Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ai rồi cũng phải chết. Sau cái chết sẽ là gì ? Giải đáp câu hỏi này chính là thái độ giúp mỗi người phải có ý thức sống tốt trong niềm tin vào tôn giáo, để lại cho người sống những giá trị mà người chết đã theo đuổi.

Người ta nhớ đến, ngưỡng mộ Victor Hugo, Mozart, Leonardo da Vinci, anh em nhà Wright, Thomas Edison, Phan Châu Trinh, Nelson Madela, mẹ Teresa Calcutta… không phải bởi họ giàu có, quyền lực trong khi còn sống. Mà bởi chính những giá trị mà họ đã tin, làm việc, cống hiến…

Không phải ai trong số họ cũng có một cuộc đời may mắn, mọi sự đều suôn sẻ. Trước khi trở thành những con người khiến đời sau không thể quên trong thái độ yêu mến, kính phục, học hỏi, họ đã phải sống những tháng ngày khổ cực, bị dè bỉu, xa lánh, bị xem như kẻ bị tâm thần… đôi khi còn bị tống vào tù. Nhưng tất cả họ không để những khó khăn, nghịch cảnh làm chùn bước trước niềm tin. Vì vậy cả thế giới ngày nay ngưỡng phục họ.

Hắn sẽ không liệt kê những đức tính, thái độ làm việc, thành quả của họ ở đây. Bởi vì không thể liệt kê hết trong một bài viết ngắn. Và chỉ khi bạn thật tâm tìm tòi học hỏi nơi họ mới thấm sâu vào trong tâm hồn, thúc đẩy suy nghĩ, đến thay đổi hành động.

phanchautrinh1

Phan Châu Trinh, nhà dân chủ tiên phong và đáng kính của Việt Nam.

Cả hắn và bạn đều có thể làm được nhiều điều để thay đổi bản thân, thay đổi xã hội, chia sẻ cho người khác… làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Chọn cuộc sống hưởng thụ cái mình làm ra bằng những chuyến đi du lịch, trải nghiệm những dịch vụ sang trọng, hoặc cố gắng tiết kiệm để dành cho con cái… Tất cả điều đó đều không sai, nhưng đó là một sống dễ dãi.

Chọn cuộc sống ngoài giờ làm, chúi đầu vào tivi, ngồi cà phê, tham gia các hội nhậu… xem ra cũng chẳng sai, nhưng tầm thường.

Rồi ai cũng sẽ chết.

Chẳng có mấy ai nhớ đến những con người như thế sau cái chết của họ trừ những người thân sẽ còn nhớ đến nhiều năm sau. Nhưng cũng chỉ là sự nhắc nhở, trong gia đình, dòng tộc đã từng có một con người mang tên đó, hơn là nhớ đến những giá trị mà người đó đã mang hay để lại cho cuộc sống.

Bạn và hắn không viết ra được những cuốn sách có tầm vóc như Victor Hugo. Tạo ra những bản nhạc để đời như Mozart, hay các bức họa nổi tiếng như của Leonardo da Vinci. Đấu tranh để mang lại sự công bằng như Nelson Madela. Dấn thân, quên mình vì những người bất hạnh như mẹ Teresa Calcutta. Hoặc việc làm còn dang dở như Phan Chu Trinh…

Nhưng bạn và hắn có thể làm được một phần việc của Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Võ An Đôn, Trịnh Hội… Nếu bạn than, học hành chẳng đến đâu thì vẫn có thể làm được một nông dân Đoàn Văn Vươn dám bảo vệ cái đúng (hắn không khuyến khích bạo lực). Một lão nông Lê Đình Kình dám đối đầu với sự nhập nhằng, ngang trái. Anh bán thủy sản như Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư… không thể làm ngơ trước bất công…

Xã hội Việt Nam đang có vô số chất liệu cần bạn dấn thân, chia sẻ để đem lại cuộc sống ấm no, tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn.

Đừng chạy theo phù phiếm, tung hô, hãy sống bằng niềm tin.

Gia đình, nhà cầm quyền, xã hội luôn mang đến cho bạn sự sợ hãi. Gia đình phần lớn vì thương yêu, lo lắng. Nhưng nhà cầm quyền, xã hội lại chỉ muốn bạn phải biết khuất phục.

Sợ hãi có thể kéo dài thêm cuộc sống của bạn vài ngày, hoặc nhiều năm nhưng không thể tạo ra giá trị của cuộc sống.

Ai rồi cũng phải chết.

Chết vì tai nạn, bệnh tật… một quy luật của tự nhiên mà chưa ai có thể vượt qua. Trước dịch bệnh virus Vũ Hán, tính mạng con người càng trở nên mong manh bởi một kẻ thù hữu hiện, nhưng rất vô hình. Ai cũng lo sợ cho sức khỏe của bản thân, gia đình. Người người gấp rút lo tích trữ lương thực và nhiều thứ thiết yếu khác để tồn tại trong nhiêu ngày.

Nhưng. Có ít người đủ tỉnh táo chuẩn bị cho sau cái chết. Một thời điểm, cơ hội để nhìn lại chính mình.

Tại sao bạn và tôi không có thái độ sống và hành động để khi nằm xuống khiến nhiều người tiếc thương, nhắc nhớ, bởi sự dám sống, dấn thân để tạo ra những công trình hay sản phẩm hữu ích, sự thay đổi tốt đẹp.

Chẳng ai muốn mình bị sớm quên đi. Tại sao không sống một cuộc đời ý nghĩa, đáng nhớ, ít ra với chính mình ?

Võ Ngọc Ánh 

(22/3/2020)

Additional Info

  • Author Võ Ngọc Ánh
Published in Diễn đàn

Chỉ cần vài chục năm sau chiến tranh, dù là quốc gia bại trận nhưng Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Ngày nay không ai không biết đến những hàng hiệu lớn như Sony, Toyota, Toshiba, Mitsubitshi... Kể sao cho hết những sản phẩm "Made in Japan" được cả thế giới tin dùng.

Hàn Quốc cũng chỉ cần hơn chừng ấy thời gian sau chiến tranh cũng đủ khiến cả thế giới phải kinh ngạc và ngưỡng mộ. Khi nhắc đến những sản phẩm mang tên Samsung, LG, Hyundai... không ai trong chúng ta không nghĩ ngay lực lượng của Hàn Quốc.

Hàn Quốc còn nổi tiếng với nền công nghiệp giải trí, làm đẹp khiến nhiều người lên cơn nghiện. Lợi tức bình quân đầu người của quốc gia này nằm trong ‘top’ các nước đứng đầu thế giới.

Gần hơn, những quốc gia như Singapore, Đài Loan, Malaysia... cũng khiến bao nhiêu người Việt muốn đến đó sinh sống, học tập và được làm thuê.

Nếu muốn kể thêm, còn rất thí dụ khác để tiến dẫn…

duocgi1

Đã đến lúc mọi người Việt Nam hãy cùng nhau xây dựng con tàu dân chủ đa nguyên để ra khơi hòa nhập vào dòng chảy văn minh của nhân loại.

Ở Việt Nam những người yêu đảng, có cảm tình với cộng sản luôn "tự hào" và "tự sướng" rằng Việt Nam hôm nay giàu đẹp, phát triển thuộc hàng nhanh nhất thế giới, chính trị ổn định...

Nhưng đây là lối đồng ý, tự hào của những người lười suy nghĩ, an phận, a dua theo kẻ cầm quyền. Đây chỉ là sự hiểu biết của những con vẹt, chỉ biết lặp lại để được chủ khen.

Việt Nam chúng ta có gì ?

43 năm sau ngày kết thúc chiến tranh mà bên thắng cuộc gọi là "giải phóng", Việt Nam chẳng có một sản phẩm nào ra hồn hay có giá trị cao được thế giới biết đến. Ngoài nước mắm, khó tìm một sản phẩm công nghệ giản đơn để khi nói đến nó người ta nghĩ ngay đó là sản phẩm của Việt Nam, chứ không hy vọng gì cao như nói đến Toyota của Nhật, Samsung của Hàn Quốc.

Tự hào về xuất khẩu gạo, hải sản, cà phê... ? Chúng ta luôn xuất thô, giá trị lợi nhuận không những thấp mà còn phải chịu bán với giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm tương tự ở các nước cũng xuất khẩu như mình.

Nền công nghiệp nội tại của nước Việt vẫn chưa có được cái gì đáng kể. Việt Nam vẫn chưa có được công nghệ luyện kim có chất lượng cao để có thể đúc được thân máy, đế máy... đặc biệt các loại máy móc công nghệ hạng trung bình chứ chưa hy vọng ở trình độ cao.

Ngay cả máy móc thông dụng, Việt Nam vẫn chưa có được vật liệu đáp ứng được. Kỹ sư Phạm Tú Anh Vũ, tại Sài Gòn chuyên chế tạo các loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp bày tỏ : anh cần loại thép đủ độ cứng, độ bền, lâu rỉ sét cho máy móc của mình nhưng trong nước không có, nên phải mua sắt thép thông thường về cưa, tiện, hàn rồi lắp máy. Điều này dẫn đến độ chính xác thấp, độ bền kém và giá thành cao. 

Đến chiếc xe gắn máy mà thế giới đã làm cả thế kỷ trước, sản phẩm mà gần như tất cả gia đình người Việt nào cũng có một chiếc, nhưng nền công nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể làm được. Đơn giản vì công nghiệp Việt Nam vẫn chưa đúc được khuôn máy, nên cũng chỉ đi gia công, làm những thứ râu ria để có tỷ lệ nội địa hóa. 

Còn các ngành công nghệ kỹ thuật cao, trong hiện tại và cả tương lai vẫn còn là cái gì quá xa vời với tầm tay của Việt Nam.

Đừng quá tự hào khi xe hơi, điện thoại, máy tính, ti vi dán nhãn "Made in Vietnam". Cái duy nhất mà Việt Nam có thể đóng góp trong các sản phẩm này chỉ là nguồn nhân công với tay nghề giản đơn giá rẻ để Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đặt nhà máy gia công hay sản xuất.

Văn học, nghệ thuật Việt Nam cũng chẳng có tác phẩm nào có thể gây tiếng vang trên thế giới.

Người thành công như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu... được thế giới thừa nhận cũng nhờ dám đi ra nước ngoài học tập, sống và làm việc. Ở trong nước chắc họ cũng sẽ chết chìm như bao người khác ở một nơi nào đó hay trong một cơ quan nào đó.

Đất nước tươi đẹp ư ?

Chúng ta thiếu những người hoạch định có tâm, có tầm nhìn và có viễn kiến. Đảng cộng sản cầm quyền hiện nay, qua chính sách lý lịch bần cố nông, đã triệt hạ những ai muốn chất vấn vai trò lãnh đạo của đảng, với hậu quả sau cùng là chỉ sản xuất ra những người lùn về cả kiến thức lẫn tư cách. Họ chỉ biết phục tùng đảng và bảo vệ đảng. Chính vì thế, khi được giao cho quyền lãnh đạo, họ chỉ biết phục vụ cho lợi ích cá nhân, phe nhóm, và cả ngoại bang, bất chấp độc lập dân tộc, tự chủ quốc gia. Cũng chính vì thế, do tham lam và thiếu tầm nhìn, họ đang tiếp tục phá nát một đất nước với nhiều phong cảnh đẹp, những ưu đãi của thiên nhiên dành cho một dân tộc đã chịu quá nhiều đau khổ để vươn lên. Tài sản chung của đất nước đang bị một số cường hào địa phương chiếm đoạt làm của riêng, người dân muốn đến vui chơi hay thăm quan đếu phải trả tiền.

Biển Nha Trang, Đà Nẵng, đến đỉnh núi cao nhất Việt Nam Fansipan... và nhiều nơi khác đều bị quan chức địa phương cấu kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước chiếm dụng dưới mỹ từ "đầu tư phát triển" để móc túi người dân và du khách.

Với những cấp lãnh đạo như hiện nay, tài nguyên đất nước đang bị bán tháo, bán đổ ; ai muốn bán ra sao và như thế nào tùy thích. Hình như ai cũng lo sợ hết đến khi mình cầm quyền thì hết phần, do đó quan chức nào cũng tự cho mình quyền cấp giấy phép, quyền thu lợi, càng nhanh càng tốt và càng nhiều càng chắc. Chẳng ai nghĩ đến việc giữ lại gì cho các thế hệ mai sau.

Cái xấu tràn lan

Ít có nước nào như Việt Nam, chỉ lơ ngơ một chút là bị mất của ngay, từ nữ trang, tiền bạc, điện thoại, đến xe máy và những vật dụng có giá trị khác, dù là ngoài đường hay cất trong nhà.

Người ta sẵn sàng vung nắm đấm, hạ cẳng chân, đâm chém nhau chỉ vì những va chạm nhỏ, có khi chỉ là một cái liếc nhìn thấy ghét, va quẹt xe khi tham gia giao thông. Một sự thật trần trụi ở Việt Nam là người nào đầu gấu hơn người khác thì thắng chứ không phải lẽ phải.

Tất cả những tệ nạn này đều bắt nguồn từ nền chính trị bệ rạc mà ra. Quan chức, an ninh lạm quyền, tham nhũng... người dân chẳng còn tin vào luật pháp nên đã hành xử theo kiểu côn đồ.

Nền giáo dục Việt Nam chỉ đào tạo ra những tờ giấy và con số bằng cấp mà chẳng được quốc gia nào trên thế giới thừa nhận. Nền y tế mà người dân từng gọi một cách cao quí là "nhà thương" đã mất đi tình thương, tình người, thay vào đó là tiền : phải có tiền mới được chữa bệnh cho dù là cấp cứu.

n định kiểu nhà tù

Một nền chính trị luôn được tuyên truyền là "ổn định" nhưng thực tế người dân chẳng có quyền gì, ngoài quyền nghe và im miệng. Lên tiếng là bị bắt, bị bỏ tù, hết kế sinh nhai. Tù nhân lương tâm đầy trong các nhà tù.

Người dân không có tiếng nói nào đáng kể trong các hoạch định của sự phát triển quốc gia, dân tộc.

Tham nhũng thì tràn lan ở mọi cấp, từ thôn, xã, phường đến trung ương. Ai cũng nghĩ đến lấy tiền của nhà nước, móc tiền của dân bỏ vào túi của mình.

Quan chức nếu chỉ căn cứ vào đồng lương thì sẽ không giờ đủ sống chứ đừng nói tới giàu có, nhưng ở Việt Nam đa phần quan chức đều giàu có và giàu có một cách nhanh chóng đến độ trắng trợn. Làm quan dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam là một nghề dễ làm giàu hơn cả gian thương và giàu nhanh chóng hơn cả doanh nhân.

Mọi chế độ độc tài đều đẻ ra tham nhũng, do đó quan chống tham nhũng lại là những ông trùm tham nhũng. Chống tham nhũng trong chế độ độc tài cộng sản giống như một người ta đuổi theo cái bóng của mình, nghĩa là không bao giờ dẹp được.

Nên dù ông Trọng có nhóm lò, củi củi khô, củi tươi gì đưa vào cũng cháy... cuối cùng thì đâu cũng lại vào đó, vì ai cũng sợ mất phần, sợ không đến phiên mình.

Thiếu tầm nhìn và hèn

Trước bức tranh đen tối của Việt Nam hiện nay, trong dân gian nảy sinh một tâm lý cầu an, hài lòng... nhưng thực tế là dốt nát, nhu nhược, lo sợ… đang bao trùm lên cả xã hội.

Những cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay là những người thiếu tầm nhìn, không có viễn kiến cho tương lai, cho đất nước, cho dân tộc và… ngay cả cho chính mình. Bởi vì họ bị bó buộc trong guồng máy chỉ biết kềm kẹp và hạn chế mọi sáng kiến, cai trị bởi những cấp lãnh đạo đảng cộng sản giáo điều, bảo thủ và ích kỷ.

Để duy trì bộ máy kềm kẹp, đảng cầm quyền bắt người dân phải đóng đủ thứ sưu cao, thuế nặng, cao rất nhiều lần so với nhiều nước trên thế giới và các quốc gia trong khu vực, nhưng phúc lợi mang lại thua xa các quốc gia đó.

Chương trình giáo dục Việt Nam thiếu định hướng nên chỉ đào tạo ra những con người máy, không có khả năng suy nghĩ và không có đạo đức. Vì mang tiếng là được đi học, tối thiểu là giáo dục phổ thông nhưng người dân đa phần (kể cả những người có bằng đại học, hoặc cao hơn) không phân biệt nổi, đâu là yêu nước, yêu chế độ, ủng hộ đảng phái với yêu đất nước, yêu quê hương. Đầu óc học sinh bị nhồi nhét bởi những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời và mang tính độc ác của chủ nghĩa cộng sản nên nếu không trở thành gian manh thì cũng là người không đáng tin cậy.

Nên có ai đó luôn trăn trở với sự phát triển của quốc gia, dân tộc mà không yêu đảng cộng sản, không đồng tình với chủ nghĩa cộng sản thì được mặc định cho là "phản động". Và không ít người trong số dân chúng được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đó lại đồng  tình với chính sách ngu dân và chương trình giáo dục nhồi sọ của chế độ cộng sản.

Cho nên chúng ta đừng có cười cợt vào hiểu biết lạ đời của người dân Bắc Hàn, bởi chính sách giáo dục nhồi sọ, hay đúng hơn là ngu dân, của ‘vương triều họ Kim’ cộng sản lãnh đạo quốc gia này.

Vượt qua nỗi sợ nghĩ đến tương lai

Chỉ đến khi nào chúng ta thực sự có đa nguyên, người dân có các quyền tự do và dân chủ, một hiến pháp vì quốc gia, dân tộc chứ không phải để bảo vệ một đảng phái, một cá nhân nào và hiến pháp đó phải được tôn trọng khi thực hiện chứ không phải để làm cảnh như hiện giờ thì khi đó Việt Nam mới có dân chủ thật sự.

Suy nghĩ dài dòng để rồi tôi thêm luyến tiếc con đường, kế sách giành độc lập, phát triển quốc gia còn dang dở, chưa thành công của Phan Chu Trinh.

Nghĩ đến tương lai tất nhiên chúng ta sẽ tìm ra con đường tốt hơn cho quốc gia dân tộc. Trong đó cái hay của Phan Chu Trinh, của Việt Nam Cộng Hòa, hay của ai bất kỳ thì chúng ta cũng cần phải học hỏi, thực hành.

Chính sự cai trị toàn trị và nhất nguyên của đảng cộng sản đã hạn chế sự phát triển của dân tộc, sự hùng cường của đất nước.

Đã đến lúc người dân Việt Nam cần hiểu rõ lý do khiến đất nước tụt hậu để cùng nhau đoàn kết và ủng hộ cho các lực lượng chính trị mới, với một giải pháp dân chủ đa nguyên.

Đã đến lúc mọi người Việt Nam cùng nhau xây dựng con tàu dân chủ đa nguyên để ra khơi hòa nhập vào dòng chảy văn minh của nhân loại.

Võ Ngọc Ánh

 

(07/05/2018)

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/27084283957/in/dateposted-friend/" title="duocgi1"><img src="https://farm1.staticflickr.com/958/27084283957_c34c190aa6.jpg" width="500" height="333" alt="duocgi1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>

Additional Info

  • Author Võ Ngọc Ánh
Published in Quan điểm