Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu Covid-19 không tái bùng phát vi nhiu du hiu đáng ngi hơn trước cho c sc khe cng đng, tính mng con người ln kinh tế, xã hi, có l h thng công quyn Vit Nam chưa t chc truy lùng công dân Trung Quc nhp cnh trái phép trên din rng và tiến hành điu tra, bt gi nhng cá nhân cung cp dch v đưa đón công dân Trung Quc vào Vit Nam mà không cn khai báo nhp cnh như đang thy !

biengioi1

Nhóm 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ đường biển bị lực lượng chức năng tại Thành phố Móng Cái bắt giữ - Ảnh : Vân Anh (Tuổi Trẻ Online, 01/08/2020)

Tuy nhiên, cho đến gi này, trách nhim ca thc trng vn đã tn ti nhiu thp niên, khiến nhiu nhóm, cá nhân chuyên cung cp dch v vn chuyn hàng hóa, hành khách qua li biên gii Vit Trung vn mnh dn qung cáo bao biên (1), cho dù Vit Nam tuyên b tiếp tc thc hin chính sách hn chế nhp cnh nghiêm ngt đ phòng nga Covid-19, ch gii hn trong phm vi các nhóm, cá nhân y và ch thế mà… thôi !

Đây cũng là đim cn lưu ý : Ch Vit Nam mi như thế ch phn còn li ca thiên h thì… không ! Ví d gn nht là cách hành x ca Nam Hàn đi vi mt v vượt biên sang Bc Hàn va xy ra hi trung tun tháng 7. Ging như Vit Nam, Nam Hàn va đi din vi nguy cơ Covid-19 tái bùng phát, va dõi mt theo các đng thái vn khó đoán, khó lường ca người anh em min Bc

***

B Tng tham mưu ca quân đi Nam Hàn va thông báo vi dân chúng Nam Hàn rng h s cnh cáo Tư lnh lc lượng Thy quân lc chiến, Tư lnh Quân khu Th đô, cách chc Tư lnh Sư đoàn 2 Thy quân lc chiến vì đ xy ra mt v vượt biên sang Bc Hàn. Cuc điu tra v v vượt biên được thc hin ngay lp tc, sau khi báo chí Bc Hàn loan báo : Mt thanh niên 24 tui h Kim, tng t Bc Hàn vượt biên sang Nam Hàn năm 2017, đang là nghi can mt v xâm hi tình dc đã vượt biên đ quay tr li Bc Hàn.

Sau năm ngày điu tra (t 26/7 đến 31/7), B Tng tham mưu ca quân đi Nam Hàn tường trình vi dân chúng Nam Hàn : Lúc 2 gi 18 phút rng sáng 18 tháng 7, Kim đến khu vc Yeonmijeong, thuc xã Wolgot huyn đo Ganghwa, thành ph Incheon bng taxi. Tuy mt nhân viên ca Trm Kim soát dân s ti khu vc này nhìn thy ánh đèn xe hơi cách trm khong 200 mét nhưng không báo cáo

Thiết b giám sát ghi nhn, lúc 2 gi 34 phút sáng, Kim di chuyn ti cng thoát nước gn Yeonmijeong, ri ln xung sông Hàn lúc 2 gi 46 phút. Tng thi gian Kim vượt biên bng đường thoát nước chưa đy 12 phút. Tuy lòng cng có lp đt các chướng ngi vt nhưng vì nhng thiết b này đã cũ và mc đ hư hng đ đ mt người có th lách qua nên Kim có th theo đường thoát nước ra sông Hàn, bơi qua sông và chm b phía Bc Hàn lúc 4 gi sáng

B Tng tham mưu ca quân đi Nam Hàn tường trình thêm, tuy các thiết b giám sát tm gn và tm trung ca lc lượng bo v biên gii có năm ln ghi nhn s hin din và hot đng ca Kim, các thiết b tm nhit cũng đã hai ln ghi nhn nhng yếu t này nhưng phn ng ca lc lượng bo v biên gii không đt được hiu qu mong đi. Đó là li do nhân s giám sát thiếu ch đng và do quy trình rà soát sơ h có khiếm khuyết.

Cơ quan này cam kết s tiến hành rà soát toàn b khu vc hàng rào st phía Nam, nơi mi người d dàng tiếp cn, đng thi gia tăng tun tra đnh k và kim soát cht lượng thiết b giám sát. Cơ quan này còn t giác thú nhn vi công chúng, v vượt biên rng sáng 18 tháng 7 không phi trường hp đu tiên, trước đây đã tng xy ra ba trường hp tương t (2)…

biengioi2

Ảnh : YONHAP News

***

C so cách thiên h bo v biên gii như va k vi mt trong nhng tin mi nht : Công an nhiu tnh, thành ph như Lào Cai, Qung Ninh, Thành ph H Chí Minh tiếp tc phát giác nhiu nhóm công dân Trung Quc được… bao biên, vào Vit Nam vi chi phí ch 500.000 đng (3) đang được h thng công quyn Vit Nam h hi loan báo như mt cách qung bá… thành tích dường như ch có mt cách đ lý gii, ngay c trong bo v biên gii, Vit Nam cũng khác xa thiên h vì đc trưng xã hi xã hi ch nghĩa - xã hi có nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa ca nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do đng cng sn lãnh đo, có quan h hu ngh và hp tác vi các nước trên thế gii (4)…

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/08/2020

Chú thích :

(1) htpps://www.facebook.com/groups/145094879575683/permalink/749029122515586/

(2) htpp://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=46610

(3) htpps://tuoitre.vn/nguoi-trung-quoc-nhap-canh-trai-phep-sang-lao-cai-chi-can-ton-500-000-dong-20200801084601531.htm

(4) htpp://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/dac-trung-mo-hinh-xa-hoi-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-544837.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Việt Nam và Trung Quốc chuyển tiền qua biên giới (RFA, 13/10/2017)

Trung Quốc và Việt Nam vào ngày 12/10 lần đầu tiên thực hiện việc chuyển tiền qua biên giới.

linhtinh1

Một tiệm bán đồ gia dụng ở Lạng Sơn với tất cả các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc - AFP

Tân Hoa Xã cho biết một chiếc xe ô tô chở 5 tỷ đồng Việt Nam đã đi vào cửa khẩu Đông Hưng, thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.

Trước đó kế hoạch này đã được Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia và Tổng cục Hải Quan Trung Quốc chấp thuận. Việc thực hiện kế hoạch vừa nêu được nói là sự kiện đánh dấu một bước cải cách tài chính dọc biên giới giữa hai quốc gia.

Mức nhập siêu từ Trung Quốc sang Việt Nam cao và tiếp tục tăng. Vào tháng 5 vừa qua, ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương Mại thuộc Bộ Công Thương Việt Nam thừa nhận Hà Nội cố gắng thu hẹp khoảng cách nhưng xu hướng nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng cao.

Năm ngoái kim ngạch thương mại song phương Việt- Trung đạt 72 tỷ đô la Mỹ ; trong đó Việt Nam xuất sang Trung Quốc 22 tỷ đô la Mỹ và nhập 50 tỷ đô la Mỹ.

***********************

Bắc Triều Tiên : Động đất ở khu thử hạt nhân Punggye-Ri (RFI, 13/10/2017)

Một trận động đất cường độ 2,9 độ đã xảy ra sáng sớm 13/10/2017 gần khu vực thử hạt nhân Punggye-Ri, nơi Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân mạnh nhất hôm 03/09.

linhtinh2

Ảnh vệ tinh chụp khu vực thử hạt nhân Punggye-Ri của Bắc Triều Tiên. Airbus Defense & Space and 38 North/Handout via Reuters

Trận động đất xảy ra lúc 4 giờ 41, giờ địa phương (16 giờ 41 giờ quốc tế ngày 12/10), ở độ sâu khoảng 5 km. Theo Viện Khảo Sát Địa Chất Mỹ (US Geological Survey-USGS), tâm chấn của trận động đất nằm ở phía bắc khu Punggye-Ri, nơi thực hiện các vụ thử hạt nhân gần đây của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Viện USGS hiện vẫn chưa thể xác định được một cách chắc chắn nguyên nhân là do con người hay tự nhiên.

Còn website của Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, cho rằng trận động đất này là hiện tượng tự nhiên và "không gây bất kỳ thiệt hại nào".

Mỹ-Hàn chuẩn bị tập trận hải quân chung

Mỹ và Hàn Quốc sẽ thể hiện sức mạnh quân sự răn đe đối với chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Từ ngày 16 đến 26/10/2017, Hải Quân hai nước sẽ cùng tiến hành một đợt tập trận có quy mô lớn. Theo thông báo ngày 13/10 của Hạm Đội 7 của Mỹ, tầu sân bay USS Ronald Reagan và hai tầu khu trục sẽ tham gia đợt tập trận cùng với chiến hạm của Hàn Quốc.

Hãng tin AFP nhận định, chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ phản ứng tức giận vì đợt tập trận sắp tới của Mỹ và Hàn Quốc. Đầu tuần này, hai oanh tạc cơ siêu thanh hạng nặng B-1B Lancers của Mỹ cùng với máy bay của Nhật Bản và Hàn Quốc đã bay trong khu vực để tiến hành cuộc thao diễn đầu tiên vào ban đêm.

Thu Hằng

Mỹ : Tù nhân trở thành lính cứu hỏa tại California (RFI, 13/10/2017)

Hỏa hoạn tiếp tục hoành hành tại bang California, Mỹ khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và gần 500 người bị mất tích theo thống kê mới nhất ngày 12/10/2017. Khoảng 77.000 ha và 3.500 công trình đã bị thiêu rụi trong những đám cháy bắt đầu từ Chủ Nhật 08/10.

linhtinh3

Một cảnh hỏa hoạn ở Napa, California. Ảnh 9/10/2017. JOSH EDELSON / AFP

Lực lượng cứu hỏa nhận được sự hỗ trợ đáng kể của khoảng 553 tù nhân tình nguyện chống"giặc lửa" ở phía bắc San Francisco. Đặc phái viên RFI Eric de Salve tường trình từ Calistoga, thuộc hạt Napa :

"Giữa lò lửa California, họ đang tìm cách dập những đám cháy trong trang phục mầu da cam. Curtis và những người bên cạnh lại không phải là những người lính cứu hỏa mà là tù nhân, được chính quyền tạm cho ra khỏi tù để chiến đấu với lửa.

Curtis nói : "Đúng, tôi là một tù nhân. Được đến đây cứu hỏa là chút cơ hội cảm nhận tự do mà tôi có được. Tôi thấy phấn khích nhưng… xin lỗi nhé, tôi phải đi đây, có nhiều việc phải làm lắm !"

Trên ngọn đồi làm mồi cho lửa, lửa vẫn tiến dần. Cả lính cứu hỏa và tù nhân vừa cứu được một ngôi nhà khỏi Bà Hỏa chỉ trong gang tấc.

Ông Paul, phụ trách điều phối chiến dịch, cho biết : "Đúng, chúng tôi có một nhóm 20 tù nhân, cả đàn ông lẫn phụ nữ, đang giúp chúng tôi đối đầu với hỏa hoạn. Chúng tôi vừa để mất một kho chứa nhưng đã cứu được ngôi nhà, giờ thì ngôi nhà đã được an toàn".

Các chiến dịch này nhằm ngăn lửa lan đến thành phố Calistoga, nằm ở phía dưới và chỉ cách có 2 km, hiện đang bị lửa vây quanh.

Ít nhất 31 người bị chết trong đợt hỏa hoạn lịch sử tại California, để đảm bảo an toàn, khoảng 5.000 dân thành phố Calistoga đã được sơ tán. Thành phố nổi tiếng về du lịch giờ chìm trong bụi tro và vắng như một thành phố ma".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

RFI : Căng thẳng từ hai tháng nay tại Doklam, một khu vực hẻo lánh vùng chân núi Himalaya, nằm giữa hai cường quốc Châu Á, là Trung Quốc và Ấn Độ, tương đối ít được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng xung đột này có thể dẫn đến những khủng hoảng khó lường.

antrung1

Binh sĩ Ấn Độ tại một trạm kiểm soát Đường Kiểm Soát Thực Tế, tức đường biên với Trung Quốc. Trạm kiểm soát - nằm ở độ cao gần 5.000 mét - thuộc bang Arunachal Pradesh. Ảnh chụp màn hình : livemint.com

Trước hết RFI xin giới thiệu bài phân tích của nhà chính trị học Mỹ Michael Auslin "Tranh chấp Doklam có thể giải quyết được không ? Những mối nguy của tình trạng bế tắc tại vùng biên giới Trung- Ấn". Bài viết được đăng tải (ngày 1/8/2017) trên báo mạng về quan hệ quốc tế Foreign Affairs.

Nhà chính học Mỹ Michael Auslin là tác giả cuốn "Sự chấm dứt của thế kỷ Châu Á : Chiến tranh, trì trệ và nguy cơ đối với khu vực năng động nhất thế giới" (1), ra mắt đầu năm nay. Theo tác giả, trong những năm vừa qua, giới lãnh đạo chính trị Mỹ và Đông Á hết sức bận tâm với các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Châu Á, có nguy cơ bùng phát thành xung động vũ trang toàn diện.

*********************

Căng thẳng Biển Đông và biển Hoa Đông che lấp

Lo ngại Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông và biển Hoa Đông là nguyên do chủ yếu của chính sách xoay trục của Obama sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Gần đây, tổng thống Mỹ Donald Trump tái lập các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông, các đảo mà Việt Nam hoặc Philippines đòi hỏi chủ quyền, cũng là theo hướng này. Hệ quả là các căng thẳng "cũng hết sức nguy hiểm" trên đất liền bị coi nhẹ. Nhà chính trị học Mỹ nhấn mạnh là "chiến tranh tại Châu Á" có thể bùng lên từ khu vực cách xa các vùng tranh chấp trên đại dương hàng ngàn cây số. Xung đột có thể đưa khu vực vào "hỗn loạn".

Nhà chính trị học Mỹ so sánh tranh chấp lãnh thổ phức tạp hiện nay tại Châu Á với tình hình Châu Âu thế kỷ 19, không chỉ với các điểm căng thẳng nổi rõ, như vĩ tuyến 38, chia đôi hai miền Nam Bắc Triều Tiên, mà còn cả những xung đột tiềm ẩn, như căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa Thái Lan và Cam Bốt xung quanh một ngôi đền cổ, gần đây mới tạm lắng.

antrung2

Doka La - Doklam, vùng ngã ba biên giới Ấn - Trung - Bhutan, chân Himalaya. Ảnh chụp màn hình : warontherocks.com

Căng thẳng xung quanh khu vực tranh chấp tại cao nguyên Doklam giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt nguồn từ một thỏa thuận mập mờ giữa đế quốc Anh và chính quyền Nhà Thanh hồi cuối thế kỷ 19. Quân đội Ấn Độ hiện nay đang ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường qua khu vực này. Hiện tại hàng ngàn binh lính hai bên đang đối diện nhau, và đang trong tình thế sẵn sàng chiến đấu.

Tranh chấp tại khu vực cao nguyên Doklam (2) chỉ là một trong những điểm nóng trên hơn 3.000 cây số biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với hơn trăm ngàn cây số vuông tranh chấp, nhất là tại vùng Aksai Chin (43 180 km2), Trung Quốc kiểm soát, và Arunachal Pradesh (90 000 km2), do Ấn Độ quản lý. Sau cuộc chiến tranh biến giới chớp nhoáng hồi 1962, hai bên – chủ yếu là Trung Quốc – thường xuyên tiến hành các cuộc hành quân vào khu vực tranh chấp của phía bên kia, nhiều đụng độ đã xảy ra.

Căng thẳng hiện nay tại Doklam đặc biệt được chú ý vì đây là khu vực nằm sát với dải đất hẹp Siliguri (chỉ rộng từ 20 km đến 40 km), được coi là một yết hầu của Ấn Độ, nối liền phần lãnh thổ trung tâm với bảy bang miền đông bắc.

Hai thủ lĩnh dân tộc chủ nghĩa quyền uy

Theo nhà chính trị học Mỹ, tình hình hiện nay càng thêm phức tạp, do Ấn Độ và Trung Quốc đang nằm dưới quyền của "các lãnh đạo hùng mạnh theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa". Hai ông Tập Cận Bình (Xi Jin Ping) và Narendra Modi được coi là "các thủ lĩnh có sức ảnh hưởng mạnh nhất" trong giai đoạn vài chục năm trở lại đây. Trong tình thế hiện nay, không lãnh đạo bên nào chấp nhận nhân nhượng. Ông Tập Cận Bình đang đứng trước kỳ Đại Hội Đảng có tính quyết định vào mùa thu này, lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tăng cường hơn nữa quyền lực vốn đã rất mạnh của mình. Trong khi đó, thủ tướng Ấn Độ Modi vừa chiến thắng trong một đợt bầu cử, giúp ông rảnh tay hơn trong đối nội.

Tác giả Michael Auslin dự báo chủ nghĩa dân tộc "là một yếu tố then chốt" trong chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Ấn Độ, các tình cảm bị kích động trong khủng hoảng sẽ rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, ông cảnh báo là nếu để căng thẳng bùng phát thành xung đột, Bắc Kinh sẽ thiệt hại nhiều.

Xung đột nhỏ, hệ lụy lớn

Trung Quốc không những "mất uy tín" với tư cách là một lãnh đạo quốc tế đang lên, mà các thế lực chống Bắc Kinh tại Tây Tạng và Tân Cương cũng tranh thủ cơ hội để đẩy lùi các lực lượng an ninh Trung Quốc mà họ coi là kẻ chiếm đóng ra khỏi các khu vực này. Về phần Ấn Độ, một thất bại trước một Trung Quốc được trang bị tốt hơn "không chỉ là một nỗi nhục quốc gia", mà còn tăng thêm cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng các ảnh hưởng của mình tại các quốc gia láng giềng với Ấn Độ, đặc biệt là khiến Pakistan đồng minh của Trung Quốc có điều kiện thổi bùng căng thẳng tại các vùng tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Xung đột Doklam tại vùng Himalaya xa xôi hiểm trở khó có thể bùng lên thành "chiến tranh quy mô". Tuy nhiên, rất có thể các cường quốc như Nga và Nhật sẽ can dự để ủng hộ về mặt tinh thần, hoặc về phương tiện, đối với một trong hai phía tham chiến.

Tác giả rút ra một nghịch lý : Doklam - một trong những địa điểm hẻo lánh nhất trên thế giới - nhưng lại thể hiện một khía cạnh chủ yếu trong "Cuộc Chơi Lớn" (Great Game) của Châu Á hiện nay. Đó là, "do giàu có hơn nhiều, nhờ hàng thập niên phát triển, nhờ thương mại, toàn cầu hóa, các cường quốc Châu Á đã hiện đại hóa quân đội, đang nhắm trở lại đòi hỏi các vùng lãnh thổ tranh chấp", các tham vọng vốn bị gạt sang một bên trong hàng thập niên vừa qua. Nguy cơ xung đột bùng phát "có thể không xa".

***

Chuyên gia Ấn Độ : Tín hiệu "giận dữ" của Trung Quốc

Vẫn về căng thẳng Doklam, nhà báo Ấn Độ Praveen Swami, chuyên về các vấn đề an ninh quốc tế có bài "Doklam không phải là vấn đề một con đường". Tác giả nhấn mạnh cội rễ của căng thẳng hiện nay là do Bắc Kinh muốn gửi đến New Delhi tín hiệu là Trung Quốc "giận dữ" trước việc Ấn Độ tăng cường xây dựng liên minh với các đối thủ tại Châu Á của Trung Quốc, và với Hoa Kỳ. Nhà báo Ấn Độ so sánh tình hình biên giới Ấn Trung với cục diện bán đảo Balkan, Châu Âu, nơi xung đột bùng phát, châm ngòi cho cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất.

Cũng tác giả này, trong một bài viết khác, "Hai tháng sau cuộc đối đầu tại Doklam, đo lường sức mạnh của Trung Quốc", lưu ý "con rồng" Trung Quốc sẵn sàng "khạc lửa", nhưng trên thực tế nó "vẫn chưa đủ nanh vuốt". Tác giả nhắc lại bài học lịch sử Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới chống Việt Nam năm 1979, hơn 12.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng, chủ yếu là con em các gia đình nông dân nghèo, cuộc chiến không được đưa vào lịch sử chính thức (xem thêm : "Cuộc chiến chống Bắc Kinh của cựu binh chiến tranh biên giới với Việt Nam").

Nhà nghiên cứu Onkar Marwah, chuyên gia viện tư vấn độc lập Viện Hòa Bình và Các Nghiên Cứu về Xung Đột, có trụ sở tại New Delhi, có bài "Nếu chiến tranh xảy ra tại Doklam, tại sao Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại".

Theo nhà nghiên cứu Ấn Độ, bất luận kết quả thế nào, Trung Quốc sẽ là bên thua cuộc, cuộc chiến sẽ đẩy New Delhi gần gũi hơn nữa với các quốc gia "phía đông" cũng như "phía tây", các nước có thể cũng mạnh ngang hoặc thậm chí mạnh hơn Trung Quốc về quân sự hay kinh tế.

Nếu Trung Quốc thực sự chủ trương con Đường tơ lụa hòa bình…

Tuy nhiên vấn đề Doklam không chỉ cần được nhìn nhận dưới góc độ chính trị, quân sự và an ninh, mà các truyền thống văn hóa, lịch sử cũng là những điều hệ trọng.

Nhà nhân học Aadil Brar, đại học British Columbia - Vancouver, Canada, trong bài "Câu chuyện lịch sử ẩn đằng sau cuộc đối đầu ở Doklam" trên Diplomat, thì lưu ý với chính quyền Trung Quốc về lịch sử giao thương, giao lưu văn hóa, tôn giáo lâu đời giữa Ấn Độ và khu vực Tây Tạng, hiện nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, mà Doklam là một trong những huyết mạch.

antrung3

Đèo Nathu-La (nối với cao nguyên Doklam), một ngả đường qua lại chủ yếu giữa Ấn Độ với khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh : Wikipedia

Kể cả cho đến những năm cuối thập niên 1950, khi Bắc Kinh đã kiểm soát Tây Tạng, một cơ quan thương mại Ấn Độ (Yatung Trading Agency) vẫn được duy trì tại vùng thung lũng Chumbi (thuộc Doklam), trước khi bị chính quyền Trung Quốc "xúi giục dân chúng địa phương" đánh đuổi. Yatung Trading Agency là một bằng chứng cho thấy lịch sử mối quan hệ lâu đời này.

Nhà nhân học khuyến nghị chính quyền Trung Quốc, nếu thực sự chủ trương xây dựng một cách hòa bình kế hoạch Một Vành Đai, Một Con Đường nối liền Âu - Á, thì rất nên xem lại giá trị của những mạng lưới giao thông xuyên Himalaya trong lịch sử, từng giúp làm nên nền thương mại thời cổ đại tại khu vực hiểm trở này, thay vì xây cất đường xá để phô trương sức mạnh quân sự.

Michael Auslin

Trọng Thành lược dịch

Nguồn : RFI tiếng Việt,

----

"The End of the Asian Century : War, Stagnation, and the Risks to the World's Most Dynamic Region", ấn hành đầu năm 2017.

Doklam nằm trong khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, tiểu quốc nằm dưới sự bảo trợ về quân sự của Ấn Độ.

Published in Diễn đàn

BBC có cuộc phỏng vấn với một học giả gốc Trung Quốc nói về cuộc chiến của Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam năm 1979.

chien1

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đón tiếp Đặng Tiểu Bình tại Washington tháng Giêng 1979

Tiến sĩ Xiaoming Zhang, từ trường Air War College, Hoa Kỳ, là tác giả cuốn sách Deng Xiaoping's Long War : The Military Conflict between China and Vietnam 1979-1991, ra mắt năm 2015.

Trong nghiên cứu này, ông đánh giá cuộc chiến nhìn từ quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Xiaoming Zhang : Dĩ nhiên, không sử gia nào bên ngoài Trung Quốc được tiếp cận trọn vẹn hồ sơ chiến tranh của Trung Quốc. Nhưng vẫn có nhiều nguồn Trung Quốc để giới sử gia được tìm hiểu cuộc chiến 1979 từ góc nhìn của Trung Quốc.

Ví dụ, có các báo cáo sau trận đánh của Quân Giải phóng Nhân dân, chứa đựng thông tin chi tiết về cách họ chuẩn bị, vận hành chiến tranh, cũng như thương vong họ chịu và số người họ giết. Các báo cáo này có thể không hoàn toàn chính xác vì lẫn lộn trong lúc đánh nhau, hay tổn thương trí nhớ vì sốc. Nhưng chúng vẫn có giá trị cho người viết sử.

Để so sánh, có vẻ như chính ra ở phía Việt Nam lại vẫn còn nhiều 'huyền thoại' về chiến tranh 1979. Ví dụ, ở tầm mức chiến lược, vì sao Lê Duẩn nghĩ Trung Quốc là kẻ thù số một sau chiến tranh Việt Nam ? Ở mức thực tế, quân đội Việt Nam đánh giá cách đánh của họ thế nào trong chiến tranh ? Tôi có đọc một số lịch sử quân sự Việt Nam và thấy chúng không khách quan, muốn định hình lịch sử có lợi cho họ mà ít dữ liệu thực tiễn.

BBC : Từ góc nhìn của Trung Quốc, vì sao Đặng Tiểu Bình muốn khởi chiến năm 1979 ?

Xiaoming Zhang : Chương hai trong cuốn sách của tôi trả lời câu hỏi này. Có nhiều nguyên do thúc đẩy Đặng tiến hành chiến tranh chống Việt Nam.

Nguyên do trước tiên và quan trọng nhất là cách Đặng phản ứng trước đe dọa của Liên Xô với Trung Quốc khi đó. Liên minh của Hà Nội với Moscow khiến Đặng tin rằng đe dọa của Liên Xô không chỉ từ phía bắc mà cả từ phía nam.

Sự tính toán của Đặng cũng xảy ra vào lúc ông ấy ngày càng lo ngại về sự sụt giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ trong vùng và trên thế giới sau Chiến tranh Việt Nam. Yếu tố Liên Xô thúc Đặng tìm kiếm hợp tác chiến lược với Mỹ chống Moscow. Vì chính sách này nhấn mạnh đối đầu, nên tiếp cận của Bắc Kinh trước khủng hoảng quốc tế trong vùng trở nên cứng rắn và mang tính quân sự. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ là cú đòn đánh vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Xô.

Rốt cuộc có lẽ Trung Quốc đã phản ứng thái quá trước đe dọa của Liên Xô. Nhưng vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình thực sự tin vào nó.

Còn có những yếu tố khác tác động quyết định gây chiến của Đặng, gồm chính trị trong nước và quan hệ với Mỹ. "Hành vi sai trái" của Việt Nam, đặc biệt là liên minh với Liên Xô, làm người Trung Quốc giận dữ. Họ muốn trừng phạt đồng minh phản bội sau nhiều năm Trung Quốc phải hy sinh giúp đánh Mỹ.

Các va chạm biên giới cũng khích động tình cảm người Trung Quốc. Yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Đặng gây chiến.

Quyết định đánh Việt Nam chủ yếu do đánh giá về tình hình chiến lược của Trung Quốc, nhấn mạnh liệu sự bành trướng của Liên Xô có tác động gì cho an ninh thế giới, và Trung Quốc cần có trách nhiệm gì để duy trì cân bằng quyền lực đại cường. Đặng tin rằng liên minh với phương Tây sẽ chứng tỏ Trung Quốc có giá trị trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô bành trướng và rằng để đổi lại, phương Tây sẽ giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế.

Ngoài ra, đấu tranh quyền lực trong đảng, cộng thêm phe nhóm trong quân đội, cũng khiến Đặng càng sẵn sàng có hành động quân sự chống Việt Nam. Theo ông ta, làm thế sẽ khuấy động ủng hộ trong nước và nước ngoài, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để Trung Quốc hiện đại hóa.

Cuối cùng, tính cách và cách lãnh đạo độc tài của Đặng cũng đóng vai trò lớn.

Không có một nguyên do duy nhất giải thích. Khi kết hợp toàn bộ các yếu tố, dù chúng có lý hay không, Đặng Tiểu Bình tin rằng việc dùng vũ lực khi đó là cần thiết. Vì thế cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 trở nên tất yếu.

BBC : Theo đánh giá của ông, ai đã thắng cuộc chiến ngắn ngày này ?

Xiaoming Zhang : Chiến tranh xảy ra nhằm đạt những mục tiêu chính trị nào đó. Vậy Bắc Kinh đề ra mục tiêu gì ?

Công khai thì Trung Quốc nói chiến tranh nhằm dạy cho Việt Nam "bài học". Nhiều người tưởng rằng "trừng phạt" là mục tiêu, để rồi kết luận thương vong nặng nề của Trung Quốc tức là họ đã không đạt được mục tiêu dạy cho Việt Nam "bài học".

chien2

Ông Lý Bằng (phải) là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên thăm Việt Nam sau 21 năm, vào năm 1992

Trong sách, tôi không tán thành ý này. Đối với Đặng, dạy Việt Nam "bài học" là thông điệp không chỉ gửi cho Việt Nam mà cả cho Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây. Phản ứng của Việt Nam trước cuộc xâm lược là phòng thủ biên giới phía bắc, tiếp tục chính sách thù địch với Trung Quốc, dựa vào Liên Xô để có hỗ trợ tài chính và kinh tế. Để đáp lại, Mỹ và phương Tây từ 1979 có vẻ quan tâm hơn việc cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ giúp Trung Quốc cải cách kinh tế. Mỹ không còn nghĩ Trung Quốc là đe dọa, tuy chưa phải là đồng minh. Vì thế Mỹ có thể dốc toàn lực để đánh bại Liên Xô trong thập niên cuối cùng của Chiến tranh Lạnh.

Bên trong Trung Quốc, Đặng không chỉ củng cố được quyền lực chính trị mà cũng thực hiện cả nghị trình cải tổ kinh tế.

Liên Xô ở trong tình thế nhiều khó khăn trong thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh. Vừa phải cạnh tranh với Mỹ trên toàn cầu, Moscow cũng đối diện thách thức của Trung Quốc ở Châu Á. Từ góc nhìn chiến lược, cả Việt Nam và Liên Xô đều gặp khó khăn hơn Trung Quốc. Vì thế Liên Xô rốt cuộc nhận ra họ không thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vào cuối thập niên 1980. Việt Nam phải tìm đến Trung Quốc, thừa nhận sai lầm chính sách từ 1978.

Rốt cuộc, Trung Quốc đã vượt mặt Việt Nam cả về chính trị và chiến lược.

Nói về hiệu quả trên chiến trường, Trung Quốc rút quân sau khi đạt được các mục tiêu chính - bao vây ba thành phố cấp tỉnh của Việt Nam, gây thương vong nặng nề cho bộ đội Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho nhà cửa. Quân Trung Quốc đúng là cũng bị thương vọng nặng trong cuộc chiến ngắn ngày, nhưng kết quả đó có thể chấp nhận được cho lãnh đạo Trung Quốc.

Nhưng tôi không tin rằng bộ đội Việt Nam chiến đấu tốt hơn quân Trung Quốc. Vấn đề thực sự là chúng ta vẫn không có đủ dữ kiện từ phía Việt Nam.

Để kết luận, cuộc chiến này cần được đánh giá dựa theo kết quả của chiến tranh, chứ không phải kết quả từ các trận đánh.

BBC : Trong con mắt lãnh đạo Trung Quốc, đâu là bài học từ cuộc chiến 1979 ? Nó có còn thích hợp cho chiến lược của Trung Quốc trong tương lai ?

Xiaoming Zhang : Sau cuộc chiến 1979, Quân Giải phóng Nhân dân đánh giá toàn diện về hiệu quả trên chiến trường, với nhiều bài học rút ra.

Trong đó có việc thiếu tin tức tình báo, không có đủ quân do xuất hiện thêm dân quân Việt Nam tham gia đánh nhau, hợp tác và phối hợp kém giữa đơn vị bộ binh, pháo binh, xe tăng, hệ thống hỗ trợ hậu cần và chỉ huy tác chiến lạc hậu.

chien3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đoàn quân Việt Nam trở về từ Campuchia hôm 28/9/1989

Các bài học này xác nhận lo ngại của Đặng về khả năng tác chiến hiện đại của Trung Quốc trong tương lai gần.

Sau 1979, Quân Giải phóng Nhân dân bắt đầu cải tổ nhằm gia tăng khả năng tiến hành chiến tranh lớn trước đối thủ lớn hơn như Liên Xô.

Từ 1985, Bắc Kinh không còn nghĩ rằng chiến tranh với Liên Xô sẽ phải xảy ra. Các va chạm biên giới khiến lãnh đạo Trung Quốc tin rằng quân đội cần tập trung chiến thắng các cuộc chiến địa phương quanh biên giới Trung Quốc trong điều kiện công nghệ cao. Việc này vẫn tiếp tục trong viễn kiến chiến lược hiện nay của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ không bao giờ có một cuộc chiến như 1979, tức là chỉ liên quan bộ binh. Nhưng các bài học từ 1979 vẫn thích hợp cho Quân Giải phóng Nhân dân.

Trong tương lai, nếu Trung Quốc có chiến tranh để bảo vệ lãnh thổ như Đài Loan và trên Biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân sẽ dùng mọi lực lượng từ không quân, hải quân, bộ binh, chiến tranh mạng, không gian.

Tôi không nghĩ là Trung Quốc trong tương lai sẽ lại dùng vũ lực chống láng giềng như 1979. Việc hiểu cuộc xâm lược Việt Nam 1979 chỉ có ý nghĩa nếu ta nghiên cứu nó trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.

BBC : Người dân Trung Quốc nhớ hay quên cuộc chiến 1979 ?

Xiaoming Zhang : Khó mà trả lời toàn diện. Năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội có vẻ đã ngầm thỏa thuận để cấm hai nước công khai nói về cuộc chiến.

Khi mà các mạng xã hội phát triển nhanh như gần đây, sự cấm đoán này không còn chỗ. Mạng xã hội cho phép cựu quân nhân và thành viên gia đình liên hệ với nhau.

Nhiều câu chuyện cá nhân thời chiến, ký ức chiến tranh đã có trên mạng. Một số thậm chí được truyền thông chính thống công bố.

Những năm gần đây, vào ngày 17/2 và Tết Thanh Minh tháng Tư, hàng trăm, hàng ngàn người tự tổ chức để tới các nghĩa trang chiến tranh 1979 ở Quảng Tây và Vân Nam, tổ chức lễ tưởng nhớ những người hy sinh trong chiến tranh.

Suốt nhiều năm, các cựu quân nhân 1979 là nhóm xã hội ít ai quan tâm. Năm ngoái, sau nhiều cuộc biểu tình của họ, mới có các quy định mới của chính phủ tăng hỗ trợ cho cựu binh, mở rộng phạm vi hỗ trợ cho những người không được hưởng trước đây.

Có một hiện tượng xã hội là nhiều người Trung Quốc dùng cuộc chiến 1979 để bình luận về các vấn đề lãnh thổ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Từ quan điểm chính thức của Bắc Kinh, có lẽ chẳng nên nhớ tới cuộc chiến. Nó không phù hợp với chủ điểm chính về Trung Quốc của Tập Cận Bình, là về ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.

Chừng nào thế hệ tham chiến còn sống, kỷ niệm về chiến tranh sẽ không bị người Trung Quốc lãng quên.

Nguồn : BBC, 02/05/2017

Published in Diễn đàn

Trong các cuốn sách nghiên cứu lịch sử, mối liên hệ Việt-Trung xấu đi sau năm 1975, thường được gán cho là hậu quả của việc Hà Nội nghiêng về phía Liên Xô.

Bas du formulaire

viettrung1

Quân Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh ngày 17/4/1975

Trong lúc các giải thích này phần nào đúng, thì các tài liệu từ văn khố Hungary đã hé lộ cho thấy nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột Việt Trung là một vấn đề mà Liên Bang Xô Viết chẳng có dính dáng gì tới : đó là cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Nhìn từ khía cạnh Trung Quốc, chuyện Hà Nội không chịu hùa với Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga-Trung chắc chắn là là một trong các nhân tố chính làm cho hai nước trước đây là đồng minh nhưng sau đó đã từng bước một không thuận thảo với nhau.

Trong và sau cuộc chiến Việt Nam, các chiến lược gia của Trung Quốc lo ngại rằng nếu như Liên Xô nắm được Mông Cổ, thì thế nào họ cũng nhảy vào Đông Dương, và do đó, sẽ khoanh vùng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc lại.

Để thuyết phục Việt Nam ngả về lập trường bài Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc áp dụng tùy theo thời cơ chiến thuật vừa o, vừa ép lân bang nhỏ của họ ở phía nam.

Và để ăn chắc, họ cũng tìm cách bành trướng thế lực của họ tại hai nước Đông Dương mà Hà Nội đã có ảnh hưởng : đó là Lào và Campuchia.

Nghịch lý thay, chính vì Trung Quốc cạnh tranh với Bắc Việt trong việc gây thanh thế lên Lào và Campuchia, nên đã giúp cho Liên Xô xích lại gần hơn với Bắc Việt vì Liên Xô - không như Trung Quốc - sẵn sàng chấp thuận thế thượng phong của Hà Nội lên cả Đông Dương.

Như một nhà ngoại giao Xô Viết đã nói hồi tháng Ba năm 1970 : Việt Nam có thể trở thành viên đá tảng cho thể chế xã hội chủ nghĩa tại Lào và Campuchia.”

Vào cuối mùa thu năm 1973, Thủ tướng Bắc Việt vào lúc đó là ông Phạm Văn Đồng, trong một chuyến thăm Đông Đức, đã nhất mực nói với nước chủ nhà rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết duy trì mối giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc.

Vì muốn thống nhất đất nước bằng võ lực sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, Hà Nội hoàn toàn không hài lòng khi điện Kremlin bắt đầu giảm viện trợ quân sự cho Bắc Việt sau Hiệp Định Paris.

Do đó, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam bắt buộc phải có lý do riêng để đối mặt với Trung Quốc.

Một lý do mà hầu như mọi người đều biết là Việt Nam cạnh tranh gây thế lực với Trung Quốc lên Đông Dương, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của tôi, một trong các lý do quan trọng là Hà Nội bất bình trước sự thể là Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bởi vì Bắc Việt chưa đồng ý về đường biên giới trên biển với Trung quốc và thứ đến là cuộc xung đột với Pol Pot.

Bước sang năm 1974, sự chằng chịt của hai vấn đề này rõ ràng đã làm cho giới lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam nhức nhối.

Vào ngày 18 tháng Một cùng năm, nghĩa là đúng một ngày trước khi bùng ra trận đánh Hoàng Sa, chính phủ Trung Quốc để trả lời cho một thỉnh cầu trước đó của Bắc Việt, đã thông báo cho Hà Nội biết rằng họ sẵn sàng ngồi vào bàn để đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Việt.

Nguyên của vụ tranh chấp này bắt nguồn từ các thỏa ước Pháp-Trung hồi năm 1887 và 1895, trong đó có các điều khoản đặc biệt về các đảo trong vịnh này, chứ không phải về đường biên giới trên biển.

viettrung2

Việt Nam luôn luôn xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Trong lúc Hà Nội chọn giải pháp chia toàn bộ vịnh này theo đường kinh tuyến để phân biệt rạch ròi các đảo do Việt Nam chiếm giữ và các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, thì phía Trung Quốc vạch ra rằng giải pháp có lợi cho Việt Nam hơn là Trung Quốc.

Các cuộc đàm phán về đường biên giới Việt-Trung mới vừa bắt đầu tại Bắc Kinh hồi tháng Tám đến tháng 11, thì lại bị ngưng.

Trung Quốc đưa ra đề nghị sửa đổi đường biên giới trên biển - có lợi cho Bắc Kinh - và phía Việt Nam nhất mực yêu cầu phải giữ đường biên giới theo lịch sử, do đó, hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận và công tác đàm phán lại càng khó hơn nhất là sau khi Trung Quốc chiếm đón quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc gây áp lực đòi Hà Nội phải chấp nhận sự kiện đã rồi, trong lúc ấy ban lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam lo sợ rằng nếu như chấp nhận đường biên giới trong vùng Vịnh Bắc Việt không theo đúng lịch sử phân định, thì điều hàm ý công nhận sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc và đồng thời tự tước bỏ chủ quyền của mình trên quần đảo này.

Sau vụ chiếm đóng này, ban lãnh đạo đảng Lao Động đã để lộ cho phía Trung Quốc biết rằng họ bất bình với hành động này, và sự bất bình này cộng thêm với sự thất bại của cuộc đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Bộ rất có thể đã khiến cho Bắc Kinh quyết định nêu lên một vấn đề đã bị sao lãng trong nhiều thập niên : đó là vấn đề đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Ngay từ đầu năm 1974, phía Trung Quốc đã bắt đầu khiêu khích tại một số khu vực biên giới, mà hai bên đều đòi chủ quyền, và vào tháng Ba năm 1975, Trung Quốc chính thức đề nghị đàm phán về vấn đề này.

Các khu vực tranh chấp phần lớn có diện tích không đáng kể : hồi năm 1979, phía Việt Nam nói rằng tổng số diện tích mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp là 76 cây số vuông.

Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng vấn đề đường biên giới trên đất liền như là một món hàng để mặc cả với chủ đích buộc Việt Nam phải ép mình trong các vụ tranh chấp phức tạp hơn nhiều về đường biên giới trên biển.

Vào tháng Chín năm 1975, nhật báo Nhân Dân đã đăng một bài thơ của Tố Hữu trong đó, ông tuyên bố công khai rằng quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc và một số nước cũng đòi chủ quyền, là một phần bất khả phân của nước Việt Nam mới vừa thống nhất.

Nhà thơ Tố Hữu, ủy viên trung ương đảng, đã thẳng thừng tuyến bố với một đoàn Đông Đức đến thăm rằng Nam Hải thực ra là Biển Đông của chúng tôi.”

Chắc chắn những lời phát biểu của ông Tố Hữu đã được giới lãnh đạo cao nhất chấp thuận bởi vì cũng trong tháng này khi ông Lê Duẩn viếng thăm Trung Quốc, ông cũng đã chính thức khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc đàm phán dưới bất cứ hình thức gì về quần đảo này.

Trái lại, vào tháng 12, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh theo lịch sử Trung Quốc là chủ quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam đã phản bác lại cùng một cung cách.

Vào tháng Hai năm 1976, hai nhật báo Nhân DânQuân Đội Nhân Dân đã đăng một loạt các bài về các lãnh thổ của Việt Nam trên biển, bao gồm không những Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có cả hai đảo Phú Quốc và Thổ Châu, mà trong thời gian trước đó không lâu Việt Nam có đọ súng với binh sĩ Campuchia của Pol Pot trên đó.

Hồi tháng 10 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh về vấn đề biên giới.

Để tránh cho các cuộc đàm phán bị khựng lại ngay từ đầu, phía Việt Nam đề nghị chỉ nên bàn về đường biên giới trên biển khi nào đường biên giới trên đất liền kém quan trọng hơn, đã được giải quyết xong.

Đàm phán lâm vào bế tắc bởi vì Trung Quốc nhất mực cho rằng đường biên giới trên đất liền được sửa đổi sau năm 1895 có lợi cho Trung Quốc phải được công nhận phần nào.

Còn Việt Nam lo ngại rằng nếu chấp nhận như vậy thì chẳng khác nào hợp thức hóa sửa đổi đơn phương, kể cả sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.

Các cuộc đàm phán về Vịnh Bắc Bộ thậm chí rất gay go vì phía Trung Quốc bác bỏ luận cứ của phía Việt Nam muốn rằng đường biên giới được ấn định trong các thỏa hiệp Pháp-Trung phải được áp dụng cho cả Vịnh Bắc Bộ chứ không riêng gì đối với một số đảo.

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ nhìn nhận đoạn biên giới nào do Pháp vẽ mà có lợi cho họ thôi như trường hợp biên giới Lào-Trung, do đó, vụ tranh chấp lãnh thổ Việt-Trung không những chỉ là một cuộc xung đột về pháp lý mà cũng còn về chiến lược và kinh tế nữa, vì tài nguyên dầu hỏa trong vùng Vịnh Bắc Bộ và tại quần đảo Hoàng Sa rất phong phú.

Vào mùa hè năm 1978, các cuộc đàm phán hoàn toàn tan vỡ.

Sự tan vỡ này cho thấy rằng Bắc Kinh và Hà Nội tất nhiên sẽ phải đụng độ với nhau, tuy nhiên, điểm đáng nói, là cuộc xung đột Trung-Việt không có dính líu gì tới liên hệ tay ba giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Moscow vì Liên Xô không có hậu thuẫn việc Việt Nam đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Trái lại, vụ tranh cãi về lãnh thổ là một vấn đề đối với điện Kremlin bởi vì hồi năm 1958 toàn bộ khối Xô Viết đã nhìn nhận chủ quyền theo lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việc Việt Nam liên kết với Liên Xô, và sự gia nhập của Việt Nam vào khối COMECON hồi tháng Sáu năm 1978 có thể là một hậu quả hơn là nguyên nhân chính làm cho liên hệ Việt-Trung xấu đi.

Balazs Szalontai

Nguồn : BBC tiếng Việt, 20/02/2017

Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary.

Additional Info

  • Author Balazs Szalontai
Published in Diễn đàn