Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lỗ ở Vinachem & Lỗ hổng tổ chức cán bộ

Huy Đức, 05/10/2020

Bắt Đinh La Thăng, truy nã Hồ Thị Kim Thoa... còn có ý nghĩa gì khi Trung ương vẫn tiếp tục cơ cấu những người như ông Nguyễn Đình Khang. Phải chăng, lỗ hổng công tác tổ chức cán bộ là ở chỗ càng thất bại, càng làm thua lỗ ở một doanh nghiệp nhà nước càng có đủ "sức mạnh" để chui sâu, leo cao.

khang1

Ông Nguyễn Đình Khang. Ảnh : TTX

Bỏ mặc 4 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ ở Vinachem, tháng 4/2014, Nguyễn Đình Khang được "giải cứu" bằng cách đưa đi làm Phó bí thư tỉnh ủy Hà Giang ; 2016, Bí thư tỉnh ủy Hà Nam ; và giờ, đang có một cơ cấu cứng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Quan lộ được nói là chưa dừng lại đó.

Trong 4 đại dự án thua lỗ của Vinachem, riêng dự án đạm Ninh Bình, thua lỗ 5.706 tỉ đồng, đang được đề nghị chuyển Bộ công an điều tra. Không chỉ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu, ông Khang còn phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi ký 4 hợp đồng và 08 phụ lục hợp đồng ủy thác vốn.

Ông Khang còn phải chịu trách nhiệm với những sai phạm trong quá trình đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng kéo dài, làm phát sinh giá gói thầu thêm 48 triệu USD ; thiếu trách nhiệm khi để nhà thầu thay đổi một số thiết bị, công nghệ có thông số kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ thay đổi so với hồ sơ yêu cầu… Những sai phạm về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Vinachem trong các năm 2011, 2013 đều có vai trò quyết định của Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khang.

Đứng đầu một doanh nghiệp làm ăn khuất tất, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng "lẻn" được đi làm "chính khách" đã không thể nào giải thích. Hồ sơ các sai phạm cũ đang được chuyển cơ quan điều tra mà vẫn được đề bạt, cơ cấu thì không chỉ đùa giỡn với công cuộc chống tham nhũng, cái được đáng nói nhất trong nhiệm kỳ này, mà còn gây ngạc nhiên cho ngay cả những người vốn không còn gì ngạc nhiên trong Đảng.

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 05/10/2020

*******************

Vinachem quay cung vi l ca các d án nghìn t

Phạm Tuyên, Tiền Phong, 02/10/2020

Số liệu được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) công bố cách đây ít ngày cho thấy, tập đoàn đang quay cuồng trong khó khăn khi bị lỗ lũy kế tới 3.964 tỷ đồng tính đến tháng 6/2020. Các dự án đầu tư nghìn tỷ đồng hoạt động bê bết khiến Vinachem khó chồng khó trong khi khả năng sinh lời để trở lại hoạt động bình thường của các dự án này gần như bằng không.

khang2

Sau 6 tháng đầu năm 2020, sau khi trừ đi các khoản chi phí, Công ty cổ phần Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc bị lỗ ròng 693 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần khoản lỗ cùng kỳ năm 2019

Lỗ lũy kế gần 4.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 của Vinachem cho thấy, doanh thu nửa đầu năm của tập đoàn đạt 18.128 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, Vinachem lỗ trước thuế 619 tỷ đồng, lỗ sau thuế tương ứng 796 tỷ đồng. Còn nếu bóc tách riêng, công ty mẹ bị lỗ sau thuế tới 859 tỷ đồng. Các số liệu cũng cho thấy, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Vinachem đạt 52.037 tỷ trong đó tài sản cố định chiếm 25.473 tỷ đồng, hàng tồn kho 8.886 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn với 6.698 tỷ đồng…

Bản báo cáo cũng cho thấy bức tranh xấu về tình hình sức khỏe của tập đoàn hóa chất. Vốn chủ sở hữu của Vinachem đạt 17.089 tỷ đồng, nợ phải trả ở mức 34.947 tỷ đồng, trong đó, tổng nợ vay đạt con số 14.698 tỷ đồng. Mức lỗ luỹ kế của tập đoàn lên tới 3.964 tỷ đồng.

Bản báo cáo tài chính cũng đi kèm hàng loạt ý kiến của đơn vị kiểm toán liên quan tình hình hoạt động của Vinachem cũng như của các đơn vị thành viên. Theo ghi nhận của kiểm toán, tại thời điểm 30/6/2020, một số dự án của Vinachem như Dự án Khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào, cho thấy hợp đồng với các bên liên quan dự án đã bị dừng triển khai và đang được thực hiện các thủ tục thanh lý. Cùng đó, Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm, Dự án Xây dựng công trình nhà máy sản xuất phân bón Diamon Photphat (DAP) số 2 và Dự án Mở rộng nhà máy Phân đạm Hà Bắc, đã tạm bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chưa được quyết toán dự án hoàn thành, hoạt động không hiệu quả.

Đáng chú ý nhất vẫn là những gánh nặng đầu tư nghìn tỷ thua lỗ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem đến nay vẫn chưa xử lý hết các tồn tại theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công Thương. Đặc biệt, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình không có khả năng thanh toán đầy đủ toàn bộ các khoản nợ vay và lãi vay đến hạn.

Không chỉ dừng tại đó, báo cáo tài chính giữa niên độ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem và Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho thấy nợ ngắn hạn tại hai đơn vị đã vượt quá tài sản ngắn hạn, lỗ lũy kế làm âm vốn chủ sở hữu. Trước tình hình sức khỏe quá xấu của hai đơn vị, kiểm toán cũng đặt dấu hỏi lớn về khả năng hoạt động liên tục đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem và Công ty cổ phần Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc.

Ngoài ra, kiểm toán cũng lưu ý một số khoản vay ngân hàng của Vinachem đã quá hạn thanh toán. Trong đó, số dư nợ gốc quá hạn là 1.064,2 tỷ đồng và lãi quá hạn, lãi phạt chậm nộp tương ứng 609 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho những khoản vay này là Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn /năm, đã tạm bàn giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình quản lý, vận hành từ năm 2012 nhưng chưa được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Công ty con lao đao vì nợ vay "khủng"

Báo cáo mới nhất của Công ty cổ phần Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc cũng cho thấy, đơn vị đang trong cảnh hết sức khốn khổ vì phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế lên tới 3.980 tỷ đồng và những khoản chi trả lãi vay đều đặn lên tới hàng trăm tỷ đồng cho mỗi quý.

"Nửa đầu năm 2020, chi phí lãi vay tăng tới 13% so với cùng kỳ lên 440 tỷ đồng. Nợ vay ngân hàng đã lên tới hơn 7.450 tỷ đồng tính đến cuối quý II/2020. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, doanh nghiệp lỗ ròng 693 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần khoản lỗ cùng kỳ năm 2019 và cũng cao hơn con số thua lỗ của cả năm 2019. Đến cuối quý II, lỗ lũy kế 3.979 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Cùng vì thua lỗ liên tục, vốn chủ sở hữu của công ty âm gần 1.210 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nợ phải trả đã xấp xỉ 10.220 tỷ đồng", lãnh đạo Công ty cổ phần Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc cho hay.

Báo cáo gửi Đại biểu quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương của Chính phủ hồi giữa năm 2020 cũng cho thấy, tình hình bi đát nhất trong các dự án thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình. Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đạm Ninh Bình đang phải gánh khoản nợ tới 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 lên tới 5.706 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 3.392 tỷ đồng.

Khó có lối thoát

Tại buổi làm việc của lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp với Vinachem ngày 16/9/2020, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng giám đốc Vinachem cho hay tính đến hết 8 tháng đầu năm 2020, các đơn vị thuộc Đề án 1468 (Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình ; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc ; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng ; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai) ước lỗ 2.601 tỷ đồng. Các đơn vị không thuộc Đề án 1468 lợi nhuận ước đạt 1.097 tỷ đồng bằng 112% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ông Hiệp, dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của tập đoàn. Các đơn vị thuộc Đề án 1468 tiếp tục gặp khó khăn về chi phí lãi vay đầu tư, đặc biệt là chi phí tăng mạnh do phải hạch toán lãi phạt trên lãi chậm trả cũng như khó khăn trong việc vay vốn lưu động. Lãi suất vay vốn lưu động tiếp tục phải chịu cao hơn mặt bằng thị trường từ 1 đến 2,5%.

khang3

Sau 6 tháng đầu năm 2020, sau khi trừ đi các khoản chi phí, Công ty cổ phần Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc bị lỗ ròng 693 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần khoản lỗ cùng kỳ năm 2019

Báo cáo gửi Đại biểu quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương của Chính phủ hồi giữa năm 2020 cũng cho thấy, tình hình bi đát nhất trong các dự án thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình. Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đạm Ninh Bình đang phải gánh khoản nợ tới 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 lên tới 5.706 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 3.392 tỷ đồng.

Phạm Tuyên

Nguồn : Tiền Phong, 02/10/2020

Published in Diễn đàn

Vinachem đã khai trừ Đảng đối với ông Vũ Đình Duy đồng thời tiến hành niêm phong đồ đạc của ông Vũ Đình Duy và chuyển về kho lưu trữ.

Chiều 16/1, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Tuấn Minh – Chánh Văn phòng Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) cho biết trường hợp ông Vũ Đình Duy (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí PVTex, thành viên Hội đồng thành viên Vinachem) đã nhận quyết định buộc thôi việc từ Bộ Công Thương. Ngay sau đó, Vinachem cũng đã triển khai việc khai trừ Đảng đối với ông Vũ Đình Duy.

Theo ông Minh, hiện nay ông Duy không liên quan gì đến Tập đoàn Hóa chất và nên Vinachem không tiến hành tìm kiếm ông Vũ Đình Duy nữa.

"Đồ đạc của anh Duy đã bị niêm phong từ lâu và đang ở kho lưu trữ. Bộ Công Thương hiện nay sẽ chịu trách nhiệm. Tập đoàn không liên quan gì nữa", ông Minh khẳng định.

chuabenh1

Tập đoàn Hóa chất đã khai trừ Đảng đối với ông Vũ Đình Duy đồng thời tiến hành niêm phong đồ đạc của ông Vũ Đình Duy và chuyển về kho lưu trữ.

Trước đó, ngày 4/1, trao đổi với Đất Việt, một vị Đại diện Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương cho biết với trường hợp của ông Vũ Đình Duy phía Tập đoàn Hóa chất đã có báo cáo và Bộ đã ban hành quyết định buộc thôi việc.

"Bây giờ chúng tôi cũng không có thông tin gì để trao đổi cả. Cán bộ đó đã có quyết định thôi việc. Bộ cũng có những thông báo yêu cầu ông Duy đến để thực hiện quyết định. Nói thật Bộ Công Thương cũng không có điều kiện để liên hệ trực tiếp được với ông Duy", vị đại diện nói.

Cũng liên quan đến việc này, ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 4698/QĐ-BCT ngày 1/12/2016 áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy.

Cụ thể, theo báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, báo cáo của Tổ công tác của Bộ Công Thương, ông Vũ Đình Duy, Thành viên Hội đồng thành viên Vinachem đã vắng mặt tại cơ quan kể từ ngày 24/10/2016 đến nay.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cũng cho biết, ông Vũ Đình Duy đã xuất cảnh từ ngày 22/10/2016 và chưa nhập cảnh trở lại.

Ông Vũ Đình Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng kỷ luật, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật Buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy.

Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, có học vị Thạc sĩ công nghệ hóa học, giữ chức Tổng Giám đốc PVTex từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014.

Sau đó ông Duy được điều động nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau như : Phó Tổng giám đốc PVTex, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp.

Ông Duy được điều động về Vinachem hồi giữa tháng 4 năm nay, chỉ một ngày trước khi Bộ Công Thương có Bộ trưởng mới thay ông Vũ Huy Hoàng.

Thời điểm ông Duy giữ chức vụ Tổng giám đốc PVTex, Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng luôn trong tình trạng khó khăn, không bán được hàng và phải nhiều lần dừng hoạt động. Đây là một trong 5 dự án lớn thua lỗ, có nguy cơ phá sản.

Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTex và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Hà Nam

Published in Việt Nam