Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ mấy năm gần đây dân chủ có vẻ bị đe dọa. Phong trào dân túy trỗi dậy khắp nơi, các chế độ độc tài lộng hành gần như vô tội vạ. Nhưng rồi sự sụp đổ của chế độ Maduro đảo ngược tất cả. Chế độ cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài Putin tại Nga bắt đầu giai đoạn cáo chung. Làn sóng dân chủ thứ tư, mà logic cốt lõi là dứt điểm các chế độ độc tài còn lại, sẽ mạnh lên và đạt tới cao điểm trong tương lai gần. Không phải vì Venezuela quá quan trọng mà vì một lý do nền tảng hơn nhiều. Đó là vì loài người đã tiến vào một kỷ nguyên mới trong cuộc hành trình về tự do. Mọi chế độ độc tài xét cho cùng đều là một cuộc nội chiến giữa một nhóm người cầm quyền và một xã hội. Điều mới trong lịch sử thế giới là từ nay xã hội mạnh hơn.

venezuela1

Mọi chế độ độc tài xét cho cùng đều là một cuộc nội chiến giữa một nhóm người cầm quyền và một xã hội.

Điều đáng ngạc nhiên nhất tại Venezuela là Nicolas Maduro đã không đàn áp như thường lệ mỗi khi bị chống đối, dù ông ta không thiếu thủ hạ, vũ khí và sự hung bạo. Trái lại ông ta đề nghị đối thoại và thỏa hiệp trong khi đối thủ của ông ta, một thanh niên 35 tuổi không có lực lượng vũ trang nào và mới cách đây hơn một tháng không ai biết tới, từ chối và đòi ông ta đầu hàng. Kết quả là vào lúc này Venezuela đang có hai tổng thống kình địch nhau. Phải hiểu rằng có một cái gì đó đã thay đổi. Venezuela vừa quá xa vừa quá lạ đối với Việt Nam nhưng chúng ta sẽ sai lầm lớn nếu không dành cho nó một quan tâm đặc biệt.

Một lịch sử ngắn và điên loạn

Venezuela mới trước đây không lâu còn là một đất nước đầy hứa hẹn với một lãnh thổ rộng gần một triệu cây số vuông cho 34 triệu dân, một khí hậu tốt, một bờ biển dài và đẹp và một trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới được ước lượng vào khoảng 300 tỷ thùng (ba-rin). Ngoài ra còn khí đốt và nhiều mỏ khác, nhất là vàng. Đó đã có thể là một đất nước rất đáng mơ ước. Nhưng trường hợp Venezuela, cũng như các nước Châu Mỹ La-tinh khác, một lần nữa nhắc lại một cách hùng hồn rằng, ngay cả nếu có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi, người ta không thể xây dựng được một quốc gia thịnh vượng và hạnh phúc nếu không có tinh thần dân tộc, nghĩa là tình liên đới và ý muốn xây dựng và chia sẻ với nhau một tương lai chung.

Venezuela là quốc gia đầu tiên giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha. Chính tại Angostura (hiện nay là thành phố Ciudad Bolivar) mà cách đây đúng 200 năm, vào ngày 15/02/1919, Simon Bolivar, một người Venezuela nhưng được coi là anh hùng của tất cả các nước Nam Mỹ, đã triệu tập đại hội tuyên bố độc lập cho Châu Mỹ La-tinh, để rồi nhờ tình trạng suy sụp của Tây Ban Nha sau cuộc chiến của Napoleon I giành được độc lập cho Venezuela một năm sau đó.

Dầu vậy, cũng như các nước Châu Mỹ La-tinh khác, Venezuela không phải là một dân tộc đúng nghĩa. Nói chung đã chỉ có những người thống trị thẳng tay bóc lột và người bị trị hừng hực căm thù sẵn sàng nổi loạn. Đất nước Venezuela vì vậy liên tục quằn quại trong nghèo khổ, bạo lực và tội phạm. Độc lập chỉ có nghĩa là những kẻ bóc lột Tây Ban Nha được thay thế bằng những kẻ bóc lột bản xứ toa rập với các thế lực tài phiệt nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Nền dân chủ hình thức chỉ bắt đầu từ 1958 để ngay sau đó trên thực tế nhường chỗ cho một cho một chế độ độc tài quân phiệt đương đầu với các lực lượng cộng sản võ trang trong một cuộc nội chiến kéo dài gần hai mươi năm. Nội chiến chỉ chấm dứt khi quân cộng sản kiệt quệ và chấp nhận hạ vũ khí để tranh đấu bất bạo động chứ không hề có hòa giải dân tộc.

Venezuela được hưởng mười năm tương đối yên bình cho đến năm 1989, khi chính quyền Carlos Perez thực hiện cuộc cải tổ kinh tế hữu khuynh do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khuyến cáo. Cuộc cải tổ này về nguyên tắc là đúng. Nó nhắm chấm dứt tình trạng cả nước chỉ sống nhờ xuất khẩu dầu lửa, các cơ quan và công ty nhà nước đầy những công chức và công nhân chỉ lãnh lương chứ không có việc làm, với hậu quả là khối nợ ngày càng phình ra. Tuy vậy ngay cả một cải tổ đúng cũng cần được thực hiện một cách có bài bản và phù hợp với hiện trạng xã hội. Chính quyền Perez đã không hiểu như vậy, họ áp đặt một cách thô bạo và đàn áp thẳng tay khi bị chống đối. Hàng ngàn người đã bị giết trong những cuộc biểu tình, hơn 3000 người riêng trong ba ngày đầu tháng 3-1989. Sự thô bạo này càng khó hiểu vì đảng Hành Động Dân Chủ của Perez tự xưng là thuộc cánh tả và chính tổng thống Carlos Perez lúc đó đang là phó chủ tịch của Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa.

Không có gì hợp lý tại Châu Mỹ La-tinh, nhất là tại Venezuela, các từ ngữ chẳng có nội dung chính xác nào. Tình hình kinh tế sau đó có phần cải tiến, lôi kéo hàng trăm ngàn di dân từ các nước chung quanh, nhưng tác dụng của cuộc cải tổ kinh tế này và các biện pháp đàn áp đẫm máu đi kèm đã là đa đẩy một phần lớn quần chúng về phía liên minh dân túy cực tả dưới danh xưng Cộng Hòa Thứ Năm bao gồm Đảng Cộng Sản và các đảng cùng ý thức hệ Mác-Lênin. Cuối cùng, năm 1999, lãnh tụ Hugo Chavez của liên minh này lên cầm quyền sau khi đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử dân chủ và lương thiện. Từ năm 2007 liên minh này đổi tên thành Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất.

Hugo Chavez có thể được nhìn như một sản phẩm trung thực của lịch sử hai thế kỷ lập quốc của Venezuela trong đó nét đậm rõ nhất là sự thiếu vắng toàn diện của tư tưởng chính trị và tinh thần dân tộc. Xã hội gần như chia làm hai thành phần, một giai cấp tư bản trục lợi gồm những người có tài sản và bằng cấp từ các trường đại học Mỹ hoặc Tây Ban Nha nhưng thiếu cả tư duy lẫn tâm hồn và chỉ có một mục đích là làm giầu tối đa và một quần chúng nghèo khổ uất ức. Hugo Chavez đã thực sự muốn phục vụ quần chúng, chính vì thế mà ông đã được ái mộ trong suốt thời gian cầm quyền (1999 – 2013) và ngay cả sau khi đã chết.

Chavez là một bằng chứng rằng một người cầm quyền ngu dốt càng có ý chí và dũng cảm bao nhiêu càng tác hại bấy nhiêu. Lên cầm quyền trong một thời cơ thuận lợi –dầu lửa, tài nguyên chính của Venezuela, tăng giá từ 20 USD lên 140 USD một ba-rin- Chavez phung phí đến nỗi khiến Venezuela không giầu lên mà còn lụn bại và mắc nợ thêm. Chavez đã trợ giúp người nghèo và giảm bất công xã hội một cách đáng kể, ông cũng đã nâng cao chi phí về giáo dục, y tế, gia cư và hạ tầng cơ sở. Các biện pháp xã hội này đã nâng cao mức sống lôi kéo thêm hàng trăm nghìn người khác đến Venezuela từ các nước lân cận. Vấn đề là ông ta chỉ biết chi tiêu chứ không biết đầu tư và hoàn toàn không có một kiến thức nào về quản trị quốc gia.

Chavez tăm tối đến mức coi chủ nghĩa Mac-Lênin như một chân lý tuyệt đối dù bức tường Berlin đã sụp đổ từ hơn mười năm trước. Ngay khi lên cầm quyền ông đã quốc hữu hóa tất cả các công ty có tầm vóc, bổ nhiệm vô số tay chân và đồng đảng vào các chức vụ lãnh đạo dù họ không có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn nào. Quyền lực đã chỉ làm cho ông ta mê man mất trí và làm những việc điên cuồng, như ra mặt tuyên chiến với Mỹ, dù chỉ bằng lời, coi Cuba, Nga và Trung Quốc như những nước anh em. Không thể phủ nhận sự câu kết giữa các công ty Mỹ và các chính quyền tham nhũng Venezuela trước đó nhưng cũng không thể đồng hóa nước Mỹ với các công ty này và càng không thể vì thế mà chống Mỹ. Venezuela vừa quá yếu vừa quá tùy thuộc vào Mỹ, chống Mỹ chẳng khác gì đập đầu vào vách đá.

Một hành động điên rồ vào năm 2003 của Chavez đã làm kinh tế Venezuela sụp đổ là quyết định sa thải tức khắc 30.000 (ba chục ngàn !) kỹ sư và kỹ thuật viên của Công ty Dầu khí PDVSA khi họ biểu tình phản đối việc bổ nhiệm các cấp lãnh đạo theo tiêu chuẩn chính trị. Kết quả là công ty PDVSA suy sụp, sản xuất giảm từ 3,5 triệu ba-rin xuống còn không đầy một triệu ba-rin mỗi ngày trong khi PDVSA là 96% xuất khẩu của Venezuela. Kết quả của 13 năm cầm quyền của Hugo Chavez là, dù gặp thời cơ rất thuận lợi nhờ giá dầu tăng vọt, nền kinh tế Venezuela đã gần như phá sản, nợ nước ngoài tăng từ 28 tỷ USD lên 130 tỷ USD.

Venezuela phá sản thực sự ít lâu sau khi Hugo Chavez chết và Nicolas Maduro lên thay năm 2013. Xuất thân là một vệ sĩ chuyên nghiệp rồi tài xế xe buýt, Maduro là một tay anh chị chỉ được huấn luyện chính trị sơ sài trong Đảng Cộng Sản Venezuela trước khi trở thành cộng sự viên thân tín của Chavez. Maduro còn thiếu kiến thức hơn nhiều so với Chavez, lại không có tài hùng biện và sức thu hút của Chavez, nhưng thô bạo hơn hẳn. Việc ông ta đắc cử tổng thống năm 2013, với 50,6%, bị tố giác là gian lận.

Sau đó Maduro nhanh chóng kéo Venezuela xuống địa ngục. Trước sự phẫn nộ ngày càng lên cao Maduro đã chỉ biết phản ứng như một tay côn đồ vô học, bất chấp cả sinh mạng người dân lẫn hiến pháp và luật pháp. Cuối năm 2015, sau khi đối lập dân chủ giành được đa số quá 2/3 trong quốc hội, Maduro ngang ngược cho Tòa Án Tối Cao mà ông ta mua chuộc được tuyên bố tước quyền của Quốc hội. Hành động này làm cả nhân dân Venezuela lẫn thế giới phải kinh ngạc vì sự vô lý của nó khiến sau cùng Maduro phải rút lại. Tuy vậy Maduro cũng vẫn ngang ngược cho bầu ra một "Quốc hội lập hiến" khác sau một cuộc bầu cử gian trá một cách lố lăng. Hiện nay không còn ai nói đến cái quốc hội lập hiến này nữa. Tháng 5/2018 Maduro bất chấp luật pháp đột ngột tổ chức bầu cử tổng thống bẩy tháng trước hạn kỳ chính thức, liên minh đối lập không kịp trở tay đã kêu gọi tẩy chay. Đã chỉ có không tới 33% cử tri tham gia cuộc bầu cử tổng thống này, một số đông vì sợ bị sách nhiễu, nhưng Maduro cũng chỉ được 67,6%. Cuộc bầu cử này bị Quốc hội Venezuela và đa số các nước trên thế giới phủ nhận. Maduro không còn chính danh nữa.

Những số liệu kinh tế và xã hội thật kinh khủng : lạm phát năm 2018 được ước lượng là 10.000.000%, nghĩa là đồng Bolivar mất hết giá trị ; 90% người Venezuela sống dưới mức nghèo, 50% dưới mức nghèo khổ cùng cực ; tiền lương tháng của công nhân chỉ còn tương đương với 6 USD và chưa đủ để sống một ngày ; trọng lượng trung bình của một người Venezuela giảm 7 kg so với hai năm trước vì thiếu ăn ; 5% dân chúng chết vì cướp bóc, đói và thiếu thuốc ; hàng ngàn người bị giết trong những cuộc biểu tình phản đối chính quyền ; khoảng ba triệu người Venezuela phải tỵ nạn sang các nước bên cạnh vì lý do thực phẩm.

Maduro cáo buộc Mỹ và các đồng minh đã gây ra thảm trạng này bằng những biện pháp trừng phạt và cô lập. Điều này có phần đúng nhưng làm sao có thể trách Mỹ khi đã coi Mỹ là kẻ thù ? Vả lại, lý do chính của thảm trạng này là do sự sụp đổ của các công ty, kể cả công ty dầu lửa PDVSA, do Chavez và Maduro gây ra, khi họ bổ nhiệm vào vai trò lãnh đạo những đồng chí không biết gì về quản trị xí nghiệp. Sự sụp đổ kinh tế của Venezuela cũng khá giống như sự sụp đổ của kinh tế miền Nam Việt Nam say ngày 30/04/1975.

Năm 2019 đã bắt đầu với những cuộc biểu tình lớn của một quần chúng không còn gì để mất, hưởng ứng lời kêu gọi của một đối lập dân chủ mà trước đây đa số đã bất tín nhiệm. Dĩ nhiên Maduro đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát đàn áp thẳng tay. Hơn ba mươi người đã bị giết. Chính trong thảm kịch quốc gia này mà chủ tịch quốc hội Juan Guaido đã tự xưng làm tổng thống lâm thời đồng thời tuyên bố Nicolas Maduro bất hợp pháp. Phản ứng của Maduro là cho quân đội bắt Guaido và chuẩn bị đàn áp tiếp.

Tuy nhiên một điều rất không bình thường đã xẩy ra. Vài giờ sau Guaido được thả ra và từ đó các cuộc biểu tình không bị đàn áp nữa. Chắc chắn không phải vì Maduro bỗng nhiên hiền lành. Ngay chính các đồng minh Nga và Trung Quốc cũng đã khuyến cáo ông ta thỏa hiệp thay vì đàn áp. Ông ta đã hiểu là chính mình đang lâm nguy.

Một kế hoạch lật đổ có chuẩn bị

Cho tới ngày 05/01/2019 trừ một số người Venezuela không ai biết đến Juan Guaido, một dân biểu 35 tuổi mà thành tích duy nhất là đã tham gia các cuộc biểu tình chống Chavez rồi Maduro. Hôm đó ông ta thình lình được bầu làm chủ tịch quốc hội.

Khi nhìn lại các diễn biến người ta nhận ra là tất cả đã được chuẩn bị. Ngày 10/01/2019, theo dự trù Maduro sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất và sẽ tuyên thệ nhận chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Ông ta không thể tuyên thệ trước Quốc hội như hiến pháp Venezuela quy định bởi vì cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/2018 đã bị Quốc hội tuyên bố là vô giá trị và cũng bị đa số các nước dân chủ đánh giá là gian lận. Ngay cả các đồng minh của Maduro như Nga, Trung Quốc và Cuba cũng chỉ im lặng chứ không thể nói Maduro đã được bầu một cách lương thiện. Maduro đã tuyên thệ nhận chức một cách dấm dúi trước tòa án tối cao gồn toàn những thẩm phán chân tay của ông ta. Điều này có nghĩa là từ ngày 10/01 Maduro không còn là tổng thống chính đáng và hợp pháp nữa.

Theo hiến pháp Venezuela thì khi không còn tổng thống chủ tịch quốc hội sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ tổng thống với trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử một tổng thống mới. Như thế chắc chắn sẽ có một cuộc đụng độ sống còn giữa Quốc hội và Maduro, trong đó phương tiện duy nhất của Quốc hội là kêu gọi dân chúng xuống đường vì quân đội và cảnh sát đang ở trong tay Maduro. Juan Guaido được bầu làm chủ tịch năm ngày trước là để chuẩn bị cho cuộc đụng độ này vì là một thanh niên dám và biết tổ chức biểu tình. Một lý do khác là đối lập dân chủ Venezuela cũng cần một khuôn mặt mới bởi vì nhân sự chính trị cũ đã bị gắn liền với bất tài và tham nhũng.

Những gì xẩy ra sau đó đã xác nhận kịch bản đối đầu này và còn cho thấy là nó đã được chuẩn bị từ lâu một cách khá chu đáo. Juan Guaido đã lập tức tổ chức các cuộc xuống đường sau ngày 10/01, Maduro đã phản ứng dã man như thường lệ làm hơn ba mươi người chết. Ngày 20/01 một đơn vị quân đội nổi dậy chống Maduro ngay tại thủ đô Caracas. Dù bị dẹp ngay sau đó cuộc nổi loạn này cũng chứng tỏ rằng đã có cố gắng lôi kéo quân đội bỏ Maduro. Rồi ngày 23/01 Juan Guaido tuyên bố đảm nhận chúc vụ tổng thống lâm thời, đương nhiên đặt Maduro ra ngoài pháp luật. Ngay lập tức Mỹ tuyên bố nhìn nhận chính quyền lâm thời của Juan Guaido và sẵn sàng ủng hộ bằng tất cả mọi phương tiện, không loại trừ can thiệp bằng quân sự. Tiếp theo là Canada và hầu hết các nước Châu Mỹ La-tinh. Rồi đến hầu hết các nước Châu Âu. Tất cả như diễn ra theo một kịch bản đã sắp đặt trước.

Kết quả và hậu quả

Sự đào thải của chính quyền Maduro là điều chắc chắn.

Trước hết là vì chế độ Maduro phải cáo chung để đất nước Venezuela có thể sống. Nó đã thất bại ngoài tất cả mọi tưởng tượng trên mọi mặt và kéo nước Venezuela xuống địa ngục.

Sau đó là vì tương quan lực lượng quá chênh lệch.

Phe Maduro có quân đội và công an với đầy đủ vũ khí chống biểu tình tối tân mua của Nga và Trung Quốc. Vấn đề là họ khó có thể đàn áp mà không gặp những phản ứng dữ dội của Mỹ và các nước láng giềng với hậu quả là thảm bại nhanh chóng và ngay cả tính mạng của những người cầm đầu, kể cả Maduro, sẽ rất mong manh. Các đồng minh của Maduro đều ở quá xa và không có cả khả năng lẫn quyết tâm để bảo vệ Maduro. Nga là đồng minh tích cực nhất nhưng ngay từ ngày 05/12/2018, gần hai tháng trước khi Juan Guaido tự phong tổng thống, khi tiếp Maduro tại Moscow, tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai yêu cầu Maduro tìm cách thỏa hiệp với đối lập. Nga đã quá kiệt quệ để có thể giúp Maduro trong một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ. Trung Quốc mạnh hơn Nga nhưng cũng đang gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng và quá lệ thuộc vào thương mại với Mỹ và Châu Âu để dám thách thức. Hơn nữa, từ ít nhất 5 năm nay, Venezuela đã trở thành một gánh nặng cho cả Nga lẫn Trung Quốc. Lý do khiến Maduro đã không ra tay đàn áp là vì ông ta không được Nga và Trung Quốc bật đèn xanh.

Theo các thăm dò dư luận, Maduro cũng vẫn còn được khoảng 18% dân chúng ủng hộ, nhưng chính những người này cũng hiểu là không còn hy vọng gì ở ông. Họ thù ghét cánh hữu hơn là gắn bó với Maduro. Còn quân đội và công an ? Sự thật giản dị là khi một lực lượng phải đàn áp mà không thể đàn áp nó sẽ không sớm thì muộn tự tan rã. Hơn nữa, trừ một số sĩ quan cao cấp, đa số gia đình họ cũng lâm vào cảnh nghèo khổ, cũng là nạn nhân của chính quyền Maduro.

Phe Guaido trái lại có ưu thế hơn hẳn. Hơn 80% người Venezuela mong muốn một thay đổi chế độ và ủng hộ Guaida dù trong lòng không ưa các chính quyền cánh hữu trong quá khứ. Có lẽ tranh thủ nhân tâm đã là một lý do khiến liên minh cánh hữu chọn Guaido làm biểu tượng vì ông là một thanh niên 35 tuổi không dính líu với các chính quyền trong quá khứ.

Guaido thuộc đảng Ý Chí Nhân Dân (Voluntad Popular), một đảng nhỏ thuộc khuynh hướng xã hội chỉ có 14/167 ghế trong quốc hội. Quốc hội Venezuela là định chế duy nhất được bầu ra một cách lương thiện, Guaido thực ra là một tổng thống lâm thời hợp pháp, được hơn 50 quốc gia nhìn nhận. Yếu tố quyết định là sự hỗ trợ và bảo vệ tận tình của Mỹ và các nước láng giềng. Chiến lược của các nước này là giúp Guaido mọi phương tiện để tranh thủ quần chúng và tổ chức đội ngũ đồng thời phong tỏa Venezuela cho đến khi chính quân đội và công an cảm thấy không còn lối thoát và quay lưng lại với Maduro. Trong khi chờ đợi dùng viện trợ nhân đạo để lố bịch hóa và vô hiệu hóa Maduro.

Hai bên đã có cuộc thử sức đầu tiên ngày 12/02 vừa qua. Cả hai bên đều biểu tình. Theo báo chí, phe Maduro tập trung được khoảng mười ngàn người ở trung tâm thủ đô Caracas trong khi phe Guaido động viên được cả trăm ngàn người tại nhiều thành phố lớn. Hậu thuẫn quần chúng của Guaido hơn hẳn Maduro nhưng chưa đủ. Đáng lẽ trong một tình trạng bi đát như thế phải có vài triệu người xuống đường. Guaido đã không động viên được quần chúng như ông và dư luận thế giới chờ đợi. Ông tuyên bố ngày ngày 23/02 sẽ giải tỏa biên giới để các đoàn xe cứu trợ nhân đạo vào được Venezuela nhưng rồi quân đội vẫn theo lệnh Maduro ngăn chặn được mà không gặp khó khăn nào đáng kể. Cũng như ngày 12/02, Guaido đã không động viên được quần chúng ở mức độ cần thiết để giải tỏa tình thế.

Tại sao ? Lý do có một tên gọi : Donald Trump.

Quần chúng Venezuela vốn đã không mặn mà gì với các chính quyền cánh hữu trong quá khứ và họ đã ít nhiều đánh đồng Juan Guaido với phe này. Tuy vậy họ cũng sẽ hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường chống Maduro một cách mạnh mẽ hơn hẳn nếu thấy thế giới ủng hộ một cách nồng nhiệt hơn. Quân đội Venezuela cũng sẽ bỏ Maduro nếu thấy ông ta bị cả thế giới lên án. Nhưng thực tế đã không như vậy.

Juan Guaido được hơn 50 nước thừa nhận nhưng không một nước nào ủng hộ nhiệt tình. Lý do là vì kế hoạch lật đổ Maduro đã do Mỹ cùng chủ động và Donald Trump đã thành công trong việc làm tê liệt liên minh giữa các nước dân chủ và khiến cả thế giới dị ứng với Mỹ. Những gì Mỹ làm, ngay cả đúng như trong trường hợp này, cũng không được hưởng ứng.

Nước Mỹ cô lập như chưa bao giờ thấy. Không chỉ cô lập mà còn tê liệt vì chia rẽ nghiêm trọng giữa những người ủng hộ và những người chống Trump. Vả lại chính quyền Trump đã ứng xử một cách quá thô vụng trong vụ này. Tổng thống Trump, phó tổng thống Pence, ngoại trưởng Pompeo và cố vấn an ninh Bolton đã chỉ biết đe dọa Maduro và giải thích lý do can thiệp là vì Châu Mỹ La-tinh thuộc vùng ảnh hưởng của Mỹ. Không một lời cho nhân dân và đất nước Venezuela. Thế giới và người Venezuela dù muốn cũng không có lý do để phấn khởi. Kết quả là cuộc khủng hoảng Venezuela đã không kết thúc nhanh chóng như đáng lẽ nó phải kết thúc. Nước Mỹ sẽ không bao giờ nhìn thấy hết những tác hại của Donald Trump.

Dầu vậy tình trạng bế tắc dai dẳng này chỉ kéo dài sự đau khổ của nhân dân Venezuela chứ không thay đổi được tình thế, kết cục vẫn là sự đào thải của chế độ Maduro. Sau đó có thể dự đoán là Venezuela sẽ nhanh chóng trở lại tình trạng bình thường, nghĩa là đạt tới một sinh hoạt tương tự như các nước Nam Mỹ khác, trước khi bắt đầu hàn gắn những vết thương trầm trọng mà hai mươi năm cầm quyền của Chavez và Maduro để lại. Tương lai của Venezuela chắc chắn sẽ không đen tối vì những người sắp cầm quyền không thể nào không rút ra những bài học đau đớn của giai đoạn vừa qua. Tuy vậy Venezuela sẽ chỉ thực sự phục hồi để tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của mình nếu những người lãnh đạo mới biết thực hiện một chính sách hòa giải dân tộc thành thực và quả quyết.

Hậu quả đối với thế giới sẽ quan trọng hơn nhiều, rất nhiều

Cả Nga và Trung Quốc, hai cột trụ của một "liên minh quốc tế chống dân chủ" đều sẽ rất điêu đứng. Cả hai nước đều đã dồn rất nhiều của cải vào Venezuela trong tham vọng thiết lập một đầu cầu tại Nam Mỹ.

Không ai biết chính xác Venezuela nợ hai nước này bao nhiêu nhưng vào tháng 11/2017, vào lúc tình hình kinh tế Venezuela chưa đến nỗi quá bi đát, công ty thẩm định tài chính Standard and Poor's, ước lượng số tiền mà Trung Quốc đã cho vay là 56 tỷ USD. Nga theo con số chính thức đã cho vay 8 tỷ USD nhưng con số thực sự chắc chắn phải cao hơn nhiều. Từ đó, trong năm 2018, Nga và Trung Quốc đã cho Venezuela vay thêm ít nhất 7 tỷ USD.

Nhưng khoản cho vay không quan trọng bằng khoản đầu tư của hai nước này, nhất là Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư vào tất cả các tài nguyên thiên nhiên của Venezuela, nhất là dầu và khí, và cũng rất tích trong việc xây dựng các kết cấu hạ tầng. Đầu tư vào dầu lửa của Venezuela là một cám dỗ lớn. Việt Nam cũng đã tốn 8 tỷ USD trước khi bỏ cuộc. Trung Quốc chắc chắn phải đổ của vào gấp vài chục lần, có khi cả trăm lần Việt Nam.

Sự sụp đổ của chế độ Maduro sẽ là bi kịch cho Nga và Trung Quốc, bởi vì cả hai nước đã ủng hộ tận tình Chavez và Maduro và sẽ bị chính quyền mới nhìn như đồng phạm của thảm kịch Venezuela. Chính quyền mới sẽ không cần phủ nhận những cam kết của Chavez và Maduro, nhưng họ sẽ không dành cho chúng một ưu tiên nào, và như thế là đủ vì thời gian là tất cả đối với hai chính quyền tại Nga và Trung Quốc, cả hai đều đang sống những năm cuối cùng.

Thiệt hại tài chính của Nga, trên dưới 20 tỷ USD, tuy tự nó không lớn nhưng quan trọng đối với một nền kinh tế mà GDP chỉ là 1.400 tỷ USD lại đang ôm một khối nợ công tương đương và hơn nữa còn đang bị phong tỏa vì vi phạm công pháp quốc tế. Vấn đề của Nga không phải là thể chế vì Nga có một hiến pháp dân chủ mà là Putin. Putin dựa vào những thành tích chinh phục bên ngoài như sáp nhập bán đảo Crimea, chiếm một phần lãnh thổ của Ukraine, chiến thắng Syria v.v. để vi phạm hiến pháp và áp đặt một chế độ độc tài cá nhân. Putin đã đầu tư vào Venezuela trong một cố gắng mở rộng ảnh hưởng của Nga. Sự sụp đổ của chế độ Venezuela sẽ chấm dứt mọi ảnh hưởng Nga tại Châu Mỹ và là sẽ một thất bại chiến lược lớn làm sụp đổ thần tượng Putin, nền tảng của chế độ.

Hậu quả đối với Trung Quốc còn bi thảm hơn. Thiệt hại tài chính rất nặng vào giữa lúc những khó khăn kinh tế đang dồn dập xuất hiện, lố bịch hóa những con số tăng trưởng giả tạo của chính quyền Tập Cận Bình. Khủng hoảng kinh tế đã rất gần và Venezuela sẽ là một thảm bại khiến nó càng gần hơn, thậm chí khởi động sự sụp đổ kinh tế. Nhưng không phải chỉ có thế. Các lãnh tụ Trung Quốc đều đồng ý rằng từ khi Đặng Tiểu Bình thi hành chủ trương "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" sự sống còn của chế độ cộng sản dựa trên một tăng trưởng kinh tế mạnh. Khủng hoảng kinh tế đồng nghĩa với sự sụp đổ của chế độ và sau đó sự tan vỡ của chính Trung Quốc vì chủ nghĩa cộng sản đang là xi măng thay thế Khổng Giáo gắn liền các vùng của Trung Quốc.

Venezuela cũng sẽ không giúp gì được cho Donald Trump. Ngược lại nó còn phơi bày sự thực là ông đã làm nước Mỹ cô lập và yếu đi đến nỗi không giải quyết gọn nhẹ được một vấn đề đáng lẽ đã có thể giải quyết dễ dàng và nhanh chóng. Việc Donald Trump tái cử nhiệm kỳ hai không còn đặt ra nữa. Ông sẽ thảm bại, trừ khi bị truy tố và bãi chức trước.

Hai nhận định nền tảng

Hai nhận định lớn có thể, nên và cần được nắm chắc từ những gì đã, đang và sẽ xẩy ra tại Venezuela.

Một là, làn sóng dân chủ vẫn tiếp tục tràn tới. Từ mấy năm gần đây dân chủ có vẻ bị đe dọa. Phong trào dân túy trỗi dậy khắp nơi, các chế độ độc tài lộng hành gần như vô tội vạ, Trung Quốc bành trướng ra khắp thế giới, Putin sáp nhập Crimea và chiến thắng tại Syria v.v. Nhưng rồi sự sụp đổ của một chế độ nhỏ, chế độ Maduro, đảo ngược tất cả. Chế độ cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài Putin tại Nga bắt đầu giai đoạn cáo chung. Làn sóng dân chủ thứ tư, mà logic cốt lõi là dứt điểm các chế độ độc tài còn lại, sẽ mạnh lên và đạt tới cao điểm trong tương lai gần. Không phải vì Venezuela quá quan trọng mà vì một lý do nền tảng hơn nhiều.

Đó là vì loài người đã tiến vào một kỷ nguyên mới trong cuộc hành trình về tự do. Các xã hội đã trở thành mạnh hơn các chính quyền. Không còn một chế độ độc tài nào, dù chủ trương toàn trị hung hăng tới đâu, có thể kiểm soát được toàn bộ và áp đặt được hướng đi của một xã hội và một dân tộc nữa. Dù có thể bị cản trở, các xã hội sau cùng vẫn tiến tới theo hướng khiến con người ngày càng tự do hơn và được kính trọng hơn, nghĩa là các quốc gia ngày càng dân chủ hơn. Chống lại dân chủ chỉ có nghĩa là mù quáng chọn sự đào thải chắc chắn. Mọi chế độ độc tài xét cho cùng đều là một cuộc nội chiến giữa một nhóm người cầm quyền và một xã hội. Điều mới trong lịch sử thế giới là từ nay xã hội mạnh hơn.

Hai là, Venezuela là một nước rất được thiên nhiên ưu đãi, có khả năng khiến mọi người đều giầu có nhưng đã chỉ quằn quại trong độc tài, áp bức, bạo loạn, nội chiến và nghèo khổ vì thiếu tinh thần dân tộc và đồng thuận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung, điều mà chỉ có một tư tưởng chính trị lành mạnh mới có thể đem đến. Tư tưởng chính trị là thuốc phòng chống và chữa bệnh điên của xã hội. Một dân tộc không có tư tưởng chính trị chắc chắn sẽ điên, sẽ chia rẽ và xung đột để đi từ tai họa này đến thảm kịch khác, như một con tầu không la bàn, không đụng vào đá ngầm thì cũng đâm vào băng đảo. Mỹ đã hơn hẳn các nước Châu Mỹ La-tinh -dù được thành lập cùng một lúc ở cùng một trình độ- nhờ đã có hoặc đã biết thu nhận tư tưởng dân chủ của những Locke, Jefferson, Stuart Mills, De Tocqueville, James v.v.

Từ hai nhận định rất quan trọng đó người Việt Nam chúng ta có thể rút ra kết luận nào cho đất nước mình ?

Trước hết là niềm tin sắt đá rằng chúng ta nhất định sẽ có dân chủ trong một tương lai gần. Đảng cộng sản sẽ chỉ có một chọn lựa là tích cực tham gia tham gia vào tiến trình dân chủ hóa để làm tác nhân thay vì nạn nhân của lịch sử. Sau đó là cần chuẩn bị cho hạn kỳ đó vì dân chủ chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để xây dựng một đất nước Việt Nam mà mọi người Việt Nam có thể yêu và tự hào. Dân chủ không thay thế cho những chính sách và những con người mà chúng ta cần có.

Chuẩn bị nền tảng nhất là một tư tưởng chính trị mà trí thức Việt Nam cần có, nhưng rất đáng tiếc là vẫn chưa có, để đảm nhiệm vai trò hướng dẫn dân tộc trong cuộc hành trình về tương lai.

Nguyễn Gia Kiểng

(26/02/2019)

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm
vendredi, 15 février 2019 15:56

Chúng ta học được gì từ Venezuela ?

…nhiều người hướng đến dân chủ nhưng lại không có khái niệm đúng đắn thế nào là dân chủ. Đối với họ dân chủ mới là khát vọng chứ chưa phải là lý tưởng. Họ lao về dân chủ như những con thiêu thân mà thiếu hẳn những hoạch định từng bước, những điều kiện và giải pháp cho mỗi khó khăn trên con đường tranh đấu.

vene1

Phe đối lập đã giành được vị thế quan trọng trong đời sống chính trị và Venezuela đang chắp cánh cho giấc mơ dân chủ - Ảnh minh họa

Venezuela đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi. Vấn đề Venezuela đã trở thành tâm điểm chính trị không chỉ của riêng người dân Venezuela mà còn là của thế giới. Nhiều nguyên thủ các quốc gia có tầm vóc đã lên tiếng. Đặc biệt giới đấu tranh Việt Nam đang dán mắt dõi theo khi thấy phe Nicolás Maduro càng ngày càng mất ưu thế trong khi ngược lại phe đối lập đứng đầu là Juan Guaidó đã giành được vị thế quan trọng trong đời sống chính trị của Venezuela, thêm vào đó sự ủng hộ chính thức từ tổng thống cường quốc số một Hoa Kỳ. Niềm mơ ước chấm dứt chế độ độ tài theo xu hướng cộng sản có vẻ như rất gần và Venezuela đang chắp cánh cho giấc mơ dân chủ. Nhiều người đấu tranh Việt Nam đã thốt lên "Venezuela ngày nay, Việt Nam ngày mai".

Venezuela có thực sự như mơ không ? Trước hết phải nhìn nhận tình trạng máu vẫn tiếp tục đổ và chưa có điều gì hứa hẹn nó sẽ dừng lại. Chế độ độc tài Maduro chắc chắn phải ra đi vì nó bấu víu vào ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lỗi thời và đã bị đào thải từ lâu. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tàn phá một đất nước giàu có thành một đất nước tàn tạ không chỉ bây giờ mà đã khiến người dân sống trong cơ cực trong nhiều năm. Nó không còn lý do để tồn tại. Nhưng cái quan trọng là chế độ Maduro ra đi bằng cách nào ? Tôi chắc chắn có nhiều người sẽ nói :

- Đâu có quan trọng ra đi bằng cách nào. Quan trọng là nó ra đi.

Khi chế độ độc tài ra đi là điều tất yếu thì việc ra đi không còn quan trọng nữa mà ra đi như thế nào mới là quan trọng. Ra đi như đế quốc Anh khỏi Ấn Độ hay 'ra đi' như Gadafi. Trong khía cạnh này tôi không có ý chỉ nhắc đến cái chết thê thảm của Gadafi mà cả một bối cảnh chuyển mình đau đớn của Libya với những cái chết không quan trọng người đó là ai, không quan trọng người đó ở phe nào.

Sẽ có người cho rằng thành quả cách mạng xứng đáng cho mọi sự hy sinh. Máu sẽ tô thắm thêm ngọn cờ cách mạng.

Ngăn chặn đổ máu trên phương diện quốc gia là nghĩa vụ trách nhiệm của người làm chính trị đứng đắn.

Bạo lực sẽ xảy ra và có cần thiết hay không ?

Tạm nhìn nhận Venezuela hiện có hai lực lượng chính trị đang ở thế đối kháng mà sức mạnh vũ trang đang đóng một vai trò quan trọng. Sự ủng hộ của Trump có vẻ làm nặng thêm cán cân cho phe đối lập. Trong khi đó việc chống lưng cho Maduro từ phía Nga, Trung Quốc cũng là một thực tế. Một số chỉ dấu cho thấy chính quyền Maduro có thể bất chấp sự đổ máu trừ khi là máu mình. Phía Guaido thì chưa có biểu hiện gì nhưng rõ ràng là chưa thấy những nỗ lực thể hiện quan điểm chính trị của Guaido về vấn đề này. Tất cả những dữ kiện trên đều có thể dẫn đến cảnh ‘nồi da xáo thịt’ không mong muốn. 

Kinh nghiệm can thiệp quân sự từ bên ngoài để giải quyết vấn đề bên trong mỗi quốc gia đều phải trả giá rất đắt và thường là không thành công. Sự kêu gọi can thiệp từ bên ngoài của bất cứ phe nào cũng chứng tỏ sự kém cỏi của chính họ. Nó nói nên một điều rằng họ chưa phải là một lực lượng đủ tầm vóc để cáng đáng việc quốc gia. Vì thế tôi không thể đồng ý với mong muốn của nhiều người là Mỹ cũng như các lực lượng khác phải can thiệp vào Venezuela bằng quân sự. 

Hiển nhiên tôi mong muốn và cầu chúc cho Venezuela cũng như Việt Nam có dân chủ, nhưng quan điểm chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và tôi là không chấp nhận trả giá cho nó bằng máu. Một lực lượng chính trị với quan điểm như vậy có thể không ngăn cản được hoàn toàn bạo lực nhưng chắc chắn nó cũng giảm thiểu tối đa sự thiệt hại. Để làm được điều đó thì lực lượng chính trị này phải có đủ niềm tin vào giải pháp chính trị phi bạo lực, phải đủ lý lẽ để đối phương thấy đó là con đường tốt đẹp nhất cho chính họ và cũng là cho dân tộc. Bất bạo động không phải là thủ pháp chính trị mà là lập trường chính trị xuất phát từ lý trí và tình yêu dân tộc. 

vene2

Bất bạo động không phải là thủ pháp chính trị mà là lập trường chính trị xuất phát từ lý trí và tình yêu dân tộc. Ảnh minh họa

Trong tình thế đứng trước ngưỡng cửa của bước ngoặt lịch sử này, nếu Guaido và cộng sự có được tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc thì chắc chắn Guaido sẽ có được hàng loạt các cuộc vận động chính trị để tháo gỡ bế tắc chính trị hiện nay. 

Tôi không có đủ thông tin để xác quyết nội tình phe Maduro nhưng có thể đoán nó cũng không khác xa nội tình Đảng cộng sản Việt Nam rằng, sự ủng hộ của các tướng lãnh với Maduro không thuần túy là niềm tin hay sự kính quý. Nó đơn thuần chỉ là một liên minh ma quỷ gắn kết với nhau thuần túy vì quyền lợi và quyền lực bất minh. Tuy nhiên chất gắn kết này (quyền lợi và quyền lực bất minh) cũng chính là chất hủy diệt của liên minh cầm quyền. 

Liên minh ma quỷ đó đã trải qua nhiều năm tháng tàn phá đất nước và phạm nhiều tội ác. Họ đã tha hóa trầm trọng để cảm thấy đây là bước ngoặt sống còn của họ. Nhiều người có tội không chỉ với Venezuela mà còn bị truy nã quốc tế. Nghĩa là ngoài Venezuela họ không còn chốn dung thân. Tôi nghĩ rằng đây là lý do quan trọng nhất cho sự tồn tại của liên minh Maduro.

Mặc dù Guaido đã có lời kêu gọi các tướng lĩnh đứng về phía nhân dân nhưng kết quả cho thấy lời kêu gọi chưa đủ khả năng thuyết phục. Có thể có hai khả năng, một là lời hứa chưa đủ cho niềm tin, hai là lời kêu gọi nặng về tình cảm, thiếu tính thực tế.

vene3

Guaido có làm lên lịch sử hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và bản lĩnh chính trị của ông và phe nhóm.

Cơ hội ngàn năm đang ở trong tay Guaido. Ông có làm lên lịch sử hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và bản lĩnh chính trị của ông và phe nhóm. Nói lý thuyết nghe có vẻ hay nhưng rốt cuộc khả năng nhận thức và bản lĩnh chính trị là cái gì ? Nó cũng không phải cái gì quá cao siêu ghê gớm. Nó đơn giản là ông Guaido và đồng sự đã thảo luận để nhìn thấy trước xu hướng chuyển biến chính trị chưa ? Họ đã có nhận định bối cảnh chính trị sẽ chuyển biến đến đâu hay chưa ? Họ đã có kế hoạch để giải quyết khủng hoảng chưa ? Hay chính họ cũng bất ngờ ?

Diễn tiến quá khứ không xa của Venezuela, phe đối lập đã từng thành công và chiếm 2/3 ghế trong quốc hội. Có lẽ họ bất ngờ ngay với thành công của mình nên không biết làm gì với nó. Họ đã không biết sử dụng vị thế chính trị, mà họ đã giành được một cách chính đáng. Rất tiếc là đối lập đã bị Maduro lật lại dẫn đến cơn khủng hoảng chính trị ngày hôm nay. 

Điều đó cho thấy đối lập chưa hẳn là lực lượng dân chủ có viễn kiến và có tầm vóc. Nói đúng hơn họ chỉ là lực lượng chống độc tài Maduro. Chống bất công, chống sự chà đạp nó đơn thuần là phản ứng tự nhiên. Nó khác với đấu tranh dân chủ, vì đấu tranh dân chủ là sự dấn thân của lý trí. Nó xác định mục đích dài hạn là xây dựng nền dân chủ. Việc giành vị thế chính trị hay lật đổ độc tài chỉ là một bước bắt buộc để đi đến việc thiết lập dân chủ. Người đấu tranh cũng phải có thời gian nghiền ngẫm để thấy được tính chính đáng cũng như sức mạnh của dân chủ, thấy được ưu thế cũng như những vấn đề của mô hình dân chủ.

Có lẽ thành tựu của dân chủ, sự hơn hẳn mọi mặt của các nước dân chủ so với độc tài khiến cho nhiều người dứt khoát chọn dân chủ mà không cần thảo luận cần suy nghĩ. Điều này dẫn đến việc đáng tiếc là nhiều người hướng đến dân chủ nhưng lại không có khái niệm đúng đắn thế nào là dân chủ. Đối với họ dân chủ mới là khát vọng chứ chưa phải là lý tưởng. Họ lao về dân chủ như những con thiêu thân mà thiếu hẳn những hoạch định từng bước, những điều kiện và giải pháp cho mỗi khó khăn trên con đường tranh đấu.

Khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài đòi hỏi sự thay đổi. Nỗi khốn khó từng ngày trên mỗi người dân trong nhiều năm là quá đủ để người ta căm ghét sự độc tài, đây là cơ hội rất lớn cho dân chủ. Nhưng dân chủ có đến hay không lại là một chuyện khác. Nó phụ thuộc vào việc đã hình thành được lực lượng chính trị dân chủ hay chưa. Cơ hội đến rồi đi, nó chỉ ở lại với lực lượng đã có sự chuẩn bị để chờ đón nó. Nhiều cuộc "cách mạng" đã nổ ra, nhiều chế độ độc tài đã ra đi nhưng nó chỉ được thay thế bằng một chế độ độc tài khác. Đây là kết quả hiển nhiên khi thiếu vắng một lực lượng chính trị có lập trường và tư tưởng dân chủ, có lộ trình dẫn đến thành công.

Juan Guaidó bắt đầu tham gia chính trị từ năm 2007 cho đến ngày trở thành "tổng thống lâm thời" và nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Ông và đồng sự đã có khoảng thời gian dài hơn 10 năm để chuẩn bị cho ngày hôm nay. Đây chính là lúc cần thiết nhất để vận động chính trị, họp báo, diễn thuyết, thông cáo, thảo luận, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khủng hoảng chính trị, xúc tiến các cuộc thương thuyết với tất cả các bên, từ giới quân sự đang ủng hộ Maduro cho đến các nước dân chủ trên thế giới... Ông có làm được điều đó hay không ? Có gì để nói, để thương thảo hay không ? Tất cả phụ thuộc vào việc ông có dự án chính trị hay không ?

Vấn đề dân chủ hóa Việt Nam cũng có những nét tương đồng đó. Tôi thấy có khá nhiều người Việt phản ứng tiêu cực với cụm từ "Dự án chính trị" và nhìn nó với sự kỳ lạ. Có thể cảm thông cho điều đó nói chung nhưng không thể chấp nhận được khi có người đấu tranh nói không cần dự án chính trị. Sự thiếu vắng những "dự án chính trị" nghiêm túc và khả thi trong các tổ chức đấu tranh, chính là sự đảm bảo cho chế độ độc tài tiếp tục cầm quyền.

Đỗ Xuân Cang

(15/02/2019)

Additional Info

  • Author Đỗ Xuân Cang
Published in Quan điểm

Vì sao Việt Nam ‘đi hàng hai’ trong vụ Venezuela ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 28/01/2019

Trong số các đi tác chính tr được xem là gn gũi nht vi quan đim xã hi ch nghĩa và thân thin nht v giao thương kinh tế vi chính th đc đng Vit Nam, Venezuela và Tng thng Maduro là trường hp mà Nguyn Phú Trng và nhng đng s ca ông ta trong bộ chính tr đng tng không ít ln dùng t ‘đng chí’ đ giao tiếp.

vene7

Chủ tịch Quốc hội, Tổng thống t phong, Juan Guaido, nói chuyn vi người dân ti khu vc gn Caracas, Venezuela, 26 tháng Giêng.

‘Hồn ai ny gi, thân ai ny lo’

Và nếu xem xét mi quan h Vit Nam - Venezuela t mt phương châm ca cu ch tch nước Nguyn Minh Triết ‘Cuba và Vit Nam luân phiên thc canh gi cho hòa bình thế gii’, cùng h quy chiếu ca mi liên h gn như môi - răng gia Cuba và Venezuela, bt kỳ sự đe da đáng k nào đi vi sinh mng chính tr ca ‘đng chí’ Maduro đu phi khiến gii chóp bu Vit Nam tht s lo lng và bày t phn ng, nếu không mun nói là phi có nhng hành đng mnh m đi vi mi đe da đó.

Thế nhưng vào mùa xuân năm 2019, Người Phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng li ch "Vit Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong mun Venezuela hòa bình, n đnh", vi cánh tay không giang ra phía trước cùng cách phát ngôn ‘đc bài’ đu đu và bun ng trước s phn có th ch còn tính bng ngày ca Maduro.

Thông thường, nhng tuyên b hay bày t quan đim quan trng như trên thm chí không được quyết đnh bi b trưởng ngoi giao mà phi được thông qua và chp thun bi cp thường trc ban bí thư và trên na là tng bí thư.

Phải chăng nhng chóp bu cao nht ca Đảng cộng sản Việt Nam vào thi đim này là Nguyn Phú Trng và Trn Quc Vượng không tht s cm nhn được mi đe da rt hu hình đi vi Maduro, v nguy cơ c vi đà này thì kch bn ‘Mùa xuân rp’ rt có th s xy ra mt đt nước đã hội tụ hu hết các yếu t khng hong khiến nó phi xy ra, v s ra đi gn như tt yếu ca mt ch nghĩa xã hi đã thc s tan v Venezuela và kéo theo s mt mát mt ‘đng minh chiến lược’ ca Vit Nam phía Tây bán cu…, hay cái thế gii cng sn thu nhỏ và ch còn trên danh nghĩa Vit Nam gi đây đã càng thu mình li trước mt biến đng thi cuc thế gii có th s rt ghê gm và thm chí s tác đng trc tiếp đến đi sng chính tr - xã hi ln thế tn vong ca mt chính đng cng sn chưa bao gi chấp nhn mt khung lut nào qun lý nó Vit Nam ?

Cuộc khng hong chính tr Venezuela vào mùa xuân năm 2019 hin nhiên đang tung ra mt bài toán va hóc búa v thái đ đi nhân x thế vi mt bu bn ít i còn li, nhưng cũng va bc l cái thế thái nhân tình muôn thuở ca gii con buôn ‘hn ai ny gi, thân ai ny lo’.

Ai mạnh hơn ?

Phát ngôn, hoặc tuyên b không th chung chung và nước đôi hơn thế ca B Ngoi giao Vit Nam v vn đ Venezuela xy ra trong tình hình ngày 24/01/2019, ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời Venezuela, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức lên tiếng công nhận ông Guaido và kêu gọi các nước khác làm theo. Ngay sau đó, hàng lot quc gia khác bao gm Canada, Brazil, Colombia, Chile, Peru, Ecuador, Argentina, Paraguay, Costa Rica… cũng tuyên bố ng h ông Guaido làm tng thng lâm thi Venezuela. Ít gi đng h sau, chính ph Đc đã tr thành quc gia tiên phong châu Âu ng h lãnh đo đi lp Venezuela.

Nghĩa là gần như c khi M Latinh và s là mt phn ln, nếu không nói là toàn b khi Liên minh châu Âu, đang và s ng h kch bn loi tr Maduro ngay trong năm 2019 này vi nhng hành đng can thip ca quc tế vào các nước Bc Phi như Tunisie, Ai Cập, Libya vào mùa xuân năm 2011. Trong đó, không loi tr kch bn can thip quân s.

Về phía đi trng ca khi trên, ch có mt s ít i nhng quc gia mà không khó d đoán là Cuba, Trung Quc, Nga và c Mexico.

Trung Quốc đã đu tư đến 60 t USD vào Venezuela và nếu Maduro biến mt, đó không ch là mt mt mát đng minh chính tr ca Bc Kinh mà còn là mt thm ha cho vn đu tư trong bi cnh Trung Quc đang lao nhanh vào chu kỳ suy thoái kinh tế - chính tr t phi xy ra đi vi chế đ và quc gia này.

Đó là nguồn cơn d hiu vì sao Trung Quc là chính th mnh ming nht trong tuyên b ‘phn đi can thip quân s’ vào Venezuela. Trong khi đó, Nga cũng nói theo cách này nhưng không mnh m bng. Hn nhiên, hot đng đu tư ca Nga đt nước thi mồ m Hugo Chavez - tin bi ca Maduro - không sm ut như Trung Quc.

Trong bối cnh tương quan khá chênh lch gia hai lc lượng phn đi và ng h Maduro trên, đim nhn ln nht trong tuyên b ca B ngoi giao Vit Nam, nếu có th gi đó là mt tuyên bố, là đã chng có bt kỳ t ng hay câu cú nào v ‘phn đi can thip quân s’ - mt tinh thn mà l ra chính đng Cng sn Vit Nam phi nhanh nhy chia s hoàn cnh mành ch treo chuông vi nhng người đng chí thân thiết ca mình bên kia bán cu.

Không bằng Trung Quc, nhưng Vit Nam cũng đã đu tư vài t USD vào Venezuela. Nhưng khác hn vi nhng món đu tư li lãi khá ln ca Trung Quc, toàn b s vn đu tư ca Vit Nam thông qua Tp đoàn du khí Vit Nam (PVN) thi Đinh La Thăng là ch tch hi đồng thành viên, đã t l đến l. Vào tháng 12 năm 2017 khi y viên b chính tr Đinh La Thăng b Nguyn Phú Trng ch đo siết còng vào hai c tay, con s l hoc thc cht đã biến mt ca PVN ti Venezuela được cho là hàng t USD.

Còn giờ đây, nghe nói Thăng đã có hẳn mt ngôi nhà khang trang trong nhà tù, trong khi s tin đu tư sang Venezuela đã ‘mt đi không tr li’. Chng còn lý do xác đáng nào đ Đảng cộng sản Việt Nam đòi Venezuela phi bi hoàn món l thê thm đó, nht là vào lúc này ngân hàng ca Maduro không còn dính két một đng ngoi t nào.

Nhưng vào ln này, cách tuyên b nước đôi hoc ‘đi hàng hai’ ca B Ngoi giao Vit Nam v cuc khng hong chính tr Venezuela không còn ging như cách đu dây ca Vit Nam gia M và Trung Quc liên quan đến Bin Đông hay những va chm quc tế khác. Phn ng quá sc chung chung và như th ‘nói cho nó lành’ ca B Ngoi giao Vit Nam gn như là mt biu hin ca tâm thế bi ri, hơn thế na là hoang mang cao đ ca Nguyn Phú Trng và B Chính tr đng ca ông ta.

Về thực cht, t lâu nay PVN đã không còn gì đ khai thác hay kiếm li Venezuela, mà thay vào đó là hot đng đu tư khai thác du Nga.

Bối cnh xy ra khng hong Venezuela li trùng vi mt thi đim mà B Chính tr Vit Nam phi có được mt quyết đnh đ ln và đ ‘dũng khí’ : chn Trung Quc hay chn M ?

Đây mới là li ích ca chính th Vit Nam

Đây mới là bài toán thiết thân nht cho s tn vong có l ch còn được tính bng năm ca Đảng cộng sản Việt Nam : cái đường lưỡi bò ‘chết tit’ ca Trung Quc va được v li vào năm 2018 đã liếm qua toàn b các m du khí đang khai thác và s khai thác ca Vit Nam Bin Đông, bao gm m Cá Rng Đ liên doanh vi Repsol ca Tây Ban Nha, m Lan Đ liên doanh vi Rosneft ca Nga và m Cá Voi Xanh liên doanh vi Exxonmobil ca M.

Bỏ qua người đng chí du m đã tng mt thi thân thiết là Venezuela, li ích sng còn trước mt ca chính th đc tr Vit Nam là nhng m du mà Bc Kinh - như mt k cướp hung hãn - nhy x vào nhà và đòi chia bôi vi ch nhà đến 60% tài sn ca cái nhà đó.

Không còn cách nào khác, từ năm 2014 đến nay Vit Nam đã phi tìm cách da vào M. S hin din l thiên ca hàng không mu hm USS Carl Vinson cng Đà Nng vào mùa xuân năm 2018 là mt bng chng v thái đ ‘can đm bám M’.

Cũng như cái cách mà từ năm 2016 đến nay, B Ngoi giao Vit Nam đã ch tuyên b ‘tàu M đi qua vô hi’’ và ‘Vit Nam tôn trng t do hàng hi’ Bin Đông.

Còn việc M có làm ‘ch x’ cho công cuc can thip quc tế vào Venezuela, k c can thip quân s, ch là chuyn người mà không phi vic mình.

Chưa k đến bc tranh tươi hng ca quá nhiu quan chc Vit có tài sn và người thân x C Hoa

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 28/01/2019

**********************

Việt Nam : Một Venezuela không có Mỹ

Mặc Lâm, VOA, 28/01/2019

Sáng ngày 23 tháng 1 năm 2019, cuộc tun hành phn đi ca dân chúng do phe đi lp t chc đã bt đu ti Avenida Francisco de Miranda, mt đường ph ln Caracas con s người tham gia lên ti hàng trăm ngàn người. những nơi khác người dân Venezuela cũng tp trung bng nhng nhóm nh hơn. Mc đích ca hng h ông Juan Guaidó, Ch tch Quc hi, nay tr thành Tng thng lâm thi ca Venezuela trong khi ch đi cuc tuyn c đ người dân bu cho mt Tng thng chính thức thay thế Tng thng Nicolas Maduro người b cáo buc gian ln trong cuc bu c năm 2018 và trc tiếp đưa đt nước Venezuela vào ch cùng qun.

vene1

Juan Guaido, thủ lãnh phe đi lp, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, nói chuyn vi người biu tình ti Caracas, 27 tháng Giêng.

Nhìn lại giai đon t thi Tng thng Hugo Chavez, người c vũ cho ch nghĩa xã hi ti đt nước Venezuela cho tới đi ca ông Maduro hin nay, người Vit Nam có th rút ra nhng nhn xét tương đng và khác bit khá thú v gia hai nước đ t đó có mt cái nhìn trm tĩnh hơn nhm rút ra bài hc cho đt nước ca mình.

Có 4 tương đng ln, rt d nhn ra gia hai nước đó là áp dng Ch nghĩa xã hi vào nn kinh tế, l thuc quá sâu vào Trung Quc, thiết lp mt th chế đc tài phn dân ch, và đu tư quá nhiu vào lc lượng vũ trang đ bo v chế đ.

Venezuela từng là mt quc gia giàu có bt nht Nam M. Tr lượng du đng vào hàng nht nhì thế gii và thu nhp bình quân đu người là gn 20 ngàn USD/năm. Thế nhưng khi Tng thng Hugo Chavez quyết đnh dn dt đt nước theo con đường phát trin ca Ch nghĩa Xã hi thì đt nước này nhanh chóng rơi vào suy thoái. Hugo Chavez đã ban hành "Missión Bolivar" xử dng ngân sách hơn 2 t mi năm vi mc đích cung cp mi dch v xã hi cũng như tr giúp v tài chánh cho thành phn dân chúng thp kém nht.

Đây là hành vi mua phiếu ca người nghèo mà Thái Lan là nước có kinh nghim v vic này nhiu hơn nước nào hết, khi cu Th tướng Thaksin Shinawatra ly t ngân sách ra mt s tiến rt ln ym tr cho nông dân Thái trong nhng vic hết sc hài hước : Cho nông dân vay không cần thế chp, tr giúp giá lúa mt cách tùy tin và sau đó xóa n cho h mt cách đi trà. Nhng hành đng này đã giúp cho Đng Pue Thái mnh lên nhưng vn không qua được s chng đi ca đi đa s người dân thành th không được tr giúp n nông dân đ cui cùng thì c gia đình ca người Th tướng có gc Trung Hoa này phi chu cnh lưu vong.

Hugo Chavez còn hơn Thaksin mt bc khi quyết đnh quc doanh hóa rt nhiu nhà máy sn xut du bt k nó là ca tư nhân hay ngoi quc s hu. Chavez đã đem tay chân thân tín của mình vào nm các v trí quan trng trong nhng nhà máy lc du bt k thiu năng v tri thc ca h trước mt nn công nghip đòi hi s hiu biết tường tn ca các chuyên gia v du ha. Kết qu là bn người này vơ vét tn tình tài nguyên quốc gia đ to nên mt giai cp mi : "tư bn đ" trong lòng th đô Caracas. Cho ti khi du thô st giá tàn t và ngun du d tr cn kit thì Venezuela rơi t do vào vùng trũng kinh tế, c xã hi không biết sn xut mt món hàng tiêu dùng vì đã quen nhập khu t nước ngoài. Người dân t giàu có bng chc tr thành ăn mày và t hơn na phi lc trong đng rác tìm chút gì đ đ đói.

Việt Nam không h thua kém Venezuela v khon tham nhũng này : Du ha là ngun thu đáng k ca Vit Nam lên ti 20% GDP, nhưng do sng trong đnh hướng xã hội chủ nghĩa nên Vit Nam còn "đi trước" Venezuela v khon nuôi dưỡng người thân tín trong gung máy. V án ca Tp đoàn du khí Vit Nam, gi tt là VPN, là mt mng ti trong bc tranh xã hội chủ nghĩa mà Vit Nam đeo đuổi. Bn người tng là Ch tch Hi đng thành viên Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVN) ni tiếp nhau, Đinh La Thăng, Phùng Đình Thc, Nguyn Xuân Sơn, Nguyn Quc Khánh thay nhau b khi t. Ngoài ra Trnh Xuân Thanh, Ch tch Hội đồng quản trị ca Tng công ty c phn Xây lp Du khí Vit Nam (PVC), cũng b ra tòa vì tham ô dính líu ti 7 lãnh đo cao cp, trong đó có 3 nguyên y viên trung ương và 2 th trưởng đương nhim.

Hiện nay theo chuyên gia Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Quý, nguyên vin trưởng Vin Nghiên cu khoa hc - thiết kế du khí bin cho biết m Bch Hổ, là m chính quan trng nht ca Vit Nam gn như sp cn kit, ch trong vòng vài ba năm na là hết sch du. Nhưng may mn cho Vit Nam tuy du thô là ngun thu huyết mch nhưng nếu hết du thì nó cũng không th sp đ như Venezuela.

Với Venezuela thì khác, do không có ngun thu nào khác ngoài tài nguyên du ha nên khi giá du xung nước này tr thành con tin ca Trung Quc, vì đã vay n t mt ch n có b dày thâm him bc nht v đng tin b ra phi ly li những gì phù hp. Món n hơn 50 t M kim trói Venezuela vào chiếc gông Trung Quc không tài nào thoát ra ni. Cho dù giá du có lên thì s du bán ra cũng không đ cho Trung Quc siết n c vn ln li.

Việt Nam cũng không khác gì Venezuela, có điu ngoài sự l thuc Trung Quc v các khon vay, s l thuc sâu đm nht là h qu ca vic ging nhau v ý thc h. Vit Nam không dám buông Trung Quc vì lo ngi không có ai bo v chiếc ghế cho mình, tc là nhng lãnh đo cao cp nht chế đ, vì vy khi nào Trung Quốc còn hin din trên trường quc tế thì lúc y Vit Nam s còn tiếp tc khép nép như t xưa ti nay.

Sau khi Hugo Chavez mất đi do bnh ung thư, Nicolas Maduro lên thay chc Tng thng và tiếp tc chn con đường xã hội chủ nghĩa. Chavez đã gây dng được mt lc lượng thân hu trong quân đi và chính quyn bng chế đ bao cp và Maduro ch theo đó mà phát lương cho người trung thành vi mình. Cuc bu c Tng thng vào tháng 5 năm 2018, Maduro tiếp tc thng cuc nhưng đã b quc tế lên án gt gao vì gian lận và vượt quyn kim soát ca quc hi, khiến cho Maduro b thêm tin vào thành phn ng h ông nhiu hơn na. S tin này được ly ra t khon vay ca Trung Quc và Nga, do đó vòng tròn l thuc ngày mt xiết cht chính ph ca Maduro hơn.

Nền đc tài nào cũng phải tr giá, k c Cng sn Vit Nam.

Là một th chế cng sn, khác vi Venezuela v tính cách t chc h thng chính tr, Vit Nam không có mt quc hi cũng như mt h thng tòa án đc lp, vì vy s ni dy ca mt quc hi trước chính ph độc tài không thể xy ra. Tuy nhiên điu ging vi Venezuela là Vit Nam cũng nuôi mt b máy cng knh đ bo v chế đ còn hơn c đt nước lng danh v nhng cuc thi hoa hu. Con s đng viên đang sinh hot đng chính thc hin nay không dưới 4 triu 300 ngàn người cng vi gia đình h đang là một gánh nng khó che giu ca chính quyn Hà Ni. Tt cả nhng đng tin ly t ngân sách đ cung cp cho con s này có th làm cho người bình thường nht cũng phi hi xem h là ai mà được hưởng nhng quyn li như thế.

Không cần biết h là ai, min sao h bo v và trung thành vi Đảng là xng đáng được hưởng nhng ưu đãi mà chế đ này mang li cho h.

Khi biết được điu này, người ta s không ngc nhiên khi mi cuc biu tình ti Venezuela đu b thành phn thân chính phủ chng li mt cách tích cc. H cũng là dân chúng, cũng đói khát, thiếu thn như mi người nhưng h được ưu đãi t chính quyn khi ưu tiên được phê duyt các loi nhu yếu phm hiếm hoi mà chế đ mua được hay trao đi t nước ngoài.

Việt Nam nuôi quân bảo vệ chế đ nhưng chưa có cơ hi s dng, và nếu ngày y xy ra thì người dân Vit cũng không th nào tưởng tượng ra được ti sao cùng thân phn dân chúng như mình mà h li chng li nhân dân ?

Venezuela có một đim rt khác vi Vit Nam là được Hoa Kỳ ra mặt ng h, k c Ch tch Quc hi tr thành Tng thng lâm thi ca Venezuela cũng có kh năng là mt kch bn do M dàn dng. Nếu thiếu vai trò ca M chc chn Caracas cũng không khác gì Hà Ni hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Người ta lo ngi mt cuc ni chiến nhưng quên đi mt điu là nước M rt gn Caracas. Nht c nht đng ca chính ph Maduro đu nm trong tm nhm ca Washington và quan trong hơn na là nhóm Lima, gm 14 nước Nam M, bao vây chung quanh Venezuela s không cho phép Maduro mun làm gì thì làm.

Việt Nam không có M phía sau liu Bin Đông có phi là bài toán gii vây trước sc ép ca Trung Quc t bao năm nay ?

Câu hỏi này khó mà gii đáp thu đáo và logic. Nhng cái đu trong B chính tr hơn hn s tính toán mt chiu như ca Maduro và cận thn, hơn na Vit Nam không h có đi lp và mt Quc hi đúng nghĩa. Bù nhìn không th xua đui nhng tên trm ranh mãnh và đy tình toán.

Và quan trọng hơn, trong nhng ngày Venezuela sng trong không khí bùng n ca mt cuc cách mng thì gii trẻ Vit Nam đang bn suy tư trước trn banh vi Nht Bn. Nhng status v Venezuela ch bng 1/10 nim vui... thua trn ca đi tuyn nước nhà.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 28/01/2019

******************

Venezuela : Sợ thay mà lại mừng thầm…

Nguyễn Hoàng, RFA, 27/01/2019

Trong "tôn thờ chủ nghĩa", có sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đối với Đặng Tiểu Bình, "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng", quan trọng là phải bắt được chuột. Trong khi các lãnh đạo Việt Nam thì ngược lại, bắt được chuột hay không chẳng sao, quan trọng là nuôi mèo gì, "đen" hay "trắng" ?

vene2

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Nicolás Maduro nhất trí cao trong việc triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác về dầu khí, năng lượng… Ảnh minh họa (Tiền Phong, 31/08/2015)

Một thời ở thế kỷ trước, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam hầu hết đều thuộc lòng mấy câu thơ :

"Du kích quân Caracas đã vì anh

Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành…" [1].

Còn giờ này, nếu lính của Nicolas Maduro đụng đến "chân lông" nhà ngoại giao nào của Hoa Kỳ, thì dù có "đội mồ" ngồi dậy, Tố Hữu cũng chẳng dám làm thơ ngợi ca kiểu "đi mây về gió" như vậy nữa.

Thời thế đổi thay

Tình hình Venezuela những ngày này đang "loạn cào cào" mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng chỉ dám thỏ thẻ : "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định". Tuyên bố với truyền thông trong và ngoài nước mà bà quên hẳn việc phải làm rõ quan điểm đối với tình trạng "một nước có hai vua" ở Caracas.

Phải thôi, vì to xác và hung hăng như Trung Quốc mà bà Hoa Xuân Oánh cũng chỉ bày tỏ sự quan tâm chung chung đối với tình hình hiện tại ở Venezuela, kêu gọi các bên bình tĩnh và tỉnh táo để tìm kiếm giải pháp chính trị thông qua đối thoại hòa bình… Bà Oánh có nhắc khéo Mỹ là không nên can thiệp vào nội vụ của Venezuela.

Nhưng Hoa Kỳ bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh. Washington sẵn sàng vượt qua những nguyên tắc ngoại giao truyền thống, tìm mọi cách làm cạn kiệt nguồn tiền mặt dành cho chính quyền Maduro vốn đang chật vật với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và siêu lạm phát. Các động thái cho thấy, rất có thể Mỹ và các đồng minh sẽ phong tỏa nguồn tài sản của Venezuela ở nước ngoài và chuyển giao cho chính quyền lâm thời của Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido [2].

Cho đến cuối tuần qua, 22 quốc gia trên thế giới ủng hộ Guaido, 9 quốc gia vẫn "chống lưng" cho Maduro, còn 3 quốc gia giữ thái độ im lặng, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Thế mới biết thời thế thay đổi. Tuy nhiên quân đội và cảnh sát Venezuela vẫn trung thành với Maduro đang gây khó khăn cho Guaido và phe dân chủ.

"Con mèo Caracas" quá đắt !

Chuyện "huynh đệ tương tàn" dưới màu cờ sắc áo của ý thức hệ thì người Việt chẳng xa lạ gì. Hơn nửa thế kỷ "nồi da nấu thịt" mà giờ đây mỗi khi lên gân "đít-cua", các chính trị gia nửa mùa từ Hà Nội vẫn gào thét về một "tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Cho dù chẳng ai hình dung ra cái nửa "tổ quốc không-xã hội chủ nghĩa" kia nằm ở tận đâu đâu.

Có một sự khác biệt căn bản giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc "tôn thờ chủ nghĩa". Không chờ Liên Xô sụp đổ mà từ trước đó rất lâu, giới lãnh đạo Trung Quốc đã vứt "chủ nghĩa" vào sọt rác. Đối với Đặng Tiểu Bình, "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng", quan trọng là nó phải bắt được chuột. Trong khi các lãnh đạo Việt Nam thì ngược lại, bắt được chuột hay không bắt được chuột, chẳng sao, quan trọng là nuôi mèo màu gì, "trắng" hay "đen" ?

Chính bởi cái não trạng ấy, năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) đã "đốt" không biết bao nhiêu ngàn tỷ của đất nước vào một dự án "vịt trời" ở Venezuela. Phớt lờ những cảnh báo của giới chuyên môn và sự phản đổi của nhiều Đại biểu quốc hội, Bộ Chính trị (chứ đâu phải một mình Đinh La Thăng) sau cơn lên đồng tập thể, đã lao như thiêu thân vào một "siêu dự án ma" [3] để rồi chẳng đi tới đâu. Chưa kể hàng trăm triệu USD chi phí đầu tư mất trắng, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD, bao gồm 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.

"Con mèo Caracas" quả thật đắt giá đối với người dân Việt đóng thuế. Bao nhiêu thuế mới gom về được hàng nửa tỷ USD như vậy ? Cứ nhìn vào thời gian quá trình đầu tư dự án này là có thể biết trách nhiệm thuộc về ai. Đúng là vứt tiền qua cửa sổ ! Cho nên những ngày này, nói Việt Nam đồng cảm với người dân Venezuela thì cũng đúng, nhưng "sự đồng cảm" ấy có hai mặt. "Sợ thay, mà lại mừng thầm cho ai", đúng như tâm trạng của một Thúc Sinh đớn hèn trước một Thúy Kiều dũng cảm dám dấy lên cuộc báo ân báo oán, dù là một cách giang hồ.

Do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bị kẹp giữa những gọng kìm của lịch sử và địa-chính trị, nhiều người Việt khao khát sự giải thoát trong những năm tháng chứng kiến sự sụp đổ liên hoàn ở Đông Âu và Liên Xô từ thế kỷ trước. Nhưng rồi vì ở quá gần, nghe quá rõ tiếng gầm rú của những tiếng xích sắt chà đi xát lại, nghiền nát thân xác đám sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn thuở nào, người Việt đành thúc thủ, tìm đủ lý cớ để tránh mọi sự thay đổi.

Khúc quanh gian nan nhưng hứa hẹn

Venezuela là bài học điển hình cho thấy, một đất nước dù giàu tiềm năng đến đâu và điểm xuất phát tốt đến mấy, (Venezuela từng có GDP đầu người sau Chiến tranh thế giới II cao thứ 4 thế giới) nhưng nếu đi sai đường, chọn nhầm ý thức hệ và mô hình phát triển, thì trước sau cũng sẽ phải trả giá cực đắt. Giờ đây dân Venezuela phải bới các thùng rác để kiếm thức ăn và đến cả giấy vệ sinh cũng chẳng có mà dùng.

Quá tự tin vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, quá ảo tưởng về sức mạnh của chủ nghĩa xã hội và giấc mộng dẫn đầu ngọn cờ chống Mỹ (mà thực chất là chủ nghĩa dân túy), Tổng thống Hugo Chavez – nay đã thành người thiên cổ – đã phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối. Từ đàn áp dân chủ, bóp nghẹt nhân quyền và đặc biệt là chủ trương quốc hữu hóa gần như toàn bộ nền kinh tế, đuổi các nhà đầu tư phương Tây, để cho Nga và Trung Quốc thao túng cả chính trường lẫn thị trường.

Chủ trương theo đuổi chính sách phúc lợi quá hào phóng (mà thực chất là cướp của người giàu chia cho người nghèo và nhóm lợi ích) đã để lại cho người kế nhiệm Maduro một di sản không hề dễ chịu chút nào. Đến hôm nay, khối u lâu ngày đã vỡ và một khúc quanh gian nan nhưng đầy hứa hẹn đang vẫy gọi Venezuela. Nếu cách mạng thành công, đất nước này sẽ thoát khỏi vết xe đổ mà nhiều láng giềng Châu Mỹ Latinh, trong đó có Argentina, với chủ nghĩa Peron, đã sa vào trong quá khứ.

May mắn chỉ có Chile, nhờ sự sáng suốt và cứng rắn của Pinochet (đã đảo chính lật đổ Salvador Allende) mà thoát nạn và đổi đời. Pinochet tuy bị tố cáo là vi phạm nhân quyền khi thẳng tay đàn áp các thành phần cánh tả đối lập, nhưng ông hoàn toàn giao phó nền kinh tế cho các nhà kỹ trị theo trường phái "các chàng trai Chicago" (Chicago Boys) – ủng hộ thị trường tự do – và đã thu được thành công. Chỉ sau hơn 20 năm, Chile đã vươn lên trở thành nền kinh tế phát triển nhất Châu Mỹ Latinh, gia nhập OECD từ một xuất phát điểm rất thấp.

Tại Việt Nam, hình ảnh vị tổng thống tự phong Juan Guaido 35 tuổi được khá nhiều người chia sẻ, ngưỡng mộ và hầu hết đều mong mỏi ngọn gió mới ấy sẽ thổi đến vùng Đông Nam Á đang băn khoăn chọn lựa cũng như khát khao thay đổi. Bất luận Việt Nam không phải là Venezuela, bất luận lộ trình cuộc "song chiến" giữa Guaido và Maduro rồi đây sẽ như thế nào, kết cục cuối cùng ở xứ Tây bán cầu lẫn trên giải đất hình chữ S này là những điều có thể dự báo được.

Từ ngàn xưa đến nay chưa có bạo quyền nào tồn tại lâu dài và tự do, dân chủ (thực chất) luôn là mục tiêu tối hậu của nhân loại. Khi cỗ xe đất nước bị lún sình, chính người dân phải tự mình kéo nó lên. Năm 1979 Giáo hoàng John-Paul II truyền lửa cho người dân Đông Âu với lời kêu gọi "hãy đừng sợ". Mười năm sau, hàng loạt quốc gia theo cộng sản đã sụp đổ. Kể cả Liên Xô cũng "kết thúc" năm 1991. Riêng Liên Xô có 14 quốc gia rời khỏi khối và tuyên bố độc lập.

32 triệu dân Venezuela, những người đang quằn quại vì đói ăn, thiếu thuốc men và nhu yếu phẩm, đang đồng loạt đứng lên. Hy vọng ngày mà Nicolas Maduro cùng nhóm lợi ích của ông ta sớm "giã từ vũ khí", trước sức mạnh của những người "không quyền lực" nhưng khát khao tự do, sẽ không còn xa nữa.

Cầu chúc cho cuộc Cách mạng "vì quyền được sống" của dân Venezuela tránh rơi vào nội chiến và "hiệu ứng cánh bướm" sẽ sớm lan tỏa đến với những dân tộc đang bị kềm kẹp dưới ách toàn trị, trong đó có Việt Nam !

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 27/01/2019 (NguyenHoang's blog)

[1]http://tapchithongtindoingoai

[2]https://www.bbc.com/vietnamese/world-47018657

[3]https://thanhnien.vn/thoi-su/

*****************

Đảng cộng sản Việt Nam đã làm gì để hỗ trợ ‘đồng chí Maduro’ ?

Thường Sơn, VNTB, 28/01/2019

"Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói gọn lỏn trước số phận có thể chỉ còn tính bằng ngày của Maduro - tổng thống của một Venezuela ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ mà đã biến nền kinh tế từ giàu có về dầu mỏ thành suy kiệt và thảm họa xã hội.

vene3

Nguyễn Phú Trọng đã làm gì để hỗ trợ Maduro ?

Phải chăng không thật sự cảm nhận được mối đe dọa rất hữu hình đối với Maduro, về nguy cơ cứ với đà này thì kịch bản ‘Mùa xuân Ả rập’ rất có thể sẽ xảy ra ở một đất nước đã hội tụ hầu hết các yếu tố khủng hoảng khiến nó phải xảy ra, về sự ra đi gần như tất yếu của một chủ nghĩa xã hội đã thực sự tan vỡ ở Venezuela và kéo theo sự mất mát một ‘đồng minh chiến lược’ của Việt Nam ở phía Tây bán cầu…, hay cái thế giới cộng sản thu nhỏ và chỉ còn trên danh nghĩa ở Việt Nam giờ đây đã càng thu mình lại trước một biến động thời cuộc thế giới có thể sẽ rất ghê gớm và thậm chí sẽ tác động trực tiếp và đảo lộn đến đời sống chính trị - xã hội lẫn thế tồn vong của một chính đảng cộng sản chưa bao giờ chấp nhận một khung luật nào quản lý nó ở Việt Nam, một đảng cộng sản mà đã trở thành thủ phạm không thể rõ ràng hơn trong việc biến dải đất hình chữ S từ ‘rừng vàng biển bạc’ thành vùng đất hoang mạc về tài nguyên thiên nhiên của ngày hôm nay ?

Phát ngôn trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam về vấn đề Venezuela xảy ra trong tình hình ngày 24/1/2019, ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời Venezuela, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức lên tiếng công nhận ông Guaido và kêu gọi các nước khác làm theo. Ngay sau đó, hàng loạt quốc gia khác bao gồm Canada, Brazil, Colombia, Chile, Peru, Ecuador, Argentina, Paraguay, Costa Rica… cũng tuyên bố ủng hộ ông Guaido làm tổng thống lâm thời Venezuela. Ít giờ đồng hồ sau, chính phủ Đức đã trở thành quốc gia tiên phong ở Châu Âu ủng hộ lãnh đạo đối lập ở Venezuela.

Nghĩa là gần như cả khối Mỹ Latinh và sẽ là một phần lớn, nếu không nói là toàn bộ khối Liên minh Châu Âu, đang và sẽ ủng hộ kịch bản loại trừ Maduro ngay trong năm 2019 này với những hành động can thiệp của quốc tế vào các nước Bắc Phi như Tunisie, Ai Cập, Libya vào mùa xuân năm 2011. Trong đó, không loại trừ kịch bản can thiệp quân sự.

Đến ngày 26/01/2019, Paris, Madrid và Berlin đồng thời tuyên bố sẽ công nhận thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido là Tổng thống Venezuela, nếu nguyên thủ quốc gia hiện tại, Nicolas Maduro, trong vòng 8 ngày không công bố một cuộc bầu cử mới.

"Người dân Venezuela nên được tự do quyết định tương lai của họ. Nếu cuộc bầu cử không được công bố trong vòng tám ngày, chúng tôi sẽ sẵn sàng công nhận ông Guaido là tổng thống Venezuela để khởi động tiến trình chính trị", Tổng thống pháp Macron viết trên Twitter.

Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng đưa ra lập trường tương tự đối với Tổng thống đương nhiệm Venezuela Nicolas Maduro.

"Chúng tôi không muốn lật đổ chính phủ ở Venezuela. Chúng tôi muốn dân chủ và bầu cử tự do ở Venezuela", Thủ tướng Tây Ban Nha nói thêm.

Ngày 23/1, các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại Tổng thống đương nhiệm Venezuela Nicolas Maduro đã được tổ chức tại Caracas. Lãnh đạo phe đối lập, Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã tự tuyên bố mình là người đứng đầu nhà nước tạm thời (quyền Tổng thống) để chuẩn bị cho một chính phủ chuyển tiếp.

Về phía đối trọng của khối trên, chỉ có một số ít ỏi những quốc gia mà không khó dự đoán là Cuba, Trung Quốc, Nga và cả Mexico.

Trong bối cảnh đấy tính thách thức như thế, cách tuyên bố nước đôi hoặc ‘đi hàng hai’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam về cuộc khủng hoảng chính trị Venezuela không còn giống như cách đu dây của Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông hay những va chạm quốc tế khác. Phản ứng quá sức chung chung và như thể ‘nói cho nó lành’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam gần như là một biểu hiện của tâm thế bối rối, hơn thế nữa là hoang mang cao độ của Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đảng của ông ta.

Cũng như cái cách mà từ năm 2016 đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ tuyên bố ‘tàu Mỹ đi qua vô hại’’ và ‘Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải’ ở Biển Đông.

Bỏ qua người đồng chí dầu mỏ đã từng một thời thân thiết là Venezuela, lợi ích sống còn trước mắt của chính thể độc trị ở Việt Nam là những mỏ dầu mà Bắc Kinh - như một kẻ cướp hung hãn - nhảy xổ vào nhà và đòi chia bôi với chủ nhà đến 60% tài sản của cái nhà đó.

Không còn cách nào khác, từ năm 2014 đến nay Việt Nam đã phải tìm cách dựa vào Mỹ. Còn việc Mỹ hành xử với Venezuela như thế nào thì đó là ‘chuyện người khác’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 28/01/2019

******************

Việt Nam có trung lập trước biến cố ở Venezuela không ?

Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 28/01/2019

Phải 28 năm sau, khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, mới có một biến cố chính trị lớn nhằm lật đổ một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều này nói lên, tàn dư của chủ nghĩa xã hội rất dai dẳng.

vene4

Tổng thống lâm thời Guaido đang phát biểu trước người dân Venezuela. Ảnh AFP

Xét về phạm vi toàn cầu thì hệ thống xã hội chủ nghĩa chính thức tan rã từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Venezuela và vài nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại chỉ là tàn dư của nó mà thôi.

Để dễ hình dung, hãy xét trong phạm vi một quốc gia. Chế độ Pol Pot chính thức sụp đổ ngày 7/1/1979 nhưng tàn quân của nó chạy đến vùng biên giới Thái Lan, củng cố lực lượng chống quân tình nguyện Việt nam và nhà nước non trẻ ở Camphuchia rất quyết liệt. Mãi đến 20 năm sau, tức là năm 1999, Khmer đỏ mới chết hẳn.

Venezuela vốn là một quốc gia giàu có, tươi đẹp, được mệnh danh là cường quốc dầu mỏ, cường quốc hoa hậu. Thế nhưng con đường đi theo chủ nghĩa xã hội đã biến đất nước này thành xứ sở hoang tàn, kiệt quệ, đói nghèo. Hơn 2 triệu người phải bỏ tổ quốc ra đi trong một quốc gia 32 triệu dân. Và bây giờ, hàng triệu người dân đã đứng lên đòi thay đổi chế độ.

Trong cơn khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, Chủ tịch quốc hội, nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự tuyên xưng là tổng thống lâm thời.

Juan Guaido hoạt động trong phong trào đối lập từ hồi còn là sinh viên, đứng về phía những người dân bị áp bức, bóc lột. Anh là thành viên sáng lập đảng Ý chí Nhân dân. Và với tuổi đời còn rất trẻ, có thể so sánh Juan Guaido với Lech Wałęsa thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan trước đây.

Ngay lập tức, Hoa Kỳ và các nước Peru, Paraguay, Brazil, Chile, Colombia đã lên tiếng ủng hộ Guaido nhậm chức Tổng thống lâm thời Venezuela.

Tổng Thư ký Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS) Luis Almagro ra tuyên bố công nhận vai trò Tổng thống lâm thời của ông Guaido.

Việt Nam có trung lập trước biến cố ở Venezuela không ?

Để biết về thái độ của Việt Nam trước cơn khủng hoảng về chính trị ở Venezuela, không thể suy đoán từ mối quan hệluôn luôn tốt đẹp, ủng hộ, bảo vệ lẫn nhau giữa Việt Nam và Venezuela mà phải căn cứ vào tuyên bố của nhà nước VN. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về biến động chính trị đang diễn ra ở Venezuela, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói : "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi, và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định". 

Bằng tuyên bố này, nhiều người cho rằng Việt Nam giữ lập trường trung lập về vấn đề này.

Nếu phân tích kỹ phát ngôn của Bộ ngoại giao thì thái độ của Việt Nam không phải thế.

Mong muốn hòa bình ổn định, điều đó có nghĩa là Việt Nam không muốn xảy ra biến động chính trị ở Venezuela mà muốn ổn định chế độ độc tài Maduro. Đấy là kiểu ổn định mà nhà cầm quyền Việt Nam hay nói tới, ví dụ hay khoe Việt Nam ổn định về chính trị (trong kêu gọi đầu tư, kêu gọi khách du lịch chẳng hạn), "Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được 1 nền hòa bình và thịnh vượng" (Báo Quân đội)

Đám dư luận viên, lực lượng 47 thường chửi những người hoạt động dân chủ rằng đất nước đang ổn định, tại sao chúng mày cứ làm rối lên.

Cái "ổn định" đối với nhà cầm quyền Việt Nam là như vậy. Là kẻ cầm quyền cứ cầm quyền, kẻ bị trị cứ bằng lòng với thân phận bị trị. Họ không muốn có sự xáo trộn nào về chính trị cả.

Với "mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định", rõ ràng Việt Nam không muốn có sự thay đổi ở Venezuela. Họ không hề trung lập trong biến cố chính trị này mà là ủng hộ chế độ độc tài Maduro. Đây là ngôn ngữ ngoại giao quen thuộc của lãnh đạo Việt Nam. Họ rất tinh khôn ở việc dùng ngôn ngữ. không cần nói đến chữ ủng hộ mà lại ra ủng hộ vậy. 

Nếu họ thêm một chữ "sớm" - mong muốn Venezuela SỚM ổn định thì lại là thái độ khác. Khi đó, mới có thể nói Việt Nam trung lập trong cơn khủng hoảng chính trị ở Venezuela.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 28/01/2019

*******************

Đường cùng tất biến !

Nguyễn Hoàng Hải, VNTB, 28/01/2019

Đó là hoàn cảnh của người dân Venezuela vào ngày 24/1/2019 vừa qua. Hàng triệu người đã xuống đường đòi phế truất tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, là một tổng thống độc tài đã dẫn dắt người dân của mình đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà đã khiến họ trở nên nghèo đói không còn gì để ăn ngoài việc phải tìm kiếm những thức ăn thừa thải còn sót lại trong những thùng rác ngoài vỉa hè.

vene5

Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido

Thảm cảnh trên đã được mục thị một cách rõ ràng qua những phóng sự trên toàn cầu trước đây trong một lăng kính phẳng của thế giới văn minh. Từ một nước giàu có về năng lượng khí đốt lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, Venezuela trong phút chốc trở nên nghèo đói bởi những người cầm trịch vận mệnh đất nước qua vài nhiệm kỳ mà mình " sở hữu".

Venezuela, khi cuộc sống của người dân lâm vào đường cùng không còn gì để ăn, điều đó có nghĩa sinh mạng của họ đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.

Đường cùng tất biến là sự nổi dậy mạnh mẽ của hàng triệu người dân Vennezuela vào ngày 24/1/2019, vài lần xuống đường trước đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo nhà cầm quyền Maduro, và chính vì không có thay đổi gì đến điều kiện sống cần phải có nên họ phải hành động để giành lại đó là điều tất yếu.

Ai ủng hộ và đồng hành cùng người dân Venezuela ?

Đồng hành cùng người dân là chàng trai trẻ Juan Guaido chủ tịch Quốc hội Venezuela hiện tại. Juan Guaido đã đứng về phía người dân của mình để bác bỏ chức nhiệm tổng thống Nicolas Maduro vì cho rằng Maduro đã tiếm quyền qua cuộc bầu cử gian dối. 

Juan Guaido có hiểu mình đang làm gì ?

Là chủ tịch Quốc hội Venezuela, hơn ai hết Anh hiểu nội tình của đất nước mình đang ở giới hạn nào, và chắc Anh cũng thấu hiểu tình cảnh của người dân mình ra sao ở thời điểm hiện tại. Nên việc Anh đứng ra tuyên bố và lãnh trách nhiệm làm tổng thống lâm thời Venezuela đã cho thấy đó là một bước đi trong giới hạn lương tri của con người không thể bị giày vò hơn cảnh tàn tạ của chính đất nước mình.

Sự ủng hộ nhanh chóng dành cho Guaido, đồng loạt đến từ nước Mỹ và các nước Nam Mỹ, chỉ vài nước như Trung Quốc, Nga, Cuba, Bolivia, không ủng hộ vì họ cho rằng có sự tác động từ bên ngoài vào Venezuela mà cụ thể là nước Mỹ. 

Thế nhưng "họ", những nước không ủng hộ Juan Guaido lại quên rằng ngày 25/09/2018 chính tổng thống Mỹ Donald Trump đứng trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công khai chỉ trích chế độ chủ nghĩa xã hội của Maduro ở Venezuela và kêu gọi những thành viên có mặt hãy hành động nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng, kêu gọi khôi phục đầy đủ nền dân chủ và tự do chính trị tại Venezuela.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không ngần ngại khi nói : "Từ Liên Bang Xô Viết, tới Cuba, tới Venezuela, nơi nào chủ nghĩa xã hội, hay cách mạng xã hội chân chính được áp dụng, nơi đó đều phải chịu đắng cay, tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài đau khổ cho những người phải sống dưới những chế độ tọi ác này".

Điều đó cho thấy tổng thống Mỹ Donald Trump không ngại chỉ trích thẳng thắng trước bàn dân thiên hạ của thế giới này, và điều đó đúng hay sai thì hàng triệu triệu người trên thế giới này cũng đã tường tận.

Tổng thống lâm thời Juan Guaido có thắng Nicolas Maduro trong cuộc chiến sinh tồn vì người dân Venezuela hay không tất nhiên rồi cũng sẽ ngã ngũ. Lợi thế có phần đang nghiêng hẳn về Juan Guaido vì được người dân ủng hộ, bên cạnh đó là xu thế sụp đổ tất yếu của những chế độ xã hội chủ nghĩa trong quá khứ.

Chính thể nào rồi cũng vậy, nếu để người dân của mình rơi vào đường cùng thì chính thể đó sẽ có ngày nhận lấy sự trừng trị thích đáng trước công luận của thế giới.

Ví như ở Việt Nam, cũng là một nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, người dân ở đây chưa đến nỗi tiệm cận những thùng rác bên vỉa hè để tồn tại. Nhưng, chỉ dấu về sự tiệm cận đó là có thể xảy ra khi khổ danh dân oan mất đất, mất nhà mất cửa, cứ mọc lên như nấm được mùa. Vườn Rau Lộc Hưng là một chỉ dấu sống động hiện tại, bên cạnh nỗi đau kêu không thấu trời của dân oan Thủ Thiêm qua hai mươi năm dài đăng đẳng.

Đường cùng tất biến !, là cảnh báo nguy hiểm dành cho những kẻ vượt ra khỏi giới hạn của lương tri.

Nguyễn Hồng Hải

Nguồn : VNTB, 28/01/2019

********************

Tổng bí thư, thủ tướng... đều ăn ngủ không yên trước diễn biến ở Venezuela ?

Minh Châu, VNTB, 27/01/2019

Về cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang ở Venezuela mới đây, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định.

vene6

Venezuela sẽ là một 'mùa xuân Ả rập' thứ hai ?

Như vậy, phải chăng Việt Nam đang đứng cửa giữa, ai lên nắm quyền chính trị ở Venezuela cũng được, miễn là mang lại hòa bình, ổn định cho đất nước ?

Người viết đã thực hiện một hội luận nhỏ ở nhóm bạn là các thầy, cô giáo đang dạy học ở Sài Gòn, và một thầy giáo là Việt kiều đang chuẩn bị ăn tết ở quê nhà. Chủ đề hội luận : Liệu Việt Nam có thể là một phiên bản Venezuela phương đông ?

* Thầy giáo Phạm Việt Bình, dạy môn văn, Việt kiều : Venezuela đã nhiều lần xảy ra đảo chánh. Điều này tương tự như ở miền Nam Việt Nam dưới cả hai thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Miền Bắc Việt Nam thì không thấy xảy ra cuộc đảo chánh nào. Trong suốt gần 44 năm qua, Việt Nam cũng không có đảo chánh, ngoài trừ vụ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Điều này về cơ bản cho thấy nếu như quân đội tiếp tục đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của đảng cộng sản với yêu cầu tiên quyết là trung thành tuyệt đối đảng cộng sản, thì nếu có đảo chánh, đó cũng chỉ là tranh quyền đoạt lợi của phe nhóm nào đó của những người trong cùng một đảng. Tốt hay xấu hơn so hiện tại là điều tôi chưa nghĩ ra, mặc dù rất có thể là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.

Tôi nghĩ các ông bà từ tổng bí thư, thủ tướng đến chủ tịch Quốc hội ở Việt Nam đều đang ăn ngủ không yên hổm rày trước diễn biến ở Venezuela. Tiếng là một vụ "đảo chánh" nhưng thực tế thì tôi thấy đây là một vụ tranh chấp quyền lực giữa hai cơ quan ‘dân cử’ là hành pháp và lập pháp.

Nguyên nhân tranh chấp đến từ hệ quả tồi tệ gây ra cho xã hội ở những quyết định sai lầm về kinh tế và chính trị của tổng thống Maduro. Ở Việt Nam, nợ công cùng nhiều bất ổn ngấm ngầm và cả công khai khác đang là chiếc lò xo bị nén… Tôi nghĩ người dân Việt Nam cần một sự thay đổi mạnh mẽ về thể chế chính trị, chấm dứt sự độc tài nhân danh kiểu ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý’.

Tôi biết mấy thầy cô giáo ở đây tuy tin vào ông bạn nhà báo vốn là bạn học cũ đang thực hiện buổi ghi nhận bỏ túi này, song vẫn ngại đề cập trực tiếp vấn đề vì chén cơm manh áo. Quả tình tôi cũng đang thắc mắc vì sao hồi đó người miền Nam cùng cả quân đội nữa lại hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác, rồi nhiều lần đảo chánh vì cho rằng ông Diệm là độc tài, là gia đình trị. Còn giờ thì quân đội làm lơ…

Phải chăng hồi đó có sự giật dây của các vị trong lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam như lời thầy Hùng nói lúc nãy ?

Tôi có quan sát chính trường Việt Nam. Tôi nghĩ rằng bài học về sự tan rã nhanh chóng của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đang được nhiều chính khách trong bộ máy cầm quyền hiện tại chiêm nghiệm, và ít nhiều họ sẽ tránh được vết đổ đó trong tương lai.

Còn họ là ai thì tôi mới chỉ mang máng nghĩ rằng họ là các chính khách nằm trong nội bộ của đảng cộng sản. Điều này tương tự như kịch bản từng diễn ra với chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Kiểu tuyên bố nước đôi vừa rồi của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về Venezuela là một chỉ dấu.

Thầy giáo Nguyễn Minh Hùng, dạy môn Anh văn : Ở Venezuela có hai đảng phái theo xu hướng khác nhau là cánh tả và cánh hữu. Tôi nghĩ ở Việt Nam phải đến ít nhứt là tháng 7/1976 mới bắt đầu chế độ chính trị độc đảng.

Hồi học đại học thập niên 80 thế kỷ trước, tôi từng được dạy là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi của chính thể do Đại hội Quốc dân miền Nam, nòng cốt là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau ngày 30/04/1975, tôi được biết qua sách vở là chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có ra ‘Tuyên bố kế thừa Việt Nam Cộng hòa’. Việc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý, vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia.

Tuy nhiên cái bất ngờ là sau đó chính quyền miền Bắc Việt Nam đã xóa sổ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Một người bạn đang làm báo có nói với tôi rằng tổ chức xã hội dân sự có tên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hiện nay, có những hội viên từng là người của chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn đang nhen nhúm đa đảng phái như Venezuela, còn có khả năng đảo chánh hay không thì phụ thuộc vào sự hậu thuẫn đến đâu của quân đội.

* Cô giáo Nguyễn Thu Dung, dạy môn địa lý : Đọc báo tôi thấy mấy ngày gần đây không rõ lý do gì mà bà chủ tịch Quốc hội lại kêu gọi đồng bào và nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, Nhà nước. Báo chí cũng đăng là cả Tổng Bí thư đến Thủ tướng đã đến gặp các tướng lãnh quân đội với những phát biểu kiểu quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước.

Dĩ nhiên là những mẫu câu huấn dụ này quá quen thuộc với bà con mình. Nhưng cứ lặp đi, lặp lại cũng ít nhiều khiến người dân ngờ vực chắc là đang sắp có chuyện gì đây…

Còn về Venezuela, tôi nghĩ xét về địa chính trị thì khác hẳn Việt Nam. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Guyana theo khuôn khổ cộng hoà đại diện dân chủ bán tổng thống, theo đó Tổng thống Guyana là nguyên thủ quốc gia, và một hệ thống chính trị đa đảng.

Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa ở Brasil là hệ thống đa đảng. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).

Colombia thì duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, coi Mỹ là bạn hàng chính và nguồn cung cấp viện trợ quan trọng. Chính phủ Colombia ký thoả thuận cho phép Mỹ sử dụng 7 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Colombia.

Còn ở Việt Nam thì láng giềng đều theo thể chế chính trị độc đảng của những người cộng sản. Tuy nhiên ngay cả Liên bang Xô Viết, cái nôi của thực hành chủ nghĩa cộng sản còn tan rã, thì thật sự tôi chẳng dám chắc điều gì.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 27/01/2019

Published in Diễn đàn