Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển là điều cần thiết để chứng minh cam kết về tự do tôn giáo mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn.

tongiao2

Bà Bùi Thị Kim Phượng và ông Nguyễn Bắc Truyển - Ảnh minh họa

Tháng Ba 2019, bà Bùi Thị Kim Phượng, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo Việt Nam, sửa soạn lên máy bay sang Hoa Kỳ để tham dự một loạt những buổi họp về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ngày càng tồi tệ ở Việt Nam. Nhưng bà Phượng bị nhân viên an ninh ở sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại và buộc phải quay về. Tội của bà là : kết hôn với Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm và người hoạt động cho tự do tôn giáo nổi bật.

Nguyễn Bắc Truyển thành lập hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, một tổ chức chuyên giúp đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình. Trong nhiều năm, ông Truyển đã tư vấn và vận động, chủ yếu cho các đồng đạo Phật giáo Hòa hảo. Thế nhưng vào tháng 7 năm 2017, ông đã bị chính quyền Việt Nam bắt cóc. Chín tháng sau, ông bị xét xử với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền". Sau phiên tòa diễn ra chỉ trong chưa đầy một ngày, ông Truyển đã bị kết án 11 năm tù.

Thông qua Dự án Bảo vệ Tự do của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội và Dự án Tù nhân Lương tâm & Tôn giáo của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom - USCIRF), chúng tôi đang vận động cho việc trả tự do cho ông Truyển.

tongiao1

USCIRF đang vận động cho việc trả tự do cho ông Truyển.

Bản án của ông Nguyễn Bắc Truyển đánh dấu một giai đoạn đáng lo ngại cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Số tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Nhà cầm quyền được cho là đang trả thù các Kitô hữu người H’mông và người Thượng vì họ không chịu từ bỏ tôn giáo của họ. Tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập, Cao Đài và Phật tử Khmer Krom bị đe dọa, quấy nhiễu và tấn công khi tham dự các nghi lễ tôn giáo. Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo năm 2016 đã áp đặt những trở ngại quan liêu đáng kể trong việc thiết lập những cơ sở thờ phượng mới và yêu cầu tất cả các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, và còn những điều kiện khác ; nhiều người đã từ chối tuân thủ những ràng buộc này vì lo lắng cho sự độc lập của họ.

Chúng tôi thừa nhận rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong năm qua. Các tổ chức tôn giáo có đăng ký đã được phép tổ chức những lễ hội lớn ở nơi công cộng. Những cuộc tấn công của các nhóm có liên quan với nhà nước đối với các cộng đồng Công giáo có vẻ như đã giảm so với những năm trước. Nhà nước đã điều tra sự lạm dụng các quan chức địa phương trong việc chống lại cộng đồng tôn giáo.

Thế nhưng, việc ông Truyển vẫn còn đang tiếp tục bị giam giữ - trong tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi và với những hạn chế nghiêm trọng, hà khắc đối với việc thăm nuôi và nhận thực phẩm và vật tư y tế - là trái với những quyền con người cơ bản về tự do thờ phượng. Việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển là điều cần thiết để chứng minh cam kết về tự do tôn giáo mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn.

Nếu như chính phủ Việt Nam không trả tự do cho ông Truyển và có những hành động để ngăn chặn các hành vi vi phạm tự do tôn giáo đang diễn ra, chúng tôi mạnh mẽ đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam một Quốc gia cần quan tâm đặc biệt theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao và USAID nên cung cấp kinh phí cho các chương trình tại Việt Nam nhằm giáo dục các giới chức địa phương về tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Sau cùng, chúng tôi kêu gọi tất cả các giới chức chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm các thành viên của Quốc hội, liên tục nêu mối quan tâm về tự do tôn giáo trong các cuộc họp với quan chức Việt Nam.

Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được khôi phục, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên sâu sắc trong 25 năm qua. Những vi phạm liên tục về tự do tôn giáo và việc giam giữ ông Nguyễn Bắc Truyển đang gây trở ngại cho một mối quan hệ thậm chí còn gần gũi hơn. Trả tự do cho ông ông Nguyễn Bắc Truyển là một mục tiêu quan trọng cho con đường hướng về phía trước.

Anurima Bhargava, Harley Rouda

Nguyên tác : The rising cost of religious freedom in Vietnam, The Hill, 24/04/2020

Nguồn : VNTB, 27/04/2020

-------------------

Anurima Bhargava là ủy viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.

Harley Rouda là Dân biểu đại diện cho Quận 48 của California.

Additional Info

  • Author Anurima Bhargava, Harley Rouda
Published in Diễn đàn

Ủy hội Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới nêu vấn đề đất đai tôn giáo với chính phủ Việt Nam

Tháng Chín vừa qua đoàn thuộc Ủy hội Quốc tế Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới (USCIRF) đã đến Việt Nam và đã gặp gỡ giới chức chính phủ, các đại diện tôn giáo tại Việt Nam. Cuộc gặp với 5 đại diện Hội đồng Liên Tôn Việt Nam diễn ra sáng 18 tháng Chín 2019 tại chùa Giác Hoa ở Sài Gòn.

tongiao1

Đại diện Hội đồng Liên Tôn Việt Nam vào sáng ngày 18/09/2019 có cuộc gặp với Đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tại Chùa Giác Hoa, Sài Gòn. Courtesy FB Linh mục Paul Lộc

Trở về từ Việt Nam, ủy viên USCIRF là bà Anurima Bhargava đã dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn swau sau đây.

-----------------

Anurima Bhargava : Ủy hội Quốc tế Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới được thành lập bởi quốc hội Hoa Kỳ 20 năm nay với nhiệm vụ theo dõi về tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại các nước trên thế giới. Một trong những việc quan trọng mà chúng tôi làm là đi thăm các nước để có thể gặp gỡ nhiều thành phần khác nhau từ giới chức chính phủ cho đến các vị lãnh đạo tinh thần, thành viên cộng đồng, nhằm tìm hiểu những thách thức trong việc thực hiện niềm tin và tín ngưỡng trong cộng đồng ở các quốc gia.

Chuyến đi Việt Nam vừa qua là chuyến thăm mà chúng tôi đã muốn làm trong vài năm qua và đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ chuyến thăm lần trước cách đây đây 4 năm. Chúng tôi đã gặp được một số thành phần quan trọng và khác nhau tại Việt Nam 2 tuần trước.

Thanh Trúc : Ngoài đại diện 5 tôn giáo mà quí vị gặp và trực tiếp trò chuyện thì còn có tổ chức chính phủ nào hay những người tranh đấu nhân quyền hoặc tổ chức dân sự nào nữa không ?

Anurima Bhargava : Có, chúng tôi đảm bảo là có thể gặp được nhiều đại diện khác nhau bao gồm giới chức chính phủ trung ương cũng như địa phương, chúng tôi đã gặp một số vị lãnh đạo tinh thần cũng như một số tổ chức tôn giáo được hoặc không được Nhà Nước Việt Nam công nhận. Chúng tôi đã gặp những người bị ảnh hưởng do các hoạt động của chính phủ trong vấn đề tôn giáo liên quan đến đất đai, những người có liên quan đến các tù nhân lương tâm. Chúng tôi cũng cố gắng để gặp được những người có thể cho chúng tôi biết liệu luật tôn giáo tín  ngưỡng của  Việt Nam có được thực hiện đúng cách hay không và theo quy định của chính phủ đưa ra hay không.

tongiao2

Ngày 20/9/2019, Đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) do bà Anurima Bhargava – Ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ làm trưởng đoàn - đã đến thăm và làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thanh Trúc : Qua tiếp xúc giữa USCIRF với đại diện các tôn giáo và các tổ chức nhân quyền khác tại Việt Nam bà nhận định ra sao về tình hình tự do tôn giáo và quyền con người ở Việt Nam tính đến thời điểm này ?

Anurima Bhargava : Chúng tôi theo dõi liên tục tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Đó là điểm trọng tâm trong nỗ lực của chúng tôi ở nhiều quốc gia. Điều quan trọng là khi luật tự do tín ngưỡng được thông qua và vào hiệu lực 2018, chúng tôi có thể quan sát để biết xem luật đã được thực hiện thế nào và có được thông tin từ các nhóm tôn giáo được và không được nhà nước thừa nhận về tình hình hiện tại.

Thanh Trúc : Bà và đoàn làm việc USCIRF có được chính phủ Việt Nam giúp đỡ tạo điều kiện cho cuộc gặp vào ngày 18 tháng Chín không, nhất là gặp các đại diện nhân quyền  và dân sự ở Việt Nam ?

Anurima Bhargava : Vì là một tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ nên chuyến đi của chúng tôi được tổ chức có sự liên kết với Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội và Lãnh Sự Quán Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng rất cám ơn chính quyền Việt Nam đã cấp visa cho chúng tôi vào gặp các nhóm khác nhau tại Việt Nam, cũng như các thông tin và kiến nghị của họ về việc ai chúng tôi nên gặp. Chúng tôi gặp nhiều thành phần trong đó có cả Hội đồng Liên tôn VN.

tongiao3

Ủy viên USCIRF, bà Anurima Bhargava trong chuyến thăm và gặp gỡ các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam - Ảnh Hòa thượng Thích Không Tánh - Photo : USCIRF

Thanh Trúc : Thưa bà ủy viên Bhargava, khi có dịp nói chuyện với giới chức chuyên trách tôn giáo của Việt Nam, đặc biệt là Ban Tôn Giáo Chính Phủ, bà có nêu những trường hợp tù nhân lương tâm hay tù nhân tôn giáo đang bị cầm tù không, phản ứng của các vị này như thế nào ?

Anurima Bhargava : Chúng tôi đề cập đến khá nhiều vấn đề với giới chức chính phủ, không chỉ chuyện tù nhân lương tâm, những người giúp đỡ cộng đồng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng hoặc những người còn trong tù và bản thân họ cũng không được thực hiện quyền tín ngưỡng của mình trong tù. Đó là những phần mà luật tự do tín ngưỡng mới phải bảo vệ. Chúng tôi đã nêu quan ngại về vấn đề này. Đồng thời chúng tôi cũng nêu quan ngại về quyền đất đai ở trong nước, đảm bảo là những phần đất thuộc các tôn giáo phải được bảo vệ và tôn trọng. Chúng tôi cũng bày tỏ quan ngại về việc thực hiện luật tôn giáo mới ở cấp địa phương vì có những cản trở mà một số nhóm tôn giáo đã gặp phải liên quan đến việc đăng ký các hoạt động của họ ở trong nước.

Thanh Trúc : Theo bà, những kiến nghị của Hội Đồng Liên Tôn, yêu cầu Hoa Kỳ và chính phủ các nước can thiệp để Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm đồng thời tôn trong tự do tôn giáo liệu có tác động gì không trong bối cảnh tôn giáo luôn bị kiểm soát như lúc này ?

tongiao4

Phái đoàn USCIRF thăm Đức Tăng thống Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngày 18/09/2019. Photo Thich Nguyen Ly

Anurima Bhargava : Như đã nói USCIRF đang làm việc sát với Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo 2 thập kỷ nay rồi. Việt Nam từ 2004 đến 2006 nằm trên danh sách CPC cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Những nước đã bị USCIRF khuyến nghị đưa vào CPC như Việt Nam, chúng tôi có cách làm là tiếp cận bằng đối thoại và cố gắng đạt được thỏa thuận để đề cập đến những quan ngại. Trong giai đoạn 2004 – 2006 chúng tôi đã đạt được thỏa thuận này và giới chức chính phủ đã có những bước đi quan trọng để giải quyết những quan ngại được đưa ra vào lúc đó. Tương tự như vậy, khi luật tôn giáo mới đi vào hiệu lực và chúng tôi thấy có những quan ngại và chứng kiến nhân chuyến thăm này, chúng tôi muốn có các đối thoại với chính phủ Việt Nam, và vai trò của chúng tôi là đưa ra các khuyến nghị với Tổng thống, với Bộ ngoại giao và Quốc hội về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Đó là những trách nhiệm mà chúng tôi sẽ tiếp tục làm nghiêm túc và đã được thấy qua chuyến thăm lần này của chúng tôi đến Việt Nam.

Thanh Trúc : Sau cùng, thưa bà Bhargava, năm 2018 Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo, chỉ trích Việt Nam áp đặt những điều luật khắc nghiệt và mơ hồ để kiểm soát hoạt động của các đạo giáo trong nước họ. Bà nghĩ phúc trình tự do tôn giáo 2019 của Bộ Ngoại giao sẽ tốt lên, xấu hơn hay vẫn không thay đổi ?

Anurima Bhargava : Tôi nghĩ mục đích chuyến thăm Việt Nam vừa qua nhằm thẩm định, đánh giá sự thực thi luật pháp của chính phủ Việt Nam trong phạm vi tự do tôn giáo. Chúng tôi thấy là với một số nhóm và cộng đồng thì luật có vẻ được thực hiện tốt. Với một số nhóm khác thì không: họ vẫn gặp khó khăn khi đăng ký hoạt động, một số bị cản trở thậm chí bị sách nhiễu ở địa phương. Với các nhóm tôn giáo được chính phủ nhìn nhận, luật mới đã làm rõ về nhiều vấn đề và thực hiện tốt đối với họ. Chúng tôi đã nghe nhiều thông tin và ý kiến khác nhau của người đánh giá về ảnh hưởng của nó đối với các cộng đồng trong nước.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn bà Bhargava đã dành cho đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 04/10/2019

Published in Diễn đàn

USCIRF : Việt Nam cần được đưa trở lại vào danh sách CPC (VOA, 28/04/2018)

Việt Nam là mt trong nhng nước vi phm nghiêm trng quyn t do tôn giáo và nên được chính ph M đưa vào một danh sách các nước cn được quan tâm đc bit v tôn giáo, theo báo cáo năm 2018 ca Ủy ban Hoa Kỳ v T do tôn giáo quc tế (USCIRF- US Commission on International Religious Freedom).

tongiao1

Việt Nam năm nay tiếp tc b xếp vào nhóm các nước mà đó chính ph thc hin hoc dung chp nhng v vi phm t do tôn giáo "đc bit nghiêm trng", theo báo cáo năm 2018 của Ủy ban Hoa Kỳ v T do tôn giáo quc tế.

Báo cáo hàng năm của y hi đc lp và lưỡng đng này ca chính ph liên bang Hoa Kỳ ghi nhn nhng v vi phm t do tôn giáo và tiến b 28 nước, trong đó có Vit Nam, và đưa ra khuyến ngh vi chính ph Hoa Kỳ.

Việt Nam năm nay tiếp tc b xếp vào Nhóm 1 bao gm các nước mà đó chính ph thc hin hoc dung chp nhng v vi phm t do tôn giáo "đc bit nghiêm trng", nghĩa là những vi phm này có tính h thng, đang tiếp din và hết sc t hi, theo tiêu chun ca USCIRF.

Ủy ban nói Vit Nam cn được đnh danh là Quốc gia cn đặc biệt quan tâm (CPC) v t do tôn giáo vì nhng vi phm đó, mt danh sách tng có tên Việt Nam cho đến năm 2006. Danh sách này hin bao gm Saudi Arabia, Eritrea, Iran, Myanmar, Sudan, Tajikistan Triu Tiên, Trung Quc, Turkmenistan và Uzbekistan.

Dù ghi nhận mt đim sáng là Vit Nam tôn trng s đa dng tôn giáo, báo cáo nhn đnh Vit Nam đã tăng cường sách nhiu, bt b, b tù, và tra tn nhng nhà hot đng ôn hòa, nhng người bt đng chính kiến, và các blogger, bao gm nhng người có tín ngưỡng.

"Những din biến này không phi là du hiu tt đp cho Lut Tín ngưỡng, Tôn giáo mi ca Vit Nam", có hiu lc t ngày 1 tháng 1 năm 2018, báo cáo nói.

"Sự sn lòng trước đây ca chính ph Vit Nam giao tiếp vi các tác nhân quc tế, bao gm Hoa Kỳ, về t do tôn giáo và nhân quyn có liên quan đã b tn hi đáng k vì nước này không ngng nhm mc tiêu vào nhng cá nhân và t chc tôn giáo sut c năm 2017", báo cáo nói thêm.

Trong số nhiu khuyến ngh đưa ra cho chính ph M, USCIRF kêu gi s dng "những công c có mc tiêu" nhm vào các quan chc và cơ quan c th ca Vit Nam b xác đnh là có tham gia hoc chu trách nhim v nhng vi phm nhân quyn và t do tôn giáo, bao gm c t chi visa và phong ta tài sn theo Đo lut Magnitsky Toàn Cu.

Việt Nam khng đnh h luôn tôn trng và đm bo quyn t do tín ngưỡng, tôn giáo và nói rng điu này được th hin trong đường li chính sách ca Đng, pháp lut ca Nhà nước và thc tin.

*******************

USCIRF : Đang có sự tiếp diễn, có hệ thống và quá mức về vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam (RFA, 27/04/2018)

Hôm 25/4, Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF-US Commission on International Religious Freedom) ra phúc trình lên án tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam và đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Nhân dịp này, phóng viên Ỷ Lan có cuộc phỏng vấn với bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch USCIRF về nội dung và ý nghĩa của Danh sách CPC.

tongiao2

Bà Kristina Arriaga (giữa) - Ảnh Ỷ Lan

Ỷ Lan : Thưa bà, bà là Phó Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế. Ủy ban vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tình hình tôn giáo trong thế giới, qua đó, yêu cầu đặt Việt Nam vào danh sách CPC. Xin Bà cho biết bằng cách nào Ủy ban Hoa Kỳ thu tập thông tin để hoàn tất Phúc trình ?

Kristina Arriaga : Ủy ban Hoa Kỷ bỏ cả năm trời theo dõi các quốc gia vốn gặp khó khăn trong việc phát triển tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Ủy ban Hoa Kỳ viếng thăm các quốc gia này, gặp gỡ các viên chức chính quyền, các nhà hoạt động nhân quyền. Đồng thời chúng tôi cũng cộng tác với các tổ chức Phi chính phủ nắm vững những đặc thù của các quốc gia này. Điều đáng tiếc, là năm nay chúng tôi nhận thấy tình hình chung về tôn giáo xuống cấp trong nhiều nước. Một trong những nước này là Việt Nam. Ủy ban Hoa Kỳ đã mạnh mẽ khuyến thỉnh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách CPC. Điều này có nghĩa rằng Ủy ban Hoa Kỳ tin chắc đang có sự tiếp diễn, có hệ thống và quá mức về những vi phạm tư do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nên Hoa Kỳ cần lấy những biện pháp, nhắm vào sự trừng phạt, có như thế Việt Nam mới biế t rằng họ đang bị đoán xét kỹ lưỡng, và mới chịu từng bước chữa trị thảm trạng hôm nay, nếu Việt Nam còn muốn giữ địa vị thành viên trong Cộng đồng quốc tế.

Ỷ Lan : Phúc trình thường niên ở chương viết về Việt Nam, Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế cho biết bạo hành chống các tín đồ tôn giáo tăng cao trong năm 2017, nhưng những bạo hành này thường do bọn côn đồ do nhà nước thuê mướn thao túng, chứ không do công an trực tiếp hành động. Đây là điều cho phép chính quyền nại cớ chẳng hay biết gì các sự kiện ấy, nhằm chối bỏ trách nhiệm. Bà nghĩ sao về sự kiện này ?

Kristina Arriaga : Chính quyền Việt Nam cũng như các chính quyền độc đoán, rất thông minh để chối bỏ khi họ bảo "chúng tôi chẳng liên can gì đến các chuyện lạm dụng ấy". Nhưng cộng đồng quốc tế biết quá rõ, đó chỉ là trò hề. Việt Nam tuyên bố rằng Phật giáo và các cộng đồng tôn giáo khác đều được hưởng quyền tự do tôn giáo, nhưng chúng tôi biết rằng, tuyệt đối Việt Nam chẳng có chút ý định gì trao tự do cho bất cứ ai không theo nhà nước.

Như Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã nói quá đúng, rằng quyền của chúng ta không đến từ sự ban phát của Nhà nước. Chúng ta sinh ra với đầy đủ các quyền này. Nhà nước chẳng có quyền ban phát hay cướp đi. Đó là lý do vì sao Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế khuyến thỉnh mạnh mẽ Chính phủ Hoa Kỳ lấy những biện pháp chống lại Việt Nam. Kể cả biện pháp giao thương, kể cả những gì bao gồm trong Sắc luật Magnitsky toàn cầu, kêu gọi niêm phong tài sản những cá nhân hay gia đình nào từng tham dự các cuộc vi phạm nhân quyền. Điều này có nghĩa, là các viên chức chính quyền Việt Nam nào từng nhúng tay đàn áp Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay bất cứ cứ cộng đồng tôn giáo nào, sẽ không còn dễ dàng gửi vợ sang Nữu Ước đi sắm quà Noel, hay gửi con cái sang các đại học Mỹ du học. Đây là điều hữu hiệu mà Ủy ban Hoa Kỳ đánh giá, qua cách sử dụng thẳng tay cây gậy và một chút củ cà-rốt, khiến quốc gia quan tâm chịu thực hiện tôn trọng nhân quyền.

Ỷ Lan : Bà là người gốc Cuba. Ngày nay những quốc gia như Cuba và Việt Nam đã chấp nhận mở cửa kinh tế, nên có số người nói rằng, họ đâu còn là cộng sản nữa, họ theo tư bản rồi. Bà trả lời như thế nào trước luận điệu này ?

Kristina Arriaga : Điều chắc chắn, Viêt Nam là quốc gia cộng sản. Sự kiện nền kinh tế có phần cởi mở, tạo cho ta cảm giác sai lầm về sự an ninh cho những kẻ đến đầu tư. Sự kiện là ở Việt Nam không có một cơ cấu nào độc lập với chính quyền. Có nghĩa là chẳng có bất cứ cơ cấu gì bảo đảm kẻ làm ăn, nam hay nữ. Chúng tôi chứng kiến sự thể này y như tại Cuba. Theo lý thuyết, Cuba đã mở cửa kinh tế ra thế giới. Đã có số người Canada và Tây Ban Nha đến đây làm ăn, nhưng khi phát đạt liền bị bắt giam, Cuba quốc hữu hóa cơ sở thương mại của họ và bắt họ vào tù. Mức độ tham nhũng tại Cuba hay Việt Nam không thể nào tưởng tượng nổi. Bao lâu hệ thống cộng sản còn tồn tại, không thể nào hiện hữu những cơ cấu bảo đảm, các xã hội dân sự cũng khó ngóc đầu lên. Mọi thương gia phiêu lưu với những hiểm nguy rình rập khi đầu tư vào hai quốc gia này. Cho tới nay chúng tôi chỉ thấy những quốc gia tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo thì kinh tế mới rộ nở. Kể cả Trung quốc, nơi nền kinh tế tăng trưởng, các nhà đầu tư vẫn có nhiều hiểm nguy rình rập khi làm ăn tại đây, vì mọi sự đều thực hiện theo ý chí của nhà cầm quyền.

Ỷ Lan : Xin bà một câu hỏi chót : Vừa qua bà công bố bảo trợ tù nhân lương tâm, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Vì sao bà chọn Ngài, và "bảo trợ" có nghĩa là gì ?

Kristina Arriaga : Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế cộng tác khắn khít với Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tại Hạ viện Hoa Kỳ và Ân Xá Quốc tế trong chương trình bảo vệ tù nhân lương tâm. Cứ như thế, mỗi Ủy viên đều có quyền bảo trợ các tù nhân. Trường hợp tôi, là một vinh dự lớn lao, và là một đặc ân để bảo trợ Hòa thượng Thích Quảng Độ, là người mà tôi rất kính ngưỡng. Một lão trượng 90 tuổi, một phần ba đời Hòa thượng trải qua cảnh giam cầm, cấm cố, bị đàn áp. Thế mà Hòa thượng vẫn tiếp bước, tiến lên bênh vực cho nhân quyền, tự do tôn giáo, và tự do biểu đạt cho tất cả mọi người.

Kể từ khi chúng tôi chính thức bảo trợ một tù nhân lương tâm nào, chúng tôi công khai nêu danh tên tuổi người ấy, bất cứ nơi nào khi chúng tôi được mời thuyết trình, dù đề cập tới bất cứ đề tài nào. Như thế cho đến khi Hòa thượng Thích Quảng Độ được trả tự do.

Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền tự do tôn giáo quốc tế tiếp tục cất cao tiếng nói đòi hỏi tự do cho Đức Tăng Thống, và tiếp tục gây chú ý cực điểm đến thảm trạng nhân quyền kinh khiếp đang xẩy ra tại Việt Nam.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Bà Kristina Arriaga.

Ỷ Lan thực hiện

********************

Dịp 30/4 : Xuất hiện lời kêu gọi chính quyền Việt Nam thay đổi thể chế (VOA, 28/04/2018)

Các hội đoàn trong và ngoài nước va đưa ra li kêu gi Vit Nam loi b chế đ cng sn đc tài, đng thi lên tiếng c xúy cho dân ch và tôn trng nhân quyn, nhân dp đánh du 43 năm ngày chiến tranh Vit Nam chm dt, 30/4/1975.

Từ th đô Washington DC ca Hoa Kỳ, ông Đoàn Hu Đnh, cu Chủ tịch Cng đng Vit Nam ti vùng Hoa Thịnh Đốn, mt trong nhng người ký tên vào thư kêu gi, cho VOA biết :

"43 năm qua mà chưa có gì thay đi thì tt nht nên thay đi v th chế đ người dân có quyn b phiếu và nêu các vn đ và đòi hi chính đáng, và các vấn đ phi được tôn trng và thi hành. Hin nay nhng người đưa lên tiếng nói hay đòi hi điu gì đó thì b bt c".

tongiao3

Lực lượng cộng quân tiến vào Sài gòn ngày 30/4/1975, nay là thành phố Hồ Chí Minh.

Bức thư được hơn 18 hi đoàn đng ký tên có đon viết : "Nhà cm quyn cộng sản Vit Nam hãy ý thc quyn li và tương lai ca đt nước, đáp ng nguyn vng ca dân tc, t b tư tưởng giáo điu đc tôn, chp nhn mt th chế dân ch, tôn trng nhân quyn và các quyền t do căn bn ca người dân, đc bit là t do tôn giáo, t do tư tưởng, t do ngôn lun, t do bu c…"

Mục sư Nguyn Công Chính, hin đang sng lưu vong cùng gia đình tiu bang California, người tng b chính quyn Vit Nam giam cm nhiu năm tù, nói vi VOA rng y Ban Chng Văn hóa Tôn giáo vn cng sn Vit Nam do ông làm ch tch mun nhân dp này lên tiếng đ Hà Ni loi b chế đ đc tài Đng tr :

"Chúng ta nhớ đến ngày 30/4 là ngày đau bun nht trong lch s ca dân tc Vit Nam. Chúng ta xin cu nguyn cho dân tc Vit Nam trước cnh đau thương b đàn áp, môi trường b đu đc, nn văn hóa b mt đi, tôn giáo bị đàn áp, nhân quyn b chà đp, người dân sng trong cnh kh mà s đàn áp ca cng sn thì mt ngày gia tăng".

"Sau 43 năm kể t ngày 30/4/1975, Vit Nam vn là mt trong vài quc gia còn theo chế đ cng sn li thi, đc tài toàn tr, tước b các quyền tự do căn bn ca người dân", bc thư nhn mnh.

Từ Huế, linh mc Phan Văn Li, chia s cm nhn ca ông v tình hình đt nước sau 43 năm :

"Sau 43 năm chế đ cng sn này hoàn toàn tht bi v tt c các mt chính tr, kinh tế, xã hi, môi trường, giáo dc… H ch biết đánh chiếm, còn vic xây dng và phát trin đt nước thì qua 43 năm thì đt nước ln bi. Chính quyn đc đng trn áp mi tiếng nói, k c nhng người có thin chí xây dng đt nước. Sau 1975 và cho đến nay h tiếp tc giam nhng người mà h cho là nguy him cho chế đ. Gii tr đã b nn giáo dc đu đc, h không còn nhng lý tưởng tt đp đ lĩnh hi kiến thc ca nhân loi".

tongiao4

Đan viện Thiên An bị tấn công, dọa 'giết chết' đan sĩ

Ngoài lời kêu gi ngưng đàn áp và tôn trng nhân quyn, bc thư còn đưa ra li thnh nguyn toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau liên kết to dng ni lc dân tc.

Hôm 27/4, đài Tiếng nói Vit Nam (VoV) đăng bài viết ca Ch tch nước Trn Đi Quang nhân dp "k nim 43 năm gii phóng min Nam, thng nht đt nước", trong đó nhn mnh : "Chúng ta vô cùng t hào nhìn li bước đường đu tranh cách mng lâu dài và oanh lit mà nhân dân ta đã vượt qua dưới s lãnh đo ca Đng".

Người đng đu nhà nước Vit Nam nói thêm rng thng li ngày 30/4 mãi mãi khc ghi trong lch s dân tc và vn luôn là "tài sn vô giá".

Nhân dịp này, ông Trn Đi Quang kêu gi toàn dân cng c, tăng cường mi quan h máu tht gia Đng, Nhà nước vi nhân dân đ vng bước đi lên Ch nghĩa Xã hi.

Published in Việt Nam