Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn làm thêm khóa nữa ?

Hoàng Lan, Thoibao.de, 30/05/2020

Các nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC suy nghĩ về việc liệu có nên giữ "trường hợp đặc biệt" trên tuổi 65 tiếp tục ở lại trong Bộ Chính trị khóa 13.

Thông thường, trong chính trị Việt Nam, các ủy viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi, để được tiếp tục ở lại, cần sự giới thiệu và đồng ý của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

trong2

Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 7 người đã từ tuổi 66 trở lên, như các ông bà : Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng

Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 7 người đã từ tuổi 66 trở lên, là các ông bà : Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thiện Nhân, và Ngô Xuân Lịch.

Các nguồn tin đến nay cho BBC biết Hội nghị Trung ương 12 mới nhất trong tháng 5 vẫn chưa bàn về có bao nhiêu "trường hợp đặc biệt" trong Bộ Chính trị có thể ở lại khóa 13.

Trước đó, chia sẻ với BBC ngày 27/6, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, nói nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở lại, đó sẽ là điều tốt.

"Trên quan điểm cá nhân, tôi thấy rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh các ứng viên khác nếu có trong trường hợp tiêu chí du di, linh hoạt về tuổi tác được áp dụng ở Đại hội 13, thì ông cũng xứng đáng thôi và ông cũng có thể đại diện cho những trường hợp khác 'cùng lứa’ tuổi cao mà được lưu lại thêm".

'Không nên du di tuổi tác’

Mới nhất, trong chương trình thảo luận thứ Năm của BBC ngày 28/5, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, bộ môn Trung Quốc học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy không nên có việc "du di tuổi tác".

"Không nên du di tuổi tác. Về Trung Quốc, tôi thấy dù lãnh đạo họ có giỏi thế nào, hết nhiệm kỳ họ vẫn phải thôi, cho thế hệ khác làm".

"Nếu xuất sắc, họ vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp lãnh đạo".

"Hiện tượng du di của Việt Nam, theo tôi là không nên mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam".

'Nhân sự rất hệ trọng cho Việt Nam’

Còn Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, nói mặc dù ông đồng tình về nguyên tắc "tre già măng mọc", nhưng bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay vẫn cần có sự linh hoạt.

"Nhân sự rất hệ trọng cho Việt Nam. Nếu còn có đảng viên lãnh đạo trong sạch, trí tuệ, thì đất nước có hy vọng".

"Một khuynh hướng lựa chọn lãnh đạo, như ông Nguyễn Phú Trọng đề cập, là phải lựa chọn người có đức có tài, trong sạch, không nhà cửa, tài sản lớn".

"Nhưng dư luận thường nói nhìn vị nào cũng thấy tài sản lớn, thế chọn ai ? Bây giờ tiêu chuẩn chọn Tổng bí thư như Bộ Chính trị đề ra, với các tiêu chuẩn như trong sạch, đoàn kết các nhân tố trong ngoài đảng, thì tôi mạo muội nói rằng hình như chỉ còn ông Trọng đủ đáp ứng".

Kinh tế Việt Nam cần sự ổn định chính trị

Ông Hoàng Ngọc Giao nói ông tin rằng đa số dân chúng ở Việt Nam vẫn ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng "mặc dù chống tham nhũng vẫn đang nhiều khó khăn".

"Để ổn định cho những bước tiếp theo, có lẽ vẫn cần một người cầm trịch, đủ uy tín trong dân, trong sạch, không vương vấn nhóm lợi ích, thì tôi nghĩ chỉ có ông Trọng".

"Không nhất thiết phải quá bao nhiêu tuổi, như Donald Trump đã 73 tuổi rồi. Quan trọng là có người chèo lái ít nhất giữ ổn định, để lựa chọn đội ngũ cán bộ trong sạch, tâm huyết, để tiến hành cải cách tiếp theo, như thế có lẽ tạm ổn".

Khó có việc "nhiều hơn một người" quá 65 tuổi

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), cho rằng sẽ khó có việc "nhiều hơn một người" quá 65 tuổi trong Bộ Chính trị được ở lại tiếp.

"Tiêu chuẩn mà Đảng cộng sản đặt ra, tôi thấy có mấy điểm quan trọng. Ví dụ, có cơ cấu, có vấn đề tuổi tác, để từ đó ra một cái khung cho một, hai hội nghị trung ương tiếp theo bàn tiếp".

"Họ bàn tiếp hội nghị 13, chưa xong thì 14, nên cũng chưa cần vội. Nhưng khả năng nhiều hơn một người ở trường hợp đặc biệt, khó".

Các trang tin dẫn lời Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên nói hôm 27/5 rằng tinh thần về nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa tiếp theo là "tỷ lệ mới nhiều hơn, trẻ cao hơn" nhưng không loại trừ "trường hợp đặc biệt" phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phát biểu của ông Diên được đưa ra tại một cuộc họp thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm bàn về "phương hướng công tác nhân sự khóa 13".

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương được Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, và VietnamNet trích lời cho hay nhân sự của Trung ương Đảng khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, dưới 50 chiếm tỉ lệ 15-20%, từ 50-60 tuổi chiếm trên dưới 70%, và từ 61 tuổi trở lên chiếm trên dưới 10%.

Số lượng ủy viên Trung ương khóa tới sẽ vẫn như khóa 12, là khoảng 200 người, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Tương tự, con số ủy viên Bộ Chính trị nhiều khả năng vẫn trong khoảng từ 17-19 ủy viên, Ban Bí thư từ 12-13 ủy viên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Tuy có các độ tuổi được đặt ra, song ông Diên nói rằng việc vận dụng độ tuổi với "một số" ủy viên Trung ương phải "thật sự linh hoạt", dựa trên bài học rút ra từ công tác nhân sự Đại hội Đảng 12, cũng như từ các khóa trước.

Nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng được quan chức tuyên giáo dẫn ra làm ví dụ nổi bật về trường hợp ngoại lệ mặc dù quá tuổi trong khóa 12, theo tường thuật của báo chí trong nước.

"Đặc biệt là người đứng đầu, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc", Phó Trưởng ban Tuyên giáo phát biểu, theo trích dẫn trên Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, và VietnamNet.

"Tổng bí thư là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên cả nước đã gặt hái được những thành quả lớn", quan chức tuyên giáo Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Vẫn quan chức này nhấn mạnh rằng : "Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước, vượt qua sóng gió, nguy nan".

Vị phó trưởng ban tuyên giáo lưu ý rằng trường hợp đặc biệt, cần thiết tái cử Trung ương khóa mới mà "không nằm trong độ tuổi quy định" sẽ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư "xem xét kỹ lưỡng" và trình để Trung ương quyết định.

Ông Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết trước thềm Đại hội, có nhiều tài khoản mạng xã hội tung tin nói xấu đảng, chế độ, nói xấu lãnh đạo.

"Phản động nói xấu không vội lo, vì nói xấu mình thì mình đứng về phía nhân dân. Họ khen mình chẳng hạn thì hết sức cảnh giác.

Kẻ thù mà khen ta thì rõ ràng ta đi ngược đường lối, chủ trương. Không bao giờ kẻ thù lại tốt với ta. Nhưng ta cũng phải thận trọng, xem xét, nếu đúng thì cũng phải xem xét. Không đúng phải có chính kiến rõ ràng.

Không phải vì thông tin thất thiệt mà hoang mang, chia rẽ, làm bất ổn trước Đại hội, làm công tác nhân sự Đại hội gặp khó khăn".

Ngày 26/4/2020 trên các phương tiện truyền thông nhà nước đều đăng tải toàn văn bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng"của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng tiểu ban Nhân sự, gây sự chú ý trong dư luận trong và ngoài đảng.

Một trong những điểm cốt yếu, xuyên suốt trong bài viết trên được nhấn mạnh rằng công tác cán bộ của đảng gắn liền với chế độ. Đối với Đại hội 13 được xác định 'là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước’.

'Trăn trở’ nhiều thế hệ

Các nhà lãnh đạo cộng sản nhiều thế hệ luôn trăn trở điều này, nhất là từ trước Đại hội 12 đến nay. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng 'trải lòng’ trong bài viết gần đây : 'Công tác cán bộ làm không tốt thì tự ta lật đổ ta’.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông là người đứng đầu kinh tế vĩ mô đã vượt qua 'thời kỳ bất ổn’ và tăng trưởng cao trong bốn năm của nhiệm kỳ, các chỉ tiêu về phát triển xã hội cũng chuyển biến tích cực. Đồng thời, cải cách thể chế theo hướng củng cố tổ chức đảng, tập trung quyền lực và chống tham nhũng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, trong công tác nhân sự của đảng 'sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo đảng viên' vẫn là nguy cơ hiện hữu.

Trong bài viết chỉ ra : 'Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa 12 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý ; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự'.

Một chế độ kiểm soát quyền lực theo pháp luật cần được thiết lập bền vững thay cho các cơ quan quyền lực đảng, một hình thức tương tự kiểu 'Quân cơ' hay 'Đô ngự sử' thời chế độ phong kiến tập quyền.

Một trong những nhiệm vụ của công tác nhân sự kỳ này là 'không để lọt vào Ban chấp hành trung ương khóa 13' những kẻ vi phạm 'giấu mình' chưa bị kỷ luật, những kẻ 'cơ hội chính trị' dưới nhiều hình thức biểu hiện, là rất 'nặng nề'.

Ngày 24/5, nhân dịp sinh nhật một lãnh đạo Tòa Tối cao, cán bộ tòa tối cao và tòa Hà Nam đã kéo nhau về vui chơi tại sân Golf Kim Bảng. Ngoài dàn xe sang, có cả xe biển xanh 80 minh họa…

Điều đáng nói là, dự án sân golf 36 lỗ này và các công trình phụ trợ với tổng diện tích đất gần 200 ha dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng dự án đã khởi công, triển khai rầm rộ từ tháng 5/2017).

Để làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội 13, bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cần rút kinh nghiệm từ 'sự bất ổn' thể chế trước và trong Đại hội 12.

Hơn thế, ông còn nêu những bài học từ những năm đầu Cách mạng Tháng 10 Nga và sự sụp đổ của Liên Xô cũ và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, và cho rằng một trong nhiều nguyên nhân 'là lựa chọn, bố trí sai một số cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, nhất là cấp cao nhất'.

Đây là vấn đề tranh luận tùy theo góc nhìn, bối cảnh và giai đoạn lịch sử. Căn cứ thực tế của nhận định trên là do chính sách 'Cải cách và Mở cửa' ở Trung Quốc từ cuối những năm 1970 và tương tự là 'đường lối 'Đổi mới’ ở Việt Nam từ năm 1986. Đảng cộng sản đã 'tự điều chỉnh' để lợi dụng được 'lòng tham', vốn là bản chất, của tư bản, nghĩa là từ các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ các nước tư bản và mới nổi ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc để tăng trưởng kinh tế. Chế độ toàn trị bởi đảng cộng sản bị cáo buộc bởi tình hình 'nhân quyền' và 'dân chủ' tồi tệ.

Quan niệm rằng cùng chung ý thức hệ cộng sản thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc gắn kết hơn tình hữu nghị 'bốn tốt' 'mười sáu chữ vàng' cùng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang không còn phù hợp với thực tế và thời đại.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh : "Đại hội 13 của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng… sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai" bởi vì nó liên quan tới Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc…

Một cuộc cải cách thể chế chính trị có lẽ nên được đặt ra, trong đó việc thay đổi chiến lược phát triển đẩt nước, dân tộc trong bối cảnh như phân tích ở trên sẽ là nền tảng bền vững cho chế độ.

Chỉ khi đó việc nhân sự cho cả hệ thống chính trị sẽ mang ý nghĩa tương xứng với việc coi Đại hội 13 là 'dấu mốc lịch sử’ định hướng tương lai.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 30/05/2020

********************

Tứ trụ Việt Nam : Vì sao Đảng cố xếp người già ở lại ?

Hoàng Lan, Thoibao.de, 30/05/2020

Đảng cộng sản Việt Nam đang tính đến 'trường hợp đặc biệt’ như Nguyễn Phú Trọng vì 'cần người lão luyện’.

Đảng cộng sản Việt Nam không loại trừ khả năng ban lãnh đạo khóa 13 sắp tới sẽ vẫn có các nhân vật "cao tuổi" trên giới hạn đặt ra, theo tường thuật của một loạt các trang tin tức lớn trong nước, gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, và VietnamNet.

trong6

Nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đang tranh cãi Tam trụ hay Tứ trụ

Các trang tin dẫn lời Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên nói hôm 27/5 rằng tinh thần về nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa tiếp theo là "tỷ lệ mới nhiều hơn, trẻ cao hơn" nhưng không loại trừ "trường hợp đặc biệt" phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phát biểu của ông Diên được đưa ra tại một cuộc họp thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm bàn về "phương hướng công tác nhân sự khóa 13".

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương được Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, và VietnamNet trích lời cho hay nhân sự của Trung ương Đảng khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, dưới 50 chiếm tỉ lệ 15-20%, từ 50-60 tuổi chiếm trên dưới 70%, và từ 61 tuổi trở lên chiếm trên dưới 10%.

Số lượng ủy viên Trung ương khóa tới sẽ vẫn như khóa 12, là khoảng 200 người, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Tương tự, con số ủy viên Bộ Chính trị nhiều khả năng vẫn trong khoảng từ 17-19 ủy viên, Ban Bí thư từ 12-13 ủy viên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Tuy có các độ tuổi được đặt ra, song ông Diên nói rằng việc vận dụng độ tuổi với "một số" ủy viên Trung ương phải "thật sự linh hoạt", dựa trên bài học rút ra từ công tác nhân sự Đại hội Đảng 12, cũng như từ các khóa trước.

Nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng được quan chức tuyên giáo dẫn ra làm ví dụ nổi bật về trường hợp ngoại lệ mặc dù quá tuổi trong khóa 12, theo tường thuật của báo chí trong nước.

"Đặc biệt là người đứng đầu, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc", Phó Trưởng ban Tuyên giáo phát biểu, theo trích dẫn trên Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, và VietnamNet.

"Tổng bí thư là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên cả nước đã gặt hái được những thành quả lớn", quan chức tuyên giáo Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Vẫn quan chức này nhấn mạnh rằng : "Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước, vượt qua sóng gió, nguy nan".

Vị phó trưởng ban tuyên giáo lưu ý rằng trường hợp đặc biệt, cần thiết tái cử Trung ương khóa mới mà "không nằm trong độ tuổi quy định" sẽ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư "xem xét kỹ lưỡng" và trình để Trung ương quyết định.

Ngày 24/5, nhân dịp sinh nhật một lãnh đạo Tòa Tối cao, cán bộ tòa tối cao và tòa Hà Nam đã kéo nhau về vui chơi tại sân Golf Kim Bảng. Ngoài dàn xe sang, có cả xe biển xanh 80 minh họa…

Điều đáng nói là, dự án sân golf 36 lỗ này và các công trình phụ trợ với tổng diện tích đất gần 200 ha dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng dự án đã khởi công, triển khai rầm rộ từ tháng 5/2017).

Ông Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết trước thềm Đại hội, có nhiều tài khoản mạng xã hội tung tin nói xấu đảng, chế độ, nói xấu lãnh đạo.

"Phản động nói xấu không vội lo, vì nói xấu mình thì mình đứng về phía nhân dân. Họ khen mình chẳng hạn thì hết sức cảnh giác.

Kẻ thù mà khen ta thì rõ ràng ta đi ngược đường lối, chủ trương. Không bao giờ kẻ thù lại tốt với ta. Nhưng ta cũng phải thận trọng, xem xét, nếu đúng thì cũng phải xem xét. Không đúng phải có chính kiến rõ ràng.

Không phải vì thông tin thất thiệt mà hoang mang, chia rẽ, làm bất ổn trước Đại hội, làm công tác nhân sự Đại hội gặp khó khăn".

Một nhà quan sát nói với BBC ông 'ngạc nhiên’ khi nghe phát biểu của một quan chức về dân tộc hạnh phúc khi có "trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư".

Bình luận với BBC, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển nói :

"Không chỉ tôi mà nhiều người quan sát và đang theo dõi việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam cảm thấy khá ngạc nhiên".

"Bản thân tôi không thể tin vào mắt và tai của mình khi đọc và nghe phát biểu mới đây của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được đưa trên báo chí truyền thông Việt Nam nói rằng Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc.

"Và ông Phó Trưởng ban Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh rằng bài học khóa 12 cho thấy nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số cán bộ cao tuổi trong Ban chấp hành Trung ương sẽ không tái cử".

Theo nhà nghiên cứu này, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy, tại Đại hội 13 năm 2021 của Đảng cộng sản Việt Nam, ít nhất một trường hợp 'quá tuổi’, đặc biệt là hàng 'Tứ trụ’ có thể sẽ được xem xét áp dụng để có thể tiếp tục ở lại.

"Tôi không đi vào những cái tên cụ thể, mặc dù cũng có những người cho rằng khả năng vị đương kim nào đó đang kiêm hai chức vụ trong Tứ trụ có thể sẽ nghỉ do 'tuổi tác’ và sức khỏe, hay hiếm khi một lãnh đạo là phụ nữ có thể ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư của đảng, vốn lâu nay là chỗ của lãnh đạo là nam giới.

"Đương nhiên, cũng có nhiều phương án khác, nếu mở rộng hơn ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhưng tôi cho rằng thứ nhất đây là một tín hiệu mới, rõ ràng hơn hậu Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12.

"Có thể đây là lần đầu tiên, một cấp lãnh đạo một Ban quan trọng của Trung ương đảng trực tiếp lên tiếng và đề cập một cách khá rõ ràng về tiêu chí linh hoạt, linh động đối với chính tiêu chí, tiêu chuẩn tuổi tác này.

"Thứ hai, việc này có thể gián tiếp gợi ý rằng có thể sẽ có sự tái áp dụng việc linh hoạt hóa tiêu chí về tuổi tác này, như kinh nghiệm đã cho thấy ở Đại hội 12, tại Đại hội sang năm của Đảng ?

"Nhưng suy nghĩ ban đầu của tôi là với một số trường hợp cụ thể nào đó, cần lưu ý cả hai tiêu chí về tuổi tác đi liền với sức khỏe, cần xem xét xem nếu tuổi tác cao, nhưng sức khỏe còn đảm bảo thì có thể vẫn khả thi, nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo, thì có thể thực hiện được công việc phục vụ đảng, nhà nước và nhân dân được hay không".

Khỏe mạnh và xứng đáng ?

Nhân dịp này, ông Phạm Quý Thọ, người từng có nhiều năm làm việc tại một Học viện về chính sách, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đưa ra bình luận trên quan điểm riêng của mình về trường hợp của đương kim lãnh đạo nội các của chính phủ Việt Nam, trong liên hệ tới Đại hội 13 tới đây.

"Trên quan điểm cá nhân, tôi thấy rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh các ứng viên khác nếu có trong trường hợp tiêu chí du di, linh hoạt về tuổi tác được áp dụng ở Đại hội 13, thì ông cũng xứng đáng thôi và ông cũng có thể đại diện cho những trường hợp khác 'cùng lứa’ tuổi cao mà được lưu lại thêm

"Tôi thấy Thủ tướng, hay một hai phương án kia, cũng rất xứng đáng. Riêng về Thủ tướng, tôi thấy là ông còn có sức khỏe rất tốt, chính nhờ đó, ông xuất hiện rất rộng khắp, kịp thời ở nhiều công việc, sự kiện quan trọng của đảng, chính phủ, chính quyền.

"Nhờ sức khỏe tốt, ông phản ứng được rất nhanh trước nhiều vấn đề kỳ vọng ở người lãnh đạo chính phủ, nội các phải có quyết định, can thiệp kịp thời.

"Thủ tướng chính phủ trong nhiệm kỳ đang đảm nhiệm có những sáng kiến rất tích cực và tốt như về thúc đẩy chính phủ kiến tạo, ông không chỉ phát biểu, mà còn đốc thúc những vấn đề như tự do hóa hơn về kinh tế, thúc đẩy vị trí vai trò kinh tế tư nhân trên tình thần Nghị Quyết 5, đẩy mạnh khởi nghiệp.

"Chính phủ đã góp phần thúc đẩy tạo ra thêm môi trường tổng thể tốt hơn, tích cực hơn cho doanh nghiệp và khởi nghiệp, thành ra tôi nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nếu được Đại hội đề nghị làm một trường hợp 'đặc biệt’ thì cá nhân tôi cũng ủng hộ và tôi cho là xứng đáng thôi".

Cần nhà lý luận hay người tài ?

Trước câu hỏi còn về một tiêu chí khác đôi khi được cho là bất thành văn đó là tiêu chuẩn về vùng miền với Tứ trụ thì sao, có liên hệ thế nào, ông Phạm Quý Thọ bình luận thêm :

"Tiêu chí bất thành văn rằng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam phải là người miền Bắc, Chủ tịch nước phải là người miền Trung và Thủ tướng phải là người miền Nam, theo tôi những nhiệm kỳ gần đây đều không đặt nặng.

"Thậm chí như về tiêu chuẩn chính trị, tôi cho rằng các ứng cử viên vào các vị trí cao cấp đó, nhiều vị đã đảm nhiệm các vị trí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ngành, các cấp cao, thì tiêu chuẩn chính trị, cơ sở lý luận, lý thuyết như về Chủ nghĩa Marx-Lenin, tôi nghĩ họ đều vững vàng và cũng không có vấn đề gì về hiểu biết.

"Điều quan trọng theo tôi là làm sao anh có thể sử dụng được người tài, chứ còn cần gì đến việc một người phải làm được tất cả mọi việc, trong đó có việc là nhà lý luận cao cấp với một học thuyết nào đó", Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ đưa ra quan điểm.

Hôm 11/05, Báo điện tử của Đcộng sản Việt Nam trích dẫn phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, theo đó nói :

"Tôi đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần nhận thức đầy đủ vị trí, ý nghĩa to lớn của công việc hệ trọng này, tập trung thảo luận, phân tích, làm sâu sắc các nội dung trên. Cần lưu ý, nhấn mạnh thêm vấn đề gì, những khâu nào ? Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc ; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, thật sự gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng tin cậy, tín nhiệm ?

"Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải chăng cần nhấn mạnh phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, thật sự công tâm, trong sáng, gương mẫu chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết ? Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, "lợi ích nhóm", chạy chức, chạy quyền…"

Phương án tứ trụ ?

Mô hình bộ máy quyền lực và các phương án nhân sự lãnh đạo cao cấp ngay trước và trong dịp Hội nghị Trung ương 12 diễn ra là một chủ đề được quan tâm trong giới quan sát và phân tích chính trị Việt Nam.

Hôm 08/5, trên trang Nghiên cứu Quốc tế, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Iseas Yusof Ishak của Singapore đưa ra một số nhận định :

"Việc quay lại mô hình 'tứ trụ’ cũng có khả năng được Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng nhiệm kỳ mới ủng hộ…

"Số lượng ủy viên Bộ Chính trị tiếp theo vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, con số này nhiều khả năng nằm trong khoảng từ 15 đến 19 như tại các kỳ đại hội gần đây…

"Nếu xét việc Đảng nhấn mạnh việc quy hoạch nhân sự cấp chiến lược trong thời gian gần đây, Đảng có thể sẽ muốn bầu tối đa 19 ủy viên Bộ Chính trị để có được một lực lượng nhân sự cấp chiến lược lớn hơn, qua đó có nhiều lựa chọn hơn cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai…".

Về các ứng viên cho bốn vị trí lãnh đạo cao cấp nhất của đảng, nhà nước và chính quyền, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định :

"Như đã nói, theo truyền thống, ứng viên cho vị trí tổng bí thư thường được chọn trong số bốn chính trị gia hàng đầu của nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư cũng có thể là một ứng viên đủ điều kiện…

"Do giới hạn nhiệm kỳ cũng như tuổi cao và sức khỏe yếu, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ hưu tại đại hội tiếp theo. Do đó, ba ứng viên thay thế cho ông sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Trần Quốc Vượng. Vì cả ba đã quá 65 tuổi vào tháng 9/2020, người được chọn nắm ghế tổng bí thư sẽ được miễn giới hạn tuổi tác, còn hai người còn lại sẽ phải nghỉ hưu…".

Về các phương án được phân tích, dự đoán như một tham khảo cho các "ghế" còn lại là thủ tướng chính phủ, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, nhà nghiên cứu từ Viện Iseas của Singapore nêu tiếp nhận định của mình :

"Trong số sáu ủy viên Bộ Chính trị còn lại hiện nay, chỉ có ông Vương Đình Huệ và ông Phạm Bình Minh là phó thủ tướng. Tuy nhiên, do ông Minh chủ yếu phụ trách các vấn đề đối ngoại, ông Huệ, người giám sát các vấn đề kinh tế và tài chính và từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2011-2016, trở thành ứng viên mạnh nhất cho vị trí [thủ tướng] này…

"Đối với vị trí chủ tịch nước, các ứng cử viên chính bao gồm ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Phạm Bình Minh, một nhà ngoại giao kỳ cựu có trình độ tiếng Anh tốt, dường như là ứng viên nổi bật nhất. Vì chủ tịch nước sẽ phải tham gia vào nhiều hoạt động đối ngoại, bao gồm các chuyến thăm song phương và tham dự các sự kiện đa phương, ông Minh sẽ có lợi thế đáng kể so với hai ứng cử viên còn lại…

"Đối với vị trí chủ tịch quốc hội, ngoại trừ ông Võ Văn Thưởng, người có tuổi đời còn khá trẻ có thể là một bất lợi đối với ông, các ủy viên Bộ Chính trị còn lại (Phạm Bình Minh, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Bình) đều có cơ hội khá cân bằng để được xem xét cho vị trí này".

Về vấn đề nhân sự cho Đại hội đảng tới đây, ông Hà Hoàng Hợp, người cũng đồng thời làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Iseas, Singapore với tư cách nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, nói :

"Theo tôi, không có gì mới vì nhiều người nói rồi và tứ trụ chứ không phải tam trụ, như tôi cũng đã nói với BBC từ khi ông Nguyễn Phú Trọng tạm nhận chức chủ tịch nước.

"Theo tôi, khó nhất là chức tổng bí thư, ông Trọng giới thiệu ông Vượng hai lần đều chưa thành công, Bộ Chính trị chưa tán thành. Bây giờ sẽ phải họp để giới thiệu lại, tức là bỏ phiếu cho vài ứng viên.

"Đúng ra lúc này có các ứng viên sơ bộ là các ông, bà : Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính. Có một số đông, chưa rõ bao nhiêu phần trăm ủng hộ ông Phúc.

"Bây giờ ông Trọng không thể phát biểu như trước đây rằng ứng viên vị trí này phải là người miền Bắc. Cũng có một tỷ lệ cao được cảm nhận, chưa rõ bao nhiêu, muốn ủng hộ bà Ngân.

"Nhưng tóm lại, dự đoán thì cứ dự đoán, song cuối cùng do thủ tục đề cử chưa xảy ra, nên chưa rõ cụ thể", nhà phân tích chính trị này nói với BBC News Tiếng Việt trên quan điểm cá nhân.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 30/05/2020

*********************

Đại hội đảng 13 : "Nịnh thần nhan nhản, khi đảng xếp ghế"

Minh Luật, RFA, 29/05/2020

Khi Đảng cộng sản Việt Nam làm công tác nhân sự chuẩn bị tiến tới Đại hội đảng khóa 13, ngoài việc đấu đá tranh ghế trong nội bộ đã là thương hiệu truyền thống, giờ đây người dân phải chứng kiến thêm sự xuất hiện của các "nịnh thần" cứ lem lẻm, nói không biết ngượng.

trong3

Hôm 27/5, ông Nguyễn Hồng Diên, phó Ban Tuyên giáo trung ương, được báo VietNamNet dẫn lời, nói : "Trường hợp đặc biệt về tuổi như tổng bí thư là hạnh phúc của đảng, dân tộc". Đây được dư luận coi là chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng muốn tiếp tục tại vị.

Nổi lên trong số đó là "nịnh thần" Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, người mà mới đây có một phát biểu vuốt ve, làm mát lòng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng : "Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Theo Vietnamnet cho biết, tại Hội nghị Báo cáo viên tuyên giáo hôm 27/5, thông báo về kết quả công tác nhân sự ở Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 12, ông Nguyễn Hồng Diên nói :

"Nếu chúng ta thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số cán bộ cao tuổi trong Ban chấp hành trung ương sẽ không tái cử…Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Lời khen ngợi của cấp dưới dành cho cấp trên không phải là điều xa lạ. Nhưng những lời ca ngợi của ông Diên dành cho ông Nguyễn Phú Trọng thật sự quá thô thiển. Nó đã vượt qua giới hạn của sự khen ngợi thường tình, mà trở thành một sự "nịnh hót" lố bịch.

Bài học từ quá khứ

Mới đây, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương kết thúc vào hôm 14/5, nhấn mạnh : "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành trung ương những người có biểu hiện cơ hội chính trị, xu nịnh, phe cánh."... Tuy nhiên, nhìn vào biểu hiện xu nịnh lộ liễu của ông Diên - người hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành trung ương khóa 12, và được dự đoán còn tiếp tục leo cao hơn tại kỳ Đại hội đảng khóa 13 vào đầu năm tới, cho thấy tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự của đảng cộng sản chỉ mang nặng tính hình thức.

Có lẽ, ông Diên đã thấm nhuần được bài học lịch sử trong công tác nhân sự tại các kỳ Đại hội đảng trước đây. Vấn đề này được mô tả khá rõ qua bài viết "Phấn đấu & Cơ cấu", tác giả Huy Đức viết về chuyện làm nhân sự dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, nghe cứ như giai thoại :

Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo : "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao ?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại : "Ai sẽ thay anh ?".Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử.

Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn : "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị".

Ông Nguyễn Hồng Diên đã tiếp cận vấn đề theo cách của nhà lý luận bảo thủ từ câu chuyện trên, nhưng "nặng mùi" xu nịnh hơn. Các phát ngôn của ông Diên diễn ra trong bối cảnh tương tự như trước kỳ Đại hội đảng 1996, vì không ai biết chắc rằng, ông Nguyễn Phú Trọng có chịu chấp nhận rời ghế không, hay sẽ tiếp tục ở lại nắm quyền ở Đại hội 13 như là một "trường hợp đặc biệt" ?

Mở đường cho sự tại vị kéo dài ?

Không cần phải là nhà lý luận, ai cũng hiểu chấp nhận sự ngoại lệ về tuổi tác như một "trường hợp đặc biệt", chính là sự ngụy biện cho sự tùy tiện phá vỡ các quy định đã được thiết lập trước đó trong việc đặt ra thời hạn nắm quyền.

Cụ thể, trước đây đảng cộng sản có quy định về độ tuổi tham gia Ban chấp hành trung ương là 60 đối với Ủy viên Ban chấp hành trung ương, và 65 đối với Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng giờ đây sẽ không còn được thực hiện một cách "xơ cứng" như lời ông Diên.

Câu hỏi nêu ra cho trường hợp này là sự ngoại lệ về tuổi tác sẽ kéo dài đến khi nào mới kết thúc ? Nó là cách thức để giúp cho một cá nhân duy trì sự cầm quyền kéo dài vô thời hạn của mình hay đó là "hạnh phúc cho dân tộc" ?

Đến đây chắc có lẽ mỗi người đã tự có câu giải đáp. Quyền lực càng kéo dài thì con người càng trở nên tha hóa, đó là lý do chúng ta cần đến các quy định để ngăn chặn sự cầm quyền kéo dài. Và không một sự hạnh phúc nào cho dân tộc khi người dân bị gạt ra bên lề trong việc lựa chọn ra người lãnh đạo quốc gia.

Trong hoàn cảnh này dù ai lên hay xuống cũng khó đoán, nhưng có một điều rõ ràng, con đường tiến thân của ông Nguyễn Hồng Diên sẽ còn được bay cao, không phải nhờ tài lý luận mà nhờ vào thói nịnh hót không biết ngượng của mình.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 29/05/2020 (minh-luat's blog)

***********************

Khi Nguyễn Hồng Diên nói về 'hạnh phúc dân tộc’

Trân Văn, VOA, 29/05/2020

Tuần này, "hnh phúc dân tc" là mt trong nhng đ tài nóng nht trên mng xã hi. Người khi xướng cuc bàn lun rôm r này là ông Nguyn Hng Diên - Phó Ban Tuyên giáo ca Ban Chp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) Đảng cộng sản Việt Nam.

trong7

Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng trao Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Hồng Diên làm Phơ trưởng Ban Tuyên giáo trung ương ngày 13/05/2020 - Ảnh minh họa (HH)

Ông Diên là người được Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 giao trách nhiệm thông báo cho các "Báo cáo viên Trung ương" về "phương hướng công tác nhân s ca Ban chấp hành trung ương nhim kỳ ti" (Đại hi Đi biu toàn quc ln th 13 - Đi hi 13).

Chưa rõ dưới gm Tri này có bao nhiêu quc gia có loi công vic vchức danh là… "Báo cáo viên Trung ương" giống như Vit Nam ? Chưa thy nên không rõ nhng quc gia như Trung Quc, Bc Hàn, Cuba,… có "Báo cáo viên Trung ương" hay không ?

 Vit Nam, "Báo cáo viên Trung ương" nhận lương đ thnh thonh được vi tp trung, nghe lãnh đạo Ban Tuyên giáo thuyết ging v ch trương, đường li ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ri ba đi khp nơi… thuyết ging li.

Toàn bộ chi phí cho hot đng thuyết ging li (ăn , ti lui) tt nhiên là t công kh. "Báo cáo viên Trung ương" chỉ thuyết ging cho những viên chc cao cp ca h thng chính tr, h thng công quyn… cp cao và nhng "Báo cáo viên" cp thp hơn.

Thường dân không thuc din được hưởng… hân hnh va k. Vì tm quan trng ca Đi hi 13 nên có ngoi l, báo chí được phép tham d bui thuyết ging dành cho "Báo cáo viên Trung ương".

Ngoại ly dường như phát xut t ngoi l sp được thc thi : Ban chấp hành trung ương đng khóa này s… chn trước nhng người đã quá tui theo qui đnh ca đng đ cho Ban chấp hành trung ương đng khóa ti… bu làm lãnh đo đng đ lãnh đạo quc gia, dân tc.

Cứ như li ông Diên thì Tổng bí thư, Ch tch Nhà nước có s tui quá mc qui đnh là "trường hp đc bit" và là "hạnh phúc ca đng, ca dân tc", không thể " cng v đ tui" mà phải chú trng ti… "năng lực bm sinh" (1)…

***

Từ thuyết ging dành cho các "Báo cáo viên Trung ương" của ông Diên, rt nhiu thường dân nêu nhn xét hết sc… bình dân v ông Diên, như Phung Chi Kien gi là "vô sỉ" !" Hoặc như Van Dung gi là "bưng bô", và "Tui mà là lãnh đạo s đui c ngay và luôn" (2) ! Một s người khác như Hu Kc Nguyn ch bình v "hnh phúc" : Hạnh phúc vi ch hng phúc cho lm vào ch t đt nước này vô phúc ! Lytra Do không tin ông Diên nịnh. Đó là cách để ông Diên ném ra thông đip v mt kch bn đã viết (3).

Đáng chú ý là ngay cả đng viên cũng cm thy ln cn v nhng gì ông Diên va thuyết ging. Ông Kim Van Chinh - cu Ging viên cao cp, cu Vin phó ca mt Vin thuc Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh trích, giới thiu mt phn phát biu ca ông Diên đ đ ngh bn bè chịu khó tham kho kèm d đoán : Đọc xong bác nào không phi m ca thông gió hay bt máy lc không khí thì tôi bái ph(4). Nguyen Dinhquang - bạn ông Kim Van Chinh - lp tc so sánh ông Diên vi ông Trương Minh Tun. Còn Hung Nguyen thì thc mc : Tại sao "nó" không thấy ngượng hay ít ra là thy lương tâm không n nh ?

Cùng bàn về nhng gì ông Diên đã thuyết ging trên trang Facebook ca ông Kim Van Chinh, Đt Quang cho rng : Đã có quy định v đ tui tham gia Ban chấp hành trung ương đng (60 đi vy viên Ban chấp hành trung ương, 65 đối vy viên B Chính tr) thì c theo đó mà thc thi. Đến tui phi ngh thì phi ngh, đng bin h gì na. Ban T chc Ban chấp hành trung ương đng c theo qui đnh mà làm, không có "trường hp đc bit". Lp tr thay thế s tt cho đt nước hơn và phi đ cho lp trẻ phn đu, tin tưởng na. Kỳ này, đến tui phi ngh hết.

Sau khi thực hin đ ngh ca ông Kim Van Chinh, cũng có người như Xuan Ngon Mai than : Chỉ mun ói ! Có người như Quy Phuong Nguyen cm thán : May mà của n này nói trong hi kín. Nó nói ngoài đường thì không hiểu s xy ra chuyn gì ?

***

Giữa cơn bão dư lun v "hnh phúc dân tc", Lưu Trng Văn là mt trong nhng người lưu ý nhng người s dng mng xã hi v lai lch ông Diên : Nguyễn Hng Diên sinh năm 1965 là y viên Ban chấp hành trung ương đng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. S nghip chính tr ca Diên khi đu vi vai trò cán b Đoàn, Phó bí thư Tnh đoàn Thái Bình ri Bí thư Tnh đoàn Thái Bình… Chính ba tic linh đình chiu 8/5/2020 chia tay Thái Bình v Hà Ni nhn chc Phó ban Tuyên giáo ca Diên đã dn đến chuyn Trưởng ban Ni chính Tnh ủy Thái Bình nhu say, lái xe hơi gây tai nn khiến mt người chết, hai người b thương ri b... chy. Liu ông Diên có vô can không ?

Ông Văn cho biết ông đã nêu thc mc vi mquan chức trong đng : Ban chấp hành trung ương đng vcó nghị quyết ngăn chn hành vi nnh hót cp trên trong đng. Li l ca ông Diên rõ ràng là nnh hót cp trên. Quan chức này ch nhn li : Kỳ lạ !

TD Nguyen - một trong nhng người bn ca ông Văn - xem phát biu ca ông Diên là tùy tiện, thậm chí là coi thường, phn bi t chc vì nói như vy khác nào nói đng hết người tài, tr trung, đc đ đ lên thay ! Chng l đng không có ai xng đáng lãnh nhn nhim v cao c như ông Trng sao ? Chẳng l đng và quc gia đến hi mt nên tre đã già mà măng không mọc hoc đã hư nát ? Phát biu như thế khác nào hướng mũi giáo dư lun vào bác Trng, khiến người ta nghĩ bác là người tham quyn c v, mượn ming k gián tiếp gây tai ương cho dân Thái Bình nhiu năm qua đ gi ghế cho mình. TD Nguyen đề ngh : Bác Trọng khẩn trương làm rõ trách nhim ca tên này.

***

Năm 2016, Ban chấp hành trung ương đng nhim kỳ này (khóa 12) ban hành Ngh quyết s 4 - xác đnh 27 biểu hin suy thoái mà đảng th loi b đ tăng cường xây dng, chnh đn đng và "nnh b" được xác đnh là biu hin suy thoái (6).

Đầu năm ngoái, ông Nguyn Xuân Phúc - Th tướng Vit Nam phê duyĐề án Văn hóa công vnhằm góp phần hình thành phong cách ng x, l li làm vic chun mc ca đi ngũ cán b, công chc, viên chc. Đồng thi đm bo tính chuyên nghip, trách nhiệm, năng đng, minh bch, hiu qu trong hot đng thc thi nhim v, công v, đáp ng nhu cu phc v nhân dân, xã hi. Theo đó, công chức, viên chc b cm trn tránh, thoái thác nhim v, nnh b, ly lòng lãnh đo cp trên vì đng cơ không trong sáng (7).

Nói cách khác, do "nịnh b" là hin tượng ph biến, thm chí được xác đnh là "đến mc khó nghe" (8) nên c h thng chính tr, ln h thng công quyn phi… son văn bn đ… chng ! Mun biết… chng thế nào thì ch xem ông Diên s ra sao. Vy thôi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/05/2020

Chú thích

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/truong-hop-dac-biet-ve-tuoi-nhu-tong-bi-thu-la-hanh-phuc-cua-dang-dan-toc-644243.html

(2) https://www.facebook.com/phungchikien2012/posts/10158825291649095

(3) https://www.facebook.com/haukhaoco/posts/3617939681554860

(4) https://www.facebook.com/kim.vanchinh/posts/2475730735863393

(5) https://www.facebook.com/permalink.php ?story_fbid=2663612653963955&id=100009457401127

(6) https://moha.gov.vn/nghi-quyet-tw4/van-ban-chi-dao/toan-van-nghi-quyet-trung-uong-4-khoa-xii-38020.html

(7) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/cong-chuc-khong-duoc-ninh-bo-cap-tren-vi-dong-co-khong-trong-sang-499462.html

(8) https://nld.com.vn/trich-dan-nong/co-dang-vien-phe-binh-cap-tren-ma-ninh-den-qua-dang-20180520091934202.htm

***********************

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế bí thư có là 'hạnh phúc’ cho dân tộc ?

RFA, 29/05/2020

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế bí thư có là 'hạnh phúc’ cho dân tộc ?

trong4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tiền Phong

"Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Đó là nhận định của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương hôm 27/5/2020.

Hiểu như thế nào về câu nói ông Nguyễn Phú Trọng ở lại là 'hạnh phúc’ cho dân tộc ?

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 29/5/2020 liên quan cách nói này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học hiện sống tại Sài Gòn, nhận định :

"Tôi thấy cách nói đó nó kỳ cục, nó kỳ cục giống như mọi sự kỳ cục đang diễn ra ở đất nước này... Cũng giống như cách đây mấy năm, có một bà ở thành phố Hồ Chí Minh cũng công khai nói trên báo chí, việc con cái của các lãnh đạo mà tiếp tục lãnh đạo cũng là hạnh phúc của dân tộc... Họ hay nói kiểu đó... kiểu đó không phải là lần đầu tiên. Họ cứ thấy là họ có thể cưỡi đầu cưỡi cổ dân tộc này càng lâu thì dân tộc đó càng hạnh phúc, thì còn gỉ để bàn nữa".

Theo vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bài học khóa 12 cho thấy, nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số cán bộ cao tuổi trong Ban chấp hành Trung ương sẽ không tái cử. Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên Việt Nam đã gặt hái được những thành quả như vậy.

Từ Đức Quốc hôm 29/5/2020, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình :

"Tôi nghĩ đây là vấn đề hết sức ngụy biện của đảng cộng sản Việt Nam, bởi vì như đại hội lần thứ 12 lần trước, ông Nguyễn Phú Trọng nói là ông ngạc nhiên vì được bầu lại. Và lần này thì là cái kiểu hình thức rao trước thông tin, rằng vẫn cần người có tuổi cao nắm giữ quyền lực và có kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành... đây là sự giáo điều, rao trước của ông Nguyện Phú Trọng đối với các Ủy viên Trung ương khác. Có thể ổng vẫn ở lại làm thêm một nhiệm kỳ nữa... lòng tham của những người đứng đầu đảng cộng sản thì vô cùng lắm, nhất là về tham nhũng quyền lực, nó còn tệ hơn tham nhũng. Nó loại gần 100 triệu người dân ra khỏi việc điều hành đất nước, chỉ có một nhóm nhỏ trong đảng, họ nắm quyền lực, họ tham nhũng quyền lực".

Theo nhà báo Lê Trung Khoa, điều này rất tệ hại vì sẽ dẫn đến đường lối không dân chủ, mất tự do và ngày càng trở nên độc tài. Như mọi người đã biết, thời gian gần đây, những người nào có tiếng nói phản biện lại chính sách của đảng đều bị khó khăn, thậm chí bị bắt giữ không lý do, kể cả những người rất già như nhà báo Phạm Thành, hay Phạm Chí Dũng, và rất nhiều cây bút khác... Theo ông, đây là điều các lãnh đạo Việt Nam muốn chặn họng người dân, để họ làm điều họ muốn, người dân thì không thể phản ứng được, nếu phản ứng thì có thể sẽ bị bắt giữ. Nhà báo Lê Trung Khoa nói tiếp :

"Tôi cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lãnh đạo tiếp, nhưng muốn mà có được hay không còn do những phe cánh trong đảng cộng sản, liệu họ có cách nào để thay đổi những mong muốn của ổng hay không thì chúng ta cần phải đợi thêm một thời gian nữa".

trong5

Ông Nguyễn Phú Trọng cùng một số thành viên lãnh đạo Việt Nam, bên lề cuộc họp của Bộ Chính Trị Đảng cộng sản, Hà Nội, ngày 21/06/2019. Courtesy chinhphu.vn

Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ ​​diễn ra vào tháng 1/2021. Các thay đổi nhân sự được thông qua tại đại hội đảng, thông thường sẽ nằm trong nhóm lãnh đạo chính phủ mới được thành lập ngay sau đại hội, để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026.

Tuy nhiên, chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xem xét cho 4 vị trí đứng đầu đất nước, hay còn gọi là 'tứ trụ’. Theo chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại đã đủ 65 tuổi trước thời điểm tháng 9/2020 sẽ phải nghỉ hưu, ngoại trừ người được chọn để giữ vị trí tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo. Vậy liệu tuyên bố của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên có phải là rao trước khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ chức Tổng bí thư ?

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 29/5/2020 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Iseas, Singapore, nhận định :

"Viết thế là để người ta nịnh nhau, chứ không phải là việc gì khác đâu. Rất khó có cái chuyện là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tiếp, ổng lớn tuổi rồi, sức khỏe ông ấy yếu, làm hai khóa rồi, nếu muốn làm khóa thứ ba thì phải sửa điều lệ đảng, lần này thì không sửa điều lệ nên rất khó mà nói là ông ấy sẽ làm tiếp".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, kỳ đại hội nào cũng có người quá tuổi , khóa 11, 12 đều có... Riêng khóa 13 đã xác định là 10%. Nhưng 10% không chỉ là để cho số người trên 61 tuổi, mà cho cả số người trên 51 tuổi và 56 tuổi, cả ba độ tuổi. Những người nào hiện trong Ban chấp hành trung ương mà đạt độ tuổi 61 thì có được ở lại để ứng cử vào khóa 13 hay không, thì vẫn đang xem xét. Còn ở lại Bộ chính trị khi đã đạt 65 tuổi, thì nói rõ ra là sẽ có 7 người còn được ở lại vì dưới 65 tuổi, còn 8 người kia phải nghỉ hưu. Ông nói tiếp :

"Người ta có ghi chú là trong 7 người ở lại, có một trường hợp được đưa vào diện đặc biệt để ở lại làm Tổng bí thư, không thể nhiều hơn một người được. Chuyện nhiều hơn một người là rất khó, và một người ở lại chắc không phải là ông Nguyễn Phú Trọng. Còn từ nay đến Đại hội đảng tháng 1 năm 2021, thì còn Đại hội 13 và có khả năng là Hội nghị Trung ương 14 nữa".

Nhưng Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, rất khó có khả năng là ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, vì có những tiêu chuẩn, thứ nhất là sức khỏe, thứ hai là trình độ, thứ ba là vùng miền, thứ tư là cơ cấu và thứ năm là độ tuổi... thì dễ nhìn thấy là sức khỏe của ông Trọng không còn đủ nữa.

Nhà báo Lê Trung Khoa phân tích thêm :

"Thông thường những người tổng bí thư, như hai khóa trước chẳng hạn, họ đi lên từ chức Chủ tịch Quốc hội. Nhưng lần này Chú tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại là nữ, mà ở Việt Nam thì gần như chưa có tiền lệ nữ được lên làm tổng bí thư. Còn phương án thứ hai cũng rất là khả dĩ là trường hợp ông Trần Quốc Vượng, đang đứng đầu trong Ban Bí thư, là người kế cận ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên ông Vượng không có kinh nghiệm hành pháp vì không qua những bước đó, nên cũng hạn chế... như việc ông phát biểu về kinh tế hợp tác xã chẳng hạn, gây ra sự phản ứng dữ dội của người dân, nhất là các doanh nghiệp, vì không ai muốn quay lại thời bao cấp như vậy nữa".

Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Chính trị Việt Nam không nên cho phép những người quá tuổi tại vị, mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam, còn những lãnh đạo lão thành nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp những lãnh đạo trẻ đương nhiệm.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 30/05/2020

*******************

"Hạnh phúc" của Đảng và dân tộc Việt sẽ kéo dài thêm một nhiệm kỳ !

Gió Bấc, RFA, 28/05/2020

Trái ngược với dự đoán của các chuyên gia quốc tế về ứng cử viên Tổng bí thư đảng khóa 13, cũng như trái với nguyên tắc của Đảng cộng sản Việt Nam, những tin hiệu từ truyền thông của đảng đồng loạt đánh tiếng, Tổng Chủ sẽ còn trụ hạng. Tín hiệu không chỉ thể hiện trong phát ngôn vận động mà cả trong hành động quyết liệt dọn đường. Thế giới đang xôn xao dịch chuyển, tiếp nhận làn sóng doanh nghiệp thoái Trung, thì Việt Nam "bất ngờ" lập đặc khu Vân Đồn tiếp đón "bạn vàng" !

trong01

"Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc" (1). Thông điệp mạnh mẽ không thể nào lầm lẫn của ông Nguyễn Hồng Diên Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, là tựa đề bài viết trên báo Việt Nam Nét, cơ quan của Bộ Thông tin truyền thông cùng được chuyển tải hàng loạt các tờ báo quốc doanh như gián tiếp công bố kết quả bầu cử của Đại hội 13 dự kiến diễn ra vào năm 2021.

Thông tin đồng thời là chỉ đạo

Phát ngôn của ông Diên không chỉ dành cho người bình thường mà thể hiện trong hội nghị báo cáo viên trung ương thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành trung ương khóa XII. Vì vậy, nó không có nghĩa là thông tin đơn thuần mà còn có ý nghĩa là sự chỉ đạo, định hướng cho những đảng viên sẽ tham dự đại hội sắp tới.

Thông tin chung chung về Hội nghị 12 đã thống nhất Ban Chấp hành trung ương khóa XIII sẽ có 200 người gồm 3 độ tuổi, phấn đấu số ủy viên trung ương dưới 50 tuổi có khoảng 15 - 20%, từ 50-60 tuổi có khoảng 70%, từ 61 tuổi trở lên khoảng 10%, ông Diên đã nhấn mạnh, xoáy sâu vào "Trường hợp đặc biệt cần thiết tái cử Ban Chấp hành trung ương, không nằm trong độ tuổi quy định, Bộ Chính trị sẽ xem xét kỹ lưỡng, trình Ban Chấp hành trung ương ở thời điểm thích hợp để quyết định" (2).

Ông Diên cho rằng "Trong khóa 12 này, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc biệt được Ban chấp hành trung ương khóa 11 giới thiệu tại Đại hội 12 đã quyết định thì thấy hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc.

Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy".

Ông Diên rào đón kín kẻ như vậy nhưng quên một sự thật nực cười rằng trong đại hội 12 vừa qua chỉ có một trường hợp quá tuổi duy nhất được tái giới thiệu ứng cử là Tổng Trọng. Đồng chí X cũng đươc đưa ra xem xét nhưng bị rớt nên đành ôm hận làm người tử tế.

Ông Diên biện luận rằng, chặng đường phía trước hết sức khó khăn, phức tạp, cần có những người lão luyện về mặt chính trị, kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước vượt qua sóng gió, nguy nan. Nêu chúng ta chỉ nặng vấn đề cơ cấu, không quan tâm tới tiêu chuẩn hay chỉ nặng quan điểm xơ cứng về tỷ lệ trẻ hay đổi mới trong cấp ủy mà không tính toán tới hệ số an toàn, những trường hợp đặc biệt hết sức cần thiết cho Đảng, cho đất nước thì "rất gay" (1).

Vô lý đến không thể tin

Bình luận về thông điệp về trường hợp đặc biệt quá tuổi này trên BBC, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển nói : "Không chỉ tôi mà nhiều người quan sát và đang theo dõi việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam cảm thấy khá ngạc nhiên".

"Bản thân tôi không thể tin vào mắt và tai của mình khi đọc và nghe phát biểu mới đây của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được đưa trên báo chí truyền thông Việt Nam nói rằng Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc.

"Nhưng suy nghĩ ban đầu của tôi là với một số trường hợp cụ thể nào đó, cần lưu ý cả hai tiêu chí về tuổi tác đi liền với sức khỏe, cần xem xét xem nếu tuổi tác cao, nhưng sức khỏe còn đảm bảo thì có thể vẫn khả thi, nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo, thì có thể thực hiện được công việc phục vụ đảng, nhà nước và nhân dân được hay không" (3).

Cũng trên BBC, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), cho rằng sẽ khó có việc "nhiều hơn một người" quá 65 tuổi trong Bộ Chính trị được ở lại tiếp.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, nói "Một khuynh hướng lựa chọn lãnh đạo, như ông Nguyễn Phú Trọng đề cập, là phải lựa chọn người có đức có tài, trong sạch, không nhà cửa, tài sản lớn".

"Nhưng dư luận thường nói nhìn vị nào cũng thấy tài sản lớn, thế chọn ai ? Bây giờ tiêu chuẩn chọn Tổng bí thư như Bộ Chính trị đề ra, với các tiêu chuẩn như trong sạch, đoàn kết các nhân tố trong ngoài đảng, thì tôi mạo muội nói rằng hình như chỉ còn ông Trọng đủ đáp ứng" (4).

Dư luận trong nước chừng như thờ ơ trước thông tin này vì đa số cho rằng đại hội đảng chì là cuộc chia ghế của thế lực cầm quyền, mà bản chất thì ai cũng như ai. Luật sư Phùng Thanh Sơn chua chát cho rằng : "Đường nào thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng lãnh đạo và quyết định toàn diện thì nên nhập đại hội đảng các cấp với bầu cử các cấp làm một" (5).

Những người quan tâm thì phản ứng tiêu cực trước thông tin này với cách nhìn chua chát, phẫn nộ.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết trên fb "Để mang lại hạnh phúc bốn lần cho dân tộc, đề nghị ông ở lại và chìa đít ra ngồi luôn cả bốn ghế : tbt, ctn, ctqh và thủ tướng cho đến chết, để đỡ tốn tiền thuế của dân do bầu bán hình thức nhiều lần và phải nuôi đến bốn người" (6).

Nhà Báo Ngọc Vinh thì cười cợt xem đây là trò ninh hót lố bịch "Tuổi già của một người mà ảnh cho là hạnh phúc của đảng, của dân tộc thì đúng là nịnh bậc thầy rồi. Chắc ảnh muốn đảng này và dân tộc này hết xí quách chăng ?" (7).

Đang quyết liệt dọn đường, thâu tóm

Nhưng không chỉ có tín hiệu từ ông Phó Ban Tuyên giáo mà ngay Tổng Chủ sau thời gian dài im hơi lặng tiếng đã liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện chiến lược. Ngay sau Hôi nghị Trung ương 12, ngày 18/5, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp về phòng chống tham nhũng thúc đẩy công cuộc đốt lò vốn đươc xem là ưu điểm vượt trội. Mặt khác, công cuộc đốt lò cũng chính là phương tiện hiệu quả nhất đề tăng cường, thâu tóm quyền lực. Theo đó "Phấn đấu đến hết năm 2020 kết thúc điều tra 13 vụ án ; ban hành cáo trạng truy tố 17 vụ án ; xét xử sơ thẩm 21 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án ; kết thúc xác minh, xử lý 18 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo" (8).

Mới đây nhất, ngày 26/5, Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương, cho ý kiến về dự thảo văn kiện và nhân sự khóa 13 của Đại hội đảng toàn quân đươc báo chí lề phải đưa tin rầm rộ. Đặc biệt là truyền hình quân đội và nhiều tờ báo đã đăng clip, nhiều hình ảnh Nguyễn Phú Trọng xuống xe, đi vào phòng họp như muốn chứng minh Tổng chủ vẫn còn tráng kiện mạnh khỏe (9).

Cũng có thể giải đáp câu hỏi nhiều người đặt ra là tại sao gần đây nhiều nhà báo tự do như Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy bị bắt, bị khủng bố trắng trợn ? Quyển sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" của Phạm Thành là cái gai là hòn đá cản đường ước mơ nhiệm kỳ 3 của Tổng Chủ. Làn sóng trấn áp những người bất đồng chính kiến chắc chắn sẽ còn lan rộng.

Kéo dài nỗi khổ, nhục và hèn của dân tộc Việt !

Liệu Nguyễn Phú Trọng có phải là người sáng suốt bản lĩnh, sự trị vì của Trong có là hạnh phúc dân tộc như ông Phó ban Tuyên giáo đã phun tung tóe ?

Hãy nhìn những hành xử chiến lược của đảng và nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, giữa những biến đổi sâu sắc của thế giới sau dịch virus Vũ Hán, thái độ và hành vi ngày càng hung hản độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc sẽ có câu trả lời.

Trong khi cả thế giới lên án Trung Quốc che giấu dịch, gây hậu quả lây lan cho toàn thế giới, trên 190 nước ủng hộ điều tra hành vi này, Việt Nam không tham gia.

Trong khi các nước phát triển sôi động làn sóng "thoái Trung" để thoát ra khỏi tình trạng bị Trung Quốc áp chế giữ ưu thế trong chuổi cung ứng toàn cầu, các nước ASEAN sôi động đón nhận các doanh nghiệp chuyển dịch từ Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn không có sáng kiến, sách lược ưu đãi nào để nắm bắt cơ hội này.

Ngược lại Việt Nam bất ngờ quyết định thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn, một chủ trương bị dư luận phản ứng mạnh mẽ và bị quốc hội phủ quyết. Ai cũng biết rằng đặc khu này chỉ tiếp nhận nhà đầu tư và cư dân Trung Quốc.

Với Biển Đông, trước hành vi gây hấn tăng cường vũ khí, máy bay ném bom trên các đảo chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa, áp đặt lệnh cấm bắt cá… Việt Nam hoàn toàn im lặng chỉ để Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Việt Nam chi lặp lại câu kinh muôn thủa về chủ quyền không thể tranh cãi với Hoàng Sa, Trường Sa khi Trung Quốc công bố trồng được rau xanh.

Trong hai nhiệm kỳ qua Nguyễn Phú Trọng luôn tận tụy cúc cung, thậm chí nịnh nọt trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng còn tại vị thì con đường thoát Trung chỉ có trên mây và cái thòng lọng 16 chữ vàng ngày càng siết chặt chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ và cả sinh mạng dân tộc.

Về đối nội, Nguyễn Phú Trọng kiên định lập trường cộng sản, chế độ toàn trị và đặc biệt là siết chặt quyền công hữu đất đai, nuôi dưỡng guồng máy tham nhũng câu kết các nhóm lợi ích để thâu tóm đất đai, tài nguyên quốc gia và cả môi trường sống của người dân.

Hơn tất cả các tổng bí thư khác, nhiệm kỳ của Nguyễn Phú Trọng đã sản sinh ra Quy hoạch báo chí, một thứ quái thai bóp chết quyền tự do báo chí vốn rất ít ỏi của người dân.

Quyền biểu tình, quyền lập hội… nhiều lần đươc đề cập nhưng nhiều lần bị hoãn lại. Xin mượn lời của nhà văn nhà báo Phạm Thành để đáp lời ông Phó Ban Tuyên giáo, Nguyễn Phú Trọng không là hạnh phúc mà chính là kẻ Đại Nghịch Bất Đạo kéo dài nỗi khổ, nhục và hèn của dân tộc Việt.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 28/05/2020 (Gió Bấc's blog)

1. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/truong-hop-dac-biet-ve-tuoi-n...

2. https://tuoitre.vn/se-co-khoang-200-uy-vien-trung-uong-khoa-xiii-2020052...

3. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/52825621

4. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/52839374

5. https://www.facebook.com/thanhson.phung.1

6. https://www.facebook.com/ho.lytien.1

7. https://www.facebook.com/ngoc.vinh.315

8. https://tuoitre.vn/tap-trung-dieu-tra-xu-nghiem-cac-vu-an-lon-nhu-cong-t...

9. https://www.facebook.com/100014176721813/videos/pcb.884071498742066/8840...

Published in Diễn đàn