Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam sẽ khởi tố vụ gây rối ở Bình Thuận (RFA, 12/06/2018)

Việt Nam sẽ trừng phạt "những kẻ cực đoan" gây bạo loạn trong các cuộc biểu tình những ngày qua ở Bình Thuận.

binhthuan1

Các xe tại Văn phòng cơ quan công quyền tỉnh Bình Thuận bị đốt. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vnexpress.net

Reuters loan tin vừa nêu vào ngày 12 tháng 6, dẫn nguồn từ Bộ Công An Việt Nam cho biết đang điều tra những người biểu tình đã ném xăng, gạch đá vào cảnh sát, đốt xe và đập phá tài sản của cơ quan công quyền, văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Theo ghi nhận của Reuters, có 100 người bị bắt giữ trong tối thứ Hai, ngày 11 tháng 6 và trước đó một ngày cũng có 102 người khác bị bắt và không có số liệu chính xác về bao nhiêu người đã được thả. Tuy nhiên, Đài truyền hình VTV của Việt Nam vào tối ngày 12 tháng 6 loan tin có 80 người biểu tình bị bắt giữ.

Giới chức Việt Nam cho rằng "các nhóm phản động" có sự tính toán, lên phương án từ trước và các cuộc bạo loạn đã làm bị thương hàng chục cảnh sát.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 12 tháng 6 trích lời của ông Hồ Trung Phước, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bình Thuận rằng tình hình tại địa phương vẫn còn căng thẳng. Tuy nhiên, ông Phước nhấn Chính quyền tỉnh Bình Thuận mạnh sẽ không để cho kẻ xấu lợi dụng và sẽ vãn hồi trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân cũng như duy trì hình ảnh tươi đẹp của quốc gia Việt Nam.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Đại tá Đào Trọng Nghĩa, vào ngày 12 tháng 6, nói với Báo VnExpress Online rằng sẽ khởi tố vụ án và bị can sau khi sàng lọc, điều tra.

***********************

Cả trăm người bị bắt giữ sau cuộc bạo động đêm 11/6 (CaliToday, 12/06/2018)

Cả trăm người đã bị bắt giữ sau cuộc đụng độ dẫn đến bạo động vào đêm 11/6, rạng sáng 12/6. Trong số đó, một ít đã được thân nhân bảo lãnh cho về vì chỉ là người hiếu kỳ, đứng coi cuộc biểu tình phản đối Dự luật đặc khu.

binhthuan2

Xe đặc chủng bị đốt trong trụ sở Phòng cháy chữa cháy. Ảnh : Thanh Niên

Chiều ngày 12/6, trong lần trả lời báo chí, ong Nguyễn Văn Nhiên-Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay công an đang rà soát, tìm kiếm đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý.

Trước đó, trong lần làm việc với công an Bình Thuận, Thứ trưởng công an Nguyễn Văn Sơn đã yêu cầu phải tập trung điều tra để xử lý nghiêm những người đã cầm đầu trong cuộc biểu tình dẫn đến bạo động trong đêm 10/6 và 11/6.

Trong khi đó, tại huyện Tuy Phong, nơi xảy ra cuộc bạo loạn ở Thị trấn Phan Rí Cửa vẫn chưa có tin tức gì về những người biểu tình bị công an bắt giữ. Vì trước đó, người biểu tình đã tấn công cảnh sát cơ động, phóng hỏa trụ sở Phòng cháy chữa cháy, đốt cháy 8 chiếc xe đặc dụng và giải cứu những người đã bị bắt giữ trước đó.

Ông Huỳnh Văn Điển- Chủ tịch huyện Tuy Phong cho báo Thanh Niên biết, đến nay tình hình nơi đây đã "bình yên trở lại". Tuy nhiên, theo ông một số người vẫn manh nha muốn "tiếp tục gây rối". Do đó, lực lượng có trách nhiệm và chính quyền địa phương vẫn phải túc trực giữ gìn an ninh, nhằm tránh tái diễn các cuộc bạo loạn như đã xảy ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 6.

Hiện nay, trên tuyến đường Quốc lộ 1A đi ngang qua địa bàn giáp ranh huyện Tuy Phong và Bắc Bình vẫn còn ngổn ngang gạch đá. Còn tại trụ sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của huyện Bắc Bình xác những chiếc xe đặc chủng của Cảnh sát cơ động vẫn nằm trơ tại chỗ. Phía chính quyền cáo buộc một số người trong cuộc bạo loạn đã lợi dụng tình hình để hôi của. Rất nhiều tài sản trong phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã bị lấy đi. Còn tầng lầu của tòa nhà bị khói đen bám đen kịt.
Ông Điển cho hay, lực lượng Cảnh sát cơ động với số lượng mỏng nên đã không đẩy lùi được cuộc bạo loạn. Có hơn 20 chiến sĩ đã bị ném đá đến chấn thương phải nằm bịnh viện điều trị.

Sau hai ngày mà theo lãnh đạo tỉnh Bình Thuận là "kinh hoàng" đi qua, tổn thất mà chính quyền ở đây lãnh nhận lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong số đó có đến hơn 60 xe hơi, xe máy bị đập phá, thiêu rụi. Đáng kể nhất là người biểu tình đã tràn vào tòa nhà Ủy ban nhân dân tỉnh, tòa nhà Hội đồng nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch đầu tư phóng hỏa, đập phá. Ngoại việc tổn thất về vật chất thì rất nhiều giấy tờ cũng bị người biểu tình mang ra đốt.

binhthuan3

Các con số thống kê mà chính quyền đưa ra cho biết, có khoảng 40 Cảnh sát cơ động bị thương ở cả Phan Thiết và Phan Rí Cửa. Những người này đều do bị ném đá và bom xăng. Về phía ngược lại, người biểu tình cũng đã bị cảnh sát cơ động đánh đập khá nhiều, trong số đó hiện nay đang phải nằm điều trị ở bịnh viện tỉnh và địa phương.

Những gì đang xảy ra ở Bình Thuận đã khiến ông Huỳnh Thái Dương-phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận nói : "Trong thời bình, lần đầu tiên ở địa phương xảy ra việc không có ai tưởng tượng nổi như thế".

Những căm phẫn, uất ức dồn nén từ bấy lâu nay của người dân Bình Thuận không phải đã được bộc phát trong hai ngày qua. Mà, với những gì mà người dân Bình Thuận đang phải gánh chịu thì mầm móng bạo loạn đang được hun đúc, chờ thời cơ để giải tỏa những bức bối.

Tại tỉnh Bình Thuận, mà nhất là huyện Tuy Phong nơi có Trung tâm điện lực Vĩnh Tân với 5 nhà máy điện than do người Trung Quốc làm chủ. Hiện nay chỉ có một nhà máy điện than đi vào hoạt động nhưng khối lượng bụi xỉ, chất thải đã làm cho người dân ở đây phải kêu trời từ nhiều năm qua.

Vào tháng 5/2015, một cuộc bạo loạn của người dân xã Vĩnh Tân để phản đối nhà máy điện than khiến cho đường Quốc lộ qua nơi này bị phong tỏa trong nhiều ngày liền. Tiếp đó, nhà máy điện than Vĩnh Tân còn đề nghị đổ khoảng 1 triệu m3 chất thải xuống biển. Đề nghị này đã gặp phải phản ứng dữ dội không chỉ người dân mà giới chuyên gia trong cả nước.

Người Quan Sát

**********************

Hai bộ trưởng chính phủ Hà Nội vào cuộc (RFA, 13/06/2018)

Liên quan đến đợt biểu tình bạo động tại tỉnh Bình Thuận, vào ngày 13 tháng 6, đích thân Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm, đến địa phương này và làm việc với Công an Tỉnh. Mục tiêu được nói nhằm vãn hồi an ninh, trật tự cho địa phương.

binhthuan4

Bộ trưởng Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn Quochoi.vn

Trong ngày 13 tháng 6, Cơ quan Điều tra thuộc Công an tỉnh Bình Thuận nói họ tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường những nơi bị phóng hỏa, đập phá trong những ngày qua.

Ngay sau khi nổ ra những cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đơn vị Hành chính Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong- Phú Quốc và An ninh Mạng với hằng ngàn người tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước vào ngày chủ nhật 10 tháng 6 vừa qua, một số quan chức Việt Nam lên tiếng cảnh báo người dân đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng và phải yêu nước đúng cách.

Sang ngày 13 tháng 6, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng của Bộ với mục tiêu được nói rõ là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ứng phó với tình hình trong thời gian tới.

Được biết, đây là chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đưa ra sau đợt biểu tình bạo loạn tại Bình Thuận những ngày qua.

Ông Tuấn nói tại buổi họp rằng có nhiều khả năng tình hình tại một số địa phương vào những ngày tới vẫn có những diễn biến phức tạp. Lý do theo nguyên văn lời ông này là ‘các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu kích động và gây rối.’

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận vào chiều tối 12 tháng 6 cũng đã phát thông báo, kêu gọi người dân cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo gây mất trật tự tại địa phương.

**********************

Cơ quan chức năng bắt người biểu tình với cáo buộc nhận tiền (RFA, 13/06/2018)

Thêm hơn chục người bị bắt giữ vì tham gia cuộc biểu tình có bạo động tại tỉnh Bình Thuận trong ba ngày 10, 11 và 12 tháng 6 vừa qua.

binhthuan5

Trước cổng UBND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đêm 11/06/2018 Facebook Võ An Đôn

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Công An Thành phố Phan Thiết vào ngày 13 tháng 6 cho biết cơ quan này bắt giữ thêm 12 thanh thiếu niên mà họ cho là dùng đá, bom xăng ném vào trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận, Sở Kế Hoạch- Đầu Tư và Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận vào ngày 10, 11 và rạng sáng 12 tháng 6 năm 2018.

Tin cũng nêu danh ông Ngô Duy Nam 36 tuổi bị bắt giữ và điều tra về cáo buộc cho tiền người khác để xúi giục gây rối.

Thông tin về số người bị bắt do tham gia đợt biểu tình ở tỉnh Bình Thuận ban đầu được cho biết hơn 100 người.

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận đến ngày 13 tháng 6 cũng cho công bố những số liệu được nói là thiệt hại do đợt biểu tình bạo động vừa nêu gây ra.

Theo đó vào đêm 10 tháng 6, đã có 3 xe ô tô và hơn 20 xe máy bị thiêu rụi, 1 xe ô tô bị đập nát, cổng chính trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận và nhà bảo vệ bị đập phá, nhiều đoạn tường rào bị sập, nhiều phòng làm việc bị phá hủy, tài sản bên trong bị hư hỏng và lấy mất. Ngoài ra, có 44 công an bị thương.

Riêng trên quốc lộ 1 tại đoạn giữa hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, 1 xe chở cảnh sát cơ động và 1 xe cứu thương bị đốt cháy ; 1 xe ô tô và 1 xe máy của công an huyện bị đập phá ; 4 cảnh sát cơ động bị thương.

Vào ngày 11 tháng 6, đã có 10 xe ô tô bị thiêu rụi, 16 xe máy bị phá hủy, 30 cảnh sát bị thương. Trụ sở Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Phan Rí bị đập phá.

*********************

Đối phó biểu tình, cộng sản Việt Nam siết an ninh trên cả nước (Người Việt, 12/06/2018)

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam siết chặt an ninh trên cả nước sau các cuộc biểu tình chống đối hôm Chủ Nhật và Thứ Hai vừa qua tại nhiều địa phương trên cả nước.

binhthuan6

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống "Luật đặc khu kinh tế" hôm Chủ Nhật 10/6/2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm Thứ Ba, 12 Tháng Sáu 2018, Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã họp khẩn "thường trực chính phủ với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở một số địa phương như vừa qua".

Dù đã biết trước qua theo dõi một số người sử dụng mạng xã hội kêu gọi biểu tình ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Sáu, 2018, trên cả nước để chống Luật Đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng, chỉ có những blogger hay facebooker nổi tiếng là bị công an canh giữ ngày đêm không cho bước chân ra đường, nhà cầm quyền đã không thể chặn được những người khác.

Bởi vậy, hàng chục ngàn người đã xuống đường với các biểu ngữ, băng rôn tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nghệ An, Nha Trang, Phan Thiết. Đặc biệt các cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận, gồm cả Phan Thiết và thị trấn Phan Rí Cửa đã dẫn đến bạo động. Người biểu tình tràn vào trụ sở nhà cầm quyền tỉnh và cả trụ sở công an, sở cứu hỏa và một số cơ quan khác đốt phá. Cảnh sát cơ động được thành lập để đối phó với biểu tình cũng phải cởi quần áo, trang bị rồi chạy.

Cùng với cuộc họp của ông thủ tướng, Bộ Công An cộng sản Việt Nam tại Hà Nội cũng đã "chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền có biện pháp chủ động không để xảy ra các vụ việc tương tự", theo bản tin của VietNamNet.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến các vụ "gây rối", Tướng công an Lương Tam Quang, chánh văn phòng Bộ Công An được thuật lời trên VietNamNet cho rằng "bắt nguồn từ một số nguyên nhân : Một số người dân, đối tượng lâu nay vốn bức xúc sẵn qua các vụ nóng ở các địa phương như đất đai, ô nhiễm môi trường ; Tâm lý dễ bị lợi dụng, sự kích động trên các diễn đàn…"

binhthuan7

Cảnh Sát Cơ Động vứt bỏ trang bị rồi leo tường phía sau trụ sở bỏ chạy khi người biểu tình tràn vào cơ quan ngày 11 Tháng Sáu, 2018, ở Phan Rí, Bình Thuận. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

VietNamNet thuật lại theo ông Quang cho biết : "Tại Bình Dương đã tạm giữ 2 đối tượng phát tờ rơi kêu gọi biểu tình. Hà Nội thu giữ hơn 1,000 tờ rơi. Tại Sài Gòn có hàng chục điểm biểu tình gây rối. Tại Nghệ An có 4 điểm. Tại Khánh Hòa có hơn 200 người tụ tập. Tại Đồng Nai có 6 điểm tuần hành. Tại Bình Thuận, các đối tượng rất manh động. Bộ Công An đã tăng cường lực lượng, giải tán một số điểm tập trung đông người".

Bản tin này không kể đến vụ biểu tình tuần hành của hàng trăm công nhân tại khu công nghệ Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, hôm Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2018. Nhà cầm địa phương đã phải đưa lực lượng cảnh sát cơ động tới ngăn chặn.

Theo VNExpress, sau 2 ngày bị đốt phá nhiều cơ quan, công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ và điều tra 107 người trong khu tấn công trụ sở nhà cầm quyền tỉnh. Hôm Thứ Hai thì loan báo đã bắt 102 người nhưng số này đã thả gần hết, chỉ còn giữ lại 8 người. Thấy loan báo sẽ khởi tố hình sự nên những người bị quy kết tội trạng khó tránh các bản án nặng nề.

Công an thành phố Hà Nội không nói rõ số người đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật là bao nhiêu người nhưng chỉ nói "công an đưa một số người về trụ sở để xác minh, xử phạt vi phạm hành chính". Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh cho hay chị đã bị bắt giữ và bị đánh đập tàn nhẫn.

Công an Sài Gòn thì hô hoán "sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá". Lời ông Đại Tá Nguyễn Sỹ Quang, trưởng phòng tham mưu công an Sài Gòn trên VNExpress.

Còn ông Thượng Tá Phạm Tùng Vân, phó phòng tham mưu công an Hà Nội cho hay : "…để đảm bảo an ninh trật tự, công an thành phố đã triển khai các phương án, chủ động phòng ngừa và xây dựng quy trình giải quyết tụ tập đông người…"(TN)

Published in Việt Nam

Một cuộc biểu tình chưa phải là qui mô, rầm rộ, thậm chí là vô tổ chức, nhưng nhà cầm quyền với đầy đủ hệ thống công an, quân đội, hành chính của một tỉnh trong tay mà thất thủ trước nhân dân là một chuyện hết sức tệ hại. Sự tệ hại không nằm ở chỗ thất thủ hay càn quét dẹp sạch cuộc biểu tình của nhân dân. Mà vấn đề cho thấy cho đến thời điểm hiện nay, một bộ phận không nhỏ các đảng viên cộng sản có chức sắc, đứng đầu một địa phương, một tỉnh thành đã chính thức đẩy nhân dân về phía thù địch. Và điều này cũng cho thấy bộ phận không nhỏ này đã chính thức giở thói tráo trở, coi thường dân tộc, coi thường quốc gia, và trên hết là coi thường đảng cộng sản.

thaygi0

Một bộ phận không nhỏ các đảng viên cộng sản có chức sắc, đứng đầu một địa phương, một tỉnh thành đã chính thức đẩy nhân dân về phía thù địch.

Vì sao tôi lại nói bộ phận không nhỏ đảng quyền cấp địa phương này lại coi thường đảng cộng sản ? Bởi điều dễ thấy nhất là họ đẩy đảng cộng sản vào tình thế thù địch với nhân dân và thay vì chọn nhân dân để phát triển, họ đã bỏ qua nhân dân trong một lựa chọn hết sức mơ hồ, thậm chí có nguy cơ mất nước.

Ở vấn đề xa rời và đẩy nhân dân vào chỗ thù địch, xin nói thêm, đảng cộng sản hình thành, sinh trưởng, nảy nở trong lòng nhân dân, từ chén cơm, bát gạo cứu tế cho đến bát gạo nuôi quân, sự hi sinh, chia sẻ, cống hiến và dung dưỡng của nhân dân… Có ngày hôm nay, đảng cộng sản hoàn toàn là "của nhân dân", nhưng có "do nhân dân, vì nhân dân" hay không thì nên coi lại !

Ngay cả một công ty bảo hiểm của Anh, Prudential, khi bước qua Việt Nam kinh doanh, làm ăn, câu slogan của họ chọn là "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Và cũng nhờ cái tinh thần cũng như hình thức luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu này mà Prudential tồn tại gần 20 năm nay tại Việt Nam một cách mạnh mẽ trong lúc có hàng chục công ty bảo hiểm khác đã rớt đài trên đất nước này mặc dù lợi tức khách hàng của họ còn cao hơn cả Prudential.

Nói như vậy để thấy rằng muốn tồn tại ở Việt Nam, tồn tại với một dân tộc nhiều trắc ẩn, cần được lắng nghe, cần được thấu hiểu và cần được chia sẻ, bất cứ tập đoàn chính trị hay kinh tế nào cũng phải hiểu thấu cái nhu cầu cần lắng nghe, cần thấu hiểu của người dân Việt Nam. Bởi với một đất nước trải qua nhiều binh biến, thăng trầm, khó khăn, đau khổ, mất mát, thứ cần nhất của người dân vẫn phải là lắng nghe, thấu hiểu.

Người dân có thể nhịn ăn, nhịn mặc, chịu lạnh để chia sẻ cho những ai biết lắng nghe, biết thấu hiểu mình. Bằng chứng là những năm đảng cộng sản, đảng Lao Động còn yếu ớt manh nha hình thành, người dân đã cưu mang, vun vén cho họ trưởng thành. Nếu không có bát cơm, củ sắn, củ khoai của nhân dân thì chắc gì có đảng cộng sản ngày hôm nay. Và sở dĩ nhân dân tin yêu người cộng sản (từ trứng nước) lúc đó bởi vì họ thể hiện được cái tôn chỉ "của dân, do dân và vì dân" của họ.

Và những ngày 30 tháng 4 năm 1975, ai đã đón mừng anh bộ đội cụ Hồ vào Sài Gòn nếu không phải là nhân dân ?! Nhưng rồi cho đến hiện tại, ai đã đốt phá, đập bỏ, đánh lãnh đạo phải thương tích đi cấp cứu ngoài nhân dân ? Vì sao lại ra nông nỗi như vậy ?

Bởi một lý do đơn giản, người cộng sản chỉ tồn tại với câu cửa miệng là "của dân, do dân và vì dân" nhưng bản chất phản bội nhân dân, coi thường nhân dân, hách dịch, cửa quyền, thậm chí hống hách, mất dạy với nhân dân dường như ngày càng lộ rõ, không cần giấu diếm hay che đậy.

Miệng thì luôn nói mình là "đầy tớ nhân dân, phục vụ nhân dân…" nhưng hành vi của họ thì đi ngược hoàn toàn. Cung cách của từ một cán bộ quèn cấp thôn, cấp xã cho đến cấp huyện, cấp tỉnh đều coi dân như cỏ rác, xem mình là cha mẹ của nhân dân chứ chưa bao giờ tỏ ra mình "phục vụ nhân dân". Cái mà họ nói là "phục vụ nhân dân", thực ra là họ đang ngồi mát xơi bát vàng, đang ngồi tréo cẳng ngỗng trên cơ quan công quyền và nhìn nhân dân bằng nửa con mắt, mỗi khi nhân dân cần ký đấm thủ tục hành chính thì phải bỏ phong bì, phải năn nỉ, xuống giọng ỉ ôi để họ "chiếu cố, nhiệt tình" làm giúp ! Mà trong khi đó, tất cả những việc đó lẽ ra họ phải làm nhanh, làm gọn đúng trách vụ của họ !

Thử nghĩ, họ sống dựa vào thứ gì ? Đồng lương của họ nhận hằng ngày do đâu mà có ? Và họ đối xử như thế nào với nhân dân ? Và trên hết, cung cách đối xử của họ với nhân dân là một đòn trực tiếp đánh vào uy tín của đảng cộng sản, thậm chí không ai khác, chính những đảng viên cộng sản đang cố tình bôi tro trét trấu, cố tình lật đổ nền móng của đảng cộng sản.

Và bằng chứng rõ nét nhất của công cuộc "đả đảo cộng sản" của các đảng viên cộng sản chính là tình trạng nhân dân nổi dậy không còn suy nghĩ đúng sai ở Bình Thuận hôm 11 tháng 6 năm 2018. Ở đây, nhân dân đốt tài sản công cũng là đốt mồ hôi, nước mắt còng lưng đóng thuế của mình. Nhưng vì tức giận, phẫn uất nên nhân dân không còn phân biệt đúng – sai mà chỉ cần biết đập, phá, đốt… cho thỏa dạ. Bởi họ đã đốt gì ? Họ đốt những chiếc xe mà các quan chức hằng ngày ngồi chễm chệ trên đó, họ đốt những chiếc xe đã chở cảnh sát đi đàn áp họ.

Vá đáng sợ nhất là nhân dân đã không còn biết nương tay khi đánh ông chủ tịch huyện trọng thương phải đi cấp cứu, đập chiếc xe ông này nát không còn gì nát hơn. Cũng là con người với nhau, ngoài ra còn tình đồng hương, tình dân với đảng, sao người dân lại ra tay ác như vậy ?

Bởi vì thái độ của ông chủ tịch huyện này, đã quá lâu, ông ta không còn xem nhân dân là nước, đảng viên là cá nữa mà ông ta xem nhân dân như cỏ rác. Khi nhân dân biểu tình thì ông đứng chống nạnh, chỉ chỏ, hù dọa nhân dân… Thái độ vô lễ đối với nhân dân ông ta đã trả giá. Nhưng uy tín của một cán bộ, một lãnh đạo cộng sản trước nhân dân khi nhân dân cần nói lên nguyện vọng của mình thì mất mãi mãi. Không ai khác, chính thái độ hống hách, cửa quyền, vô lễ với nhân dân và đối đầu với nhân dân thay vì đối thoại, lắng nghe nhân dân của ông chủ tịch đã làm cho sự việc trở nên căng thẳng, bạo động, thậm chí bạo loạn.

Hình ảnh những chiếc xe công bị đốt trơ khung sắt, hình ảnh nhân dân nổi giận, đập phá không thương tiếc, hay hình ảnh một Đoàn Văn Vươn cài bình gas thành bom tự chế để chống chọi với lực lượng 113, rồi nhân dân Dương Nội bắt cảnh sát cơ động… Cuối cùng thả họ ra, không mảy may làm tổn hại đến một cọng tóc của họ cho dù trước đó không lâu, chính họ dùng bình xịt hơi cay hay dùi cui mà hành động với nhân dân. Điều này cho thấy nhân dân mãi mãi là cha, là mẹ của bất kì thể chế chính trị nào, nhân dân luôn bao dung và dễ tha thứ. Mọi khuất tất hay nóng giận của nhân dân đều có nguyên nhân của nó và khi giải quyết ổn thỏa thì sự nóng giận sẽ chuyển sang cảm thông và tha thứ.

Và ngay bây giờ, điều mà ông Nguyễn Phú Trọng cũng như Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cần xem lại chính là thái độ của các đảng viên, của tập thể đảng đối với nhân dân ra sao ? Đảng có lắng nghe và thấu hiểu nhân dân chưa ? Và liệu dùi cui, súng ống, vũ khí, bạo lực, bưng bít thông tin hay độc đoán giáo dục có thực sự giúp cho đảng cộng sản khống chế, kìm kẹp và cai trị được nhân dân.

Đảng cũng nên tự hỏi lại là sự tồn tại của đảng cộng sản trên dải đất hình chữ S này là cai trị/thống trị hay là lãnh đạo/phục vụ. Bởi nếu cai trị, thống trị thì cứ tiếp tục kiềm kẹp, tiếp tục đàn áp, tiếp tục chặn đứng các biểu lộ tình cảm hay nguyện vọng của nhân dân bằng dùi cui, súng ống và bạo lực. Ngược lại, nếu tồn tại đúng sứ mệnh lãnh đạo thì bắt buộc phải lắng nghe nhân dân, tôn trọng nhân dân và phải mở rộng thông tin, mở rộng văn hóa, mở rộng cả thể chế để tránh tình trạng "tức nước vỡ bờ" trong nhân dân.

Mọi chuyện tuy hơi muộn màng nhưng vẫn chưa phải là không cứu được ! Bởi hơn bao giờ hết, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhìn thấy rằng chỉ riêng cuộc đấu đá nội bộ chính trị không thôi cũng làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng cộng sản cỡ nào, huống gì bây giờ, các thuộc cấp của ông vẫn tiếp tục bày trận và tạo cừu thù với nhân dân để đi đến kết cục đảng và nhân dân nằm ở hai chiến tuyến. Và ông cũng đừng quên rằng trừ ngân hàng nhà nước là đảng có thể giữ bằng cách để nó ở lại Việt Nam hay đưa nó ra nước ngoài, còn lại, công an nhân dân, quân đội nhân dân, mọi thứ đều dễ dàng gắn với chữ Nhân Dân và cũng đều có thể trở về với nhân dân một cách tự nhiên như chính tên gọi của nó !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 12/09/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn