Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan nhất khu vực Đông Nam Á, năm nay, Việt Nam sẽ có những triển vọng gì và có thể gặp rủi ro ra sao ? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.

cohoi0

Cơ hội và rủi ro cho Việt Nam 2020 (Ảnh minh họa) - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, chúng ta vừa bước qua năm dương lịch 2020 và chuẩn bị mừng Xuân Canh Tý, vì vậy, trong một chương trình đầu năm, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích triển vọng kinh tế của Việt Nam vào năm nay và đồng thời cảnh báo về những rủi ro mà Việt Nam có thể gặp…

Triển vọng

Nguyễn-Xuân Nghĩa : So với các nền kinh tế tương tự tại khu vực Đông Nam Á, như Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Philippines, thì năm qua, tình hình kinh tế của Việt Nam có vẻ khả quan hơn cả, với đà tăng trưởng có thể là 6,8% khi các nước kia không được như vậy. Kinh tế xứ này cũng đang hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP, với 10 nước khác và qua Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Âu.

Ở bên Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phát triển và hết là một công xưởng toàn cầu nhờ dân số đông và nhân công rẻ, Việt Nam cũng có lợi thế là thị trường có nhân công rẻ hơn. Sau cùng, khi mâu thuẫn thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng từ năm 2018, Việt Nam còn hy vọng tiếp nhận đầu tư của quốc tế để tăng cường việc giao dịch với thị trường Hoa Kỳ. Nói chung, với lực lượng lao động khoảng 60 triệu người và mức lương tối thiểu thấp nhất so với bốn nền kinh tế Đông Nam Á vừa nói ở trên, Việt Nam vẫn còn ưu thế cạnh tranh trong vài năm nữa. Đó là bức tranh tổng quát về triển vọng 2020 của kinh tế Việt Nam.

Những rủi ro

Nguyên Lam : Đấy là một số chỉ dấu tích cực cho kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 này nếu chúng ta so sánh với bốn nước lân bang như ông vừa nhắc tới. Nhưng thưa ông, Việt Nam có thể gặp những rủi ro gì khác trong năm nay ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nhìn thấy có tám loại rủi ro. Thứ nhất, khi nói Việt Nam đã hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu thì điều ấy cũng có nghĩa là nền kinh tế dễ bị các biến cố quốc tế gây chấn động, nhất là khi kinh tế thế giới có thể gặp nhiều thăng giáng thất thường mà người ta khó đoán trước, thí dụ điển hình là vụ khủng hỏang bùng nổ tuần qua giữa Hoa Kỳ và Iran. Thứ hai, rủi ro chấn động còn gia tăng khi kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào xuất khẩu, tức là vào sức tiêu thụ của các thị trường khác. Nếu kinh tế toàn cầu mà bị suy trầm trong năm nay như nhiều người e sợ, luồng xuất nhập cảng của nhiều nước có thể giảm và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thứ ba, như diễn đàn của chúng ta đã nói nhiều lần, kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài và luồng đầu tư này vào Việt Nam đã giảm nhẹ từ giữa năm ngoái nên đấy cũng là chỉ dấu đáng ngại. Riêng về chuyện đó thì ta thấy Indonesia và Thái Lan có sức hút đầu tư quốc tế còn mạnh hơn Việt Nam. Mà hai nhược điểm của Việt Nam là quá lệ thuộc vào xuất cảng và đầu tư của ngoại quốc sẽ có tác dụng tôi gọi là "cộng hưởng" làm vấn đề càng trở thành trầm trọng hơn.

Nguyên Lam : Theo như ông nghĩ thì giới lãnh đạo kinh tế của Việt Nam có thấy ra những nhược điểm kể trên hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Các chuyên gia kinh tế trong nước đều đã cảnh báo về các nhược điểm ấy, nhưng sửa sai là chuyện lâu dài và không dễ. Việt Nam cần đổi mới nữa và phải chú trọng nhiều hơn đến thành phần tư doanh vì đấy mới là nội lực thật của mình.

Nguyên Lam : Nhìn về lâu dài, thưa ông, Việt Nam còn gặp những rủi ro gì khác ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong hiện tại thì mức lương tối thiểu của Việt Nam vẫn là thấp nhất so với mức lương của Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Nhưng mặt trái của đà tăng trưởng cao lại có thể dẫn tới hậu quả là tăng phí tổn về lương bổng và sản xuất khiến ưu thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ không bền. Đó là rủi ro thứ tư của Việt Nam.

Đã vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam thật ra chưa thể bằng Malaysia hay Thái Lan. Chúng ta nên nhìn vào thực tế là hạ tầng cơ sở vật chất của Việt Nam còn thua các nước đó, tay nghề của nhân công xứ này cũng vậy, và quan trọng hơn cả, hệ thống công nghiệp phù trợ của Việt Nam còn rời rạc chứ chưa hội nhập bằng các nước kia. Vì vậy, Việt Nam đừng lầm tưởng là sẽ mau chóng vượt qua các lân bang nhờ có đà tăng trưởng cao hơn. Đấy là ta chưa nói tới tình trạng hủy hoại môi sinh đã lên tới mức đáng quan ngại.

Nguyên Lam : Trở lại bối cảnh của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thưa ông, Việt Nam còn có thể gặp những rủi ro gì trong năm nay ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương nó đa diện, gần như toàn diện, chứ không thu hẹp vào hồ sơ thương chiến và đôi bên sẽ còn tranh đấu mất nhiều năm. Nằm ở giữa hai nước, trong năm nay Việt Nam sẽ bị rủi ro lớn. Trước hết, Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và bị Chính quyền Hoa Kỳ nghi ngờ là trạm trung chuyển để bán hàng của Tầu cho Mỹ dưới nhãn hiệu "Made in Vietnam. Điều ấy chúng ta đã nói nhiều lần rồi. Vấn đề là Việt Nam có hệ thống kiểm soát rộng mà nông nên không chặn nổi những sự gian lận làm Hoa Kỳ sẽ lại có biện pháp trừng phạt nữa. Đó là loại rủi ro thứ sáu, có thể tái phát trong năm nay.

Nhưng nguy hiểm hơn cả là mô hình phát triển của Việt Nam quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Việt Nam nhập thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ xứ láng giềng để nhân công mình chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài nhưng thật sự làm gia công cho Trung Quốc. Tôi gọi đó là "nền kinh tế công cụ" của Bắc Kinh. Năm nay, lãnh đạo Hà Nội nên đưa ra chủ trương cải cách từ căn bản để sớm chấm dứt tình trạng nguy hiểm này vì đấy là một rủi ro sinh tử cho Việt Nam.

Nguyên Lam : Sau cùng, ông còn thấy rủi ro gì khác trong năm nay ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đúng một năm nữa, Việt Nam sẽ lại có Đại hội đảng để bầu ra một Ban chấp hành Trung ương mới và hệ thống nhân sự lãnh đạo khác. Vì vậy, ưu tiên của đảng trong năm nay là chuẩn bị cho Đại hội, và đằng sau là các cuộc đấu đá lẫn thanh trừng được trình bày như việc diệt trừ tham nhũng.

Chúng ta đều biết tham nhũng là thuộc tính của các chế độ độc tài khi đặc quyền chính trị lại dẫn tới đặc lợi kinh tế cho thiểu số ở trên, như ta đã thấy tại Trung Quốc. Ở bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam lại vẫn đi vào vết xe đổ của họ thì rất khó thoát. Đó là loại rủi ro thứ tám của Việt Nam trong năm 2020 này.

Kết luận

Nguyên Lam : Vì thời lượng của chúng ta có hạn nên Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một số kết luận.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Năm nay có hai biến cố lớn cho Việt Nam, thứ nhất là được làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong hai năm và tháng này đang là Chủ tịch luân phiên của cơ chế quốc tế đó. Thứ hai, Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Với tư thế ngoại giao khá đặc biệt ấy, Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình trước sức ép muôn mặt và không hề che giấu của Bắc Kinh ? Vì an ninh đi cùng với kinh tế bên một quốc gia có quá nhiều tham vọng, Việt Nam nên sớm nghĩ tới đổi mới chính trị và đấy cũng là lời chúc đầu năm của bản thân tôi.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầu năm và kính chúc ông được dồi dào sức khỏe.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 07/01/2020

Published in Diễn đàn

Kinh tế Việt Nam liệu có 'hay ho' như số liệu GDP tính lại ?

Quốc Phương, BBC, 05/01/2020

Nợ công ở Việt Nam hiện nay về thực chất không có gì 'hay ho' như các số liệu được 'tính lại' GDP mà chính phủ nước này đưa ra cho năm vừa qua và Việt Nam cần lưu ý tới những khía cạnh dài hạn, ổn định, thực chất hơn là nhất thời và ngắn hạn để có cái nhìn tỉnh táo hơn, theo một số nhà quan sát kinh tế - xã hội.

gdp1

Kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ tiếp tục tập trung để đạt các chỉ số tăng trưởng cao hay sẽ đi vào một bước ngoặt mang tính coi trọng chất lượng phát triển, tính bền vững và có tầm nhìn xa hơn ?

Khi được đề nghị đánh giá về thực chất của phá triển tại Việt Nam, đằng sau những con số được tính lại về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được chính phủ Việt Nam 'tính lại' và công bố lần gần nhất trước khi bước sang năm mới 2020, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A bình luận với BBC News tiếng Việt :

"Số liệu thống kê luôn luôn là một vấn đề đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, bởi vì trong thời gian vừa qua thì chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một biện pháp là tính lại GDP, chuyện này cũng là chuyện bình thường ở các nước thôi, chứ không có gì là đặc biệt.

"Nhưng mà nó đặc biệt ở Việt Nam là trước năm chuẩn bị Đại hội đảng cộng sản, đang chuẩn bị cho Đại hội đảng và GDP của Việt Nam theo cách tính mới, so với cách tính cũ, tăng lên 26-27%.

"Và như thế cái mẫu số nó tăng lên như thế, cho nên tỷ lệ nợ công giảm xuống về mặt phần trăm, nhưng mà con số tuyệt đối của nợ công thì rất đáng tiếc là không giảm được cái gì cả.

"Bởi vì thực sự là tình trạng kinh tế của Việt Nam vẫn như thế thôi, bây giờ chỉ có điều là tính lại thì bảo rằng nó to hơn, đấy là vấn đề về tỉ lệ nợ công, thì chúng ta phải hiểu như vậy.

"Thực sự là tình hình nợ công không phải là hay ho gì cả ở Việt Nam".

Tuy nhiên, về vấn đề tăng trưởng kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện Chính sách độc lập (IDS - đã tự giải thể) cho rằng Việt Nam cũng đã đạt được 'điểm tốt' tạm thời, Tiến sĩ Quang A bình luận tiếp :

"Còn về tăng trưởng, lạm phát, xuất nhập khẩu v.v..., thì có thể nói rằng cả 12 chỉ tiêu mà Quốc hội đưa ra cho năm 2019 thì đều đạt được và tôi nghĩ rằng đấy là một điểm tốt của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh rất là khó khăn trên thế giới.

"Cũng may là Việt Nam ở vào một cái thế mà có thể tận dụng được kể cả cái khó khăn và cái thuận lợi của những người khác để phát triển, nhưng cái đó chỉ là những kết quả của một quá trình đã được khởi động lâu rồi và sự năng động của bản thân các doanh nghiệp cũng như là của người dân Việt Nam.

"Và một điểm nữa cần chú ý là cái đó nó có tính chất tạm thời, bởi vì những cái tận dụng được cơ hội, thí dụ như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chẳng hạn, thì cái đó, nếu mà họ thỏa thuận được với nhau thì cơ hội đấy sẽ bớt đi".

Cần nhìn nhận tỉnh táo hơn ?

gdp2

Các nhà quan sát, phân tích kinh tế Việt Nam vẫn nhắc nhở rằng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp so với tiêu chuẩn quốc tế

Gần đây, có ý kiến cho rằng 'bầu trời kinh tế' của Việt Nam vẫn "trong sáng", trong khi bầu trời kinh tế thế giới nói chung là ảm đạm, một nhà nghiên cứu phát triển và phát triển nông thôn của Việt Nam trong dịp này đưa ra bình luận :

"Từ báo cáo của World Bank vừa rồi mới công bố, lãnh đạo Việt Nam cũng tỏ ra rất lạc quan cùng với đánh giá của World Bank về bầu trời trong sáng của Việt Nam trong khi bầu trời kinh tế nói chung trên thế giới là ảm đạm", ông Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC), nói.

"Tôi muốn lưu ý một nhận định của cơ quan đánh giá độc lập là Moody, họ cho biết là ở Việt Nam họ vẫn giữ nguyên mức tín nhiệm đối với tài chính của Việt Nam, nhưng họ cho rằng triển vọng tương lai là bị âm tính.

"Họ đã chỉ ra ba yếu tố là dài hạn. Thứ nhất là yếu tố về xã hội, ví dụ như vấn đề về dân số chẳng hạn, sự già hóa về dân số Việt Nam đang kéo đến và từ lâu nay rồi chưa được mọi người quan tâm và chú ý giải quyết vấn đề về già hóa dân số. Thì những quy hoạch về dài hạn về mặt này là một yếu tố mà cần phải lo lắng.

"Thứ hai là những yếu tố mà người ta cho rằng là rủi ro về môi trường, chẳng hạn về biến đổi nhiệt độ khí quyển, rồi nước biển dâng rồi là xâm mặn, rồi có thể những rủi ro thiên tai như hạn hán kéo dài.

"Thế thì những triển vọng dài hạn như vậy, thông thường người ta cho rằng là các nhà kinh tế Việt Nam chỉ lo đến ngắn hạn thôi, còn những cái dài hạn là chưa nghĩ đến, hoặc chưa có những biện pháp lo lắng để tính vào.

"Một cái nữa, người ta cũng lo lắng là triển vọng giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế cho đến tham nhũng, thì cũng có thể trong cái ngắn hạn nào đó chúng ta có thể lạc quan, tốc độ tăng trưởng như vậy nó có vẻ là cao.

"Thế nhưng chúng ta thấy rằng là ở ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng cao như vậy thì nó cũng không phải là cái gì đó đặc biệt, tăng trưởng ở Việt Nam cũng giống như là một nước rất là nghèo như là Bangladesh chẳng hạn, cùng một nhịp độ tăng trưởng.

"Còn nếu chúng ta chuyển sang được mức tăng trưởng như là của Malaysia, hay là Hàn Quốc chẳng hạn, thì không thể nào mà tăng trưởng 6-7% một năm được, điều đấy thì chúng ta có thể hình dung được là mức độ tăng trưởng cao thì như vậy, thế nhưng phải hiểu rằng nó ở trong một bối cảnh mà mức phát triển của Việt Nam thấp, rất thấp... nó là như vậy thì chúng ta có thể là nhìn nhận một cách tỉnh táo hơn".

Cảnh báo nào cho năm 2020 ?

gdp3

Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến nhiều thành tích đạt được trong bóng đá và thể thao thành tích cao ở khu vực thời gian qua

Trong một bài viết đầu năm mới trên Asia Times hôm 02/01, một nhà quan sát chuyên theo dõi Châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, David Hutt cũng đưa ra một số nhận định mà theo tác giả này, giới tư vấn, hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của Việt Nam cần lưu ý, bài viết có đoạn :

"Các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có thể được tha lỗi, nếu triển vọng năm 2020 của họ bị chính trị hóa quá mức...

"Nhưng các nhà hoạch định kinh tế sẽ bị sai lầm khi bỏ qua các vấn đề dài hạn khác nhau đe dọa đưa đất nước vào cái gọi là "bẫy thu nhập trung bình", trong đó đất nước có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có...

"Hiện không thấy rõ ngay lập tức rằng các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam đang làm đủ để tránh cái bẫy đó. Điều đó bao gồm việc thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) không hiệu quả, ngân hàng tiếp tục"cố ngấu nghiến" chính sách cho vay trong sự bất lợi với khu vực tư nhân".

Theo David Hutt, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, mà thường được biết đến với tên gọi ở Việt Nam là "cổ phần hóa", được coi là rất quan trọng để gây quỹ cho các kho bạc nhà nước. Nhưng quá trình này đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây, với năm 2019 chứng tỏ một năm đặc yếu kém cho các chỉ số phát hành công khai lần đầu về chứng khoán (IPO).

"Không có công ty tư nhân nào niêm yết cổ phiếu trong chín tháng đầu năm, trong khi một số danh sách doanh nghiệp nhà nước được lập trình đã bị lùi lại", nhà quan sát này viết.

"Chính trị là một yếu tố trong sự chậm lại tư nhân hóa. Chẳng hạn, các thanh tra viên nhà nước thường đánh giá quá cao các tài sản của doanh nghiệp nhà nước được lên kế hoạch tư nhân hóa, sợ rằng việc mất tiền nhà nước thông qua việc định giá trị thấp hơn có thể bị phạt tù.

"Những lo ngại đó đã được khuếch đại thêm bởi một nỗ lực chống tham nhũng cấp cao mà trong những năm gần đây đã khiến nhiều cựu giám đốc điều hành của các doanh nghiệp nhà nước, một số vì tham nhũng, một số khác có lẽ vì thất bại trong chính trị phe phái, bị sa bẫy".

Và tác giả bài viết có tựa đề tạm dịch "Rủi ro kinh tế Việt Nam năm 2020 bị làm cho thu hẹp mức độ" đặt ra câu hỏi và vài cảnh báo từ một số khía cạnh mà ông tin là đáng lưu ý :

"Làm thế nào chính phủ tiến hành cân bằng lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, một điểm nóng tiềm năng thường được bùng phát qua các cuộc biểu tình công khai chống lại các bộ luật được đề xuất gây tranh cãi gần đây, mà sẽ được quyết định vào năm 2020.

"Một vấn đề bao trùm đối với các nhà hoạch định kinh tế là nhiều cải cách và thay đổi cần thiết để cải thiện năng suất và tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư sẽ không nhất thiết phải phổ biến với người lao động địa phương, bao gồm biện pháp mới để tăng tuổi nghỉ hưu.

"Trong khi đó, việc đẩy mạnh tư nhân hóa sẽ làm khó chịu những thế lực lợi ích của Đảng vốn đã trở nên giàu có trong những năm qua từ các cơ hội bảo trợ và tham nhũng mà nhiều doanh nghiệp nhà nước đem lại cho họ.

"Vì vậy, trong một năm khi các đảng viên sẽ tranh giành vị trí trước Đại hội toàn quốc của đảng vào năm 2021 và các nhà lãnh đạo của đảng nhắm tới việc tạo dấu ấn trên trường quốc tế, sẽ là rất thú vị chứng kiến nhiều thách thức kinh tế cấp bách của quốc gia này", David Hutt viết trên Asia Times.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 05/01/2020

***************

Kinh tế Việt Nam ‘khởi sắc’ nhưng ‘cần cải thiện nhiều’

VOA, 03/01/2020

Mặc dù kinh tế Vit Nam trong năm 2019 có nhiu đim sáng vi mc tăng trưởng cao nhưng Vit Nam cn thc hin nhiu ci cách đ to môi trường thun li hơn na cho các doanh nghip phát trin, mt nhà kinh tế trong nước nói VOA.

gdp4

Công nhân đang làm việc ti mt xưởng may mc Hà Ni. May mc vn là mt trong nhng mt hang xut khu ch đo ca Vit Nam

Việt Nam kết thúc năm 2019 với nhiu ch s kinh tế vượt tri trong bi cnh kinh tế thế gii đang gp nhiu khó khăn, khiến cho đi din ca Ngân hàng Thế gii ti Vit Nam khen ngi rng ‘mây đen kéo v toàn cu nhưng mt tri vn đang ta nng Vit Nam’.

Theo số liu chính thc do Tng cc Thng kê Vit Nam công b, kinh tế Vit Nam trong năm 2019 tăng trưởng 7,02% - tc đ tăng trưởng cao th hai trong vòng 10 năm qua, mc dù con s này xê dch mt chút so vi tính toán ca Ngân hàng Thế gii (6,8%) hay Ngân hàng Phát trin Châu Á (6,9%).

Đây là mức tăng trưởng thuc hàng cao nht thế gii trong khi nhng nn kinh tế năng đng nht Châu Á đu có mc tăng trưởng thp hơn, chng hn như Trung Quc và n Đ tăng 6,1% còn Indonesia tăng 5%, theo s liu ca Qu Tin t Quc tế (IMF).

Kim ngạch ngoi thương ca Vit Nam trong năm 2019 cũng đt mc k lc là 517 t đô la - xut khu 263 t và nhp khu 253 t, theo s liu B Công thương công b. Đây là năm th 4 liên tiếp Vit Nam có thng dư thương mi vi mc xut siêu là 10 t đô la.

Số lượng doanh nghip mi đăng ký thành lp trong năm 2019 đt trên 138.000 doanh nghip, cũng theo s liu ca Tng cc Thng kê vi s vn tăng 17,1% so vi năm trước đó. Trong khi đó, mc d tr ngoi hi cũng đt mc cao nht t trước đến nay vi 80 tỷ đô la, theo công b ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti hi ngh ca Chính ph vi các đa phương hôm 30/12.

Nhờ chiến tranh thương mi ?

Trao đổi vi VOA v nhng kết qu này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, người tng là thành viên t tư vn kinh tế ca chính phủ, nói rng tc đ tăng trưởng như thế va là ‘n lc trong nước’ va là ‘cơ hi do chiến tranh thương mi to ra’.

"Chiến tranh thương mi M-Trung làm cho xut khu tăng vt hn lên và xut khu vào th trường M tăng rt cao", ông cho biết.

Xuất khu của Vit Nam vào th trường M trong năm 2019 tăng đến 27,8%. Vi mc xut khu sang M đt 60,7 t đô la và nhp khu 14,3 t, Vit Nam có thng dư lên đến trên 46 t đô la trong giao thương vi M.

Tuy nhiên, trước vin cnh cuc chiến thương mi M-Trung sẽ được gii quyết và Vit Nam s mt đi li thế xut khu vào th trường M, ông Doanh cho rng Vit Nam ‘s n lc phát trin khu vc kinh tế tư nhân’.

Ông nói việc kinh tế tư nhân Vit Nam ngày càng ln mnh là điu đáng mng và dn chng là s doanh nghiệp mi ra đi tăng lên, s kin tp đoàn Vingroup ra mt xe hơi ‘made in Vietnam’ Vinfast, hãng xe Trường Hi xut khu xe buýt sang Philippines, go ST 25 được công nhn là ‘go ngon nht thế gii’ và xut khu trái cây Vit Nam được đy mnh như xuất khẩu xoài và vi thiu.

"Tôi rất hy vng các tp đoàn tư nhân ca Vit Nam phát trin vng mnh", ông nói. "Tôi mng là Vingroup đã đu tư vào trường đi hc, vào vin nghiên cu".

"Trong nông nghiệp cũng có nhng tín hiu tt. Có nhiu thành ph đã đu xây dng các trang tri hin đi, nh đó đt được nhng sn phm nông nghip có cht lượng cao hơn và có th tăng thêm xut khu ca Vit Nam", ông nói thêm.

Ông khen ngợi công tác điu hành ca Chính ph : "Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Chính ph đã hết sức năng n trong vic to thun li cho điu kin kinh doanh, ct gim giy phép, vn dng chính ph đin t nên đã làm gim bt rt nhiu chi phí thi gian và chi phí tin bc cho các doanh nghip".

‘Chưa thy đim sáng’

Về các doanh nghip nhà nước, vốn lâu nay có nhiều tai tiếng vì các khon l hàng t đô la, ông Doanh nói trong năm va qua ‘chưa thy đim sáng gì rõ nét’ và dn ra trường hp Gang thép Thái Nguyên vi các lãnh đo b đưa ra k lut.

Ông cho biết ‘11 công trình đã đu tư ca các doanh nghiệp nhà nước vn còn đang đi được x lý’ và ‘cn phi x lý khn trương và hiu qu đ trong thi gian ti có th huy đng được tài sn c đnh đã được đu tư vào đó’.

Về cơ cu các mt hàng xut khu ca Vit Nam có xu hướng chuyn dch v phía các linh kiện đin thoi, linh kin máy tính (chiếm phn ln t trng xut khu ca Vit Nam hin nay ch không phi các mt hàng truyn thng như sn phm may mc, giày dép), ông Doanh nhn đnh đó là ‘tín hiu đáng mng’.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhn mnh "Các mt hàng đin t là ca nhà đu tư nước ngoài. Giá tr gia tăng ca người Vit Nam còn hn chế" và kêu gi Vit Nam cn n lc hơn na đ có nhng thương hiu ca người Vit Nam.

Cần ci thin môi trường kinh doanh

Nhà kinh tế này cũng lưu ý rng mc dù trong năm va qua, Vit Nam đã có mc thăng hng cao nht trong bng xếp hng v năng lc cnh trnh ca Din đàn Kinh tế Thế gii - t hng 77 lên 67, nhưng hng 67 ‘chưa phi là th hng cao’.

"Luật Doanh nghiệp đã thun tin hơn nhưng giy phép con vn còn, các doanh nghip vn báo cáo là các chi phí ngoài pháp lut vn còn", ông cho biết. "Phi công khai minh bch đ các doanh nghip biết là đơn ca h đang được ai x lý và bao lâu s có câu tr li".

Mặc dù đã có chính phủ đin t, nhưng ông Doanh cho biết ‘các doanh nghip vn phn ánh là đến khâu cui cùng h vn phi in tài liu ra đến np và khi np vn phi có chi phi ngoài pháp lut’. "Điu này làm cho chi phí doanh nghip ca Vit Nam vn còn cao so với các nước khác trong Asean", ông nói thêm.

Riêng các doanh nghiệp va và nh và mng kinh tế h gia đình, ông Doanh cho rng ‘năng lc cnh tranh quc tế không cao’ vì ‘không có thương hiu nên khó có th cnh tranh vi sn phm ca các nước ASEAN đang tràn vào thị trường Vit Nam trong năm 2019".

Cựu thành viên t tư vn kinh tế ca chính ph d đoán năm 2020 s là ‘năm có nhiu thách thc’ vi nhiu biến đng ‘khó có th d báo’.

Nguồn : VOA, 03/01/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 01 janvier 2020 15:08

Thấy gì ở Việt Nam năm 2020 ?

Có ba sự kiện quan trọng đối với Việt Nam năm 2020, nhưng ánh sáng tương lai vẫn chưa lóe lên ở cuối đường hầm.

chuc1

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương ngày 31/12/2019. (Trí Dũng/TTXVN)

Về mặt đối ngoại, kể từ ngày 01/01/2020, Việt Nam luân phiên giữ chức Chủ tịch ASEAN (The Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Cũng từ ngày đầu năm, Việt Nam chính thức hành sử vai trò Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Đối nội, Việt Nam sẽ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp từ tháng 4 đến trước ngày 30 tháng 6 để bầu đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 01/2021. Nhưng, theo các tin từ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Chính trị đương nhiệm khóa XII đã "quy hoạch" được khoảng 250 cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện trở thành cán bộ "cấp chiến lược" của Khóa đảng XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Như vậy, chuyện bầu cử đang được ráo riết tuyên truyền phải thật sự dân chủ, trong sáng và "chống chạy chức, chạy quyền, lơi ích nhóm" có ý nghĩa gì không, hay chỉ làm để đăng báo, chụp hình, quay phim ?

Khóa đảng XII, nguyên thủy có 180, nay còn 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Nhìn gà hóa cuốc !

Nhưng trước hết hãy bàn về hai nhiệm vụ quốc tế đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khoe trong Thông điệp đầu năm.

Ông nói : "Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển ; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại" (VTC News, ngày 02/02/2020).

Ông Trọng "khoe vậy mà không phải vậy", bởi vì việc Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN chỉ là luân phiên đương nhiên theo vần tên nước trong số 10 quốc gia hội viên, theo nguyên tắc mỗi nước làm một năm. Có quyết tâm hay không cũng xẩy ra, không phải tranh dành với ai.

Chuyện Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cũng vậy, không phải ganh đua với ai vì Việt Nam là ứng viên duy nhất của nhóm Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 07/06/2019, tổng cộng có 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Ban Tuyên giáo đảng đã khoe ầm lên đây là "thành tích ngoại giao" quan trọng.

Trước Việt Nam đã có Nam Dương, thay mặt khu Châu Á-Thái Bình Dương giữ nhiệm kỳ 2018-2019 nhưng báo đài nước này đã "dửng dưng như người Sài Gòn".

Do đó, ông Nguyễn Phú Trọng, nay sang tuổi 76, đã hồ hởi tự khoe trong Thông điệp rằng : "Những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế".

"Sáng kiến" gì và "ưu tiên" nào, và đã được đưa ra từ bao giờ trong khi Việt Nam chỉ được nhận trách nhiệm tại ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ ngày 01/01/2020 ? Ai trong Ban Đối ngoại Trung ương hay Bộ Ngoại giao đã viết những điều bịa chuyện này ?

Vì vậy, cũng thử hỏi ông Trọng : Với lợi thế quốc tế mới, liệu Việt Nam có dám đưa hành động chống phá của Trung Quốc ở Biển Đông ra hai diễn đàn ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không, hay ông chỉ biết nói cho sang miệng già ?

Hỏi chơi vậy thôi chứ ai chả biết trong đầu ông vẫn nghiêm trang nghĩ gì về những người Tầu Bắc Kinh mà từ thời ông Hồ Chí Minh, đã tâng bốc "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Bằng chứng trong suốt thời gian từ ngày 03/07 đến 24/10/2019, khi Trung Quốc đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 vào dò tìm dầu ở bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng Đông Nam, ông Trọng đã không dám nói một câu chỉ trích hành động của Trung Quốc.

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, ngày 13/10/2019, ông Trọng chỉ nói mấy chữ : "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Nhưng đấu tranh với ai và tại sao phải tranh đấu ? Cả thế giới có nước nào, ngoài Trung Quốc là nước duy nhất đã xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông ?

Tiếp theo câu nói vu vơ của ông Trọng, Ban Chấp hành Trung ương gồm 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết, cũng chỉ nói rập khuôn : "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc".

Sau đó, vào ngày 21/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ấm ớ hội tề trong báo cáo trước Quốc hội rằng : "Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

Ông Phúc nói to nhưng thùng rỗng vì ông cũng sợ không dám nói thẳng với Quốc hội và Quốc dân rằng Trung Quốc là thủ phạm ?

Đến phiên Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ú ớ trong Diễn văn khai mạc Quốc hội ngày 21/10/2019. Bà nói : "Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta".

Lãnh đạo mà ngọng miệng như mắc câu trong lưỡi khi phải nói đến chủ quyền lãnh thổ trước hành động xâm phạm trắng trợn của Tầu như thế thì bản lĩnh cầm quyền và nô lệ có gần nhau không ?

Làm được gì ?

Phản ảnh "giống Tầu như đúc", ông Nguyễn Phú Trọng còn rao hàng ngoại giao "đa phương" trong Thông điệp gửi thế giới như Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc vẫn làm khi có cơ hội. Ông nói Việt Nam : "Thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế".

Cũng là thừa vì từ ngày thành lập tại Bangkok, Thái Lan ngày 08/08/1967, ASEAN đã có truyền thống hợp tác chặt chẽ và sát cánh với Liên Hiệp Quốc trong mọi hoạt động. Nhưng vì ASEAN, tuy là một khối 10 nước nhưng rất hiếm đạt được đoàn kết thống nhất lập trường với Trung Quốc, nhất là trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông của Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á và Brunei. Lý do vì có một số nước không có tranh chấp với Trung Quốc gồm Thái Lan, Lào, Cao Miên, Miến Điện và Nam Dương, vì được ưu đãi viện trợ và đầu tư, đã có lập trường "đứng giữa" mỗi khi bỏ phiếu chống lại lợi ích của Trung Quốc.

Dù vậy, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn phô trương trong Thông điệp Việt Nam muốn : "Chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột…".

Nhưng kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy Việt Nam, tuy đông dân ngót 100 triệu người và có quân đông trên 5 triệu, kể cả lực lượng dự bị, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng thực lực trên chính trường quốc tế và khu vực như Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Thái Lan và Tân Gia Ba.

Hơn nữa, với vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tuy Việt Nam sẽ có thêm cơ hội hiện diện với tiếng nói tại diễn đàn quan trọng này, và có quyền bỏ phiếu với 14 nước khác, nhưng sẽ rất khó mà đạt ý muốn, vì Trung Quốc và Nga có quyền "phủ quyết" bình đẳng như 3 Ủy viên thường trực khác là Hoa Kỳ, Pháp và Anh.

Do đó, bất cứ đề xướng nào về tình hình Biển Đông do Việt Nam đưa ra trước Hội đồng này, nếu có, cũng sẽ gặp khó khăn với Trung Quốc. Khi phủ quyết, chỉ cần một trong 5 Ủy viên thực hiện quyền này là Nghị quyết tiêu tan.

Dù vậy, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn nuôi hy vọng rằng : "Với thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới ; với sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ; với sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của các nước ASEAN, bạn bè và cộng đồng quốc tế, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới".

Tự tin như thế là ông Trọng đã lạc quan tếu, vì ngay trong nội bộ ASEAN cũng có nước không đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bằng chứng, trong Thông cáo chung công bố ngày 31/07/2019 tại Bangkok, Thái Lan, tổ chức ASEAN đã không dứt khoát ủng hộ Việt Nam, mặc dù Phó Thủ tướng, Bộ trường ngoại giao Phạm Bình Minh đã kêu gọi ASEAN lên án Bắc Kinh trong vụ HD-8.

ASEAN chỉ tuyên bố trống không rằng :

"Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công nhận lợi ích khi có Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác tiếp tục được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, được thúc đẩy bởi tiến trình đàm phán thực chất hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông (COC).

Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu lầm và tính sai.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng đã lo ngại về việc cải tạo đất đai, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

(VietnamNet, 01/08/2019)

Viễn ảnh xấu của Đại hội Đảng

Về tình hình nội bộ, Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với các tệ nạn nói mãi vẫn còn nguyên, bao gồm : "Chạy chức, chạy quyền ; suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên".

Vì vậy, ngày 30/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã viết bài "Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng".

Điều đầu tiên ông chỉ thị là phải "Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng".

Thứ đến, khẳng định : "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu…".

Ngoài ra ông Trọng còn kêu gọi : "Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội... Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đặt lợi ích của Đảng, đất nước và nhân dân lên trên hết".

Toàn là những vấn đề nan giải vẫn còn tồn tại từ các khóa đảng trước, bằng chứng như Ban Bí thư đã ta thán trong Kết luận ngày 15/08/2019.

Theo đó : "Qua nắm tình hình, ý kiến phản ánh của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và thực tiễn công tác cán bộ những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy : Mỗi khi đến thời điểm chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ...".

Như thế đã nát chưa, hay còn vá được ?

Hỏi cho biết vậy thôi chứ Ban Bí thư đã xả hết các chứng thói xấu xa cho toàn dân biết như là : "Bên cạnh đó, có nơi, cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp ủy còn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận ; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung. Cá biệt có nơi người đứng đầu đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không chủ động chuẩn bị người thay thế ; có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền...".

Rõ ràng là hết thuốc chữa, thế mà, tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 30/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn chỉ đạo :

- Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý ; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, có đức, có tài, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới. Không để lọt vào cấp ủy những người không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu.

- Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng ; đồng thời, phải tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn.

Cũng toàn là những vấn đề "biết rồi, khổ lắm nói mãi", nghe hoài mệt nghỉ mà cứ phải nói đi nói lại không biết mỏi miệng thì có khổ cho một Lãnh đạo già 76 tuổi như ông Nguyễn Phú Trọng không ?

Vậy đó là niềm vui hay mối lo cho Việt Nam năm 2020 ?

Phạm Trần

(01/01/2020)

Published in Diễn đàn

Gắn kết giữa đối nội với đối ngoại thành một chủ trương nhất quán ! Hãy thích ứng với môi trường mới, không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) ! Nới bỏ dần cái "gông" ý thức hệ và phải tự cường trong bang giao với Trung Quốc ! Hãy vượt thoát hiệu ứng "bóng đè" của Bắc Kinh để tránh thân phận "con thuyền không bến" ! "Gắn kết" và "chủ động thích ứng" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 4/11 hãy trở thành phương châm mới cho chính sách lâu dài, chứ không chỉ riêng năm Chủ tịch ASEAN.

ganket1

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP

Từng quan niệm đối ngoại là sự kéo dài của đối nội, nhưng từ ngày "mở cửa", Việt Nam nhận ra rằng, luận đề ấy của Lênin đã quá đát. Thời nay, hai mặt ấy cần phải được tích hợp thành một thể thống nhất. Ngay trong đối ngoại cũng phải sòng phẳng mới có được lòng tin từ đối tác. Tờ "Quân đội Nhân dân" ngày 23/12/2019 tố cáo Mỹ là "thế lực thù địch" của đất nước, đang tìm cách lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam (?!) Trong khi cũng chính dàn báo chí "quốc doanh" ấy từng đăng tải các tuyên bố của chính quyền Mỹ, cả hành pháp lẫn quốc hội, đã ủng hộ độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc suốt 113 ngày mùa hè 2019 tại Bãi Tư Chính. Chính phủ Mỹ còn tặng vũ khí hiện đại cho Hà Nội để bảo vệ lãnh hải như tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton. Với chính sách "lá mặt lá trái" ấy, không chỉ Mỹ mà cả Châu Âu cũng không hiểu Việt Nam muốn gì ? Tiếp tục lừa bịp người dân trong nước về mối đe dọa của "đế quốc Mỹ", trong khi lờ đi kẻ thù thực sự, rõ ràng đối với nhân dân Việt Nam chính là Tàu cộng đang chiếm đóng Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa.

3 "điểm chốt" của Ngoại giao

Ngày 17/12/2019, Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng giải thích quyết định chọn lựa chủ đề "Gắn kết và Chủ động thích ứng" và các định hướng ưu tiên lớn cho năm chủ tịch ASEAN 2020. Thứ trưởng khẳng định, những kết quả đạt được của đối ngoại đa phương trong thời gian qua sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2020. Cử toạ bị sốc trước bài thuyết trình của ông Dũng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS). Dù tân đại sứ của Hà Nội tại Trung Quốc Phạm Sao Mai có thề thốt gì ở Bắc Kinh ngay hai hôm sau đó, ngày 19/12, thật ra không còn mấy ý nghĩa, nếu rồi đây, ngoại giao Việt Nam có thể được triển khai theo hướng ông Dũng trình bày. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là một giả thuyết ! Lập luận ngược lại, một think-tank nghiên cứu về Trung Quốc khá có uy tín ở trong nước, đã bác cái nhìn lạc quan nói trên. Theo think-tank này, càng gần đến deadline của "thoả ước Thành Đô", Việt Nam tuyên bố gì không quan trọng. Vấn đề là trên việc làm, Đảng cộng sản Việt Nam đã "hoàn thành kế hoạch" đến đâu trong việc hiện thực hoá "tiến trình Thành Đô" mới là điều Bắc Kinh quan tâm.

ganket2

Hình minh họa. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai Photo : RFA

Nhưng hãy tạm gác "ác mộng Thành Đô" và thuyết âm mưu sang một bên để trở lại buổi rao giảng có thể đi vào lịch sử ấy. Tại đấy, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng "chốt" lại 3 vấn đề : i) Hy vọng trong thời gian Việt Nam giữ cương vị chủ tịch ASEAN, Trung Quốc sẽ thể hiện sự kiềm chế và dừng các hoạt động (vi phạm CS và EEZ của Việt Nam). ii) Những gì Trung Quốc đã hành động (như vừa qua) là rất đáng lo ngại, vì đó cũng là mối đe dọa không chỉ nhằm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác, vốn thấy trước nguy cơ bị bức hiếp trong tương lai. iii) Mùa hè vừa qua, không phải các nước ASEAN ủng hộ hành động (trên biển đảo) của Trung Quốc, mà chỉ là họ đã phản đối theo một cách khác. Ba nội dung này chắc chắn đã khiến Ngoại trưởng Vương Nghị "lộn cả mề". Nhưng kỳ lạ là cả ông Cảnh Sảng hoặc bà Hoa Xuân Oánh vẫn chưa mở miệng phản đối ông Dũng sau tuyên bố "bạo phổi" nói trên. Một điều phản ánh chính sách bưng bít thông tin là cả làng báo "mậu dịch" Việt Nam không được phép đăng chi tiết về những điều ông Dũng rao giảng tại ISEAS.

Tính táo bạo trong bài thuyết trình của ông Dũng càng nổi bật, nếu chúng ta biết được rằng, chỉ trước đó không lâu, người có địa vị cao hơn ông Dũng là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, tại cấp cao ASEAN-35 vừa qua ở Bangkok (đầu tháng 11/2019) đã bị chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phản kháng kịch liệt, thậm chí còn đe doạ một cách vô lối, bất chấp cả những nguyên tắc sơ đẳng trong ngoại giao quốc tế. Lúc bầy giờ, ông Minh chỉ mới đề cập một cách gián tiếp việc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam mà Vương ngoại trưởng đã lập tức "nổi đoá", vu vạ cho ông Minh là vi phạm thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong vấn đề biển đảo. Theo cái đà Ngoại trưởng Vương "quạt" ông Minh, phát biểu như ông Dũng vừa qua tại Singapore có thể "thổi bay" cái ghế thứ trưởng của ông. Tuy nhiên, lần này, các sợi dây bảo hiểm cho cả ông Minh lẫn ông Dũng có vẻ đủ mạnh và đủ chắc, nên cho đến giờ này, chưa thấy có tai nạn nghề nghiệp nào xẩy ra với hai thầy trò Phạm Quốc Dũng cả (Amen !).

Những dự báo kém lạc quan

Ngược lại với âm hưởng trong bài thuyết trình nói trên, một số dự báo từ các chuyên gia hàng đầu về chính trị quốc tế lại không mấy lạc quan như thế. Trong một phân tích hôm 16/12/2019, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định : "Năm 2020 sẽ rất quan trọng. Nếu công ty Rosneft Vietnam (liên doanh với Nga) nối lại hoạt động khai thác tại lô dầu khí như mùa hè qua thì sẽ có nguy cơ bị các tàu hải cảnh của Trung Quốc quấy nhiễu". Vị Giáo sư có tên tuổi này còn nhận định tiếp : "Trong năm 2020, chúng ta sẽ có khả năng thấy sự tiếp tục của những nỗ lực từ phía Trung Quốc để gây sức ép lên các quốc gia ven Biển Đông để ngưng hoặc chấm dứt các hoạt động của các tàu khai thác dầu của nước ngoài". Dự báo này còn dựa trên một tầm nhìn bao quát hơn, đó là sang năm mới, cuộc tỷ thí về địa-chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chuyển dịch dần từ cuộc thương chiến kịch liệt trong 17 tháng qua sang căng thẳng và đối đầu trên Biển Đông.

ganket3

Hình minh họa. Hình chụp hôm 23/6/2014 : tàu Trung Quốc (trái) đâm tàu Việt Nam ở Biển Đông AFP

Theo dự báo của một chuyện gia khác, GS. Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), việc xây lấp các đảo nhân tạo đã giúp Trung Quốc gây sức ép lên các nước khác. Ông Poling khẳng định : "Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí cả tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn". Trong năm 2020 tới, Trung Quốc được cho cũng sẽ thúc đẩy việc hoàn tất các vòng tham vấn về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Bắc Kinh trước đó đã đưa ra một khung thời gian để hoàn thành các vòng tham vấn này vào năm 2021. Việc Bắc Kinh hối thúc các nước ASEAN hoàn tất các vòng đàm COC sẽ khiến các nước này ít có thời gian thu xếp "đồng thuận" với nhau trước khi mặc cả với Trung Quốc về các vấn đề còn tranh cãi như phạm vi địa dư, tính ràng buộc về pháp lý của COC, cũng như việc giải quyết các tranh chấp sẽ được thực hiện ra sao và vai trò của các bên thứ ba ngoài khu vực sẽ như thế nào.

Hiển nhiên, chúng ta mong thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đúng và mấy ông tây vừa được trích dẫn đã dự báo sai ! Tuy nhiên, để những hy vọng của ông Dũng trở thành hiện thực hoàn toàn không phải chuyện dễ dàng, bởi khó khăn không chỉ đến từ một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong các tranh chấp lãnh hải mà còn từ thái độ thực dụng của một số nước ASEAN, ngay cả các bên đưa ra yêu sách chủ quyền như Philippines và Brunei. Nếu phần lớn các nước trong khối tiếp tục với chủ nghĩa thực dụng của họ, Việt Nam có nguy cơ bị bỏ lại đơn độc trong cuộc đấu tranh nhằm yêu cầu Trung Quốc có những nhượng bộ cần thiết trong dự thảo về Bộ quy tắc COC. Chính vì vậy, việc có thêm một không gian thứ hai ngoài Đông Nam Á, đó là không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là một cơ hội đối với Việt Nam. Trong khi các nước ASEAN chỉ nhấn mạnh sự hợp tác về kinh tế trong khuôn khổ đại chiến lược này thì Việt Nam cần nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào cái "máng lợn kinh tế" của Bắc Kinh và tăng cường thúc đẩy các khía cạnh an ninh – chiến lược trong sự hợp tác về quốc phòng với "Bộ tứ" như hai năm vừa qua.

Các đại án và dự án "đắp chiếu"

Từ địa hạt ngoại giao trở về với thời sự trong nước, chúng ta gặp cả "rừng" bình luận về đại án MobiFone – AVG vốn đang rúng động các loại ghế trong chính quyền. Vụ này tuy không trực tiếp dính đến ngoại giao, nhưng nó bộc lộ trước quốc dân và quốc tế cái bản chất của một trong những chính thể toàn trị còn tồn tại cho đến hôm nay. Thế giới thấy rất rõ rằng, bên dưới lớp "vỏ" chống tham nhũng, câu kết MobiFone – AVG là một cuộc chơi được dàn dựng để cướp đoạt tiền bạc của người dân ở phạm vi kinh hoàng, ngoài trí tưởng tượng của cả kẻ mua lẫn người bán. Đó là một cuộc cướp đoạt và chia chác vô lương tâm. Đưa hối lộ và nhận hối lộ chỉ là một thành tố của cuộc chơi. Một tác nghiệp của cuộc chia chác "bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" bao gồm nhiều công đoạn. Vụ đại án đã đang xử nói lên thực trạng lem luốc của nền tư pháp do Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo và thực thi, còn dân gian thì mỉa mai rằng, đó là một nền tư pháp chuyên xử các bản án "bỏ túi".

ganket4

Hình minh họa. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có vốn Trung Quốc bị trễ tiến độ nhiều lần và đội vốn AFP

Nhưng ngoài đại án MobiFone – AVG, chúng ta hiện đang có tới 12 dự án "đắp chiếu". Liệu cái "lò vôi" của Nguyễn Phú Trọng có dám "tôi" vụ nào trong số này, đặc biệt là những vụ có yếu tố Trung Quốc ? Tổng đầu tư sau khi đội vốn lên tới 64.000 tỷ VND, tăng gần 50% tổng vốn ban đầu. Tính đến năm 2018, tổng nợ của các dự án này là gần 60.000 tỷ VND. Quả thật là những con số khủng khiếp ! Tất cả đều là các dự án đầu tư công, có đặc điểm chung là yếu kém từ khâu xây dựng, thẩm định đến kiểm tra, giám sát tiến độ dự án. Một phân ba các dự án này là tiền vay ODA Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc, triển khai dự án là phải nhận tổng thầu Trung Quốc theo hình thức "chìa khóa trao tay" với thiết bị công nghệ "bãi rác". Tổng thầu Trung Quốc nhiều yếu kém, chậm tiến độ, đội vốn. ODA Trung Quốc lãi suất rất cao tới 3%/năm, trong khi các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ 1 – 1,5%/năm . Tổng thầu Trung Quốc còn tính thêm phí quản lý, phí cam kết mỗi thứ 0,5%/năm, khiến vốn đội lên năm này qua năm khác. Đặc biệt, xử lý các dự án thua lỗ này cần có lộ trình và chế tài mạnh hơn, không thể đề ra thời hạn rồi tiếp tục bị lùi mà không ai chịu trách nhiệm.

Đất nước có bao giờ được như thế này chăng ? Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng từng cao hứng "tự sướng" như thế. Quả thật đất nước chưa bao giờ có nhiều đại án và các dự án "buồn" thế này. Chẳng ở đâu có nhiều quan chức, doanh nhân bị tù đày nhiều như ở Việt Nam. Thế nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao như vậy không ? Một khi hệ thống đã mắc lỗi thì dù có "xử" cả dãy hàng trăm người, "khui ra" cả trăm vụ việc thì liệu hệ thống ấy có khả năng phục hồi lại được không ? Từ hồi xử đại án Năm Cam, dư luận đã yêu cầu, phải xử luôn cả cái cơ chế đẻ ra Năm Cam, chứ không chỉ bản thân vụ án. Lần này, dư luận chắc chắn sẽ yêu cầu phải xử cả cái hệ thống sinh ra các đại án và những dự án "đắp chiếu" ấy. "Lỗi hệ thống là một loại lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình", cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã từng nã đại pháo thẳng vào dinh luỹ của nhóm bảo thủ trong Đảng cộng sản Việt Nam như thế cách đây hàng chục năm có lẻ. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống vẫn "dặt dẹo" một bước tiến hai bước lùi trên con đường bất định cho đến ngày hôm nay. Nhưng trong một thể chế toàn trị như Việt Nam và Trung Quốc, "buồn" nhiều khi cũng mắc tội hình sự ! "Buồn" có thể là một "âm mưu" nào đó từ các thế lực thù địch (?!).

Thay kết luận

Qua cái nhìn riêng rẽ từ một vài khía cạnh của các hiện tượng đối ngoại và đối nội nói trên, chúng ta nhận ra thực tế, ngày nay không thể có cuộc hội nhập toàn diện với thế giới dân chủ, văn minh khi mà pháp luật trong nước lại nhập nhèm đến thảm hại như vậy. Về đối ngoại, càng không thể nói một đằng, làm một nẻo. Vừa muốn tranh thủ Mỹ và thế giới phương Tây, ngửa tay nhận "quà biếu" : các tầu tuần tra hiện đại và cả hiệp định thương mại thế hệ mới với Châu Âu, nhưng mặt khác lại "tốc váy" chửi Mỹ và các nước dân chủ như một bà già mất gà ở nhà quê. Nền ngoại giao "bắt bí" của Kim Jong-un cho thấy là bất khả thi. Nếu ai đó đặt hy vọng vào nền ngoại giao "Chí Phèo", chắc chắn cũng sẽ thất bại. Bài viết trên tờ "Quân đội nhân dân" ngày 23/12 nếu là một bài viết theo đơn đặt hàng thì chẳng đáng bàn, nhưng nếu đó là một tuyên bố chính sách thì thật là đại hoạ cho đất nước. "Khấu đầu" trước kè thù nhưng lại dối trá, không thực tâm với bạn bè, đối tác đang giang tay cứu mình, đó là não trạng của những kẻ hoảng tưởng và rối loạn nhân cách, không xứng đáng ở vị trí lãnh đạo quốc gia.

Chiêm Thành

Nguồn : RFA, 27/12/2019

Published in Diễn đàn