Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân Hồng Kông lên kế hoạch biểu tình nhiều hơn, Mỹ tăng mức cảnh báo (VOA, 08/08/2019)

Hoa Kỳ vừa nâng mc cnh báo, kêu gi công dân thn trng hơn na khi đi du lch đến Hng Kông do tình trng mà h mô t là "bt n dân s sau nhiu tháng có biu tình bo lc trên đường ph", theo Reuters.

hong1

Hoa Kỳ vừa nâng mc cnh báo, kêu gi công dân thn trng hơn na khi đi du lch đến Hng Kông.

Các cuộc biu tình Hng Kông, mt lãnh th ca Trung Quc, ban đu n ra vì người dân phn đi d lut dn đ nghi phm sang Trung Quc xét x, sau đó đã tr thành mt thách thc trc tiếp đi vi chính quyn thành ph khi người biu tình kêu gi dân chủ hoàn toàn.

"Các cuộc biu tình và các cuc đi đu đã lan sang các khu ph ch không ch còn gói gn trong nhng nơi mà cnh sát cho phép tun hành hoc biu tình", cnh báo trên trang web ca B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết hôm 7/8.

"Những cuc biu tình này, có thể din ra không h có hoc gn như không có thông báo trước, có kh năng s tiếp tc", li cnh báo nói thêm. Cnh báo này được nâng lên cp hai trong thang cnh báo có tt c bn cp đ dành cho công dân Hoa Kỳ nước ngoài.

hong2

Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ ra cnh báo công dân khi du lch đến Hng Kông hôm 7/8/2019. Photo Website State.gov

Tương t, Úc cũng ra cnh báo đi vi công dân đi du lch đến Hng Kông.

Bộ Ngoi giao Trung Quc đã lên tiếng "giao thiệp nghiêm khc" vi Hoa Kỳ, kêu gi các quan chc M ch gi tín hiu sai lch đến "phe ly khai bo lc" Hng Kông.

Người đng đu văn phòng Trung Quc ph trách Hng Kông và Macau hôm 7/8 nói các cuc biu tình đã khiến Hng Kông phi đi mt vi cuộc khng hong ti t nht k t khi hòn đo này được Anh trao tr cho Trung Quc vào năm 1997.

Reuters loan tin nhiều cuc biu tình được lên kế hoch mt s qun trên toàn thành ph vào cui tun này, bt đu t ngày 9/8, trong đó có kế hoch v mt cuộc biu tình kéo dài ba ngày ti sân bay quc tế ca Hng Kông.

******************

Trung Quốc : ‘Hong Kong đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được trao trả’ (VOA, 07/08/2019)

Hôm 7/8, lãnh đạo Trung Quc ph trách văn phòng v Hng Kông và Macau nói Hng Kông đang phi đi mt vi cuc khủng hong ti t nht k t khi vùng lãnh th này được chuyn giao t Anh tr li cho Trung Quc vào năm 1997, theo Reuters.

hong3

Ông Zhang Xiaoming, một trong nhng quan chc cp cao nht ca Trung Quc giám sát các vn đ Hng Kông.

"Cuộc khng hong ti Hng Kông ... cho đến nay đã din ra ti 60 ngày và ngày càng ti t hơn", ông Zhang Xiaoming, mt trong những quan chc cp cao nht ca Trung Quc giám sát các vn đ Hng Kông, phát biu trong mt cuc hp ti thành ph Thâm Quyến hôm 7/8.

"Các hoạt đng bo lc đang gia tăng và ngày càng tác đng rng đến xã hi. Có th nói rng Hng Kông hin đang phi đối mặt vi tình hình nghiêm trng nht k t khi được bàn giao", ông Zhang nói.

Hãng tin AP dẫn li ông Zhang cho biết thêm rng các quan chc Bc Kinh "rt quan ngi" và đang nghiên cu tình hình đ quyết đnh các bin pháp cn thc hin.

Hãng tin AP trích lời Đc khu trưởng Hng Kông Carrie Lam phát biu hôm 7/8 khi d l khai mc mt cuc trin lãm đánh du k nim 70 năm thành lp nhà nước Cng sn Trung Quc :

"Trong những tháng gn đây, điu kin trong xã hi Hng Kông cc kỳ không n đnh. Chính quyền đặc khu chc chn s cùng vi tt c quý v gii quyết vn đ này mt cách bình tĩnh, khôi phc trt t xã hi, bo v lut pháp, vi tôn ch tôn trng chính sách ‘mt quc gia, hai h thng’".

*******************

Người Hong Kong dự định tiếp tục biểu tình cuối tuần này, Mỹ cảnh báo người dân đến Hong Kong (RFA, 08/08/2019)

Hoa Kỳ hôm 7/8 vừa nâng mức cảnh báo người dân đến du lịch Hong Kong lên bậc 2 trong 4 bậc vào giữa lúc người Hong Kong đang có kế hoạch thực hiện nhưng cuộc biểu tình phản đối chính phủ kéo dài 3 ngày tại sân bay thành phố vào cuối tuần này.

hong4

Người biểu tình ở Hong Kong chiếu laser vào một tờ báo và đốt tờ báo trong một cuộc biểu tình phản đối việc bắt giữ người của cảnh sát hôm 7/8/2019 AP

Những cuộc biểu tình của người dân Hong Kong bắt đầu từ ngày 9 tháng 6 thút hút hơn 1 triệu người vào lúc đỉnh điểm đã kéo dài đến tận nay. Những cuộc biểu tình ban đầu phản đối dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc đến giờ đã bao gồm cả những phản đối chính phủ và đòi dân chủ toàn bộ cho Hong Kong.

Trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 7 tháng 8 có thông báo cho biết những cuộc biểu tình phản đối đã lan ra bên ngoài những khu vốn đã được cảnh sát cho phép biểu tình. Theo thông báo những cuộc biểu tình sẽ có nhiều khả năng tiếp diễn dù có hay không có thông báo.

Australia mới đây cũng đã cảnh báo người dân đến Hong Kong.

Trong khi đó, cảnh sát Hong Kong cũng đã cảnh báo những nhà hoạt động biểu tình ôn hòa và cho biết họ đã bắt giữ thêm ba người nữa, nâng con số người bị bắt giữ lên gần 600 người. Người trẻ nhất trong số này mới 13 tuổi.

Hôm 8/8, ba nhà hoạt động không nêu danh tính và đeo mặt nạ đã họp báo được phát trên truyền hình, trong đó họ chỉ trích việc cảnh sát đã bắt người trái phép và sử dụng lựu đạn cay để đàn áp người biểu tình.

Những nhà hoạt động cho biết việc chính quyền tiếp tục gieo rắc sợ hãi và đàn áp tự do báo chí cuối cùng sẽ là phản tác dụng đối với chính quyền.

********************

Hồng Kông : Sau tổng đình công, Bắc Kinh đe dọa "đừng đùa với lửa" (RFI, 06/08/2019)

Ngay sau cuộc tổng đình công khiến Hồng Kông tê liệt, hôm 06/08/2019, Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại đặc khu ra thông điệp cứng rắn chưa từng có : "Kẻ nào đùa với lửa sẽ có ngày mất mạng". Theo AFP, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Dương Quang (Yang Guang) của Văn Phòng Liên Lạc của Bắc Kinh phụ trách Hồng Kông và Macao, đe dọa : "Đừng bao giờ đánh giá thấp "thái độ cương quyết và sức mạnh vô biên" của chính quyền trung ương".

hong5

Người biểu tình bị cảnh sát bắn hơi cay tại khu phố Hardcourt Road, Admiralty, Hồng Kông ngày 05/08/2019. Reuters/Eloisa Lopez

Đại diện chính quyền Trung Quốc khẳng định thủ phạm gây nên phong trào phản kháng chưa từng có hiện nay là "một nhóm rất nhỏ những kẻ tội phạm ưa bạo lực và vô liêm sỉ, cùng những thế lực ghê tởm đứng sau lưng".

Theo giới quan sát, đây là phản ứng cứng rắn nhất của Trung Quốc kể từ khi phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ sang Hoa Lục bùng phát cách nay hai tháng. Trước áp lực của dân chúng Hồng Kông, dự luật đã bị rút lại, nhưng những người phản kháng đòi hủy bỏ hoàn toàn dự luật và yêu cầu lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức.

Cũng trong cuộc họp báo nói trên, phát ngôn viên Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông và lực lượng cảnh sát.

Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố không can thiệp trực tiếp, mà để cho chính quyền đặc khu Hồng Kông tự đối phó với tình hình. Tuy nhiên, trước áp lực của phong trào không có chiều hướng suy giảm, hồi tuần trước, chỉ huy đơn vị Quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông cảnh báo luật pháp nước này cho phép quân đội can thiệp để tái lập trật tự, nếu chính quyền địa phương yêu cầu.

Lời đe dọa nói trên khiến công chúng nhớ lại vụ thảm sát năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, khiến ít nhất một nghìn người chết, khi quân đội Trung Quốc được điều đến đàn áp các sinh viên đòi dân chủ.

Cuộc tổng đình công lịch sử

Về cuộc tổng đình công lịch sử hôm qua, đặc phái viên Liu Zhifan tường trình từ Hồng Kông :

"Đây là một ngày đặc biệt. Lần đầu tiên, dân chúng Hồng Kông được kêu gọi tham gia tổng đình công để buộc chính quyền lùi bước. Đây là điều chưa từng có tại nơi mà văn hóa làm việc vốn là nền tảng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngay từ buổi sáng, lãnh đạo Hồng Kông đã dập tắt hy vọng của những người biểu tình khi một lần nữa lên án bạo lực khiến đặc khu lâm nguy.

Hàng chục nghìn công dân Hồng Kông đã tập hợp ở khắp nơi trong thành phố, trong lúc phần lớn phương tiện giao thông công cộng bị tê liệt do tình trạng rối loạn. Hơn 200 chuyến bay quốc tế bị hủy.

Như thường lệ, đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát là các diễn biến nổi bật trong ngày. Cảnh sát bắt đầu tấn công người biểu tình bằng hơi cay ngay từ tại khu vực phía bắc thành phố, cùng lúc nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra. Các đơn vị cảnh sát được triển khai tại 5 trên 18 quận của Hồng Kông, không để cho người biểu tình có thời gian xả hơi.

Nhiều cuộc chạm trán cũng diễn ra tại phía đông đảo Hồng Kông vào buổi tối. Một số phần tử thân Bắc Kinh, có quan hệ với hội kín Tam Hoàng, tấn công người biểu tình bằng gậy gỗ và thanh kim loại.

Nếu như chính quyền dứt khoát không thay đổi lập trường, thì người biểu tình Hồng Kông vẫn cương quyết tranh đấu cho tự do, bất chấp hai tháng đấu tranh khổ nhọc".

Hôm nay, cảnh sát Hồng Kông thông báo 146 người bị câu lưu bên lề các cuộc biểu tình vì dân chủ hôm qua.

Hơn 10.000 công an Quảng Đông diễn tập đàn áp biểu tình

12.000 công an Trung Quốc tại khu Thâm Quyến (Quảng Đông), giáp giới với Hồng Kông, diễn tập đàn áp biểu tình hôm nay, 06/08/2019, theo trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo. Chính quyền Trung Quốc quảng bá rầm rộ các hình ảnh về cuộc diễn tập này trên các phương tiện truyền thông. Diễn tập được thông báo là để đối p2019)hó với các tình huống được cho là tương tự như các hoạt động phản kháng đang diễn ra ở Hồng Kông.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Một quốc gia thống nhất, không phải là một quốc gia luôn tìm cách "đồng thuận 100%", mà quốc gia đó phải biết cách lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt trong chính kiến xã hội. Lòng yêu nước sẽ luôn tồn tại trong mỗi người dân, nhưng lòng yêu nước cũng cần được dung dưỡng qua thời gian thay vì tìm cách đè nén nó và dập tắt nó.

bieutinh1

"Biểu tình để hô hào sướng miệng" ? Ảnh minh họa

Trong một phản hồi đối với bài viết về "biểu tình" trên VNTB, Facebooker Hung Nguyen bày tỏ : Chúng mày yên tâm đi, những người dân yêu Tổ quốc này họ hoàn toàn yên tâm về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng phát triển và đặc biệt là khả năng bảo vệ đất nước Việt Nam. Tình yêu đất nước đâu cần đi biểu tình để hô hào cho sướng miệng, và nhất mấy cái loại Rận chủ như chúng mày tốt nhất là câm miệng lại và nghĩ xem Cộng sản Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trước Pháp, Mỹ, Trung Quốc như thế nào.

Quan điểm này thường trực ở không ít người. Có ba phương diện quan điểm được nêu ra trong một phản hồi, bao gồm : người dân yêu Tổ quốc hoàn toàn yên tâm về đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong phát triển, đặc biệt bảo vệ đất nước ; tình yêu nước đâu cần đi biểu tình hô hào cho sướng miệng ; và cuối cùng là những "rân chủ" nên câm miệng lại và xem Đảng cộng sản Việt Nam đã bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

Người dân yêu Tổ quốc, và hoàn toàn yên tâm ?

"Người dân yêu Tổ quốc" là một cụm từ chung, nhưng "hoàn toàn yên tâm" là biểu lộ thái độ đồng thuận. Sẽ thật tuyệt vời khi Facebooker Hung Nguyen có thể dẫn được số liệu về lượng "người dân yêu Tổ Quốc" trong trường hợp này, bởi đó sẽ là số liệu sắt bén để đè nát mọi luận điệu "vu khống" của các "thể lực thù địch". Thế nhưng sẽ rất khó để Hung Nguyen làm được điều đó, bởi tính đến thời điểm hiện nay, không có bất kỳ một con số cụ thể nào được đưa ra để đo đếm lượng người đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Cái mà Nhà nước hiện nay làm được là những luận điểm mang tính chung chung khi đề cập đến sự đồng thuận, trong đó bao gồm việc, những "người dân", "đại đa số nhân dân", "nhân danh nhân dân". Mặc dù kỳ vọng cho sự áp dụng có hiệu lực về mặt thực tiễn của Luật trưng cầu dân ý, trong đó có lấy quan điểm và nguyện vọng của người dân về tính "đúng đắn" của chủ trương, chính sách Nhà nước Việt Nam hiện tại, nhưng suy cho cùng, những vấn đề mang tính "nhạy cảm" đó sẽ chẳng bao giờ được chính đảng thực hiện, bởi có thể nó cho ra tác dụng ngược.

Do đó, cái gọi là "người dân yêu Tổ quốc" sẽ không bao giờ được đo đếm bằng con số chính xác, mà chỉ thuần túy là ngôn từ mang tính áp đặt không hơn, không kém. Và khi không có con số được biểu lộ, thì đồng thời, cái gọi là "hoàn toàn yên tâm" cũng vô nghiệm.

Nhưng con số "không hoàn toàn yên tâm" có thể hiện diện ở một bộ phận không nhỏ người dân, và điều này có thể được nhận thấy trên mạng xã hội Facebook, nơi người dân thường có xu hướng phản ứng tiêu cực đối với các chính sách, chủ trương của tổ chức và lãnh đạo Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam trong quá khứ lẫn hiện tại.

Tình yêu nước đâu cần đi biểu tình hô hào ?

Tình yêu nước là khái niệm rộng, và cách thể hiện nó vô vàn ở nhiều phương cách, đôi khi "im lặng" cũng là một phương cách. Tuy nhiên, để biểu lộ tinh thần yêu nước công khai và trực diện, thì biểu tình chính là phương pháp được ưu tiên nhất ở các quốc gia, ngay cả ở Việt Nam. Lấy một ví dụ điển hình, vào giai đoạn 1936 – 1939, Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động phong trào Đông dương đại hội, trong đó, ngoài việc thành lập các ủy ban khẩn cấp, thì còn tiến hành phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, biểu tình, thảo luận,… nhằm đưa ra một thông điệp gửi đến phái đoàn Chính phủ Pháp khi đến Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, riêng trong giai đoạn 1937 – 1939, nhiều cuộc biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, mà tổ chức chủ chốt chính là Đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu theo luận điểm của Facebooker Hung Nguyen, thì chính Đảng cộng sản Việt Nam đã là tổ chức kích động quần chúng nhân dân "biểu tình hô hào cho sướng miệng" đầu tiên, và đáng bị phê phán nhất, chứ không phải là những người "rân chủ".

Thế nhưng, trong các bài viết hoặc chủ đề về lịch sử đảng cộng sản, thì "biểu tình, mít tinh, bãi khóa" lại là những hình thức thể hiện lòng yêu nước sôi nổi, triệt để, và được công khai ủng hộ.

Facebooker có thể không thích hình thức biểu tình, nhưng facebooker này không thể phủ nhận những gì mà biểu tình mang lại trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nhất là từ khi "có đảng ra đời và soi sáng con đường dân tộc Việt Nam". Biểu tình biểu lộ thái độ của chính quốc dân, đồng bào đối với các sự kiện chính trị, trong đó, chủ quyền là một trong những chủ đề cần được ưu tiên biểu tình như thể hiện sự đồng lòng và kết nối giữa người dân với chính quyền với một chủ thể khác được gọi là "ngoại bang". Phủ nhận vai trò biểu tình, cho rằng biểu tình là không thể hiện tình yêu nước, và "hô hào sướng miệng" chính là bôi bác lịch sử của chính Đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam đã bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh ?

Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức đảng phái chính trị duy nhất tại miền Bắc thời kỳ chiến tranh Mỹ-Việt, là tổ chức có lực lượng đông đảo thời kỳ Pháp-Việt, và là tổ chức chính trị duy nhất về thực tế của Việt Nam sau sự kiện năm 1975.

Nếu xét yếu tố "bảo vệ Tổ Quốc", thì phải xét sau năm 1975, vì lúc này, Tổ quốc trở thành một hình thức "non liền non, sông liền sông" với hai miền Nam-Bắc nối liền một dải. Tổ quốc lúc này là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và với tính chất là Đảng cộng sản duy nhất, đảng phải chính trị duy nhất, Đảng cộng sản Việt Nam phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Bởi nếu không đảm đương bảo vệ tổ quốc, thì chính Đảng cộng sản Việt Nam tự đào thải chính vai trò của mình.

Trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc, xét Đảng cộng sản Việt Nam là xét về vai trò tổ chức và lãnh đạo, và nhân dân là thực thể duy nhất và cơ bản nhất để đảm bảo khả năng thắng lợi, dựa trên lòng yêu nước nồng nàn. Trong khi đó, không có Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ xuất hiện một đảng phái chính trị khác đảm nhận nhiệm vụ và vai trò đó, và tất nhiên, lúc đó người dân sẽ không xem "Đảng cộng sản Việt Nam bảo vệ tổ quốc", mà sẽ xem một tổ chức bất kỳ nào đó còn tồn tại sau 1975 để đảm nhận điều đó.

Thực tế, bằng các thủ thuật chính trị khôn ngoan, Đảng cộng sản Việt Nam đã xóa sổ các đảng phái, và độc quyền cai trị từ đó đến nay.

Bàn về "vai trò và nhiệm vụ" bảo vệ Tổ quốc, thì bản thân yếu tố này cần phải khách quan nhìn nhận, với vai trò và chính sách trong quá khứ không phải lúc nào cũng đúng trong hiện tại và tương lai. Và người dân, với vai trò chủ thể xã hội, có quyền và nghĩa vụ giám sát chủ trương-chính sách, phê phán nó và lên tiếng khi mà những chủ trương-chính sách đó không phù hợp với lợi ích quốc gia.

Bản thân một đảng phái chính trị lãnh đạo, cần phải biết "lắng nghe" nhân dân muốn gì, cần gì, và phê phán gì đối với chủ trương – chính sách, chứ không phải là tìm cách dập tắt tiếng nói của người dân và dùng yếu tố quá khứ để bao biện. Vì điều đó chỉ thể hiện tính giáo điều và sự độc tài trong quản trị nhà nước, điều không hợp trong thời đại hiện nay.

Kết

Một quốc gia thống nhất, không phải là một quốc gia luôn tìm cách "đồng thuận 100%", mà quốc gia đó phải biết cách lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt trong chính kiến xã hội. Lòng yêu nước sẽ luôn tồn tại trong mỗi người dân, nhưng lòng yêu nước cũng cần được dung dưỡng qua thời gian thay vì tìm cách đè nén nó và dập tắt nó. Bản thân mọi ý kiến khác biệt nhưng cách Facebooker Hung Nguyen bày tỏ cũng cần được lắng nghe, nhưng ý kiến đó không trái với những giá trị phổ quát của loài người, trong đó cần đảm bảo quyền được biểu đạt quan điểm như là một cam kết dân sự - chính trị mà nhà nước Việt Nam đã từng tán thành.

Biểu tình, bản chất là một hoạt động yêu nước, bền bỉ, lâu dài và có ý nghĩa đặc trưng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia,thể hiện sự thống nhất lòng người và đoàn kết giữa người dân với Chính phủ quốc gia.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 29/07/2019

Published in Diễn đàn

Những cảnh biểu tình ở Hồng Kông trong vài tháng qua dường như hỗn loạn với sự đông đảo người hoạt động và ô. Nhưng trong làn sóng nhấp nhô của con người là một hệ thống mang tính tổ chức hoàn hảo để vận chuyển vật tư, cung cấp viện trợ và xây dựng các chướng ngại vật - tất cả đều được điều khiển bởi tín hiệu tay.

hongkong1

Người biểu tình chuyển mũ bảo hiểm ra tiền tuyến vào ngày 1/7/2019. REUTERS / Tyrone Siu

Chuỗi cung ứng ổn định

Không quá xa các cuộc đụng độ, người biểu tình làm việc để có được bất kỳ thiết bị, vật tư cần thiết cho những người ở tuyến đầu đối mặt với cảnh sát. Chuỗi con người đã được quan sát tại nhiều cuộc tuần hành. Một số hình thành và giải tán nhanh chóng, nhưng một số khác đã tồn tại trong một thời gian dài hơn, với việc những người biểu tình hoán đổi vị trí khi cần thiết.

Một hệ thống cung cấp đã hoạt động vào ngày 1/7, kỷ niệm 22 năm bàn giao Hồng Kông từ Anh cho Trung Cộng. Khu vực phía sau trụ sở chính phủ tại Đường Harcourt và Trung tâm Đường Connaught được sử dụng để cung cấp, lưu trữ và cung cấp thiết bị cho những người đối đầu với cảnh sát tại các cửa vào văn phòng chính phủ. Hình ảnh dưới đây cho thấy nó hoạt động như thế nào.

hongkong2

Đường đi của dụng cụ, vật liệu chuyển từ "hậu phương" đến "tiền tuyến"

Video dưới đây cho thấy chuỗi con người đang hoạt động. Hệ thống có trật tự có thể cung cấp mũ bảo hiểm, ô, mặt nạ và kính bảo hộ cho người biểu tình trên tuyến đầu.

https://graphics.reuters.com/HONGKONG-EXTRADITIONS-TACTICS/0100B0790FL/images/loop/chain_loop_v6.mp4

Giao tiếp

Người biểu tình đã thông qua các tín hiệu tay để liên lạc qua một đám đông ồn ào. Khi cần vật tư hoặc thiết bị trong một khu vực cụ thể, các nhóm lớn đã báo hiệu cho những người ở xa hơn để mang hoặc chuyển vật phẩm tới.

Tín hiệu cần Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm xây dựng có sẵn ở Hồng Kông và những chiếc mũ cứng màu vàng hoặc trắng đã trở thành một cảnh tượng phổ biến trong những người biểu tình, đặc biệt là đối với những người ở tuyến đầu. Video dưới đây cho thấy người biểu tình báo hiệu rằng họ cần mũ bảo hiểm.

Video người biểu tình ra hiệu cần mũ bảo hiểm :

https://graphics.reuters.com/HONGKONG-EXTRADITIONS-TACTICS/0100B0790FL/images/loop/helmet.mp4

Web

Tín hiệu cần Ô dù

Ô là vật nổi bật trong phong trào của người biểu tình vào năm 2014, ô có thể giúp bảo vệ con người khỏi vòi nước phun hoặc chất kích thích hóa học. Chúng cũng đã trở thành một biểu tượng của phong trào dân chủ Hồng Kông.

Video người biểu tình ra hiệu cần ô :

https://graphics.reuters.com/HONGKONG-EXTRADITIONS-TACTICS/0100B0790FL/images/loop/umbrella.mp4

Web

Bảo vệ những người ở tuyến đầu

Người biểu tình sử dụng bất cứ vật dụng nào họ có thể để làm chậm bước tiến của cảnh sát hoặc làm trụ để đứng, bao gồm các hàng rào kim loại, thùng và vật liệu xây dựng. Trong các cuộc biểu tình gần đây, cảnh sát đã bị buộc tội sử dụng vũ lực quá mức. Điều này bao gồm việc sử dụng đạn cao su, dùi cui, hơi cay, bình xịt hơi cay và đạn túi đậu. Ô dù có thể bảo vệ chống lại một số chiến thuật của cảnh sát bằng cách duy trì khoảng cách hoặc hoạt động như một lá chắn.

hongkong5

Ô dù có thể giữ người biểu tình xa tầm tay của dùi cui

Ô dù có thể cản trở tầm nhìn của cảnh sát, gây khó cho việc nhắm mục tiêu vào người biểu tình bằng súng túi đậu và bình xịt hơi.

Chuỗi cung ứng cung cấp một dòng thiết bị. Người chạy đi bước cuối cùng của con đường

Cảnh sát đã thường xuyên bắn đạn hơi cay và xịt hơi cay vào người biểu tình. Người biểu tình thường sử dụng các thiết bị như kính bảo hộ và mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang để tự bảo vệ mình. Màng bám cũng đã được sử dụng để bảo vệ da khỏi cảm giác nóng rát của hơi cay.

Tín hiệu cần mặt nạ

Web

Tín hiệu cần nhựa

Web

Tín hiệu báo cần kính bảo vệ

Web

Không phải tất cả người biểu tình đều được bảo vệ đầy đủ, và đôi khi thiết bị không đủ để chống lại các biện pháp của cảnh sát. Chuyển động tay báo hiệu cần nước, nước muối hoặc thuốc chống hen suyễn có thể được nhìn thấy cho những người cần hỗ trợ.

HONGKONG-EXTRADITION/

Người biểu tình đi bộ giữa hơi cay trong một cuộc biểu tình ở Hồng Kông, ngày 12 tháng 6 năm 2019. REUTERS / Athit Perawongmetha

Tín hiệu cần nước hoặc nước muối

Web

Tín hiệu cần thuốc chống hen suyễn

Web

HONGKONG-EXTRADITION/

Người biểu tình giúp luật sự dân chủ Lam Cheuk-ting, người bị xịt hơi cay ngày 12/6

Rào chắn cần thiết

Người biểu tình đã sử dụng bất kỳ vật liệu nào họ có thể tìm thấy xung quanh họ để tạo ra những vật cản và rào chắn tạm thời. Chúng có thể là sự chuyển hướng lưu lượng giao thông để tạo không gian hoặc củng cố các vị trí và làm cho hoạt động giải phóng mặt bằng của cảnh sát trở nên khó khăn hơn.

https://graphics.reuters.com/HONGKONG-EXTRADITIONS-TACTICS/0100B0790FL/images/loop/barricades_one.mp4

https://graphics.reuters.com/HONGKONG-EXTRADITIONS-TACTICS/0100B0790FL/images/loop/barricades_two.mp4

Một khi vật liệu được cung cấp, chúng cần được xây dựng thành các khối cứng hơn. Người biểu tình ra tín hiệu tay để yêu cầu cung cấp một số vật liệu và công cụ phổ biến cần thiết để nhanh chóng dựng lên chướng ngại vật.

Tín hiệu cần cung cấp Dây rút nhựa

Web

Tín hiệu cần cung cấp Cây kéo

Web

Tín hiệu cần cung cấp Cờle vuông

Web

hongkong16

Người biểu tình tạo vật cản bằng cách buộc các vật lại với nhau

Báo hiệu vật liệu, thiết bị đã đủ

Web

Người biểu tình đảm bảo việc cung cấp vừa đủ và có tín hiệu để hiển thị để dừng việc chuyển thêm vật liệu, thiết bị đến địa điểm dự định.

Các cuộc biểu tình năm 2019 không có chỉ huy cấp cao như năm 2014. Nhưng sự phối hợp giữa những các cá nhân biểu tình bây giờ có vẻ tốt hơn và lan rộng hơn - và chiến thuật của họ, được tập hợp vào tháng 6, có thể tiếp tục phát triển.

Marco Hernandez and Simon Scarr

Nguyên tác : Hongkong Protesters- Coordinating chaos The tactics protesters use to fortify the frontlines, Reuters, 12/07/2019

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 22/07/2019

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Biểu tình chuyển sang bạo lực, Bắc Kinh hưởng lợi

Vài nghìn thanh niên Hồng Kông đã biểu tình trước cửa trụ sở LegCo (Nghị Viện Hồng Kông) ngày 01/07/2019, vài trăm người đã cắm trại qua đêm, trong số đó, một nhóm người đã phá được lớp kính chống đạn bảo vệ trụ sở Nghị Viện và đến 21 giờ, đã ùa vào bên trong đập phá, vẽ bậy, ném trứng, tháo tranh ảnh lãnh đạo... trong vòng ba giờ dưới sự quan sát của cảnh sát.

baoluc1

Người biểu tình đập vỡ kính ở Nghị Viện Hồng Kông ngày 01/07/2019. Reuters/Thomas Peter

Người biểu tình sập bẫy bạo lực của Bắc Kinh ?

Thông tín viên của báo Le Monde tại Hồng Kông, Florence de Changy, bất ngờ và ngạc nhiên về "những cảnh hỗn loạn chưa từng có ở Hồng Kông" trong số ra ngày 03/07/2019. Tại sao phải chờ đến ba tiếng, cảnh sát mới can thiệp, xịt hơi cay vào người biểu tình ? Trong thời gian đó, những cảnh hỗn loạn này được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới, kể cả tại Trung Quốc. Vậy mà trong suốt thời gian tuần hành ôn hòa, mà đỉnh điểm là 2 triệu người dân Hồng Kông xuống đường ngày 16/06, truyền thông chính thức Hoa lục không hé một lời.

Phe đối lập cho rằng những thanh niên biểu tình đã bị sập bẫy bạo lực mà chính quyền giăng ra. Theo chủ tịch Công đảng Lee Cheuk Yan, "thanh niên Hồng Kông không có chút hy vọng nào. Cuộc sống của họ đã khó khăn, còn về mặt chính trị, mọi hình thức ngôn luận đều bị xóa bỏ. Nếu chính phủ không phản ứng khi bạn biểu tình ôn hòa, vậy bạn còn cách nào khác ?". Trả lời thông tín viên Le Monde, luật sư Martin Lee đánh giá những thanh niên Hồng Kông này "ghét LegCo vì họ biết rằng Nghị Viện có thể sẽ thông qua luật dẫn độ. Và điều này sẽ biến Hồng Kông như bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc".

Ngay sau vụ đập phá LegCo, đồng loạt đài báo Hoa lục lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông Thái Anh Văn và đòi truy tố những thủ phạm gây rối. Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, im hơi lặng tiếng sau hàng loạt cuộc biểu tình, bất ngờ triệu tập họp báo ngay trong đêm để lên án hành động xâm phạm "vô cùng bạo lực" và "gây sốc".

Từ ôn hòa sang bạo lực : Chỉ Bắc Kinh có lợi

Trong một bài viết khác của Le Monde, nhà báo Harold Thibaut cho rằng "phong trào phản kháng chuyển sang bạo lực có lợi cho Bắc Kinh". Suốt ngày 02/07, truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục chiếu hình ảnh cảnh sát xịt hơi cay giải tán người biểu tình trước trụ sở Quốc Hội Hồng Kông, lên án những kẻ đập phá để làm mất uy tín yêu cầu tự chủ và tự do của họ trước sự can thiệp ngày càng lớn của chính quyền Bắc Kinh.

Hoàn Cầu Thời Báo lên án "những kẻ đập phá đầy bạo lực đang làm luật tại Hồng Kông". Chính quyền trung ương Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ để tố cáo những hành vi "nghiêm trọng và bất hợp pháp" đang "chà đạp lên Nhà nước pháp quyền", "gây tổn hại cho trật tự xã hội" và "làm suy yếu những lợi ích cơ bản" của Hồng Kông.

Cả nhật báo Le MondeLe Figaro nhắc lại chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng xâm phạm đến "chủ quyền và an ninh, thách thức chính quyền trung ương và quyền lực của luật pháp" sẽ là vi phạm "những lằn ranh đỏ" và là những hành động "tuyệt đối không chấp nhận được". Vậy mà đây là lại là cách thanh niên Hồng Kông đang theo đuổi để tìm lại tự chủ và tự do từng có ở đặc khu này. Theo Le Figaro, bây giờ chờ xem chủ tịch Tập Cận Bình phản ứng như thế nào trước phong trào phản kháng ở Hồng Kông.

Liệu Trung Quốc sẽ thay đổi chiến lược ở Hồng Kông ?

Câu hỏi này được nhật báo công giáo La Croix đặt ra trong mục "Thảo luận". Eric Sautedé, chuyên gia về thế giới Trung Hoa, nhận định "Bắc Kinh phải xem lại cách đánh giá và phải thỏa hiệp". Bắc Kinh từng nghĩ rằng xã hội Hồng Kông bị chia rẽ, bị suy yếu và bị khuất phục sau "phong trào Dù Vàng" năm 2014. Nhưng thực tế xã hội Hồng Kông lại hoàn toàn khác : người dân kháng cự, bị áp lực kinh tế, lo lắng cho tương lai của họ. Chuyên gia người Pháp cho rằng Bắc Kinh sẽ không siết thêm gọng kìm và trấn áp một cách mù quáng, mà sẽ phải ngừng can thiệp vào hệ thống chính trị và kinh tế của đặc khu này.

Tuy nhiên, chuyên gia về Trung Quốc Jean-François Di Meglio, chủ tịch Trung Tâm Châu Á, lại có quan điểm hoàn toàn khác. Ông cho rằng chế độ Bắc Kinh có hai lựa chọn giữa lật đổ phong trào hoặc để phong trào tự thoái. Lật đổ, có nghĩa là cài người vào phong trào và đẩy phong trào đến việc tự đánh mất uy tín. Theo ông, đây là giải pháp mà Bắc Kinh có thể lựa chọn. Còn để phong trào tự thoái như từng xảy ra với "phong trào Dù Vàng" năm 2014, thì giải pháp này có vẻ không mấy thành công.

Ông Jean-François Di Meglio loại trừ giải pháp thương lượng, được đánh giá là lựa chọn nguy hiểm cho Bắc Kinh, vì như vậy là gián tiếp công nhận những yêu sách của đường phố. Cuối cùng, ông cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tìm cách áp đặt một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này mà mỗi bên đều có lợi. Dự luật dẫn độ, hiện tạm ngừng, sẽ được rút hẳn. Như vậy, người dân Hồng Kông sẽ thỏa mãn, trong khi chế độ sẽ không bị mất mặt. Dù sao, chính quyền Bắc Kinh luôn đặt lên trên hết lợi ích mà Hồng Kông mang lại trong việc hội nhập vào đặc khu kinh tế Quảng Đông.

Hai gương mặt phụ nữ giúp EU thoát khỏi khủng hoảng

Cuối cùng, ngày 02/07, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã tìm ra được bốn gương mặt lãnh đạo mới, hai nữ và hai nam, như vậy bảo đảm về cân bằng giới tính trong bộ máy lãnh đạo, cũng như cân bằng về "tương quan lực lượng" giữa các nước sáng lập ra khối.

Tất cả các nhật báo Pháp, trừ Le Monde ra từ chiều hôm trước, đều đưa tin bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen trở thành chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, thay ông Jean-Claude Junker. Bà Christine Lagarde, người Pháp, hiện là tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trở thành chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) thay ông Mario Draghi. Quyền thủ tướng Bỉ Charles Michel được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Châu Âu thay ông Donald Tusk, và chính trị gia Tây Ban Nha Joseph Borrelle trở thành lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu thay bà Federica Mogherini.

Trang nhất của Les Echos là chân dung của hai bà Christine Lagarde và Ursula von der Leyen, "những khuôn mặt mới của Châu Âu". Nhật báo Le Figaro đề cao hai người phụ nữ đầy quyền lực với hàng tựa : "Châu Âu : hai phụ nữ để thoát khỏi khủng hoảng". Xã luận của Le Figaro nhận định, đứng bên hố sâu chia cắt, cả thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tạm gác sang bên "mối quan hệ đối đầu" để tìm ra được một thỏa hiệp vào phút chót.

Hầu hết các nhật báo đều sử dụng những từ "bất ngờ", "không ngờ tới" khi đề cập đến việc bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng Đức vào vị trí chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.

Trang nhất của Libération đăng hình ảnh bộ trưởng quốc phòng Đức với hàng tựa : "Điều bất ngờ của vị thủ lĩnh". Chân dung của nhà lãnh đạo cơ quan hành pháp Châu Âu được nhật báo kinh tế Les Echos phác họa trong bài : "Ursula von der Leyen, vị chủ tịch không ngờ tới của Ủy Ban Châu Âu". Le Figaro nhấn mạnh đến khía cạnh "một chính trị gia thân Pháp với lý lịch đặc biệt". Là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng trên chính trường Đức, bà trở thành giải pháp bất ngờ của các nguyên thủ và thủ tướng các nước thành viên để giải quyết cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Về tân chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Le Figaro cho rằng "Christine Lagarde trở về với nguồn cội Châu Âu". Với Les Echos, "Christine Lagarde, một phụ nữ tiên phong đứng đầu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu". Thực vậy, bà là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo bộ tài chính Pháp, là phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.

Việc quyền thủ tướng Bỉ Charles Michel được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch Hội Đồng Châu Âu được một nhà báo của nhật báo Bỉ La Libre, và được Le Figaro trích lại, cho rằng "không nên đánh giá thấp ông ấy" vì cũng như tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, ông Michel thuộc thế hệ có "khả năng thổi luồng gió mới" cho Liên Hiệp Châu Âu.

Hiệp định thương mại EU-Mercosur gây tranh cãi tại Pháp

Một chủ đề khác được các báo đề cập, đặc biệt là trên trang nhất của nhật báo La Croix, đó là hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối Mercosur.

Trang nhất của La Croix là câu hỏi : "Thương mại mang lợi ích cho ai ?". Nhật báo Công Giáo nhắc lại hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối Mercosur (gồm Brazil, Uruguay, Paraguay và Argentina) sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa xuất từ Liên Hiệp Châu Âu và đối với 92% hàng hóa nhập từ các nước Mercosur.

Liên Hiệp Châu Âu phải mở cửa một chút thị trường nông nghiệp thông qua hình thức quota : nhập mỗi năm 99.000 tấn thịt bò với mức thuế ưu đãi 7,5%, 100.000 tấn thịt gia cầm, 180.000 tấn đường và 650.000 tấn ethanol.

Đây là một trong những điểm của hiệp định với Mercosur khiến "tức giận nổi lên từ các bên" tại Pháp, theo bài viết của Le Figaro. Trong khi chính phủ Pháp tuyên bố "thận trọng" về việc áp dụng hiệp định có thể hình thành nên vùng tự do trao đổi mậu dịch lớn nhất thế giới, lãnh đạo đảng Xanh Yannick Jadot lên án Emmanuel Macron nói dối, vì khi tranh cử tổng thống Pháp, ông đã tuyên bố phản đối hiệp định với khối Mercosur, nhưng sau đó lại âm thầm ủng hộ tiếp tục đàm phán. Thượng nghị sĩ Bruno Retailleau, đứng đầu khối nghị sĩ đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa tại Thượng Viện, cho rằng ký thỏa thuận với Mercosur chẳng khác gì "ký vào hai bản đầu hàng, về xã hội và môi trường".

Tuy nhiên, theo Les Echos, trong khi "Paris gây sức ép đối với hiệp định Mercosur, Bruxelles trả lời các nhà nông". Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh rằng "nông nghiệp Châu Âu sẽ không bị mang ra đánh đổi : lượng quota thịt bò nhập khẩu sẽ không tăng lên, trái ngược với những gì các nhà phản đối hiệp định trên khẳng định".

Phụ nữ mắc ung thư nhiều hơn nam giới

Trong lĩnh vực xã hội, Le Monde, La Croix, Le Figaro quan tâm đến tình trạng mắc bệnh ung thư tại Pháp và thủ phạm chính vẫn là thuốc lá. Theo Le Monde, "tỉ lệ mắc ung thư tăng cao ở phụ nữ". Từ năm 1990 đến 2018, số ca ung thư mới tăng thêm 45% ở phụ nữ, so với 6% ở nam giới.

Số ca phụ nữ Pháp mắc bệnh ung thư vú đã tăng lên gấp đôi tính từ năm 1990 và là nguyên nhân chính gây tử vong, dù tỉ lệ chết vì căn bệnh này đã giảm 1,6% mỗi năm kể từ năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú là lạm dụng rượu. Bệnh ung thư tuyến tụy tăng thêm 2,7% ở nam giới và 3,8% ở phụ nữ. Bệnh ung thư phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với nam giới.

Tuy nhiên, Le Figaro lại nhận định : "Tỉ lệ tử vong liên quan đến bệnh ung thư giảm tại Pháp, trái với vẻ bề ngoài" nhờ dân số tăng và tỉ lệ lão hóa dân số Pháp cũng tăng.

Riêng La Croix quan tâm đến "tranh cãi quanh giá thuốc chữa bệnh ung thư". Ngày 03/07/2019, tổ chức phi chính phủ Y sĩ Thế giới (Médecins du Monde) nộp đơn kháng cáo về một loại thuốc thế hệ mới, được cho là chữa trị được một số bệnh ung thư (lymphocytes T) và đã được bán tại thị trường Châu Âu từ gần một năm nay. Thần dược này có giá từ 320.000 đến 350.000 euro đối với mỗi người bệnh.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Kinh bóp nghẹt hệ thống bầu cử Hồng Kông như thế nào ? (RFI, 21/06/2019)

Phong trào chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tại Hồng Kông tháng 6/2019, buộc chính quyền và Bắc Kinh lùi bước. Dự luật bị đình lại. Phong trào dân chủ Hồng Kông giành thắng lợi hiếm hoi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cảnh báo : Bắc Kinh chỉ tạm nhân nhượng. Về dài hạn, Trung Quốc đang thực thi kế hoạch bóp nghẹt hệ thống bầu cử tại cựu thuộc địa Anh Quốc, vốn mang nhiều chất dân chủ. RFI giới thiệu nhận định của nhà bình luận chính trị Hồng Kông Tang Phổ (Sang Pu), trên mạng Asialyst (1).

hongkong1

Nhiều người biểu tình mang Dù vàng, biểu tượng của phong trào "Occupy Central/Chiếm lĩnh trung tâm", Hồng Kông, 9/6/2019. Reuters/Tyrone Siu

1. Thao túng quy chế bầu cử lãnh đạo đặc khu

Nhà bình luận Tang Phổ, trong bài "Trung Quốc hủy hoại dần mòn hệ thống bầu cử Hồng Kông như thế nào ?", trước hết nhấn mạnh đến sự thao túng của chính quyền Trung Quốc đối với việc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính và Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông (tên viết tắt là LegCo, hay Nghị Viện đặc khu).

Trước hết là vấn đề lãnh đạo đặc khu Hồng Kông. Kể từ khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, người đứng đầu đặc khu này được bầu 5 năm một lần. Cử tri Hồng Kông không có quyền bầu trực tiếp lãnh đạo Hồng Kông. Người đảm nhiệm chức vụ này do một ủy ban bầu cử (có tên "Tuyển cử ủy viên hội") quyết định.

Theo lịch trình mà Luật cơ bản của Hồng Kông vạch ra, đặc khu này sẽ phải trở thành "một nền dân chủ thực thụ", có nghĩa là lãnh đạo đặc khu phải được bầu lên thông qua con đường phổ thông đầu phiếu, sau khi được một ủy ban - mang tính đại diện thực sự - lựa chọn theo thể thức dân chủ (điều 45), cũng như việc mọi dân biểu của Nghị Viện cũng phải được chọn ra thông qua con đường phổ thông đầu phiếu (điều 68).

Tuy nhiên, hy vọng Hồng Kông đi đến một dân chủ thực sự đã bị bóp nghẹt. Ngày 31/08/2014, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã dội gáo nước lạnh vào niềm hy vọng le lói của cử tri Hồng Kông, khi chính thức thông báo thể thức siết chặt việc bầu lãnh đạo đặc khu mới, kể từ năm 2017.

Ủy ban 1.200 thành viên (Tuyển cử ủy viên hội), với đa số thành phần do Bắc Kinh kiểm soát (2), có trách nhiệm chọn ra từ hai đến ba ứng cử viên chính thức, tranh cử chức vụ đứng đầu đặc khu, để sau đó đưa ra cho cử tri bỏ phiếu. Quy định này chặn đứng khả năng thực thi các nguyên tắc hướng đến dân chủ trong Luật cơ bản (Basic Law), hay Hiến pháp của Hồng Kông. Theo quyết định từ Bắc Kinh, tất cả các đảng phái chính trị tại Hồng Kông, hay cử tri Hồng Kông, dù với số lượng bao nhiêu, đều không có quyền trực tiếp cử người ra tranh chức lãnh đạo đặc khu.

Quyết định của Quốc hội Trung Quốc gây một làn sóng phản kháng chưa từng có, với phong trào bất tuân dân sự "Cách mạng Dù vàng", kéo dài hơn 2 tháng. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đổi ý. Lãnh đạo Hồng Kông như vậy vẫn tiếp tục được bầu lên theo thể thức "bất công" lâu nay.

2. Thao túng quy chế bầu cử Nghị Viện

Bên cạnh quy chế bầu lãnh đạo đặc khu, nhà bình luận chính trị Tang Phổ cũng chỉ trích cơ chế bầu cử Nghị Viện Hồng Kông hiện hành. Nghị Viện Hồng Kông với 70 nghị sĩ, được chia thành hai khối. Khối 35 dân biểu do cử tri 5 quận của Hồng Kông bầu lên trực tiếp và khối 35 nghị sĩ khác. Trong khối 35 nghị sĩ thứ hai, có 30 người được đại diện của khoảng 30 nhóm ngành nghề, và 5 người còn lại do 400 thành viên các hội đồng địa phương bầu chọn.

Các lực lượng chính trị dân chủ Hồng Kông nhìn chung được sự ủng hộ của khoảng từ 55 đến 60% cử tri đặc khu. Nhưng việc thiết kế quy chế bầu cử theo kiểu này đã cho phép Bắc Kinh gần như thao túng được toàn bộ các quyết định quan trọng.

Việc thiết kế hệ thống Nghị Viện theo hai nhóm đã tạo một rào cản khó vượt qua. Bởi một đề xuất lên Nghị Viện chỉ được thông qua, nếu được thông qua với đa số phiếu trong cả hai nhóm nghị sĩ. Mà chính quyền Trung Quốc lại đã có được sự ủng hộ của khoảng hai phần ba trong số đại diện các nhóm ngành nghề.

Viễn cảnh cải cách hướng đến cử tri bầu trực tiếp toàn bộ 70 nghị sĩ Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông trở nên bất khả thi sau quyết định của Quốc hội Trung Quốc, chỉ chấp nhận thể thức bầu dân chủ nói trên, một khi thể thức bầu lãnh đạo đặc khu theo quy định mới được thông qua. Mà bầu theo thể thức mới có nghĩa là người dân Hồng Kông chỉ được phép chọn lựa người lãnh đạo trong số các ứng viên đã được Bắc Kinh phê chuẩn.

3. Gài người vào các tổ chức dân chủ để gây chia rẽ

Theo nhà bình luận chính trị Tang Phổ, thì quy chế bầu cử Nghị Viện đối với nhóm 35 dân biểu cử tri bầu trực tiếp tại các đơn vị địa lý – hành chính, nhìn chung khuyến khích nhiều ứng cử viên quyết định lập ra các đảng phái chính trị mới. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của nhiều đảng phái dân chủ ở Hồng Kông trong thập niên vừa qua. Để thể hiện sự khác biệt với các đảng phái truyền thống, họ phải tỏ ra sáng tạo, thậm chí cực đoan hơn. Các đảng phái chính trị mới cũng mở rộng cửa cho người dân tham gia. Đây chính là một cơ hội khiến Bắc Kinh thao túng một số đảng mới, để thực hiện chính sách "chia để trị".

Một trong các biện pháp chủ yếu của chính quyền Trung Quốc là đưa người vào một số đảng mới xuất hiện, và sử dụng các tổ chức này để reo rắc tư tưởng cực đoan, mỵ dân, nhằm gây chia rẽ, xung đột nội bộ, khiến dân chúng ít tin tưởng hơn vào các đảng phái dân chủ... Cùng một chiến thuật này đã được Bắc Kinh sử dụng tại Đài Loan, Úc, Canada và thậm chí tại Mỹ.

Nhà bình luận chính trị Tang Phổ đặc biệt nhấn mạnh đến thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm chia rẽ các nhóm được coi là "ôn hòa" với các nhóm "triệt để", giữa các lực lượng dân chủ truyền thống với các nhóm ủng hộ tự trị hay độc lập cho Hồng Kông. Vụ rối loạn tại khu Mongkok năm 2016 bị điểm mặt là có bàn tay của Trung Quốc. Một cuộc điều tra đang được tiến hành.

Tháng 10/2016, một người tên là Win-kin Cheng đã bị một tòa án cấp quận của Hồng Kông kết án, vì đã tìm cách hối lộ một số chính trị gia ủng hộ tự trị cho Hồng Kông (trong đó có ông Lương Tụng Hằng (Sixtus Leung), đảng Yongspiration - Thanh Niên Tân Chánh), nhằm thuyết phục họ ra ứng cử, nhằm phân tán phiếu bầu cho các ứng cử viên khác (không có chính trị gia nào chấp nhận). Win-kin Cheng khai đã nhận tiền của một doanh nhân Trung Quốc họ Lý. Theo Minh Báo Hồng Kông, thì môi giới cho Win-kin Cheng và doanh nhân họ Lý gặp nhau là một số người có quan hệ thân cận với Văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại đặc khu Hồng Kông.

4. Một số thủ đoạn mới để loại trừ các ứng cử viên dân chủ

Theo nhà bình luận chính trị Tang Phổ, thì kể từ năm 2016, chính quyền Trung Quốc thúc đẩy Hồng Kông có thêm một số biện pháp mới để loại trừ các ứng cử viên dân chủ ngay từ vòng đăng ký tranh cử, và trong trường hợp đã đắc cử, ứng cử viên đắc cử vẫn có thể bị loại do vướng vào quy định tuyên thệ không đúng cách.

Kể từ năm 2016, những người muốn tranh cử dân biểu phải ký vào một tờ khai in sẵn, khẳng định tôn trọng Luật cơ bản, đặc biệt là điều 1, đòi hỏi phải chấp nhận Hồng Kông là một bộ phận "không thể tách rời" của Trung Quốc. Những người muốn ứng cử cũng phải khẳng định trung thành với chính quyền Hồng Kông, bằng văn bản viết. Chính quyền Hồng Kông dành cho người đứng đầu ủy ban tổ chức bầu cử quyền hạn rất lớn trong việc thẩm định việc một cử tri có trung thành với Luật cơ bản một cách "thành thực" hay không.

Theo nhà bình luận Tang Phổ, chính quyền Hồng Kông liên tục chuyển dịch "lằn ranh đỏ", tùy theo đòi hỏi chính trị nhất thời, đi ngược lại Quy ước về quyền dân sự và chính trị của chính đặc khu Hồng Kông, khiến cán cân chính trị tại Hồng Kông ngày càng nghiêng về phe thân Bắc Kinh. Thể thức thẩm định độc đoán này hiện có xu hướng mở rộng sang các cuộc bầu cử địa phương, sắp diễn ra. Thể thức này hiện đã được một tòa án cấp dưới chấp thuận.

Việc không tuân thủ đúng quy định về tuyên thệ nhậm chức dân biểu cũng có thể bị coi là một tiêu chí để loại trừ một ứng cử viên đắc cử. Trong những đợt bầu cử trước, nhiều nghị sĩ phe dân chủ đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có việc đọc sai lời tuyên thệ, hoặc mang trang phục với dấu hiệu phản kháng, để thể hiện sự bất tuân đối với chính quyền đặc khu và Bắc Kinh, nhưng cho dù lời tuyên thệ bị đọc sai (ví dụ như đọc sai chữ "Trung Quốc" hay biến lời tuyên thệ thành một câu hỏi chẳng hạn), các tân nghị sĩ vẫn có thể đọc lại.

Giờ đây, theo cách giải thích về điều 104 Luật cơ bản Hồng Kông của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc (2016), người đắc cử dân biểu không có quyền tuyên thệ lần thứ hai để sửa sai. Tòa thượng thẩm Hồng Kông đã chấp nhận cách giải thích của Quốc hội Trung Quốc. Theo ông Tang Phổ, cách giải thích này là hết sức phi lý, chưa có tiền lệ và hoàn toàn không dựa vào luật Hồng Kông. Chưa kể việc điều 104 Luật cơ bản Hồng Kông không hề nói đến việc tân dân biểu phải tuyên thệ trung thành nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Ngày 15/12/2017, phe dân chủ mất đa số tuyệt đối tại Nghị Viện, do một số dân biểu bị loại, vì các siết chặt nói trên.

Nhà bình luận chính trị Tang Phổ cũng nhấn mạnh đến chiến lược tổng thể của chính quyền Trung Quốc, cùng chính quyền Hồng Kông, đang hủy hoại dần dần từng bước một các định chế dân chủ tại Hồng Kông, như "bóc hành theo từng lớp vỏ". Phương thức mà Bắc Kinh đang làm không khác những gì mà chính quyền phát xít Đức đã làm trước đây đối với các lực lượng chính trị cộng sản, nghiệp đoàn, các tổ chức của người Thiên Chúa giáo, người Do Thái… trước và trong Thế Chiến Hai (3).

Trọng Thành

Ghi chú :

1) Bài"Hong Kong : comment Pékin déconstruit patiemment le système électoral", Asialyst, 16 juin 2019 (người dịch sang tiếng Pháp David Bartel). Bài viết nằm trong cuốn China’s Sharp Power in Hong Kong,  tác phẩm tập thể do Benny Yiu Ting-tai và một số lãnh đạo phong trào Occupy Central phụ trách.

2) Quy định thành phần hơn 1.000 thành viên ủy ban bầu chọn lãnh đạo đặc khu, trong Luật cơ bản Hồng Kông, được đánh giá là có lợi cho việc Bắc Kinh đưa người thân cận vào định chế quan trọng này.

3) Ông Tang Phổ cũng dự đoán Bắc Kinh trong thời gian tới sẽ tiếp tục có các thủ đoạn nhằm hủy diệt dân chủ tại Hồng Kông, như sắp xếp lại các đơn vị bầu cử, kể từ cuộc bầu cử các hội đồng cấp quận năm 2019 (bổ sung thêm 21 đơn vị), cho phép người dân có giấy tờ thường trú - trong đó có nhiều thành phần thân cận với chế độ Bắc Kinh - bỏ phiếu, đầu tư tài lực hậu thuẫn để các ứng viên thân Bắc Kinh mua chuộc cử tri… hay giải tán một số đảng phái chính trị (như Đảng Dân Tộc Hồng Kông).

*******************

Hồng Kông : luật dẫn độ dẫn Bắc Kinh vào ngõ hẹp (RFI, 21/06/2019)

Chính quyền Trung Quốc muốn biến Hồng Kông thành một đặc khu kiểu mẫu để chiêu dụ hoặc ép buộc Đài Loan hội nhập vào Hoa lục. Tuy nhiên, dân Hồng Kông xuống đường như biển người, vứt bỏ dự luật dẫn độ, cảnh báo Bắc Kinh là họ không để bị nuốt sống. Dự luật bị đình chỉ. Lãnh đạo Hồng Kông và Trung Quốc đều nằm trong thế kẹt.

hongkong3

Người biểu tình trương một tấm bảng khi tham dự một cuộc biểu tình yêu cầu các nhà lãnh đạo của Hồng Kông từ chức và rút dự luật dẫn độ, tại Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 16 tháng 6 năm 2019. Reuters / Jorge Silva

Chưa bao giờ chế độ cộng sản Trung Quốc bị thách thức mạnh mẽ như vậy kể từ sau phong trào dân chủ Thiên An Môn. Hồng Kông chỉ có 7,3 triệu dân mà hơn 2 triệu người xuống đường chống luật dẫn độ, chống toà án Trung Quốc thay thế tư pháp đặc khu.

Vào năm 2014, phong trào Dù Vàng nổi dậy kéo dài 80 ngày. Lúc đó dân Hồng Kông tranh đấu đòi được quyền bầu lãnh đạo một cách dân chủ và bác bỏ đề nghị "Đảng cử để đại cử tri bầu" của Bắc Kinh. Cuối cùng phe tranh đấu không đạt được gì hết.

Lần này, đối với người dân Hồng Kông, nếu dự luật dẫn độ được ban hành, thì đây sẽ là một bước lùi dân chủ rất lớn, trong khi Hồng Kông có pháp luật hẳn hoi và độc lập.

Dân Hồng Kông xem luật dẫn độ là một âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc. Một nhà tranh đấu lý giảiNếu luật dẫn độ được ban hành thì người nước ngoài sẽ bỏ Hồng Kông. Không có đầu tư thì Hồng Kông nghèo đi. Hồng Kông nghèo đi thì tất cả mọi người không riêng gì tầng lớp trung lưu bị tổn hại và cuối cùng lệ thuộc vào Hoa lục.

Phá lá chắn "nhất quốc lưỡng chế"

Nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ", lá chắn bảo vệ bản sắc dân tộc từ năm 1997, bị đe dọa nghiêm trọng. Vì sao ? RFI tìm hiểu với giáo sư Jean- François Huchet, đại học ngôn ngữ Đông phương Inalco, Paris trong chương trình "Giải mã" : Nguyên tắc một nước hai chế độ bị đe dọa.

Dự luật này nếu được ban hành sẽ cho phép dẫn độ bất kỳ một người nào đang cư trú tại Hồng Kông bị cáo buộc là phạm pháp theo một định nghĩa rất mơ hồ, qua một nước khác nhất là Trung Quốc. Tất cả mọi người đều có thể bị luật này chi phối từ những nhà hoạt động chính trị cho đến các tổ chức thiện nguyện. Từ năm 1997, rất nhiều nhà hoạt động, nghiệp đoàn độc lập chạy sang lãnh địa này tị nạn. Một hiệp hội bảo vệ người lao động, bị cấm hoạt động tại Hoa lục, nếu đặt cơ sở ở Hồng Kông vẫn có thể bị truy tố theo luật Trung Quốc trong khi Hồng Kông có một hệ thống tư pháp độc lập. Luật Hồng Kông, do yếu tố lịch sử, là luật của Anh Quốc nên hoàn toàn khác với luật của chế độ Trung Quốc. Toà án Hồng Kông độc lập với chính quyền trong khi đó, luật pháp tại Hoa lục như thế nào thì mọi người đã rõ. Người Hồng Kông do vậy rất sợ viễn ảnh bị xét xử theo công lý một chiều của Trung Quốc không theo nguyên tắc tam quyền phân lập như ở Hồng Kông hiện nay.

Vì sao Bắc Kinh phá mô hình "một quốc gia hai chế độ", đề xuất của chính ông Đặng Tiểu Bình ? Giáo sư Jean- François Huchet :

Một quốc gia hai chế độ là nguyên tắc được thiết lập trong vòng đàm phán giữa Luân Đôn và Bắc Kinh trong những năm 1980, 1984. Đó là công thức cho phép Trung Quốc thu hồi một lãnh địa mà đời sống được tổ chức một cách hoàn toàn khác biệt với Hoa lục vẫn được tiếp tục sinh hoạt như thế thêm 50 năm nữa, từ 1997 đến năm 2047 thì chấm dứt.

Chúng ta thấy Hồng Kông được tự trị trong nhiều lĩnh vực. Về thương mại, Hồng Kông là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, có hệ thống tài chính riêng, tiền tệ riêng. Trong thống kê hoạt động thương mại thế giới, Hồng Kông cũng độc lập với Trung Quốc.

Từ 22 năm qua, chính quyền Trung Quốc luôn cảm thấy khó chịu vì mảnh đất nhỏ dân chủ này cho dù chỉ là một nền dân chủ tương đối. Trong khi đó, người dân Hồng Kông muốn cải cách sâu rộng hơn nữa, muốn dân chủ hơn nữa nên xảy ra phong trào "Dù Vàng" năm 2014, đòi bầu trưởng đặc khu theo lối phổ thông đầu phiếu và tự do. Trung Quốc cũng gặp chống đối ngay từ năm 1997 khi muốn thụt lùi xóa đi những tiến bộ chính trị tại Hồng Kông mà vị toàn quyền cuối cùng là Chris Patten mang lại nhất là về bầu cử lãnh đạo và nghị viện.

Hồng Kông ra sao sau năm 2047 ?

Câu hỏi then chốt là sau năm 2047 thì Hồng Kông sẽ ra sao ? Theo thông tín viên Florence de Changy của RFI và Le Monde, dân Hồng Kông không nghĩ xa xôi. Nhiều người biểu tình cho biết họ chỉ mong "Hồng Kông làHồng Kông từ nay cho đến 2047. Trước khi đến kỳ hạn chừng 15 năm thì họ sẽ tính đến thời hậu 2047". Tuy nhiên, công luận hy vọng trong 22 năm còn lại, tình hình sẽ có biến chuyển. Dường như trong các cuộc thương lượng, lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và thủ tướng Anh Margaret Thatcher ngầm dự đoán là vào thời điểm đó, chính sách mở cửa và tứ hiện đại hóa cộng với dân chủ hóa, Trung Quốc trở thành một nước dân chủ. Do vậy, thống nhất với Hoa lục không còn là một chướng ngại.

Còn theo giáo sư Jean-François Huchet , tất cả tùy thuộc vào diễn tiến tình hình tại Hoa lục và Hồng Kông từ nay cho đến 2047. Với Tập Cận Bình, liệu Trung Quốc tiếp tục làm mọi cách để siết chặt, để kềm tỏa Hồng Kông bằng những văn bản pháp lý như dự luật dẫn độ. Nếu chính quyền Trung Quốc thành công thì xem như xóa sạch nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ". Năm 2047 sẽ đến một cách êm ả, không có chuyện gì đặc biệt để nói.

Vấn đề là dân Hồng Kông cương quyết bảo vệ văn hóa, bản sắc yêu chuộng tự do của mình :

Có rất nhiều khác biệt giữa Hồng Kông và Hoa lục. Tự do báo chí, người dân được tự do phát biểu, tự do học hành, không bị nhồi sọ tuyên truyền chính trị. Trong nhiều lãnh vực, Hoa lục không thể sánh bằng Hồng Kông. Dân Hồng Kông có quyền tự do lập hội, tự do thành lập nghiệp đoàn bảo vệ người lao động, có quyền biểu tình, có quyền đình công. Người dân Hồng Kông có dịp sang Hoa lục đều nhận ra được sự khác biệt giữa hai xã hội.

Vì sao có sự khác biệt văn hóa này ? Trước hết, dân Hồng Kông là dân tứ xứ. Một bộ phận là thế hệ hai, thế hệ ba, ông bà cha mẹ có gốc gác ở Hoa lục nhưng chạy qua Hồng Kông trốn chế độ cộng sản Mao Trạch Đông. Những người này có ký ức đau thương với quê cha đất tổ.

Thành phần thứ hai, cũng từ Hoa lục chạy sang nhưng gần đây hơn, vào thập niên 1980 khi Trung Quốc mở cửa. Thế nhưng, thành phần này, sau 15 năm, 20 năm sống tại Hồng Kông, họ tự xem mình là người Hồng Kông hơn là người Hoa lục, một phần cũng vì thừa hưởng cuộc sống tự do.

Do hiện tượng di dân này mà tỷ lệ người Hoa lục định cư tại Hồng Kông ngày càng tăng so với dân bản địa.Thế nhưng Bắc Kinh muốn nhanh chóng "Hán hóa" lãnh địa bằng những kế hoạch mà cuối cùng phải đình chỉ vì đụng với tinh thần phản kháng mãnh liệt. Cụ thể là dự án bắt học sinh phải được giáo dục ái quốc theo nghĩa không cho rèn luyện tinh thần phê phán. Phải học lịch sử Trung Quốc nhưng không được tìm hiểu về các sự kiện lịch sử quan trọng như vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 hoặc có thì cũng chỉ trình bày một chiều theo kiểu tuyên truyền ở Trung Quốc.

Mục đích của giáo dục ái quốc là làm cho người dân Hồng Kông trở thành ngoan ngoãn hơn, yêu Trung Quốc hơn.

Tuy nhiên, đụng đến giáo dục, Trung Quốc gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo, kiểm soát rất nhiều trường học ở Hồng Kông. Người ta không quên Hồng y Trần Nhật Quân, người bảo vệ triệt để nền dân chủ tại Hồng Kông cũng là động lực cỗ vũ cho các phong trào tranh đấu đẩy lùi các dự án siết chặt tự do trong đó có dự án cải cách giáo dục năm 2012.

Mưu toan "Hán hóa" không thành công. Trong đời sống hàng ngày, người ta thường xuyên chứng kiến những vụ cãi vã giữa du khách Hoa lục và dân cư Hồng Kông. Điều này cho thấy có sự xung khắc giữa hai nền văn hóa.

Hồng Kông, Đài Loan trong thế liên hoàn : ác mộng của Bắc Kinh

Một câu hỏi không kém quan trọng ở đây là phải chăng chính quyền thân Bắc Kinh ở Hồng Kông đánh giá thấp dân chúng đặc khu ? Hoặc là Tập Cận Bình muốn nhanh chóng "bình định chư hầu để củng cố quyền thiên tử" theo văn hóa phong kiến ? Theo giáo sư Jean- François Huchet, Bắc Kinhlo sợ một phong trào độc lập nổi dậy ở Hồng Kông, tạo thêm thanh thế cho Đài Loan :

Lúc khởi đầu, nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" được Trung Quốc tôn trọng khá rộng rãi trừ trường hợp liên quan đến bầu cử tự do mà toàn quyền Chris Patten ban hành trong những ngày tháng cuối cùng. Nhưng từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, Bắc Kinh tiến hành chính sách cứng rắn tại khắp các lãnh thổ ven biên từ Tây Tạng cho đến Tân Cương. Tại Tân Cương, hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị tập trung cải tạo. Trung Quốc cũng lên giọng với Đài Loan và quốc tế. Hồng Kông cũng là nạn nhân trong chính sách này. Trong lãnh vực xuất bản xảy ra chuyện chủ nhân và nhân viên bị bắt cóc đem về Hoa lục. Ở đại học, ngày càng có nhiều giới hạn về chương trình giảng dạy. Tự do báo chí và độc lập tư pháp cũng bị siết từ từ.

Năm 2014, xảy ra phong trào "Dù vàng" khi Bắc Kinh muốn sửa luật bầu cử tại Hồng Kông. Một lần nữa, Trung Quốc đụng phải giới trẻ ý thức tương lai gắn liền với nền dân chủ. Đó là lần đầu tiên phong trào học sinh sinh viên tung ra khẩu hiệu "đòi độc lập". Điều này làm Bắc Kinh lo sợ một phong trào độc lập nổi lên và lan rộng. Đó là lý do cần có một đạo luật dẫn độ để toà án Trung Quốc có thể trừng phạt các nhà hoạt động chính trị với những bản án nặng nề.

Dự luật dẫn độ làm tràn ly nước đầy vì đụng thẳng vào nguyên tắc cơ bản của quyền tự do vì vậy mà dân Hồng Kông cực lực phản đối.

Donald Trump xoa tay

Kế hoạch mở đường "pháp lý" triệt đối lập và đảng viên ly khai trốn qua Hồng Kông tạm thời bị ngưng lại.

Trên thực tế, Trung Quốc rơi vào ngõ cụt. Hoặc Bắc Kinh thú nhận sai lầm, nhìn nhận chiến thắng của phong trào xuống đường với hệ quả là trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức. Nếu không, phe thân Bắc Kinh có nguy cơ bị thất bại lớn trong cuộc bầu cử hai năm tới (Le Monde 18/06/2019).

Điều nguy hiểm cho Bắc Kinh hơn nữa là tại Hoa Kỳ, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà cùng quyết định là nếu Hồng Kông không còn chính quyền thượng tôn pháp luật thì Washington sẽ đình chỉ các hiệp định kinh tế với đặc khu, chấm dứt những đặc quyền mà Bắc Kinh thụ hưởng gián tiếp. Nói cách khác, "luật dẫn độ" vô tình tặng cho Donald Trump một lá chủ bài mới trong canh phé chiến tranh thương mại với Tập Cận Bình.

Tú Anh

********************

Hàng ngàn người biểu tình phong tỏa trụ sở cảnh sát Hồng Kông (RFI, 21/06/2019)

Hàng ngàn người biểu tình mặc trang phục màu đen hôm 21/06/2019 tập trung trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông để đòi trả tự do cho những người đấu tranh bị bắt trong những ngày gần đây, và yêu cầu trưởng đặc khu phải từ chức.

hongkong2

Biểu tình tại Hồng Kông ngày 21/06/2019. Reuters/Tyrone Siu TPX IMAGES OF THE DAY

Ngay từ sáng sớm, nhiều người đã xuống đường tại khu vực trung tâm thành phố, hầu hết mặc đồ màu đen, màu áo được chọn lựa trong cuộc biểu tình vĩ đại quy tụ hai triệu người vào Chủ nhật tuần trước. Họ mang khẩu trang, hô những khẩu hiệu phản đối chính quyền và phong tỏa Harcourt Road, con đường dẫn vào Nghị Viện, trong một thời gian ngắn.

Sau đó đoàn người chuyển hướng về trụ sở cảnh sát Hồng Kông, đòi thả những người biểu tình bị bắt, mở điều tra về bạo lực cảnh sát. Họ hô vang "Xấu hổ cho cảnh sát côn đồ !". Bên cạnh đó, người biểu tình còn đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ và trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức.

Bà Quan Dư Khải (Yu Hoi Kwan), một trong quan chức của cảnh sát Hồng Kông kêu gọi người biểu tình giải tán với lý do "Số lượng người đông đảo vây quanh trụ sở cảnh sát sẽ gây khó khăn cho việc cấp cứu". Bà cho báo chí biết, một ê-kíp đã được gởi đến để thương thuyết với người biểu tình.

Lời kêu gọi xuống đường hôm nay do nghiệp đoàn sinh viên đưa ra, cùng với các nhà tổ chức không chính thức thông qua các mạng xã hội, và các ứng dụng tin nhắn mã hóa như Telegram. Chẳng hạn như thông báo : "Có vô số cách để tham gia, hãy hình dung ra hành động của bạn để chứng tỏ tình yêu Hồng Kông. Ngày 21/6 không phải là ngày kết thúc đấu tranh, mà cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục trong những ngày tới".

Những người phản kháng dự định tổ chức picnic trước Nghị Viện, biểu tình bằng cách di chuyển thật chậm trên đường và trên các phương tiện giao thông công cộng, cổ vũ cư dân tập trung tại nhiều nơi trong thành phố để bày tỏ sự ủng hộ phong trào. Các cơ quan chính quyền hôm nay phải đóng cửa vì lý do an ninh.

Sau hai cuộc biểu tình lịch sử với một triệu người tham gia hôm 9/6 và hai triệu người hôm 16/6, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phải thông báo hoãn lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tuy nhiên bà đã không hủy bỏ dự luật này.

Trong một diễn biến khác, thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) hôm nay cho biết một kiến nghị đòi chính phủ Pháp thu hồi Bắc đẩu bội tinh đã tặng cho bà Lâm năm 2015 đã thu thập được trên 160.000 chữ ký.

Thụy My

Published in Châu Á

Theo cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, thì các bị can Dương Văn Ngoan, Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Phan Văn Lành, Nguyễn Thị Hòa, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An và Nguyễn Xí đã bị buộc tội "Gây rối trật tự công cộng", theo các điểm b, c, đ khoản 2, Điều 318 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

thung1

Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/06/2018

Đây là những người dân đã tham gia cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh mạng, dự luật đặc khu và phản đối các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân đang đầu độc môi trường tỉnh Bình Thuận. Biểu tình này kéo dài từ ngày chủ nhật 10/06/2018 đến hôm sau đó, kèm theo bạo lực từ đám đông.

Không có ai là phản động

Cáo trạng không cho đây là cuộc biểu tình, mà chỉ là "có rất nhiều người dân tham gia tụ tập đông người trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc thôn Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận làm mất an ninh trật tự, gây cản trở giao thông" (trích trang 7, phần "Kết luận").

"Ngoan (tức bị can Dương Văn Ngoan) nhìn thấy có rất đông người tụ tập trên Quốc lộ 1A gây ách tắc giao thông và nhiều người đang dùng gạch, đá ném vào lực lượng cảnh sát cơ động, nên lực lượng cảnh sát cơ động đưa lá chắn lên chống đỡ và có tiếng la : "Cơ động đánh chết dân rồi", Ngoan cũng la theo : "Cơ động đánh chết dân rồi", đồng thời Ngoan nhặt đá (4x6) cm chạy theo ném liên tục vào lực lượng cảnh sát cơ động. Sau khi ném xong, Ngoan thấy một thanh niên đeo khẩu trang bịt mặt trên tay có cầm một chai xăng (loại chai bia Sài Gòn) đã châm lửa cháy trên miệng chai, Ngoan dùng tay trái giật lất chai xăng của người thanh này ném vào lực lượng cảnh sát cơ động…".

Trích bút lục số 206-214.

Bút lục 262-270 cho biết :

"Lúc này có một nhóm thanh niên (khoảng 4 người không rõ lai lịch), trong đó người đi đầu bê 01 thùng gỗ và họ rủ nhau đi vào trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ nên Lành (tức bị can Phan Văn Lành) cũng đi theo và một người thanh niên bê thùng gỗ đưa cho Lành một trái nổ đồng thời hướng dẫn cho Lành cách rút chốt trái nổ, và nói Lành sau khi rút chốt thì ném trái nổ vào trong xe ô tô đậu trên sân.

(…) Sau đó, Lành cùng nhóm thanh niên đi lên trên lầu của dãy nhà lầu đối diện cổng chính để tìm trái nổ, qua lục soát Lành cùng đám thanh niên lấy được 03 thùng gỗ đựng trái nổ rồi khiêng xuống và đặt ở vị trí gần vọng gác". 

Chi tiết cáo trạng cho biết cả 9 bị can đều hưởng ứng cuộc biểu tình từ hiệu ứng tâm lý đám đông. Những hành vi bạo lực mà cả 9 bị can đã gây ra cũng đến từ sự kích động của đám đông cuồng nhiệt. Cáo trạng không quy kết nguyên nhân phạm tội đến từ ‘sự kích động của các đối tượng phản động’ như kênh truyền hình An ninh TV trong thời gian đó từng cáo buộc.

Tình tiết pháp lý cần thiết đặt ra trong vụ án "Gây rối trật tự công cộng" tại cáo trạng số 23/CT-VKS-P2, là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cụ thể như thế nào là "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" ?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về sử dụng "Hung khí" khi gây rối sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Tuy nhiên, hiện nay Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không có quy định như thế nào là hung khí.

Sở dĩ nhấn mạnh về hai tình tiết "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội", và "hung khí" là gì, vì diễn biến cuộc biểu tình bạo lực diễn ra hồi trung tuần tháng 6-2018 tại Bình Thuận rõ ràng là có một kịch bản và sự chuẩn bị, phối hợp khá nhịp nhàng.

Dồn nén tích tụ…

Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 có nêu rằng (tóm tắt) một số bị can đã nhận một vật gây nổ được nhóm thanh niên vận chuyển đến với số lượng tính bằng thùng. Nhóm thanh niên này hướng dẫn cách rút chốt, ném để gây nổ vào những vị trí không gây ra sát thương.

Cáo trạng cho biết cơ quan điều tra chưa tìm ra nhóm người đó là ai, dụng cụ gây nổ quân dụng này ngoài ở trụ sở công an, thì nó còn đến từ đâu ?. Cả 9 bị can đều khai rằng trong sự kích động của đám đông, họ đã nhận các vật nổ và ném mà không nghĩ rằng đây là hành vi có thể gây sát thương ; và họ cũng chẳng quen biết, không hề nhận tiền bạc của nhóm người lạ ấy khi thực hiện các hành vi như cáo buộc.

Cả 9 bị can nói trên đều là những người bị cuốn theo sự kích động đám đông cuộc biểu tình. Cần phải làm rõ ai là người đã kích động đám đông biểu tình kèm bạo lực ? Một khi chưa thể tìm ra những thủ phạm đã kích động, và hậu quả của cuộc biểu tình này không do 9 bị can gây ra, thì cần thiết xem xét việc xử lý hành chánh thay cho cáo buộc hành vi hình sự của 9 bị can.

Vấn đề khác đặt ra : vì sao người dân chọn quyền biểu tình ? Tạm gác qua nghi ngờ về một kịch bản sắp đặt, có thể nhận ra việc biểu tình là lẽ tất yếu của sự dồn nén, của tức nước vỡ bờ.

Dự luật đặc khu đã trao cho nhà đầu tư nước ngoài quá nhiều quyền sở hữu tài sản đất đai ở Việt Nam. Dự luật an ninh mạng thì đe dọa hình sự hóa tất cả mọi phản kháng của người dân về chính sách. Các dự án nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư ở Bình Thuận đang gây ô nhiễm trầm trọng. Nay nếu lại cho nhà đầu tư như Trung Quốc quá nhiều đặc quyền, và cấm đoán người dân phê phán chính sách, pháp luật của nhà nước trên mạng xã hội… thì sự uất hận phải trút vào đâu, nếu đó không phải là xuống đường biểu tình ?

Lo lắng về mưu sinh, sự an nguy của sức khỏe chính là lý do để người dân tham gia vào các cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6-2018. Không quá lời khi nói rằng nhiều lúc chỉ cần một mồi lửa nhỏ vào đám đông người dân đã bức xúc tích tụ, đã khiếu kiện lâu ngày nhưng nhà nước vẫn không giải quyết thỏa đáng, thì việc bùng nổ biểu tình là tất yếu.

Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo đảng, với những dự thảo luật liên quan đến toàn xã hội thì các cơ quan soạn thảo, kể cả chính phủ, quốc hội nên minh bạch lấy ý kiến chuyên gia, các nhà lập pháp, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân để họ đóng góp, luật sẽ hoàn thiện hơn và sẽ không gây ra căng thẳng. Khi đó, những ai muốn lợi dụng, có muốn kích động, xúi giục cũng không được, vì luật đã được nhiều người bàn thảo, góp ý, có gì thắc mắc đã được nắm bắt và giải quyết kịp thời.

Ai đã châm mồi lửa ?

Một chút bên lề của cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6/2018. Đồng nghiệp của người viết hiện là tổng biên tập một tờ báo có trụ sở gần bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn kể rằng cô ấy đã ra tận nơi để tìm hiểu. Trong sổ tay của nhà báo này ghi rằng thực sự có nhóm người lạ đi xe gắn máy từ hướng Thành phố Hồ Chí Minh ra Phan Thiết để kích động bạo lực trong cuộc biểu tình.

"Họ chắc chắn là dân Phan Thiết. Họ cũng chính là một phần của cái đám đông đã nổi tiếng trên mọi kênh truyền thông với hình ảnh tràn xuống các ngả đường Phan Thiết những ngày trung tuần tháng 6/2018. Chỉ có điều, họ không phải là những người ném bom, đốt ủy ban hay đối đầu với cảnh sát. Họ chỉ là khán giả". Vị nhà báo nữ chia sẻ đầy ẩn ý.

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nhận xét : "Sẽ rất đơn giản để biết rằng có vai trò của thế lực nội bộ đạo diễn đốt phá hay không, bằng vào kết quả báo cáo của Công an Bình Thuận sau khi điều tra ‘các đối tượng kích động xúi giục biểu tình’. Nếu báo cáo này chỉ chung chung như báo cáo được công bố của ngành công an vào năm 2014 khi nổ ra cuộc biểu tình đập phá và đốt phá các doanh nghiệp ở Bình Dương và Đồng Nai, người ta có thể cho rằng vụ đốt phá ở Phan Thiết được giật dây và tổ chức bởi một thế lực trong nội bộ Đảng cộng sản - một thế lực đủ mạnh mà ngay cả Bộ Công an cũng không dám xử lý" (1).

Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, đã gián tiếp là câu trả lời cho ý kiến trên của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Đơn giản hơn, không chỉ người dân quê nghèo ở Bình Thuận, mà còn với rất nhiều người dân khác, khó thể biết trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ của công an tỉnh Bình Thuận đóng tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình lại có những thùng gỗ đựng trái nổ đang cất giữ, để họ chủ động tìm kiếm - theo cáo trạng thì việc tìm kiếm lại rất dễ dàng, biết rõ đang nằm ở tầng lầu nào ! - và dùng nó để tấn công lực lượng cảnh sát cơ động. 

Minh Châu – Dương Thị Tân

Nguồn : VNTB, 18/12/2018

(1) http://bit.ly/2ExnMjM

Published in Diễn đàn
vendredi, 31 août 2018 11:38

Hòa bình hay bạo lực ?

Những người quan sát các biến động chính trị xã hội tại Việt Nam hẳn không thể quên hình ảnh cuộc xuống đường khổng lồ ngày 10/6/2018 tại Sài Gòn, những vụ bắt bớ đánh đập tàn bạo người biểu tình tại công viên Tao Đàn, những cuộc dàn quân chống bạo động rồi đốt xe tại Phan Rí... và vô cùng nhiều hình ảnh khác nữa giữa về sự xung đột giữa người dân và cảnh sát trong năm vừa qua. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đàn áp rất dài những tiếng nói bất đồng trong xã hội Việt Nam. 

hoabinh1

Biểu tình hòa bình - Ảnh minh họa

Trong hơn 10 năm trở lại đây, tổng số người bị bắt bớ, bị hành hung, bị tù đày do có những phát biểu trái với quan điểm của đảng cộng sản lên tới con số hàng ngàn. Nổi bật nhất là những người như Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Ba Sàm, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm... là những người hoàn toàn phi bạo lực trong suốt quá trình hoạt động của mình. Những người này lên tiếng không vì quyền lợi của họ. Chính vì thế họ được sự ủng hộ trực tiếp cũng như gián tiếp vô cùng lớn của một khối quần chúng khổng lồ, vượt thời gian, xuyên biên giới. Bắt rồi bỏ tù, bịt miệng người đấu tranh ôn hòa bằng mọi biện pháp "nghiệp vụ", nhà cầm quyền tưởng chừng nắm thế thượng phong trong việc kiểm soát xã hội, nhưng không phải. Cuộc biểu tình ngày 10/6 là một minh chứng rõ nét gần đây nhất cho sự bất lực của chế độ trong việc dập tắt các phản kháng của người dân. Không có bất cứ một gương mặt nổi bật nào cả miền Bắc hay miền Nam tham gia cuộc biểu tình đó. Bịt mồm được những người tiên phong, nhưng họ không thể bịt mồm hàng triệu người dân khác đang dần tỉnh ngủ và nắm lấy ngọn cờ của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên, khi thiếu đi những gương mặt, những tiếng nói ôn hòa mang tính đại diện quần chúng, cuộc đấu tranh này đang ở khúc quanh nguy hiểm, có thể dẫn tới bạo động ở quy mô lớn, có đổ máu, có bạo lực vô cùng tàn tệ. Đó là điều bất cứ ai mong muốn cho một Việt Nam yên hòa trong tương lai không thể chấp nhận, kể cả những người từng bị đảng cộng sản đàn áp một cách dã man nhất. Sự kiện gần đây nhất là đang có lời kêu gọi trên mạng xã hội về một cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trong dịp quốc khánh 2/9 tới đây. Không ai biết lời kêu gọi này xuất phát từ đâu. Không ai biết sẽ có bao nhiêu người tham gia. Và không ai biết rồi sẽ có bao nhiêu người bị bắt bớ, bị đánh đập, bị đổ máu trong mấy ngày tới đây. Chỉ biết rằng tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang và các nơi có những khu công nghiệp tập trung lớn, một lực lượng khổng lồ gồm an ninh, cảnh sát, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... đang được triển khai huy động toàn bộ vào việc chống biểu tình. Điều không khó đoán là các gương mặt phản biện xã hội nổi trội sẽ bị theo dõi, canh me, khống chế, thậm chí còn bị các trò "nghiệp vụ" bẩn thỉu tấn công trong mấy ngày sắp tới, để vô hiệu hóa họ, không cho họ có mặt trong bất cứ đám đông nào nếu xảy ra biểu tình.

Quay trở lại một sự kiện trong lịch sử, năm 1999, hội nghị thường niên của Tổ chức thương mại thế giới WTO tại Seattle đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của phong trào chống Toàn cầu hoá. Các vụ biểu tình lớn, đập phá, rồi bắt bớ gây thiệt hại về vật chất lên đến 3 triệu đô la, gây thiệt hại về kinh tế nói chung lên đến 10 triệu đô la. Đến tháng 11 năm 2003, Mexico lại tiếp tục chuẩn bị hội nghị thường niên này tại Cancun. Những người chống đối tuyên bố quy mô phá hoại sẽ còn lớn hơn sự kiện tại Seattle mấy năm trước rất nhiều lần. Thay vì thiết quân luật và đàn áp, chính phủ và quân đội Mexico đã có một bước đi rất khôn ngoan. Họ lập ra một bản kế hoạch rất chi tiết, phân tích những thất bại tại Seattle, vẽ nên bản đồ những nơi có khả năng xảy ra xung đột và các  biện pháp giữ gìn trật tự. Sau đó, họ làm một việc rất kỳ lạ, đó là chủ động liên hệ rồi chia sẻ tất cả những tài liệu này với nhóm đối lập, từ đó phá bỏ rào cản giữa "chúng tôi" và "các anh". Rồi tiếp đến, để không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Cancun, họ sắp xếp một nơi để những người phản đối có không gian biểu tình trong ôn hoà, sắp xếp truyền thông chính thống đi phỏng vấn các gương mặt đối lập để những người đại diện này có thể bày tỏ quan điểm. Kết quả diễn ra tiếp theo thế nào ở Mexico năm đó chắc các bạn hình dung ra. Hội nghị quốc tế ở Cancun thành công tốt đẹp, không có bất cứ một sự kiện bạo lực nào xảy ra giữa hai bên.

Những người có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh xã hội ở Việt Nam có thấy bài học gì trong ví dụ tôi vừa nêu ra không ? Tôi không chắc là quý vị có đủ sự tôn trọng tôi, để hiểu giữa hai hàng chữ những ẩn ý có trong ví dụ trên. Nhưng tôi chắc chắn một điều, nếu quý vị tiếp tục suy nghĩ như cũ, hành động như cũ, thì kết quả sẽ vẫn như cũ, thậm chí còn tệ hại hơn nhiều. Bịt miệng người dân không làm mâu thuẫn nội tại trong họ với chế độ mất đi, mà nó là hành động ngu xuẩn, dồn nén mọi căm tức, mọi phẫn uất vào trong lòng quần chúng, và sẽ có ngày nó nổ tung một cách vô cùng bạo liệt, vô cùng đẫm máu, không thể kiểm soát. Đấy là điều cá nhân tôi không mong muốn, nhiều người hoạt động xã hội không mong muốn, nhưng sự lựa chọn là ở chính quý vị.

Chúc tất cả có một ngày nghỉ bình an.

Yêu thương tất cả

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 31/08/2018 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 02 septembre 2018 10:44

Sao lại kêu gọi biểu tình bạo động ?

Khá nhiều lời kêu gọi biểu tình vào tuần lễ đầu tháng 9 này, kèm theo việc người tham gia biểu tình cần tự trang bị một số vật dụng có thể làm vũ khí để tự vệ khi bị đàn áp. Ví dụ như hai khúc mía để có thể vừa nhai có chất ngọt giúp lợi sức, vừa là vật dụng để chống trả lại sự đàn áp của lực lượng công quyền. Ngoài ra còn có lời kêu gọi biểu tình nhằm lật đổ thể chế chính trị đang cầm quyền.

bieutinh1

Cảnh sát cơ động đối mặt với đoàn người biểu tình ở Bình Thuận. Nguồn : Facebook

Lằn ranh giữa hai khúc mía

Về nguyên tắc pháp luật, đúng là công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm ; theo đó, ngoài các vũ khí, công cụ hỗ trợ mà pháp luật cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thì người dân có thể sử dụng loại công cụ tự vệ khác để bảo vệ an toàn cho mình ; hai khúc mía như lời kêu gọi mang theo ở cuộc biểu tình là một đơn cử.

Còn luật quy định cụ thể ra sao về chuyện vũ khí, thì người dân có thể tìm đọc chi tiết ở Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 (1).

Ghi nhận tại Sài Gòn, vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ chuyện nếu bị đàn áp khi biểu tình, hãy chủ động tự vệ. Nếu số đông người biểu tình cùng tâm thức tự vệ như vậy trước sự đàn áp, thì đến lúc nào đó bạo loạn sẽ diễn ra, khi bạo lực lấn áp mục đích biểu tình ban đầu.

đây có thể chia sẻ cảm xúc đó của người biểu tình, vì hễ ở đâu dân bất bình, nơi ấy tất có tụ tập ; nếu không, không thể nói dân làm chủ. Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nhiên việc phản ứng, bức xúc xã hội sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động.

Điều này dễ hình dung nếu liên tưởng đến những cuộc đình công của người lao động. Quyền thành lập công đoàn độc lập đương nhiên chưa được thừa nhận tại Việt Nam, nhưng chính quyền vẫn chấp nhận công nhân đình công qua hình thức biểu tình. Khi ấy, chính quyền chủ yếu khoanh vùng, cho phép biểu tình cho đến khi tình hình lắng dịu, và đề nghị giới chủ thương thảo lại với người lao động. Như vậy, chính quyền đã cho công nhân thứ công nhân muốn – các lợi ích vật chất về lương thưởng, và điều kiện làm việc thông qua cuộc biểu tình đình công ấy.

Rõ ràng từ thực tiễn có được qua những cuộc biểu tình đình công ấy, cho thấy một tập hợp người tay không, ôn hoà, có muốn cũng không thể gây tổn hại được gì cho nhà nước. Giới hạn quyền tụ tập ở cuộc biểu tình đình công ấy, có thể được đưa ra theo ý nghĩa không gây mất trật tự an toàn chung ở cụ thể nơi diễn ra cuộc biểu tình đó.

Bởi giống như bất cứ quyền cơ bản nào, từ tự do đi lại, đến nơi ở, làm việc, tín ngưỡng… trong những tình huống đặc biệt, quyền tụ tập đều buộc phải chịu giới hạn để tránh tổn hại khi thực hiện quyền ấy.

Tụ tập đông người nhằm để thực hiện quyền biểu tình : chưa có văn bản chế tài

Hiến pháp quy định công dân "có quyền biểu tình" theo "quy định của pháp luật". Pháp luật ở đây là người dân khi tham gia biểu tình không mang theo hung khí, và nhà nước có trách nhiệm ban hành văn bản lập pháp để bảo đảm quyền biểu tình, chứ không phải cho phép quyền đó được sử dụng.

Một khi nhà nước đã thiếu văn bản luật, đồng nghĩa với thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền biểu tình của công dân, đặt công dân và cả nhà nước vào thế rủi ro, hành động và hành xử thiếu chuẩn mực luật pháp. Trách nhiệm ấy thuộc về nhà nước, không thuộc về công dân nếu chẳng may họ tụ tập biểu tình gây ra hệ quả tiêu cực không cố ý.

Theo cách hiểu như phân tích ở trên, thì tụ tập đông người hay ít người cho mục đích biểu tình, sẽ không chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ; phòng, chống tệ nạn xã hội ; phòng cháy và chữa cháy ; phòng, chống bạo lực gia đình" mà nhiều người tham gia biểu tình thời gian vừa qua đã bị xử phạt (2).

Cách hiểu nói trên cũng tương tự cho Nghị định 38/2005/NĐ-CP về "quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng" (3).

Thế nhưng nếu người tham gia biểu tình lại chủ động mang theo những vật dụng mang tính tự vệ có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác, hệ lụy sẽ dễ dẫn đến việc không kềm chế khi có những xô xát ngay trong cuộc biểu tình. Đây sẽ là lý do để lực lượng công quyền thẳng tay trấn áp mà không phải chịu búa rìu cho việc đàn áp nhân quyền. Từ cách hiểu đó cho thấy nhiều khả năng về lời kêu gọi xuống đường biểu tình kèm theo vật dụng tự vệ, là việc ‘gắp lửa bỏ tay người’ của chính phe nhóm ẩn danh trong lực lượng công quyền.

Người viết tin rằng có thể ở đâu đó chính quyền chưa thực sự lắng nghe, thậm chí xâm hại lợi ích của người dân ; nhưng giữa rất nhiều con đường đấu tranh đòi công bằng, việc sẵn sàng sử dụng bạo lực để đáp trả bạo lực ngay trong cuộc biểu tình là giải pháp tồi tệ nhất.

Nếu có cuộc biểu tình ôn hòa cho đòi hỏi vấn đề bức xúc nhân sinh, kinh nghiệm từ Hong Kong cho thấy những cây dù vừa là vật dụng thiết yếu che chắn nắng mưa cho những người biểu tình, mà còn biến chúng thành những vật dụng tự vệ lợi hại chống lại hơi cay, đạn cao su hay vòi rồng của cảnh sát.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 02/09/2018

(1) http://bit.ly/2PiLa5I

(2) http://bit.ly/2wyxpbn

(3) http://bit.ly/2MDRoQO

Published in Diễn đàn

Việt Nam và vấn đề 'ngăn tụ tập đông người' ngày 2/9 (BBC, 29/08/2018)

Có ý kiến rằng việc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu ngăn 'tụ tập đông người' hôm 2/9 là 'vi hiến', và rằng Hiến pháp chỉ đề cập 'biểu tình' chứ không có 'tụ tập'.

bieutinh1

Một cuộc biểu tình phản đối Formosa ở Hà Nội năm 2016

Ngăn chặn'tụ tập đông người'

Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu lực lượng công an nắm bắt tình hình, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, quá khích dịp lễ Quốc khánh, theo truyền thông Việt Nam.

"Công an cần chủ động nắm tình hình, quản lý tốt đối tượng, có giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, hành vi quá khích trên địa bàn thành phố trong dịp cao điểm này", ông Nguyễn Đức Chung nói trong cuộc họp của UBND Thành phố Hà Nội hôm 27/8.

Theo hãng tin Reuters cùng ngày từ Hà Nội thì chính quyền Hà Nội không nói rõ các vấn đề được cho là có thể dẫn tới biểu tình là gì.

"Quyền tự do hội họp là hợp pháp ở quốc gia cộng sản này, nhưng bất chấp những cải cách sâu rộng, Việt Nam ít khoan nhượng người bất đồng chính kiến. Người biểu tình và nhà hoạt động thường xuyên bị ngăn chặn nhóm họp hoặc bị kết tội "gây rối trật tự công cộng", bản tin Reuters viết.

Không chỉ Hà Nội, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những hoạt động tuyên truyền để ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, theo thông tin từ một nhà hoạt động.

"Các tổ dân phố đã phát tờ rơi, tuyên truyền qua loa, hoặc đến tận nhà kêu gọi người dân 'cảnh giác với các thế lực thù địch' dịp 2/9", ông Dương Đại Triều Lâm, thành viên của mạng lưới Bloggers Việt Nam nói với BBC hôm 28/8.

'Vi hiến'

"Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam, điều ông chủ tịch Chung nói là vi hiến", nhà báo tự do Lê Trọng Hùng, người được biết đến với các livestream trên mạng xã hội phổ biến về pháp luật, nói với BBC hôm 28/8.

"Trong Hiến pháp Việt Nam không có từ nào là 'tụ tập đông người', chỉ có từ 'biểu tình'.

Theo nhà báo Lê Trọng Hùng, việc ông Chung đưa ra lời kêu gọi như vậy đặc biệt trái với điều 25 Hiến pháp Việt Nam, trong đó quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình.

"Mệnh đề hai của điều 25 nói 'việc thực hiện những quyền này do pháp luật quy định' là mâu thuẫn. Vì Hiến pháp là bộ luật tối cao rồi. Các bộ luật chỉ là hiện thực hóa Hiến pháp thôi chứ không có quyền quy định lại Hiến pháp".

"Chính vì điều mơ hồ này nên người dân không dám đi biểu tình. Trong khi đã được hiến định rõ ràng thế này rồi thì không cần chờ luật nào hết. Nếu có luật biểu tình thì chỉ là để Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người biểu tình mà thôi".

"Việc người dân đi biểu tình, nếu có, là họ đang thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp. Nếu ông Chung tìm cách ngăn cản là ông Chung vi hiến", ông Hùng nói với BBC từ Hà Nội.

Ông Hùng cũng nói ông không ủng hộ chuyện quá khích, nhưng cần phân biệt biểu tình với các hoạt động quá khích khác.

"Ví dụ lạng lách, đánh võng, các cô gái thoát y mừng U23 Việt Nam thắng tối 27/8 thì ông Chung ở đâu ? Đó có phải là tụ tập quá khích không ?"

"Ông Chung cần xem lại Hiến pháp và thượng tôn pháp luật", nhà báo tự do nói với BBC.

'Chính quyền có lý do phản ứng'

Còn nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói với BBC rằng 'không bất ngờ với phát biểu của ông Chung' vì nhà cầm quyền thường thắt chặt an ninh vào những dịp lễ lớn.

"Những nhà hoạt động xã hội dân sự cũng thường bị canh giữ ở nhà hay giám sát gắt gao vào các dịp này. Thêm nữa, có một số kêu gọi mang tính chất "bạo lực, khủng bố" ở trên mạng nên chính quyền lập tức dựa vào điều này để tăng cường lực lượng".

Ông Lâm cũng nói những lời kêu gọi biểu tình dịp 2/9 lan tràn trên mạng xã hội chủ yếu xuất phát từ hải ngoại. Tuy nhiên không thấy rõ mục đích 'xuống đường' được kêu gọi là gì.

"Biểu tình, ví dụ hôm 10/6, có mục đích rất rõ ràng, là phản đối luật an ninh mạng và đặc khu. Một số cuộc xuống đường của giới hoạt động dân sự trước đây cũng nêu rõ mục đích vì an sinh, môi trường hoặc nhân quyền".

"Trong khi đó, lại xuất hiện một số lời kêu gọi có tính chất 'bạo lực', như đốt đồn công an. Cộng thêm một số vụ việc gần đây như vụ ném bom xăng vào đồn công an quận 12, hay vụ việc của nhóm ông Đào Minh Quân ở Mỹ bị cáo buộc âm mưu tấn công bằng bom nhân các ngày lễ lớn... khiến chính quyền có lý do để phản ứng, đưa ra lời kêu gọi như vậy".

"Vì thế, các bạn trẻ trước khi xuống đường, hay biểu tình, cần biết mình làm vì mục đích gì, và những rắc rối mà mình có thể phải gặp phải sau này",, ông Lâm nói với BBC từ Sài Gòn hôm 28/8.

Giới chức Việt Nam mới đây cũng bỏ tù hai người Mỹ gốc Việt được cho là trung thành với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cho rằng họ có âm mưu đánh bom.

Ngăn chặn 'biểu tình lật đổ'

Một số tờ báo của nhà nước Việt Nam hôm 28/8 cũng đăng những bài viết về liên quan đến 'biểu tình' và 'ngăn chặn biểu tình' dịp 2/9.

Chẳng hạn, báo Quân đội Nhân Dân có bài "Biểu tình lật đổ, những kịch bản ảo tưởng, dối lừa", đề cập đến 'các thế lực thù địch', 'phản động', kêu gọi 'tổng biểu tình' qua mạng xã hội.

"Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn "tuyên bố" sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi", bài báo trên Quân Đội Nhân Dân hôm 28/8 viết.

Cũng trên website của báo này còn có video với tiêu đề "Mọi "kịch bản" biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam".

Trước đó, lãnh đạo ngành Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm nói "nhiều đối tượng nhiễm ma túy, HIV và sống 'ảo' được thuê để đi biểu tình" trong phiên đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công An hôm 13/8, theo website của Bộ Công An.

Quyền biểu đạt và khủng hoảng niềm tin

Ở Việt Nam, chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo thường lo ngại về các cuộc xuống đường đông đảo mà cuộc phản đối Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng là ví dụ mới đây nhất.

bieutinh2

Một cuộc biểu tình ở Bình Dương, Việt Nam năm 2014. Dù cuộc biểu tình có nội dung ban đầu là kinh tế tại một khu chế xuất, vấn đề nhanh chóng bị coi là chính trị và phản ứng của chính quyền là dùng cảnh sát ngăn chặn

Một mặt là nhãn quan "nhìn đâu cũng thấy kẻ thù", không có cơ chế mở rộng không gian thảo luận các vấn đề quan trọng khiến nhiều vụ việc chỉ mang tính kinh tế, xã hội như tranh chấp đất, môi trường nhanh chóng bị chính trị hóa, kể cả từ phía các cơ quan chính quyền.

Mặt khác, quyền biểu đạt tự nhiên của người dân Việt Nam thường pha trộn với cảm xúc chống Trung Quốc lâu đời mà giới quan sát nước ngoài cho là dễ "bùng nổ", khiến chính quyền không kiểm soát được.

Tình hình, như các vụ biểu tình chống Luật Đặc khu gần đây, "cho thấy có đủ các dấu hiệu của khủng hoảng niềm tin", theo một đánh giá hồi tháng 6/2018 của Viện Lowy tại Úc.

"Đa số công chúng tin rằng tham nhũng trong bộ máy công quyền là kinh niên ở Việt Nam. Dù chiến dịch chống tham nhũng được ủng hộ rộng rãi, điều này khó tạm thu hút niềm tin trong công chúng về các chính sách mới nhất".

Cùng lúc, bùng nổ của mạng xã hội và kết nối trong ngoài nước khiến các giới vận động dễ dàng liên lạc, và tổ chức các hoạt động đề cao tiếng nói của họ, khiến giới chức tỏ ra bất lực và dễ đi tới chỗ dùng biện pháp mạnh không cần thiết.

Luật biểu tình đã bị trì hoãn nhiều lần trong Quốc hội Việt Nam dù được ghi trong Hiến pháp, và điều này đang là điểm gây tranh cãi giữa chính quyền và giới vận động.

******************

Hà Nội chuẩn bị chống biểu tình ngày 2 tháng Chín (Người Việt, 27/08/2018)

Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội ra lệnh cho cả các lực lượng công an và quân đội tại địa phương chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình có thể diễn ra vào ngày 2 tháng Chín.

bieutinh3

Dân Hà Nội biểu tình chống "Luật Đặc Khu" và "Luật An Ninh Mạng" ngày 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Bản tin đăng tải trên trang mạng của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội tường thuật cuộc họp ngày 27 tháng Tám, 2018 của các chức sắc đứng dầu thành phố. Ông chủ tịch UBND thành phố thúc giục : "Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, làm tốt công tác phòng chống, phòng ngừa, không để tình trạng tụ tập đông người, biểu tình diễn ra trên địa bàn thành phố" khi chế độ kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2 tháng Chín hàng năm.

Người ta không thấy nhà cầm quyền thành phố Hà Nội nêu lý do gì cụ thể và nghiêm trọng buộc phải chuẩn bị đối phó một cách quy mô chống biểu tình.

Tuy nhiên, trên một số trang mạng xã hội và cả YouTube, từ đầu tháng Tám, người ta thấy có những lời kêu gọi "tổng biểu tình" trên cả nước Việt Nam khi chế độ Hà Nội tổ chức ăn mừng 2 tháng Chín với mục đích rõ ràng "được đại đa số đồng ý là truất phế, hay giải thể đảng Cộng Sản khỏi quyền hành mà họ đang nắm giữ, đòi trưng cầu dân ý và tổng tuyển cử toàn dân cho một thể chế mới, thậm chí người dân còn tỏ quyết tâm là nếu chưa đạt mục đích của mình thì chưa về, phải chiến đấu cho tới khi đạt thành mong ước".

Ngày 10 và 11 tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thị khác chống luật "Đặc Khu Kinh Tế" và luật "An Ninh Mạng". Hàng trăm người đã bị công an cộng sản Việt Nam bắt giữ, đánh đập dã man. Để được thả, công an bắt người biểu tình phải ký giấy không đi biểu tình nữa và tự vu khống mình là đã nhận tiền của các thế lực "phản động" ở nước ngoài để đi biểu tình.

Trong một cuộc họp ở Sài Gòn ngày 24 tháng Bảy, 2018, ông bí thư Thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân tiết lộ, nhà cầm quyền đã "phát hiện khoảng 700 người nòng cốt của các vụ tụ tập gây rối". Người dân biểu tình chống chính sách, chủ trương thất nhân tâm, đi ngược với ý nguyện của người dân thì bị gọi là "tụ tập gây rối".

Người ta tin rằng không chỉ riêng thành phố Hà Nội mà tất cả các tỉnh thị khác đều nhận được chỉ thị từ trung ương, gia tăng đối phó với các cuộc biểu tình có thể diễn ra khắp nơi.

Về mặt tuyên truyền, một số báo điện tử đăng tải lại bài viết trên mục "Chống diễn biến hòa bình" của tờ Quân Ðội Nhân Dân (cơ quan tuyên truyền của Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam) có tựa đề "Chiêu trò kêu gọi ‘tổng biểu tình’ – đừng kéo mây đen về giữa trời quang!"

Bài báo vừa kể viết : "Chúng hô hào, vu cáo rằng Luật An Ninh Mạng, Luật Đặc Khu và nhiều đạo luật là ‘hành dân’, ‘hại nước’… nên cần phải có một đợt ‘tổng biểu tình’ để lật đổ chế độ ‘độc tài đảng trị’. Chúng kêu gọi ‘ngày 2/9, cả nước xuống đường’ và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí chặt cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng,… Chúng đưa ra những mỹ từ như yêu nước, tự do, nhân quyền, hạnh phúc để kêu gọi người dân làm những việc như : Viết bài nói xấu đảng, nhà nước trên mạng xã hội; chia sẻ hình ảnh, clip sau khi tham gia…".

Bài viết tuyên truyền của tờ QĐND cũng kể ra một trong những cách người ta vận động đi biểu tình như viết khẩu hiệu trên những đồng tiền mệnh giá thấp "để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội".

Hàng chục người đi biểu tình ở Đồng Nai, Bình Thuận các ngày 10 và 11 tháng Sáu vừa qua đã bị chế độ Hà Nội kết án tù.

"Chế độ sẽ không tự nhiên giãy chết mà không có đấu tranh. Đấu tranh sẽ không dẫn đến ngày tàn của chế độ nếu chỉ có những lên án và chống đối bằng lời", một lời thúc giục đi biểu tình thấy trên trang mạng Dân Làm Báo ngày 16 tháng Tám, 2018. (TN)

*******************

Việt Nam sẵn sàng chặn đứng biểu tình Ngày Quốc khánh (VOA, 27/08/2018)

Việt Nam ra lnh cho công an và quân đi ti th đô Hà Ni phi sn sàng ngăn chn các cuc t tp đông người hoc biu tình trong dp Quốc khánh 2/9, theo thông báo của y ban Thành ph Hà Ni hôm 27/8.

bieutinh1

Đặc công, b đi, công binh, cnh sát... tham gia buổi din tp quy mô ln v chng khng b, cu con tin và ngăn chn biu tình, bo lon. (nh chp t trang web ca Tui Tr).

Tự do hi hp là quyn hiến đnh Vit Nam, nhưng bt chp nhiu nhiu ci cách sâu rng, chế đ cng sn ti đây vn không nương tay vi nhng người bt đng chính kiến. Nhng người biu tình và các nhà hoạt đng thường b ngăn không cho t tp, hoc b quy ti "gây ri trt t công cng".

Nói trong một thông báo trên cng đin t ca y ban Thành phố Hà Ni, Ch tch Nguyn Đc Chung yêu cu các ban ngành "làm tt công tác phòng chng, phòng nga, không để tình trng t tp đông người, biu tình din ra trên đa bàn thành ph".

Người đng đu thành ph Hà Ni ch đo Công an Thành ph và các đơn v liên quan tăng cường an ninh đ đm bo trt t ti các đim vui chơi gii trí trong thi gian trước, trong và sau dịp ngh l Quc khánh.

y ban Thành phố Hà Ni không cho biết các vn đ nào có th dn ti biu tình.

Vào tháng 6, cảnh sát đã bt gi hàng trăm người trong thi gian din ra các cuc biu tình và bo đng phn đi d lut đc khu vì người dân cho rằng các nhà đu tư Trung Quc s thng lĩnh các đc khu kinh tế đó.

Việc biu quyết thông qua d lut này đã vài ln b trì hoãn. Ln gn đây nht là vào tun trước khi Quc hi Vit Nam thông báo rng cơ quan này chưa xem xét lut đc khu ti kỳ hp th 6 vào tháng 10 như đã d đnh.

Nhiều cuc biu tình cũng đã din ra trong nhng năm qua đ phn đi vic gây ô nhim môi trường, đc bit là vic thi đc ra bin ca công ty Formosa, và cái mà người dân cho là nhng v cưỡng chế đt bt công ca chính quyền.

Tuần trước, mt tòa án Thành phố H Chí Minh, kết án 14 năm tù đi vi hai công dân M gc Vit v ti "hot đng chng phá chính quyn nhân dân". Hai người này b cáo buc là thành viên ca t chc "Chính ph quc gia Vit Nam lâm thi" M và tham gia tổ chc ít nht ba v tn công, trong đó có v đánh bom ti sân bay Quc tế Tân Sơn Nht Thành phố HCM vào dp 30/4 năm ngoái.

Hà Nội cũng s là thành ph ch nhà tiếp đón các nguyên th quc gia trong khu vc đến d mt hi ngh ca Din đàn Kinh tế Thế gii v Hip hi các Quc gia Ðông Nam Á (ASEAN) vào ngày 11-13/9. Đây s là s kin ngoi giao ln nht ca Vit Nam trong năm nay.

***********************

Việt Nam phản ứng trước kêu gọi tổng biểu tình vào ngày Quốc khánh (RFA, 27/08/2018)

Thủ đô Hà Nội phải chủ động phòng, chống các hoạt động tập trung đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự trong dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 vào cuối tuần này.

bieutinh2

Hình ảnh người biểu tình ở Sài Gòn sáng ngày 10/6/2018. Courtesy : Facebook Nguyen Peng

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung lên tiếng cảnh báo như vừa nêu, tại cuộc họp giao ban diễn ra vào sáng ngày 27 tháng 8, và được truyền thông trong nước loan đi trong cùng ngày.

Tại buổi họp giao ban, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh cần phải tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, có hành vi quá khích trong thành phố.

Chỉ thị của Chủ tịch thành phố Hà Nội được ban hành trong bối cảnh trên mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện lời kêu gọi tổng biểu tình nhân dịp lễ Quốc khánh và kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng 8.

Mạng báo Quân Đội Nhân Dân từ ngày 19 tháng 8 có bài viết về kêu gọi biểu tình được loan đi trên mạng như vừa nêu. Theo Mạng báo Quân Đội Nhân Dân, các tổ chức phản động kích động người dân biểu tình trong dịp lễ Quốc khánh dưới danh nghĩa "thể hiện lòng yêu nước". Báo này đồng thời cảnh báo đã có nhiều người tham gia đợt biểu tình hồi tháng 6 vừa qua đã bị tuyên án tù với tội danh "gây rối trật tự công cộng".

Vào ngày 10 tháng 6, tại nhiều tỉnh, thành khắp Việt Nam nổ ra đợt biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng với sự tham gia của đông đảo người dân. Tại thị trấn Phan Rí Cửa cuộc biểu tình trở thành bạo động.

Đợt biểu tình vào ngày 10 tháng 6 được cho là lớn nhất tại Việt Nam kể từ sau năm 1975 khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

Published in Việt Nam

Hãy nghe ông Nguyễn Phú Trọng, nhân vật địa vị quyền lực chính trị tối cao ở Việt Nam, nói về sự kiện biểu tình rộng khắp Việt Nam : "Cho nên vừa rồi phải quyết tâm chấn chỉnh lại chỗ này. Xử lý nghiêm các phần tử chống đối phá hoại".

xuly1

Lòng dân : Cuộc tổng biểu tình chống luật Đặc khu và An ninh mạng ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành tại Việt Nam hôm 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)

Không cần dẫn thêm các phát ngôn mới nhất của hàng lãnh tụ chế độ có nội dung đòi "xử lý nghiêm" các công dân tham gia biểu tình để nói lên tiếng nói trách nhiệm về các quốc sách trọng đại, liên quan đến vận mạng quốc gia dân tộc để chống Trung Cộng và tay sai.

Nhân loại đang ở thế kỷ 21, ánh sáng thông tin văn minh được truyền tải qua Internet và mạng xã hội từng giây từng phút.

Thử hỏi, thời hiện đại này, đã có những nhân vật lãnh tụ chính trị, quốc gia kém phát triển hay phát triển nào lúc đối diện các cuộc xuống đường thể hiện nguyện vọng của công dân, các lãnh tụ chính trị đó, đánh đồng các cuộc biểu tình là do thế lực thù địch xúi giục, kích động chống phá, như các lãnh tụ của chế độ Hà Nội đang quy chụp không.

Gần nửa thế kỷ qua, chế độ Hà Nội đều quy chụp theo một công thức quyền lực chuyên chế máu lạnh của thời trung cổ…

Không có thành kiến chính trị áp đặt nào man rợ hơn là quy chụp cho các công dân yêu nước tham gia biểu tình nói lên tiếng nói phản đối ôn hòa với các chính sách của chế độ đang cai trị là họ bị thế lực thù địch xúi giục.

Không có bóng đêm kém phát triển dầy đặc nào hơn việc quyền lực cấp nhà nước làm mọi cách để bịt miệng, thanh lọc, bố ráp… mọi tiếng nói phản biện, đối lập của mấy thệ hệ công dân.

xuly2

Những người biểu tình cài hoa hồng lên hàng rào kẽm gai dựng lên ở nhiều nơi tại Sài Gòn ngăn chặn các cuộc biểu tình của người yêu nước. (Hình : Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)

Ông tổng bí thư xác định : Luật An ninh mạng thông qua là để bảo vệ chế độ. Hẳn nhiên đó là việc đảng của ông, và người ủng hộ đảng của ông đang quyết làm cho bằng được, nhưng tệ hại thay, ông và đảng của ông lại tin rằng, cho rằng, và bắt buộc rằng, cả dân tộc phải tuân phục ý chí đó của đảng cầm quyền.

Không có một đảng cầm quyền độc tài, chuyên chế nào suốt lịch sử thế giới có thể thanh toán hết được ý thức-tự do, tiếng nói phản biện, đối lập của công dân.

Trước việc hàng vạn công dân biểu tình chống dự luật đặc khu, cả hệ thống độc tài ra sức biện minh nhằm quy chụp. Họ nói, dự luật đặc khu "Đã tạm thời dời lại để xem xét chưa thông qua mà vẫn bị thế lực thù địch lợi dụng để kích động phá rồi, lật đổ…"

Cuộc biểu tình ngày 10 tháng Sáu và 17 tháng Sáu, của các công dân yêu nước chấp nhận mất thời giờ, chấp nhận mất cả an toàn cá nhân, chấp nhận bị quy chụp đủ thứ tội từ hệ thống tuyên truyền đáng ghê sợ để cùng nói lên tiếng nói ngăn dự luật Đặc khu.

Chẳng phải hàng vạn công dân biểu tình đang nêu cao ý thức trách nhiệm công dân với chế độ, dù trong số họ nhiều người không hề ủng hộ chế độ. Thế nên, chính việc ngăn chặn, bắt bớ, tra vấn, thanh lọc của lực lượng trấn áp mới là vô trách nhiệm, xâm phạm quyền con người ; đàn áp biểu tình ôn hòa chính là chống lại các giá trị chính trị, văn hóa văn minh nhân loại, là gây ức chế, kích động… bạo động bạo loạn.

Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, trong quá khứ, đảng cộng sản thành công trong việc được gọi là "giác ngộ" một số quần chúng để họ nổi dậy cướp chính quyền cho đảng. Trong hơn nửa thế kỷ độc tôn quyền lực cướp được, người cộng sản tận dụng từng giây để bám giữ quyền lực tuyệt đối, đồng thời, trong từng giây đó nỗi ám ảnh bị mất quyền lực cũng lớn dần lên thành sự khiếp hãi.

Thật tệ hại hơn cả bị ma quỷ ám, khi gần nửa thế kỷ cai trị, chế độ Hà Nội luôn luôn kết tội người yêu nước chân thành chống Tàu Cộng và tay sai là : "thế lực thù địch muốn lật đổ chế độ" hoặc "do chính thế lực thù địch xúi giục, kích động…".

Những ngày qua, các blogger Việt Nam tham gia biểu tình đã đưa lên trang của mình các câu chuyện bị bắt, tạm giam, điều tra, thanh lọc. Từ câu chuyện của họ cho thấy, hệ thống công an đang thực thi lệnh máu lạnh, lập trại tập trung tạm thời, làm hàng loạt các thủ tục xét hỏi, để tìm "bằng chứng" nhằm áp đặt, định tội hàng trăm công dân yêu nước chân thành là thế lực thù địch.

Lịch sử thế giới về tương quan giữa quyền lực nhà nước và quyền con người của công dân cho thấy rằng : Những sai lầm dẫn đến tội ác tồi tệ nhất ở các quốc gia độc tài được thực hiện không phải bởi những người "vi phạm luật lệ" bất công chuyên chế, mà bởi những người tuân theo và thi hành những "luật lệ" của chế độ.

Chính những kẻ phục tùng mệnh lệnh độc tài ra tay trấn áp bằng bạo lực sắt máu lại là những mồi lửa lớn thiêu cháy các chế độ chuyên chế bạo quyền. 

Trần Tiến Dũng

Nguồn : Người Việt, 22/06/2018

Published in Diễn đàn