Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 17 juin 2022 12:24

Chú Năm

Quan hệ giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam chẳng có gì liên quan đến mối quan hệ hai dân tộc, Hoa và Việt.

chunam1

Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn : "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc".

Nỗi lo lắng này cũng được ông Nguyễn Bắc Việt, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận, tận tình chia sẻ : "Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi".

Cả ông Đại tướng lẫn ông Đại biểu đều đánh đồng nhà nước Trung Hoa Lục Địa với hàng tỷ sinh linh ở mảnh đất này nên mới "tâm tư" như thế, chứ chuyện "hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau" thì chả có liên quan gì đến đám dân đen cả. Người Tầu và người Việt – trước giờ – vẫn giao hảo bình thường, nào có vấn đề chi với nhau đâu. 

Có vị cầm bút còn tin rằng giữa hai dân tộc này có chút tình "tương lân" nữa chớ. Mối tương lân của những người đồng bệnh : "Bắc Kinh sợ nhất cái gì ?… Sợ nhất Việt Nam dân chủ. Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội : Đang ngồi trên kho thuốc nổ… Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim Trung Quốc bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay" (1).

Một người cầm viết khác (đã từng sống nhiều năm bên Tầu) cho biết thêm :

Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc "phái hữu" lên tiếng, anh từng bảo tôi : Chắc cậu cũng biết truyện "cô gái quàng khăn đỏ ?" Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà. Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế ? Bà nói : Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế ? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng ? Sao răng bà to thế ? Răng bà to để ăn thịt những đứa khỏe thắc mắc về bà… 

Tôi hỏi anh :

– Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không ?

– Zen ma shuo ya ? Nói sao nhỉ ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia có loa ở mồm và có súng trên tay (2).

Thảo nào mà tập thể người Hoa sinh sống ở Việt Nam luôn luôn được đối xử rất đàng hoàng, tử tế. Những nghệ sĩ nổi tiếng (La Hối, Hồ Dzếnh, La Quốc Tiến, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Phù Sa Lộc …) được quí mến, đã đành. Ông Tầu hủ tiếu, bà Tầu cháo huyết, chú Chệt bò bía, thím Chệt ve chai … cũng đều sống rất an lành và chan hoà tình nghĩa giữa vô số những chòm xóm khắp nơi. 

Sau cuộc chiến tranh biên giới, và sau khi phong trào bài Hoa (do Hà Nội khởi xướng và Bắc Kinh cổ vũ) qua đi, người Tầu sinh trưởng ở nước Việt Nam vẫn được cả dân tộc này dành cho tất cả sự thương yêu cùng quí mến.

Xin đan cử một trường hợp nho nhỏ : chú Năm !

Ông tên họ đầy đủ là Trương Năm, và tên thường gọi là Năm Đậu Phụng. Gần đây, nhân vật này được tất cả mọi phương tiện truyền thông (báo chí, fb, youtube …) trong cũng như ngoài nước nhắc đến với rất nhiều thiện cảm và ưu ái :

– Câu chuyện cuộc đời nhiều xót xa của người cha bán đậu …

– Chuyện cảm động sau gói đậu phộng vẽ tay

Cổ tích đời thường : Chú Năm và bịch đậu phộng 2000 đồng 

– Sự thật đau lòng đằng sau bịch đậu 

Gói đậu phộng 2 nghìn chứa cả giấc mộng đoàn viên

Ông bán đậu phộng tự vẽ nhãn hiệu bằng tay bán giá 1.000đ và ước mơ đoàn tựu gia đình 

Chuyện gói đậu phộng vẽ tay giá 2 ngàn đồng của một người cha ở Sài Gòn : "Chú sẽ ở đây, đợi các con trở về"

Nhà báo Nguyễn Toàn mệnh danh chú Năm là "người bán hàng có tâm nhất Sài Gòn". Ông còn viết thêm : "Chính bản thân tôi khi nhìn thấy túi đậu cũng vô cùng ấn tượng, tôi có niềm tin rằng phía sau những dòng chữ, nét vẽ này là cả một câu chuyện tuyệt đẹp".

Chuyện đời của chú Năm, thực ra, không có chi " tuyệt đẹp" mà còn chất chứa nhiều tình tiết rất thương tâm. Ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả, chủ nhân của công ty Thuận Phát chuyên sản xuất xà phòng, trước 1975. Sau đó, sau chiến dịch đánh tư sản mại bản của nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp này tiêu tán. Đại gia đình của chú Năm cũng tứ tán trong vụ "nạn kiều". 

Về sự kiện này, Wikipedia tiếng Việt có ghi nhận khái quát như sau :

"Vào năm 1978, số lượng người Hoa chiếm tới 70% trong số những người vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển. Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979…

Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa".

Vợ con của chú Năm thuộc trong số gần triệu Hoa Kiều đã "biến mất" khỏi Việt Nam. Còn tổng số cả người Tầu lẫn người Việt vượt biên nhưng không bao giờ đặt chân lên được đến bờ thì đến nay vẫn còn là một điều bí mật. Họ sống chết ra sao, lưu lạc phương nào thì chỉ Trời (may ra) mới biết. Dù vậy, là kẻ ở lại và là cột trụ của gia đình nên ông Trương Năm vẫn kiên tâm mong chờ ngày gia đình đoàn tụ.

Tuy không còn vốn liếng, và ngay cả không còn có khả năng trả tiền điện nước hàng tháng (và phải dùng nước mưa thay nước máy) nhưng chú Năm vẫn cố "biến" hãng xà phòng Thuận Phát của gia đình thành cơ xưởng sản xuất đậu phụng. Nói là "cơ xưởng" cho nó vui tai chứ mỗi lần ông chỉ "sản xuất" được chừng nửa ký, và bán với giá rất tượng trưng.

Nhà báo Hồng Vi nhận xét :

"Giữa thành phố hoa lệ, 2 ngàn đồng nhiều khi không đủ gửi một chiếc xe, mua một gói bánh, nhưng suốt bao năm, gói đậu phộng của chú Năm vẫn chỉ 2 ngàn đồng. Chú không bán nhiều, hai tuần bán một lần, mỗi lần chỉ bán 5-10 bịch để ‘quảng bá thương hiệu.’

Chú Năm mất khoảng 30 phút để làm một tờ thông tin sản phẩm. Vì chú là người Việt gốc Hoa nên tờ giấy được viết song ngữ Hoa – Việt. Không đủ tiền để in, chú mua một khúc gỗ về rồi ngồi đục đẽo thành bản in. Những tờ giấy sản phẩm ra đời bằng cách lấy mực quét lên khúc gỗ rồi in ra giấy, chữ nào nhạt, mất nét thì chú lấy viết đồ đậm lên. Cứ thế, những bịch đậu phộng ra đời bằng tất cả sự trân trọng và đôi tay tỉ mỉ của một người đàn ông".

Với "đôi tay tỉ mỉ" và "bằng tất cả sự trân trọng" của chú Năm thì mỗi "tờ thông tin sản phẩm" (có lẽ) không chỉ thuần là thương hiệu mà còn là tín hiệu tình cảm gửi đến những người thân rằng nơi căn nhà cũ vẫn có người cha luôn chờ trông đến ngày đoàn tụ – như cách đặt tựa của đôi ba tác giả :

Ông bán đậu phộng tự vẽ nhãn hiệu bằng tay bán giá 1.000đ và ước mơ đoàn tựu gia đình 

Chuyện gói đậu phộng vẽ tay giá 2 ngàn đồng của một người cha ở Sài Gòn : "Chú sẽ ở đây, đợi các con trở về"

Gói đậu phộng 2 nghìn chứa cả giấc mộng đoàn viên

Quan hệ giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam chẳng có gì liên quan đến mối quan hệ hai dân tộc, Hoa và Việt.

chunam2

Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn : "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc".

Nỗi lo lắng này cũng được ông Nguyễn Bắc Việt, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận, tận tình chia sẻ : "Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi".

Cả ông Đại tướng lẫn ông Đại biểu đều đánh đồng nhà nước Trung Hoa Lục Địa với hàng tỷ sinh linh ở mảnh đất này nên mới "tâm tư" như thế, chứ chuyện "hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau" thì chả có liên quan gì đến đám dân đen cả. Người Tầu và người Việt – trước giờ – vẫn giao hảo bình thường, nào có vấn đề chi với nhau đâu. 

Có vị cầm bút còn tin rằng giữa hai dân tộc này có chút tình "tương lân" nữa chớ. Mối tương lân của những người đồng bệnh : "Bắc Kinh sợ nhất cái gì ?… Sợ nhất Việt Nam dân chủ. Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội : Đang ngồi trên kho thuốc nổ… Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim Trung Quốc bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay" (1).

Một người cầm viết khác (đã từng sống nhiều năm bên Tầu) cho biết thêm :

Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc "phái hữu" lên tiếng, anh từng bảo tôi : Chắc cậu cũng biết truyện "cô gái quàng khăn đỏ ?" Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà. Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế ? Bà nói : Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế ? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng ? Sao răng bà to thế ? Răng bà to để ăn thịt những đứa khỏe thắc mắc về bà… 

Tôi hỏi anh :

– Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không ?

– Zen ma shuo ya ? Nói sao nhỉ ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia có loa ở mồm và có súng trên tay (2).

Thảo nào mà tập thể người Hoa sinh sống ở Việt Nam luôn luôn được đối xử rất đàng hoàng, tử tế. Những nghệ sĩ nổi tiếng (La Hối, Hồ Dzếnh, La Quốc Tiến, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Phù Sa Lộc …) được quí mến, đã đành. Ông Tầu hủ tiếu, bà Tầu cháo huyết, chú Chệt bò bía, thím Chệt ve chai … cũng đều sống rất an lành và chan hoà tình nghĩa giữa vô số những chòm xóm khắp nơi. 

Sau cuộc chiến tranh biên giới, và sau khi phong trào bài Hoa (do Hà Nội khởi xướng và Bắc Kinh cổ vũ) qua đi, người Tầu sinh trưởng ở nước Việt Nam vẫn được cả dân tộc này dành cho tất cả sự thương yêu cùng quí mến.

Xin đan cử một trường hợp nho nhỏ : chú Năm !

Ông tên họ đầy đủ là Trương Năm, và tên thường gọi là Năm Đậu Phụng. Gần đây, nhân vật này được tất cả mọi phương tiện truyền thông (báo chí, fb, youtube …) trong cũng như ngoài nước nhắc đến với rất nhiều thiện cảm và ưu ái :

– Câu chuyện cuộc đời nhiều xót xa của người cha bán đậu …

– Chuyện cảm động sau gói đậu phộng vẽ tay

Cổ tích đời thường : Chú Năm và bịch đậu phộng 2000 đồng 

– Sự thật đau lòng đằng sau bịch đậu 

Gói đậu phộng 2 nghìn chứa cả giấc mộng đoàn viên

Ông bán đậu phộng tự vẽ nhãn hiệu bằng tay bán giá 1.000đ và ước mơ đoàn tựu gia đình 

Chuyện gói đậu phộng vẽ tay giá 2 ngàn đồng của một người cha ở Sài Gòn : "Chú sẽ ở đây, đợi các con trở về"

22222222222222222222222

2 ngàn đồng ở thành phố bạn mua được gì ?

Một chiếc kẹo mút, một cái bánh bông lan bé tẹo hay một lần gửi xe trong siêu thị. Hoặc là một món hàng đáng yêu như bịch "đậu phộng handmade" này:

Nhà báo Nguyễn Toàn mệnh danh chú Năm là "người bán hàng có tâm nhất Sài Gòn". Ông còn viết thêm : "Chính bản thân tôi khi nhìn thấy túi đậu cũng vô cùng ấn tượng, tôi có niềm tin rằng phía sau những dòng chữ, nét vẽ này là cả một câu chuyện tuyệt đẹp".

Chuyện đời của chú Năm, thực ra, không có chi " tuyệt đẹp" mà còn chất chứa nhiều tình tiết rất thương tâm. Ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả, chủ nhân của công ty Thuận Phát chuyên sản xuất xà phòng, trước 1975. Sau đó, sau chiến dịch đánh tư sản mại bản của nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp này tiêu tán. Đại gia đình của chú Năm cũng tứ tán trong vụ "nạn kiều". 

Về sự kiện này, Wikipedia tiếng Việt có ghi nhận khái quát như sau :

"Vào năm 1978, số lượng người Hoa chiếm tới 70% trong số những người vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển. Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979…

Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa".

Vợ con của chú Năm thuộc trong số gần triệu Hoa Kiều đã "biến mất" khỏi Việt Nam. Còn tổng số cả người Tầu lẫn người Việt vượt biên nhưng không bao giờ đặt chân lên được đến bờ thì đến nay vẫn còn là một điều bí mật. Họ sống chết ra sao, lưu lạc phương nào thì chỉ Trời (may ra) mới biết. Dù vậy, là kẻ ở lại và là cột trụ của gia đình nên ông Trương Năm vẫn kiên tâm mong chờ ngày gia đình đoàn tụ.

Tuy không còn vốn liếng, và ngay cả không còn có khả năng trả tiền điện nước hàng tháng (và phải dùng nước mưa thay nước máy) nhưng chú Năm vẫn cố "biến" hãng xà phòng Thuận Phát của gia đình thành cơ xưởng sản xuất đậu phụng. Nói là "cơ xưởng" cho nó vui tai chứ mỗi lần ông chỉ "sản xuất" được chừng nửa ký, và bán với giá rất tượng trưng.

Nhà báo Hồng Vi nhận xét :

"Giữa thành phố hoa lệ, 2 ngàn đồng nhiều khi không đủ gửi một chiếc xe, mua một gói bánh, nhưng suốt bao năm, gói đậu phộng của chú Năm vẫn chỉ 2 ngàn đồng. Chú không bán nhiều, hai tuần bán một lần, mỗi lần chỉ bán 5-10 bịch để ‘quảng bá thương hiệu.’

Chú Năm mất khoảng 30 phút để làm một tờ thông tin sản phẩm. Vì chú là người Việt gốc Hoa nên tờ giấy được viết song ngữ Hoa – Việt. Không đủ tiền để in, chú mua một khúc gỗ về rồi ngồi đục đẽo thành bản in. Những tờ giấy sản phẩm ra đời bằng cách lấy mực quét lên khúc gỗ rồi in ra giấy, chữ nào nhạt, mất nét thì chú lấy viết đồ đậm lên. Cứ thế, những bịch đậu phộng ra đời bằng tất cả sự trân trọng và đôi tay tỉ mỉ của một người đàn ông".

Với "đôi tay tỉ mỉ" và "bằng tất cả sự trân trọng" của chú Năm thì mỗi "tờ thông tin sản phẩm" (có lẽ) không chỉ thuần là thương hiệu mà còn là tín hiệu tình cảm gửi đến những người thân rằng nơi căn nhà cũ vẫn có người cha luôn chờ trông đến ngày đoàn tụ – như cách đặt tựa của đôi ba tác giả :

Ông bán đậu phộng tự vẽ nhãn hiệu bằng tay bán giá 1.000đ và ước mơ đoàn tựu gia đình 

Chuyện gói đậu phộng vẽ tay giá 2 ngàn đồng của một người cha ở Sài Gòn : "Chú sẽ ở đây, đợi các con trở về"

Gói đậu phộng 2 nghìn chứa cả giấc mộng đoàn viên

Xem ra : cha Tầu, cha Việt, cha Lào, cha Miên, cha Miến, cha Tây, cha Mỹ, cha Úc, cha Nhật, cha Angola, cha Mozambique… cũng đều là cha cả. Các ông cha luôn lừng lững tựa núi Thái Sơn. Các bà mẹ cũng thế, cũng đều triền miên "như nước trong nguồn chảy ra". Tuy thế, việc "thờ mẹ kính cha" thì xem ra mỗi ngày một hiếm. Thường thì đám con chỉ nhớ đến công ơn phụ mẫu khi song thân đều (đà) khuất núi.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 17/06/2022

(1) Lê Phú Khải, Lời ai điếu, Nhà xuất bản Người Việt, CA, 2016

(2) Trần Đĩnh, Đèn cù I, Westminster, Người Việt, CA, 2014

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 17/06/2022

(1) Lê Phú Khải, Lời ai điếu, Nhà xuất bản Người Việt, CA, 2016

(2) Trần Đĩnh, Đèn cù I, Westminster, Người Việt, CA, 2014

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn