Khi những vị an ninh đánh đập người biểu tình, cũng như buộc phải ký giấy không biểu tình về sau, họ đồng thời đưa ra thông điệp : nhân quyền cái cc.
Ông Đinh La Thăng cũng không ngờ mình bị ứng xử bất công tại phiên tòa tới mức phải thốt lên một câu đúng chất bảo toàn quyền con người : hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người.
'CC' là cụm từ tục tĩu, thô bỉ, và trong mắt viên an ninh nó cũng tương tự như thế. Khái niệm 'nhân quyền' hay 'quyền con người' trầy trật hàng chục năm mới lê lếch vào được Hiến pháp 2013 (quy định tại chương II - Hiến pháp), và sẽ mất chừng đó thời gian nữa mới hiện thực hóa trong đời sống thực tế.
Nhân quyền là điều mà hầu hết mọi người đều cần, nhưng với những viên an ninh - vốn dĩ là công cụ của đảng ; những lãnh đạo - nhóm người có quyền lực vô hạn thì sao ?.
Chưa ! Họ chưa tiếp nhận hoặc sẵn sàng tiếp nhận nhân quyền.
Hãy nhìn vào bốn vị đương kim quyền lực hiện tại gồm : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang ; Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ai cần nhân quyền ? Chưa ? Chưa ai trong số họ cần nhân quyền lúc này cả, bởi họ đang đứng trên 5 triệu người lệ thuộc họ và hơn 85 triệu người phụ thuộc họ.
Tuy nhiên, ông Chủ tịch nước có lẽ sẽ là người đầu tiên gặm nhấm hương vị nhân quyền. Lý do vì sao ? Đơn giản quyền được thông tin và phản ánh của ông ta đã bị 'cắt' ngay trên mặt báo thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự cư xử thô lỗ, thô bạo (như cách nói của ông Nguyễn Trung Dân, cựu phó Tổng biên tập tờ Du Lịch cho BBC Việt ngữ biết) nó không những phản ánh sự mâu thuẫn nằm trong hệ thống tứ trụ, mà còn thể hiện tính 'nhân quyền' đặc sắc xã hội chủ nghĩa áp dụng chính những lãnh đạo cấp cao đang 'thất thế'.
Cần nhắc lại, ông Trần Đại Quang không phải là nhân vật cao cấp đầu tiên bị sửa lại câu từ trên một bài báo, nhưng ông có lẽ là người đầu tiên bị thay đổi chóng vánh nội dung trên trang báo và bị người dùng mạng xã hội phát hiện.
Bẽ mặt không ? Có lẽ là có, bởi ông từng là Bộ trưởng Bộ công an - người từng thét ra lửa trong kiềm kẹp nhân quyền, nhưng giờ đây ông cũng bị chính cái kiềm kẹp đó làm cho ê mặt.
Người thứ hai phải nói đến là ông Đinh La Thăng, cựu Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Ủy viên Bộ Chính trị Việt nam, nguyên Tư lệnh ngành Giao thông và vận tải - người từng một thời thét ra lửa, liên tục giơ tay 'trảm tướng'. Nhưng rồi sao, kết quả của vị Ủy viên Bộ chính trị trước tòa.
Thực sự, có nằm mơ ông Đinh La Thăng cũng không thể ngờ được mình bị ứng xử bất công như vậy tại phiên tòa tới mức ông phải thốt lên một câu đúng chất bảo toàn quyền con người : hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người.
Chính trị là đảo chiều liên tục, nhưng nhân quyền lại giữ một cố định. Nó không phân biệt giai tầng, không phân biệt người có thế lực hay không, nó chỉ nhận biết đối tượng là người và mặc nhiên nó sẽ bảo vệ, dù đó là Chủ tịch nước hay là một nông dân mất đất.
Vấn đề là, những người có quyền phải góp phần tạo cơ chế cho nhân quyền được hiện diện và hiện thực hóa nó trong đời sống chính trị - xã hội. Không phải là dành cho những người thế yếu, mà dành cho chính những con người quyền lực khi... sa cơ thất thế rơi vào cảnh thân cô thế cô, bởi lúc đó chỉ có cơ chế nhân quyền mới bảo vệ được, còn 'đồng chí' chỉ là thứ trục hạ nhau không hơn không kém như số phận ông nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội từng một thời thét ra lửa.
Facebooker Lưu Trọng Văn chia sẻ câu chuyện về một viên an ninh, theo đó - viên an ninh được điều động đến một chiếc xe xịn nhất, nơi đó có sẵn công an địa phương và đại diện dân phố địa phương. Lệnh : tịch thu chiếc xe vì đó là tài sản phi pháp. Viên an ninh kể : 'Mày biết không, tao run, vì ông ấy hồi là bí thư thành ủy cỡ tao làm gì có cửa để gặp được. Tao nghĩ, có thiếu gì cách để tịch thu xe của ông ấy, như đến nhà, hoặc chỉ cần một thông báo qua điện thoại là êm. Nhưng... họ chọn cách ở nơi có đông người, trong đó nhiều doanh nhân, nhiều quan chức và thêm đại diện tổ dân phố địa phương nữa'.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 27/06/2018