Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mấy tháng trước có một làn sóng phẫn nộ của công chúng về quyết định của một tòa án kết án 18 tháng tù treo cho một kẻ 78 tuổi lạm dụng tình dục trẻ em ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

abuse1

Sơ đồ lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam - Hình Inquier

Sự phản đối quyết liệt đã dẫn đến một động thái chưa từng có của Tòa án Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh : bác bỏ bản án trước đó và thay bằng một bản án tù 3 năm cho kẻ phạm tội Nguyễn Khắc Thủy.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy mức án của Thủy chưa xứng với nỗi đau mà tên này đã gây ra cho nạn nhân và gia đình.

Mối quan tâm của công chúng về vấn đề xâm hại trẻ em đã gia tăng rõ rệt trong thời gian gần đây.

"Thật tốt khi công chúng đã góp phần khám phá nhiều trường hợp lạm dụng tình dục. Công nghệ và các phương tiện truyền thông đang giúp mọi người chụp cảnh và cung cấp bằng chứng cho các cơ quan chức năng để sử dụng", theo bà Ninh Thị Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Thống kê từ Bộ Lao động, thương binh và xã hội, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, cho thấy trong năm tháng đầu năm nay, 570 trong số 700 trường hợp lạm dụng trẻ em được báo cáo có tính chất xâm hại tình dục.

Hoàng Tú Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), cho biết so với hơn 1.000 trường hợp quấy rối tình dục trẻ em được Bộ Lao động, thương binh và xã hội đưa ra hàng năm (và số thực tế có thể cao hơn), số trường hợp được đưa ra toà án vẫn còn thấp ở mức đáng lo ngại.

Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung thú nhận rằng một số trường hợp liên quan đến bạo lực và quấy rối trẻ em chưa được giải quyết đúng cách.

Nhiều bản án nhẹ được đưa ra gây sự phẫn nộ của công chúng.

Ví dụ, một tài xế xe đạp Grab ở Hà Nội chỉ bị phạt 200.000 đồng vì tội lạm dụng tình dục bằng lời nói một cháu gái chín tuổi.

Trong một câu chuyện bi thảm khác, một tên tội phạm hiếp dâm trẻ em ở tỉnh Tây Ninh không có dấu hiệu sợ hãi sau khi bị nêu tên, và còn đe dọa sẽ đệ đơn kiện gia đình nạn nhân sau khi bị gia đình hàng xóm này tố cáo các hành vi dâm dục với đứa con gái sáu tuổi của họ. Trong nỗi tuyệt vọng, cha của đứa trẻ đã uống thuốc trừ sâu để tự tử.

Hiện tại có 17 cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, nhưng phần nhiều "gia đình nạn nhân bị cô lập", Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhượng nói với Bộ trưởng Dung trong một phiên chất vấn.

Hoàng Tú Anh cho rằng, trong nhiều trường hợp, phải mất nhiều thời gian để kết thúc một vụ án xâm hại trẻ em, và đôi khi cho các bản án được thực hiện, và nhiều trường hợp khác bản án không được thực thi.

Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực và vị thế đạo đức của các cơ quan tư pháp và công quyền, bà nói.

"Chúng tôi cần xem xét lại quá trình điều tra. Chỉ khi pháp luật công bằng và rõ ràng thì chúng ta sẽ có được niềm tin của công chúng và giúp các nạn nhân tự tin lên tiếng", Hoàng Tú Anh nói.

abuse2

Những nụ cười trẻ thơ - Ảnh Inquirer

Về hệ thống pháp luật của đất nước, Vijaya Ratnam-Raman, cố vấn pháp lý về quyền trẻ em của Văn phòng UNICEF tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã có luật vững chắc nhưng những luật đó cần được thực hiện hiệu quả.

"Theo luật pháp Việt Nam, trẻ em được định nghĩa là dưới 16 tuổi. Điều này có nghĩa là Luật Trẻ em không áp dụng để bảo vệ cho những người từ 16 tới dưới 18 tuổi. Do đó, số trẻ em bị lạm dụng tình dục nhiều hơn báo cáo", ông nói.

Bà Ninh Thị Hồng nói rằng vấn đề nằm trong sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

Khi một vụ kiện quấy rối tình dục bị phát hiện, phía công an bắt đầu điều tra, trong khi các cơ quan khác có nhiệm vụ giúp đỡ các nạn nhân. Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng nhưng họ thiếu sự cộng tác.

"Không ai trong số những cơ quan này có thể giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ, nó đòi hỏi một phản ứng đa ngành", Raman nói.

Đặng Hoa Nam, Trưởng phòng Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em thuộc Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tuyên bố rằng Bộ luôn cố gắng bảo vệ quyền riêng tư của nạn nhân và đó là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền riêng tư của nạn nhân, Chính phủ đã giao Bộ Lao động, thương binh và xã hội làm việc với các cơ quan tư pháp để thu thập bằng chứng về điều tra, ông nói thêm.

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm bảo vệ trẻ em giữa các cơ quan Nhà nước, ông Nam cho biết, theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã và cấp tỉnh nơi các cuộc tấn công tình dục diễn ra phải chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp các ủy ban không thể xử lý vụ việc, cần báo cáo cho các cấp cao hơn hoặc cần được giúp đỡ từ các địa phương khác hoặc các cơ quan chính phủ. Nếu các địa phương hoặc các cơ quan chính phủ không hỗ trợ, họ phải chịu trách nhiệm, ông nói.

Trong khi luật pháp quy định chính quyền xã nên bảo vệ quyền lợi của nạn nhân và gia đình họ, nhiều cộng đồng không có nhân viên xã hội chuyên nghiệp, theo Raman.

"Trong khi vai trò của nhân viên chuyên ngành làm việc về phúc lợi xã hội là rất quan trọng để bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, trình độ chuyên môn vẫn còn thấp rất nhiều so với yêu cầu", ông nói.

Hợp tác công-tư

Trong khi các cơ quan công quyền thất bại trong việc thực hiện các chính sách hoặc đưa ra các giải pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em, một số cá nhân và tổ chức xã hội đã bước vào.

Nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để ngăn chặn quấy rối tình dục, Phạm Minh Anh, một giảng viên tại Lớn lên an toàn (Grow Up Safely), một sáng kiến ​​xã hội, nói rằng sự cộng tác chặt chẽ giữa các trường học, gia đình và cộng đồng là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Tổ chức Lớn lên an toàn được thiết lập bằng nguồn hỗ trợ 10.000 USD từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sáng kiến ​​này đã giúp nâng cao nhận thức về lạm dụng tình dục trong số gần 1.200 học sinh tiểu học ở vùng cao nguyên phía Bắc, bao gồm tỉnh Hà Giang và Lào Cai, trong hai năm qua.

Thông qua các trò chơi hấp dẫn và tương tác, các giảng viên của dự án, chủ yếu là sinh viên đại học, nhẹ nhàng truyền đạt những bài học sâu sắc về tự yêu cơ thể mình, tôn trọng quyền riêng tư và phòng ngừa quấy rối tình dục cho trẻ em.

Bên cạnh những bài học thực tế, họ cũng có một trang Facebook chính thức để cha mẹ có thể dạy con cái của họ ở nhà.

"Đối với trẻ em ở vùng cao nguyên phía Bắc, chúng tôi bắt đầu bằng cách dạy chúng về các bộ phận cơ thể, và cách chăm sóc và yêu thương bản thân. Phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em nên luôn luôn được đề cập cuối cùng", Minh Anh nói.

"Ví dụ, chúng tôi đưa ra một danh sách kiểm tra cho cha mẹ trước khi họ đăng ảnh của con cái của họ trên Internet, và đây là việc quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi bị quấy rối tình dục, mặc dù nó thường bị bỏ quên", cô nói thêm.

Các cơ quan nhà nước cũng tỏ ra quan tâm đến dự án.

Theo Minh Anh, nhóm nghiên cứu đã làm việc với Ủy ban Nhân dân phường Trung Liệt của Hà Nội để thực hiện một chương trình tương tự cho trẻ em trong khu vực.

Những nỗ lực hợp tác đã củng cố niềm tin của họ rằng tác động của quan hệ cộng tác công-tư có thể ngăn chặn tình trạng trẻ em bị lạm dụng.

"Chính phủ có một số cơ chế để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là cách sử dụng những cơ chế này một cách hiệu quả. Chúng tôi cần tăng cường hợp tác giữa các trường học, gia đình và cộng đồng để tránh bất kỳ tác hại nào xảy ra với trẻ em của chúng ta", Minh Anh nói.

Đầu tư thực dụng hơn

Chia sẻ cùng một sự thất vọng, Tú Anh đã lấy đường dây nóng bảo vệ trẻ em quốc gia 111 làm ví dụ, nói rằng do quá tải, một trong những người quen của cô đã phải vật lộn để kết nối với một nhà điều hành.

Cô đề nghị đường dây nóng nên được công bố bởi các phương tiện truyền thông trong giờ cao điểm.

Trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ trẻ em thuộc chính phủ cũng nên được công khai để công chúng có thể giám sát hoạt động và hiệu quả của họ, cô nói.

Để cải thiện các nỗ lực bảo vệ trẻ em, các quỹ nên được gây quỹ từ thiện và các tháng hành động nên được đầu tư cụ thể vào trẻ em và những người làm việc trực tiếp về bảo vệ trẻ em.

Raman của UNICEF đã đề xuất Việt Nam nên rót nhiều ngân sách và xây dựng năng lực để ứng phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.

"Thêm nữa, các chuyên gia bao gồm cả nhân viên xã hội, giáo viên, bác sĩ và y tá cần phải được đào tạo kỹ năng trong giao tiếp với trẻ em và ngân sách nhà nước cần phải được phân bổ để làm cho các biện pháp hiệu quả", ông nói.

"Im lặng cho phép bạo lực tiếp tục. Do đó, những nỗ lực cần được thực hiện để khuyến khích các cộng đồng, gia đình và trẻ em lên tiếng chống lại tất cả bạo lực đối với trẻ em", ông nói thêm.

"Trên toàn thế giới, những gì các quốc gia nhận ra là một khi một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục, thiệt hại đã xảy ra. Do đó, nếu bạn đầu tư vào phòng chống bạo lực trẻ em, hãy ngăn chặn nó trước khi nó xảy ra, nó sẽ là việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và cũng có lợi cho trẻ em, gia đình và cộng đồng", ông kết luận.

Tháng Sáu, tháng hành động bảo vệ trẻ em quốc gia, hiện đã kết thúc, nhưng tất cả những gì chúng ta thấy là nhiều người cưỡi xe đạp vẫy biểu ngữ về bảo vệ trẻ em.

Tuy nhiên, nó đã được chứng minh rằng những nỗ lực này chỉ đơn giản là không nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.

Nguyên tác : Child sexual abuse preventions need to go beyond empty slogans, Inquirer, 01/07/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 04/07/2018

Published in Diễn đàn

Việc giam giữ một công dân Mỹ tại Việt Nam, bị bắt khi tham gia một cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh, đã một lần nữa thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế đến tình trạng bất ổn xã hội ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng này với gần 100 triệu người.

baton1

Một cuộc biểu tình về vụ cá chết tại Việt Nam

Những người biểu tình tập trung vào ngày 9-11/6 tại một số thành phố, bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Thiết - nơi những người nổi loạn đốt cháy tòa nhà Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số phương tiện giao thông. Nhiều người đã phản đối dự luật Đặc khu kinh tế có điều khoản cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong 99 năm, báo động về khả năng người Trung Quốc kiểm soát đất đai và gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia.

Trong khi tinh thần chống Trung Quốc vẫn còn cao trong dân Việt, nhiều dự án cho thuê đất liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo tương tự ở những nơi khác, bao gồm cả Kazakhstan vào năm 2016. Lo ngại cũng đã dấy lên ở Sri Lanka, nơi Trung Quốc hiện đang duy trì quyền kiểm soát cảng phía nam Hambantota dưới thời hạn thuê 99 năm. Trong năm 2014, nhiều tàu ngầm Trung Quốc cập cảng tại Colombo, nơi một công ty Trung Quốc đang xây dựng một thành phố cảng trị giá 1,4 tỷ đô la trên vùng đất khai hoang.

Số người tham dự các cuộc biểu tình vào giữa tháng 6 đã vượt qua số người biểu tình chống Formosa năm 2016 và một số cuộc bạo loạn nhằm vào các công ty Trung Quốc năm 2014 sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam.

Tại thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến ​​một số cuộc biểu tình lớn, khi hàng ngàn người biểu tình tuần hành trên đường phố, và William Nguyễn, 32 tuổi, một công dân Mỹ gốc Việt từ Houston, Texas, người từng tốt nghiệp Yale và đang theo học chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng tham gia sự kiện trên. William đã yêu cầu nhà chức trách di chuyển xe cảnh sát để lấy đường cho đoàn biểu tình, và sau đó leo lên trên một chiếc xe cảnh sát khi công an từ chối đưa xe đi. Sau đó, William bị lôi kéo bởi một nhóm đàn ông trong khi đầu anh ta có nhiều máu, theo đoạn phim được quay tại hiện trường. Rất nhiều người biểu tình khác đã bị cảnh sát đánh đập.

William đã bị buộc tội gây mất trật tự công cộng, và hàng trăm người khác đã bị giam giữ và sau đó được trả tự do như là một phần của cuộc điều tra do Bộ Công an tiến hành. Một số nhà hoạt động nổi tiếng bị theo dõi sát sao khi nhiều nhân viên an ninh canh gác gần riêng nhà của họ, trong khi những người khác đang bị thẩm vấn liên tục và nhiều người khác vẫn còn bị giam giữ, kể cả William, người đã xin lỗi trên truyền hình quốc gia.

Vậy ai đứng đằng sau các cuộc biểu tình ? Trong một xã hội thiếu tính minh bạch và có mức điểm thấp về tự do báo chí (xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia khảo sát), thì có nhiều thuyết âm mưu. Một số người tin rằng chính phủ đã đạo diễn các cuộc biểu tình để chứng minh sự cần thiết phải kiểm soát Internet chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng bất ổn của công chúng. Facebook thường là phương tiện giao tiếp được lựa chọn để tổ chức các cuộc biểu tình, và các cuộc biểu tình xảy ra trùng với việc thông qua luật An ninh mạng chỉ hai ngày sau cuộc biểu tình, một luật yêu cầu Facebook và Google mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng địa phương tại Việt Nam để cơ quan chức năng của Việt Nam có thể tiếp cận được.

Một số người khác thì đổ lỗi cho Việt Tân, một tổ chức "đăng ký ở Hoa Kỳ với các thành viên là người Việt ở khắp thế giới với mục tiêu thiết lập dân chủ và cải cách ở Việt Nam thông qua các biện pháp ôn hòa". Theo báo Tuổi Trẻ, bốn người Việt đã bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh vì đã cải trang thành cảnh sát để tấn công người biểu tình và khôi phục trật tự công cộng, và được tìm thấy mang theo dao, tua vít và bình xịt hơi cay. Cho đến nay, ba cảnh sát giả đã không bị coi là có liên quan đến Việt Tân, một tổ chức mà Việt Nam coi là "một lực lượng khủng bố". Một số người biểu tình khác đã thú nhận rằng họ đã được trả tiền để biểu tình.

Tuy nhiên, những người Việt Nam mà tôi nói chuyện ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ít quan tâm đến việc ai là những người tổ chức biểu tình hơn là những vấn đề được đưa ra. Các vấn đề đó đã được biểu hiện qua những thông điệp đơn giản như "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày" và "Luật An ninh mạng giết chết tự do", vì hầu hết người biểu tình khó có thể hiểu hết việc các đặc khu kinh tế thực sự hoạt động như thế nào, các công ty nước ngoài hiện có thể thuê đất lên đến 70 năm, hoặc biết tàu ngầm Trung Quốc đang neo đậu tại một cảng ở Sri Lanka do Trung Quốc kiểm soát. Đối với Luật An ninh mạng, nhiều người tin rằng chính phủ chỉ luật hóa những gì chính phủ đã thực hành.

Ngoài tinh thần chống Trung Quốc và mong muốn tự do Internet là sự thất vọng kinh tế và hy vọng thay đổi thông qua quyền hội họp ôn hòa và phản đối một chính quyền dung dưỡng tham nhũng và trông chờ vào nguồn tiền từ Trung Quốc. Trong khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đã khởi tố một số doanh nghiệp lớn, đảng vẫn còn một chặng đường dài để có thể thuyết phục mọi người tin rằng họ là những người tham gia tích cực vào việc góp phần làm kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh chóng ở mức gần 7% và đất của họ không bị tịch thu và bán cho nhà đầu tư Trung Quốc, với tất cả số tiền thu được chảy vào túi các quan chức vô đạo đức của đảng và chính phủ.

Hiện nay, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và Hà Nội đã quyết định hoãn việc bỏ phiếu về dự luật Đặc khu kinh tế đến kỳ họp sau vào tháng 10. Một cuộc khảo sát của Gallup năm 2017 cho thấy người Việt Nam có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 5 trong số các quốc gia khảo sát, với hy vọng cao về tăng trưởng kinh tế vào năm 2018. Nhưng nhiều người Việt Nam mà tôi nói chuyện sẽ không chờ đợi sự thay đổi, và nhiều trong số họ có kế hoạch di cư sang Hoa Kỳ hoặc Australia để được hưởng giáo dục đại học tiên tiến hoặc công việc trả lương cao hơn, mà không hy vọng được chia sẻ những thành tựu kinh tế nếu có.

Gary Sands

Nguồn : What is fueling social unrest in Vietnam ?, Asia Times, 27/06/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 29/06/2018

Published in Diễn đàn

Một cuộc đấu tranh về luật Internet ở Việt Nam khi chính phủ muốn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với một số công ty công nghệ của Mỹ trong khi các công ty này đang cố gắng chống lại những quy định mới, những quy định sẽ gây bất lợi nhiều nhất cho giới bất đồng chính kiến ở quốc gia này.

Dự thảo luật an ninh mạng, theo dự kiến, sẽ được quốc hội thảo luận và bỏ phiếu thông qua vào cuối tháng này. Với luật này, chính phủ Việt Nam nhằm mục đích áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty Internet, và cứng rắn hơn trong việc kiểm duyệt sự bất đồng chính kiến ​​trực tuyến.

face1

Ảnh chụp màn hình trang kỹ thuật của công ty Google Hoa Kỳ ngày 20/11/2017 (AFP/Loic Venance)

Facebook, Google và nhiều công ty toàn cầu khác đang nỗ lực chống lại các điều khoản yêu cầu họ lưu trữ dữ liệu về người dùng Việt Nam tại quốc gia này và mở văn phòng trong nước. Nhưng các công ty này đã không đưa ra quan điểm cứng rắn tương tự về các phần của luật được đề xuất, những điều luật nhằm bóp nghẹt hoạt động chính trị trực tuyến. 

Việt Nam đưa ra một nghiên cứu điển hình về những áp lực mâu thuẫn khi Facebook và Google phải đối mặt ở những nước nơi chính phủ đàn áp tự do ngôn luận. Nó cũng cho thấy cách các chế độ độc tài cố gắng tăng cường kiểm soát thông tin trực tuyến và ngăn chặn hoạt động chính trị mà không làm tê liệt nền kinh tế kỹ thuật số.

Căng thẳng như vậy đang diễn ra trên khắp Đông Nam Á, nơi sự phổ biến rộng lớn của Facebook và Google đã tạo ra các cơ hội kinh doanh sinh lợi và là nền tảng giao tiếp của giới bất đồng chính trị và quảng bá tự do và dân chủ. Với Facebook và Google, giới bất đồng chính kiến phải vượt qua kiểm duyệt của chính phủ và tuyên truyền tự do dân chủ đối với công chúng.

Khu vực Đông Nam Á là đặc biệt quan trọng đối với Facebook và Google vì hầu hết người dùng Internet ở Trung Quốc đã bị chặn truy cập hai nền tảng này.

Một nhóm ngành công nghiệp được gọi là Liên minh Internet Châu Á (AIC) đang dẫn đầu các nỗ lực để khiến Việt Nam nới lỏng yêu cầu trong dự luật an ninh mạng. Jeff Paine, giám đốc điều hành của AIC, cho biết ông và những người khác đã trực tiếp nêu lên mối lo ngại về luật với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức chính phủ hàng đầu khác khi họ đến thăm Singapore vào tháng trước. 

Các cuộc thảo luận, với sự tham gia của nhiều học giả, quan chức ngành và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam, đã diễn ra như là một phần của một hội thảo về các vấn đề Internet, theo Paine. Ông nói rằng có "một cuộc đối thoại lành mạnh" tập trung chủ yếu vào cách Việt Nam có thể tận dụng các giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Nhưng ông nói không có thảo luận về các điều luật nhằm hạn chế về nội dung.

Chính phủ Việt Nam đã không trả lời một yêu cầu từ Reuters cho bình luận cho bài viết này.

Các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam dựa vào các phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá, và phản đối dự luật bằng một thư kiến nghị trong tháng Tư từ hơn 50 nhóm và người hoạt động gửi tới Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cáo buộc công ty này hợp tác quá chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Facebook và Google nói rằng họ phải tuân thủ luật pháp địa phương ở các quốc gia nơi họ hoạt động.

"Báo cáo minh bạch" mới nhất của Facebook phát hành hôm thứ ba, cho thấy trong nửa cuối năm ngoái, lần đầu tiên công ty đã bắt đầu chặn nội dung ở Việt Nam vì vi phạm luật địa phương. Công ty đã báo cáo 22 trường hợp như vậy - mặc dù họ nói rằng họ được nhắc nhở bởi "báo cáo riêng về phỉ báng" thay vì yêu cầu trực tiếp của chính phủ.

Năm ngoái, Google cũng đã chặn nhiều video trên YouTube theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Số liệu cập nhật phát hành hôm thứ Sáu cho thấy công ty đã được yêu cầu xóa hơn 6500 video trong năm 2017, chủ yếu là vì chỉ trích chính phủ và công ty này tuân thủ phần lớn các yêu cầu từ phía Việt Nam.

Các báo cáo minh bạch cho thấy rằng các công ty không tự động thực hiện yêu cầu của chính phủ. Facebook cho biết họ đã nhận được 12 yêu cầu của chính phủ về dữ liệu tài khoản người dùng Facebook trong năm 2017 và chỉ tuân thủ 4 trong số đó, tất cả đều là yêu cầu "khẩn cấp." Công ty xác định tình trạng khẩn cấp liên quan đến "nguy cơ sắp xảy ra thương tích hoặc tử vong nghiêm trọng."

Trong trường hợp nội dung bị cáo buộc là vi phạm luật địa phương, cả hai công ty đều cho biết yêu cầu gỡ xuống sẽ bị xem xét pháp lý và khi chúng tuân thủ thì bài viết chỉ bị chặn cục bộ.

Các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ trực tiếp không hẳn là toàn bộ câu chuyện.

Facebook cũng loại bỏ nội dung và chặn các bài viết vi phạm "tiêu chuẩn cộng đồng" toàn cầu của riêng mình, điều này ngăn chặn các tài liệu và hành vi khác nhau, đăng tải nội dung khiêu dâm hay cổ suý căm thù và kích động bạo lực.

"Khi một chính phủ gửi yêu cầu cho chúng tôi về nội dung vi phạm pháp luật, điều đầu tiên chúng tôi làm là xem xét liệu bài viết đó có vi phạm các tiêu chuẩn của chúng tôi hay không," Monika Bickert, phó chủ tịch quản lý chính sách toàn cầu của Facebook cho biết. Công ty trong tuần này đã bắt đầu cung cấp dữ liệu về các vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nhưng không quy định theo từng quốc gia.

"Tài khoản của tôi đã bị khóa trong 8 tháng," ông Lê Văn Dũng, một nhà báo độc lập ở Việt Nam, một trong số những người đã ký thư cho Zuckerberg. "Tôi đã gửi thư cho quản lý Facebook trong nhiều tháng nhưng chỉ có câu trả lời tự động cho biết họ đã tiếp nhận yêu cầu của tôi."

Tài khoản của anh đã được khôi phục hồi tháng trước, một ngày sau khi lời kêu gọi được gửi tới Zuckerberg, Dũng nói.

Facebook cho biết tài khoản của anh Dũng đã được xóa bỏ một cách chính xác vì vi phạm các quy định tiêu chuẩn cộng đồng ngăn chặn các hoạt động "spam" và đã được khôi phục do nhầm lẫn. Dũng nói rằng anh không spam. Tuy nhiên, anh đã có nhiều hơn một tài khoản. Việc một người có nhiều tài khoản là không được phép trên Facebook và nằm trong định nghĩa về hành vi spam của công ty.

Thắt chặt kiểm duyệt

Việt Nam đã có những quy định hà khắc về Internet từ năm 2013. Các điều luật này cấm mọi thông tin chống chính phủ, gây tổn hại đến an ninh quốc gia, gây ra "hận thù và xung đột" hoặc "làm tổn hại uy tín của các tổ chức và cá nhân."

Các quy tắc cũng cấm người dùng phương tiện truyền thông xã hội "phổ biến thông tin giả mạo hoặc không trung thực."

Các quy định mới được thực hiện trong năm 2017 đã thắt chặt thêm các quy định. Một bước ngoặt, theo Yee Chung Seck, một luật sư tại văn phòng luật sư quốc tế Baker McKenzie, là cuộc họp của chính phủ vào tháng 4 năm 2017 để thảo luận một loạt các vấn đề trên Internet bao gồm cả thông tin không chính xác, lời nói hận thù và bắt nạt.

Điều đó xảy ra ngay sau khi chính phủ kêu gọi tất cả các công ty kinh doanh trong nước ngừng quảng cáo trên YouTube, Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác cho đến khi họ tìm cách ngăn chặn việc đưa thông tin bị coi là "độc hại."

Tuy nhiên, một nghị định khác có hiệu lực vào tháng trước yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội phải loại bỏ nội dung bất hợp pháp trong vòng ba giờ sau khi được chính phủ báo cáo, mặc dù Paine nói quy tắc chỉ áp dụng cho các công ty trong nước.

Tuy nhiên, Facebook và Google dường như không chịu bất kỳ mối đe dọa nào. Cả hai đã thâm nhập sâu vào xã hội Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Simon Kemp, một nhà tư vấn truyền thông kỹ thuật số có trụ sở tại Singapore, khoảng 55 triệu trong số 96 triệu người Việt Nam là những người thường xuyên sử dụng truyền thông xã hội.

Facebook, YouTube và Google Search là những nền tảng Internet được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, vượt ra nhiều nền tảng khác, theo dữ liệu của Kemp. Facebook cũng là nền tảng phổ biến nhất cho việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Và chính phủ mong muốn nuôi dưỡng nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước : điện thoại thông minh và tất cả những gì họ cho phép, đặc biệt là thương mại điện tử và ngân hàng trực tuyến, đang biến đổi nền kinh tế trên khắp châu Á, và không ai muốn bị bỏ lại.

"Họ yêu phần đó của câu chuyện," Chung nói.

Nhưng chính phủ cũng muốn kiểm soát nhiều hơn, bao gồm lưu trữ dữ liệu và văn phòng công ty tại địa phương - một quan chức của một công ty tư nhân lo sợ rằng yêu cầu được thiết kế để cho phép chính phủ gây khó cho các công ty bằng cách bắt giữ cá nhân.

Cả Facebook và Google đều cung cấp dịch vụ cho Việt Nam từ trụ sở khu vực của họ tại Singapore.

Luật mới cũng mang lại nhiều quyền lực hơn cho Bộ Công an Việt Nam, được giao nhiệm vụ trấn áp giới bất đồng chính kiến.

Facebook cho biết họ nhìn thấy ​​các quy định mới sẽ yêu cầu công ty này hạn chế nhiều nội dung hơn. Google từ chối bình luận.

Án tù dài hạn

Đối với người hoạt động nhân quyền, dường như có rất ít hy vọng cứu trợ.

Ví dụ, chỉ trong tháng này, một người dùng Facebook ở Việt Nam đã bị kết án bốn năm rưỡi tù vì những bài viết "bóp méo tình hình chính trị," theo một tuyên bố được đăng trên trang web chính thức của Đảng Cộng sản. 

Tuy nhiên, Facebook vẫn là một công cụ quan trọng cho các nhà hoạt động tại Việt Nam - một đất nước mà sự chỉ trích của chính phủ hiếm khi được dung thứ và cuộc chiến giữa chính quyền và những người bất đồng chính kiến ​​là một trò chơi mèo và chuột.

"Đôi khi chúng tôi sử dụng Facebook để đánh lạc hướng các nhà chức trách, như chúng tôi giả vờ thảo luận một cuộc họp quan trọng, một cuộc họp không bao giờ xảy ra," nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói. "Sau đó, chúng tôi xem từ xa và cười khi an ninh bao vây điểm gặp gỡ giả định của chúng tôi," Thắng nói thêm.

Mai Nguyen & Jonathan Weber

Nguyên tác : Vietnam set to tighten clamps on Facebook, Google, The Jakarta Post, 19/05/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 20/05/2018

Published in Diễn đàn

Ông Trần Anh Kim bị kết tội và bị kết án 13 năm tù vì "thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vào năm 2016. Ở độ tuổi 69, sức khỏe của ông đang xấu đi và theo vợ ông, "ông có thể không sống sót được sau án tù giam lâu năm của mình" vì cơ quan chức năng không cung cấp điều trị y tế thích hợp. Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. 

tak1

Ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng tại một phiên tòa.

Trần Anh Kim bắt đầu ủng hộ cho nền dân chủ ở Việt Nam vào đầu những năm 2000 khi ông gia nhập một đảng chính trị không đăng ký và một nhóm chính trị khác. Vào tháng 12 năm 2009, nhà chức trách Việt Nam bắt giam và kết án ông năm năm tù vì các hoạt động chính trị ôn hòa của ông. Ông được trả tự do vào tháng 1 năm 2015. Vào tháng 9 năm 2015, chính quyền một lần nữa bắt giữ ông, chỉ chín tháng sau khi ông mãn hạn tù. Trong thời gian 14 tháng bị giam giữ trước khi xét xử, ông bị giam giữ mà không được liên lạc với gia đình. Tháng 12 năm 2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết tội ông với mức án 13 năm tù giam và bốn năm quản chế tại gia với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Sau khi gặp chồng vào ngày 01/05/2018, bà Nguyễn Thị Thơm nói với tổ chức Ân xá Quốc tế rằng ông Trần Anh Kim đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ như huyết áp cao và viêm tuyến tiền liệt mà ông đã được phẫu thuật vào năm 2017 nhưng không được cải thiện.

Vợ ông cũng nói rằng hiện ông hay bị những cơn đau đầu hành hạ trong khi ông đã mất hầu như tất cả thị lực và mất hầu hết hàm răng khiến ông khó khăn khi ăn. Nhà chức trách trại giam đã không cho phép ông đến bệnh viện để cấy ghép răng và từ chối không cho ông tiếp cận điều trị y tế đầy đủ mặc dù ông và gia đình yêu cầu nhiều lần. 

Vui lòng viết ngay bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay ngôn ngữ của bạn, kêu gọi chính quyền Việt Nam :

1. Trả tự do cho ông Trần Anh Kim ngay lập tức và vô điều kiện vì ông là tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do biểu đạt chính kiên, hội họp và lập hội của mình ;

2. Đảm bảo rằng trong thời gian chờ được trả tự do, ông Trần Anh Kim được bảo vệ khỏi bị tra tấn và đối xử tệ bạc, bao gồm cả việc từ chối điều trị y tế có chủ ý ;

3. Cung cấp ngay điều trị y tế đầy đủ cho ông Trần Anh Kim theo các Quy tắc Tiêu chuẩn tối thiểu trong đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela).

Xin vui lòng gửi kiến nghị của qúy vị trước ngày 27/6/2018 tới :

1. Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Số 2 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Fax : +844 437 335 256

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Fax : +844 38231872

3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

4. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Số 1, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Quý vị có thể gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại quốc gia của bạn. 

Vui lòng kiểm tra với văn phòng của qúy vị nếu kháng nghị được gửi sau ngày trên.

Thông tin bổ sung

Ông Trần Anh Kim là một cựu chiến binh ; ông đã tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Ông phục vụ trong quân đội khoảng 30 năm, và đã từng bị thương. Năm 1991,trong khi phục vụ trong quân đội với hàm trung tá, ông đã bị bắt với cáo buộc "lợi dụng chức vụ nhằm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" mà ông phủ nhận. Ông bị kết án bởi một tòa án quân sự với mức án 24 tháng tù và được trả tự do vào đầu tháng 9 năm 1995. Trần Anh Kim bị bắt lần thứ hai vào năm 2009 vì đã tham gia một đảng chính trị không được đăng ký với tên gọi Đảng Dân chủ Việt Nam và một nhóm chính trị mang tên Khối 8406, cả hai đều có mục đích thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam.

Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án ông năm năm sáu tháng

tù với ba năm quản thúc tại gia. Tổ chức Ân xá Quốc tế coi ông là tù nhân lương tâm. Vào tháng 1 năm 2015, ông Trần Anh Kim đã mãn hạn tù và được trả tự do. Ông tiếp tục hoạt động của mình bằng cách dự định thành lập tổ chức Quân nhân dựng cờ dân chủ, với các thành viên là cựu quân nhân từ miền Bắc và miền Nam để đấu tranh cổ súy dân chủ và chống tham nhũng. Do hoạt động này, chính quyền đã bắt giữ ông vào tháng 9 năm 2015.

Tháng 12/2016, ông đã bị xét xử, bị kết án theo tội danh "thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 của BLHS 1999 và bị kết án 13 năm tù giam và bốn năm quản chế.

Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ của Trần Anh Kim, nói với Ân xá Quốc tế rằng bà gặp nhiều khó khăn trong việc thăm nuôi chồng vì Bộ Công an đã chuyển ông vào Trại giam số 5 cách nhà hơn 200 km. 

Theo bà Nguyễn Thị Thơm, trong các chuyến thăm của bà, quản giáo liên tục theo dõi bà và chồng bà, "có khoảng 5 đến 6 cảnh sát trong phòng theo dõi cuộc trò chuyện". Nguyễn Thị Thơm nói chồng mình bị giam giữ trong "khối tù nhân chính trị", được phép rời khỏi phòng giam ra ngoài trời với ánh sáng tự nhiên trong vài giờ một ngày nhưng lính canh vẫn theo dõi chặt chẽ mọi cử động của ông, và ông không được giao tiếp với các tù nhân bên ngoài khối của mình.

"Thức ăn không đủ và ông ấy không thể ăn vì có rất ít răng còn lại trong miệng", bà Nguyễn Thị Thơm cho biết.

Trần Anh Kim là một trong 97 tù nhân lương tâm ở Việt Nam trong danh sách được Ân xá Quốc tế công bố vào tháng 4 năm 2018.

Việt Nam là một trong những trại tù lớn nhất đối với những người hoạt động ôn hoà Đông Nam Á, nơi điều kiện nhà tù khắc nghiệt, đặc biệt đối với tù nhân chính trị.

Tra tấn và đối xử tồi tệ, bao gồm biệt giam trong thời gian dài, giam trong phòng riêng, đánh đập và từ chối điều trị y tế, bị cấm hoàn toàn theo luật pháp quốc tế nhưng vẫn được thực hành phổ biến bởi chính quyền Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Chống Tra tấn và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).Tuy nhiên, điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các điều kiện tối thiểu khác quy định trong Quy tắc Tiêu chuẩn tối thiểu trong đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela) của Liên Hợp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Các tù nhân lương tâm thường bị giam cầm đơn độc như một hình phạt trong một thời gian dài. Một số cựu tù nhân nói rằng điều này giống như "nhà tù trong tù". Một số tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển từ trại giam này sang cơ sở giam giữ khác mà thường không báo cho gia đình của họ.

Nguồn : Ân xá Quốc tế

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 19/05/2018

Published in Diễn đàn

Theo Now! Campaign, Việt Nam đang giam giữ 168 tù nhân lương tâm, trong số này có 15 người là phụ nữ.

now1

Theo Now! Campaign, Việt Nam đang giam giữ 168 tù nhân lương tâm, trong số này có 15 người là phụ nữ.

Vào giữa tháng 11 năm 2017, Now! Campaign, một sáng kiến chung của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế, đã công bố danh sách 165 tù nhân lương tâm mà Việt Nam đang giam giữ tại thời điểm đó. Họ là blogger, luật sư, nhà hoạt động công đoàn, nhà hoạt động về quyền đất đaim người bất đồng chính kiến ​​và những người theo tôn giáo thiểu số không đăng ký. Tất cả họ lànhững người không sử dụng bạo lực hoặc cổ suý bạo lực hay sự thù hận.

Kể từ đó tới đầu tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã trả tự do cho hai tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu và Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già), và bắt giam thêm 5 người nữa bao gồm Nguyễn Văn Trường, Bùi Thị Bích Tuyên, Lê Thị Hồng Hạnh, Vũ Văn Hùng và Nguyễn Nam Phong.

Cũng trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến đầu tháng 3 năm 2018, Việt Nam kết án 9 nhà hoạt động bao gồm Nguyễn Văn Hóa, Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Hồ Văn Hải (bác sỹ Hồ Hải), Hoàng Đức Bình, và ba Phật tử Hoà Hảo Bùi Văn Trung, Bùi Văn Thắm và Nguyễn Hoàng Nam.

Theo Now! Campaign, do nhà nước kiểm soát hầu như toàn bộ truyền thông và bí mật bao quanh cách bắt giữ và bỏ tù một số tù nhân lương tâm, nên con số 165 (tại thời điểm công bố tháng 11 năm ngoái) không phải là hoàn toàn đầy đủ và có thể là có nhiều người khác bị giam cầm ở Việt Nam chưa được nhận biết, nhưng họ hội đủ điều kiện để được coi là tù nhân lương tâm.

now2

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai

Trong danh sách Now! Campaign công bố, 138 tù nhân lương tâm có thông tin đầy đủ vì tin tức về họ được công bố rộng rãi, cho phép Now! Campaign phân tích về các điểm đặc thù của những người bị nhắm đến, các điều luật mà họ bị cáo buộc và những hình phạt họ phải chịu. Trong 30 trường hợp còn lại, là những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số mà Now! Campaign chỉ có thể xác định về bản sắc cá nhân ; giới tính và dân tộc ; và thực tế là người đó đã bị bắt và giam giữ vì đã hành xử các quyền của mình một cách ôn hoà.

Những tổ chức tham gia Now! Campaign bao gồm BPSOS, Civil Rights Defenders, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, và Người Bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders), Front Line Defenders, The 88 Project, Campaign to Abolish Torture in Vietnam, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Asian Parliamentarians for Human Rights và một số tổ chức khác.

Con số mà Now! Campaign đưa ra có khác so với con số tù nhân lương tâm do Ân xá Quốc tế hoặc Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam công bố gần đây. Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện giam giữ khoảng 100 tù nhân lương tâm còn Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm nói rằng hiện có 94 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ bởi chính phủ Việt Nam. Sự khác biệt là do cách thu thập thông tin và định nghĩa tù nhân lương tâm.

Việc công bố danh sách tù nhân lương tâm của Now! Campaign cũng bị cản trở bởi Chính phủ Việt Nam. Now! Campaign, cụ thể là BPSOS, dự định tổ chức một buổi họp báo tại trung tâm báo chí quốc tế ở Bangkok, tuy nhiên, sự kiện đã không thể xảy ra do Chính phủ Việt Nam đề nghị chính quyền quân sự Thái Lan can thiệp.

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 05/03/2018

Quý vị có thể tìm hiểu thông tin cụ thể về tù nhân lương tâm tại :

- website của  Now! Campaign

- hoặc dữ liệu về hoạt động nhân quyền của Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the DefendersThe88Project

Published in Diễn đàn

Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay là gì ?

Việt Nam đang mở rộng chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào nhiều quan chức cấp cao với việc bắt giữ hàng tá quan chức của Tập Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và ngành ngân hàng.

Cùng với việc làm sáng tỏ tình trạng tham nhũng, quản lý kém và chủ nghĩa gia đình trong các công ty nhà nước trong thời điểm cổ phần hóa đang gia tăng, các vụ bắt giữ cho thấy sự thành công của một phe bảo thủ hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.

So sánh hoạt động kinh tế của một số công ty của PetroVietnam và PTT Thái Lan, một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Thái Lan.

dangsau1

Tên các công ty theo thứ tự từ trên xuống trong chú thích : PTT của Thái Lan, Tổng Công ty Vận tải PetroVietnam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí

Ít nhất 51 quan chức và cựu quan chức của PetroVietnam và ngân hàng đã bị bắt. Một số đã bị đem ra xử và đã bị kết án. Nhân vật cao cấp nhất bị bắt giữ là cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng. Ông là thành viên Bộ Chính trị đầu tiên trong hàng thập kỷ bị truy tố. Reuters không thể liên lạc với ông hoặc luật sưu của ông để bình luận. Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc một nghi phạm từ PetroVietnam, ông Trinh Xuân Thành. Hơn 100 quan chức khác cũng đang bị đe dọa truy tố hoặc đã bị kỷ luật hoặc sa thải.

PetroVietnam là gì ?

PetroVietnam là một doanh nghiệp lộn xộn quản lý trực tiếp 15 đơn vị, có 18 công ty con và có cổ phẩn ít hơn trong 46 công ty khác. Hàng trăm triệu đô la bị mất từ nhiều đơn vị khác nhau, từ ngân hàng cho đến nhiều công ty xây dựng, nhà máy điện và nhà máy dệt may.

dangsau2

Ít nhất đã có 51 quan chức và cựu quan chức của PetroVietnam và ngân hàng bị bắt.

Các vụ xì căng đan tại PetroVietnam được kết nối với ngành ngân hàng thông qua thỏa thuận, trong đó PetroVietnam đã thua lỗ 35 triệu đô la trong một khoản đầu tư vào Ocean Bank. Cựu tổng giám đốc điều hành của ngân hàng – người cũng là cựu chủ tịch PetroVietnam - đã bị kết án tử hình.

Chiến dịch chống tham có mang màu sắc chính trị ?

Chiến dịch này cho thấy một nỗ lực phối hợp nhằm kiềm chế tham nhũng quy mô lớn trong đó một số quan chức trở nên giàu có và làm xấu đi hình ảnh của đảng cầm quyền.

Nhưng chiến dịch cũng cho phép lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tăng cường quyền lực của mình sau khi thắng trong một cuộc đấu tranh quyền lực với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái.

Cho dù việc bắt giữ có tiến tới những bước cao hơn hay không thì quyền lực tối cao của Trọng được đảm bảo cho đến hết nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2021 và phe của ông ta sẽ nắm quyền kiểm soát chính trị trong nước thậm chí sau đại hội đảng lần tới và sau đó.

Điều gì chia rẽ các nhóm khác nhau trong đảng cầm quyền ?

Mặc dù đảng thể hiện hình ảnh đoàn kết trước công chúng, nhưng có nhiều quan điểm về mọi thứ từ tốc độ và sự cởi mở của cải cách đến sự cân bằng ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc khác.

Điều đặc trưng nhất cho vai trò lãnh đạo hiện nay là bảo thủ trong việc bảo vệ quyền lực tuyệt đối của đảng trong sự liên kết chặt chẽ với cơ quan an ninh.

Nó đánh dấu sự thay đổi phong cách từ sự lãnh đạo của ông Dũng và các đồng minh của ông, một số người nổi lên như những người sẵn sàng cho sự cởi mở hơn về chính trị.

Cùng với vụ bắt giữ quan chức tham nhũng, Việt Nam cũng đã bắt giữ nhiều blogger, nhà hoạt động và các nhà chỉ trích chế độ khác trong năm nay hơn bất cứ năm nào khác kể từ cuộc đàn áp năm 2011 đối với nhóm hoạt động thanh niên Công giáo.

Chiến dịch chống tham nhũng được nhìn nhận như thế nào ?

Rất ít người thương xót cho những quan chức bị bắt vì cáo buộc tham nhũng, nhưng cũng có hoài nghi về động cơ thực sự của chiến dịch chống tham nhũng. Sự tham nhũng hàng ngày của các quan chức cấp thấp và cảnh sát vẫn là một yếu tố của cuộc sống Việt Nam.

Chiến dịch chống tham nhũng này có tác động gì đối với PetroVietnam ?

Lợi nhuận thuần của PetroVietnam trong năm 2016 là thấp nhất trong 7 năm vừa qua, chỉ hơn 7% so với hơn 15% trong năm 2009. Tập đoàn nói với Reuters rằng giá dầu thấp là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, nhưng tập đoàn cũng cho biết các dự án thất bại, sai phạm của quan chức và các cuộc điều tra có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế của tập đoàn.

Cổ phiếu của Petrolimex được niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng một số đơn vị của PetroVietnam kém hiệu quả hơn so với Công ty Dầu khí Thái Lan (PTT Thái Lan) từ năm 2009.

Chiến dịch chống tham nhũng có ý nghĩa gì đối với cải cách và tư nhân hóa ?

Mặc dù chiến dịch đàn áp cho thấy sự tăng cường chính trị của đảng, ban lãnh đạo đảng đưa ra ít dấu hiệu hơn về trì hoãn cải cách kinh tế hơn so với chính quyền trước đây.

Trước áp lực từ thâm hụt ngân sách, Chính phủ đã đẩy nhanh kế hoạch bán cổ phần chính trong những công ty hấp dẫn nhất - nhà máy bia Sài Gòn (Sabeco) và Vinamilk.

Nó cũng bán cổ phần tại ba đơn vị của PetroVietnam.

Một số nhà phân tích kinh tế và kinh doanh tin rằng sự sợ hãi bị gắn mác tham nhũng có thể làm cho quan chức ở các công ty nhà nước và các bộ giữ thái độ quan liêu.

Theo Reuters

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 14/12/2017

Published in Diễn đàn