Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính trị Mỹ cũng phức tạp và chia rẽ như tất cả những nơi khác. Và nếu không cẩn thận bạn sẽ có thể tốn thời gian hàng giờ trên các phương tiện truyền thông để cãi nhau về những quan điểm khác nhau.

nhat1

Không may, khi tôi là một người Mỹ sống ở Việt Nam, tôi thấy rằng đối với nhiều người Việt Nam, (không phải là tất cả), họ không có thể hiểu được cuộc khủng hoảng này.

Họ có những suy nghĩ rất hẹp về thế giới thực bên ngoài Việt Nam vì họ chưa được đi du lịch nhiều nơi, những khó khăn và hạn chế đi lại do chính phủ áp đặt, và bởi những tin đồn vẽ nên một phiên bản rất sai lệch của thế giới bên ngoài Việt Nam.

Hình như công an Việt Nam cũng không được phép đi nước ngoài, trừ số ít đi công tác, nên họ không có thế giới quan và tầm nhìn. Nó giống như câu chuyện về ba người đàn ông trong hang động.

Ba người đàn ông sống cả đời trong một hang động. Một ngày nọ, một người đàn ông mạo hiểm ra khỏi hang và ngạc nhiên khi thấy thế giới bên ngoài ! Ánh sáng và màu sắc ! Cây cối ! Anh ta quay lại hang để nói với hai người đàn ông kia. Họ nghe anh kể lại rồi bảo "Bạn nói chuyện thật điên rồ". Vì vậy, anh ta ngồi xuống và không bao giờ đề cập đến nó một lần nào nữa.

Một ví dụ điển hình cho điều này là khi hầu như người Việt Nam đều cho rằng "Tây Xăm" và họ nghĩ rằng tất cả mọi người ở phương Tây đều giống nhau, mặc dù có 60 quốc gia ở phương Tây với hàng trăm ngôn ngữ và văn hóa khác nhau.

Người Việt Nam nói chung quên mất thế giới rộng lớn đến mức họ thường xuyên so sánh "chúng ta so với tầm cỡ quốc tế", và nghĩ về họ theo những gì đã tự tạo ra, chẳng hạn :

'Việt Nam là người thông minh nhất thế giới.'

'Người Việt Nam có bánh mì ngon nhất thế giới.'

'Người Việt có những bãi biển đẹp nhất thế giới.'

'Người Việt Nam có tất cả các loại thực phẩm tốt nhất và nhiều loại thực phẩm nhất trên thế giới, thực tế thì tất cả các món ăn phương Tây là thức ăn nhanh và tất cả người phương Tây đều béo ục ịch.'

Hầu hết các ý tưởng về thế giới bên ngoài của người Việt Nam, tương tự như của công dân Bắc Triều Tiên, dựa trên các khuôn mẫu và định kiến.

Nguồn gốc của buôn bán nô lệ

Có một điều mà người ta thường hiểu sai về nó đó là việc buôn bán nô lệ bắt nguồn khi người Châu Âu sang Châu Phi, bắt họ và bán cho người Mỹ, nhưng điều này không hẳn như thế.

Trước thế kỷ thứ 15, ở Châu Âu đã có nhiều người da trắng bị bắt làm nô lệ, và ở Châu Phi cũng có nhiều người da đen bị người da đen khác bắt làm nô lệ. Truyền thống buôn bán nô lệ đã tồn tại cả ở hai Châu lục này từ nhiều năm.

Khoảng từ 600 năm đến 200 năm trước, Châu Phi là vùng đất có rất nhiều Vương quốc chiến đấu với nhau, vì vậy mà ở đây có rất nhiều tù nhân chiến tranh. Những tù nhân này bị bắt phải làm nô lệ, họ như một món hàng hóa để trao đổi với người Châu Âu. Người Châu Âu phải trả tiền và súng cho những người da đen để mua 'món hàng' này.

Chính vì vậy mà việc mua bán nô lệ ngày càng tăng, lại càng khuyến khích chiến tranh mở rộng ở Châu Phi. Rất khó để xác định lỗi của ai vì trong thời gian này, thế giới khá là man rợ và chưa văn minh.

Sau đó, người Châu Âu, mà chủ yếu là người Bồ Đào Nha, mới bắt đầu đưa nô lệ ở vùng Tây Phi sang Châu Âu, khởi đầu cho việc buôn bán nô lệ xuyên lục địa. Vào thế kỷ thứ 16, ước tính 10% dân số của Lisbon là người gốc Phi.

nhat2

Hàng ngàn người xuống đường biểu tình sau cái chết của George Floyd ở California hôm 2/6

Tự do và khủng hoảng trong xã hội Mỹ

Ngày nay ở các quốc gia giàu có, số lượng tội phạm và bạo lực giảm đáng kể. Chế độ nô lệ đã không còn tồn tại trên đất Mỹ. Tuy nhiên vấn đề của người Mỹ hiện nay là chủ nghĩa bộ lạc - có nghĩa là một người tham gia vào một nhóm nào đó thì họ sẽ ghét tất cả các nhóm còn lại.

Với hệ thống hai Đảng chính trị, rất nhiều người Mỹ đã tham gia vào một Đảng và ghét tất cả mọi người ở Đảng còn lại mà không cần bất kỳ lý do gì. Các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, tin tức trên ti vi và báo chí đều hướng cho người dân cư xử theo chủ nghĩa bộ lạc.

Mỹ là một quốc gia tự do nhất trên thế giới, biểu tình là hoạt động hợp pháp và được khuyến khích ở quốc gia này. Nó là hoạt động làm thay đổi xã hội và người Mỹ cần thay đổi xã hội vì Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc.

Tuy nhiên người Mỹ cần phải biểu tình không bạo loạn, vì nhìn vào thực tế hiện nay, mọi thứ ở Mỹ đang trở nên tồi tệ.

Một ví dụ điển hình cho biểu tình phi bạo loạn là cuộc nổi loạn Martin Luther King - Lúc 13 tuổi Martin Luther King lên xe buýt của trường màu vàng và ngồi gần tài xế với giáo viên, cũng là một người da đen như ông.

Trên chuyến xe về Atlanta bằng xe buýt, ông và giáo viên của mình được tài xế ra lệnh đứng để hành khách da trắng có thể ngồi xuống. King ban đầu từ chối nhưng sau đó đành phải đứng lên, vì giáo viên của ông nói rằng ông sẽ vi phạm pháp luật nếu tiếp tục ngồi.

Sau sự cố này, King nói rằng ông chính là "người giận dữ nhất mà ông từng gặp trong đời." Nó là hóa chất vì nó kích động hóc môn stress trong King ; cortisol. Nhờ sự cố này, mà sau đó Martin Luther King đã dành toàn bộ cuộc sống của mình cho các quyền dân sự cho người Mỹ gốc Phi.

Đó là một ví dụ về biểu tình không bạo động để làm mọi thứ tốt hơn.

Gần đây, một người da đen là George Floyd bị cảnh sát Mỹ giết chết, nó như là một chất kích động hóc môn stress, là một chất xúc tác để một bộ phận người da đen đứng lên đấu tranh thay đổi xã hội. Nhưng lần này nó không tốt, nó tạo ra một sự chia rẽ lớn trong xã hội, gấp nhiều lần so với trước kia.

Nhiều cuộc biểu tình bạo loạn xảy ra khắp nước Mỹ, người da đen gọi đó là sự thay đổi xã hội cho cộng đồng của họ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng người da đen nên thay đổi chính bản thân họ.

Và thật không may, có những người trẻ không hiểu gì về tình trạng chính trị ở Mỹ vẫn xuống đường và tham gia vào các nhóm biểu tình bạo loạn, cố gắng đóng góp vào sự thay đổi xã hội. Nhưng bạo loạn thực sự gây hại cho đất nước của họ, ở thời điểm này.

Tuy nhiên, tất cả những điều họ ghét và gây chia rẽ lại chính là chất xúc tác. Mặc dù biểu tình bạo loạn đang tiếp diễn và xã hội Mỹ đang hỗn loạn, nhưng nước Mỹ với sự đa dạng văn hóa là một biểu tượng về tương lai, họ - với nhiều màu da, tôn giáo, giới tính khác nhau nhưng vẫn có thể hợp tác với nhau. Nước Mỹ như một thử nghiệm vô cùng chính xác cho tương lai toàn cầu.

Người Mỹ phải biết rằng, "When fighting monsters, you yourself must be careful not to become a monster yourself." Nietzsche - "Khi chiến đấu với quái vật, bạn phải cẩn thận với chính bản thân mình để không trở thành quái vật".

Còn đối với người Việt, có lẽ họ nên suy nghĩ và tìm hiểu trước khi vội vàng đánh giá, đặc biệt khi họ không biết rõ hành trình và câu chuyện của những người trong cuộc.

Phải chăng suy nghĩ theo khuôn mẫu và định kiến cũng là một 'con quái vật' mà người Việt Nam phải cẩn thận ?

David Xanh

Nguồn : BBC, 13/06/2020

Bài viết thể hiện quan điểm của một người Mỹ sống ở Việt Nam, viết bằng tiếng Việt với bút danh David Xanh.

Additional Info

  • Author David Xanh
Published in Diễn đàn