Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán lớn và hóc búa trong lúc đương đầu và xử lý dịch viêm phổi do virus Covid-19 hay virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc nên chấp nhận việc nối lại tự do đi lại với người Trung Quốc qua các cửa khẩu, biên giới Việt – Trung và có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường hoc hay không.

mocua1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Lào hôm 19/02/2020

Về bài toán thứ nhất liên quan quan hệ Việt – Trung, hôm 20/2, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại một diễn đàn khu vực về hợp tác ứng phó dịch bệnh tại Vientiane, Lào, đã hối thúc các nước ở Asean, trong đó có Việt Nam, dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc qua các cửa khẩu hay biên giới với Trung Quốc.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện độc lập về chính sách xã hội và y tế, sức khỏe, bình luận :

"Đứng về phía đề nghị của Trung Quốc, chúng ta thấy xuất phát trên cơ sở để Trung Quốc cố gắng bình thường hóa nỗi lo về tình hình dịch ở Trung Quốc đối với các nước xung quanh, bởi vì nếu như tiếp tục các biện pháp có tính chất ngăn ngừa sự giao thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc và có thể gây nên những hệ lụy rất là nặng nề thêm khác. Cho nên vấn đề Trung Quốc đề nghị, tôi nghĩ rằng cũng có lý do phù hợp.

Thế còn về phía Việt Nam chấp nhận hay không, trường hợp này đúng là một bài toán đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất là mềm dẻo giữa vấn đề gọi là tính dịch tễ học và khả năng chống dịch của Việt Nam với tình hình thực tế.

Chúng ta hiện nay còn thiếu thông tin, chưa rõ được số lượng người dân Trung Quốc sang đây là như thế nào. Thứ hai là hệ thống hoạt động hữu hiệu của bộ phận tại các cửa dịch, chúng ta (Việt Nam) làm tốt đến đâu.

Điểm thứ ba nữa, chúng ta cũng đều biết rằng là dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chưa kiểm soát xong và tính lây của dịch bệnh này là lây cả trong giai đoạn mà chưa có biểu hiện lâm sàng, tức là trong thời gian ủ bệnh.

Cho nên việc Việt Nam tổ chức thế nào để giám sát tại các cửa khẩu, đồng thời tiến trình sau đó giám sát được các đối tượng vào ở các vị trí, nếu như cho vào.

Nếu như không có triệu chứng lâm sàng mà cho vào, thì sau đó tiến trình giám sát mang tính báo cáo với bên y tế về vấn đề tự giám sát các triệu chứng lâm sàng để phát hiện tiếp những trường hợp có nguy có đã nhiễm mà vào Việt Nam, thì tôi cho rằng việc này hoàn toàn trong nội bộ Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc.

Nếu như hệ thống của anh thực sự tốt và kiểm soát được chặt chẽ tất cả các đối tượng vào, thì lúc đó có thể đặt bài toán ra trong vấn đề gọi là xét mối quan hệ với bên Trung Quốc, một nước láng giềng mà tôi cho rằng vẫn còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.

Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguy. Tại sao ? Bởi vì lúc đó nỗi lo của người dân lại từ trong chính Việt Nam, tức là nỗi lo của xã hội và lại có thể dẫn đến một tình trạng bất lợi khác".

mocua2

Tại Seoul, Hàn Quốc lúc 12h ngày 22/02 : Hàng ngàn người biểu tình đòi tẩy chay Trung Quốc, tính đến 23/2 tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc lên trên 600 và 5 ca tử vong

Việc thông thương giữa hai nước cũng đang dần tốt lên, ví dụ một tuần trước Việt Nam vẫn còn giải cứu Thanh Long với giá từ 5-10 ngàn đồng/kg, thì trong vòng vài ngày gần đây thì giá Thanh Long đã tăng trở lại ở một vài cửa khẩu mà Trung Quốc và Việt Nam đã thông thương.

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và quan sát bang giao Việt – Trung bình luận :

"Trong bối cảnh 80 quốc gia đang đóng cửa với công dân Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều phải đóng cửa biên giới, Trung Quốc đang lâm vào thế bị cô lập, thập diện mai phục, khó khăn nhiều bề, không lạ khi ngoại trưởng Vương Nghị gây sức ép, đề nghị Bộ trưởng Phạm Bình Minh khôi phục hoặc nới rộng tự do đi lại với công dân Trung Quốc, mở đột phá khẩu cho công dân trong nước để giải toả bớt áp lực trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, nguy cơ virus có trong nước tiểu hay các chất thải, ô nhiễm qua đường nước thải hay các con đường mà y tế hiện vẫn chưa khám phá hết.

Việc các bác sĩ Trung Quốc cũng bị lây nhiễm và tỷ lệ tử vong không nhỏ đặt ra những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với dịch SARS hay thậm chí cả dịch Ebola, mọi động thái thận trọng trong chính sách đều không thừa, sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng trong nước lẫn quốc tế, các quốc gia liên quan phụ thuộc vào nhau rất nhiều.

Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện "đột phá khẩu" hay nghĩa vụ quốc tế.

mocua3

Hành khách xếp hành chờ đến lượt kê khai tờ khai y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai

Mở rộng vấn đề thêm, nhà nghiên cứu này nói :

"Đi kèm theo đề nghị này là đề xuất xả nước thủy điện để cứu sông Mê Kông đang khô hạn nặng ở hạ nguồn, thể hiện hình ảnh "nước lớn có trách nhiệm".

Tuy nhiên việc xả nước thủy điện này theo đánh giá của chuyên gia không hề có tác dụng trong việc cứu đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô hạn, trong khi nguy cơ của việc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc không bối cảnh hiện nay mang lại mối nguy hại quá lớn.

Sức ép của Trung Quốc đối với chính phủ Việt Nam sẽ là rất lớn, tuy nhiên theo tôi chỉ nên nới lỏng về giao thương hàng hoá và vẫn cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cách ly và hạn chế đối với công dân Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng về y tế của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thời gian vừa rồi khống chế tốt được dịch chủ yếu do chính sách của chính phủ và nỗ lực của toàn dân, hàng triệu gia đình đã phải cho con nghỉ học ở nhà".

mocua4

Chốt kiểm tra Cách ly tại vùng dịch Sơn lôi Bình xuyên Vĩnh phúc

Về bài toán thứ hai là liệu Việt Nam có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường học hay không, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, nói :

"Theo tôi tháng 3/2020, các trường Đại học và trường phổ thông chỉ có thể mở lại khi vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách ly 14 ngày đến 24 ngày với công dân Trung Quốc và công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác đến từ các tâm dịch.

Nếu nhà nước có muốn có các động thái nới lỏng để phục hồi sản xuất, kích cầu các ngành hàng không, du lịch hay có các động thái "hữu nghị" với Trung Quốc thì nên cho các cháu học sinh cấp I (Tiểu học), cấp II (Phổ thông cơ sở) nghỉ nốt tháng Ba theo đề xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh để giữ an toàn sức khoẻ tính mạng cho các cháu và đảm bảo sự an tâm cho các gia đình.

Các cháu học sinh lớp 9, học sinh cấp III (Trung học Phổ thông) và đại học có thể cân nhắc nhập học trong tháng Ba để kịp chương trình.

Tôi nghĩ các chính sách ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và chính sách mở cửa trường học trở lại liên quan mật thiết đến nhau.

Kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy chỉ cần một, hai cháu lây nhiễm là sẽ có nguy cơ rất lớn cho việc dịch bệnh bùng phát trở lại, không nên mạo hiểm trong lúc này, chỉ có thể chọn một trong hai, mở cửa trường học hoặc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc.

Theo tôi, không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.

Nhiều cuộc thăm dò ý kiến dư luận vẫn cho thấy khoảng 65% phụ huynh vẫn do dự chưa muốn cho con đến trường vào đầu tháng Ba".

"Để thể hiện tình hữu nghị của Việt Nam, có thể tiếp tục cung cấp khẩu trang, thuốc men, vật tư y tế, kinh nghiệm và phác đồ chữa bệnh, nhưng sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tế", Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng nói.

Việt Nam ứng phó với virus corona thoạt đầu thụ động và khởi động chậm, sau đó lại thái quá không cần thiết, theo nhận định của Bác sĩ – Tiến sĩ Trần Tuấn. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thông báo hết dịch với các tỉnh quá 30 ngày không có ca nhiễm mới sẽ có tác dụng giảm căng thẳng xã hội.

mocua5

Kết quả xét nghiệm một nữ sinh với triệu chứng ho, sốt, khó thở, rất giống với triệu chứng Covid-19, nhưng các báo đưa tin khẳng định là do bệnh lý về não, những bản tin này đã đưa ra trước khi có kết quả xét nghiệm mà dân mạng cho rằng rất đáng nghi này

Nhận định của ông Trần Tuấn được đưa ra khi Bộ Y tế Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xúc tiến các công việc để chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19 tại tỉnh này.

Bộ này nói rằng, đến thời điểm này, quá 30 ngày Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm bệnh nhân mới nào bị nhiễm bệnh, tức là tỉnh này đã đủ điều kiện để Khánh Hòa công bố hết dịch.

Trong khi đó, cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu trong vòng chưa đầy một tuần nữa, tỉnh Thanh Hóa nếu không ghi nhận thêm bệnh nhân mới, thì cũng sẽ được công nhận hết dịch.

Câu hỏi được đặt ra là dịch Covid-19 là bệnh mới, hiện còn diễn biến phức tạp, vậy việc công bố hết dịch tại Khánh Hòa, nếu có, liệu có quá sớm và sẽ tạo tâm lý chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh với người dân và cả các địa phương hay không ?

Ông Trần Tuấn cho rằng đây là điều nên làm trong hoàn cảnh hiện nay, nhất là khi trong xã hội đang có điều mà ông cho rằng lo lắng hơi thái quá về dịch Covid-19 :

"Với những địa phương có số lây nhiễm thấp, đã qua thời hạn có người nhiễm mới theo quy định, đã đến lúc chúng ta có thể tuyên bố hết dịch ở đó, như một yếu tố trấn an và giảm đi sự lo lắng không cần thiết ; đồng thời, tăng sự tự tin của chính quyền trong công tác phòng chống dịch", ông Tuấn nói.

Trả lời câu hỏi Việt Nam là nước láng giềng, có quan hệ thông thường bằng cả đường bộ, đường biển và hàng không với Trung Quốc, nhưng số ca dương tính phát hiện thấp, trong khi tại Hàn Quốc thì tăng cao. Phải chăng do hệ thống phát hiện dịch của Việt Nam có vấn đề ?

mocua6

Nhân viên y tế Nhật bản tiếp xúc với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên con tàu du lịch Diamond Princess ở cảng Yokohama nay đã có 691 người nhiễm với 2 ca tử vong, chiếc tàu này đã ghé Việt Nam 5 lần suốt quá trình dịch bùng phát mỗi lần có hàng trăm người lên bờ

Ông Tuấn nói rằng, nguồn lây nhiễm của Việt Nam không chỉ bằng, mà có thể cao hơn so với nước khác trong khu vực. Bởi vậy, nguy cơ và số lượng người nhiễm đến Việt Nam chắc chắn nhiều.

"16 trường hợp chỉ là một phần thôi, con số thực tế sẽ cao hơn. Bởi Covid-19 cũng là một loại virus cúm, triệu chứng có phần giống với những dịch cúm thông thường, nên có nhiều trường hợp chưa biểu hiện lâm sàng, hoặc bị nhẹ và tự qua khỏi, nên người dân không để ý.

Ban đầu, phản ứng của Việt Nam chậm và mang tính thụ động. Khi các nước, như Thái Lan, Hàn Quốc đã chặn ngay nguồn vào, tức chấm dứt các chuyến bay xuất phát trực tiếp từ Vũ Hán, thì Việt Nam thời gian đầu chưa làm được như thế. Khi đó, Việt Nam cũng như chưa giám sát và cách ly người từ vùng dịch trở về hay giám sát tại cửa khẩu.

Tiếp đó, sau Tết, các lễ hội vẫn được tổ chức ; chỉ đến khi mạng xã hội có ý kiến thì mới cho dừng tổ chức lễ hội.

Nhưng sau đó, tình hình lại chuyển sang lo lắng tới mức thái qúa, để rồi ra các quyết định thiếu cơ sở khoa học, như cho học sinh nghỉ học trên toàn quốc, người dân đổ xô đi mua khẩu trang dự trữ… Điều đó là lo lắng thái quá, gây thêm tổn thất không đáng có, khó lường về mặt y tế, kinh tế – xã hội và cả chính trị".

mocua7

Đây là một bệnh viện dã chiến xây dựng thần tốc, nay Tp Vũ Hán đang lên kế hoạch xây thêm 19 bệnh viện nữa, chính quyền địa phương ngày 21/2 cho biết

Hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều công dân Trung Quốc sinh sống và nhập cảnh ngay khi dịch virus corona bùng phát gây chết người hàng loạt ở Vũ Hán, cộng thêm chiến dịch bưng bít thông tin của nhà cầm quyền tại Hà Nội sẽ làm cho mọi việc trở nên khó lường.

Khi giấu người dân, thì Đảng Cộng sản đã đem tính mạng con người ném vào ván cờ chính trị, nhằm kéo dài thời gian tồn tại của thể chế độc tài trên đầu nhân dân.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 24/02/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam và Campuchia thảo luận các vấn đề biên giới (VOA, 11/01/2019)

Bộ trưởng Ni v Campuchia Sar Kheng đang có chuyến công du 5 ngày ti Vit Nam, trong đó có bàn v vn đ ct mc biên gii, báo The Phnom Penh cho biết hôm 11/1.

bg1

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng. Photo Zing.vn

Chuyến công du din ra sau khi Th tướng Campuchia Hun Sen và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc vào tháng trước đng ý vic đy nhanh tiến đ cm mc biên gii đi vi 16% khu vc chưa được cm mc.

Truyền thông Vit Nam cho biết Phó Th tướngBộ trưởng Ngoại giao Vit Nam Phm Bình Minh và B trưởng Ni v Campuchia Sar Kheng đã đng ch trì Hi ngh Hp tác và Phát trin các tnh biên gii Vit Nam - Campuchia ln th 10 ti thành ph H Chí Minh.

Kết thúc hi ngh hai bên đã ra công cáo chung trong đó nhn mnh tm quan trng ca hp tác an ninh - quc phòng trong vic gi vng hòa bình, n đnh, an ninh ca mi nước ; tái khng đnh không cho phép bt kỳ t chc, cá nhân nào s dng lãnh th ca nước này đ làm phương hi đến an ninh và n đnh ca nước kia.

"Hai bên biểu dương n lc các lc lượng chc năng làm công tác phân gii cm mc biên gii đt lin (phân giới cắm mốc) đã hoàn thành khi lượng ln công vic… Hai bên nht trí n lc sm kết thúc 02 văn kin pháp lý ghi nhn thành qu 84% công tác phân giới cắm mốc vào gia năm 2019", báo Quc tế trích thông cáo cho biết.

Ngoài thông cáo chung có nêu 17 điểm, hai nước còn đng ý thường xuyên trin khai và phi hp ngăn chn các loi ti phm xuyên biên gii nhm đm bo trật t trên toàn tuyến biên gii và sm ký kết Hip đnh thương mi biên gii gia hai nước trong thi gian ti.

*******************

Thông cáo chung về hợp tác-phát triển biên giới Việt Nam-Campuchia (VnaNet, 11/01/2019)

Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 đã được diễn ra từ 9-10/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng. 

bg2

Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Sar Kheng (trái) đồng chủ trì Hội nghị. (Ảnh : Xuân Khu/TTXVN)

Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ra Báo cáo trung tâm và Thông cáo chung.

Sau đây là toàn văn Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 :

1. Thực hiện thỏa thuận của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ chín (từ ngày 13-15/3/2017, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia), hai bên tổ chức, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 từ ngày 09-10/01/2019, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, dưới sự chủ trì của Ngài Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.

Tham dự Hội nghị có đại diện nhiều bộ, ngành hữu quan hai nước và lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.

2. Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, thắm tình hữu nghị anh em và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia cũng như mở rộng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia.

Hai bên tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả nhằm xây dựng và gìn giữ, bảo vệ đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển và mang lại lợi ích cho nhân dân khu vực biên giới của hai nước.

3. Hai bên đánh giá cao việc trao đổi các chuyến thăm giữa Lãnh đạo Cấp cao hai nước kể từ Hội nghị lần thứ chín đến nay trong khuôn khổ song phương và đa phương; trong đó có:

- Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 20-21/7/2017.

- Chuyến thăm Vương quốc Campuchia của Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 04-05/4/2018.

- Chuyến thăm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Baromneath Norodom Sihamoni từ 19-21/12/2018.

- Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia để tham dự mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước từ 23-26/6/2017.

- Chuyến thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia từ 06-08/12/2018.

Trao đổi đoàn giữa các bộ ngành, địa phương, tổ chức quần chúng của hai nước diễn ra sôi động, các cơ chế hợp tác song phương được tổ chức định kỳ và đạt kết quả thực chất. Đây là những minh chứng sinh động, khẳng định quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia đang ngày càng được củng cố và tăng cường.

4. Hai bên đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành hai bên trong việc tích cực hợp tác xây dựng khuôn khổ pháp lý, triển khai các cơ chế hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác của các tỉnh biên giới, phù hợp với phương hướng đã đề ra tại Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ chín.

Hai bên khuyến khích tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các tỉnh biên giới, và phối hợp hiệu quả hơn nữa nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn và các yêu cầu cấp bách thực tế của các tỉnh biên giới.

5. Hai bên đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác an ninh-quốc phòng trong việc giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh của mỗi nước; tái khẳng định không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng lãnh thổ của nước này để làm phương hại đến an ninh và ổn định của nước kia. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nhằm quản lý và bảo đảm an ninh, trật tự trên toàn tuyến biên giới, cụ thể là:

- Tích cực triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác thường niên giữa Bộ Quốc phòng hai nước và Kế hoạch hợp tác thường niên giữa Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia và Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì kênh thông tin liên lạc giữa hải quân hai nước; diễn tập cứu hộ, cứu nạn khu vực biên giới trên bộ; trao đổi kịp thời tình hình vùng biển giáp ranh và những vấn đề liên quan; phối hợp tuần tra trong vùng nước lịch sử; thường xuyên trao đổi tình hình quốc tế và khu vực có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước.

- Hợp tác giải quyết vấn đề người vượt biên trái phép, buôn bán và khai thác lâm sản, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới hai nước.

- Tăng cường giao lưu hữu nghị biên giới và trao đổi đoàn giữa các địa phương, đơn vị quân đội giáp biên giới.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân và quân đội hai nước; tiếp tục sửa chữa, tôn tạo các Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia; đồng thời đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong chiến tranh tại Campuchia.

6. Hai bên bày tỏ hài lòng về hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng đáng ghi nhận. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đã có bước tiến lớn, đạt 4,68 tỷ USD.

Năm 2018, du khách Việt Nam sang Campuchia đạt khoảng 800.000 lượt người, tiếp tục đứng thứ hai trong số du khách quốc tế đến Campuchia. Du khách Campuchia đến Việt Nam trong năm 2018 đạt khoảng 203.000 lượt người, là một trong số những thị trường lớn về du lịch của Việt Nam.

Việt Nam có 210 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 3,033 tỷ USD, là một trong những nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng lên; đến nay, có 19 dự án với tổng vốn đầu tư 63,42 triệu USD.

Hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 5 tỷ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của người đứng đầu chính phủ hai nước. Để đạt mục tiêu này, hai nước cũng như các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia đã nhất trí ưu tiên đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế. Theo đó, thời gian tới các bộ, ngành và cơ quan có liên quan của hai nước sẽ tập trung vào:

- Triển khai hiệu quả Khung Thỏa thuận về kết nối hai nền kinh tế đã ký kết năm 2017, chú trọng kết nối các tuyến giao thông vận tải, điện năng, du lịch, viễn thông, ngân hàng…

- Đẩy mạnh giao thương tại các cửa khẩu; thực hiện Bản ghi nhớ về hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới và sớm chính thức ký kết Hiệp định này; sớm đưa chợ biên giới kiểu mẫu tại thôn Đa Kanđa, xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum vào hoạt động, đồng thời nghiên cứu, trao đổi về cách thức triển khai mô hình “Một cửa một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài-Bavet.

- Nỗ lực đề ra các cơ chế chính sách và triển khai các biện pháp tạo môi trường thông thoáng nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp hai bên đầu tư vào khu vực biên giới, bao gồm: mở các chi nhánh ngân hàng của hai nước ở khu vực biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán biên mậu; đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch; tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thương hiệu của hai nước; đồng thời phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật về kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước đầu tư vào lĩnh vực cây công nghiệp và một số loại cây trồng khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm tại chỗ. 

- Thúc đẩy việc điều phối thương mại và nâng cao hợp tác trong việc ngăn chặn và trấn áp những hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán hàng giả và những mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước.

- Tiếp tục hợp tác mua bán điện. Việt Nam-Campuchia sẽ đàm phán để tiếp tục thực hiện trong 5-10 năm tới.

7. Hai bên hoan nghênh việc đồng ý về chủ trương nâng cấp cặp cửa khẩu phụ Tân Nam (tỉnh Tây Ninh)-MơnChây (tỉnh Pray Veng) lên thành cửa khẩu quốc tế và sớm hoàn tất các công tác chuẩn bị cần thiết để khai trương cặp cửa khẩu này vào thời gian thích hợp cũng như việc hoàn tất thủ tục nâng cấp cặp cửa khẩu Phước Tân (tỉnh Tây Ninh)-Bôsamôn (tỉnh Svay Riêng) thành cửa khẩu quốc gia; nhất trí phối hợp ngăn chặn việc qua lại các cửa khẩu chưa được thành lập chính thức và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hóa, hành khách và phương tiện qua lại biên giới.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy Nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu biên giới thảo luận và kiến nghị cấp có thẩm quyền việc mở, nâng cấp thêm các cửa khẩu trong thời gian tới đảm bảo thiết thực, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực tế của các tỉnh biên giới.

8. Hai bên nhất trí đẩy mạnh xây dựng đường và cầu qua biên giới nhằm tăng cường kết nối; triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ cấp Chính phủ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến 2030 ký ngày 7/12/2018; thúc đẩy sớm ký kết Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam-Campuchia và Bản ghi nhớ về sửa đổi Hiệp định Vận tải đường thủy Việt Nam-Campuchia.

9. Hai bên đã nhất trí đề ra một số phương hướng nhằm củng cố và tăng cường hợp tác trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp như sau:

- Tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận song phương hiện có như Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2018-2022 về lâm nghiệp, xem xét khả năng ký thêm một số thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ về kiểm dịch động thực vật và thủy sản.

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y, trao đổi thông tin và biện pháp hợp tác phòng chống dịch bệnh.

- Xây dựng quy định về phối hợp bảo vệ rừng, ngăn chặn và trấn áp việc khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép qua biên giới; tăng cường chia sẻ thông tin về quy định của mỗi nước liên quan đến khai thác gỗ, đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản.

- Tăng cường hợp tác trong sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của lưu vực, đặc biệt trong thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995.

10. Hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực y tế. Phía Việt Nam nhất trí tiếp tục duy trì khám chữa bệnh ưu đãi cho người dân Campuchia theo chế độ thanh toán viện phí của người Việt không có thẻ bảo hiểm y tế; giúp đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế; cung cấp các trang thiết bị và hỗ trợ xây dựng các cơ sở y tế cho các tỉnh biên giới của Campuchia theo khả năng thực tế.

11. Hai bên khuyến khích các tỉnh biên giới tiếp tục hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, cung cấp các trang thiết bị học tập và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục cần thiết khác; đồng thời tăng cường hợp tác quảng bá về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch và thể thao tại các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.

12. Hai bên nhất trí đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; tăng cường thăm hỏi nhau nhân các dịp lễ lớn của mỗi nước, tiếp tục giao lưu văn hóa, tìm hiểu phong tục tập quán của nhau.

13. Hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất trí tiếp tục duy trì cơ chế họp song phương về phối hợp tần số vùng biên hàng năm, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền tập huấn về quản lý thông tin xuyên biên giới, hợp tác chia sẻ thông tin cảnh báo về an toàn thông tin, ngăn chặn sử dụng mạng xã hội để phát tán thông tin xuyên tạc về mối quan hệ hai nước.

14. Hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia, Bản ghi nhớ về Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp hai nước, tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ hai trong năm 2019.

15. Hai bên biểu dương nỗ lực của các lực lượng chức năng làm công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền (PGCM) đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, và đã ký Biên bản cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp PGCM ghi nhận kết quả PGCM và đề ra kế hoạch hợp tác trong thời gian tới nhân chuyến thăm Việt Nam của Samdech Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia từ (6-8/12/2018).

Hai bên nhất trí nỗ lực sớm kết thúc 02 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả 84% công tác PGCM vào giữa năm 2019. Hai bên tăng cường công tác quản lý biên giới và giáo dục tuyên truyền cho người dân sống dọc biên giới cùng tham gia bảo vệ cột mốc, cọc dấu biên giới.

16. Hai bên nhất trí tổ chức Hội nghị lần thứ 11 về Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia tại Vương quốc Campuchia trong năm 2020. Thời gian và địa điểm cụ thể của Hội nghị sẽ được thông báo qua đường ngoại giao.

17. Thay mặt Đoàn đại biểu Vương quốc Campuchia, Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo và đón tiếp trọng thị, với tinh thần hữu nghị, đoàn kết anh em mà Ngài Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và phía Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu Campuchia trong thời gian dự Hội nghị.

TTXVN/VNP

Published in Châu Á