyện Công an huyện sắm nhiều vai, phần khác có điều kiện để nâng khung hình phạt ở mức cao hơn.

Khốn thay, bới bèo ra bọt mãi sáu tháng vẫn không quy chụp ra tội này đáng tội, cơ quan điều tra đành phải đẩy Công an huyện Đức Hòa sắm vai bị hại. Phải đá xuống để đóng khung việc xét xử sơ phúc thẩm trong vòng tay của Long An nơi mà người có chứng cớ ngoại phạm vẫn bị tuyên án tử hình.

Vở kịch đấu tố còn lòi hẳn cái đuôi chồn là việc đã khởi tố vụ án về Điều 331 ngày hôm trước nhưng hôm sau lại bắt người về hành vi phạm pháp quả tang là lừa đảo chiếm đoạt tài sản để rồi sau đó không nhắc gì tới sự kiện này. Bị hại đâu ? Tang vật tài vật đâu ? Nếu là người tố gian thì sao lại không khởi tố hành vi vu khống ? Phải chăng công an bày chuyện tạo cứ bắt người nhưng vở kịch quá vụng về lộ liễu.

Tòa chưa xét xử sơ thẩm nhưng bản án sơ phúc thẩm hẳn đã viết xong. Công việc của các luật sư trong vụ án này chỉ có thể là giải thích chứng minh cho công chúng hiểu đây là oan án chứ hoàn toàn không có khả năng cải sửa. Ngay điều ấy cũng rất khó khăn, vì báo chí và mạng xã hội cũng chỉ đăng những cáo buộc của tòa.

Có những tín hiệu cho thấy các luật sư trong vụ án này có thể bị khởi tố trong thì tương lai vì những hành vi vớ vẩn nào đó như trốn thuế VAT khi đi uống cà phê hay để lọt mấy bao cao su ai đó trong phòng ngủ.

Vụ án Tịnh thất Bồng Lai sẽ đi vào lịch sử như là bằng chứng tiêu biểu của tội ác đàn áp tôn giáo, sự chà đạp lên pháp luật và nhân phẩm, quyền tự do của công dân.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 18/06/2022

Tham khảo :

1. https://tuoitre.vn/bi-ky-luat-truong-cong-an-xa-nay-sang-lam-truong-cong-an-xa-kia-20190219170357284.htm

2. https://laodong.vn/phap-luat/bac-yeu-cau-doi-boi-thuong-33-ti-trong-vu-a...

3. https://nld.com.vn/tin-doc-quyen/vu-tinh-that-bong-lai-lat-tay-clip-diem...

4. https://dantri.com.vn/xa-hoi/vi-sao-toa-an-nhan-dan-tinh-long-an-khong-x...

Published in Diễn đàn

Nỗi oan Thị Kính là thành ngữ của người Việt lấy từ truyền thuyết của Phật Giáo Đại Thừa về đức nhẫn nhục của Phật Bà Quan Âm trong một kiếp tu. Nguyên Thị Kính là cô dâu bị hàm oan giết chồng nên giả trai đi tu pháp danh là Kỉnh Tâm bị cô Thị Mầu lẳng lơ đổ tội tư tình làm cô có mang. Kỉnh Tâm vẫn nhẫn nhục chịu đựng hình phạt của nhà chùa và nhận nuôi đứa trẻ mãi đến khi qua đời mới lộ ra thân phận. Tai tiếng, mức độ oan ức và sự trừng phạt mà Thị Kính phải chịu đựng quá đơn giản, so với Tịnh Thất Bồng Lai chỉ là hạt cát trong sa mạc.

bonglai1

Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ/ RFA edit

Trí tuệ đôn hậu của các Thầy Tổ Phật Giáo đại thừa sáng tạo ra hình tượng Quan Âm Thị Kính là tấm gương thuyết phục hàng vạn tỉ người suốt hơn ngàn năm qua. Thế nhưng so với thủ thuật vo oan, đổ tội cho người ngay và hệ thống truyền thông, hệ thống tư pháp cường quyền thì nỗi oan Thị Kính chỉ là một cá nhân, chỉ là lời thị phi đàm tiếu, là kỷ luật của nhà chùa, quá đơn giản so với nỗi oan mà các nạn nhân là thành viên Tịnh Thất Bồng Lai đã, đang và sẽ phải gánh chịu.

Học phật tu nhân, tu tại gia - truyền thống tín ngưỡng của Miền Nam

Năm năm qua, có quá nhiều thông tin sai lệch gây nhiễu loạn, đến không chỉ người thường mà ngay trong giới trí thức nhiều người cũng hoang mang, hoài nghi về những tội ác rợn người là hang ổ loạn luân mang tính bầy đàn. Đến nay, đã có kết luận điều tra, cáo trạng buộc tội, họ "chỉ vi phạm" mỗi một tội duy nhất theo Điều 331 Bộ luật Hình sự - Lợi dụng quyền tự do dân chủ - hành vi phạm pháp chỉ là lời ăn tiếng nói trong năm cái clip không hề có loạn luân, không hề lợi dụng chiếm đoạt tài sản của ai, cũng không hề có vi phạm nào khác. Chỉ bao nhiêu đó họ đang đối diện với bản án bảy năm tù và chắc chắn sẽ không có mức giảm khinh. Hãy một lần nữa nhìn lại hành trình bị vu oan, hàm oan của người dân lành, người tu không đăng ký theo đạo quốc doanh của xứ thiên đường cộng sản.

Từ thập kỷ 1980, cụ Lê Tùng Vân, quê ờ An Giang, lên Thành phố Hồ Chí Minh mua đất lập "trung tâm Thánh Đức" nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ, thuần túy là hoạt động cá nhân, không kêu gọi từ thiện, đóng góp. Ngoài số trẻ ông tự nhận nuôi, còn có một số trẻ do làng SOS Gò Vấp gửi nhờ.

Do bị quy hoạch giải tỏa và cơ sở bị cháy một cách bất thường, cụ về Hòa Khánh, Đức Hòa, Long An, tạo lập cơ sở mới trên phần đất của bà Cao Thị Cúc lấy tên là Tịnh Thất Bồng Lai, tiếp tục nuôi dạy trẻ mồ côi. Những trẻ được làm khai sanh theo họ Lê và được cụ cùng những người khác trong gia đình đứng tên cha mẹ trong khai sanh để làm các chứng thư hộ tịch và đi học, đi làm.

Thế hệ trẻ nuôi đầu tiên như Lê Thanh Minh Tú (đã tách riêng nhưng vẫn liên hệ với Tịnh Thất), Lê Thành Tùng Dương, Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên, Huyền Trân, Kỳ Duyên… vẫn tiếp tục sống tại Tịnh Thất và cùng nuôi dạy các trẻ thế hệ tiếp theo. Họ tu tại gia, cạo đầu thờ phật, mặc áo nâu nhưng sống khép kín, không giao tiếp với xã hội chung quanh, không truyền đạo, không hoạt động hay thực hiện nghi thức tôn giáo với bên ngoài. Thu nhập chính thời kỳ đầu là trồng rau, nuôi cá, làm nhang …

Cần nói thêm về tín ngưỡng ở miền Nam từ thời khai hoang đến trước năm 1975, cuộc sống cộng cư của ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa, sự giao thoa Đạo Giáo, Khổng Giáo và hai giòng Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã hình thành nên nền tín ngưỡng đa dạng và những tôn giáo bản địa mà ra đời sớm nhất, ảnh hưởng mạnh nhất là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An sáng lập, kế thừa đạo này còn có Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo.

 Những tôn giáo này theo tinh thần từ bi, nhân quả của đạo Phật, hướng người ta học phật tu nhân, làm lành lánh dữ, không ràng buộc xuất gia, không câu thúc nghi thức, lễ bái, cũng không câu nệ kinh sách mà chủ yếu là theo lời truyền ngôn của người đi trước hoặc các thi kế bài giảng của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ. Các đạo này không kêu gọi cúng dường mà khuyến khích người ta hành thiện giúp đời, tùy theo hoàn cảnh khả năng. Phật Thầy Tây An và 12 đại đệ tử nổi tiếng nhờ trị bệnh, khống chế thú dữ cop beo, cá sấu, phì trợ người dân khẩn hoang Tứ Giác Long Xuyên. Giáo chủy Huỳnh Phú Sổ cũng nỗi tiếng trị bệnh cứu người và hướng dẫn tín đồ đoàn đùm bọc tương trợ lẫn nhau. Hiện nay, ở Miền Nam nhiều địa phương có đội xe cấp cứu miễn phí, cơm từ thiện miễn phí, bệnh viện miễn phí của Phật giáo Hòa Hảo.

Không chỉ với các tín đồ chính thức, những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa này ảnh hưởng sâu rộng đến lối sống của người Miền Nam, hình thành nên lối sống trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu đùm bọc sẻ chia. Theo nhà nghiên cứu chủ biên nhiều sách khảo luận về tôn giáo thì các đạo này hữu ích thiết thực, dễ thực thi và cận nhân tình.

Hiện nay một số chi phái của các đạo này đã đăng ký và được Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động, được là thành viên Mặt trận Tổ quốc, do Ban Tôn Giáo chính phủ quản lý. Những tổ chức này bị biến thái theo đường lối cộng sản với hệ thống chức sắc, danh hiệu, nghi tiết rườm rà. Nhưng vẫn có một số chi phái, cá nhân giữ truyền thống tu tập tự do tại gia và bị đàn áp khủng bố thường xuyên.

Cụ Lê Tùng Vân từng là Phó Hội trưởng Bửu Sơn Kỳ Hương tỉnh An Giang. Cách tu tập của cụ Tùng Vân là theo truyền thống này. Công việc cụ thể là nuôi dạy các trẻ mồ côi phát triển toàn diện cả về văn thể mỹ. Tất cả các con nuôi đều được đi học mà theo Lê Thanh Minh Tú cho biết thì cụ Tùng Vân khuyến khích học càng cao càng tốt. Tịnh thất sống đạm bạc nhưng có đủ thiết bị luyện tập thể dục, nhạ cụ. Hầu hết các thành viên Tịnh Thất đều có khả năng ca hát. Các thầy Nhất Nguyên, Nhị Nguyên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi thể hình.

bonglai2

Cụ Lê Tùng Vân và các em nhỏ ở Tịnh Thất Bồng Lai - Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Oan án 1 : Giả sư trục lợi !

Năm 2014, Huyền Trân đạt giải á quân cuộc thi The Voice. Năm 2017, Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên dự cuộc thi hát Tuyệt Đỉnh Song Ca được nhiều người mến mộ nên được gọi là đôi song ca triệu view nhưng hình ảnh hai thanh niên cạo đầu và mặc áo nâu sống dự thi làm dư luận thắc mắc, tranh cãi.

Dù ban tổ chức cải chính họ không phải nhà sư, cả hai đã tự rút khỏi cuộc thi, nhưng các quan chức tôn giáo như đồng chí Hòa Thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban trị sự Giáo hội quốc doanh tỉnh Long An, đồng chí Thượng Tọa Thích Nhật Từ trụ trì Chùa Giác Ngộ - chức sắc cao cấp của giáo hội quốc doanh - đã lên tiếng phê phán. Thích Minh Thiện công bố Tịnh Thất Bồng Lai không nằm trong hệ thống Phật giáo quốc doanh tỉnh Long An, cho rằng Tịnh Thất Bồng Lai có nhiều tượng Phật là sai phạm, giả tu, đề nghị chích quyền tịch thu số tượng phật này.

Thích Nhật Từ yêu cầu họ phải đăng ký gia nhập Phật giáo quốc doanh. Tịnh Thất Bồng Lai đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ nhưng vẫn tu tại gia, không đăng ký với giáo hội quốc doanh.

Cần lưu ý là Trung Tâm Thánh Đức, Tịnh Thất Bồng Lai, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ đều chỉ là danh xưng nơi cư trú. Có lẽ cái tên mới Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ là một cách ngầm nhấn mạnh là họ không thuộc về cái đạo phật quốc doanh thờ Hồ Chí Minh của xứ Đông Lào. Họ không xưng chùa, không xưng danh một pháp môn hay chi phái nào. Họ không tự nhận là sa di, tì kheo, đại đức, thượng tọa hay hòa thượng, không xưng là sư hay sãi. Các cháu nhỏ gọi Nhất Nguyên, Nhị Nguyên… là Thầy. Cụ Lê Tùng Vân được gọi là Thầy Ông Nội, một cách xưng hô hoàn toàn dân gian. Theo truyền thống Tây Nam Bộ, cách xưng hô trong gia đình rất cụ thể : em gái ông nội gọi là bà cô, em trai ông nội là ông chú, anh trai là ông bác, em gái bà ngoại là bà dì, chồng của bà vô hay bà dì là ông dương…. Sự khác biệt ấy chúng tỏ họ không giả sư nhưng vẫn bị người ta úp chụp và biếm nhẽ.

Từ phát súng lệnh của các đồng chí quan chức sư quốc doanh này, báo chí quốc doanh và các YouTuber lề phải rầm rộ lên đồng úp chụp quy kết họ là giả tu trục lợi với hàng trăm, hàng ngàn bài viết, phóng sự truyền hình, clip tô vẽ là hô giả sư trục lợi. Lý lẽ hết sức buồn cười là họ lấy quy định, giới luật của Phật giáo quốc doanh làm căn cứ, là luật lệ để cáo buộc cụ Tùng Vân làm sai, tu giả.

Oan án 2 : Quyến rũ gái tơ

Mến mộ giọng hát của Huyền Trân, Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên, một mạnh thường quân ờ Úc đã đề nghị tài trợ học bổng cho ba em du học nhưng công an xã Hòa Khánh đòi hối lộ 300 triệu đồng mới làm Chứng Minh Nhân Dân. Bị tố giác, trưởng công an xã Hòa Khánh bị kỷ luật chuyển công tác sang xã khác.

Trong khoảng thời gian này, Võ Thị Diễm My, một sinh viên năm thứ nhất quen biết Huyền Trân trong một lần đi chùa (sau khi đoạt giải Á Quân cuộc thi The Voice Huyền Trân vẫn tiếp tục đi học và tỉnh thoảng đi hát phục vụ ở các chùa) đã có nguyện vọng đến cư ngụ ở Tịnh Thất Bồng Lai. Cụ Tùng Vân đồng ý với điều kiện phải được cha mẹ Diễm My chấp thuận.

Chuyện chưa đi đến đâu thì Diễm My vắng nhà và cha mẹ cô dẫn 50 người đến Tịnh Thất Bồng Lai đập phá tài sản, hành hung gây thương tích cho Nhị Nguyên. Tịnh Thất Bồng Lai tố giác sự việc về ba hành vi xâm nhập gia cư trái phép, gây thương tích, phá hoại tài sản nhưng công an và tòa án chỉ thụ lý xét xử những người đánh thuê hành vi cố ý gây thương tích với bản án nhẹ như lông hồng và còn được tòa phúc thẩm giảm hình phạt. Kẻ chủ mưu tổ chức vụ án là ba mẹ Diễm My hoàn toàn thoát tội.

Kẻ công khai phạm pháp được chính quyền bao che, giảm tội còn nạn nhân của vụ án là cụ Tùng Vân và các thành viện bị báo chí và YouTuber lề phải tiếp tục vu cáo thêm tội dụ dỗ gái tơ và thêu dệt hình ảnh Tịnh Thất như là hang ổ trụy lạc.

Oan án 3 : Loạn luân !

Sau vụ tấn công này, được sự cho phép của cha mẹ, Diễm My lại đến Tịnh thất Bồng Lai xin cư trú và tu tập, có đăng ký hợp pháp với chính quyền địa phương. Tháng 12 năm 2020, Công an huyện Đức Hòa mời Diễm My lên trụ sở làm việc. Một số thành viên Tịnh Thất Bồng Lai cùng đi theo nhưng đến nơi, Diễm My bị cách ly với các thành viên khác và mất tích.

Nhiều tháng sau trên mạng xã hội xuất hiện hai clip của Diễm My tố cáo Công an huyện Đức Hòa đã bắt cóc cô giao cho cha mẹ cô. Cha mẹ cô đã giam giữ, bạo hành và lạm dụng thân thể cô. Diễm My cho rằng cô đã trốn thoát và gửi đơn tố cáo hành vi của cha mẹ. Cô cũng tố cáo Thích Nhật Từ hai lần đến gặp cha cô bàn mưu tính kế triệt hạ Tịnh Thất Bồng Lai. Trên mạng xã hội cũng xuất hiện những clip cho thấy cha mẹ Diễm My đã bàn bạc với Thám tử Cao Nguyễn Trường Giang (nguyên là Trung úy An ninh, là YouTuber hai mang chuyện kết thân để thu thập thông tin rồi tung tin triệt hạ trong các vụ án Hồ Duy Hải, Trương Châu Hữu Danh) chi 100 triệu đồng mua công an để triệt hạ Tịnh thất Bồng Lai.

Năm 2019, 2020, năm em bé của Tịnh Thất Bồng Lai hai lần liên tiếp đoạt giải quán quân của thi Thách Thức Danh Hài làm nức lòng người hâm mộ vì tài năng diễn xuất duyên dáng, hồn nhiên.

Tịnh Thất Bồng Lai ra mắt kênh YouTube 5 chú tiểu nội dung chủ yếu là các tiểu phẩm hài từ sinh hoạt của các cháu nhỏ, các chương trình ca nhạc trong không gian Tịnh Thất Bồng Lai… thu hút sự chú ý của hàng triệu lượt người đăng ký và được Google trao danh hiệu nút phím Bạc, Vàng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thế giới mạng nhiều công ty truyền thông nhiều tiền lắm của mở kênh YouTube nhiều chiêu trò cạnh tranh, thu hút số lượng người hâm mộ, năm chú tiểu chỉ có phương tiện cây nhà lá vườn, diễn viên là các em bé và những nhà tu, trong bối cảnh đơn giản của Tịnh Thất đó là tài năng thật sự. Các cuộc thi mà các thành viên tinh thất tham gia là thi tài năng, không phải là thi lý lịch. Khán giả thích xem năm chú tiểu vì sức hấp dẫn chứ không phải do thương hại. Nhưng báo chí quốc doanh và các YouTuber kền kền đánh phá vu không Tịnh Thất Bồng Lai càng rầm rộ hơn. Côn đồ mạng Nguyễn Sin, Luật sư Trần Quốc Dũ được công an cung cấp khai sinh của các em và tung lên mạng cho rằng các em có mẹ sống chung và xem đó là bằng chứng loạn luân. Những quà tặng của người hâm mộ dành cho các thành viên Tịnh Thất bị quy kết là bằng chứng sự lừa đảo.

Hệ thống truyền hình Nhà nước từ trung ương đến địa phương như VTV, VTC, Long An làm phóng sự phát trên truyền hình, YouTube vu khống Tịnh Thất Bồng Lai loạn luân, mượn danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi trục lợi. Nhân đợt dịch Covid lần thứ nhất, chính quyền dựng cớ có người nhiễm Covid đến Tịnh Thất Bồng Lai nên đưa toàn bộ thành viên di cách ly, lấy máu dù camera của Tịnh thất ghi nhận trong thời gian này không có người lạ nào đến đây và công an cũng không trưng ra được người gây lây nhiễm.

bonglai3

5 chú tiểu ở Tịnh Thất Bồng Lai - Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Oan án 4 : Lợi dụng quyền tự do dân chủ

Năm 2021, do cơ sở xuống cấp, Tịnh Thất Bồng Lai xin phép sửa chữa nhưng bị gây khó dễ cấp phép. Đồng thời làn sóng khủng bố lại tăng thêm với sự tham gia của CEO Nguyễn Phương Hằng - Giám đốc khu du lịch Đại Nam.

Ngày 3/1/2022, báo chí lề phải thông tin rầm rộ khởi tố cụ Lê Tùng Vân và ba thành viên Hoàng Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị bắt quả tang. Ngày 4/1 lại đưa tin khởi tố về ba tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, loạn luân và lợi dụng quyền tự do dân chủ. Báo, đài quốc doanh, YouTube kền kền lại tung ra bản kết luận giám định ADN, vẽ ra phả hệ loạn luân. Ngày hôm sau lại công bố chỉ khởi tố theo Điều 331 và tiếp tục xem xét các tội danh khác.

Đối tượng bị khởi tố chỉ là một cụ già 90 tuổi và mấy thanh niên tu hành tay không tấc sắt, các thành viên còn lại là phụ nữ trẻ em nhưng Tịnh Thất Bồng Lai chiếm giữ bên trong, bao vây phong tỏa bên ngoài, phá sóng điện thoại, wifi khu vực, huy động cho nghiệp vụ khám xét kéo dài hàng tháng trời.

Sau sáu tháng, kết luận điều tra, cáo trạng chỉ quy kết họ vi phạm Điều 331. Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tang tài vật bị chiếm đoạt, hành vi loạn luân không hề được nhắc đến. Quy trình và các cơ quan tham gia tố tụng cũng thật hỗn mang. Đầu tiên báo chí công bố công an Long An khởi tố điều tra, sau đó lại công bố là công an huyện, đến tháng 2/2022, công an huyện chuyển hồ sơ cho công an tỉnh, khi có kết luận điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh ra cáo trạng và chuyển vụ án về cho Tòa án huyện xét xử. Pháp luật công minh của xứ Đông Lào thật rối như nồi canh hẹ.

Ở xứ sở thiên đường muốn tu tại gia cũng phải đăng ký, muốn làm giấy chứng minh phải hốt lộ 300 triệu đồng mà lại có dân chủ tự do để cho người ta lợi dụng thù đến Phật Bà Quan Âm cũng phải kêu trời !

Hơn thế nữa, những tình tiết, các lời nói trong các clip được cáo buộc là xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân thì đến Phật Tổ Như Lai cũng phải cười té ghế.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 16/06/2022

Tham khảo

https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-truy-to-6-nguoi-trong-vu-tinh-that-bong...

https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1497203167393662

https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-mo-rong-dieu-tra-toi-loan-luan-lua-...

https://www.techz.vn/187-122-5-sao-nu-nong-mat-vi-so-do-huyet-thong-tinh...

Published in Diễn đàn

Cả hệ thống chính trị "gắp lửa" bỏ vô tay cụ già 91 tuổi

Giai cấp nông dân Việt đang kiệt quệ vì Cửu Long cạn nước, Trung Quốc bế quan, nông sản làm ra đã khó lại bị ế ẩm thối rữa hàng trăm ngàn tấn. Giai cấp công nhân ngắc ngoải vì lao động nhọc nhằn, đồng lương chết đói phải "ngừng việc tập thể", "tụ tập đông người không có phép" (không có luật biết đâu mà xin phép, ai cho phép mà xin). Những sự kiện trọng đại với kinh tế chính trị đất nước ấy đảng lãnh đạo và chính quyền công nông trốn đâu mất biệt. Không có ý kiến, giải pháp nào hỗ trợ cho cái liên minh công nông từng vắt xương máu cho đảng cướp chính quyền. Cái bệ đỡ chính trị, tấm bình phong chon các luận điệu lừa mị xây dựng xã hội tương lai ấy giờ đang được khai thác tận xương tủy dưới bàn tay cai trị của công an.

bonglia1

Một số thành viên của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Trong lúc công nhân đói khổ, báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn lao động, một tổ chức mỗi năm đút túi 10% lương tháng của công nhân gọi là phí Công đoàn và củng móc túi doanh nghiệp tương đương số tiền ấy gọi là Kinh phí Công đoàn. Cái gọi là Tiêng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam đã mửa ra ngôn từ của loại mật vụ chuyên quy chụp "Nghiêm khắc xử lý hành vi kích động ngừng việc tập thể với động cơ xấu" (1).

Đó là khúc dạo đầu để mở màn cho những cuộc đàn áp bắt bớ tiếp theo. Gắp lửa bỏ tay người, vu cáo, bôi nhọ, quy chụp và lấy các lời quy chụp đó làm chứng cứ để bắt bớ, giam cầm người dân vô tội đó là bài bản cai trị của đảng và hệ thống chính trị công sản lâu nay.

Cả hệ thống chính trị lên đồng 

Vụ án loạn luân" Tịnh Thất Bồng Lai đang điều tra là điển hình của nền pháp trị này. Chỉ vì muốn bắt giam một ông già trên 90 tuổi dám cứng đầu không đăng ký quy phục giáo hội Phật giáo quốc doanh, không biết làm các dự án ăn chia xây chùa tọ tượng lớn hàng ngàn hecta dám cả gan mua đất cất am nuôi trẻ mồ côi ; hơn 2 năm qua cả hệ thống chính trị đã "vào cuộc" không mệt mỏi. Từ hai ma tăng Thích Nhật Từ, Thích Minh Thiện chụp cái mũ giả sư trục lợi, Sở Nội Vụ, Chính Quyền lên tiếng đòi dẹp chùa, thu tượng phật thờ trái phép. Vẫn chưa yên tâm giương cao cờ nghĩa trước khi khai đao hạ thủ, người ta phải huy động thêm côn đồ mạng từ những yotube AK 47 vô danh đến những tên vô sĩ có số má như Nguyễn Sin, Trần Quốc Dũ, Thám Tử Cao ngày ngày tuôn ra bao nhiêu nọc độc vu cáo loạn luân, lợi dụng từ thiện… Báo chí cách mạng hứng khởi hốt hết những thứ cặn bã này tung lên mặt báo, phóng sự truyền hình. Nhân danh đạo đức tha hồ hân hoan chà đạp lên giá trị nhân phẩm của những đứa trẻ bất hạnh, những người phụ nữ yếu đuối. Vẫn chưa đủ áp phê, lại phải huy động đến nữ sĩ thổn thện, cuồn cuộn Phương Hằng ra trận.

Trò chơi này giống như người nông dân dậm cù bắt chuột. Một nhóm người đi vòng quanh bãi cỏ dồn chuột gom vào một chỗ rồi chộp lấy từng con, chuột dù có nhanh lẹ trốn tránh đến mấy cũng không thoát được. Thật đáng tiếc, ông cụ Lê Tùng Vân và đám nhóc không hề trốn tránh. Họ sống ẩn cư mà vẫn đem lời ca tiếng hát, nụ cười phục vụ cho xã hội như những người hát rong trên mạng. Ấy vậy mà khi xuống tay bắt họ, cả hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền xã nghĩa ấy lại vụng về thô thiển, ăn ngược nói xuôi.

Công an vô pháp, báo chí vô lương

Ngày 4/1/2022, dàn đồng ca báo đài rộ lên tin khởi tố cụ Tùng Vân và Tịnh thất Bồng Lai về cái tội không có trong bộ luật hình sự là "lợi dụng tôn giáo để trục lợi" (2).

Tiếp đó lại rộ lên là khởi tố về 3 tội danh lừa đảo, lợi dụng quyền tự do dân chủ và tội loạn luân. Đến ngày 7/1 lại tự ý xuống thang chỉ còn khởi tố một tội danh là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ…". Theo đúng luật lệ và liêm sỉ nghề nghiệp, ai đổ rác thì phải tự mình hốt rác, báo viết sai thì phải đính chính, nhưng cái đạo đức sáng ngời của báo chí cách mạng lại cho phép mình sửa lại bài đăng trên mạng để lấp liếm cho qua. Có những tờ báo đạo đức sáng ngời hơn, vẫn để nguyên như vậy (3).

Không chỉ rối rắm trong buộc tội mà không hiểu sao cả đến vinh dự cầm cờ nghĩa vinh danh, vung gươm thiêng diệt ác, cánh tay phải của đảng cũng bối rối đùn đẩy cho nhau, khi thì bảo là cơ quan điều tra công an tỉnh, khi thì bảo là công an huyện.

Mới đây, công an huyện lại đá án lên cho tỉnh và báo chí cách mạng lại rộ lên chuyện loạn luân theo lập luận pháp lý cực kỳ sáng tạo mà chỉ có nền pháp luật xã nghĩa mới có thể nghĩ ra, đó là "khó khởi tố tội loạn luân vì không có đơn phản ánh, những người nghi ngờ liên quan đều phủ nhận việc quan hệ".

Theo các báo nhà nước, sáng 25/2, thông tin với PV báo, lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho hay, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Hòa đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai về Công an tỉnh để điều tra theo thẩm quyền từ ngày 21/2.

Công an tỉnh Long An đã tiếp nhận hồ sơ vụ án, vật chứng và bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án hình sự "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân", do cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa khởi tố ngày 3/1.

Khó khổi tố, trò chơi lập lờ đánh lận con đen

"Ngoài tội danh trên, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Loạn luân". Tuy vậy, rất khó để khởi tố tội "Loạn luân" vì không có đơn phản ánh, những người nghi ngờ liên quan đều phủ nhận việc quan hệ với ông Lê Tùng Vân để sinh con", nguồn tin trên chia sẻ thêm". Báo Dân Trí đã đưa tít bài là "Khó khởi tố tội loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai" (4)

Ngay trong ngày báo đăng, Luật sư Đặng Bá Kỹ đã có bài viết trên trang fb cá nhân "Về "Vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai" : khó khởi tố hay vì không/chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm "loạn luân" ?! Luật sư nhẹ nhàng bình luận về cái tựa bài báo nhưng đồng thời bình luận về quan điểm pháp lý sáng tạo là "khó khởi tố".
Luật sư Kỹ viết rằng : "cách dùng từ và đặt tiêu đề như báo Dân Trí dưới đây là không ổn, có tính định kiến hoặc có vấn đề về thuật ngữ chuyên môn. Bởi với tiêu đề "Rất khó để khởi tố tội "loạn luân" tại Tịnh thất Bồng Lai" - Sẽ khiến người đọc lầm tưởng rằng : Đã có hành vi tội phạm về "loạn luân" xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai, nhưng vì lý do nào đó, mà không thể, chưa thể khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật.

Nhưng rõ ràng, căn cứ theo quy định của Hiến pháp, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội, cũng như các biện pháp tiến hành tố tụng đang diễn ra của các cơ quan tố tụng Long An, thì cần phải khẳng định rằng, cho đến thời điểm hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm của tội danh "loạn luân" xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai - Điều kiện bắt buộc tiên quyết, để khởi tố hoặc khởi tố bổ sung một vụ án hình sự.

Dó đó không thể dùng từ "Khó" trong trường hợp này. Từ "Khó" chỉ có thể được dùng trong trường hợp đã xác định có dấu hiệu tội phạm hình sự, nhưng chưa thể xác định nghi phạm, gọi là "Khó truy bắt được hung thủ", chứ không phải "Khó khởi tố vụ án".

Lập luận của luật sư rất rõ ràng, chính xác. Luật pháp phải công minh, không thể lập lờ, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của cá nhân không thể bị treo trên những thòng lọng của sự lạm quyền trâng tráo ăn ngược nói xuôi.

Mặt khác, luật sư Đặng Bá Kỹ còn chỉ ra thực tế cho đến lúc này, những gì liên quan đến cái gọi là "loạn luân" vẫn chỉ dừng lại ở dạng lời đồn, với những "Phả hệ" đánh máy trên trang A4 không dấu, không chữ ký của Người có thẩm quyền, hay nói cách khác, đó chỉ là "chứng cứ" ngụy tạo của một số Người nào đó tung lên mạng nhằm mục đích câu view, câu like, hoặc những mục đích nào khác. Đó không phải, không thể là chứng cứ trong một Vụ án, theo đúng quy định của pháp luật.

Luật sư Đặng Bá Kỹ còn nhấn mạnh rằng "…hiện tại việc các trang báo mạng, các Youtuber... vẫn gán ghép, vu vạ cho Họ những tội danh không có, chưa được Cơ quan có thẩm quyền khẳng định, cố tình đưa những thông tin sai sự thật - thì đó cũng chính là hành vi phạm pháp…" (5).

Đọc đến đây tôi đâm lo cho ông luật sư vác tù và lo chuyện hàng xóm dám nói nghịch ý công an sẽ thành một Nguyễn Hoài Nam thứ hai. Bởi vì đâu phải vô tình hay dốt nát mà công an bày ra lý lẽ khó khởi tố loạn luân, đâu phải họ nhầm lẫn hay thiếu chứng cứ, đâu phải những tin đồn vu cáo tự nhiên mà có. Tất cả phải có ai đó sáng tạo ra để bôi đen nhân thân của cụ Tùng Vân và những thanh viên của Tịnh Thất Bồng Lai chứ ?

Có những diễn biến cho thấy công an đã biết rõ nguồn tin vu cáo lấy từ đâu và bảo vệ, tiếp sức cho nguồn tin ấy.

Công an xâm phạm chỗ kín thân thê ni cô

Ngày 16/2 các luật sư Ngô Thị Hoàng Anh, Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miễng, Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh là thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh và là các luật sư đã đăng ký bào chữa cho ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai đã có văn bản kiến nghị về những vi phạm pháp luật của các điều tra viên tham gia vụ án trong đó có "việc xâm phạm thân thể ni cô Bùi Ngọc Trâm" :

Nội dung kiến nghị như sau : "tại Thiền Am, cô ni cô Bùi Ngọc Trâm (Chơn Ngọc Xuân) việc cơ quan công an Huyện Đức Hòa đã cưỡng chế đưa đi khám thân thể của cô ấy tại Bệnh viện Xuyên Á (thuộc huyện Đức Hòa). Tại đây, cô ấy bj người (không rõ lai lịch) đưa dụng cụ (không rõ dụng cụ gì) vào bộ phận sinh dục và đụng chạm vào ngực.

Chúng tôi không rõ vụ án mà Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Đức Hòa đang khởi tố về tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 44 theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, thi việc cưỡng chế khám thân thể ở chỗ kín của cô Bùi Ngọc Trâm đề phục vụ nội dung điều tra gì ?"

Nếu không phục vụ cho công tác điều tra trong vụ án đã khởi tố theo điều 331 Bộ luật hình sự, rõ ràng, đây là hành vi lạm quyền một cách công nhiên, xâm phạm vào thân thể, danh dự, nhân phẩm của công dân khi không được phép của họ. Việc này cần phải giải thích và có xử lý thích đáng".

Đến nay cơ quan thẩm quyền vẫn chưa có ý kiến gì về kiến nghị này,

Được biết, cô Ngọc Trâm từng có đơn tố cáo tên luật sư Trần Quốc Dũ vu cáo cô về rất nhiều điều tệ hại nhất là nói cô đi tu mà có chửa trên mạng youtube. Công an Gò Vấp đã thụ lý đơn sau đó có công văn trả lời, nội dung khẳng định Trần Quốc Dũ có dấu hiệu phạm tội vu khống nhưng tạm đình chỉ điều tra vụ việc vì đã quá thời hạn mà công an một số địa phương khác chưa trả lời các yêu cầu của công an Gò Vấp.

Chữ chưa của công an quá lợi hại. Có dấu hiệu phạm tội nhưng do công an chỗ này chưa trả lời công an chỗ kia nên kẻ phạm tội được bảo kê bằng quyết định dình chỉ điều tra, tự do tung hoành, tiếp tục phạm tội. Người bị vu khống, cứ tiếp tục bị vu khống, người vu khống không thể bị kết án vì khó khởi tố.

Hệ quả của việc phát động hệ thống chính trị gắp lửa lửa tay người không chỉ dừng lại chuyện đàn áp, xử oan người này người khác tạo ra nỗi sợ hãi, căm ghét của người dân mà còn kích động cho làn sóng tội ác và nhũg hành vi vô pháp.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 25/02/2022

Chú thích :

1. https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nghiem-khac-xu-ly-hanh-vi-kich-dong-ngung-viec-tap-the-voi-dong-co-xau-1015113.ldo

2._https://nld.com.vn/phap-luat/khoi-to-vu-loi-dung-ton-giao-tu-thien-de-tr...

3. https:/baoquangninh.com.vn/vu-tinh-that-bong-lai-khoi-to-3-toi-danh-co-toi-loan-luan-3169477.html

4. https://dantri.com.vn/phap-luat/kho-khoi-to-toi-loan-luan-tai-tinh-that-bong-lai-2022022506449298.htm ?fbclid=IwAR1Q17OykTKJftm5rmqBr9FBz1g2GMzh-pOO-CHigxnNE7LTp_n2a9zW6o4

5. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=660023065339213&id=110804830261042

Published in Diễn đàn

Có ác miệng quá không khi gọi đó là "thờ tự bất hợp pháp" ?

Tin tức cho biết, Vụ Công tác tôn giáo phía Nam Ban Tôn giáo Chính phủ, địa chỉ số 44 Chu Mạnh Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Bộ Nội vụ, đã có các cuộc thăm và làm việc với đại diện các tổ chức tôn giáo để nắm tình hình, tổng hợp, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét giải quyết các kiến nghị chính đáng, khả thi của các tôn giáo trong thời gian sớm nhất.

bonglai0

Ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ, cho biết Giáo hội phật giáo Việt Nam xác định "Tịnh Thất Bồng Lai" không phải là cơ sở hợp pháp, có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo.

Liên quan đến vụ việc gọi là "Tịnh Thất Bồng Lai", ông Nguyễn Tiến Trọng cho biết đang tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Long An xác minh những việc xảy ra tại đây.

Rộng đường dư luận, và như một ý kiến tham khảo cần thiết đối với Ban Tôn giáo Chính phủ, trang Việt Nam Thời Báo xin trích giới thiệu tóm lược tham luận của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trình bày tại hội thảo : "Phật giáo vùng Nam bộ : Sự hình thành và phát triển", do Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức, với sự phối hợp của trường Đại học Khoa học, xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Biên tập viên Nguyễn Nam lược thuật.

Thứ nhất, về phương pháp nghiên cứu, Phật giáo vùng Nam bộ không chỉ được tiếp cận từ góc độ tôn giáo, lịch sử và khảo cổ học mà cần được khai thác qua phương diện văn hóa học, dân tộc học và nhân học để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo vùng Nam bộ cũng như những tác động và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội, văn hóa và tinh thần của các cộng đồng Việt Nam, Trung Quốc và Khmer ở vùng Nam bộ.

Cách tiếp cận liên ngành này sẽ giúp chúng ta phác họa bức tranh toàn cảnh về Phật giáo vùng Nam bộ.

Thứ hai, về trường phái Phật giáo, vùng Nam bộ là sự tiếp biến, dung hợp của Phật giáo Bắc tông người Việt, Phật giáo Bắc tông người Hoa, Phật giáo Nam tông người Việt và Phật giáo Nam tông người Khmer. Trong quá trình mở rộng cương thổ ở Nam bộ, cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng đặc thù.

Trong lịch sử khẩn hoang Nam bộ, ba cộng đồng người nêu trên đã mang Phật giáo đến vùng đất mới. Điều này góp phần tạo nên diện mạo của Phật giáo vùng Nam bộ, hội đủ các truyền thống Phật giáo Đại thừa (Việt Nam và Trung Quốc) và Phật giáo Thượng tọa bộ (Việt Nam và Khmer).

Các nền tảng triết lý, đạo đức và văn hóa của Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Thượng tọa bộ đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần của người dân vùng Nam bộ gồm văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng và các sinh hoạt xã hội.

Nói cách khác, sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của người dân Nam bộ phản ánh diện mạo văn hóa Phật giáo dưới hình thức tiếp biến, dung hợp, cộng tồn như một chỉnh thể bất khả phân ly.

Thứ ba, về giáo phái Phật giáo, Phật giáo vùng Nam bộ còn là mảnh đất trù phú, nơi ươm mầm, phát sinh các hệ phái Phật giáo. Hệ phái Phật giáo Hoa tông được hình thành vào nửa cuối thế kỷ XVII theo dấu chân của Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu cùng nhóm di thần phản Thanh, phục Minh Trung Hoa đến tị nạn chính trị ở Chân Lạp, đã mang Phật giáo Trung Hoa đến mảnh đất mới này.

Trong quá trình kế thừa và phát triển, các tổ chức Giáo hội, tổ chức hội và các hệ phái, sơn môn thể hiện sự phong phú, đa dạng đáp ứng được các giá trị và nhu cầu tu học, tín ngưỡng tâm linh cho đa số bộ phận cư dân vùng đất Nam bộ. Đặc biệt là tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ tổ quốc qua các giai đoạn của lịch sử.

Thứ tư, vùng Nam bộ là tiền đề phát sanh các tôn giáo mới. Vùng Nam bộ với bối cảnh đa văn hóa và đa tín ngưỡng, làm nơi phát sinh các phong trào tôn giáo mới gồm các tôn giáo có nguồn gốc từ Phật giáo và các tôn giáo chịu ảnh hưởng từ Phật giáo.

Nếu học thuyết phương tiện, tinh thần khai phóng và tự do tư tưởng của Phật giáo làm phát sinh các trường phái, hệ phái giáo phái Phật giáo thì sự tiếp biến văn hóa và tính dung thông trong đạo Phật đã tạo tiền đề cho sự ra đời của một số tôn giáo nội sinh ở vùng Nam bộ.

Nói cách khác, chính văn hóa Phật giáo đã trở thành mảnh đất tinh thần phì nhiêu cho sự hình thành, phát triển và đóng góp của các phong trào tôn giáo mới tại vùng Nam bộ. Thực tế này cho thấy Phật giáo là mạch sống của vùng Nam bộ cần phải duy trì như một di sản văn hóa, mặt khác, cần tiếp tục đổi mới cách hành đạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người thời đại.

Thứ năm, về phong trào Phật giáo dấn thân. Một trong các đặc điểm quan trọng của Phật giáo vùng Nam bộ là Phật giáo dấn thân (engaged Buddhism), còn gọi là "Phật giáo nhân gian" (人間佛教) theo cách gọi của người Trung Hoa. Sự ra đời của các phong trào Phật giáo dấn thân tại vùng Nam bộ bắt nguồn từ nhu cầu cải cách toàn diện phương thức tổ chức và hành đạo nhằm phát triển Phật giáo, đáp ứng nhu cầu hiện đại của quần chúng nhân dân.

Thứ sáu, các đặc điểm của Phật giáo vùng Nam bộ bao gồm tính tự do tư tưởng, tính thực tiễn, tính cộng tồn, tính dung hợp, tính dân tộc, tính quần chúng, tính hội nhập nhưng không làm mất đi bản chất giác ngộ, giải thoát của Phật giáo truyền thống.

Nhờ tính tự do tư tưởng và thoáng mở, Phật giáo vùng Nam bộ trở thành tôn giáo có nhiều trường phái, hệ phái, giáo phái với các pháp môn tu tập đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các cộng đồng dân tộc và thành phần xã hội khác nhau.

Nhờ tính thiết thực hiện tại, cách hành đạo của các Tăng Ni ở vùng Nam bộ đạt được tính khế lý, khế cơ, lấy con người làm trọng tâm, lời giảng sát sườn với cuộc sống, giúp người nghe dễ áp dụng trong cuộc sống.

Nhờ tính dung hợp và tích hợp, Phật giáo vùng Nam bộ dễ dàng thích ứng với bối cảnh xã hội, chính trị, văn hóa ở vùng đất mới trong quá trình Nam tiến của dân tộc, nhờ đó, có thể cộng tồn trong hòa bình với các tôn giáo có trước và tôn giáo mới.

(…)

Như vậy, với tóm lược như trên ở tham luận của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho thấy phía cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Ban Tôn giáo Chính phủ cần có cái nhìn phù hợp thực tiễn hơn về cái gọi "thờ tự bất hợp pháp", qua việc tu chỉnh quy định về công nhận pháp nhân của tổ chức tôn giáo ; đơn cử như bên cạnh pháp nhân Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì cũng cần công nhận pháp nhân Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Nguyễn Nam lược thuật

Nguồn : VNTB, 08/11/2021

Published in Diễn đàn