Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mấy năm gần đây người Việt ngày càng yêu bóng đá hơn. Bởi các lẽ sâu xa. Đó là hỏat động giaỉ trí mang tính cộng đồng náo nhiệt, gắn kết người này với người khác. Đội ta thắng thì dân có dịp đổ ra đường ra quán, tuổi trẻ thì chạy xe "đi bão", mạng xã hội có đề tài chung bàn tán ầm ì ngày đêm. Mặt khác cổ vũ đội bóng nhà ít nhiều thể hiện lòng yêu nước cố hữu của dân chúng vốn đang bị ức chế bởi mặc cảm bị nước lớn chèn ép, lãnh đạo nhu nhược về đối ngỏai khiến người dân phát uất lên không có cách gì giải tỏa.

vov1

VTV đã làm mất thể diện quốc gia, là nước chót thứ 76/76 từ bỏ cuộc chơi lớn của Châu lục - Ảnh minh hỏa

Những cái "lễ hội chính trị" qui mô do nhà nước tổ chức chủ yếu ở trên truyền hình. Bởi vì khi họ tổ chức trên hiện trường thì hầu như không được công chúng tham gia tự nguyện.

Cuộc truyền hình AFC Cup U23 năm 2017 mà đội U23 Việt Nam thắng ỏanh liệt ở sân bóng Giang Tô Trung Quốc năm ngỏai còn dư âm mãi.

hật là chính đáng, thiên hạ nóng lòng muốn tiếp tục theo dõi U23 năm nay trong ASIAD 2018 trên sân Indonesia.

Hồi đầu năm, người ta đã hồi hộp chờ đợi và ngày càng bực bội vì VTV ngỏan cố muốn ăn rẻ bản quyền TV cúp bóng đá thế giới tại Nga 2018. VTV đã gan lỳ đến phút cuối cùng, Việt Nam là nước cuối cùng chịu mua (may nhờ Cty Vingroup tài trợ 5 triệu USD)…

Kỳ này dân ta lại hồi hộp lo âu. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Châu Á cho đến thời điểm ngày 14/8 sau 1 tuần khai cuộc mà vẫn chưa có bản quyền phát sóng ASIAD ?

Đài truyền hình quốc gia VTV ngốn kinh phí ngân sách khủng nhất đã phụ lòng nhân dân nuôi dưỡng họ.

VTV đã làm mất thể diện quốc gia, là nước chót thứ 76/76 từ bỏ cuộc chơi lớn của Châu lục.

Vậy thì người hâm mộ Việt đành phải ăn gian bản quyền. Đã xấu hổ thì xấu luôn một thể. Trên các diễn đàn công nghệ, nhiều người đã chia sẻ cách xem trộm các môn thi đấu của ASIAD qua mạng Internet, qua các App OTT của nước ngỏai, cũng như hướng dẫn cách xem "chùa" từ vệ tinh nước ngỏai.

Ai đó đã lập kênh XOILAC.TV trên kênh Youtube để cho dân ta "xem chùa". "Xoilac" nghĩa là bán hàng ăn sáng món "xôi lạc" bình dân. Đối đầu chơi chua với VTV Khi bị báo chí "hỏi thăm sức khoẻ", VTV vẫn cố nại lý do rằng bị ép giá quá đắt (15 triệu đô) nên không mua ? Cuối cùng đến ngày 22/4 đài VOV và VTC (mới sáp nhập vào) đã tìm được người đồng hành góp vốn : Vingroup, Viettel và Vietnam Airlines góp cổ phần.

vov2

Kênh XOILAC.TV trên kênh Youtube để cho dân ta "xem chùa".

Liệu đây có phải là một đòn tranh chấp ảnh hưởng chính trị giữa hai ủy viên trung ương đảng đứng đầu 2 bộ máy truyền thông lớn nhất nước ?

VOV đã tát vào mặt đồng nghiệp VTV và lật tẩy thói gian manh của VTV. Họ thương lựơng thành công với giá 3,5 triệu USD… Trước đó VTV nói 15 triệu đô đắt quá nên không mua. Dư luận rộ lên tin VTV thương lượng đòi Indonesia cho "gửi giá" (ghi giá khống) cao quá nên họ từ chối.

VTV là cái đài to nhất quốc gia, ngốn ngấu kinh phí bao cấp khủng của quốc gia, với nhiều chương trình tào lao tốn tiền. Đám này chỉ lo kiếm chác tối đa có thể, bất chấp trách nhiệm phục vụ giải trí đông đảo công chúng.

Than ôi cuộc chơi thể thao lớn nhất Châu Á mà Việt Nam là nước cuối cùng duy nhất 1/76 nước từ chối mua bản quyền.

Hậm hực bỏ mất cuộc thi đấu Châu lục sau hơn 1 tuần, dân chúng ngơ ngác, chửi bới VTV, mạng xã hội không thể nào tả nổi sự giận dữ và khinh bỉ. Người hâm mộ tiếc rẻ không được xem đội U23 đá thắng đội Nhật bản và hai đội khác ở vòng bảng.

Tại sao thế giới cứ nhè mỗi VTV để "ép giá" bản quyền truyền hình cho đến nỗi phải bỏ chạy đến tận 7 ngày sau khi khai mạc mới mua ?

Và tại sao người dân Việt cũng cứ nhè VTV (trong số gần 100 kênh TV) mà chê trách từ năm này qua năm nọ, mức độ ngày càng nặng nề gay gắt ?

Bóng đá và thể thao truyền hình quốc tế đã lấn át những lễ hội "tưng bừng" kỷ niệm chính trị trên VTV theo kế hỏach hàng năm. 

Năm nay các tổ chức thể thao quốc tế quyết dạy dỗ cho đài VTV một bài học văn minh.

Nhân cơ hội VTV lúng túng đối phó công luận, giải thích không xuôi về việc từ bỏ mua bản quyền truyền hình ASIAD 2018, bỗng nhiên mâu thuẫn nội bộ VTV bùng lên.

Một "trái bom tố cáo" nổ tung trong khi mặc cả bản quyền truyền hình ASIAD : thư tố cáo Nặc danh chỉ đích tên Tổng biên tập Trần Bình Minh và ê kíp tham nhũng triền miên với nhiều dẫn chứng sinh động cụ thể, ký tên CBCNVC đài VTV, đã tung lên mạng xã hội suốt tuần qua, gây xôn xao dư luận.

Giới thạo tin chính trị và hiểu chuyện dự đỏan "mấy khúc củi tươi VTV" đã làm rát mặt ông Tổng và bôi nhọ nhà cầm quyền, sắp phải vào "lò" (uy tín của giới dự đỏan này được khẳng định, trước đây họ dự đỏan số phận các vị "quan chức, tướng lĩnh vào lò" đều đúng cả).

vov3

Thủ tướng ký Quyết định 516/QĐ-TTg, bổ nhiệm lại ông Trần Bình Minh - Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam ngày 19/04/2017.

Bộ máy VTV công cụ tuyên truyền lợi hại nhất của nhà cầm quyền đã đến lúc bộc lộ "gót chân asin" của họ. "Lợi" bao nhiêu thì "hại" bấy nhiêu

Cuộc tranh tài thể thao ASIAD 2018 đang diễn ra ngày càng gay cấn, nội bộ VTV và những ung nhọt của họ bung ra ắt phải được mổ xẻ.

Có lẽ khá đau đầu cho cụ Tổng và nhà cầm quyền : VTV cái Lỏa to nhất, phủ sóng rộng nhất, tuyên truyền lợi hại nhất… giờ phải xử làm sao đây ?

Kết

Nhiều người Hà Nội đã nêu ra một sáng kiến "cảnh cáo VTV".

Khi đội tuyển Olympic Việt Nam mang nhiều huy chương bay về nước, chính quyền hẳn sẽ tổ chức mừng công, dân chúng Hà thành sẽ kéo đến cổng đài VTV hò reo nhiệt liệt chúc mừng, sau đó sẽ là hàng lỏat chương trình ăn theo ngỏan mục nữa.

Phùng Hỏai Ngọc

Nguồn : VNTB, 26/08/2018

***********************

Xoilac.tv mang tiếng "trộm", còn tiếng "nhục" mang tên VTV (CaliToday, 25/08/2018)

Trong vòng nữa tháng qua, báo đài và mạng xã hội ở Việt Nam tranh luận gay gắt về việc "mua" và "trộm" bản quyền Đại hội Thể thao Châu Á 2018 (gọi tắt là ASIAD 2018). Đài truyền hình Việt Nam VTV và mạng xã hội Xoilac.tv là hai cái tên được chọn làm tâm điểm chú ý của dư luận…

vov4

Ảnh : Xoilac

ASIAD 2018 chính thức khai mạc vào ngày 18/8/2018 tại Jakarta, thủ đô của nước Indonesia, có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á tham dự bao gồm cả Việt Nam, Lào, Campuchia… là những nước quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Có thể nói đây là kỳ thể thao có quy mô lớn nhất trong năm của Việt Nam với sự góp mặt của hơn 500 vận động viên. Thế nhưng, gần trăm triệu người dân Việt Nam nhận được thông tin là đài truyền hình Việt Nam VTV và các đài truyền hình khác của nhà nước Việt Nam không thể mua được bản quyền phát sóng ASIAD 218 bởi vì mức giá do phía đối tác Kjsmworld Corp, đơn vị mua lại từ Ban tổ chức ASIAD 2018 đưa ra với mức giá lên đến 3-4 triệu USD, biến Việt Nam là nước duy nhất trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ cho đến thời điểm ASIAD 2018 khai mạc được hai, ba ngày mà vẫn thể đạt được thỏa thuận về việc mua bản quyền phát sóng.

Trong khi hàng tỷ người dân Châu Á đang đắm chìm trong men say hào hứng lẫn cảm xúc vui buồn khi theo dõi trực tiếp tòan bộ các vận động viên của quốc gia mình thi đấu tại đấu trường ASIAD 2018, thì gần 100 triệu người dân Việt Nam phải cam phận xem những bản tin vắn tắt đầy giận dữ.

vov5

Ảnh : Xoilac

Câu chuyện bản quyền ASIAD 2018 lần này nó như tiếp nối câu chuyện Đại hội bóng đá World Cup 2018, khán giả là người dân Việt Nam nói chung trước thông tin không thể xem được các trận đấu bóng đá World Cup 2018 vì đài truyền hình Việt Nam VTV và các đài truyền hình khác của nhà nước Việt Nam không mua được bản quyền nên không thể phát sóng trực tiếp. Không chỉ dừng lại ở chổ giận dữ đơn thuần, gần trăm triệu dân Việt Nam nổi cơn thịnh nộ ngay sau đó, gây sức ép liên tiếp nhiều ngày liền nhắm vào các đài truyền hình nhà nước Việt Nam, bắt buộc sau đó VTV phải lên tiếng là đã mua được bản quyền phát sóng World Cup 2018 để làm nguội cơn thịnh nội ngày càng lớn của người dân Việt Nam.

Và lần này là kỳ Đại hội ASIAD 2018, đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình của nhà nước Việt Nam một lần nữa thông báo đến với khán giả Việt Nam là không thể xem trực tiếp các trận đấu thể thao của các vận động viên Việt Nam thi đấu tại đấu trường này vì các đài không thể mua được bản quyền phát sóng.

Theo người viết tìm hiểu, thực ra câu chuyện bản quyền ASIAD 2018 có thể nói là bắt nguồn từ thời điểm năm 2012, Việt Nam công bố giành quyền đăng cai ASIAD 2018 tại buổi lễ bốc thăm diễn ra tại Macao-Trung Quốc. Khi đó, các quan chức trong Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch Việt Nam dự kiến chỉ bỏ ra kinh phí đầu tư khoảng từ 150-200 triệu USD nhưng đổi lại Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công, thắng lợi chí ít trong lĩnh vực thể thao và nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại toàn diện cũng như tìm hiểu kinh phí tổ chức của các kỳ ASIAD mà các quốc gia, vùng lãnh thổ tổ chức trước đó thì thấy con số tối thiểu phải bỏ ra là từ mấy tỷ USD cho đến hàng chục tỷ USD. Ngay lập tức, Việt Nam gửi đơn xin rút việc đăng cai ASIAD 2018. Thời điểm này, người dân Việt Nam và khán giả xem truyền hình Việt Nam nói chung chẳng mấy quan tâm đến việc Việt Nam có đăng cai được ASIAD 2018 hay là không? Bởi vì thể thao Việt Nam từ mấy chục năm nay chưa thoát khỏi cái dớt của khu vực Đông Nam Á thì chỉ là vật "lót đường" cho các nền thể theo hùng mạnh Châu Á, cho đến khi "cơn địa chấn Thường Châu-Trung Quốc" hồi đầu năm 2018 diễn ra, đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam thi đấu khá thành, đã vào đến trận chung kết của giải bóng đá U23 Châu Á.

Và đến thời điểm thi đấu ASIAD 2018 diễn ra, những tin tức về chiến tích của đoàn thể thao Việt Nam vang dội từ Jakarta về đến Việt Nam như : đội bóng đá nam Olympic Việt Nam dẫn điểm đầu bảng với thành tích toàn thắng ba trận ở vòng loại trong đó có trận thắng lịch sử tỉ số 1-0 trước đội Olympic Nhật Bản (hiện 2 đội đã giành quyền vào thi vòng tứ kết), đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam hạ đội tuyển nữ Thái Lan để giành quyền vào vòng tứ kết giải đấu và hy hữu là chiến thắng của đội bóng chuyền nam Việt Nam trước đội bóng chuyền nam Trung Quốc… nhưng hàng triệu khán giả Việt Nam không thể xem trực tiếp trên các đài truyền hình Việt Nam nên làn sóng giận dữ trở thành làn sóng phẫn nộ cực độ, những lời chỉ trích nặng nề nhắm vào đài truyền hình Việt Nam VTV và các đài truyền hình nhà nước Việt Nam.

Vào lúc hàng triệu khán giả xem truyền hình Việt Nam đang lên "cơn khát" ASIAD 2018 thì một trang mạng xã hội tên Xoilac.tv, có máy chủ đặt ở nước ngoài đã "ra tay" giải khát cho hàng triệu khán giả xem truyền hình Việt Nam khi "phát trộm" lên kênh Youtube các trận đấu vòng loại ASIAD 2018 của đội tuyển bóng đá nam Olympic Việt Nam. Các trận đấu mà Xoilac.tv "phát trộm" được đánh giá là chất lượng kém, đường truyền internet chậm và lời bình luận tiếng Việt giống "bụi đời xã hội" nhưng vẫn được hàng triệu lượt truy cập, điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu khán giả Việt Nam "xem trộm", tiếp tay cho hành động "trộm" bản quyền của Xoilac.tv. Những người làm truyền hình ở Việt Nam cho rằng hành vi của Xoilac.tv gây nhiều huệ lụy về sau cho các đài truyền hình nhà nước Việt Nam, khuyến gọi khán giả Việt Nam không nên tiếp tay cho hành vi của Xoilac.tv. Nhưng vô nghĩa…

Vì khán giả xem truyền hình Việt Nam, họ đang trong cơn khát ASIAD 2018, một nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng còn chuyện bản quyền có "trộm" hay không không quan trọng. Và mạng xã hội Xoilac.tv tuy "phát trộm" nhưng đã "giải khát" được phần nào nhu cầu cấp thiết của khán giả xem truyền hình Việt Nam. Xoilac.tv mang tiếng là "trộm" nhưng "trộm" được lòng của khán giả xem truyền hình Việt Nam, còn đài truyền hình Việt Nam VTV và các đài truyền hình khác thuộc nhà nước Việt Nam vì sợ tốn mấy triệu USD nhưng đã làm mất lòng hàng triệu khán giả trong mấy ngày qua. Thật không hiểu, một đài truyền hình tầm cỡ quốc gia như VTV lại không làm nổi nhiệm vụ đưa ASIAD 2018 đến khán giả Việt Nam mà lại để cho một trong mạng xã hội Xoilac.tv làm thay nhiệm vụ này đây không phải là một sự yếu kém, nặng lời hơn là một nỗi nhục mang tên VTV hay sao, một câu hỏi mà đông đảo dư luận quan tâm trong mấy ngày qua đặt ra? Cần phải nói thêm, hiện nay ở Việt Nam đa số người dân muốn xem truyền hình là phải trả tiền và câu chuyện ASIAD 2018 cho thấy dù phải trả tiền nhưng nhu cầu xem của người dân đã không được các nhà đài đáp ứng.

Trước cơn thịnh nộ của khán giả xem truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam VOV, đơn chủ quản của đài truyền hình cáp VTC đã đứng ra mua bản quyền phát sóng ASIAD 2018, kể từ ngày 23/8/2018 khán giả xem truyền hình Việt Nam mới được xem trực tiếp các môn thi đấu của ASIAD 2018 cho đến khi kết thúc là vào ngày 2/9/2018.

Quê Hương

Published in Diễn đàn