Thấy gì ở văn bản của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long ? Một văn bản lạ
Chúng tôi nhận được một văn bản có chữ ký ghi là của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long và con dấu của Giáo phận Vinh. Văn bản này gửi Bề trên cả Dòng Chúa Cứu Thế và Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam.
Văn bản của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long
Nội dung của văn bản là "Mong cha Bề trên cả và cha Giám Tỉnh giải thích, nhắc nhở" hai linh mục của dòng này "về những hành động sai trái của họ" vì những hành động đó "thực sự gây chia rẽ, phá hoại sự hiệp nhất trong giáo hội và xói mòn niềm tin nơi người tín hữu".
Hai linh mục được nhắc tên vì đã bàn bạc và "dẫn dắt công luận" trên facebook khi Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long huyền chức cha Đặng Hữu Nam.
Văn bản này kết luận hai linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế "theo đuổi chống cộng cực đoan và bạo lực trong khi tôi đối thoại cởi mở với chính quyền cộng sản".
Lời bàn :
Trước hết, chúng tôi xin khẳng định là chúng tôi nhận được qua mạng Internet, nhưng không khẳng định có đúng là thư của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long hay không ?
Bởi các lý do sau :
Thứ nhất : Rất có thể văn bản này cũng bị làm giả. Bởi thời buổi bây giờ thật giả lẫn lộn, đến văn thư của Giáo phận Vinh phong chức linh mục, phong chức Thánh, hẳn nhiên là trong văn thư đó không chỉ có chữ ký của Giám mục Long mà còn con dấu, lại còn cha Chưởng Ấn ký tên. Vậy mà còn bị làm giả, thì thử hỏi cái gì có thể không làm giả ở đây ?
Và chuyện đó đã được khẳng định trong nội dung như trong văn bản này.
Tòa giám mục giáo phận Vinh minh định về sự việc liên quan đến anh Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa
Thứ hai : Trên Website của Giáo phận Vinh không thấy có văn bản này.
Thiết nghĩ rằng Giáo hội cũng đã có những quy định, hiến chế để dạy rằng việc dùng phương tiện truyền thông đem thông tin, đem sự thật đến với cộng đồng dân Chúa một cách nhanh chóng, để tránh những điều nhầm lẫn không cần thiết cũng là trách nhiệm của Tòa Giám mục. Thế nên khi Website của Giáo phận không có văn bản này, buộc chúng tôi phải đặt nghi ngờ tính chính danh của nó.
Thứ ba : Có thể chưa hẳn đây là thư thật của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long. Bởi theo thiển nghĩ của chúng tôi, thì rất có thể Đức Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long không viết một bức thư có nội dung như vậy. Bởi đơn giản, ngài là một Giám mục chứ không phải là mấy bà ngoài chợ để ăn miếng trả miếng với những hiện tượng trên mạng.
Cũng bởi, nếu Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long chú ý các ý kiến trên mạng, tôi tin rằng Ngài sẽ có nhiều văn bản gửi đến giáo dân, giải thích những vấn đề liên quan đến giáo lý, giáo hội, đến hàng ngũ linh mục, tu sĩ của Giáo phận chứ không chỉ có vài việc lẻ tẻ lặt vặt mấy ông cha ở đâu đâu nói đến mình mà đã nhảy cẫng lên.
Đó là những vấn đề mà tác động trực tiếp đến đời sống cả tinh thần, đạo đức và cả đời sống vật chất, luân lý của giáo dân cũng như lương dân mà ngài có trách nhiệm với họ, bởi ngài đã nhận trách nhiệm đó trước Chúa, trước Giáo hội.
Đó là những vấn đề lên quan đến đời sống linh mục, những hiện tượng tha hóa, hiện tượng Giáo sĩ trị, hiện tượng trục lợi và rất nhiều vấn đề nữa, quan trọng hơn việc chú ý đến mấy ông linh mục hoặc ông nào đó xa xa nói về vấn đề của mình.
Bởi chúng tôi nghĩ rằng, là linh mục, khi đã nằm xuống đất để chịu lấy chức Thánh, nghĩa là chấp nhận chịu chết, chịu bỏ đi để phục vụ thiên hạ, phục vụ tha nhân, chứ chưa nói là "Giám mục".
Bởi Giám mục, là người đã nhận lãnh chức Thánh trước mặt Chúa, đã thề hứa chăm sóc đàn chiên của Chúa, hy sinh mạng sống vì đàn chiên, mang lấy mùi chiên, thì xá gì sự hôi hám, sự đau khổ, sự xúc phạm hoặc kể cả những điều thị phi.
Ngày xưa, khi bị xỉ vả, nhiếc móc, nhạo cười và đủ mọi trò đánh đập thế xác, rồi đóng đinh treo trên thập giá, thậm chí, chúng còn bắt thăm chia nhau chiếc áo của Người… thì hình như Chúa Giesu cũng chẳng kêu, chẳng chửi lại một câu nào, càng không có văn bản nào gửi đến cấp trên của bọn quân dữ đã hành hình ngài. Trái lại, ngài còn cầu xin rằng : "Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết họ đang làm gì" (Luca 23:34).
Thiết nghĩ, những đoạn Kinh Thánh đó, Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long biết nhiều hơn các giáo dân.
Mặt khác, khi chu toàn sứ mệnh của mình, thì chắc chẳng phải lo lắng, chẳng cần thanh minh, chẳng cần ca ngợi khoa trương, bởi Sự thật có sức sống mãnh liệt của nó.
Miễn là mình luôn sống không hổ thẹn với chức năng và trách nhiệm của mình không phải trước mặt thế gian, mà là trước mặt Chúa. Mà trước mặt Chúa thì không cần phải "trình bày" chẳng cần văn thư hay đôi co gì cho mệt.
Bởi Giám mục – nghĩa là người coi sóc đàn chiên, người chăn nuôi đàn chiên thay mặt Chúa. Thế nên, theo cách nói dân gian, để làm Giám mục, thì cần phải "Dám mục" – nghĩa là chấp nhận sự mục nát vì "Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều bông hạt khác" (Ga 12, 20-33).
Thế nhưng, dù chưa chắc chắn bức thư này có phải của Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long hay không, nhưng đã có văn bản, có dấu và chữ ký hẳn hoi, thì việc xác định có đúng, có là văn bản thật hay giả, là trách nhiệm của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh.
Và chúng tôi đã chờ đợi những phản hồi về văn bản này, nhưng đến nay vẫn không có tín hiệu nào khác, nên chúng tôi tạm bàn về văn bản này cho đến khi nào có thông tin mới.
Tân linh mục Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa tại Giáo phận Maasin, Philippines
Văn bản nói gì ?
Có lẽ không cần bàn nhiều quá vì nội dung bức văn bản cũng đơn giản thôi. Nhưng chứa đựng nhiều điều mà trong đó người giáo dân khi đọc văn bản đó, sẽ càng bị chia rẽ nhiều hơn. Chúng ta chỉ bàn qua vài nét như sau :
- Không rõ Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long căn cứ vào đâu, để kết luận rằng : Hai linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế được nhắc tên đã "theo đuổi chống cộng cực đoan và bạo lực" ?
Liệu Đức Giám mục Alfonso Long có hiểu rằng với vai trò của một Giám mục, lời kết án của Ngài có sức nặng ngàn cân đối với số phận của một con người, chứ chưa nói đến một linh mục hay không ?
"Cực đoan và bạo lực" là hai trạng thái khó chấp nhận với kể cả người thường chưa chưa nói đến linh mục. Vậy Giám mục Long đã nhìn thấy, hoặc có tư liệu về hai linh mục này nổ bom, hoặc kêu gọi đặt mìn, đặt bẫy giết người như chính quyền Cộng sản đã làm với nhiều nơi mà mới đây mấy năm như ở Mỹ Yên, Con Cuông hoặc nhiều năm trước như Quỳnh Lưu… trong giáo phận của ngài ?
Hoặc hai linh mục này đã tổ chức xã hội đen chặn đường, đánh đập những người bất đồng chính kiến, bắt bớ, bỏ tù họ bất chấp lý lẽ, luật lệ như chính quyền cộng sản Nghệ An đang làm với những người yêu nước, nhưng người đã xả thân làm nên Giáo hội hôm nay, để có Ngai tòa Giám mục cho Ngài ngồi đó mà cởi mở, mà đối thoại ?
Hay hai linh mục này cũng chỉ bình luận, nói lên những ý kiến mà với đường lối "đối thoại cởi mở với chính quyền cộng sản" thì gọi là "chống cộng cực đoan và bạo lực" ?
Thiết nghĩ với trình độ của một Giám mục, ngài rất hiểu điều ngài nói và hậu quả của nó sẽ ra sao. Cha ông ta đã dặn : "Lời nói, đọi máu là vậy". Phải chăng có câu nói của Chúa Giesu rằng :
- Một điều suy nghĩ nữa, là nếu thật sự Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long sợ rằng những điều mà hai vị linh mục kia đã nói sẽ "thực sự gây chia rẽ, phá hoại sự hiệp nhất trong giáo hội và xói mòn niềm tin nơi người tín hữu" thì e rằng ngài đã lo quá xa.
Bởi trước khi lo lắng cho sự xói mòn niềm tin nơi người tín hữu, gây chia rẽ phá hoại sự hiệp nhất, thì xin Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long nhổ tận gốc rễ những vấn đề đang gây không chỉ xói mòn lòng tin, mà mất luôn Đức Tin nơi người tín hữu và không ở đâu xa xôi khác, mà ở ngay ở Giáo phận Vinh, nơi ngài đang có trách nhiệm lớn nhất về mọi thứ xảy ra ở đó.
Đó là việc thiếu minh bạch trong đường lối, xử sự gây bức xúc trong giáo phận với nạn Giáo sĩ trị, nạn lạm dụng đời sống linh mục làm những việc không phù hợp với đấng bậc mình.
Đó là việc nhiều linh mục, thậm chí là cả Giám mục đã từng dựa vào cái gọi là Doanh nhân Công giáo – bất kể họ làm giàu bằng cách nào, miễn lấy được tiền bạc để dâng cúng hoặc tiêu xài đáp ứng nhu cầu của mình.
Nếu Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long chưa rõ điều này, xin xem lại những tấm hình của các Giám mục và cả Hồng y đã đến ăn uống thỏa thuê ở nhà đại gia, để đặt một câu hỏi rằng : Liệu có gia đình giáo dân nào nghèo khó được các giám mục hạ cố đến thăm vậy lần nào trong đời chưa ? Vậy có phải Giáo hội công giáo ngày nay đã trở thành giáo hội của người giàu có mà thôi ?
Đó là việc xây cất các công trình quá sức chịu đựng của giáo dân, để rồi phải bán đất đai của Giáo hội gây bức xúc cho giáo dân. Bởi với quan niệm của giáo dân có ý thức xây dựng, thì đất đai mới khó, còn nhà cửa, trung tâm mục vụ chưa xây thì xây sau chẳng chết ai. Chỉ những kẻ bóc ngắn, cắn dài mới nghĩ đến cách bán đất đai để xây nhà ở cho sướng thân, mặc cho con cháu sau này không còn chỗ để tồn tại.
Đó là nạn linh mục, giáo sĩ hoạt động chính trị công khai trong chế độ cộng sản vô thần của một số linh mục trong cái gọi là Hội đồng Nhân dân, Ủy ban đoàn kết công giáo mà ai cũng đã xác nhận là những tổ chức của Cộng sản vô thần. Trong khi Giáo luật quy đinh rõ ràng các linh mục trở lên đều không được tham gia tổ chức chính trị. Hẳn là Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long có biết những người này.
Đó là việc cụ thể như vấn nạn vụ việc linh mục phạm tội cách rõ ràng là giả mạo giấy tờ, con dấu, làm văn thư giả vụ phong chức Thánh. Nếu so sánh việc đó với việc linh mục không làm vừa lòng chính quyền cộng sản – một chế độ vô thần chống đối giáo hội đến cùng – thì thử xem việc nào cần xử lý hơn và việc nào nghiêm trọng đến Đức Tin tín hữu hơn ?
Ngài Giám mục có coi rằng việc giảng dạy những sự thật nên chính quyền không ưa làm cho ngài khó xử với chính quyền cộng sản mà ngài đang đối thoại, đang cởi mở, có nặng hơn việc làm giả văn thư Giám mục để phong chức Thánh ?
Việc nào gây chia rẽ và xói mòn niềm tin nơi tín hữu hơn ?
Và thử xem cách xử sự của Giám mục trong các sự việc ấy, thì niềm tin nơi người tín hữu lấy cơ sở nào để tồn tại ?
Vậy sao Giám mục không lo việc cụ thể trong nhà mình, trong giáo phận mình có trách nhiệm ? Ở đó chỉ có huyền chức, chỉ có dung túng, chỉ có phạt vạ… mà thiếu đi tình yêu thương. Phải chăng, chính Đức Giesu đã biết đến tình trạng này và nói đến điều này trong Kinh Thánh : "Con nào yếu đuối, các ngươi không bổ dưỡng ; con nào đau ốm, các ngươi không chạy chữa ; con nào bị thương, các ngươi không băng bó ; con nào đi lạc, các ngươi không đem về ; con nào đi mất, các ngươi không tìm kiếm ; nhưng các ngươi chăn dắt chúng bằng bạo lực và nghiêm khắc".
Và ngài lại lo lắng cho việc các linh mục nơi xa xôi nào đó "cực đoan và bạo lực".
Hình như trong Kinh Thánh có điều này : "Hãy lấy cây đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em". (Kinh Thánh Luca).
Còn rất nhiều điều suy nghĩ, muốn nói về vấn đề này với tư cách một giáo dân, một lời bàn bạc, một lời tham gia. Nhưng không rõ liệu có điều gì để tin rằng những góp ý, để xây dựng, để gìn giữ những điều tốt đẹp của Giáo hội thì sẽ được tiếp nhận, sẽ không bị coi là "Cực đoan và bạo lực" ?
Thật xót xa khi cha con chẳng đủ lòng tin vào nhau, đàn chiên phải cảnh giác với ngay chủ chăn của mình. Đó là suy nghĩ của các giáo dân khi tiếp xúc với văn bản mang tên của Đức Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long nói trên.
Vậy thì lòng tin của Giáo dân nên đặt vào đâu trong thời buổi hiện nay, khi mà ngay cả nghe Giám mục, linh mục nói ra bằng lời, viết ra bằng văn bản cũng buộc phải nghi ngờ ?
Thiết nghĩ, rất có lý khi người xưa đã dạy : "Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả".
Giáo hội Công giáo tồn tại hơn 2.000 năm qua, từ khi những người giáo dân đầu tiên tụ họp nhau dưới những hang toại đạo đến nay trải qua bao thăng trầm và đau đớn, đã sống vững vàng vinh quang. Giáo hội Công giáo được truyền vào Việt Nam 500 năm qua, máu tử đạo đã tuôn đổ như suối để hôm nay giáo hội vẫn vững vàng trước sóng gió. Tất cả những điều đó, có được, chỉ duy nhất nhờ một nguồn cội, một cơ sở : Đức Tin.
Đức Tin đó, niềm tin son sắt vào Chúa, vào giáo hội đó đã được tôi rèn, đã phải trả bằng giá máu, mạng sống, tù tội của biết bao lớp người là cha ông chúng ta, nhất là dưới thời Cộng sản sắt máu nhất. Những đoàn giáo dân, linh mục, chức việc công giáo đã bỏ mạng trong biết bao cuộc đàn áp, biết bao "phong trào cách mạng", trong các nhà tù như "Trại Giam Cổng Trời, Cán Tỷ"… không phải để đến hôm nay, bị tan rã nhanh chóng như bọt xà phòng chỉ vì những "mục tử" của chúa đang không đấu tranh với đàn sói mà trở lại để tranh đấu với chính đàn chiên.
Cũng cần phải nói thêm điều này
Chúng tôi không hiểu được đối với các Giám mục Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh cũng như các Giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể cả Giám mục đã nghỉ hưu, các ngài có cảm giác ra sao trước hiện tượng không bình thường này. Khi mà mọi cái, kể cả những điều mà xưa nay với giáo dân Việt Nam chỉ có chắc như đinh đóng cột, rằng các Linh mục, giáo sĩ chứ chưa cần nói đến các Giám mục, đều là những người thánh thiện, đạo đức và là những "Đấng Kitô thứ hai nơi trần thế".
Và họ kính trọng các ngài như chính đối với Thiên Chúa. Và họ sẵn sàng hy sinh mọi điều, kể cả mạng sống của mình nhiều khi chỉ vì một lời nói của các ngài, nhiều khi chỉ vì lòng tin rất mù quáng theo kiểu "Cha là Chúa".
Họ sẵn sàng chấp nhận, dâng cho các ngài cái quyền uy tuyệt đối trong đời sống của họ không phải chỉ có tâm hồn, mà cả đời sống vật chất, xã hội – Điều mà lẽ ra ngay từ đầu, các ngài phải từ chối, nhưng các ngài đã lạm dụng nó quá nhiều.
Thế rồi, các hành động, lời nói và thực tế đời sống của các ngài đã để lại điều gì trong lòng giáo dân mà lẽ ra có nhiều giáo sĩ, linh mục, giám mục, thì đời sống đạo đức phải được nâng lên một tầm cao mới, danh Chúa được sáng láng hơn, tỏ rạng hơn cho thế gian. Thì ngược lại, các ngài đã để lại những bóng tối khổng lồ trong niềm tin của giáo dân, để lại nỗi đau không dễ hàn gắn trong lòng những giáo sĩ, những linh mục chân tu khi các ngài biến việc tu hành, dấn thân cho tình yêu Thiên Chúa thành một nghề kiếm ăn, thậm chí là vinh thân phì gia.
Và khi đó, câu nói của Chúa Giêsu : "Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt-22,28) đã trở thành câu nói hài hước (!).
Để đến hôm nay, mọi cái đều phải nghi ngờ, kể cả khi có chữ ký, con dấu của các ngài, kể cả khi các ngài đứng đó nhân danh Chúa mà nói những điều phải trái.
Có lẽ không có nỗi đau nào lớn hơn của Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay khi lâm vào tình trạng ngày nay mà Giáo Phận Vinh đang là điển hình.
Ai đã làm nên thảm trạng này của Giáo hội Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng ?
Do giáo dân ư, giáo dân thì muôn đời vẫn là giáo dân, vẫn là tầng lớp ít học hành và vì thế mới cần hàng ngũ giáo sĩ, linh mục, mới cần Giám mục coi sóc, dạy dỗ và chăm bẳm. Xin đừng trách đàn chiên, đàn bò của mình nghịch ngợm, phá phách, bởi bản chất của chiên, của bò là phá phách và không đi đúng đường hướng, Vậy mới cần một đấng chăn chiên.
Vấn đề là cũng đàn chiên đó, đã qua những quãng thời gian dài thử thách, điều họ chứng minh được và sử sách của Giáo hội đã ghi lại : Họ là những anh hùng Đức Tin, dám xả thân làm chứng cho Chúa và sẵn sàng chết vì các mục tử, vì Giáo hội.
Vậy sao bỗng dưng đàn chiên trở chứng ? để Giám mục phải nhọc lòng, để người chăn chiên phải đuổi ra khỏi chuồng ? Để mục tử phải kêu la rên xiết rằng đàn chiên hỗn láo không chịu im lặng để đấng bản quyền ngủ ngon giấc, giao lưu vui vẻ với đám cáo chồn bên ngoài ?
Thực ra, chẳng cần nói nhiều, thì ai cũng thấy rằng, chính các ngài đã phá nát niềm tin đó nơi dân chúng, nơi những giáo dân Việt Nam vốn thánh thiện và vững vàng Đức Tin. Để rồi hôm nay những giáo dân từng kiêu hãnh được làm con cái của chủ chăn, lại đứng lên đòi hỏi, vạch vòi, yêu sách và coi thường cả uy quyền Giám mục.
Mới đây, khi vụ Hồ Hữu Hòa bị "lộ sáng", mà nói theo ngôn ngữ dân gian hiện đại là "bung, toang" – nghĩa là không thể giấu nhẹm được nữa, thì một cơn sóng dữ dội trong lòng giáo dân không chỉ Giáo phận Vinh mà cả Giáo hội Công giáo trong và ngoài Việt Nam đã dâng lên mạnh mẽ.
Khi đó, người ta mới thấy được một điều rằng : Những cái gọi là Đức tin, là Tình yêu Thiên Chúa, là lề luật Hội thánh mà các Giám mục từ cựu đến tân, đã dày công rao giảng, đe nẹt, sử dụng… chỉ dành cho Giáo dân. Còn các đấng bậc, coi những điều đó là những trò đùa ?
Và giáo dân phẫn nộ đòi hỏi một câu trả lời thích đáng. Thế nhưng, đáp lại đòi hỏi chính đáng đó của giáo dân, là một thái độ trịch thượng, lúng túng và ẩn chứa những sự khuất tất.
Bởi dù cựu Giám mục Vinh có trả lời rằng : "Hồ Hữu Hòa đã về Philippines có gì đâu mà hỏi", còn tân Giám mục Giáo phận Vinh nói rằng : "Đã báo cáo Tòa Thánh điều tra" và coi như đã hết phận sự. Thì xin thưa vẫn còn nguyên ở đó, trong lòng Giáo hội Việt Nam những tiếng khóc tức tưởi, xót xa. Những tiếng khóc đó, những ấm ức đó, vẫn là những con sóng ngầm dữ dội giết chết dần, chết mòn niềm tin nơi họ.
Những con sóng đó là những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng kêu đau đớn của những giáo dân Việt xưa nay vốn chấp nhận mọi khó khăn, mọi đau khổ dù dưới thời vua chúa phong kiến hay thời cộng sản sắt máu. Tất cả đều được giáo dân vui vẻ chấp nhận, thậm chí đã để lấy đó như một niềm vui tử đạo, như một lẽ sống để chứng minh tình yêu của mình với Thiên Chúa, với Giáo hội.
Thế rồi nay bỗng dưng bị những kẻ mang danh "Thay mặt Chúa" làm cho ố danh sự đạo, làm gương mù, gương xấu cho mọi giáo dân và tăng thêm niềm hoan lạc cho những kẻ thù của Giáo hội.
Đã đến lúc những điều đó cần được giải quyết.
Những điều đó đặt ra cho các vị một trách nhiệm rõ ràng : "Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Is, 49, 6). Phải "dẫn chiên đến nguồn nước sự sống và sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ" (Kh 7, 17).
"Các ngươi đã uống sữa chiên, đã mặc áo lông chiên, hễ con nào béo tốt, các ngươi làm thịt : nhưng các ngươi không chăn nuôi đoàn chiên của Ta. Con nào yếu đuối, các ngươi không bổ dưỡng ; con nào đau ốm, các ngươi không chạy chữa ; con nào bị thương, các ngươi không băng bó ; con nào đi lạc, các ngươi không đem về ; con nào đi mất, các ngươi không tìm kiếm ; nhưng các ngươi chăn dắt chúng bằng bạo lực và nghiêm khắc. Các chiên Ta tản mác vì thiếu chủ chăn : chúng làm mồi cho thú dữ ngoài đồng. Các chiên Ta lang thang khắp núi, trên mọi đồi cao, các chiên Ta tản mác khắp mặt đất, và chẳng có ai tìm kiếm".
Còn nếu không, xin hãy để lời Chúa được ứng nghiệm. Rằng : "Ðây chính Ta sẽ đến với các chủ chăn, đòi lại đoàn chiên khỏi tay chúng, và sẽ không cho chúng chăn nuôi đoàn chiên nữa, các chủ chăn không còn nuôi chính bản thân nữa. Ta sẽ giải thoát đoàn chiên Ta khỏi miệng chúng, và đoàn chiên sẽ không còn làm mồi ngon cho chúng nữa".
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 29/06/2023
Trong lời cảm ơn tại Thánh lễ truyền chức linh mục tại Giáo phận Maasin, Hồ Hữu Hòa đã nhắc đến một hình ảnh trong câu nói của Thánh Phaolo trong Thư gửi tín hữu Corinto rằng : "Tôi Phaolô trồng, Apollo tưới và Thiên Chúa cho lớn lên" và anh ta giải thích rằng : "Đúng như vậy, ơn gọi linh mục do Giáo hội trồng, giáo dân tưới, còn Thiên Chúa thì cho lớn lên".
Linh mục Hồ Hữu Hòa (trái) tại Thánh lễ truyền chức linh mục tại Giáo phận Maasin - Ảnh minh họa
Và anh ta khẳng định : "Con đã xác tín hành trình Ơn Gọi của con là một phép lạ đầy biến cố và sự can thiệp của Thiên Đàng được thể hiện nơi tấm lòng Mục Tử".
Vậy người tín hữu Công giáo có thể thấy được điều gì qua những lời phát biểu này của Hồ Hữu Hòa ?
Phép lạ ?
Trước hết, có thể khẳng định một điều không sai, rằng đây là một "Phép lạ".
Đúng.
Đây là một "phép lạ" bởi vì với lịch sử riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam với 500 năm truyền đạo và phát triển tại Việt Nam, chưa có một trường hợp nào trở thành linh mục, tạo nên những phản ứng dữ dội như Hồ Hữu Hòa.
Việc bỗng nhiên, một người xuất hiện tại Giáo phận Vinh mang áo linh mục, đi dâng lễ khắp nhiều nơi với nhiều linh mục mà dân chúng cứ tá hỏa tam tinh chẳng biết "linh mục" này chui từ đâu ra. Bởi nguồn gốc và xuất thân của "linh mục" này như thế nào thì rất nhiều người biết. Bởi anh ta là một người nổi tiếng và sự nổi tiếng đó nói lên rằng : Ngay cả làm một giáo dân thì điều đó vẫn khó chấp nhận, chứ chưa nói là một linh mục. Điều đó đã gây sự thắc mắc trong cả giáo phận, lan truyền tin đồn rầm rĩ và gay gắt. Nhưng phía Tòa Giám mục vẫn cứ im ru làm cho giáo dân hoang mang.
Và khi chúng tôi hỏi Đức Giám mục Anphongso Nguyễn Hữu Long thì ngài cho biết là vị Linh mục này đã được truyền chức là có thật, nhưng Ngài là giám mục Chánh tòa mà không hề biết, không hề có ý kiến… theo như Giáo luật quy định.
Đó là "Phép lạ" đầu tiên.
Bị can Hồ Hữu Hóa trước vành móng ngựa trong vụ án "Vũ nhôm" ngày 5/11/2021 tại Tòa án nhân dân Hà Nội
Đặc biệt, cũng chưa bao giờ người ta thấy một tấm gương về nhân thân, tiểu sử của một "linh mục" đã làm cho tín hữu e ngại và lo sợ đến như thế.
Những chứng cứ đã xác nhận cho thấy, Hồ Hữu Hòa đã từng nổi tiếng với những hành vi, nghề nghiệp phản Đức tin một cách rõ ràng, công khai và ngang nhiên, đó là hành nghề bói toán, phong thủy và tâm linh mà có thể gọi là mê tín dị đoan, lạc giáo.
Và việc anh ta trở thành một tù nhân hình sự, cũng từ việc hành nghề ấy rồi trở thành thầy phong thủy cho đám công an cộng sản vô thần.
Trên báo chí cộng sản đã cho biết rõ ràng : Hồ Hữu Hòa đã quen biết Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) là một Thượng tá tình báo của Công an cộng sản từ năm 2010.
Với giáo luật, việc một người công khai hành nghề và có thái độ lạc giáo, đã đương nhiên là một cản trở để nhận chức Thánh, chưa nói rằng với những mối quan hệ mập mờ và bí ẩn của anh ta với quan chức Cộng sản vô thần, thì việc làm rõ nhân thân trước khi chịu chức Thánh là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, điều đó đã được bỏ qua. Hồ Hữu Hòa đã trở thành Linh mục, sau khi đã lãnh nhận Chức Thánh Phó Tế mà hầu hết cộng đồng dân Chúa đã không hề được thông báo.
Đó là một "Phép lạ".
Hồ Hữu Hòa đã được công khai là một tội phạm hình sự bị bỏ tù 2 năm, 7 tháng, 15 ngày. Anh ta bị bỏ tù trong quá trình học hành. Thế mà ra tù chỉ mới mấy tháng sau đã kịp học xong Thần học chỉ trong mấy tháng để kịp thời chịu chức Thánh khi đang mang án tích hình sự. Mặc dù trước đó, anh ta học miệt mài 2 năm mà vẫn không qua được môn Triết học, để phải "ra trường sớm" tại Học viện Phanxico.
Đó là một "Phép lạ".
Những thông tin về quá trình học hành của Hồ Hữu Hòa đã cho thấy, Hồ Hữu Hòa vốn đã được Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, khi còn là Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vinh, định đưa vào Đại Chủng viện Thánh Phanxico Xavie (Đại Chủng viện Vinh - Thanh) nhưng đã bị phản đối dữ dội nên sự việc không thành.
Sau đó Giáo phận Vinh lại chia đôi thành Giáo phận Vinh và Giáo phận Hà Tĩnh. Và một số linh mục cho hay rằng: Khi Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp về Hà Tĩnh đã có ý định đưa Hồ Hữu Hòa trở thành tu sĩ của Giáo phận Hà Tĩnh, dù Hồ Hữu Hòa lại thuộc Giáo phận Vinh. Để làm điều đó, có thông tin, Giám mục đã có thông báo rằng việc tuyển chọn ơn gọi sẽ không chỉ là trong Giáo phận Hà Tĩnh.
Bởi trước đó rất lâu, từ năm 2013, Hồ Hữu Hòa đã được Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp gửi đi học ở Dòng Phanxico, một kiểu dự thính mà không nhập vào một Chủng viện hoặc một dòng tu nào. Nhưng Hồ Hữu Hòa vẫn mặc áo chùng thâm và vẫn song song hành nghề bói toán, phong thủy.
Thế rồi, sau 2 năm, Hồ Hữu Hòa không vượt qua được kỳ thi Triết học để chuyển qua học Thần Học, anh ta phải "Bật bãi" ra khỏi dòng này.
Ngạc nhiên thay, với sự kiên trì của mình, Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp lại tiếp tục gửi anh ta sang nơi khác để học và vẫn mang danh "Tu sĩ Giáo phận Vinh", nhưng Đức Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vinh đã khẳng định Giáo phận Vinh không hề có tu sĩ Hồ Hữu Hòa này.
Ai cũng biết rất rõ ràng rằng Giáo phận Vinh, Hà Tĩnh là cái nôi của nguồn ơn gọi linh mục và tu sĩ. Không hiểu điều gì, nguyên nhân nào để Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp phải cố công, dày sức cho việc biến Hồ Hữu Hòa thành linh mục bằng mọi giá ?
Đặc biệt là khi Hồ Hữu Hòa vốn đã nổi tiếng về nghề bói toán với biệt danh "Hòa bói" và nổi tiếng trước đó rất lâu, nhờ bói toán và phong thủy mà năm 2010 Hòa đã quen biết thân thiết với Phan Văn Anh Vũ là Thượng tá tình báo Công an cộng sản. Vậy mà năm 2013 rồi sau đó năm 2016, Giám mục Hợp vẫn cứ kiên trì giới thiệu, trao ban các phép… để Hồ Hữu Hòa làm linh mục.
Và không thể nói rằng Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp không biết những thông tin về nhân thân này của Hồ Hữu Hòa. Còn giả sử ngài không biết thật, thì sự tắc trách đó cũng là một sự lạ.
Đó cũng thật sự là một "Phép lạ".
Trong quá trình học hành để thành "Linh mục", nhờ hành nghề Phong thủy, bói toán, Hồ Hữu Hòa mở rộng được mối quan hệ đến mức thân mật với các quan chức cộng sản cao cấp. Điển hình là đến năm 2017, sau khi bị đuổi ra khỏi dòng Phanxico, được Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp gửi sang Học viện Liên Dòng để học tiếp thì Hồ Hữu Hòa vẫn quen được với Nguyễn Duy Linh – Tổng cục Phó Tổng cục Tình báo – Con trai Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, một kẻ có bàn tay vấy máu người Công giáo trong các vụ chiếm cướp đất đai Thái Hà và Tòa Khâm sứ, Tam Tòa… với vai trò là cố vấn đặc biệt về tôn giáo cho Nguyễn Tấn Dũng.
Nhờ hành nghề bói toán và phong thủy đó mà từ một đứa bé nhà quê, cha mẹ ở vùng nông thôn, buôn bán lặt vặt kiếm ăn, sau một thời gian đi học để tu trì, khi bị bắt Hồ Hữu Hòa sở hữu một khối lượng tài sản mà ai cũng phải "Choáng". Đó là gần 4,3 tỷ đồng ; 785.536 USD ; 1.100.000 yên Nhật ; 7.671 SGD ; 18.290 EUR ; 48 nhẫn vàng ; 8 miếng vàng ; 24 tờ tiền ngoại tệ các loại ; 1 vật trang trí làm bằng ngà voi ; 1 thùng xốp ; 1 thùng nhựa ; 1 hộ chiếu số B3865555 ; 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; 1 sổ tiết kiệm 10 tỷ đồng ; 6 Ipad ; 20 điện thoại di động ; 10 USB ; 2 con dấu ; 3 tập tài liệu ; 1 phong bì đã bóc. Ngoài các tài sản thu được ở đây, Hồ Hữu Hòa còn có hai ngôi nhà ở Sài Gòn và Hà Nội.
Đó là những tài sản khổng lồ mà hầu như chẳng có ai, không một chủng sinh nào có thể làm ra trong giai đoạn tu học, thậm chí là một người bình thường tài giỏi làm ăn chân chính cũng không mơ, ngoại trừ Hồ Hữu Hòa.
Đó là một "phép lạ"
Phải chăng, phép lạ này là căn nguyên cho những phép lạ kể trên trong vụ Hồ Hữu Hòa thành linh mục ?
Ích lợi và tác hại của "Phép lạ"
Là một tín hữu Công giáo, ai cũng biết qua các Thánh sử kể lại trong suốt quá trình rao giảng Tin Mừng ở thế gian, Chúa Giêsu làm rất nhiều phép lạ, và ngay cả sau khi ngài đã chịu nạn, chịu chết để cứu chuộc Thiên hạ, thì thông qua bàn tay của các môn đệ, ngài vẫn làm nhiều phép lạ trên thế gian.
Những phép lạ ấy không chỉ thể hiện uy quyền của Con Thiên Chúa đến từ trời cao, nhưng còn thể hiện lòng thương xót vô bờ của thầy Giêsu dành cho nhân loại.
Những phép lạ đó của Chúa Giêsu đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những ai được chứng kiến, được tham dự.
Những phép lạ đó, củng cố Đức tin của các tín hữu, của thế gian trong niềm tin vào Chúa, đừng sợ hãi một thế lực nào khác.
Thế nhưng, với "phép lạ" vừa xảy ra tại Giáo phận Vinh về vụ Hồ Hữu Hòa, chúng ta thấy những điều ngược lại.
Đó là thay vì việc thể hiện uy quyền của Thiên Chúa, "phép lạ" này đã chứng tỏ uy quyền của tiền bạc, của sự khuynh loát, sự yếu thế, sự bất lực của Giáo hội của Chúa. Và trên hết, đó là quyền uy của ma quỷ khi đưa một thầy bói lãnh nhận Chức Thánh.
Đó là thay vì những phép lạ Chúa Giêsu đã làm đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người từ tiệc cưới đến đám tang hay những người bị quỷ ám khi xưa, thì ngày nay, khi tín hữu Giáo phận Vinh nói riêng và Giáo hội Công giáo nói chung nhận được "Phép lạ" này, là một sự căm phẫn, sự xung đột, chia rẽ và sự nghi ngờ đối với các đối tượng đã tạo nên "Phép lạ" dù đó là điều chưa bao giờ xuất hiện ở Giáo phận Vinh, Hà Tĩnh và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Và cuối cùng, đó là thay vì Phép lạ của Chúa Giêsu củng cố Đức tin của Tín hữu vào Thiên Chúa, tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất. Thì ngày nay, với "Phép lạ Hồ Hữu Hòa", Đức tin của người Công giáo bị lung lay và chao đảo. Bởi thay vì niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, ngày này còn có ma quỷ, thần linh và nhiều thế lực khác đứng đằng sau linh mục hành nghề thờ lạy và là tay chân của ma quỷ.
Và người tín hữu trở nên sợ sệt với những trò phù thủy, ma mị, với đồng cốt bói toán… mà Giáo hội Công giáo đã trở thành chỗ dựa cho họ bấy lâu nay, bỗng dưng lung lay dữ tợn.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 20/03/2023
Càng giải thích, càng phức tạp
Như Hồ, SaigonnhoNews, 17/02/2023
Một ngày sau khi phía Giáo phận Vinh đưa ra văn thư thứ hai, chuyện về linh mục "cấp tốc" Hồ Hữu Hòa lại càng phức tạp hơn khi Giáo phận Maasin chính thức lên tiếng nói rõ là mình chỉ là "được nhờ cậy".
Câu chuyện linh mục "giả" ở Việt Nam, giờ đã là bản tin Công giáo quốc tế
Nguyên văn trong thư của Giáo phận Maasin minh định ba điểm quan trọng :
1. Chuyện linh mục Hồ Hữu Hòa đến Phi Luật Tân được phong chức là chính thức với các văn thư đầy đủ của Giáo phận Vinh và người của Giáo phận Vinh là linh mục chưởng ấn Giêrađô (Gerardo) Nguyễn Nam Việt được phái đi cùng để xác nhận.
2. Sự hình thành chức linh mục của Hồ Hữu Hòa nay được nêu tên có liên quan đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong một thư tiến cử.
3. Chi tiết không được làm rõ, là nội dung được Giáo phận Maasin nêu về "mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp" (The gravity of the reason) của ông Hồ Hữu Hòa khi xin nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Nhưng không ai biết nội dung "nghiêm trọng" này là gì ? Và vì sao sự "nghiêm trọng" này được phối hợp với Giáo phận Vinh ?
Truớc đó, văn thư thứ hai của Giáo Phận Vinh đưa ra vào ngày 15 Tháng Hai, ký tên bởi linh mục Phó Chánh văn phòng mới Antôn Trần Đức Hà, xác định là không cho Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa cử hành phụng vụ tại giáo phận Vinh, và ngưng chức vụ Chưởng ấn và Chánh văn phòng giáo phận Vinh của cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt. Tuy nhiên thư này như chỉ muốn nhanh chóng khép lại các lời bàn cãi của xã hội, mà lại không có bất kỳ một giải thích nào về việc Giáo phận Vinh đã "điều tra" thấy gì, như đã thông báo trước đó.
Còn trong văn thư tuyên bố của Giáo phận Maasin, rõ ràng việc linh mục Hồ Hữu Hòa đến Phi Luật Tân để xin thụ phong vì lý do rất riêng nào đó, chắc chắn là đã được giải thích đủ bởi Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, và hoàn toàn được biết rõ bởi Giám mục Nguyễn Hữu Long. Và sau khi nhập tịch ở Giáo phận Maasin, ông Hòa đi về Vinh để xin phục vụ trực tiếp với Giám mục Long với tất cả giấy tờ liên quan. Như vậy rõ ràng không thể bác bỏ sự liên quan của Giám mục Long như từ đầu mô tả là "ngạc nhiên" trước sự việc.
Nội dung văn thư giáo phận Maasin như sau.
(Bản dịch của Linh mục Lê Ngọc Thanh)
Tuyên bố chính thức
Về lễ truyền chức linh mục cho Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa
Với tin tưởng, chúng tôi đã truyền chức Phó tế cho Gioan Baotixita (John Baptist) Hồ Hữu Hòa, vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, và sau đó truyền chức Linh mục vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, tại Giáo phận Maasin, cho Giáo phận Vinh, Việt Nam.
Việc truyền chức này diễn ra đúng các thủ tục theo Giáo luật thông thường, đặc biệt là việc trình các văn bản cần thiết cho truyền chức có chữ ký của Đức Cha Anphongsô (Alphonse) Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, đóng dấu của Tòa Giám mục, và được cha Gerardo Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn xác nhận.
Hơn nữa, điều này được hỗ trợ bởi các tài liệu, chẳng hạn như thư xác nhận và giới thiệu, chứng nhận và thông tin xác thực, và thậm chí cả thư cảm ơn. Tất cả những điều này, được viết và ký bởi các giáo sĩ Việt Nam có uy tín chịu trách nhiệm cho việc đào tạo linh mục của Gioan Baotixita. Trong số này, có lá thư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP (Ordo Fratrum Prædicatorum-Dòng truyền giáo), Nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, nguyên Giám mục Giáo phận Vinh, trình bày vấn đề với Văn phòng chúng tôi và lý do của việc yêu cầu này.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Gioan Baotixita cùng với cha Chưởng ấn Giáo phận Vinh, và một phó tế người Việt Nam làm thông dịch viên, xin được diện kiến với chúng tôi. Trong buổi tiếp kiến này, cha Gioan Baotixita, đã trình bày Đơn xin Nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Sau khi cân nhắc mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp của nó, thủ tục theo giáo luật bắt buộc đã được tiến hành và cuối cùng đã đưa ngài vào Giáo phận Maasin vào ngày 15 tháng 1 năm 2023.
Sự xôn xao hiện nay liên quan đến vấn đề này thực sự đáng tiếc và khó chịu. Chúng tôi hiện đang thực hiện các bước và thủ tục cần thiết, hy vọng sẽ giúp tất cả những người có liên quan được hiểu rõ, và vì vậy các vấn đề sẽ được làm rõ. Ngoài ra, chúng tôi giao phó tình hình cho cơ quan thích hợp để quyết định tính xác thực của các tài liệu được chuyển đến Văn phòng của chúng tôi.
Xin Ánh Sáng của Chúa Kitô hướng dẫn hành động của chúng ta, để chúng ta có thể tìm thấy sự thật.
Được ban hành tại Tòa Giám mục của Giáo phận, Thành phố Maasin, Nam Leyte, Philippines, vào ngày 17 tháng 2 năm 2023 này.
Đức Cha Precioso D. Cantillas, SDB, DD
Giám mục Maasin
Linh mục Mark Vince D. Salang
Chưởng ấn
------------------------------
Với công chúng, càng có thêm những lời giải thích, sự việc ở Giáo phận Vinh lại ngày càng rối rắm. Đặc biệt lúc này lại xuất hiện một loạt các giáo sĩ có liên quan với Hồ Hữu Hòa từ nhiều năm trước, và đặc biệt là với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, một trong những gương mặt được sự tin tưởng của người dân miền Trung khi đi đầu trong công cuộc đòi công lý từ Formosa ở tận Đài Loan.
Từ sự kiện này, nhiều lời bình luận cho rằng nội dung ngưng chức linh mục Hồ Hữu Hòa vừa được đưa ra, có vẻ còn ẩn nhiều điều kỳ lạ. Vì bởi so với sự lừa dối cả hệ thống Công giáo Việt Nam và Phi Luật Tân, cách đối đãi với ông Hòa vẫn còn rất nhẹ nhàng ; trong khi với những linh mục công chính, luôn lên tiếng nói cho giáo dân, cho đất nước như các linh mục Đinh Hữu Thoại, Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Hồ Đắc Tâm… thì tình trạng của họ có vẻ ngày càng hết sức khó khăn trong công việc của mình.
Riêng đối chiếu với cách hành xử của Giám mục Nguyễn Hữu Long với linh mục Hồ Hữu Hòa ngay trong Giáo phận Vinh, nhiều giáo dân ở địa phận này đang nhắn tin cho nhau, và bày tỏ trên cả các trang mạng về sự khác biệt và khắc nghiệt đang diễn ra đối với linh mục Đặng Hữu Nam, người được giáo dân Nghệ An vô cùng thương mến vì luôn đứng về phía người dân trước các vấn đề về công lý và nhân quyền, nay bị ngưng mọi hoạt động linh mục của mình mà không có lý do chính đáng.
Như Hồ
Nguồn : SaigonnhoNews, 17/02/2023
*************************
RFA, 17/02/2023
Vụ thầy bói môi giới hối lộ trong vụ Vũ Nhôm sau khi ra tù trở thành linh mục có diễn biến mới khi Giám mục giáo phận Maasin, Philippines lần đầu lên tiếng về các lùm xùm xung quanh việc truyền chức thánh cho ông GB. Hồ Hữu Hòa.
Hôm 17/02, trang Facebook Diocese of Maasin (Giáo phận Maasin) đăng tải "Tuyên bố chính thức về lễ truyền chức linh mục cho John Baptist JB. Hồ Hữu Hòa".
Theo văn bản ký cùng ngày, Giám mục Cantillas của Giáo phận Maasin xác nhận đã phong phó tế cho GB. Hồ Hữu Hòa vào ngày 8/9/2022 và chức linh mục vào ngày 7/12/2022 theo các văn thư ủy nhiệm từ Giám mục Giáo phận Vinh, đặc biệt là có thư giới thiệu của nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
Phóng viên gọi cho Tòa Giám mục Maasin theo số điện thoại trên thông cáo để hỏi về vụ việc, tuy nhiên người trực điện thoại cho biết linh mục Chưởng ấn của giáo phận đi vắng.
Thông cáo của Tòa Giám mục Maasin có đoạn viết :
"Việc truyền chức này diễn ra sau những thủ tục thông thường theo Giáo luật, nhất là với việc đệ trình các văn thư ủy nhiệm cần thiết được ký bởi Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục giáo phận Vinh, được đóng dấu tòa giám mục, và được xác thực bởi Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt, vị Chưởng ấn".
Giám mục Cantillas cũng cho biết ông có nhận các tài liệu như thư bảo lãnh và giới thiệu, các chứng chỉ và tín chỉ, thậm chí cả thư cảm ơn được viết và ký bởi các giáo sĩ Việt Nam có uy tín chịu trách nhiệm cho ông Hồ Hữu Hòa, đặc biệt là thư giới thiệu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục của giáo phận Vinh và sau này là Giám mục tiên khởi của giáo phận Hà Tĩnh.
Phía Philippines cũng cho biết sau khi được thụ phong linh mục, ông Hồ Hữu Hòa cùng với linh mục Chưởng ấn giáo phận Vinh gặp gỡ những người có trách nhiệm của giáo phận và đến ngày 15/01 vừa qua, linh mục Hòa được nhập tịch giáo phận Maasin.
Trong buổi trưa cùng ngày, phóng viên gọi điện thoại cho nguyên Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp để hỏi về văn thư giới thiệu được đề cập trong thông cáo, tuy nhiên Giám mục cho biết :
"Linh mục Hồ Hữu Hòa bây giờ ở bên Phi, về bên Phi rồi chứ có gì mà phỏng vấn",nguyên Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết "đang đi trên đường" và cúp máy.
Hai giờ sau, phóng viên gọi thêm một số cuộc vào số điện thoại của Đức Cha Hợp nhưng ông không nghe điện thoại.
Linh mục Nguyễn Nam Việt, người bị ngưng hai chức vụ Chưởng ấn và Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Vinh, từ chối trả lời phỏng vấn về sự việc sau khi nghe phóng viên tự giới thiệu và đặt câu hỏi.
Phía giáo phận Maasin ở Philippines cũng biết được sự xôn xao của dư luận trong việc phong chức linh mục cho ông GB. Hòa. Cuối thông cáo, Giám mục Castillas cho biết đang đang thực hiện các bước và thủ tục cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề, cũng như xác thực các tài liệu được chuyển đến văn phòng của giáo phận.
Trong ngày 15/02, Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long trong Thông báo gửi tới toàn thể linh mục của giáo phận Vinh, quyết định không cho phép linh mục GB. Hồ Hữu Hòa cử hành các bí tích và lễ nghi trong Giáo phận Vinh.
Điều này đồng nghĩa với việc tước bỏ năng quyền trong giáo luật công giáo, dân gian gọi nôm na là "treo chén", tuy nhiên chức thánh linh mục vẫn còn.
Bình luận về sự việc, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu thế ở Long Xuyên, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) :
"Nếu hai tòa giám mục đều minh bạch được chuyện Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long không hề ký thư ủy nhiệm như vậy thì tức khắc bí tích truyền hành chức phó tế và linh mục cho ông GB. Hồ Hữu Hòa tức khắc là vô hiệu bởi vì là do sự lừa dối nên bí tích không thành.
Bí tích được ban cho người có tội trọng thì bí tích tự động không thành nên (ông Hòa - PV) sẽ không là phó tế hay linh mục gì cả".
Linh mục Thanh cũng cho biết thêm một bất thường nữa là ngay sau khi được thụ phong linh mục, GB. Hồ Hữu Hòa đã xin chuyển đến Giáo phận Maasin và được chấp thuận chỉ sau hơn một tháng, trong khi thủ tục xin chuyển giáo phận bình thường phải mất năm năm.
"Nếu đúng là Đức cha Long đã giới thiệu thì ông Hòa sẽ không mất tịch Giáo phận Vinh cho đến sau năm năm được bên kia chấp nhận. Có nghĩa là trong vòng năm năm đó thì ông Hòa có thể trở về Giáo phận Vinh bất cứ lúc nào vì ông chưa hoàn toàn mất chức giáo sĩ ở Giáo phận Vinh".
Theo bài viết của linh mục JB. Lê Ngọc Dũng, thành viên chủ chốt của trang Giáo luật Công giáo, một trang web chuyên giải đáp những vấn đề liên quan đến Bộ Giáo Luật 1983, cho rằng việc "phong chức thánh do man trá vẫn hữu hiệu".
Theo linh mục Dũng, "trong những trường hợp truyền chức bị khiếm khuyết về ý chí tự do, bị nhầm lẫn, do lừa gạt, Giáo hội không tuyên bố chức thánh bất thành nhưng lại có thể ban ơn cho phép ra khỏi hàng giáo sĩ nếu giáo sĩ đó xin, hoặc Giáo hội trục xuất một người ra khỏi hàng giáo sĩ do phạm tội nghiêm trọng.
Khi một người ra khỏi hàng giáo sĩ, chức thánh vẫn còn nhưng không được thi hành thánh chức, trừ việc giải tội cho người nguy tử".
Trong bản minh định về trường hợp linh mục Hồ Hữu Hòa ngày 10/2, Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long khẳng định văn thư ủy nhiệm có ký tên ông là giả, theo Điều 1391 của bộ Giáo luật 1983 đây là hành vi giả mạo tài liệu thuộc Giáo hội.
"Thông thường, thuộc thẩm quyền Giám mục giáo phận ra hình phạt, hoặc bằng sắc lệnh hành pháp hoặc bằng phán quyết tư pháp, tức là trao cho tòa án giáo phận xét xử và ra bản án.
Tuy nhiên, hình phạt trục xuất ra khỏi hàng giáo sĩ, là hình phạt có tính chung thân, Giám mục giáo phận hay thẩm phán không có quyền tuyên phạt", theo trang Giáo luật Công giáo.
Linh mục JB. Lê Ngọc Dũng - Tiến sĩ Giáo Luật tại Đại Học Tòa Thánh Urbaniana, Roma, năm 2009 trong bài viết cho rằng, "ở mức độ tội phạm nghiêm trọng, gây scandal lớn Bản quyền nên khởi tố phạm nhân lên Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Bộ Giáo Lý Đức Tin có thẩm quyền xét xử những tội phạm chống lại đức tin, cũng như những tội nghiêm trọng hơn phạm đến luân lý và trong việc cử hành các bí tích".
Ở mức độ nghiêm trọng nhất, Bộ sẽ đệ trình trực tiếp lên Đức Giáo Hoàng, để ngài quyết định trục xuất ra khỏi hàng giáo sỹ và ban miễn chuẩn luật độc thân, vẫn theo linh mục Dũng.
Nguồn : RFA, 17/02/2023
*************************
Chuyện lạ ở Giáo phận Vinh
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 13/02/2023
Những thông tin từ Giáo phận Vinh đã ngay lập tức gây sốt không chỉ ở trong Giáo phận mà cả Giáo hội công giáo Việt Nam nói riêng, Giáo hội hoàn vũ nói chung đã "sốc" với trường hợp Hồ Hữu Hòa được thụ phong linh mục.
Trong phiên tòa tháng 11/2021, ông Hồ Hữu Hòa bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án hai năm tám tháng tù về tội làm môi giới hối lộ số tiền 5 tỷ đồng cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) và Tổng cục phó Tổng cục tình báo Nguyễn Duy Linh
Niềm vui không có, chỉ là sự hoài nghi
Lẽ ra, một tin như vậy là một tin vui cho mọi tín hữu công giáo Việt Nam nói chung, người Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng.
Bởi đó đã là một thời đó là mơ ước, là mong mỏi của mọi người tín hữu Công giáo ở một Giáo phận đã trải qua những năm tháng mà mỗi linh mục phải coi sóc cả chục ngàn giáo dân thời kỳ sắt máu của cộng sản, khi mà Đại chủng viện bị giải tán, các linh mục, chủng sinh đua nhau đi tù.
Tôi đã từng chứng kiến ở quê tôi – Giáo phận Vinh - một thời kỳ kéo rất dài chuyện thiếu linh mục coi sóc giáo dân. Những năm đó, một linh mục quản đến 5,6 xứ khác nhau cả vài chục ngàn giáo dân là chuyện thường. Mỗi năm đến lễ Noel quê tôi phải "Chia" linh mục làm lễ mỗi năm một nơi. Đến mức mấy đứa trẻ quê tôi đã viết trên nền nhà thờ rằng : "Có cha mà không có lễ ở nhà thì đề nghị bán nhà thờ".
Tôi cũng đã từng chứng kiến những Giáo phận chỉ có "một linh mục rưỡi" như ở Bắc Ninh. Để dự được một Thánh Lễ Chúa nhật, giáo dân đi tàu hỏa từ Vĩnh Phúc về Hà Nội, rồi từ Ga Hàng Cỏ chờ tàu đi ngược lên ga Bắc Ninh, đi bộ vào Nhà Thờ để rồi ngủ vạ vật qua đêm chờ sáng mai đi lễ xong lại hành trình ngược lại. Nhà thờ Bắc Ninh lúc đó phải sắm cả kho chiếu để cho bà con nơi xa về đi xem lễ Chúa Nhật mượn mà ngủ qua đêm ở trong hoặc sân nhà thờ.
Tôi cũng đã tham dự và hiểu được sự nô nức của giáo dân Hải Phòng khi Đức Giám mục Nguyễn Tùng Cương phong chức cho hai linh mục đã nhiều tuổi. Một trong hai vị đó là cha Cha Đaminh Nguyễn Chấn Hưng vào ngày 26/8/1984, khi ngài đã 40 tuổi. Họ kéo từ khắp nơi về nhà thờ lớn mặc dù trời mưa, mặc dù mọi thứ đều khó khăn vào thời kỳ đó.
Trong các Thánh lễ thụ phong Linh mục, người giáo dân Công giáo cảm nhận được sự linh thiêng, sự nghiêm cẩn, sự thiêng liêng cao cả và sự tin tưởng gần như tuyệt đối ở Bí tích Truyền chức Thánh này. Vì thế mỗi khi tiếng hát "Đời con Chúa ơi, sao quá mọn hèn, mà Chúa đã gọi con bước lên…' thì trong tôi lại rưng rưng niềm xúc động.
Xúc động vì ơn Chúa đã thương tiến chức, xúc động vì cuộc thánh hiến và hiến dâng cả cuộc đời cho Chúa không hề phân vân mọi thứ ở đời của Tiến chức khi bước lên bàn Thánh.
Có thể nói, bất cứ lúc nào, có thêm được một ơn gọi Linh mục, đều là niềm vui, niềm tự hào và là sự hãnh diện của người Công giáo nói chung.
Thế nhưng, khi tin linh mục Hồ Hữu Hòa được thụ phong linh mục tại Philippines bay đến Giáo phận Vinh, ngay lập tức như một cơn sốc của toàn giáo phận. Dư luận xã hội, dư luận trong Giáo phận đồn đãi, choáng váng.
Hồ Hữu Hòa là ai ?
Nhân vật Hồ Hữu Hòa, người đã từng liên quan đến vụ án Vũ nhôm, và linh mục tân chức Hồ Hữu Hòa mới được truyền chức ở Phi Luật Tân là một
Cách đây cỡ chục năm, chúng tôi đã nghe nói về một giáo dân ở vùng Cầu Giát, thuộc xứ Thuận Nghĩa chẳng hiểu cơn cớ nào mà hành nghề bói toán khá nổi tiếng. Điều đó làm cho chúng tôi chú ý, bởi thường thì với người Công giáo việc đi xem bói toán đã là chuyện cấm kỵ, chưa nói là hành nghề bói toán.
Điều lạ hơn và được chú ý không chỉ ở chỗ cái nghề bói toán của anh ta được các quan chức cộng sản ở Trung ương rất trọng dụng mà còn có thông tin rằng ngay cả các đấng bậc trong giáo hội Công giáo cũng thân thiết và trọng dụng anh ta.
Khi đó, chúng tôi cũng chỉ nghe nói vậy và lấy làm lạ thôi, chứ chưa hề biết anh ta tên tuổi là gì và nhân thân ra sao.
Thế rồi thời gian trôi đi, đến khi sự việc về Hồ Hữu Hòa nhanh chóng gây sốc với cả Giáo hội, thì chúng tôi mới được biết về nhân vật này tường tận hơn.
Hồ Hữu Hòa, được sinh ra ở Tân Lập. Đây là một giáo xứ mới được tách ra từ Giáo xứ Thuận Nghĩa, thuộc Cầu Giát, Quỳnh lưu. Tôi đi qua Cầu Giát nhiều, hay vào Thuận Nghĩa nhưng giáo xứ Tân Lập thì chỉ biết. Nếu tôi nhớ không nhầm, thì trước đây, cha Võ Thanh Tâm đã nhờ bố tôi thiết kế ngôi nhà thờ Tân Lập này từ ngày ngài còn quản xứ, quản Hạt Thuận Nghĩa nên đã nghe nói đến Giáo họ này.
Người dân ở đây cho biết rằng từ khi mới lớn, Hòa thường xem bói cho người khác và nhiều người đến xem khi lớn lên. Bố Hòa là một ông Trùm họ, mẹ chợ búa bình thường, chẳng có gì là khá giả đến mức nổi danh.
Nếu bình thường, ở vùng công giáo, thì việc một đứa bé lớn lên mà theo chuyện bói toán lăng nhăng, sẽ lập tức được người lớn, bố mẹ chấn chỉnh ngay từ đầu. Bởi với người Công giáo, đó là điều cấm kỵ. Nhưng đối với Hòa, thì việc lại không dừng ở chỗ đó.
Nhiều nguồn tin nói rằng : Hồ Hữu Hòa gọi Hồ Mẫu Ngoạt bằng chú ruột. Và nguồn tin đó còn khẳng định là nhờ đó mà Hòa được ưu ái từ xa xưa rồi leo lên quen biết dần. Điều này cũng có cơ sở để nhiều người tin, bởi không dễ mà một đứa làm nghề bói toán dù có tiếng tăm đến đâu, thì chưa hẳn đã được ưu ái đến mức đám quan chức cộng sản, mang bề ngoài là vô thần, nhưng lại là các đầu mối mê tín dị đoan trọng dụng như vậy.
Và nếu đây là tin chính xác, thì điều rất rõ ràng là Hồ Hữu Hòa có vai vế khá lớn. Bởi Hồ Mẫu Ngoạt, là một quân sư hết sức tâm phúc của Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn việc xem bói toán. Người ta nói rằng, Nguyễn Phú Trọng có thể không nghe bất cứ ai, kể cả vợ và Bộ Chính trị, nhưng Hồ Mẫu Ngoạt nói thì nghe răm rắp.
Thế rồi mấy năm trước, vụ án Vũ nhôm ra tòa vì tội hối lộ Nguyễn Duy Linh, chúng tôi lại chú ý. Bởi Nguyễn Duy Linh là con trai của Nguyễn Văn Hưởng, một thứ trưởng Công an mà nếu ai đã qua thời kỳ Tòa Khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm… thì đều biết đến cái tên này. Ngay cả khi đã về hưu và nán lại làm cố vấn cho Nguyễn Tấn Dũng về mặt tôn giáo, thì Hưởng vẫn ghi nhiều tội ác với giáo dân.
Nguyễn Văn Hưởng cũng là người đã từng ghi nợ với giáo dân Công giáo vụ hai vườn hoa Hàng Trống và Thái Hà. Ở đó, sự quay quắt, lừa đảo giáo dân trong vụ lừa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đưa Thánh Giá về rồi làm thủ tục trả lại đất đai của Giáo hội, sau đó trở mặt là một tội ác của Hưởng. Vì thế khi con trai Hưởng ra Tòa, đã có nhiều người nhắc lại rằng đến lúc con Hưởng phải uống nước vì bố nó ăn quá mặn.
Thế rồi khi nghe tin Hòa bị bắt trong vụ này, thì mọi chuyện lại được bới ra, và thậm chí chúng tôi và những người biết vụ việc còn nói với nhau rằng : Lạ thật một giáo dân đi làm nghề tướng số, phong thủy mà lại nổi danh đến thế, quen biết khủng khiếp đến thế.
Đặc biệt là khi báo chí khui ra số tài sản của Hòa, thật sự mọi người đều thấy choáng, nhưng không lạ mà chỉ khẳng định thêm rằng việc đồn đoán rằng Hòa đã phục vụ quan chức cấp cao cộng sản là có thật. Khối tài sản gồm "hơn 4,2 tỉ đồng tiền mặt, hơn 785.000 USD, 18.000 euro, 48 nhẫn và 8 miếng vàng, 1 vật trang trí bằng ngà voi, 1 sổ tiết kiệm 10 tỉ đồng, 2 "sổ đỏ", 20 điện thoại di động và iPad các loại, ô tô Mercedes) (Theo Báo Thanh Niên số ra ngày 25/06/2021).
Thế rồi Hòa đi tù, và khi vụ án được đưa ra xét xử, thì Hòa bị tuyên 7 tháng tù và trả tự do tại Tòa.
Thế rồi tin tức về anh ta chẳng còn mấy được chú ý.
Cho đến khi anh ta nghiễm nhiên thành linh mục công giáo với tốc độ "thần tốc" và để lại muôn vàn dị nghị và phản ứng.
Đúng hay sai Giáo luật
Trả lời chúng tôi, Đức Giám mục Alphonse Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh vào ngày 10/2/2023 đã xác nhận rằng : Ngài là Giám mục riêng, đã không hề cung cấp thư giới thiệu cho Hồ Hữu Hòa được phong chức tại Philippines.
Giám mục Alphonse Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh
Giáo luật của Giáo hội Công giáo Việt Nam quy định hết sức chặt chẽ với việc Truyền chức Thánh trong Giáo hội, nhiều trường hợp được dự liệu để nêu ra những nguyên tắc buộc phải tuân theo nhằm bảo đảm cho việc phong chức Thánh được công khai, bảo đảm đúng người, đúng tính chất của việc lựa chọn người mang chức Thánh trong Giáo hội.
Do vậy, trường hợp Hồ Hữu Hòa với những tình tiết đã nêu, có những điều gì không phù hợp giáo luật ?
Những điều luật sau đây của Bộ Luật Công giáo 1983 nêu rõ như sau :
Trước hết, đó là tư cách của ứng viên được Bộ giáo luật quy định :
Ðiều 1040 : Những người vướng mắc một ngăn trở nào đó hoặc vĩnh viễn, - luật gọi là "điều bất hợp luật" -, hoặc đơn thường, phải bị loại trừ không được lãnh chức thánh.
Khoản 2 của Ðiều 1041 : Những trường hợp "bất hợp luật" để chịu chức là quy định rõ :
2. người phạm tội bội giáo, lạc giáo hay ly giáo.
Như vậy, với một người hành nghề bói toán, địa lý, phong thủ, tâm linh cho quan chức cộng sản, hẳn nhiên là vi phạm khoản này rõ ràng.
Về trình tự bắt buộc để được phong chức Thánh, Bộ Giáo luật quy định như sau :
"Ðiều 1051 : Việc điều tra về những tư cách cần thiết của người được tiến chức phải theo những quy luật sau đây :
1. phải có chứng thư của giám đốc chủng viện hay giám đốc cơ sở huấn luyện về những tư cách luật buộc để chịu chức, nghĩa là về giáo thuyết ngay thẳng, lòng đạo đức chân thành, hạnh kiểm tốt, khả năng thi hành thừa tác vụ của ứng viên, chứng thư về tình trạng sức khỏe thể lý và tâm lý sau khi đã được khám nghiệm kỹ lưỡng ;
2. để thực hiện việc điều tra cách thích hợp, Giám mục giáo phận hay Bề trên cao cấp có thể sử dụng những phương thế khác xét là hữu ích, tùy theo hoàn cảnh thời gian và nơi chốn ; chẳng hạn các chứng thư, bố cáo hay những hình thức thông tin khác".
Linh mục Hồ Hữu Hòa cử hành lễ tại Maasin, Philippines
Trong trường hợp Hồ Hữu Hòa, những điều này đã bi bỏ qua, hết sức mơ hồ về việc lãnh nhận chức Thánh, thậm chí ở ở quê hương của Hồ Hữu Hòa, người dân hết sức ngạc nhiên về vụ truyền chức này đã không được thông báo rao tại nhà thờ như bao nhiêu người khác, lại thụ phong ở Philippines mà không hiểu tại sao.
Đặc biệt, một điều hết sức quan trọng cho việc truyền chức Thánh, đó là quy định về việc Thư giới thiệu.
"Ðiều 1022 : Khi đã nhận được thơ giới thiệu, Giám mục truyền chức không được truyền chức trước khi chưa hoàn toàn chắc chắn về tính cách xác thực của thơ ấy".
Ở trường hợp này, thư giới thiệu được tuyên bố là giả mạo, là ngụy tạo. Bởi Đức Giám mục Alphonse Nguyễn Hữu Long đã không hề có văn thư này. Thậm chí, hai tháng sau khi truyền chức, thì Giám mục Giáo phận Vinh đã khẳng định là Giám mục đã thụ phong cho Hồ Hữu Hòa, hoàn toàn chưa liên lạc với Giáo phận Vinh.
Trong khi đó, lễ phong chức, được linh mục Chưởng Ấn GP Vinh là Gierado Nguyễn Nam Việt trực tiếp tham gia và giới thiệu Hồ Hữu Hòa.
Vậy, sự thể sẽ ra sao, Hồ Hữu Hòa có là linh mục không ? Và sự việc sẽ được giải quyết ra sao ?
Đó cũng là những thắc mắc và chờ đợi của giáo dân Gp Vinh và cả giáo hội Công giáo mà Đức Giám mục Alphonse Nguyễn Hữu Long không thể thoái thác hoặc chần chừ.
Bởi Giáo hội mạnh mẽ tông truyền và thánh thiện hay không, chính là ở chỗ chấp hành nghiêm nhất mọi điều do Giáo luật đã quy định.
Và những người phải tuần thủ chặt chẽ nhất, là chính các chức sắc, là giám mục, các linh mục và tu sĩ.
Chúng ta hãy chờ xem.
Video Giám mục Long trả lời phỏng vấn J.B Nguyễn Hữu Vinh :
https://youtu.be/PJcV5KcoT_013/02/2023
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 13/02/2023
****************************
Vụ thầy bói trở thành linh mục : Giáo phận Vinh "treo chén" ông GB. Hồ Hữu Hòa
RFA, 15/02/2023
Giám mục Giáo phận Vinh - Anphong Nguyễn Hữu Long ra quyết định "treo chén" đối với linh mục GB. Hồ Hữu Hòa, nhân vật chính trong vụ lùm xùm "thầy bói trở thành linh mục" sau khi ra tù chưa đến một năm.
Ông GB Hồ Hữu Hòa (người quỳ) trong lễ thụ phong linh mục ở Philippines ngày 07/12/2022 - Ảnh chụp từ video clip lễ thụ phong linh mục ở Nhà thờ Chính tòa Maasin ngày 07/12/20222
Trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam chiều ngày 15/2 đăng tải văn bản Thông báo gửi các linh mục trong toàn giáo phận Vinh, được ký bởi linh mục Anton Trần Đức Hà - Phó Chánh Văn phòng Tổng giám mục.
Theo đó, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh quyết định : "Không cho phép GB. Hồ Hữu Hòa cử hành các bí tích và lễ nghi trong Giáo phận Vinh".
Điều này đồng nghĩa với việc huyền chức linh mục hay tước bỏ năng quyền, trong dân gian gọi nôm na là "treo chén".
Người đứng đầu Giáo phận Vinh cũng quyết định ngưng chức vụ Chưởng ấn và Chánh Văn phòng Tòa giám mục đối với linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt, người trực tiếp tham gia lễ thụ phong linh mục cho ông Hòa ở Philippines và đọc Thư ủy nhiệm.
Trước đó, Giám mục Nguyễn Hữu Long xác nhận Thư ủy nhiệm này là giả, và linh mục Nguyễn Nam Việt xin phép đi Manila có việc cá nhân, chứ không phải là đi để chứng nhận và giới thiệu để ông Hồ Hữu Hòa được phong linh mục.
Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bình luận qua tin nhắn gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) :
"Quyết định này đúng thẩm quyền nhưng dễ gây ngộ nhận- người ta sẽ nghĩ Hồ Đức Hòa được dâng lễ ở các nơi khác ngoài Giáo phận Vinh.
Lẽ ra (Giám mục Giáo phận Vinh-PV) cần tuyên bố rằng việc phong chức linh mục của Hồ Hữu Hòa là bất hợp pháp. Chắc phải chờ Đức Giám mục của Giáo phận Maasin tuyên bố chăng ?"
Giáo phận Maasin, Philippines là nơi phong chức linh mục cho ông Hồ Hữu Hòa theo Thư ủy nhiệm bị làm giả mạo.
Theo linh mục Đinh Hữu Thoại, kỷ luật mà Giám mục Long đưa ra chưa thật sự nghiêm khắc đúng mức, đặc biệt việc ngưng chức vụ của linh mục Giêrado Nguyễn Nam Việt không tương xứng với vi phạm nghiêm trọng mà vị tu sĩ này mắc phải.
Tuy nhiên, ông cho rằng có lẽ đây chưa phải là mức kỷ luật cuối cùng vì chưa điều tra xong.
Nhà hoạt động về tự do tôn giáo Nguyễn Văn Ân từ Giáo xứ kẻ Gai (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho rằng việc kỷ luật này chưa ổn và còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và xử lý dứt điểm trong thời gian tới để "không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thiêng liêng của chức thánh linh mục và hình ảnh Giáo hội Công giáo, đặc biệt là của Giáo phận Vinh".
Ông Ân cũng cho rằng căn cứ vào Thư minh định của người đứng đầu Giáo phận Vinh vào ngày 10/02, linh mục Nguyễn Nam Việt đã phạm nhiều lỗi nghiêm trọng bao gồm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai, làm giả chứng từ, và qua mặt giáo phận để cho ông Hồ Hữu Hòa chịu chức linh mục.
Những lỗi lầm này của linh mục Việt gây ảnh hưởng xấu không chỉ cho Giáo phận Vinh mà còn cho cả Giáo hội Công giáo, và kỷ luật chỉ là ngưng chức thì không ổn, ông Ân bổ sung.
Phóng viên nhiều lần gọi điện thoại cho Văn phòng Giám mục Giáo phận Vinh để tìm hiểu thêm về sự việc, tuy nhiên không có người nhấc máy.
Ông Hồ Hữu Hòa, sinh năm 1984 là thầy bói, người đứng trung gian giúp Thượng tá Phan Văn Anh Vũ hối lộ số tiền 5 tỷ đồng cho Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V, Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh.
Tại phiên tòa hồi tháng 11/2021, ông Hòa bị tuyên mức án gần 2 năm 8 tháng tù cho tội danh "môi giới hối lộ" bằng với thời hạn tạm giam nên được trả tự do ngay tại tòa.
Vào ngày 07/12/2022, tức là hơn một năm sau đó, ông Hòa được Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân phong chức linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Maasin, Philippines theo sự giới thiệu của Giáo phận Vinh, với Thư ủy nhiệm mà sau này bị cho là giả.
************************
RFA, 13/02/2023
Nhiều tu sĩ và giáo dân Công giáo ở Việt Nam bày tỏ lo lắng việc Nhà nước Việt Nam có thể đã can thiệp vào chuyện nội bộ của người Công giáo khi một thầy bói từng bị kết án tù được thụ phong linh mục một cách chóng vánh, có dấu hiệu vi phạm Giáo luật.
Roy Nguyen
Sự việc ông Hồ Hữu Hòa, 39 tuổi, được thụ phong linh mục hôm 7/12/2022 tại một buổi lễ ở Nhà thờ chính tòa Maasin thuộc Giáo phận Maasin của Philippines hiện vẫn đang là chủ đề được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội ở Việt Nam trong cộng đồng người Công giáo và thậm chí cả người không theo Công giáo.
Điểm đầu tiên khiến những người theo dõi vụ việc lưu tâm là việc ông Hòa từng bị kết án hai năm tám tháng tù (bằng đúng thời gian quản chế) vào năm 2021 với tội danh "Môi giới hối lộ" trong vụ án liên quan đến cựu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, người đang bị ngồi tù chung thân với một loạt các cáo buộc liên quan đến làm lộ bí mật nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Tuy nhiên, chỉ chín tháng sau khi bị kết án, ông Hòa được phong chức phó tế, và ba tháng sau thì được thụ phong linh mục.
Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu thế ở Bà Rịa-Vũng Tàu, người có nhiều dòng status về vụ việc ông Hòa trên Facebook, trong tin nhắn gửi RFA cho biết giáo dân quan tâm tới vụ việc vì ơn gọi linh mục là một quà tặng thiêng liêng quý giá đối với gia đình, giáo xứ và Giáo hội. Nhưng theo ông thì điều họ quan tâm hơn cả là những điểm mờ ám trong vụ việc ông Hòa lên chức linh mục :
"Giáo dân càng quan tâm và lo lắng hơn khi nghe thông tin về vụ ông Hồ Hữu Hòa làm linh mục vì chính con người ông và cách mà ông trở thành linh mục, có những điều không bình thường, thậm chí dị thường.
Ông Hòa từng là một thầy bói, điều này là cấm kỵ đối với một giáo dân chứ chưa nói tới một linh mục".
Theo quy định của Giáo luật Công giáo, một người muốn được phong làm linh mục phải trải qua nhiều bước về đào tạo ở chủng viện, có thư rao phong chức tại nơi ứng viên sinh sống và những nơi ứng viên thực tập mục vụ, và nếu ứng viên vì lý do chính đáng phải phong chức tại một nơi xa xôi như nước ngoài thì đấng bản quyền của ứng viên phải làm thủ tục xin Đức Giám mục nơi đó phong chức.
Tuy nhiên, trong vụ việc của ông Hồ Đức Hòa, theo linh mục Đinh Hữu Thoại, cả ba bước trên đều bị vi phạm. Ông nói :
"Ông Hồ Hữu Hòa không hề du học hay sinh sống tại Phi Luật Tân thì việc xin phong chức linh mục ở đó là điều không bình thường. Theo minh định của Đức Giám mục Giáo phận Vinh thì thư ủy nhiệm là giả mạo. Đây là một vi phạm rất nghiêm trọng".
Trước vụ việc gây xôn xao dư luận, vào chiều ngày 10/02, Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long của Giáo phận Vinh ra tuyên bố ông không có mối liên quan gì đến việc ông Hồ Hữu Hòa được thụ phong linh mục ở Philippines.
Tuy nhiên, trong lễ thụ phong được quay video và lan truyền trên YouTube cũng như Facebook, người ta thấy Chưởng ấn kiêm Chánh văn phòng của Tòa giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Nam Việt đã đọc thư ủy nhiệm của giáo phận. Theo Giám mục Long thì đó là thư giả.
Theo ông Nguyễn Văn Ân, người từng theo học và theo ơn gọi trong nhà dòng, thì sự việc phong chức linh mục cho ông Hòa vô cùng nghiêm trọng vì Giáo luật Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về điều kiện của người lãnh nhận chức thánh và việc truyền chức linh mục.
"Nếu phép truyền chức này thành sự, thì dựa trên minh định của Đức cha Long - trong tư cách giám mục bản quyền của Hồ Hữu Hòa, rằng Ngài không biết chuyện Hồ Hữu Hòa, thì Đức cha Cantillas của Giáo phận Maasin đương nhiên phạm Giáo Luật".
Theo ông Nguyễn Văn Ân, vụ việc đã "trở thành vấn đề to lớn giữa giáo hội Việt Nam và giáo hội Phi Luật Tân - nơi có hơn 85 triệu tín hữu, thậm chí là vấn đề của Giáo hội hoàn vũ.
Tôi tin chắc rằng sự việc này sẽ được điều tra rõ ràng. Vì đó cũng là điều kiện cần để bảo vệ một Giáo hội công giáo vẹn toàn", ông nói tiếp.
Vụ việc ông Hòa được thụ phong linh mục cũng đặt ra nghi ngờ về việc Nhà nước đang can thiệp nghiêm trọng vào chuyện nội bộ của người Công giáo, điều mà theo nhiều người là không có gì mới.
Một giáo dân ở Vinh sử dụng danh tính Nam An vì lý do an toàn cho biết :
"Mặc dù từ trước đến giờ tuy vẫn có những tin đồn về chuyện linh mục quốc doanh hoặc là an ninh cài cắm, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bán tín bán nghi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Hồ Hữu Hòa, sự bất minh và gian dối diễn ra công nhiên như thách thức dư luận, thách thức niềm tin của tất cả tín hữu về chức thánh".
Theo linh mục Đinh Hữu Thoại, việc Nhà nước Việt Nam can thiệp vào chuyện nội bộ của cộng đồng Công giáo là điều đã diễn ra từ nhiều năm và ngày càng rõ rệt.
"Bản chất của họ thì chưa bao giờ thay đổi. Chỉ thay đổi cách thức can thiệp ngày càng tinh vi hơn thôi. Chẳng hạn sự can thiệp thô thiển nhất gần 20 năm gần đây là việc bổ nhiệm các Giám mục Việt Nam phải qua sự chọn lựa của họ thì Tòa Thánh mới được bổ nhiệm. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền chọn trước Tòa Thánh Vatican".
Nhà hoạt động công giáo Nguyễn Văn Ân bày tỏ lo lắng :
"Đây là sự kiện gây không ít ảnh hướng cho Giáo phận Vinh cũng như Giáo hội Công giáo. Người giáo dân họ quan tâm, lo lắng bởi vì họ luôn đặt Giáo hội lên trên hết. Họ quan tâm, lo lắng chứng tỏ rằng họ đang hướng về Giáo hội, và họ muốn bảo vệ một Giáo hội công giáo vẹn toàn.
Cho nên nếu thực sự có can thiệp của nhà cầm quyền trong vụ việc này thì rất đang lo lắng cho Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện tại và trong tương lai".
Nhưng điều khiến người Công giáo lo lắng hơn nữa chính là sự chia rẽ trong Giáo hội với khoảng sáu triệu giáo dân này vì sự can thiệp của Nhà nước. Linh mục Đinh Hữu Thoại nhận định :
"Hậu quả của scandal này chắc chắn cũng rất nghiêm trọng, đó là làm cho mọi thành phần trong Giáo hội, nhất là giáo dân vô cùng hoang mang và chắc chắn sẽ làm xói mòn niềm tin của họ đối với các vị lãnh đạo Giáo hội và sút giảm sự tương kính đối với sự thánh thiêng của chức thánh".
Một nhà báo, giáo dân thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn, người cũng muốn ẩn danh, thì nói trong tin nhắn gửi RFA :
"Khi nhà nước can thiệp vào Giáo hội, sẽ có những linh mục và tu sĩ biến chất như Hồ Hữu Hòa. Mục đích của việc can thiệp là để phá Giáo hội.
Giáo hội Công giáo Việt Nam càng nhiều linh mục thầy bói như Hồ Hữu Hòa thì giáo dân càng mau tha hóa, xa rời đạo thánh và mau bị sụp đổ".
Vụ việc ông Hồ Hữu Hòa dù đã được Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long minh định là không có liên quan nhưng bức thư trả lời của Giám mục Giáo phận Vinh hiện vẫn chưa thể trả lời hết những nghi vấn của các giáo dân.
Hiện vẫn còn những câu hỏi còn chưa được trả lời về có hay không việc ngụy tạo thư ủy nhiệm để lừa dối đức Giám mục Maasin để ông Hòa được phong linh mục và liệu Giáo phận Vinh sẽ xử lý thế nào đối với trường hợp ông Hòa ? Liệu có xảy ra việc tuyên bố huyền chức ông Hòa và trục xuất ông này khỏi hàng giáo sĩ vì các vi phạm đã nêu hay không ?
Phóng viên RFA đã gọi điện cho Văn phòng Giám mục giáo phận Vinh nhưng không được kết nối. Thư gửi cho Giám mục Long và Tòa Giám mục Vinh cũng chưa có phản hồi.
****************************
Thầy bói "môi giới hối lộ" vụ Vũ Nhôm bỗng trở thành linh mục sau một năm ra tù
RFA, 10/02/2023
Thầy bói Hồ Hữu Hòa, người môi giới hối lộ số tiền 5 tỷ đồng cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) và Tổng cục phó Tổng cục tình báo Nguyễn Duy Linh, bất ngờ xuất hiện trong hình ảnh linh mục của Giáo phận Vinh chỉ một năm sau khi ra tù, Giám mục sau đó phủ nhận việc liên can.
Tân linh mục Hồ Hữu Hòa - Facebook Roy Nguyen
Theo mạng báo VnExpress, ông Hồ Hữu Hòa sinh năm 1984, làm nghề tư vấn về phong thủy, tâm linh tại tỉnh Nghệ An bị bắt hồi năm 2019 với cáo buộc giúp cựu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ hối lộ Trung tướng Nguyễn Duy Linh số tiền năm tỷ đồng để chạy án.
Trong phiên tòa tháng 11/2021, ông Hòa bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án hai năm tám tháng tù - bằng thời gian bắt tạm giam và được trả tự do ngay tại tòa.
Thầy bói trở thành linh mục nhanh bất ngờ
Linh mục Đặng Hữu Nam, người từng là linh mục quản xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Giáo phận Vinh, cách không xa thị trấn Cầu Giát, khẳng định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại vào ngày 09/02 :
"Tôi biết nhân vật Hồ Hữu Hòa này. Người mà đã từng liên quan đến vụ án Vũ nhôm và linh mục tân chức Hồ Hữu Hòa mới được truyền chức ở Phi Luật Tân (Philippines) thì đó là một.
Cùng là một nhân vật ở giáo họ Tân Lập, giáo xứ Thuận Nghĩa, nay là giáo xứ Tân Lập, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giáo phận Vinh".
Facebooker Hai Le, một giáo dân ở Giáo phận Vinh có 30.000 người theo dõi trang cá nhân, cho biết ông Hòa được truyền chức phó tế vào ngày 08/09/2022 tại Nhà thờ Visitation, Lintaon Peak, Phi Luật Tân, tức là chỉ hơn chín tháng sau khi được trả tự do.
Theo video clip lễ thụ phong linh mục vào ngày 07/12 năm ngoái, ông Hòa được Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân phong chức tại Nhà thờ Chánh tòa Maasin theo sự giới thiệu của Giáo phận Vinh.
Trong đoạn video được đăng tải trên trang Facebook của Giáo phận Maasin (sau đó bị xóa), một tu sĩ đọc thư giới thiệu của Giáo phận Vinh với người ký tên là Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long của Giáo phận Vinh. Nhiều giáo dân nhận ra linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt trong buổi lễ này.
Chúng tôi đến nay vẫn chưa liên lạc được với ông Hồ Hữu Hòa để hỏi về vụ việc.
Giáo dân và tu sĩ bất ngờ về việc ông Hòa được tấn phong linh mục
Nhiều tu sĩ và giáo dân cả ở trong và ngoài Giáo phận Vinh bày tỏ ngạc nhiên về việc ông Hồ Hữu Hòa được tấn phong linh mục trong một thời gian ngắn ở Giáo phận nước ngoài, đặt câu hỏi về tính minh bạch của việc này.
Một giáo dân sống ở cạnh Chánh tòa Giáo phận Vinh, nói trong tin nhắn gửi RFA trong điều kiện ẩn danh :
"Theo tôi được biết việc thụ phong linh mục cho ông Hồ Hữu Hòa là không đúng trình tự (không có thời gian thử thách và kiểm tra). Hơn nữa, việc ông Hồ Hữu Hòa được phong linh mục mà có quá khứ như vậy thì không ổn và phải điều tra kỹ lưỡng".
Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế giải thích rõ hơn về việc thụ phong linh mục qua tin nhắn như sau :
"Theo luật từ phó tế đến linh mục thường cần sáu tháng đối với phó tế chuyển tiếp, còn trường hợp đặc biệt, trong giai đoạn cấm cách, những linh mục phải chịu chức 'chui' có khi nhận chức phó tế và linh mục ngay trong một thánh lễ truyền chức.
Điều quan trọng để được truyền chức là : Đấng bản quyền ban phép. Hiện nay, tôi không biết vị đó thuộc bản quyền của giáo phận Vinh hay Maasin".
Một thư ngỏ ký tên Linh mục Giáo phận Vinh gửi Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh Vatican tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam cùng các vị chức sắc cao cấp của Giáo hội Việt Nam và được đăng trên trang Facebook Toma Aquino.
Trong thư, linh mục giấu tên cho rằng trước khi được phong phó tế và linh mục của Giáo phận Vinh cho Hồ Hữu Hòa, Giám mục của giáo phận này không điều tra ứng viên như truyền thống ở Vinh và Giáo hội Việt Nam, đó là việc ra thư rao truyền chức đọc trong các nhà thờ giáo phận tối thiểu 3 tuần trước khi đương sự chịu chức.
Còn trên trang Facebook của mình, linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu thế ở giáo xứ Tiên Phước (Quảng Nam) nói việc thụ chức linh mục bất thường của ông Hòa đã "lọt qua mắt" của hàng ngàn giáo dân và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh mà không gặp trở ngại nào, là do trước đó không có rao phong chức như thông lệ Giáo luật yêu cầu.
Giám mục Giáo phận Vinh phủ nhận có liên can
Trước vụ việc gây xôn xao dư luận, chiều 10/02, Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long của Giáo phận Vinh ra tuyên bố ông không có mối liên quan gì đến việc ông Hồ Hữu Hòa được thụ phong linh mục ở Philippines.
Trong một văn bản mang tên "Minh định về sự việc liên quan đến anh GB. Hồ Hữu Hoà" ký trong cùng ngày, Giám mục cho biết ông không hề ký tên vào văn thư ủy nhiệm cho Đức Cha Precioso D. Cantinllas, giám mục Giáo phận Maasin (Philippines) để phong chức linh mục cho ông GB. Hồ Hữu Hoà.
Ông nói bản thân không ký tên vào bất cứ văn bản nào liên quan đến việc đào tạo và chứng thực tư cách để ông Hòa nhận thánh chức.
Giám mục Long cũng khẳng định văn thư ủy nhiệm được đọc trong lễ phong chức linh mục là giả tạo, và không liên lạc hay trao đổi thư tín gì với Đức Cha Precioso D. Cantinllas trong việc phong linh mục cho ông Hoà.
Người đứng đầu Giáo phận Vinh cũng cho biết linh mục Giêrado Nguyễn Nam Việt, chánh văn phòng kiêm chưởng ấn của Tòa Giám mục Vinh xin ông đi Philippines ba ngày với lý do cá nhân chứ không phải với tư cách được giám mục ủy thác trong sự việc với ông Hoà.
Hôm 20/01/2023, ông Hòa thông báo về việc được phong chức linh mục ở Philippines và được nhập tịch vào Giáo phận Maasin khiến Giám mục Nguyễn Hữu Long ngạc nhiên.
Vị Giám mục yêu cầu tân linh mục cung cấp văn bản chứng thực để có thể cử hành các bí tích nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được giấy tờ nào từ ông Hòa hay từ Tòa Giám mục Maasin.
Văn bản có ký tên Giám mục và mộc đỏ của Tòa Giám mục địa phận Vinh cho biết, "sự việc cho đến nay vẫn đang tiếp tục được điều tra".